Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Sach đặc điểm sinh học và công nghệ nuôi cá trắm đen 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 74 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

SÁCH CHUYÊN KHẢO

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NUÔI
CÁ TRẮM ĐEN Ở VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023


LỜI NÓI ĐẦU

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ TRẮM ĐEN
1. Phân loại cá Trắm đen
2. Giá trị kinh tế, y học của cá Trắm đen
3. Đặc điểm phân bố
4. Tập tính sinh sống
5. Đặc điểm sinh trưởng
6. Đặc điểm dinh dưỡng
7. Đặc điểm sinh sản
8. Tác động của cá Trắm đen đến đa dạng sinh học
PHẦN 2. CÔNG NGHỆ NI CÁ TRẮM ĐEN
Chương 1: Cơng nghệ Ni đơn cá Trắm đen
1.1 Nuôi đơn cá Trắm đen trong ao
1.1.1 Nuôi đơn cá Trắm đen trong ao nước ngọt


1.1.2 Nuôi đơn cá Trắm đen trong ao nước lợ
1.2 Nuôi cá Trắm đen trong lồng
1.2.1 Nuôi cá Trắm đen trong lồng trên sông, suối
1.2.2 Nuôi cá Trắm đen trong lồng trên hồ chứa
1.3.Ni cá trắm đen trong hệ thống tuần hồn??
Chương 2: Công nghệ Nuôi ghép cá Trắm đen
2.1 Nuôi ghép cá Trắm đen theo phương pháp truyền thống
2.2 Nuôi ghép cá Trắm đen với cá Rô đầu vuông
2.3. Nuôi ghép cá Trắm đen với cá Chép
2.4 Nuôi ghép cá Trắm đen với cá Mè trắng
2.5 Nuôi ghép cá Trắm đen với cá Rô phi
2.6 Nuôi ghép cá Trắm đen với cá Vược
Chương 3. Công nghệ Nuôi cá Trắm đen kết hợp
3.1 Nuôi cá Trắm đen trong đầm sen
3.2 Nuôi cá Trắm đen kếp hợp trồng lúa
3


Chương 4. Một số bệnh thường gặp ở cá Trắm đen
4.1 Bệnh của cá Trắm đen ở giai đoạn cá hương, cá giống
4.1.1 Bệnh do ngoại ký sinh trùng ký sinh ở cá Trắm đen
4.1.2 Bệnh xuất huyết ở cá Trắm đen do vi rút gây ra
4.1.3 Bệnh bạc da, trắng đuôi do vi khuẩn Flavobacterium columnaris gây ra trên cá
Trắm đen giống
4.2 Bệnh của cá Trắm đen trong nuôi thương phẩm
4.2.1 Bệnh đốm đỏ do nhiễm khuẩn Aeromonas sp. gây ra cho cá Trắm đen
4.2.2 Bệnh loét đỏ mắt do vi khuẩn Streptococcus algalactiae gây ra cho cá Trắm đen
4.2.3 Bệnh xuất huyết đường tiêu hóa do thức ăn kém chất lượng gây ra cho cá Trắm
đen
4.2.4 Bệnh mềm xương, méo đầu do thức ăn công nghiệp không cân đối dinh dưỡng

Chương 5. Thu hoạch, vận chuyển, lưu giữ và chế biến cá Trắm đen thương
phẩm
5.1 Thu hoạch cá Trắm đen thương phẩm
5.2 Vận chuyển cá Trắm đen thương phẩm tươi sống
5.3 Lưu giữ sống cá Trắm đen thương phẩm
5.4 Chăm sóc cá Trắm đen làm sinh vật cảnh, hồ câu
5.5 Chế biến thịt cá Trắm đen thương phẩm
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4


MỞ ĐẦU
Cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus) là lồi cá có giá trị dinh dưỡng cao, thịt
thơm ngon, có chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng hơn các loài cá nuôi
truyền thống. Trong y học, thịt cá Trắm đen có tính bình, vị ngọt, được người dân
Trung Quốc sử dụng như một loại thuốc quý chữa được nhiều bệnh như đau dạ dày
mãn tính, phù nề, viêm gan, thận, tê thấp, nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn
dịch (Phó Thu Hương, 2006); mật cá Trắm đen cũng là dược liệu quý chữa mờ mắt,
mắt đỏ kéo màng, đau họng, tắc họng, trẻ con đờm dãi tắc... Thịt cá là thức ăn tốt cho
người già, trẻ em, phụ nữ có thai và người bị bệnh tim mạch. Vì vậy thịt cá Trắm đen
rất được ưa chuộng trên thị trường.
Những nghiên cứu về cá Trắm đen trên thế giới cũng như ở Việt Nam còn rất hạn
chế. Ngay cả trong các giáo trình giảng dạy cho bậc Đại học cũng như Cao đẳng,
Trung học Ni trồng thuỷ sản thì tài liệu nuôi nước ngọt (kể cả phần sản xuất giống
và phần ni cá thịt) cũng chỉ giới thiệu các lồi cá nuôi truyền thống: Mè, Trôi, Trắm
cỏ, Chép, Rô phi, Rơ hu, Mrigal, … mà hầu hết các giáo trình khơng đề cập đến lồi cá
Trắm đen.
Gần đây nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm cao cấp tăng cao, nhất là nhu cầu
phục vụ lượng khách du lịch trong và ngồi nước khơng ngừng tăng lên trong cơ chế

mở cửa, nhu cầu giao lưu tiếp khách của các thương gia trong hội nhập WTO và ở các
thành phố lớn. Chính với những lý do trên nên nhu cầu thị trường đòi hỏi sản phẩm
cao cấp, đảm bảo chất lượng ngày càng cao. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của người
nuôi đốc thúc các tác giả ra đời cuốn sách chuyên khảo “Đặc điểm sinh học và Công
nghệ nuôi cá Trắm đen” cuốn sách gồm 2 phần, ....chương dựa trên kết quả nghiên từ
đề tài (Mss. Phương), dưới sự tài trợ của dự án SUFA; đề tài cấp tỉnh Hải Dương năm
2008-2009 về “Xây dựng mơ hình ni cá Trắm đen bán thâm canh tại Hải Dương”,
Dự án hợp tác với Hà Lan (2014-2017) về thích ứng với biến đổi khí hậu trong ni
trồng thủy sản đã thuần hóa cá Trắm đen từ nước ngọt sang nuôi trong nước lợ và các
hợp tác nghiên cứu với các doanh nghiệp cung cấp thức ăn chuyên cho cá Trắm đen
trong các năm qua. Nhóm tác giả đã tổng hợp viết thành sách.
5


Phần 1. Đặc điểm sinh học của cá Trắm đen: Cung cấp cho độc giả các thông tin
chung về cá trắm đen, các thông tin này được tập hợp từ các tài liệu nghiên cứu của
các tác giả có uy tín trong và ngồi nước, cùng được bổ sung bằng các kết quả nghiên
cứu của chính các tác giả tham gia viết sách.
Phần 2. Công nghệ nuôi cá Trắm đen: Cung cấp cho độc giả kỹ thuật nuôi đơn,
nuôi ghép và nuôi kết hợp cá Trắm đen trong ao, trong lồng và các hệ thống nuôi khác.
Phần này là các thông tin tổng hợp lại các kết quả nghiên cứu của chính nhóm tác giả.
Số liệu, thơng tin dùng trong cuốn sách này được tổng hợp từ các nguồn khác nhau
như kết quả nghiên cứu của các đề tài, sách, các bài báo khoa học trong nước và quốc
tế. Cuốn sách được biên soạn dựa trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm từ nhiều mơ hình
ni cá trắm đen thành công nhằm cung cấp các thông tin mới về khoa học cơng nghệ
ni. Từ đó giúp người ni nâng cao hiệu quả kinh tế khi nuôi một đối tượng nuôi có
giá trị kinh tế, nhằm giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh, tạo sản phẩm hàng hóa tập trung
nhưng vẫn đảm bảo được các yếu tố về chất lượng, an tồn vệ sinh thực phẩm và thân
thiện với mơi trường.


6


PHẦN 1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ TRẮM ĐEN
1. Phân loại cá Trắm đen
Bộ cá chép Cypriniformes
Họ cá chép Cyprinidae
Phân họ cá Trắm Leuciscinae
Giống cá Trắm đen Mylopharyngodon Peters
Loài cá trắm đen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846)
Nguồn: (Nguyễn Văn Hảo và Ngơ Sỹ Vân (2001)

Hình 1. Cá Trắm đen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846)
9. Giá trị kinh tế, y học của cá Trắm đen
Cá Trắm đen là lồi cá có giá trị kinh tế cao, thịt cá thơm ngon, là loại thức ăn bổ
dưỡng được nhân dân Việt Nam cũng như ở Trung Quốc ưa chuộng. Người Trung
Quốc thường sử dụng cá Trắm đen như một loại thuốc quý (Nico và ctv. 2005).
Thành phần thịt cá Trắm đen chứa 19,5% Protein, 5,2% Lipid, nhiều Can xi,
Phospho, sắt, sinh tố B1, B2, PP... có chất lượng dinh dưỡng cao hơn cả nhiều lồi cá
có giá trị kinh tế như cá Chép (16% Protein, 3,6% Lipid), cá Quả (18,2% protein, 2,7%
Lipid) hay ngay cả trứng gà (10,9 % Protein, 0,5% Lipid), thịt gà (12,3% Protein)… vì
vậy cá Trắm đen là loại thức ăn tốt cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai và người bị
bệnh tim mạch (Từ Giấy và Bùi Thị Nhu Thuận, 1976); Với những giá trị trên, giá thịt
cá Trắm đen thịt trên thị trường bao giờ cũng cao, ở Hà Nội giá cá Trắm đen cỡ 3-4 kg
từ 45.000-50.000 VNĐ/kg, cỡ >5 kg giá 60.000- 80.000 VNĐ/kg (Nguyễn Thị Diệu
Phương và ctv, 2003).
7


10. Đặc điểm phân bố

Cá Trắm đen là loài đặc trưng phân bố của vùng Nam Trung Quốc và Bắc Việt
Nam (Nguyễn Văn Hảo và Ngơ Sỹ Vân, 2001), nó được biết ở Trung Quốc từ hàng
nghìn năm trước đây giống như các loài cá truyền thống Mè trắng, Mè hoa, Trắm cỏ
(Nico và ctv. 2005). Theo Nico và ctv (2005), Nico và Fuller (2007) cá Trắm đen phân
bố ở những lưu vực Thái Bình Dương thuộc Đơng Á từ phía Nam sơng Amua tới phía
Đơng Liên Xơ và miền Bắc Việt Nam nhưng chủ yếu phân bố ở Trung Quốc. Cá Trắm
đen là lồi đặc hữu chỉ có ở châu Á, nhưng được di nhập vào châu Mỹ từ đầu những
năm 1970 do bị lẫn với cá Trắm cỏ trong quá trình nhập khẩu của một trại cá tư nhân ở
Arkansas, sau này cá trắm đen chính thức được giới thiệu tới Mỹ vào những năm 1980
(Nico và Williams, 1996), được giới thiệu vào Bangladesh từ Trung Quốc từ năm
1983 (Galib và Mohsin, 2011).
Ở Việt Nam, cá Trắm đen sống chủ yếu ở các sông lớn như sông Hồng, sơng Thái
Bình, sơng Mã, sơng Lam. Lồi cá này thường thấy ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ, giới hạn thấp nhất về phía Nam của lồi cá này là Sông Lam thuộc tỉnh
Nghệ An (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001). Hiện tại nguồn lợi cá Trắm đen
trong tự nhiên bị suy giảm rất nhiều và chúng ta đang nhập cá Trắm đen giống từ
Trung Quốc vào tháng 4-5 ở giai đoạn cá bột về ương ni (Kim Văn Vạn và ctv.,
2020).
11. Tập tính sinh sống
Mơi trường sống của cá Trắm đen thường ở hạ nguồn của nhánh các con sông, các
hồ chứa, kênh và cả ở những nơi nước tù đọng. Cá Trắm đen sống ở tầng đáy, nước
tĩnh hoặc nước chảy yếu. Khi đẻ trứng cá tìm đến nơi nước chảy xiết, có điều kiện
thích hợp để đẻ sau đó lại di chuyển về các đầm hồ. Mùa đông, cá di chuyển đến vùng
nước sâu để tránh rét (Nico và ctv. 2005).
Theo Nico và ctv (2005), cá Trắm đen là lồi có sức chịu đựng về nhiệt độ từ 0,5C
đến 40C. Sự sinh sản và phát triển của trứng nói chung từ 18C đến 30C, đôi khi
người ta cũng thấy chúng sống ở môi trường nước lợ. Kết quả thử nghiệm về chịu
đựng độ mặn cho cá Trắm đen ở giai đoạn cá giống chúng có thể chịu đựng được độ
mặn lên đến 13%o (Kim Văn Vạn & ctv., 2016). Nhưng ở đọ mặn cao sức sinh trưởng
8



giảm, chúng sinh trưởng tốt ở độ mặn 3-5% o, ở nước lợ ni cá ít bị dịch bệnh hơn
trong nước ngọt, chất lượng thịt thơm ngon hơn.
Cá Trắm đen sống được ở pH từ 6 đến 10 trong khoảng thời gian nhất định, tuy
nhiên pH thích hợp từ 7 hoặc 7,5 đến 8,5 và ngưỡng chịu đựng ôxy là 2 mg/l. Hàm
lượng ơ xy hịa tan thích hợp cho chúng sinh trưởng và phát triển tốt là lớn hơn 4 mg/l.
12. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Trắm đen thuộc loại cá có kính thước lớn, chúng lớn nhanh nhất từ năm thứ 2
đến năm thứ 4, cỡ khai thác trung bình từ 2 tới 5 kg. Những nghiên cứu quan hệ về
tuổi, chiều dài, khối lượng cá Trắm đen ở Việt Nam (tại sông Hồng năm 1964) và ở
Mỹ được tổng hợp ở Bảng 1. Như vậy những ghi nhận ở Việt Nam về cá Trắm đen to
và nặng nhất là 40-50 kg, nhưng theo tài liệu của Mỹ thì cá Trắm đen dài nhất là 2 m,
có khối lượng tới 70 kg (Nico và ctv. 2005) và có tuổi thọ là 15 năm (Crosier và
Mollo).
Bảng 1. Quan hệ về tuổi, chiều dài, khối lượng cá Trắm đen

Tuổi
1+
2+
3+
4+
5+
6+
-

Chiều dài
(cm)
26,5
43,6

60,6
71,6
90,9
95
-

Khối lượng
(kg)
0,5
3
5
8,5
40-50

15+

200
-

70
-

Nguồn tài liệu

Mai Đình n (1993) trích trong Nguyễn
Văn Hảo và Ngơ Sỹ Vân (2001)
Vũ Trung Tạng, Nguyễn Đình Mão, 2005
Nguyễn Văn Hảo, Ngơ Sỹ Vân (2001)
Vũ Trung Tạng, Nguyễn Đình Mão
(2005)

Nico và ctv. 2005
Crosier và Mollo (nguồn từ web)

Tuy nhiên do hạn chế về điều kiện môi trường sống và thức ăn nên cá Trắm đen
nuôi ở ao thường lớn chậm so với cá ở đầm hồ tự nhiên. Cá Trắm đen thương phẩm cỡ
2,5 kg thường được nuôi từ 2 đến 3 năm (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004). Theo
kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Phương và ctv., 2009; Kim Văn Vạn và ctv.,
2010; Kim Văn Vạn và ctv., 2020 cho thấy cá nuôi 2,5 năm cho trọng lượng đạt 6-8

9


kg/con khi sử dụng thức ăn cơng nghiệp có hàm hàm lượng đạm 30-35-40%, tiêu tốn
2,5-2,7 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng.
13. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Trắm đen là loài phàm ăn, khi nhỏ ăn động vật phù du, ấu trùng muỗi, ấu trùng
chuồn chuồn, khi lớn cá chuyển sang ăn động vật đáy như trai, ốc, hến, tôm, cua và
côn trùng (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001; Vũ Trung Tạng và Nguyễn Đình
Mão, 2005). Cá từ 0,5 kg trở lên có thể ăn được ốc lớn (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư,
2004), 4 tuổi có khả năng tiêu thụ 1-2 kg nhuyễn thể/ngày, chúng sử dụng răng hầu để
nghiền nát vỏ nhuyễn thể, lọc lấy cơ thịt mềm rồi nhằn ra những mảnh vỏ vụn. Theo
nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Phương và ctv., 2009 để tăng được 1kg trọng lượng
cá Trắm đen cần sử dụng từ 15 – 20 kg ốc tính cả vỏ. Bên cạnh đó trong điều kiện ni
ao hồ, cá Trắm đen cũng ăn được các thức ăn như khô dầu, cám gạo, lúa mạch (Thái
Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004). Theo kết quả nghiên cứu của Kim Văn Vạn và Trần
Thị Nắng Thu (2013) cho thấy khi nuôi cá Trắm đen bằng thức ăn công nghiệp nếu
thay thế nguồn protein từ đạm động vật bằng nguồn protein từ đạm thực vật cá sinh
trưởng kém. Các nghiên cứu khác của Kim Văn Vạn và ctv., 2010; 2020 đều cho thấy
Trắm đen ăn thức ăn có hàm lượng protein thấp có tốc độ sinh trưởng kém hơn ăn thức
ăn có hàm lượng protein cao.


10


Ảnh: Nguyễn Thị Diệu Phương, 2009

Hình… Cấu trúc răng hàm cá Trắm đen
14. Đặc điểm sinh sản
Cá Trắm đen thành thục sau 3 năm. Mùa sinh sản của cá Trắm đen trên hệ thống
sông Hồng từ tháng 5 đến tháng 7, chúng thường di cư lên trung lưu các sông nơi có
nước chảy mạnh với lưu tốc 1,3-1,5 m/s để đẻ trứng, nhiệt độ thích hợp cho sinh sản từ
22-28C, dưới 18C cá không đẻ. Cá cái cỡ 18 kg có 150 vạn trứng, cá cái cỡ 20 kg có
200 vạn trứng. Khi trứng được đẻ ra có màu xanh nhạt đường kính trứng từ 1,5-1,9
mm, vỏ trứng mỏng trong suốt, khơng dính. Bãi cá Trắm đen đẻ trên sơng Thao (khu
vực từ Lào Cai đến Yên Bái, trên sông Lô Gâm (khu vực từ Phú Thọ đến Tuyên
Quang), trên sông Lam (khu vực Nghệ An) (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001;
Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004). Trứng trơi nổi theo dịng nước, sau 25 giờ ở
nhiệt độ nước 22 đến 23C thì cá con nở ra, lúc đầu các cơ quan chưa hoàn thiện nên
cá chưa chủ động bơi được, sau 3-4 ngày cá tiêu hết nỗn hồng, bắt đầu chủ động tìm
thức ăn. Trứng và cá con trôi theo lũ về xuôi, do vậy nhân dân ven sông thường vớt cá
11


bột mang về ương, nuôi ghép trong các ao đầm. Ngày nay hình thức sinh sản này
khơng cịn phổ biến mà nguồn giống chủ động từ sự nuôi vỗ, cho đẻ nhân tạo cá Trắm
đen. Do số lượng trứng đẻ ra từ cá Trắm đen bố mẹ rất lớn, nên không nhiều trại cá
giống nuôi vỗ và sản xuất cá Trắm đen giống mà chúng ta chủ yếu nhập cá Trắm đen ở
giai đoạn cá bột ở Trung Quốc từ các năm 2008 đến nay là chủ yếu vào cuối tháng 4
đầu tháng 5 về ương lên cá hương, cá giống (Kim Văn Vạn và ctv., 2010; 2020).
15. Tác động của cá Trắm đen đến đa dạng sinh học

Ở Mỹ người ta lo ngại nếu có sự phát triển của quần đàn cá Trắm đen ngồi tự
nhiên sẽ có tác động xấu đến quần xã thuỷ sinh vật do đặc tính ăn của chúng sẽ làm
giảm quần đàn các lồi nhuyễn thể và ốc, các loài trai hến cũng là thức ăn của một số
lồi chim nước do vậy có sự cạnh tranh về thức ăn. Cá Trắm đen hiện có mặt tại 6
bang nước Mỹ, được các trại cá ở Mỹ ni để tiêu diệt các lồi ốc là vật chủ trung gian
mang mầm bệnh ký sinh trùng lây cho cá, tuy nhiên cá Trắm đen lại chính là vật chủ
mang ký sinh trùng, sán lá, vi khuẩn, virut có thể truyền lây sang các lồi cá khác (Ken
Burton, Rachel F. Levin, 2005). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng
(Hung et al., 2013) cho thấy có thể dùng cá Trắm đen như sinh vật tiêu diệt vật chủ
trung gian truyền bệnh truyển lây giữa người, cá và gia súc.

12


Hình.. Cá Trắm đen Việt Nam đã được đưa vào Luận án Tiến sỹ trường ĐH
Copenhagen Đan Mạch với vai trò là tác nhân sinh học tiêu diệt vật chủ trung gian (ốc
nước ngọt) trong bệnh sán lá truyền lây qua cá

13


PHẦN 2. CÔNG NGHỆ NUÔI CÁ TRẮM ĐEN THƯƠNG PHẨM
CHƯƠNG 1. CÔNG NGHỆ NUÔI ĐƠN CÁ TRẮM ĐEN
Cá Trắm đen thương phẩm thường được nuôi đơn trong lồng, hoặc ao nước ngọt,
nước lợ nơi có hàm lượng muối thấp, yêu cầu ao ni cá Trắm đen phải rộng, thống
và có nguồn nước sạch, nước được lưu thông tốt. Khi nuôi cá Trắm đen thương phẩm
trong ao cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ như máy quạt nước, máy bơm…
1.1 Nuôi đơn cá Trắm đen thương phẩm trong ao
1.1.1 Quy trình ni đơn cá Trắm đen trong ao
Quy trình được tiến hành từ giai đoạn cá giống (cá có trọng lượng từ 50 g/con trở

lên) ni lên cá thương phẩm (cá có trọng lượng >2500 g/con).
1.1.1.1

Chuẩn bị ao nuôi

Đây là một khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi thương phẩm, nếu làm tốt khâu
này tạo ra nhiều thức ăn tự nhiên, tạo môi trường thuận lợi cho cá hoạt động, sinh
trưởng tốt, tránh được địch hại, nâng cao được tỷ lệ sống, tránh thất thoát thức ăn trong
quá trình ni.
Nên sử dụng ao hình chữ nhật có diện tích >2000 m 2, ao có độ sâu mức nước
khoảng 2-2,5m, bờ ao cao hơn mức nước cao nhất trong ao khoảng 0,5-0,7m, bờ được
xử lý chắc chắn, lấp hết các hang hốc trên bờ, bờ ao được phát quang các bụi rậm
tránh nơi trú ngụ của địch hại và hạn chế độ che phủ của ao, nếu ao bị che phủ sẽ hạn
chế sự chiếu sáng dẫn đến hạn chế sự quang hợp trong ao và còn ảnh hưởng đến độ
thống làm hạn chế việc cung cấp ơ xy cho ao nuôi. Ao cần được tát cạn, diệt cá tạp để
tránh cạnh tranh thức ăn khi nuôi cá trắm đen (do thức ăn của cá trắm đen cao đạm nên
đắt tiền) và phơi đáy ao. Ao có đáy bùn cát có độ sâu lớp bùn đáy từ 15-20cm là phù
hợp. Nếu ao có bùn đáy ao dầy, bùn đen cần được vét bớt lớp bùn đáy ao, nếu ao có
đáy trơ cần tạo lớp bùn đáy cho phù hợp để tạo điều kiện cho hệ động vật đáy phát
triển. Lớp bùn đáy ao có vai trị là kho dự trữ dinh dưỡng khi nước trong ao thừa dinh
dưỡng và cung cấp dinh dưỡng lại nước ao khi nước ao thiếu dinh dưỡng. Hiện nay
một số mơ hình ni cá Trắm đen trong ao đã đầu tư lót bạt đáy ao, hoặc kè bờ bê tong
quanh ao giúp công tác vệ sinh ao được tốt và giữ nước cho ao ni, chống rị rỉ.
14


Trong q trình chuẩn bị ao cần dùng vơi bột để tẩy ao, khử chua, diệt cá tạp và
các loại địch hại cá. Nếu ao lót bạt khơng cần rắc vôi bột mà cọ rửa đáy ao bằng một
trong các loại thuốc sát trùng hiện có như dùng BKC, hoặc Chlorine, hoặc nước vơi
trong phun rửa bạt đáy. Ngồi ra vơi cịn có tác dụng tiêu diệt các mầm bệnh trong lớp

bùn đáy ao và cịn có tác dụng xúc tác quá trình phân giải mùn bã hữu cơ ở đáy ao
nuôi nhằm tạo các muối dinh dưỡng cho thực vật thủy sinh. Lượng vôi tẩy ao phụ
thuộc vào pH bùn đáy ao, nhìn chung lượng vơi bón ao từ 7-10 kg/100 m 2 ao, đáy ao
được trang phẳng tạo điều kiện thuận lợi cho cá hoạt động bắt mồi và đánh bắt khi thu
hoạch.
Đối với ao nuôi đơn cá trắm đen thương phẩm khơng cần bón phân chuồng khi cải
tạo ao ni vì cần giữ mơi trường nước sạch tạo điều kiện thuận lợi cho cá sinh trưởng,
phát triển và sử dụng tốt lượng thức ăn người nuôi cung cấp. Nên tránh lượng chất thải
chăn nuôi, nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp xuống ao nuôi, đặc biệt cần tránh đưa phân
và nước tiểu trâu, bị xuống ao ni. Vì phân trâu, bị có giá trị dinh dưỡng thấp và
chứa nhiều chất xơ nên tạo màu không tốt cho ao nuôi.
Đáy ao sau khi chuẩn bị xong cần được phơi (nứt chân chim) với mục đích khử
trùng đáy ao, làm thốt hết khí độc ở bùn đáy ao, hơn nữa dưới tác dụng của ảnh sáng
mặt trời sẽ diệt hết cá tạp và các sinh vật hại cá ở đáy ao và cịn xúc tác cho q trình
phân giải mùn đáy ao tạo các muối dinh dưỡng để khi lấy nước vào ao sẽ cung cấp
dinh dưỡng cho sự phát triển của thủy sinh vật, tạo mơi trường thích hợp cho động vật
đáy và ổn định môi trường nuôi.
Nước lấy vào ao cần chặn lưới để tránh cá tạp vào ao sẽ cạnh tranh thức ăn với cá
Trắm đen nuôi. Mức nước lấy vào ao từ 2-2,5m.
1.1.1.2

Chuẩn bị cá giống và thả giống

Cá trắm đen giống có trọng lượng từ >50g/con (<20 con/kg), chiều dài 15-17cm,
cá khỏe mạnh, màu tươi, hoạt động nhanh nhẹn không bị xây sát, mất nhớt, khơng bị
dị hình, vây, vảy lành lặn. Cá giống cần được luyện ép cẩn thận khi đánh bắt, vận
chuyển: Tránh cá ăn no khi vận chuyển, tránh đánh bắt thô bạo, khi cân cá không được
để khô cá nhảy rất hại cá. Cá giống được vận chuyển vào thời điểm mát trong ngày,
nếu thời tiết nắng nóng cần bổ sung thêm đá để hạ nhiệt độ nước khi vận chuyển.
15



Mật độ cá thả: 1con/m2 ao, nếu cá giống cỡ 50g/con. 0,5 con/m 2 ao, nếu cá giống
cỡ 300-500g/con. Cá giống được thả vào lúc 8-9 giờ sáng.
Cách thả giống: thả từ từ, nhẹ nhàng, tránh làm cá mất nhớt và xây sát cá.
1.1.1.3

Quản lý và chăm sóc cá sau khi thả

Do đặc tính của cá trắm đen nhút nhát thường sau khi thả 2-3 ngày cá mới bắt đầu
ăn. Trong tháng nuôi đầu cá được cho ăn thức ăn viên nổi có hàm lượng đạm 35%,
thức ăn viên có kích cỡ 1,5-2 mm. Hàng ngày cá được ăn một lượng thức ăn bằng 46% trọng lượng cá. Nếu có ốc, ron, rắt có thể cho ăn bổ sung, giai đoạn này cá có thể
ăn được động vật thân mềm cỡ nhỏ.
Trong tháng nuôi thứ 2 cá được ăn thức ăn có hàm lượng đạm 30-35% cỡ viên
thức ăn từ 2-2,5mm, với lượng thức ăn bằng 3-5% tổng trọng lượng cá/ngày.
Sang tháng nuôi thứ 3 trở đi cho đến khi thu hoạch cá được ăn thức ăn viên có hàm
lượng đạm là 30% protein, cỡ viên tăng dần từ 3-6 mm với lượng thức ăn bằng 2-4%
tổng trọng lượng cá/ngày (lượng thức ăn hàng ngày được điều chỉnh theo tình trạng
sức khỏe của cá, điều kiện thời tiết trong ngày), định kỳ 2 tuần kiểm tra tốc độ sinh
trưởng, cùng quan sát cá để điều chỉnh lượng thức ăn. Khi cho cá ăn cần có sự quan sát
lượng thức ăn thừa thiếu để kịp thời điều chỉnh.
Hàng ngày cho cá ăn 2 lần vào 8-9 h sáng và 15-17 h chiều. Ao nuôi được vệ sinh
thường xuyên. Ở những nơi có nguồn động vật thân mềm phong phú có thể cho ăn
thỏa mãn theo nhu cầu của cá, để nuôi được 1kg cá trắm đen cần cung cấp từ 15-20 kg
ốc (ốc có kích cỡ nhỏ hơn cỡ miệng cá). Khi dùng ốc nên rải đều khắp đáy ao, tránh đổ
ốc thành đống trong ao sẽ làm chết ốc do thiếu oxy để ốc hô hấp và làm ô nhiễm môi
trường nước ao nuôi.
Thường xuyên dùng chế phẩm vi sinh để xử lý ao nuôi, các loại chế phẩm vi sinh
có chứa các vi khuẩn sống có lợi như Bacillus subtilis, B. lichenformis, Nitrosomonas
sp., Nitrobacter sp., .., một số enzyme: Lipase, Proteinase, Cenlulose… thường mỗi

tháng dùng 2 lần với lượng 1 kg chế phẩm dùng cho 4000 m2 nước ao nuôi (liều lượng
và tần xuất dùng tùy thuộc điều kiện cụ thể trong từng ao nuôi). Chế phẩm vi sinh vật
có tác dụng di chuyển khí độc, phân giải mùn đáy ao, hạn chế sự phát triển các vi sinh
16


gây bệnh và giữ môi trường nuôi ổn định. Thường xuyên bật máy quạt nước vào các
thời điểm nhạy cảm trong ngày (từ 21 giờ đêm đến 6 giờ sáng) và những ngày âm u để
tăng cường ơ xy hịa tan và thốt khí độc trong ao ni.
Trước mùa cá Trắm đen hay bị dịch bệnh (tháng 3-6) cần tiến hành cho cá ăn
thuốc phòng bệnh: Sử dụng thuốc kháng sinh thảo mộc có chứa thành phần bột tỏi, sài
đất, bồ công anh… trộn thức ăn viên ẩm cho ăn 3 ngày liên tục với liều lượng theo
hướng dẫn của nhà sản xuất. Định kỳ 2 tháng sử dụng một liệu trình 2-3 ngày thuốc
phịng, trị bệnh nội, ngoại ký sinh trùng có chứa thành phần Praziquantel (liều 30-50
mg/kg cá/ngày) hoặc Ivermectine (liều 0,3-0,4 mg/kg cá/ngày).
Sau khi nuôi 8-10 tháng cá đạt kích cỡ >2,5 kg/con thì có thể bắt đầu thu hoạch
dần. Tỷ lệ sống khi nuôi thương phẩm trong ao đạt trên 80%, hệ số thức ăn tiêu tốn
khoảng 2,5-3,0 kg thức ăn được 1 kg tăng trọng.
Trong q trình ni thương phẩm trong ao nếu quản lý tốt về chất lượng nước,
chế độ ăn, chất lượng thức ăn thì cá ít nhiễm bệnh nhưng nếu cho ăn thất thường, đặc
biệt chất lượng nước kém, trong ao nuôi mật độ dày thường bị bệnh và gây chết những
hôm thời tiết thay đổi. Cần lưu ý khi thời tiết thay đổi để kịp thời ứng phó với biểu
hiện như: cá giảm ăn, nổi đầu.
Khả năng chịu rét của cá trắm đen tương đối tốt nên đối với khu vực phía Bắc có
thời tiết lạnh vào mùa đơng cá vẫn ăn và vẫn lớn, tuy có ăn ít hơn và lớn chậm hơn các
mùa khác.
1.1.1.4

Thu hoạch, vận chuyển và lưu giữ cá thương phẩm


Kết thúc giai đoạn nuôi thương phẩm khi cá đạt >2,5 kg/con có thể tiến hành thu
tỉa dần, nếu nuôi thưa, thức ăn được cung cấp đầy đủ cá trắm đen có thể đạt kích cỡ tối
đa 5 kg/con trong thời gian 10-12 tháng nuôi (cỡ cá thả >500g/con). Cá rất khỏe khi
đánh bắt nên quá trình đánh bắt cần lưu ý (sử dụng các phương tiện bảo hộ: mũ cứng,
áo mưa) để tránh tai nạn khi cá húc phải. Quá trình thao tác được tiến hành vào thời
điểm mát trong ngày và được tiến hành nhanh ở những nơi nước sạch. Trước khi thu
hoạch cần cho cá Trắm đen nhịn ăn tầm 2-3 ngày, cá thu hoạch cần được giữ tươi
sống, vận chuyển hở bằng nước sạch, mát đến nơi tiêu thụ. Nơi lưu giữ cá cần cung
17


cấp đủ nước sạch, cần tạo dòng hoặc sục, sủi để cung cấp đủ ô xy tạo điều kiện cho cá
khỏe mới giữ được cá sống lâu và ít giảm chất lượng cá.
1.1.2 Kết quả theo dõi sinh trưởng cá Trắm đen trong ao từ các mơ hình
Các kết quả theo dõi tốc độ sinh trưởng của cá Trắm đen ở các mơ hình ni
đơn được căn cứ vào các số liệu về cá thả, cỡ cá khi kiểm tra và kích cỡ khi thu hoạch.
Kết quả theo dõi sinh trưởng của cá Trắm đen được thể hiện trên Bảng 3.
Bảng 3. Kết quả theo dõi tốc độ sinh trưởng cá Trắm đen ở các mơ hình ni đơn

hình

Diện tích
ao (m2)

1
2
3
4
5


1000
2000
3000
1000
1000

Cỡ cá
thả
(g/con)
300
300
300
40
40

Ngày
thả
25/3
25/3
25/3
9/5
9/5

Mật độ Cỡ cá khi thu
(con/m2)
(kg/con)
0,5
0,5
1
3

1,5

3,2 (2,5 - 3,7)
3,3 (2,7 - 3,8)
2,8 (2,2 - 3,5)
2,5 (1,8 - 3,8)
2,7 (2.0 - 3,5)

Tốc độ sinh
trưởng (g/con/
ngày)
9,61(6,9 - 10,6)
9,4 (7,5 - 10,9)
7,8 (5,9 - 10)
6,1 (4,2 - 9,7)
6,7 (4,7 - 8,9)

Bảng kết quả trên được tính khi thu hoạch hết mơ hình 1, 2 & 3 có số ngày ni
là 320 ngày, và mơ hình 4&5 có số ngày ni là 360 ngày. Nhìn chung, trong suốt q
trình ni, cá Trắm đen có tốc độ lớn tốt, khả năng sử dụng và hấp thu thức ăn có hiệu
quả. Kết quả theo dõi sinh trưởng ở Bảng 3 cho thấy, ở các mô hình ni số 1-3, do cá
Trắm đen được thả sớm hơn, sau hơn 10 tháng nuôi cá đều đạt khối lượng trên
2,2kg/con, một số con trội khối lượng đạt đến 3,7 - 3,8kg. Các mơ hình ni số 1, 2 và
3 đều thuộc vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của huyện Nam Sách, có nguồn nước
cấp tốt từ sơng Kinh Thầy, chất lượng nước luôn được đảm bảo. Cỡ cá giống thả ở các
mơ hình này là khá đồng đều (trung bình 300 g/con) và được thả cùng thời điểm. Tuy
nhiên, tốc độ sinh trưởng của cá Trắm đen ở các mơ hình này có sự khác nhau.
Ngun nhân do các ao có sự khác nhau về nhiều yếu tố như diện tích, độ sâu mức
nước, mật độ cá thả, thời điểm thả và chế độ chăm sóc của từng hộ.
Mơ hình số 1 và 2 thả cá ở mật độ 0,5 con/m 2 đã cho kết quả sinh trưởng của cá

Trắm đen cao hơn cá ở ao số 3 có mật độ cá thả 1 con/m 2. Nhưng giữa ao số 1 và số 2,
cá Trắm đen cũng cho tốc độ sinh trưởng khác nhau do ao số 2 có diện tích cũng như
độ sâu mức nước cao hơn nên cá có lớn hơn, tuy nhiên sự khác nhau này chưa thực sự
đáng kể. Cụ thể cỡ cá Trắm đen khi kiểm tra ở mơ hình số 1 đạt trung bình 3,2 kg/con
18


(dao động từ 2,5 - 3,7kg), ao số 2 đạt trung bình 3,3 kg/con (dao động từ 2,7 - 3,8kg)
và ao số 3 thấp hơn, đạt trung bình 2,8 kg/con (dao động từ 2,2 - 3,5kg). Tốc độ sinh
trưởng của cá Trắm đen ở các ao này dao động từ 5,9 - 10,9 g/con/ngày, cao nhất là cá
ở ao mô hình số 2 đạt tới 10,9 g/con/ngày và thấp nhất ở ao số 3 đạt từ 7,8 g/con/ngày.
Hai ao mô hình số 4 và 5 đều thuộc huyện Gia Lộc, thả cá muộn hơn 3 ao trên,
ngoài ra cỡ cá giống thả nhỏ hơn (trung bình 40 g/con) và mật độ thả cá cao hơn (lần
lượt là 3 con/m2 và 1,5 con/m2). Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng tới tốc độ sinh
trưởng của cá Trắm đen ở các ao này. Kết quả kiểm tra cá cho thấy, cá Trắm đen ở 2
ao này có khối lượng thấp hơn nhiều so với cá ở các ao mơ hình số 1, 2 và 3, mặc dù
số ngày nuôi đã kéo dài và cá lớn không đều; cụ thể ở ao số 4 cỡ cá dao động từ 1,8 3,8 kg, ao số 5 cỡ cá dao động từ 2 - 3,5 kg. Một kết quả khác quan sát được đó là cỡ
cá Trắm đen ở các ao mơ hình này khơng đồng đều, có sự chênh lệch khá lớn. Đặc biệt
ở ao số 4, con nhỏ mới chỉ đạt 1,8 kg trong khi có con đạt 3,8 kg. Nguyên nhân là do
mật độ thả cá ở các ao này khá cao đã làm hạn chế tốc độ sinh trưởng của cá Trắm
đen, cụ thể ở ao số 4 thả với mật độ 3 con/m2, ao số 5 thả với mật độ 1,5 con/m2.
Qua theo dõi cho thấy cá ở 2 ao số 4 và 5 có hiện tượng nổi đầu do thiếu khí vào
những ngày thời tiết thay đổi, do vậy các cán bộ đề tài đã thống nhất cùng chủ hộ cho
san đàn để giảm mật độ cá trong ao, giúp cá có thêm khơng gian để hoạt động, từ đó
sinh trưởng nhanh hơn và tránh sự va chạm dễ làm phát sinh bệnh. Nhờ đó trong
những tháng cuối cá đã có tốc độ lớn tốt hơn. Trên thị trường tiêu thụ, sản phẩm cá
Trắm đen được tiêu thụ mạnh nhất vào dịp Tết Nguyên Đán để phục vụ làm quà biếu
hoặc cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn cũng như nhu cầu ăn uống của người dân.
Thị trường đặc biệt ưa chuộng cá Trắm đen cỡ lớn, cá càng lớn giá bán càng cao.
Nhưng các ao nuôi công nghiệp muốn nuôi lớn cần ao phải sâu, hơn nữa nuôi cỡ lớn

thường kéo dài thời gian nuôi và tốn thức ăn.
1.1.3 Kết quả theo dõi thức ăn và tính tốn hệ số tiêu tốn thức ăn từ các mơ hình
Tất cả các mơ hình ni đều sử dụng thức ăn cơng nghiệp trong suốt q trình
ni, tuy nhiên hàm lượng protein trong thức ăn được thay đổi tùy thuộc vào cỡ cá và
nhu cầu protein của cá. Giai đoạn cá cịn nhỏ (từ cỡ 40-500 g/con), cá có nhu cầu
protein cao, cá được dùng thức ăn có hàm lượng protein 35%. Sau đó trong q trình
19


ni sẽ sử dụng các loại cám có hàm lượng protein giảm dần, đến giai đoạn cá lớn
(trên 1 kg), loại thức ăn được dùng có hàm lượng protein là 30%. Ngồi ra một số mơ
hình cịn sử dụng ốc, ron làm thức ăn bổ sung khi có sẵn. Tuy nhiên do lượng ốc, ron
thu mua được không đủ để cung cấp, không chủ động và thường xuyên, chỉ mua được
khi hệ thống thủy nơng cạn nước. Bình thường giá ốc khá cao, vì vậy các hộ chủ yếu
chỉ sử dụng ốc làm thức ăn thay thế vào các thời điểm khi nhiệt độ xuống thấp, cá
không ăn cám và những thời điểm sẵn có nguồn. Các kết quả theo dõi về lượng thức
ăn sử dụng tại các mơ hình được ghi chép và theo dõi đầy đủ. Kết quả được thể hiện ở
Bảng 5.
Bảng 5. Kết quả theo dõi thức ăn ở các mơ hình ni đơn cá Trắm đen

hình
1
2
3
4
5

Số cá
thả
(con)

500
1000
3000
3000
1500

Mật độ
(con/m2)
0,5
0,5
1
3
1,5

Cỡ cá khi thu
hoạch
(kg/con)
3,2 (2,5 - 3,7)
3,3 (2,7 - 3,8)
2,8 (2,2 - 3,5)
2,5 (1,8 - 3,8)
2,7 (2.0 - 3,5)

Lượng thức ăn sử
dụng (kg)
Cám
Ốc
5000
3.150
7.570

23.390
2400
15.818
9.330

Hệ số
thức ăn
2,6
2,8
3,5
3,3
3,1

Qua theo dõi với mơ hình ni thương phẩm sử dụng ốc cho thấy để tăng trọng
được 1 kg cá Trắm đen cần tiêu tốn 15-20 kg ốc. Ở mơ hình số 1, ước tính có khoảng
250 kg cá tăng trọng nhờ sử dụng ốc, cịn ở mơ hình số 4 có khoảng 120 kg cá tăng
trọng nhờ sử dụng ốc.
Kết quả sơ bộ thể hiện ở Bảng 5 cho thấy, trong 3 mô hình thả cá giống cỡ lớn,
cá Trắm đen ni ở mơ hình số 1 có hệ số thức ăn là thấp nhất (FCR = 2,6), tiếp đến là
mơ hình số 2 có FCR = 2,8 và mơ hình số 3 (FCR = 3,5). Ở mơ hình số 1 ở một số thời
điểm rét đậm đã sử dụng ốc làm thức ăn thay thế cho cá Trắm đen. Do đó hệ số sử
dụng thức ăn công nghiệp thấp hơn. Hệ số FCR = 2,6 là hệ số sử dụng thức ăn có lãi
với đối tượng ni là cá Trắm đen. Sử dụng ốc làm thức ăn bổ sung là một biện pháp
giúp tăng nhanh tốc độ sinh trưởng của cá Trắm đen, tuy nhiên một phần do lượng ốc
thu mua được không đủ cung cấp thường xuyên, một phần do trong mơ hình ni đơn
cá Trắm đen theo phương thức ni bán thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp nên
đề tài khơng khuyến khích sử dụng ốc. Ở 2 mơ hình số 2 và 3 có hệ số FCR cao hơn.
20




×