Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác giảng dạy môn mỹ thuật lớp 4 (bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.42 MB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG THCS ….

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ, CHẤT
LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY MÔN MĨ THUẬT LỚP 4”
(Bộ sách KẾT NỐI TRI THỨC)

Tác giả:
Trình độ chun mơn:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:

Năm học 2022-2023

1


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
4. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3
B. NỘI DUNG ...................................................................................................... 3
1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 3
2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 4
3. Giải pháp thực hiện ........................................................................................ 5
Biện pháp 1: Sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học mang tính trực
quan trong công tác giảng dạy môn Mĩ thuật .................................................... 5
Biện pháp 2: Vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học “Vẽ theo nhạc” để cải


thiện khơng khí, nâng cao hiệu quả học Mĩ thuật .............................................. 6
Biện pháp 3: Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong tiết dạy Mĩ
thuật cho học sinh .............................................................................................. 9
Biện pháp 4: Tăng cường tổ chức các trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả
học tập môn Mĩ thuật cho học sinh.................................................................. 12
4. Hiệu quả của sáng kiến ................................................................................ 16
C. KẾT LUẬN .................................................................................................... 18
1. Kết luận........................................................................................................ 18
2. Bài học kinh nghiệm .................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 20

2


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với giáo dục ngồi ưu tiên đào tạo các mơn về chun về tự nhiên
như tốn, lý, hóa hay những mơn thiên về khối xã hội như văn, sử địa, thì cả nhà
trường và phụ huynh cũng quan tâm đến những môn thiên về phát triển năng
khiếu, hay tăng khả năng cảm nhận sáng tạo gọi chung là những môn thiên về
nghệ thuật như hát, đàn hay vẽ tranh. Vậy nên giáo dục cho các em về cảm nhận
và sáng tạo với môn mĩ thuật cũng là một việc làm hết sức cần thiết. Từ đó nhà
trường, phụ huynh và thầy cơ có thể giúp bé phát huy hết khả năng sáng tạo, tài
năng về nghệ thuật của mình, đồng thời bồi dưỡng cho những em thật sự có đam
mê và tài năng.
Chính vì lý do đó, mơn mĩ thuật đã được đưa vào chương trình giáo dục phổ
thơng và được xem là một mơn học bắt buộc trong chương trình học của cấp tiểu
học. Các em còn ở độ tuổi khá nhỏ nên việc tiếp thu môn học này sẽ nhanh chóng
hơn so với các bạn lớp lớn.
* Mục tiêu của mơn học này đó là:

- Giáo dục về thẩm mỹ cũng như tạo các điều kiện để học sinh có thể làm
quen cũng như cảm nhận được các nét đẹp của thiên nhiên, của đời sống và các
tác phẩm nghệ thuật.
- Cung cấp cho các em học sinh các kiến thức cơ bản về mơn nghệ thuật, từ
đó hình thành cho các em các kiến thức cần thiết để hồn thành các bài tập trong
chương trình học của mình.
- Thông qua môn học mĩ thuật cũng sẽ bồi dưỡng cho các em năng lực quan
sát, phân tích cũng như phát triển hết trí tưởng tượng, sáng tạo và góp phần hình
thành nên một con người lao động mới có nhiều sự sáng tạo hơn.
- Ngồi ra thơng qua mơn học này cũng sẽ phát hiện cũng như bồi dưỡng
phát triển khả năng mĩ thuật, hội họa trong học sinh.
Chính vì tầm quan trọng của mơn học này trong việc đình hình nhân cách
cũng như cách nhìn nhận xã hội của con người mà trong chương trình giáo dục
phổ thơng 2018 cũng đã xếp môn Mĩ thuật trở thành một môn học bắt buộc kể cả
1


đối với giai đoạn cơ bản từ lớp 1 đến lớp 9 cũng như trong giai đoạn giáo dục
thường xuyên. Thơng qua đó, các em sẽ được trải nghiệm và vận dụng mơn học
vào trong các khía cạnh của đời sống hàng ngày. Bên cạnh đó, các em cũng sẽ
được dần dần mở rộng kiến thức ở những cấp học cao hơn.
Thời điểm thích hợp cho các em bắt đầu tiếp cận và làm quen với bộ môn
này là ngay từ khi các em đang theo học ở bậc tiểu học. Lúc này các em đã có thể
phân biệt và biết được một số kiến thức cần thiết để làm nền và học lên những cấp
bậc cao hơn. Do đó nếu có thể trang bị cho các em những hành trang cần thiết đặc
biệt là những kiến thức cốt lõi về bộ mơn này sớm, thì sẽ giúp cho các em có thể
nhanh chóng cảm thụ và thỏa sức sáng tạo bằng chính tài năng và sự hiểu biết của
mình. Nó cũng là một bộ mơn giúp các em có thể nêu lên suy nghĩ, cách nhìn cũng
như quan điểm của mình thơng qua các tác phẩm do chính các em tạo nên.
Nghệ thuật nói chung và mĩ thuật nói riêng là những môn mà trẻ em dường

như rất yêu thích. Việc giúp các em có thể tự do vẽ vời trong khuôn khổ đề tài
đưa ra, hay các em có thể thỏa thích sáng tạo bằng cách phối, trộn, pha và tô những
gam màu tuyệt đẹp lên tác phẩm của mình là vấn đề mà nhiều giáo viên quan tâm.
Tuy nhiên bởi vì thời lượng số tiết lên lớp có hạn nên đơi khi sẽ khơng thể giúp
các em phát huy hết sở trường của mình. Với mơn mĩ thuật 4 được chia làm 35
tiết/ năm với 12 chủ đề. Thầy cơ sẽ phân chia mỗi chủ đề có thể học từ 2 đến 4
tiết. Và có sự kết hợp với những quy trình vẽ khác nhau. Việc truyền đạt cho các
em hiểu và thực hành vẽ theo những kiến thức mà thầy cô giảng dạy sẽ giúp các
em phát huy được những khả năng và sự sáng tạo. Tuy nhiên có đơi lúc việc dạy
theo khung thời gian và các chủ đề cố định sẽ gị bó trí tưởng tượng của một vài
học sinh. Đơi lúc vì thành tích mà các em sẽ phải sao chép ý tưởng hoặc có những
tác phẩm q đơn điệu khơng có bố cục hoặc nội dung câu chuyện khiến người
xem khó hiểu.
Vì mong muốn nâng cao chất lượng dạy cũng như cải thiện tình trạng học
đối phó của các em học sinh mà tôi quyết tâm thực hiện đề tài nghiên cứu “Một
số biện pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác giảng dạy môn Mĩ thuật
lớp 4”.
2


2. Mục đích nghiên cứu
Mong muốn có thể tìm ra được biện pháp tốt có thể cải thiện chất lượng học
môn mĩ thuật của các em đặc biệt là các em khối lớp 4 nói riêng và các em học
sinh tiểu học nói chung. Hy vọng các em có thể trau dồi được nhiều kiến thức và
rèn luyện, phát huy được hết khả năng về mĩ thuật của mình thơng qua các tiết
học.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi mà tôi chọn nghiên cứu đề tài này là toàn thể 32 em học sinh lớp
4A, nội dung và chương trình dạy môn mĩ thuật 4.
4. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác giảng
dạy môn Mĩ thuật lớp 4” nhằm giúp các em có được những tiếp cận được phương
pháp mới đồng thời giúp thầy cơ bộ mơn mĩ thuật có thể cải thiện được chất lượng
giảng dạy trên lớp.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Ngày nay, ngoài chú tâm cho các em học các mơn văn hóa như tốn, tiếng
việt thì phụ huynh cũng quan tâm đến việc cho các em rèn thêm những môn năng
khiếu như âm nhạc, mĩ thuật để các em phát huy được toàn diện hơn về cả kiến
thức và cách nhìn nhận cuộc sống.
Nghệ thuật nói chung và mĩ thuật nói riêng là những mơn học giúp học sinh
cảm nhận, được cái đẹp, cái hay và nâng cao giá trị về tinh thần cho các em. Đặc
biệt là mĩ thuật, tại các trường tiểu học, mĩ thuật được dạy tại trường không cố
gắng đào tạo các em thành những họa sĩ trong tương lai. Nhà trường chỉ mong các
em có cơ hội tiếp cận được với những kiến thức cơ bản về cái đẹp của nghệ thuật,
tranh ảnh và từ đó áp dụng những kiến thức này vào thực tiễn đời sống hàng ngày.
Việc học tập môn mĩ thuật ngay từ các cấp học nhỏ cũng đóng vai trị quan
trọng trong việc hình thành nhận thức cũng như nâng cao về mặt kinh nghiệm của
bản thân các em trong việc cảm nhận những cái đẹp trong cuộc sống. Chính điều
này cũng là nhân tố để tạo nên những con người có tư duy thẩm mỹ cao cũng như
3


Vì sự u thích của các em đối với bộ mơn mĩ thuật, giúp các em có thể vẽ
được những gì mình mơ ước và u thích cảm thụ được cái đẹp tính thẩm mỹ
khơng chỉ trong học tập mà cả trong đời sống. Đó chính là sự nỗ lực để cải thiện
phương pháp dạy và truyền đạt của tôi và các giáo viên bộ mơn mĩ thuật nói chung.
3. Giải pháp thực hiện
Biện pháp 1: Sử dụng hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học mang tính
trực quan trong công tác giảng dạy môn Mĩ thuật

Nội dung:
Đồ dùng trực quan trong giáo dục đóng vai trị vơ cùng quan trọng, giúp học
sinh dễ nhìn quan sát và học tập tốt hơn. Và môn mĩ thuật cùng giống như những
bộ môn khá, nếu áp dụng đồ dùng trực quan vào buổi học sẽ giúp các em dễ dàng
tiếp cận hơn. Để mang lại kết quả tối ưu khi sử dụng phương pháp này trong giờ
học, buộc nhà trường và giáo viên phải có sự chuẩn bị các thiết bị, đồ dùng thật
đa dạng và phong phú.
Khi sử dụng phương pháp này vào quá trình giảng dạy sẽ giúp giáo viên tiết
kiệm được thời gian giảng dạy chi tiết, các em sẽ được hướng dẫn và nhìn hình
ảnh đồ vật để cảm nhận trực tiếp, khơng bị gị bó theo một khn mẫu cố định
nào đó.
Minh chứng:
Tương tự nhiều phương pháp dạy khác, thì giáo viên muốn sử dụng phương
pháp trực quan vào giảng dạy thầy cô vẫn phải nghiên cứu và chuẩn bị bài giảng
trước khi đến lớp. Thông qua các vật dụng trực quan lựa chọn cách truyền đạt sao
cho học sinh dễ hiểu và các vật dụng trực quan mà giáo viên chuẩn bị phải phù
hợp với từng tiết học. Vật dụng này có thể là các đồ vật, các hình khối, vật dụng
hay là tranh ảnh được sưu tập đúng với trọng tâm bài giảng của từng tiết.
Khi học chủ đề 3 về cảnh đẹp quê hương, trang 19, sách mĩ thuật lớp 4, bộ
sách kết nối tri thức, tôi cho các em sưu tầm các bức ảnh thực tế về chủ đề này
để các em có thể hình dung nội dung mình cần vẽ. Các bức tranh về chủ đề này
khá đa dạng và có nhiều ở các phương tiện mạng xã hội nên các em dễ dàng tiếp
cận cũng như lựa chọn cho mình những bức hình ưng ý. Từ đây, các em sẽ có
5


thêm nhiều ý tưởng về chủ đề bài học sắp tới và thực hiện bài vẽ của mình tốt hơn,
chỉnh chu hơn.

Điều này giúp giáo viên rút ngắn thời gian giảng dạy, có nhiều thời gian cho

học sinh thực hành và học sinh có thể dễ nắm bắt được vấn đề hơn.
Mặt khác giáo viên cần cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về màu
sắc, hình khối, sắp xếp bố cục để học sinh dễ thực hành với đồ dùng trực quan
hơn.
Khi học sinh hiểu và khai thác đồ dùng trực quan, các em sẽ học được cách
tạo nên vẻ đẹp trong môn Mĩ thuật, phát huy trí tưởng tượng cũng như tư duy sáng
tạo.
Nhiều thầy cơ theo lối dạy truyền thống ít sử dụng vật dụng trực quan nên
đôi khi thay đổi phương pháp, các em sẽ bị động thiếu kinh nghiệm vận dụng vào
bài thực hành của mình.
Sử dụng đồ dùng trực quan vào quá trình dạy cho là một phương pháp hiệu
quả cần được thầy cô nghiên cứu và áp dụng nhiều hơn trong quá trình dạy.
Biện pháp 2: Vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học “Vẽ theo nhạc”
để cải thiện khơng khí, nâng cao hiệu quả học Mĩ thuật
Nội dung:
Hiện nay, trong hệ thống giáo dục ở Tiểu học nói chung và bộ mơn Mĩ thuật
nói riêng đang cố gắng giúp các em học sinh nắm được đường nét, hình mảng,
hình khối, màu sắc, bố cục, bằng việc cho các em trải nghiệm các hoạt động về
biểu đạt thái độ, cảm xúc, sự tưởng tượng của các em đối với thế giới xung quanh.
Quy trình Vẽ theo âm nhạc phương pháp mới của Vương quốc Đan Mạch
hiện nay đang được nhiều giáo viên nghiên cứu tìm hiểu và áp dụng vào trong quá
6


trình dạy.
Vẽ theo âm nhạc là một phương pháp khá mới với sự kết hợp giữa Âm nhạc
và Mĩ thuật nhằm tạo ra những bức tranh có nhiều cảm xúc hơn, phát triển được
trí tưởng tượng, sáng tạo có mục đích của học sinh, giúp cho những bài thực hành
của các em có hồn và tính nghệ thuật cao hơn. Việc các em vẽ tranh thông qua
giai điệu, cảm nhận và vẽ tác phẩm theo mạch cảm xúc dẫn truyền qua nhạc khiến

các em thấy thích thú và làm mới được suy nghĩ của mình.
Tuy nhiên để các em thích nghi và nghiêm túc với phương pháp này thì đơi
lúc thầy cơ cũng gặp khó khăn về khâu quản lý. Vì nếu mở âm nhạc lớp học sẽ ồn
đặc biệt những buổi học đầu các em chưa làm quen được vẽ theo nhạc nên kết quả
chưa cao.
Vậy nên giáo viên khi chọn phương pháp này áp dụng vào giờ dạy, cần
nghiên cứu, tìm hiểu kỹ, đồng thời cần có thời gian thực hành, dạy thử nhiều lần.
Việc này sẽ giúp giáo viên rút ra kinh nghiệm về truyền đạt cũng như cách cho
các em hoạt động như thế nào mang đến hiệu quả cao trong một tiết học.
Minh chứng:
Để áp dụng được phương pháp vẽ theo nhạc giáo viên cần làm theo các bước
như:
Bước 1: Để có thể vẽ tranh giáo viên hoặc học sinh cần chuẩn bị nền giấy.
Nền giấy để thực hành có thể là nền trắng hoặc nền đen tùy theo yêu cầu hoặc sở
thích của mỗi người, mỗi tiết học.
Bước 2: Vẽ hình âm nhạc lên giấy. Bạn có thể vẽ những hình ảnh liên quan
đến âm nhạc như: cây đàn, họa tiết, cánh hoa, nốt nhạc, hoặc những dấu hiệu của
sự rung động, đập nhịp như những đường cong, chấm bi. Giáo viên cho các em
nghe âm nhạc để khởi động và cảm nhận trước nhịp điệu, tiết tấu. Đồng thời
khoảng thời gian này các em có thể hình dung được một vài ý tưởng khi được
thầy cô cho nghe nhạc. Những bài nhạc mà giáo viên cho nghe đã được lựa chọn
và chuẩn bị trước. Tùy theo điều kiện của nhà trường mà âm nhạc này sẽ được
chuẩn bị sao cho phù hợp.

7


Với phương pháp này với mỗi tiết học sẽ giúp được các em vừa có kiến thức
vừa phát triển những kỹ năng mềm cần thiết cho tương lai. Việc lắng nghe đóng
góp ý kiến của các thành viên và phối hợp ăn ý để tạo ra bức tranh đẹp, nhanh

nhất.
Tóm lại hoạt động nhóm ln là phương pháp mà giúp các em học tập hiệu
quả hơn. Tuy đây là phương pháp khá quen thuộc nhưng luôn mang lại kết quả
cao cho cả giáo viên và học sinh. Đặc biệt với môn mĩ thuật lớp bốn, giúp các em
học tập vui hơn, tăng khả năng làm việc nhóm và tinh thần sáng tạo của các em.
Biện pháp 4: Tăng cường tổ chức các trò chơi học tập để nâng cao hiệu
quả học tập môn Mĩ thuật cho học sinh
Nội dung:
Tổ chức trò chơi trong học tập cho các em học sinh sẽ giúp các em có nhiều
hứng thú trong học tập. Đồng thời thơng qua trị chơi giáo viên vừa có thể cung
cấp kiến thức vừa giúp cho các em rèn luyện những kỹ năng mềm khác như kỹ
năng kỷ luật theo quy tắc trị chơi, các làm việc nhóm, hỗ trợ đồng đội và có khả
năng phản xạ cao.
Với bộ môn mĩ thuật đặc biệt là mĩ thuật lớp 4, giáo viên có thể nghiên cứu
một vài trị chơi phù hợp có thể đưa vào áp dụng trong các giờ dạy của mình. Tuy
12


nhiên thầy cô cần thiết kế bố cục giờ dạy phù hợp khi đưa trị chơi vào. Các trị
chơi khơng được chiếm dụng quá nhiều thời gian tiết học làm hạn chế thời gian
cung cấp kiến thức cho các em. Dựa vào nội dung bài học và bài giảng để tổ chức
các trò chơi phù hợp. Vừa giúp các em củng cố kiến thức, vừa giúp các em hứng
thú hơn trong học tập.
Minh chứng:
Trong các giờ học, giáo viên cũng tổ chức giảng dạy theo khuôn khổ chuẩn
mực, tuy nhiên giáo viên sẽ linh hoạt lồng ghép các trò chơi vào. Với mơn mĩ
thuật lớp 4 giáo viên có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: Như những giờ giảng khác, khi bắt đầu tiết học giáo viên sẽ giới
thiệu bài học để các em hình dung nội dung và chủ đề của tiết mĩ thuật hôm nay
sẽ được học gì và vẽ gì.

Bước 2: Khi đi vào nội dung chi tiết, giáo viên sẽ quan sát và nhận xét các
vấn đề đặt ra xoay quanh bài học. Giảng giải cho các em những nội dung cần đạt
được trong tiết học này, và gợi ý một vài chi tiết, hình ảnh để các em áp dụng vào
thực hành.
Bước 3: Thời gian cho học sinh bắt đầu thực hành vẽ theo chủ đề bài học đưa
ra.
Bước 4: Tổ chức chơi trò chơi cho các em. Trò chơi đã được giáo viên soạn
sẵn để tiết kiệm thời gian và giảm thiểu các rủi ro, sai sót trong q trình hoạt
động.

13


Các trị chơi mà giáo viên có thể áp dụng vào mơn mĩ thuật lớp 4 như trị
chơi vẽ tiếp sức. Với trị chơi này giáo viên có thể lồng ghép vào bước 3 khi cho
các em thực hành. Lúc này thay vì cho các em hoạt động cá nhân giáo viên có thể
cho các em làm việc nhóm để hồn thành bức vẽ. Tơi cũng đã áp dụng phương
pháp này trong dạy học chủ đề 7 Môi trường xanh- sạch - đẹp, trang 49, sách
mĩ thuật lớp 4, bộ sách kết nối tri thức.
Cách tổ chức trò chơi:
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị các vật dụng như giấy A4, số lượng tùy thuộc
vào số đội chơi, và tìm hiểu kỹ luật chơi để phổ biến, giúp các em nắm rõ được
các hoạt động mà mình sẽ thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Cách thực hiện: Giáo viên chia lớp thành các đội chơi, sau đó ghi tên các đội
chơi lên bảng và gắn các tờ giấy A4 tương ứng với các đội chơi.
Giới hạn thời gian cho các đội thảo luận để tìm nội dung vẽ về chủ đề mơi
trường. Sau đó mỗi thành viên của đội lần lượt vẽ một mảng hình hoặc một chi
tiết của bức tranh để hồn thiện tranh vẽ của đội mình (mỗi thành viên chỉ vẽ một
lần). Sau khi xoay vòng đã hết nhưng bức tranh chưa hồn thành thì sẽ bắt đầu lại
với người đầu tiên. Cuối cùng đội nào hoàn thiện bức tranh sớm nhất, đạt yêu cầu

về nội dung, bố cục, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt… sẽ trở thành đội thắng cuộc.

14




×