Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

THIẾT KẾ TRANG TRÍ NỘI THẤT KHÔNG GIAN PHÒNG KHÁCH TỪ CÁC SẢN PHẨM GỖ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*******************

LIÊU TH NHÃ

THIẾT KẾ TRANG TRÍ NỘI THẤT
KHƠNG GIAN PHÒNG KHÁCH TỪ CÁC SẢN PHẨM GỖ

TIỂU LUẬN THIẾT KẾ NỘI THẤT
NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN

TP Hồ Chí Minh, Ngày 13 Tháng 06 Năm 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*******************

LIÊU TH NHÃ

THIẾT KẾ TRANG TRÍ NỘI THẤT
KHƠNG GIAN PHÒNG KHÁCH TỪ CÁC SẢN PHẨM GỖ

TIỂU LUẬN THIẾT KẾ NỘI THẤT
Chuyên ngành Công nghệ chế biến lâm sản
Người hướng dẫn: TS. Hồng Thị Thanh Hương

TP Hồ Chí Minh, Ngày 13 Tháng 06 Năm 2023



NHẬN XÉT
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Liêu Thuý Nhã - 20115238

Trang |i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình
của cơ TS. Hoàng Thị Thanh Hương để hoàn thành tiểu luận này. Với tình cảm chân
thành, em bày tỏ lịng biết ơn đối với cô đã giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần
học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là kiến thức quý báu, là hành trang để
em có thể vững bước sau này.
Thiết kế nội thất là môn học thú vị, vơ cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm
bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên,
do vốn kiến thức quá nhiều mà khả năng tiếp thu của chúng em có hạn, chưa nắm bắt
được hết những gì cơ truyền đạt. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn khó
có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ chưa chính xác, kính mong cơ xem xét
và góp ý để bài đồ án của chúng em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Liêu Thuý Nhã - 20115238


T r a n g | ii


LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển nhanh chóng và nhu cầu đổi mới sản phẩm trong thiết
kế và sử dụng sản phẩm ngoại thất, việc thiết kế sản phẩm phù hợp với yêu cầu sử
dụng của con người là công việc vô cùng quan trọng. Sản phẩm ngoại thất ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống của con người và chất lượng của thiết kế ngoại thất. Vì vậy,
các nhà thiết kế và nhà sản xuất khi thiết kế và sản xuất sản phẩm nội, ngoại thất luôn
đặt yêu cầu công năng sử dụng, yêu cầu kết cấu và tạo dáng của sản phẩm dùng trong
nội thất lên hàng đầu.

Liêu Thuý Nhã - 20115238

T r a n g | iii


MỤC LỤC
NHẬN XÉT ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1

1.2.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ....................................................................... 1

1.3.

Giới hạn của đề tài .......................................................................................... 2

Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ................................................................... 3

2.1.1.

Lịch sử thiết kế TTNT ................................................................................ 3

2.1.2.

Xu hướng phát triển của thiết kế TTNT ..................................................... 7

2.1.3.

Tổng quan về loại hình nhà ở ..................................................................... 9

2.1.3.1.

Các loại hình nhà ở được quy định ..................................................... 9

2.1.3.2.

Tiêu chí phân loại nhà cấp 1,2,3,4 .................................................... 10


2.1.4.
2.2.

Khái quát về TTNT nhà cấp 4 .................................................................. 11
Tổng quan về đề tài nghiên cứu ................................................................... 12

2.2.1.

Giới thiệu không gian phòng khách ......................................................... 12

2.2.2.1.

Kệ tivi ....................................................................................................... 13

2.2.2.2.

Ghế sofa.................................................................................................... 14

2.2.2.3.

Bàn coffee ................................................................................................ 15

2.2.2.4.

Các đồ dùng khác sử dụng gỗ .................................................................. 15

2.2.3.

Giới thiệu về phong cách hiện đại kết hợp phong cách Nhật Bản ........... 16


Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 18
3.1.

Mục đích, mục tiêu nghiên cứu .................................................................... 18

3.1.1.

Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 18

3.1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 18

3.2.

Nội dung nghiên cứu phòng khách nhà cấp 4 hiện đại.............................. 18

Liêu Thuý Nhã - 20115238

T r a n g | iv


3.3.

Phương pháp nghiên cứu thiết kế TTNT .................................................... 19

3.4.

Ý tưởng thiết kế ............................................................................................. 19


3.4.1.

Đề xuất các phương án thiết kế TTNT ..................................................... 19

3.4.2.

Tính tốn các chỉ tiêu mỹ thuật, kỹ thuật và kinh tế ................................ 20

3.4.2.1.

Chỉ tiêu mỹ thuật ............................................................................... 20

3.4.2.2.

Chỉ tiêu kỹ thuật ................................................................................ 22

3.4.2.3.

Chỉ tiêu kinh tế .................................................................................. 23

3.5.

Những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế TTNT ......................................... 23

3.5.1.

Mục tiêu của thiết kế TTNT ..................................................................... 23

3.5.2.


Tiêu chí đánh giá đồ gỗ nội thất ............................................................... 23

3.5.3.

Hành mộc trong thiết kế TTNT ................................................................ 24

3.6.

Những yêu cầu khi thiét kế .......................................................................... 25

3.6.1.

Yêu cầu về thẩm mỹ ................................................................................. 25

3.6.2.

Yêu cầu về kinh tế .................................................................................... 25

3.6.3.

Không gian sử dụng trong thiết kế TTNT nhà ở ...................................... 26

3.6.4.

Dựa vào kích thước khơng gian tìm ra kích thước sản phẩm gỗ ............. 26

3.6.5.

An tồn trong thiết kế nội thất.................................................................. 27


3.7.

Các nguyên tắc thẩm mỹ trong thiết kế TTNT .......................................... 27

3.7.1.

Cân bằng ................................................................................................... 27

3.7.2.

Tiết điệu.................................................................................................... 28

3.7.3.

Hài hồ ..................................................................................................... 29

3.7.4.

Hình dáng, hình thức ................................................................................ 29

3.7.5.

Trọng điểm ............................................................................................... 29

3.7.6.

Tỷ lệ.......................................................................................................... 30

3.7.7.


Ánh sáng ................................................................................................... 30

3.7.8.

Chất liệu – màu sắc .................................................................................. 30

3.7.9.

Quy mô ..................................................................................................... 30

Chương 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ................................................................... 32
4.1.

Kết quả khảo sát một số phòng khách nhà cấp 4 ....................................... 32

4.1.1.
4.1.1.2

Khảo sát phòng khách nhà cấp 4 hiện đại ............................................... 32
Phòng khách 1......................................................................................... 32

Liêu Thuý Nhã - 20115238

Trang |v


4.1.1.3

Phòng khách 2 Ninh Thuận ................................................................... 33


4.1.1.4

Phòng khách 3 tại Đà Nẵng ................................................................... 34

4.1.2.
4.2.

Kết quả khảo sát một số kiểu dáng sản phẩm gỗ dùng trong TTNT.... 35
Đề xuất ý tưởng, lựa chọn phương án thiết kế ........................................... 37

4.2.1.

Ý tưởng thiết kế ......................................................................................... 37

4.2.2.

Phương án thiết kế ..................................................................................... 37

4.2.3.

Lựa chọn sản phẩm gỗ cho phương án .................................................... 38

4.2.4.

Dựng mơ hình phòng khách theo phương án đã chọn ........................... 40

4.2.5.

Các sản phẩm đồ gỗ sử dụng trong cơng trình ....................................... 42


4.3.

Kết quả phân tích và thống kê các chỉ tiêu mỹ thuật, kỹ thuật, kinh tế .. 44

4.3.1. Chỉ tiêu mỹ thuật .................................................................................... 44
4.3.1.1.

Ánh sáng............................................................................................ 44

4.3.1.2.

Màu sắc ............................................................................................ 45

4.3.2. Chỉ tiêu kỹ thuật ..................................................................................... 46
4.3.3. Chỉ tiêu kinh tế ....................................................................................... 47
Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................. 49
5.1.

Nhận xét đánh giá sản phẩm thiết kế ................................................... 49

5.2.

Đề xuất biện pháp hạ giá thành sản phẩm........................................... 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 51

Liêu Thuý Nhã - 20115238

T r a n g | vi



DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1: Cung điện ở Florentine............................................................................... 4
Hình 2. 2: Cung điện Massimo ................................................................................... 5
Hình 2. 3: Palace De La Concorde .............................................................................. 6
Hình 2. 4: Nội thất hiện đại ......................................................................................... 8
Hình 2. 5: Nội thất Nhật Bản .................................................................................... 12
Hình 2. 6:Phịng khách cổ điển ................................................................................. 12
Hình 2. 7: Phịng khách hiện đại ............................................................................... 13
Hình 2. 8: Mẫu kệ tivi ............................................................................................... 13
Hình 2. 9: Mẫu ghế sofa ............................................................................................ 14
Hình 2. 10: Mẫu bàn coffee....................................................................................... 15
Hình 2. 11: Hệ lam gỗ, khung tranh .......................................................................... 15
Hình 2. 12: Phịng khách phong cách Nhật Bản ....................................................... 16
Hình 2. 13: Bàn trà, thảm tatami ............................................................................... 17
Hình 4. 1: Phịng khách 1 .......................................................................................... 32
Hình 4. 2: Phịng khách 2 .......................................................................................... 33
Hình 4. 3: Phịng khách 3 .......................................................................................... 34
Hình 4. 4: Ghế sofa ................................................................................................... 35
Hình 4. 5: Bàn trà Nhật ............................................................................................. 35
Hình 4. 6: Bàn coffee ................................................................................................ 35
Hình 4. 7: Kệ tivi ....................................................................................................... 36
Hình 4. 8: Ghế đơn .................................................................................................... 36
Hình 4. 9: Cấu tạo sàn nâng ...................................................................................... 37
Hình 4. 10: Sàn nâng gỗ thực tế thi cơng .................................................................. 38
Hình 4. 11: Mặt bằng bố trí nội thất .......................................................................... 40
Hình 4. 12: Phối cảnh 1 tổng thể phịng .................................................................... 40
Hình 4. 13: Phối cảnh 3 phịng khách ....................................................................... 41
Hình 4. 14: Phối cảnh 2 phịng khách ....................................................................... 41

Hình 4. 15: Phối cảnh góc trà đạo ............................................................................. 41

Liêu Thuý Nhã - 20115238

T r a n g | vii


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Bảng phân loại cấp nhà ở riêng lẻ ........................................................ 11
Bảng 3. 1: Trị số kiến nghị độ chiếu diện tích làm việc khác nhau .................... 20
Bảng 3. 2: Trị số kiến nghị độ chiếu diện tích làm việc tối thiểu ........................ 21
Bảng 3.1: Kich thước ba chiều thông dụng của một số sản phẩm gỗ ................ 22
Bảng 4.1: Thống kê sản phẩm gỗ cho phương án ................................................ 38
Bảng 4.2: Bảng chỉ tiêu kỹ thuật ............................................................................ 46
Bảng 4.3: Thống kê chi phí các sản phẩm............................................................. 47

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TTNT

Trang trí nội thất

TV

Ti vi

Liêu Thuý Nhã - 20115238

T r a n g | viii



Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, con người đã dần được cải

thiện đời sống và đã được ăn ngon mặc đẹp. Song song đó là chỗ ở, nơi mà con người
gắn cuộc đời của mình với nó để “an cư lạc nghiệp”. Nhưng nơi ở bây giờ không phải
chỉ là chỗ để “che mưa, che nắng” mà là một không gian đẹp với kiến trúc và nội thất.
Kết hợp với dòng chảy của trào lưu hiện đại là “thiết kế trang trí nội thất” mà hiện tại
là model dùng sản phẩm gỗ để trang trí cho khơng gian ở của mình. Chính vì vậy mà
việc “Thiết kế TTNT nhà ở hiện đại từ các sản phẩm gỗ” với các xu hướng vừa có nét
cổ truyền dân tộc vừa mang phong cách hiện đại vừa có cá tính riêng biệt nhằm đem
lại sự ấm cúng, sang trọng, sự bình yên, sử dụng hiệu quả và hài hòa giữa sản phẩm
gỗ và không gian nội thất là vấn đề thực sự cần thiết và có ý nghĩa nhiều mặt.
Thị trường đồ nội thất ngày càng phong phú với nhiều mẫu mã, chất liệu, kiểu
dáng cho khách hàng lựa chọn. Trong đó, xu hướng sử dụng đồ gỗ trang trí nội thất
rất được nhiều người ưa chuộng vì tính thẩm mỹ cũng như khẳng định giá trị cho ngôi
nhà. Mức sống ngày càng cao yêu cầu của người tiêu dùng cũng cao hơn cùng với đó
là sự phát triển mạnh mẽ của máy móc, thiết bị thì địi hỏi các sản phẩm đồ gỗ phải
luôn đa dạng và chất lượng cao. Do đó, cần có một đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp đối
với các sản phẩm đồ gỗ cho ngành chế biến đồ gỗ để tạo ra những sản phẩm gỗ nội
thất chất lượng phục vụ cho nhu cầu thị thiếu của con người tốt hơn.
1.2.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung loại hình nhà ở hiện đại với


nhiều phong cách hoà hợp từ nhiều nước phát triển ngày càng mạnh mẽ do sự gia tăng
nhanh dân số và sự nhập cư vào các thành phố lớn ngày càng đông trong khi quỹ đất
Liêu Thuý Nhã - 20115238

Trang |1


của mỗi quốc gia là cố định. Từ thực tế trên đã sinh ra ngành TTNT nhằm phục vụ sự
thỏa mãn về khơng gian ở cho những tầng lớp có tiền trong xã hội, từ u cầu đó địi
hỏi cơng tác thiết kế TTNT cần phải có một khn khổ thống nhất nhất định, một quy
chuẩn, tiêu chuẩn chung cho tất cả các nước và khu vực cũng như toàn thế giới, từ đó
học viên bắt đầu nghiên cứu đề tài này với ý nghĩa khoa học - thực tiễn là làm tài liệu
tham khảo cho các cơng trình nghiên cứu tiếp theo và triển khai ứng dụng thi công
thực tế (nếu có) được cho các nhà ở hiện đại.
1.3.

Giới hạn của đề tài
Do có hạn về thời gian cũng như điều kiện thực hiện, đề tài giới hạn ở phạm vi

nghiên cứu sau:
-

Lĩnh vực nghiên cứu: Thiết kế TTNT nhà ở từ các sản phẩm từ gỗ.

-

Vật liệu nghiên cứu: Vật liệu gỗ (gỗ tự nhiên hay gỗ nhân tạo).

-


Thể loại cơng trình: Nhà cấp 4 hiện đại.

-

Khơng gian nghiên cứu: Phòng khách.

-

Phong cách thiết kế: Hiện đại kết hợp phong cách Nhật Bản

-

Đối tượng nghiên cứu: Nội thất cho nhà cấp 4 hiện đại.

-

Đối tượng sử dụng: Tầng lớp trung và thượng lưu, những người có thu nhập

tầm trung trong xã hội, độ tuổi năng động (nhỏ hơn 40 tuổi).

Liêu Thuý Nhã - 20115238

Trang |2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1.


Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.1.1. Lịch sử thiết kế TTNT
Theo Pile (1995), xã hội bản địa cổ xưa vẫn tồn tại cho tới ngày nay thường
dùng các loại nhà tạm, lều bạt, lều tuyết, lều tepee và lều yurt để giải quyết nơi ăn
chốn ở, cùng với những vật liệu và những sản phẩm có sẵn, từ đó họ đem một ít vật
dùng vào trong nội thất và sắp sếp chúng theo ý thích, cơng việc này đã đặt nền tảng
cho ngành thiết kế nội thất ra đời như là một thực tiễn và hiển nhiên.
Trải qua những nền văn minh khác nhau, con người đã xác định được những
phương thức khác nhau để xây dựng nên những cơng trình cơng phu hơn, tạo nên
những khơng gian nội thất mang phong cách riêng và cần thiết kế nội thất riêng biệt.
Sự trang trí đồ đạc cũng tiến hóa theo cùng những nền văn minh đó, đã sáng tạo ra
những sản phẩm nội thất phù hợp với những kiến trúc kèm theo cho phù hợp với
những tập quán và nhu cầu sinh sống.
Cùng với sự phát triển của những cơng trình ngày càng cơng phu đã làm cho
ngành thiết kế nội thất phát triển như là kết quả tất yếu của thực tiễn. Xã hội công
nghiệp hiện đại luôn tạo ra thêm những công nghệ mới, tiên tiến hơn, phức tạp hơn cả
về bản chất của tòa nhà cũng như những mục tiêu cơng năng khác thì công việc thiết
kế nội thất sẽ đem lại cho công trình một cái nhìn về tổng thể và đẹp. Mặc dù trong
nền văn minh hiện đại luôn tồn tại cái được và mất nhưng con người ln muốn có
được một không gian nội thất tiện nghi, hữu dụng, tươi vui và phù hợp với tâm lyù là
hiển nhiên và tất yếu. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, ngành thiết kế TTNT
đã từng bước được cải thiện tốt hơn và trải qua những giai đoạn sau:

Liêu Thuý Nhã - 20115238

Trang |3


Thời kỳ phục hưng

Thời kỳ Phục hưng bắt đầu ở Italy khoảng đầu thế kỷ XV và dần dần lan ra
phía bắc tới nước Pháp và Anh, sau đó tới các vùng khác ở châu Âu, gồm có Đức,
những quốc gia kém phát triển và Tây Ban Nha, ... và thời kỳ này được chia thành ba
giai đoạn: giai đoạn tiền kỳ, giai đoạn đỉnh cao và giai đoạn cuối.
+ Giai đoạn tiền kỳ: Tác phẩm Phục hưng thời kỳ đầu nổi bật bởi việc ứng
dụng khá thận trọng chi tiết cổ điển La Mã vào các cơng trình mà ý tưởng phần lớn
mang phong cách trung cổ. Cung điện ở Florentine và Nhà thờ Pazzi (1442), của
Fillippo Brunelleschi (1377 - 1446) là một minh chứng cho giai đoạn này. Nhìn chung
phong cách La Mã chỉ tập chung vào giới nhà giàu - những người có tiền trong xã hội.

Hình 2. 1: Cung điện ở Florentine
+ Giai đoạn đỉnh cao: Sự phát triển toàn diện của giai đoạn Phục hưng đỉnh
cao đã có sự phức tạp hơn về ý niệm của kiến trúc La Mã. Minh họa cho giai đoạn
này là nội thất cung điện Massimo (1535) ở Rome, ở nội thất này sản phẩm nội thất
vẫn được dùng khá ít nhưng đã có sự gia tăng về chủng loại vì sức biểu cảm của các
loại sản phẩm nội thất.
Sự gạn lọc và trở thành tiêu chuẩn hóa của thực hành thiết kế Phục hưng, cùng
với sự trải rộng về mặt địa lý, đã được các nhà lý thuyết kiến trúc cổ xúy như Leon
Battista Alberti (1404 - 1472) và Andrea Palladio (1508 - 1580) phát triển lên mức
Liêu Thuý Nhã - 20115238

Trang |4


cao nhất. Cả hai người không chỉ tạo ra những tác phẩm quan trọng mà còn viết sách
minh họa. Những cơng trình kiến trúc tiêu biểu của hai nhà kiến trúc này là Giorgio
(1566) và Redentore (1576), đều cùng ở Venice. Nội thất của những cơng trình này
ln lấy cảm nhận về thức và sự cống hiến cho các chi tiết cổ điển để kiểm sốt ý
tưởng của các cơng trình chứa đựng những nội thất đó, điều đó cho thấy sự cố gắng
tham khảo những nhà tấm vĩ đại của La Mã cổ đại. Sách viết cùng với những cơng

trình của Palladio đã trở thành nền tảng biểu trưng cho thực hành giai đoạn Phục Hưng
đỉnh cao, trở thành mơ hình cho những thiết kế theo phong cách cổ điển cho những
thế kỷ kế tiếp và ảnh hưởng của phong cách này vẫn còn xuất hiện cho tới ngày nay.

Hình 2. 2: Cung điện Massimo
+ Giai đoạn cuối (Baroque). Sự trang trí giàu biểu cảm, đơi khi q thừa thãi
của những không gian Baroque đã làm cho các nhà lịch sử nghệ thuật cuối thế kỷ đã
bỏ qua giai đoạn này như là một sự sa sút. Những nhà lịch sử nghệ thuật hiện đại đã
phục hồi giai đoạn Baroque đặc biệt chú ý đến khơng gian, hiệu ứng ánh sáng, cảm
xúc hơn là những chi tiết trang trí. Những chi tiết cổ điển vẫn được sử dụng rộng rãi
nhưng đã có sự biến đổi, thậm chí là bóp méo. Những cơng trình như nhà thờ Peter
tại Rome (1624) do Gianlozenro Bernini (1598 - 1680) đảm nhiệm, nhà thờ Carlo Alle
Liêu Thuý Nhã - 20115238

Trang |5


Quattro Fontane (1638 - 1641) và Ivo della Sapienza (khoảng 1642 - 1660), Francesco
Borromini (1599 - 1667) ở Rome đã đưa ý tưởng Baroque về sự đa dạng của không
gian lên đỉnh cao hơn.
Thời kỳ chủ nghĩa Tân cổ điển
Sự phức tạp của thiết kế Phục hưng muộn, sự cầu kỳ của khơng gian Baroque,
và sự trang trí thuần thục của Rococo đã dẫn tới phản ứng là sự trở về của phong cách
Phục hưng tiền kỳ như là sự tìm lại nguồn gốc của Hy Lạp và La Mã cổ điển. Những
cơng trình có quy mơ lớn của Ange - Jacques Gabriel ở trước quãng trường Place De
La Concorde, Paris được xem như là phong cách cách Louis XVI hay Tân cổ điển.
Ngồi ra cịn có Étienne - Louis Boull (1728 - 1799) với cơng trình Bibliothèque
Nationale ở Paris.

Hình 2. 3: Palace De La Concorde

Thời kỳ Victoria
Đặc trưng của thiết kế Victoria là kiểu trang trí hoa mỹ, tỉ mỉ vay mượn từ bất
kỳ những nguồn gốc lịch sử để tạo nên những nội thất thừa mứa và đông đúc. Nhưng
sự thừa mứa này đã được bù đắp đôi chút nhờ tính độc đáo, cái đẹp chất phát trong
thiết kế Victoria. Với sự ảnh hưởng của Gothic, Phục hưng, Đông phương trộn lẫn
cùng với sự phát triển của những vật liệu mới tất cả tạo nên bước phát triển cho thời
Liêu Thuý Nhã - 20115238

Trang |6


kỳ Victoria. Đặc biệt những nhà thiết kế ở thời kỳ này đã xử lý trang trí gần với thực
tế thẩm mỹ, công năng mạnh mẽ và là nền tảng cho thiết kế theo chủ nghĩa hiện đại
trong thế kỷ XX.
Trong thời kỳ này, nổi tiếng là trào lưu thẩm mỹ Art Nouveau xuất hiện vào
cuối thế kỷ XIX và xuất hiện đầu tiên tại Bỉ, sau đó tới Pháp, Đức, Scotland, Tây Ban
Nha, ... Trào lưu này nổi bật là biết từ bỏ những tham khảo lịch sử, thay vào đó là sự
khám phá táo bạo về những hình thức mới, sử dụng ngơn ngữ trang trí ngun bản và
giàu biểu cảm. Thiết kế Art Nouveau định hướng thời trang rất mạnh nhưng sau đó
đã bị lãng quên, mãi đến gần đây mới được phục hồi và đã trở thành một đề tài nghiên
cứu.
Thế kỷ XX đến nay
Những người được xem như là nhà tiên phong chủ chốt của chủ nghĩa hiện đại
trong giai đoạn này là Frank Lloyd Wright (người Mỹ), Walter Gropius, Ludwig Mies
Van Der Rohe và Le Corbusier (Châu Âu). Ở giai đoạn này ngành TTNT chú trọng
vào việc tạo ra những căn phòng với các sản phẩm nội thất kiểu cổ (thật hay giả tạo)
và những chi tiết liên quan thuộc về một trong số nhiều phong cách khác.
Sự phát triển tích cực của thời kỳ Chiết trung trong thiết kế nội thất là sự xuất
hiện của nghề chuyên môn được gọi là TTNT và Elsie De Wolfe (1865 - 1950) được
xem như là nhà trang trí chuyên nghiệp đầu tiên. Những tác phẩm của những nhà thiết

kế TTNT như Robsjohn - Gibbings (1905 - 1976), Edward Wormley (sinh năm 1907)
và William Pahlmann (sinh năm 1900) trong những năm 1930 - 1940 được xem như
là những người đã làm cho trang trí thời kỳ Chiết trung phát triển.
2.1.2. Xu hướng phát triển của thiết kế TTNT
Ngày nay TTNT ngày càng phát triển lớn mạnh qua nhịp điệu phát triển của
hệ thống kiến trúc, dựa vào tiêu chí của các yếu tố: kết cấu, thẩm mỹ, công năng sử
dụng,.. theo quan niệm nhận thức về điều kiện kinh tế. Tầm quan trọng của việc trang

Liêu Thuý Nhã - 20115238

Trang |7


trí nội thất đối với các cơng trình cũng như về mức độ đầu tư trang trí và thiết bị nội
thất đang ngày một chiếm ưu thế.
Trải qua những thập niên gần đây, sự phát triển của loại hình nhà ở hiện đại
nói chung và TTNT nói riêng đã và đang trở thành một ngành phát triển đầy triển
vọng và ngày càng chú trọng hơn trong việc dùng sản phẩm gỗ trong không gian nội
thất. Việc nghiên cứu và dùng các sản phẩm gỗ để TTNT đóng vai trị rất quan trọng
vì đã mở ra một hướng phát triển mới cho việc sử dụng gỗ, nâng cao việc sử dụng sản
phẩm gỗ, góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Hình 2. 4: Nội thất hiện đại
Ở nước ta việc nghiên cứu và sử dụng gỗ cho TTNT cịn mang tính sơ khai
mang tính tiếp thu là chính, phần lớn việc TTNT bằng các sản phẩm gỗ chỉ tập trung
vào những người có nhiều tiền ở trong những nơi sang trọng như nhà ở hiện đại, biệt
thự, nhà phố, ... Qua khảo sát thăm dò thực tế một số nhà ở hiện đại tại khu vực TP.
HCM việc TTNT bằng các sản phẩm gỗ tập trung vào chủ ý của người KTS mà chưa
có sự nghiên cứu một cách khoa học, hay nói cách khác là cơng việc thiết kế TTNT
được thiết kế chưa có khn khổ thống nhất, vẫn cịn mang tính tự phát, theo sở thích.

Do đó, vấn đề cần đặt ra là làm thế nào để sản phẩm gỗ đưa vào được trong không
gian nội thất mà đem lại được cho con người một không gian sống thoải mài, ấm cúng,
Liêu Thuý Nhã - 20115238

Trang |8


lãng mạn, “đầy nhựa sống”. Cho nên việc phát triển loại hình này cần phải được quan
tâm đúng mức vì nó đã trở thành xu hướng chung trên tồn thế giới.
2.1.3. Tổng quan về loại hình nhà ở
2.1.3.1.

Các loại hình nhà ở được quy định

Theo định nghĩa của Luật Nhà ở năm 2014, nhà ở được định nghĩa là cơng
trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình,
cá nhân. Về phân loại nhà ở, theo quy định của Luật Nhà ở bao gồm các loại sau:
Nhà ở riêng lẻ: Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng
biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm: Biệt
thự, Nhà ở liền kề và Nhà ở độc lập. Loại nhà ở này bao giờ cũng được gắn với một
thửa đất thuộc hình thức sử dụng riêng mà một chủ sử dụng đất ln có thể xác định
cụ thể.
Nhà chung cư: Nhà chung cư là nhà có từ hai tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có
lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống cơng
trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bao gồm nhà chung
cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử
dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh. Điểm đặc biệt của loại nhà này là có thể phân biệt
được từng căn hộ hoàn thiện với đầy đủ các trang thiết bị, các cơng trình phụ trợ đủ
để đáp ứng được các nhu cầu ở, sinh hoạt của mỗi cá nhân hoặc mỗi gia đình một cách
riêng biệt.

Nhà ở thương mại: Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán,
cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường. Nhà ở thương mại không giới hạn đối
tượng người mua, chỉ cần người mua có nhu cầu mua nhà để ở hay đầu tư đều có thể
mua được những sản phẩm phù hợp. Đối tượng mua nhà ở thương mại bao gồm cả
đối tượng thuộc diện mua nhà ở xã hội nếu có nhu cầu.
Nhà ở công vụ: Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc
diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật Nhà ở thuê trong thời gian đảm nhận
Liêu Thuý Nhã - 20115238

Trang |9


chức vụ, công tác. Đây là loại nhà ở đặc biệt bởi chủ sở hữu là Nhà nước, người trực
tiếp khai thác, sử dụng là một nhóm đối tượng hạn chế được hưởng theo chính sách
của Nhà nước thơng qua một hợp đồng thuê nhà ở được ké giữa những đối tượng này
với Nhà nước. Nhà ở cơng vụ có thể do Nhà nước đầu tư xây dựng toàn bộ từ nguồn
ngân sách nhà nước hoặc được Nhà nước mua từ các dự án nhà ở thương mại.
Nhà ở để phục vụ tái định cư: Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí
cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở,
bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật. Nhà ở để phục vụ tái định cư đối với
khu vực đô thị và khu vực nông thôn phải đáp ứng các tiêu chuẩn khác nhau. Tuy
nhiên, đều phải tuân thủ nguyên tắc kiến trúc nhà ở và bảo đảm hạn mức diện tích đất
ở tối thiểu theo quy định của pháp luật về đất đai.
Nhà ở xã hội: Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối
tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định. Nhà ở xã hội có thể là
nhà chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ, điểm riêng biệt của loại nhà này là trong quá trình
hình thành nên nhà ở có sự hỗ trợ về tài chính, chính sách, cơ chế hỗ trợ vốn của Nhà
nước cho người thực hiệ dự án đầu tư xây dựng, cho người mua nhà. Người mua nhà
sẽ phải chịu những điều kiện ràng buộc nhất định trong quá trình thực hiện dự án, quá
trình khai thác, sự dụng nhà ở.

2.1.3.2.

Tiêu chí phân loại nhà cấp 1,2,3,4

Căn cứ theo quy mơ kết cấu cơng trình quy định tại phụ lục II ban hành kèm
theo Thông tư 06/2021/TT-BXD, nhà ở riêng lẻ được phân thành các hạng khác
nhau, gồm: Cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV.

Liêu Thuý Nhã - 20115238

T r a n g | 10


Bảng 2.1: Bảng phân loại cấp nhà ở riêng lẻ theo Thơng tư 06/2021/TT-BXD
Cấp cơng trình
Loại kết cấu

Tiêu chí

Đặc
biệt

I

II

III

IV


Cấp cơng trình
của nhà ở riêng
lẻ, nhà ở riêng
lẻ kết hợp các
mục đích dân
dụng khác được
xác định theo
quy mơ kết cấu
quy định tại mục
này. Nhà
ở biệt thự không
thấp hơn cấp III

Chiều cao (m)

> 200

> 75 ÷
200

> 28 ÷
75

> 06 ÷
28

≤ 06

Số tầng cao


> 50

25 ÷ 50

08 ÷ 24

02 ÷ 07

01

-

> 30

> 10 ÷
30

01 ÷ 10

< 01

Nhịp kết cấu
lớn nhất (m)

> 200

100 ÷
200

50 ÷

<100

15 ÷ <
50

< 15

Độ sâu ngầm
(m)

-

> 18

06 ÷ 18

< 06

-

Số tầng ngầm

-

≥ 05

02 ÷ 04

01


-

Tổng diện tích
sàn (nghìn m2)

Trong các hạng trên thì nhà cấp 4 là loại nhà ở 1 tầng, chiều cao từ 06 mét trở
xuốgn và diện tích nhỏ hơn 1.000 mét vng
2.1.4. Khái qt về TTNT nhà cấp 4
Trong những năm gần đây, xu hướng thiết kế nhà cấp 4 hay tìm về phong cách
tối giản kết hợp phong cách các nước láng giềng như Hàn Quốc, Nhật Bản đang rất
được ưa chuộng và đang trở thành xu hướng thiết kế nhà ở độc đáo với khơng gian
sống thơng thống, đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như công năng sử dụng cao
nhất.
Nội thất đơn giản kết hợp vật liệu gỗ mang nét đặc trưng của vùng Á Đông
đem lại cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi cho gia chủ và khách đến chơi nhà. Xu hướng
kết hợp phong cách Nhật Bản trong nội thất nhà cấp 4 đang được giới trẻ ưa chuộng,
mang luồng gió hiện đại vào ngôi nhà.

Liêu Thuý Nhã - 20115238

T r a n g | 11


Hình 2. 5: Nội thất Nhật Bản
2.2.

Tổng quan về đề tài nghiên cứu

2.2.1. Giới thiệu khơng gian phịng khách
Phịng khách trong nhà ở có vai trị quan trọng vừa có chức năng đối nội và đối

ngoại, thể hiện tính cách, xu thế của gia chủ. Phòng khách là nơi nghỉ ngơi, trao đổi
tiếp khách, có thể kết hợp làm phịng ăn hoặc bố trí chỗ ngủ tạm.
Phịng khách liên hệ trực tiếp với sảnh, bếp và một số không gian phụ như hiên
– ban cơng, lơ gia. Diện tích phịng từ 18 m2 – 32 m2.Nội thất phòng khách phải được
bố trí phong phú, tạo cảm giác ấm cúng, thân mật.

Hình 2. 6:Phịng khách cổ điển

Liêu Th Nhã - 20115238

T r a n g | 12


Hình 2. 7: Phịng khách hiện đại
2.2.2. Tổng quan nội thất dùng trong phịng khách
2.2.2.1.

Kệ tivi

Hình 2. 8: Mẫu kệ tivi
Kệ tivi là một trong những đồ dùng nội thất được thiết kế với nhiều kích thước
khác nhau phục vụ nhu cầu sử dụng cho từng không gian sống. Kệ tivi có nhiều loại:
kệ tivi treo tường, kệ tivi chữ L, kệ tivi để sát sàn,... Tùy thuộc vào không gian và
phong cách thiết kế mà có kích thước khác nhau.
Một số kích thước kệ tivi đơn tiêu biểu: 2200×440×400, 2200×440x350,
1800x400x420, 2200x450x400, 2000x400x460, 2400x350x350, 1400x400x350(mm)
Đối với các phịng có diện tích lớn, thì có thể chọn kệ tivi kết hợp thêm nhiều
đợt trang trí hoặc kiểu tủ kệ tivi lớn. Kích thước của kệ tivi này thường có độ dài từ

Liêu Thuý Nhã - 20115238


T r a n g | 13


1800 - 3000mm, chiều dài và chiều cao giống kệ tivi đơn hoặc lớn hơn. Mỗi tấm đợt
hay ngăn tủ sẽ có kích thước riêng, tùy theo từng thiết kế. Tùy theo phong cách thiết
kế, phong cách căn nhà và kích thước phịng ta sẽ chọn kiểu dáng và kích thước, màu
sắc tủ tivi khác nhau.
2.2.2.2.

Ghế sofa

Hình 2. 9: Mẫu ghế sofa
Ngày nay, không gian sinh hoạt chung trong nhà đều là phịng khách, vì thế
nên vai trị của chiếc ghế sofa càng trở nên quan trọng". Tuy nhiên, khi ghế sofa trở
nên quan trọng, thì việc chọn một chiếc ghế sofa ưng ý lại trở nên khó khăn vì có rất
nhiều điều cần cân nhắc.
-

Chọn sofa có hình dáng phù hợp

-

Chọn sofa phù hợp với mục đích sử dụng

Ngay cả ghế sofa đẹp nhất có thể là quyết định sai nếu nó khơng hoạt động theo cách
bạn và gia đình bạn muốn. Trước khi bạn rơi vào tình yêu với một chiếc ghế sofa vì
ngoại hình của nó, hãy xem xét vai trị chính của nó trong phịng của bạn. + Tuổi thọ
của sofa Các loại vải cứng, chống bẩn và dễ lau chùi có thể tạo nên sự khác biệt trong
tuổi thọ của ghế sofa, đặc biệt nếu nó hay bị ánh nắng chiếu vào, vật ni nằm lên.


Liêu Thuý Nhã - 20115238

T r a n g | 14


2.2.2.3.

Bàn coffee

Hình 2. 10: Mẫu bàn coffee
Nếu diện tích phịng nhỏ, những gợi ý về mẫu sofa góc, sofa văng có thể là một
sự lựa chọn. Từ kiểu dáng sofa dành cho từng khơng gian, kích thước sofa và bàn trà
cũng vì thế mà được chọn lựa khác nhau. Kích thước bàn trà sofa hình chữ nhật về
chiều dài nên chọn nhỏ hơn 34 chiều dài của sofa. Đặc biệt với sofa góc, kích thước
hồn hảo thường là một nữa so với chiều dài. Ví dụ nếu chiều dài sofa là 1,6m đến
2m thì kích thước bàn trà nên chọn là 0,8m –1m.
2.2.2.4.

Các đồ dùng khác sử dụng gỗ

Ngoaì các đồ dùng nội thất quan trọng thì cịn có thêm một số đồ dùng trang
trí phụ sử dụng gỗ như: tấm ốp tường, hệ lam gỗ, tranh treo tường, vách CNC…

Hình 2. 11: Hệ lam gỗ, khung tranh

Liêu Thuý Nhã - 20115238

T r a n g | 15



×