Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Địa lý cây ngô (vn và thế giới )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.92 KB, 9 trang )

Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 1
I. KHÁI QUÁT VỀ CÂY LƯƠNG THỰC
Cây lương thực là nguồn cung cấp chủ yếu tinh bột cho người và gia súc, nguyên liệu
cho nghành công nghiệp chế biến. Ngoài ra, còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Các loại lương thực truyền thống sản xuất và tiêu thụ trên thế giới gồm 5 loại:
-lúa gạo
- lúa mì
- ngô
- kê
- lúa mạch.
Do vai trò to lớn, khả năng bảo quản lâu dài nên ½ diện tích đất canh tác trên thế giới
được giành để trồng các loại cây lương thực.
Nước phát triển ¼ sản lượng lương thục dành cho người, ¾ dành cho chăn nuôi. Nước
đang phát triển ¾ sản lượng dành cho người
Sản lượng lương thực bình quân theo đầu người tăng đều qua các năm có khác biệt
giữa các nước, khu vưc, châu lục.
1
Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 1
B
iểu đồ thể hiện sản lượng lương thực và lương thực bình quân đầu người trên thế
giới thời kì 1950- 2003
Những nước có sản lượng cây lương thực lớn nhất thế giới năm 2002 là Trung Quốc,
Hoa Kì, Ấn Độ, LB Nga, Pháp, Indonexia, Braxin, CHLB Đức, Bănglađét và Việt Nam.
10 nước trên chiếm 2/3 tổng sản lượng lương thục của toàn thế giới.
Các nhà sản xuất hàng đầu — năm 2005 (triệu tấn)
Hoa Kỳ 280
Trung Quốc 131
Brasil 35
México 21
Argentina 20
Ấn Độ 15


Pháp 13
Indonesia 12
Nam Phi 12
Ý 11
Toàn thế giới 692
Nguồn: FAO
2
Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 1
Lúa mì là cây rừng lá rộng rừng thảo nguyên và thảo nguyên.
Lúa gạo là cây của miền cận nhiệt đới và nhiệt đới.Ngô là cây của miền rừng thảo
nguyên và thảo nguyên.
Kê và cao lương là cây của miền đồng cỏ và nửa hoang mạc. Lúa mạch là các cây của
miền rừng taiga, lan rộng lên phía Bắc và các vùng núi cao.
II. ĐỊA LÝ CÂY NGÔ:
II.1.Nguồn gốc:
Là cây lương thực cổ xưa của người châu Mỹ.
Cách đây 7000-8000 năm, cây ngô được người da đỏ trồng ở vùng Mêhicô và
Goatemala.
Đến cuối thế kỉ XV, người Tây Ban Nha đem ngô về trồng ở miền Địa Trung
Hải,người Bồ Đào Nha đưa ngô vào ĐNA.
Thế kỉ XVI, ngô được trồng ở các thuộc địa của Bồ Đào Nha, Châu Phi nhiệt đới, rồi
được nhập nội vào các đảo của Châu Đại Dương.
Đến giữa TK XX, cây ngô đã lan tới miền Bắc Patagôni ở Nam Mỹ, sau đó tới Nam
Niudilân.
Ở Bắc Mỹ ,cây ngô phát triển đến vùng Bắc Ngũ Hồ , nhưng diện tích tập trung chủ
yếu ở lưu vực sông Mixuri và thượng lưu sông Mixixipi, tạo nên “ vành đai ngô” nổi
tiếng thế giới.
II.2.Đặc điểm sinh thái:
Ngô là cây nông nghiệp một lá mầm, họ hòa thảo (Poaceae hay còn gọi
làGramineae). Các giống ngô ở Việt Nam có những đặc điểm như chiều cao cây, thời

gian sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh và thích ứng với điều kiện ngoại cảnh khác nhau.
Song cây ngô đều có những đặc điểm chung về hình thái, giải phẫu. Các bộ phận của cây
ngô bao gồm: rễ, thân, lá, hoa (bông cờ, bắp ngô) và hạt.
3
Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 1
Sinh ra ở vùng nhiệt đới, ngô là cây ưa nóng, phát triển tốt trên đất ẩm, dễ thoát nước
với điều kiện nhiệt độ trung bình từ 20-30
o
C. Ngô là cây dễ tính, dễ thích nghi với các dao
động về khí hậu. Vì thế cây ngô tới nay đã được trồng ở khắp các châu lục.
Ngô có diện phân bố khá rộng . Nó được trồng phổ biến không những ở miền nhiệt
đới,cận nhiệt đới mà còn sang cả ôn đới nóng. Ở Bắc bán cầu, ngô được trồng tới vĩ tuyến
55
o
B (châu Âu), còn ở Nam bán cầu xuống đến vĩ tuyến 40
o
N (Nam Mỹ). Trên vùng núi,
ngô có khả năng trồng ở độ cao lớn hơn nhiều so với lúa. Ở Pêru, người ta trồng ngô trên
độ cao 4200m. Trên thế giới hiện có khoảng 8500 giống ngô.
II.3 Vai trò
Ngô sản xuất chủ yếu dành cho chăn nuôi.
Ở các nước đang phát triển ngô vẫn là lương thực chính .
được dùng trong công nghiệp thực phẩm ( sữa, bánh, phụ gia làm đẹp…
Một số ngô thường canh tác: SSC 586,VS36,VN8960,MS10,…
II.4. Tình hình sản xuất ngô trong nước và thế giới
II.4.1 Tình hình hình sản xuất ngô trên thế giới:

Sản lượng ngô trên thế giới tăng nhanh liên tục và ổn định hơn: trên 20 năm, sản lượng
ngô tăng 1,6 lần(từ 394 triệu tấn (1980) lên gần 636 triệu tấn (2003).
Ngô được trồng nhiều với năng suất cao, sản lượng lớn tại các nước có ngành chăn

nuôi phát triển mạnh.
Trong những năm vừa qua diện tích và thị trường ngô chưa có biến động lớn, chỉ có
năng suất ngô là tăng tương đối nhanh ở nhiều quốc gia. Năng suất ngô tăng mạnh sẽ làm
cho sản lượng ngô tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Trung Quốc.
Giá ngô trên thị trường thế giới trong thời gian qua đã có sự biến động đáng kể, bình
quân thời kỳ 1994-1999 là 138-142 USD/tấn; hiện nay là 300-305 USD/tấn. Các nước
xuất khẩu ngô chính vẫn là Mỹ, Achentina, Pháp… các nước nhập khẩu ngô chính gồm
Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Malaysia, Đài Loan…
4
Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 1
Biểu đồ thể hiện sản lượng ngô của thế giới thời kỳ 1980-2003 (đơn vị: triệu tấn)
10 nước có sản lượng ngô đứng đầu thế giới năm 2003
5
STT Nước Sản lượng
(triệu tấn)
% so với tổng sản
lượng thế giới
1 Hoa kì 256,9 40,4
2 Trung Quốc 114,2 18,0
3 Braxin 47,5 7,5
4 Mêhicô 19,7 3,0
5 Achentina 15,5 2,4
6 Ấn Độ 14,7 2,3
7 Pháp 11,6 1,8
8 Inđônêxia 10,8 1,7
9 Italia 9,8 1,5
10 Nam Phi 9,7 1,5
Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 1
II.4.2 Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam:
Cây ngô được đánh giá là cây trồng có vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu cây

trồng ở nước ta; năm 2010 là 1126,9 nghìn ha (trong đó trên 90% diện tích trồng ngô lai),
sản lượng đạt trên 4,6 triệu tấn.
Việt Nam trồng nhiều ngô ở các vùng Đông Bắc, Đông Nam Bộ với sản lượng 2,9
triệu tấn (2003), đứng thứ 30 sau tổng số 157 nước có trồng ngô.
Năng suất ngô các vùng phía Bắc giai đoạn 2005-2010
Năng suất cây ngô và c
Lúa Ngô Mía Bông Lạc Đậu tương
Tạ/ha
2000 42,4 27,5 497,7 10,1 14,5 12,0
2001 42,9 29,6 504,2 12,1 14,8 12,4
2002 45,9 30,8 535,0 11,7 16,2 13,0
2003 46,4 34,4 538,1 12,6 16,7 13,3
2004 48,6 34,6 547,0 10,0 17,8 13,4
6
Năm
Năng suất ngô giai đoạn 2005-2010 (tạ/ha)
Toàn
miền
(tạ/ha)
ĐBSH TDMNPB BTB
2005 40,4 28,1 34,8 36,0
2006 40.2 28,6 36,0 37,3
2007 41,2 32,9 36,3 39,3
2008 43,6 33,6 36,1 40,1
2009 42,4 34,2 39,6 40,1
2010 45,2 33,2 37,9 40,9
Tăng
TB/năm
(tạ/ha)
0,19 1,0 0,8 0,82

Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 1
2005 48,9 36,0 561,3 13,0 18,1 14,3
2006 48,9 37,3 580,3 13,7 18,7 13,9
2007 49,9 39,3 592,9 13,3 20,0 14,7
2008 52,3 40,1 596,4 13,8 20,8 13,9
2009 52,4 40,1 587,7 12,6 20,9 14,6
2010 53,4 41,1 600,6 13,7 21,1 15,1
2011 55,4 43,1 621,5 12,9 20,9 14,7
Sơ bộ 2012 56,3 43,0 639,2 13,9 21,3 14,5
II.5.Phương hướng sản xuất ở Việt Nam:
Những năm qua nhà nước cũng đã hết sức quan tâm đầu tư cho việc nghiên cứu phát
triển cây ngô: 2 dự án phát triển giống ngô lai đã được đầu tư: Dự án phát triển giống ngô
lai giai đoạn 2006-2010 (đã kết thúc) và dự án phát triển sản xuất giống ngô lai giai đoạn
2011-2015 (đang thực hiện).
Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ giống đã khuyến khích các doanh nghiệp
trong và ngoài nước sản xuất, cung cấp giống, giới thiệu các giống mới có năng suất, chất
lượng tốt vào sản xuất, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất ngô đã được chuyển
giao đến người nông dân.
II.6.Kết luận:
Để cây ngô Việt Nam phát triển một cách bền vững, đáp ứng trên 80% nguyên liệu
chế biến thức ăn chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, việc
đánh giá đúng thực trạng sản xuất ngô, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm mở rộng diện
tích trồng ngô là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
7
Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 1
Mục lục
I. KHÁI QUÁT VỀ CÂY LƯƠNG THỰC
II. ĐỊA LÝ CÂY NGÔ
II.1. Nguồn gốc
II.2. Đặc điểm sinh thái

II.3. Vai trò
II.4. Tình hình sản xuất ngô trong nước và thế giới
II.4.1 Tình hình hình sản xuất ngô trên thế giới
II.5.Phương hướng sản xuất ở Việt Nam
II.6.Kết luận:
8
Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 1
Tài liệu tham khảo
1. Địa lý kinh tế- xã hội đại cương- Nhà xuất bản đại học sư phạm
2. Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam
3. Ferro D.N., Weber D.C. Quản lý dịch hại ngô ngọt tại Massachusetts
4. Danh sách các tên phân loại chi Zea
5. Trang web:
- Vass.org.vn
- Google.com.vn
- baigiang.violet.vn
- vi.wikipedia.org/wiki
9

×