Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Khám phá trải nghiệm triệu chứng cơ thể liên quan đến biểu hiện lo âu ở người phục hồi sau covid 19 nghiên cứu định tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 106 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: TÂM LÝ HỌC
---------------o0o---------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÊN ĐỀ TÀI:
KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU
HIỆN LO ÂU Ở NGƢỜI PHỤC HỒI SAU COVID-19: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

HỌC VIÊN: HỒ HỒNG PHƢƠNG
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ THANH TÚ
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG
MSSV: 19831040228

KHOÁ 1: NĂM 2019 – 2021
Tháng 02/2023


Hội đồng khoa học luận văn
1. TS. Lê Thị Mai Liên
2. TS. Lê Hoàng Thế Huy
3. TS. Nguyễn Văn Tƣờng
4. TS. Nguyễn Thị Vân
5. TS. Kiều Thị Anh Trà

Bản quyền: Hồ Hoàng Phƣơng


MỤC LỤC
Bản Tóm Tắt (Abstract) ...................................................................................................... ….1
Danh Mục Bảng Biểu……………………………………………………………………..….3


DẪN NHẬP
1. Bối Cảnh Nghiên Cứu Và Thao Thức Cá Nhân Cho Việc Tìm Kiếm Nghiên Cứu
Liên Quan Đến Triệu Chứng Cơ Thể………………………………………………...4
2. Mục Tiêu Của Nghiên Cứu………………………………………………………………..6
3. Nhiệm Vụ Nghiên Cứu…………………………………………………………………....6
4. Đối Tƣợng Nghiên Cứu…………………………………………………………………...6
5. Khách Thể Nghiên Cứu…………………………………………………………………...7
6. Phạm Vi Nghiên Cứu……...…………………………….………………………………...7
7. Tính Mới Và Cấp Thiết Của Nghiên Cứu ………………………………………………..7
7.1 Tính Mới Trong Nghiên Cứu…………………………………..………………………...7
7.2 Tính Cấp Thiết Của Nghiên Cứu…………………………………………..…………...8
8. Ý Nghĩa Và Đóng Góp Của Nghiên Cứu ………………………………………………..9
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1. Triệu Chứng Cơ Thể (Somatic Symptoms)…………………………...………….……10
1.1 Triệu chứng cơ thể có thể tồn tại trong các rối loạn tâm bệnh………………....11
1.2 Một số yếu tố kích hoạt triệu chứng cơ thể……………………………….........12
1.3 Nhận Thức Về Triệu Chứng Cơ Thể Và Lo Âu………………………………..13
1.4 Cách thức ứng phó của ngƣời phục hồi sau Covid-19…………………..……..13
1.5 Triệu Chứng Cơ Thể Ngang Qua Các Nghiên Cứu Đa Văn Hố…………..….14
1.5.1 Triệu Chứng Cơ Thể Qua Góc Nhìn Văn Hố Á Đơng……………...…14
1.5.2 Triệu Chứng Cơ Thể Trong Văn Hoá Việt Nam……………………...15
2. Triệu Chứng Lo Âu ……………………………………..……………………………...16
3. Triệu Chứng Cơ Thể Và Lo Âu Covid-19……………………………………………...17
4. Mối liên hệ giữa triệu chứng cơ thể và biểu hiện lo âu………………………………...19
5. Câu Hỏi Nghiên Cứu…………………………………………………………………....20


CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết Kế Nghiên Cứu…………………………………………………………..….……..21
2. Khách Thể Nghiên Cứu…………………………………………………..……………...22

3. Công Cụ Nghiên Cứu…………………………………………..……………………..….23
3.1 Sử Dụng Nhật Ký…………………….………………………..……..….............23
3.2 Sử Dụng Bảng Hỏi Trong Google Form………………………….….....…….....24
3.3 Thử Nghiệm Bảng Hỏi Phỏng Vấn Sâu……………..……………......………....24
3.4 Quy Trình Thu Thập Dữ Liệu………………………………………………...…24
3.5 Đạo Đức Trong Nghiên Cứu………………………………………………...…..25
4. Phân Tích Dữ Liệu…………………………………………………………...………......25
5. Kết quả dữ liệu đƣợc thu thập ………………………………………………...………....26

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chủ Đề 1: Triệu Chứng Cơ Thể Đƣợc Tìm Thấy Ở Ngƣời Tham Gia……………………..28
1.1 Trải nghiệm triệu Chứng Cơ Thể của ngƣời tham gia…………………………...30
1.2 Yếu Tố Kích Hoạt Triệu Chứng Cơ Thể…………………………………….….32
Chủ đề 2: Nhận Thức Về Triệu Chứng Cơ Thể Và Lo Âu Ở Ngƣời Tham Gia…………....33
1.1 Mối liên hệ giữa triệu chứng cơ thể và triệu chứng lo âu………………..............34
Chủ đề 3: Những Thay Đổi Khi Có Triệu Chứng Cơ Thể Liên Quan Đến Lo Âu………...35
Chủ đề 4: Cách thức ứng phó của ngƣời phục hồi sau Covid-19……………………….….36
4.1 Sử dụng thuốc…………………………………………………………………...36
4.2 Tránh các yếu tố gây căng thẳng……………………………………………..…37
4.3 Chuyển hƣớng tập trung chú ý………………………………………………..…38
4.4 Yếu tố tâm linh và văn hoá …………………….…………………………….…39
4.5 Chia sẻ và kết nối……………………………………………………………..…39
CHƢƠNG IV: BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN
1. Bàn Luận…………………………………………………………………...……….41
1.1 Triệu Chứng Cơ Thể đƣợc tìm thấy ở ngƣời phục hồi sau Covid-19…….…41
1.2 Nhận Thức Về Triệu Chứng Cơ Thể Và Lo Âu Ở Ngƣời Tham Gia……….41


1.3 Những Thay Đổi Khi Có Triệu Chứng Cơ Thể Liên Quan Đến Lo Âu……..42
1.4 Cách thức ứng phó của ngƣời phục hồi sau covid-19……………………….43

2. Điểm Mạnh Và Hạn Chế ………………….….………………………………….…44
3. Kết Luận …………………………....………………...………………………….....45
4. Khuyến Nghị…………………………………………………………………..…….46

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………...48
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………..60
Phụ Lục I: Thƣ Mời Tham Gia Nghiên Cứu (Bảng Đồng Thuận)………………………….60
Phụ Lục II: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn……………………………..………………….……68
Phụ Lục III: Bảng khảo sát nhân khẩu học…………………………………………………69
Phụ Lục IV: Dữ liệu phỏng vấn sâu………………………………………………………...73


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hƣớng dẫn của tôi là Tiến sĩ
Nguyễn Thị Thanh Tú về sự sự tận tâm của Cơ trong q trình hỗ trợ tơi thực hiện và hoàn
thành luận văn. Những chia sẻ và trao gửi của Cô là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối
với đề tài cũng nhƣ trong hành trình thực hành nghề nghiệp.
Tôi vô cùng biết ơn chủ nhiệm đề tài “Sức bật tinh thần và các triệu chứng cơ thể
của người Việt trong đại dịch COVID-19: phương pháp nghiên cứu hỗn hợp”, TS. Nguyễn
Thị Thanh Tú, Thƣ ký khoa học: TS. Lê Thị Mai Liên, Thành viên: TS. Ngô Xuân Điệp và
TS. Vũ Bá Tuấn đã tạo điều kiện cho tôi trong công tác sàng lọc mẫu tham dự nghiên cứu,
kế thừa cơ sở lý luận và đƣợc sự cho phép và phê duyệt của hội đồng đạo đức Trƣờng Khoa
Học Xã Hội và Nhân Văn Tp. Hồ Chí Minh. Kết quả luận văn nhƣ một phần dịch chuyển
hậu đại dịch của nghiên cứu này.
Gửi lời cảm ơn đến những ngƣời đồng nghiệp của tôi: Phạm Thị Mai Trang, Trần
Thanh Tài, Diệp Đại Hùng, Vƣơng Nguyễn Toàn Thiện, Nguyễn Thị Thuý Hằng, Hồ Ngọc
Bảo Trân, Cao Huỳnh Thị Thƣơng Mỵ đã luôn nâng đỡ tôi về tinh thần, hỗ trợ tơi trong q
trình thu thập và tìm kiếm dữ liệu cho đề tài.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Thầy Dƣơng Thế Phong đã luôn đồng hành và tận
tâm hỗ trợ tơi trong việc tìm kiếm, dịch thuật tƣ liệu. Sự hỗ trợ của Thầy là nguồn động viên

rất lớn, giúp tơi có thêm sự chỉnh chu trong q trình thực hiện nghiên cứu.
Tơi rất xúc động và xin đƣợc cảm ơn những ngƣời đồng thuận tham gia nghiên cứu,
chính nhờ những chia sẻ quý báu từ Quý Anh Chị đã giúp tơi có những chất liệu q giá và
ý nghĩa liên quan đến đề tài.
Tôi xin cảm ơn các Thầy Cô trong Khoa Tâm Lý trong công tác giảng dạy, Quý Thầy
Cô trong hội đồng luận văn và ban thƣ ký đã nhiệt tình giúp đỡ tơi hồn thành tốt buổi bảo
vệ luận văn của mình.
Xin đƣợc cám ơn các thành viên trong gia đình đã ln thấu hiểu và đồng hành cùng
tơi trong suốt q trình học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn cũng nhƣ trong nghề
nghiệp bản thân chọn lựa.
Trân Trọng!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 04 năm 2023
Hồ Hoàng Phƣơng


KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU HIỆN LO ÂU Ở NGƢỜI PHỤC HỒI SAU COVID-19: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

1

Bản Tóm Tắt (Abstract)
Chủ đề nghiên cứu tập trung tìm kiếm về triệu chứng cơ thể, mối liên hệ của lo âu của
ngƣời phục hồi sau Covid-19. Cụ thể, chúng tôi khám phá trải nghiệm triệu chứng cơ thể liên
quan đến biểu hiện lo âu ở ngƣời phục hồi sau Covid-19. Dựa trên nền tảng lý thuyết của dự án
nghiên cứu “Sức bật tinh thần và các triệu chứng cơ thể của ngƣời Việt trong đại dịch COVID19” (chủ nhiệm đề tài là TS. Nguyễn Thị Thanh Tú và đã đƣợc hội đồng đạo đức trƣờng Đại
học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Tp. Hồ Chí Minh phê duyệt), học viên muốn tìm hiểu sâu
hơn về câu hỏi nghiên cứu là: Trải nghiệm triệu chứng biểu hiện nhƣ thế nào khi lo âu nơi ở
ngƣời phục hồi sau Covid-19? Ngƣời tham gia đƣợc chọn là ngƣời đã từng tham dự nghiên
cứu “Sức bật tinh thần và các triệu chứng cơ thể của ngƣời Việt trong đại dịch COVID-19”
vào tháng 8/2021, là ngƣời từng mắc Covid-19 và đã phục hồi. Năm ngƣời tham gia nghiên
cứu đƣợc phỏng vấn dựa trên các câu hỏi bán cấu trúc. Nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp phân

tích chủ đề bằng quy trình phân tích 6 bƣớc của Creswell (2013). Kết quả nghiên cứu: (1) Đặc
điểm triệu chứng cơ thể, (2) Nhận thức về lo âu và triệu chứng cơ thể ở người tham gia, (3)
Những thay đổi khi có triệu chứng cơ thể liên quan đến biểu hiện lo âu (4) Cách thức ứng phó
của người phục hồi sau Covid-19 khi có các triệu chứng cơ thể. Kết quả của nghiên cứu này
giúp nhà thực hành chuyên môn bổ sung nhiều dữ liệu sâu sắc liên quan đến những phàn nàn
về triệu chứng cơ thể ở ngƣời phục hồi sau Covid-19, đồng thời, trợ giúp trong cơng tác chẩn
đốn, điều trị cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khỏe con ngƣời.

Từ khoá: Triệu chứng cơ thể, Lo âu, Ngƣời phục hồi sau Covid-19

HỒ HOÀNG PHƢƠNG


KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU HIỆN LO ÂU Ở NGƢỜI PHỤC HỒI SAU COVID-19: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

2

ABSTRACT
This study aims to investigate the lived experience and the relationship between anxiety
and somatization symptoms in individuals recovering from Covid-19. Specifically, it examines
the somatic symptoms associated with anxiety in Covid-19 survivors. The study is based on
the theoretical framework of the research project titled "Resilience and somatic symptoms
among Vietnamese during COVID-19: a mixed method research" led by Dr. Nguyen Thi
Thanh Tu and approved by the Ethics Committee of the University of Social Sciences and
Humanities, Ho Chi Minh City. To address the research question of "What are the somatic
symptoms experienced by Covid-19 survivors with anxiety?", participants were selected
among those who previously took part in the aforementioned study conducted in August 2021
and have since recovered from Covid-19. Semi-structured interviews were conducted with five
participants. Thematic analysis, employing Creswell's (2013) six-step procedure, was utilized
to analyze the data. The results of the study revealed several important findings. Firstly,

Characteristics of somatic symptoms. Secondly, Awareness of anxiety and somatic symptoms
in participants. Thirdly, Changes when there are somatic symptoms associated with anxiety
manifestations. Lastly, Coping mechanisms of individuals recovering from Covid-19 when
experiencing somatic symptoms.These findings significantly contribute to the understanding
of somatic symptoms in Covid-19 survivors, and they have implications for the diagnosis,
treatment, and improvement of healthcare quality. By shedding light on the somatic symptoms
experienced by individuals recovering from Covid-19, this study offers valuable insights that
can aid in providing appropriate care and support to these individuals.

Keywords: somatic symptoms, anxiety, Covid-19 survivors.

HỒ HOÀNG PHƢƠNG


KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU HIỆN LO ÂU Ở NGƢỜI PHỤC HỒI SAU COVID-19: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

3

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng đặc điểm nhân khẩu học của ngƣời tham gia nghiên cứu………………..…….24
Bảng 2: Bảng dữ liệu triệu chứng cơ thể………………………………………………………29

HỒ HOÀNG PHƢƠNG


KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU HIỆN LO ÂU Ở NGƢỜI PHỤC HỒI SAU COVID-19: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

4

DẪN NHẬP

1. Bối Cảnh Nghiên Cứu Và Thao Thức Cá Nhân Cho Việc Tìm Kiếm Nghiên Cứu
Liên Quan Đến Triệu Chứng Cơ Thể
Cuối năm 2019, bệnh dịch do coronavirus 2019 (COVID-19) lần đầu tiên đƣợc báo cáo
tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc và đƣợc tìm thấy ở khắp các nơi trên thế giới vào sau đó.
Nhận thấy, tốc độ lây nhiễm nhanh chóng, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố COVID19 trở thành đại dịch vào ngày 11 tháng 3 năm 2020. Đại dịch COVID-19 gây ra loạt hậu quả
nghiêm trọng. Tính riêng tại Việt Nam, số ca nhiễm đƣợc ƣớc tính là hơn 8,5 triệu, trong đó có
42,145 ca tử vong theo số liệu thống kê của Bộ Y Tế.
Nhiều khủng hoảng bất ngờ và nằm ngồi dự đốn của các chuyên gia về đại dịch
COVID-19 đã làm gia tăng các triệu chứng liên quan đến lo âu, trầm cảm, ý định tự tử và các
rối loạn dạng cơ thể. Các nghiên cứu mới nhất kể từ sau đại dịch COVID-19 báo cáo về mối
liên hệ giữa lo âu COVID-19 và các triệu chứng cơ thể nhƣ đau đầu, hụt hơi khó thở, ho, đánh
trống ngực, tim đập nhanh, khó ngủ, mệt mỏi (Willis và Chalder, 2021). Bên cạnh đó, đại dịch
còn để lại một loạt hậu quả nghiêm trọng trên những ngƣời từng nhiễm Covid-19. Cụ thể, triệu
chứng COVID-19 kéo dài có sự tƣơng đồng với các triệu chứng cơ thể đƣợc đặc trƣng bởi các
triệu chứng cơ thể dai dẳng không rõ nguyên nhân (Ballering và cộng sự, 2021).
Giãn cách xã hội đƣợc coi là biện pháp hữu ích nhất trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm
(Brooks và cộng sự, 2020). Lệnh giãn cách cũng nhƣ các quy định về giãn cách ở các quốc gia
có nhiều khác biệt, tuy nhiên, một số điểm chung đƣợc nhận diện trong việc cách ly nhƣ việc
hạn chế đi lại và tạm dừng các hoạt động cộng đồng không thật sự cần thiết (Kissler và cộng
sự, 2020).
Nhận thấy, giãn cách xã hội làm gia tăng cảm giác đau khổ về tâm lý (Brooks và cộng
sự, 2020; Pfefferbaum và North, 2020) và cảm xúc tiêu cực: sợ hãi, không chắc chắn, bối rối
(Schimmenti và cộng sự, 2020). Nghiên cứu liên quan đến các đối tƣợng là sinh viên đại học
tại khu vực châu Á (Malaysia, Ả Rập Saudi, Pakistan, Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia) cho kết quả có 35,6% trải qua các triệu chứng lo âu từ nhẹ đến cực kỳ nghiêm trọng
(Chinna và cộng sự, 2021). Giãn cách khiến sức khỏe tinh thần rơi vào tình trạng đáng lo ngại
nhƣ sự xuất hiện của rối loạn trầm cảm, lo âu, sợ hãi và mất ngủ (Liu và cộng sự, 2020; Xiang
và cộng sự, 2020). Trong một nghiên cứu mới đây đề cập về tỷ lệ bệnh nhân đƣợc chẩn đốn

HỒ HỒNG PHƢƠNG



KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU HIỆN LO ÂU Ở NGƢỜI PHỤC HỒI SAU COVID-19: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

5

trầm cảm, lo âu ở những ngƣời phục hồi sau COVID-19 tăng lên so với các bệnh đƣờng hô
hấp khác (Taquet và cộng sự, 2021).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố một số biểu hiện của triệu chứng cơ thể sau
đại dịch Covid-19. Cụ thể là: mệt mỏi hay cảm giác yếu sức (gặp ở 2/3 bệnh nhân); khó thở,
nhất là khó thở khi gắng sức; ho kéo dài; đau ngực hay khó chịu vùng ngực. Các triệu chứng ít
gặp hơn nhƣ nhức đầu, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, chóng mặt, choáng váng, tim đập
nhanh, đau khớp, đau cơ, mất mùi vị, rối loạn tiêu hóa, ăn kém, mất ngủ, rụng tóc.
Các triệu chứng có thể mới khởi phát sau khi đã hồi phục COVID-19 hoặc kéo dài từ
trong giai đoạn đại dịch. Các triệu chứng cũng có thể dao động hoặc tái phát theo thời gian.
(WHO, trích dẫn bởi sức khoẻ và đời sống Tháng 10/2021).
Bên cạnh đó, những ngƣời phục hồi sau Covid-19 cịn có một số biểu hiện lo âu nhƣ
sau: Theo nhƣ công bố của Bộ Y Tế số ra ngày 18/03/2021 báo cáo rằng: "các triệu chứng của
lo âu sau COVID-19 bao gồm: Sợ đám đông; khó tập trung chú ý; khơng tin tƣởng vào ngƣời
khác; ám ảnh rửa tay nhiều lần; sợ phải ra khỏi nhà; gia tăng sử dụng chất kích thích; cáu kỉnh
hoặc thay đổi tâm trạng; mất nhiều thời gian để theo dõi các dấu hiệu bệnh tật; ám ảnh sợ bẩn;
xa lánh những ngƣời , bạn bè.
Trong giai đoạn đại dịch bùng nổ, tôi và các cộng sự đã tham gia hỗ trợ tâm lý cho cộng
đồng thông qua các chƣơng trình Quán Trọ Online (tiền thân của Trung Tâm Chữa Lành
FMM), Vắc Xin Tinh Thần do trƣờng Đại học Khoa học Xã Hội & Nhân Văn chịu trách
nhiệm,... Sau giai đoạn đại dịch, tôi tham gia sàng lọc và chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho hơn
21.000 ngƣời dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chƣơng trình Vắc Xin Tinh Thần (giai
đoạn 2) phối hợp với Viện Y Dƣợc Học Dân Tộc thực hiện. Trong suốt giai đoạn đồng hành
và hỗ trợ, tơi có nhiều cơ hội quan sát, đối thoại với nhiều bệnh nhân đã từng mắc Covid-19.
Các khó khăn liên quan đến triệu chứng cơ thể là một trong những than phiền của bệnh nhân

bởi tính chất dai dẳng và những ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng đời sống.
Cho đến thời điểm hiện tại, đại dịch Covid-19 đã đi qua giai đoạn khủng hoảng nhất.
Phần lớn mọi ngƣời đã có những kinh nghiệm nhất định trong việc phịng ngừa, ứng phó với
các tác động của Covid-19 trên sức khỏe thể lý và tâm lý. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, ảnh
hƣởng của đại dịch vẫn cịn kéo dài và có nhiều tác động đến sức khỏe cộng đồng. Những
phiên tham vấn mà tơi có cơ hội đồng hành với thân chủ góp phần củng cố những tác động nêu
trên. Trong cảm nghiệm cá nhân, tôi tin rằng triệu chứng cơ thể có thể gây ra các cảm giác đau

HỒ HOÀNG PHƢƠNG


KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU HIỆN LO ÂU Ở NGƢỜI PHỤC HỒI SAU COVID-19: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

6

khổ với những bệnh nhân phục hồi sau Covid-19. Tơi thiết nghĩ, mỗi cá nhân có thể ln có
những xoay sở rất riêng nhƣng với tính chất phổ biến và mang tính thời đại, những hiểu biết và
cách thức ứng phó với các khó khăn liên quan đến triệu chứng cơ thể ở ngƣời phục hồi sau
Covid-19 có thể có những điểm tƣơng đồng và cần sự nâng đỡ đúng cách từ những ngƣời
trong gia đình, đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cộng đồng.
Chính vì vậy, tìm hiểu và phân tích trải nghiệm triệu chứng cơ thể liên quan đến biểu
hiện lo âu ở ngƣời phục hồi sau Covid-19 là điều hết sức thiết thực và ý nghĩa. Nghiên cứu
mang đến nhiều chất liệu và những hiểu biết cần thiết, góp phần gia tăng tính hiệu quả, sự
phối kết hợp giữa các nhà thực hành chuyên môn trong công tác điều trị và chăm sóc sức
khỏe tinh thần.
2. Mục Tiêu Của Nghiên Cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là báo cáo về trải nghiệm sống của ngƣời phục hồi sau
Covid-19, qua đó khám phá mối liên hệ của lo âu và triệu chứng cơ thể. Kết quả của nghiên
cứu bổ sung các tƣ liệu sâu sắc liên quan đến các phàn nàn về triệu chứng cơ thể ở bệnh nhân
phục hồi sau Covid-19; đồng thời, hy vọng mang lại nhiều lợi ích cho các cơ quan y tế, các

nhà thực hành lâm sàng trong cơng tác chẩn đốn, điều trị cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng
chăm sóc sức khỏe con ngƣời.
3. Nhiệm Vụ Nghiên Cứu
Nghiên cứu khám phá trải nghiệm triệu chứng cơ thể liên quan đến biểu hiện lo âu ở
ngƣời phục hồi sau Covid-19. Cụ thể nghiên cứu làm rõ đặc điểm triệu chứng cơ thể, nhận
thức về lo âu và triệu chứng cơ thể ở ngƣời tham gia, những thay đổi khi có triệu chứng cơ thể
liên quan đến biểu hiện lo âu và cách thức ứng phó của ngƣời phục hồi sau Covid-19 khi có
các triệu chứng cơ thể. Nghiên cứu đề xuất phƣơng hƣớng và một số giải pháp cơ bản nhằm hỗ
trợ kịp thời cho các triệu chứng cơ thể và lo âu cho ngƣời phục hồi sau Covid-19.
4. Đối Tƣợng Nghiên Cứu
Triệu chứng cơ thể liên quan đến biểu hiện lo âu ở ngƣời phục hồi sau Covid-19.

HỒ HOÀNG PHƢƠNG


KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU HIỆN LO ÂU Ở NGƢỜI PHỤC HỒI SAU COVID-19: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

7

5. Khách Thể Nghiên Cứu
Phƣơng pháp lấy mẫu có tính mục đích đƣợc sử dụng trong nghiên cứu triệu chứng cơ
thể liên quan đến biểu hiện lo âu ở ngƣời phục hồi sau Covid-19. Đây là phƣơng pháp đƣợc sử
dụng rộng rãi trong nghiên cứu định tính để xác định và lựa chọn các đối tƣợng có hiểu biết
hoặc có kinh nghiệm về vấn đề đƣợc quan tâm.
Tiêu chí chọn mẫu: Ngƣời tham gia đáp ứng tiêu chí của nghiên cứu là: 1/ Ngƣời đã
từng tham gia vào nghiên cứu “Sức bật tinh thần và các triệu chứng cơ thể của người Việt
trong đại dịch COVID-19”; 2/ Ngƣời đã từng mắc Covid-19 và đã phục hồi. Ngƣời đăng ký
tham dự nghiên cứu sẽ không đƣợc chọn nếu có những biểu hiện lo âu do lạm dụng chất gây
nghiện, cũng nhƣ các bệnh về thể lý đã đƣợc chẩn đoán của bác sĩ. Nghiên cứu chỉ tập trung
nghiên cứu về triệu chứng cơ thể và lo âu ở ngƣời phục hồi sau Covid-19. Tất cả những ngƣời

tham gia đã đƣợc thơng báo về mục đích, phƣơng pháp và quyền riêng tƣ của nghiên cứu và đã
chấp thuận với đầy đủ thông tin.
6. Phạm Vi Nghiên Cứu:
- Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu trải nghiệm và mô tả đặc điểm triệu chứng cơ thể liên quan
đến biểu hiện lo âu ở ngƣời phục hồi sau Covid-19.
-

Phạm vi về khách thể
Những ngƣời tham gia tuổi từ 22 - 37 tuổi, đƣợc chọn là ngƣời đã từng tham dự nghiên

cứu tuyển chọn trong nghiên cứu “Sức bật tinh thần và các triệu chứng cơ thể của người Việt
trong đại dịch COVID-19” trong giai đoạn đại dịch vào tháng 8/2021.
Ngƣời tham dự nghiên cứu có hồn cảnh kinh tế, mơi trƣờng sống và trình độ học vấn
khác nhau.
7. Tính mới và cấp thiết của nghiên cứu.
7.1 Tính Mới Trong Nghiên Cứu
Cho đến thời điểm hiện tại, đại dịch Covid-19 đã đi qua giai đoạn khủng hoảng nhất.
Phần lớn mọi ngƣời đã có những kinh nghiệm nhất định trong việc phịng ngừa, ứng phó với
các tác động của Covid-19 trên sức khỏe thể lý và tâm lý. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, ảnh
hƣởng của đại dịch vẫn cịn kéo dài và có nhiều tác động đến sức khỏe cộng đồng.

HỒ HOÀNG PHƢƠNG


KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU HIỆN LO ÂU Ở NGƢỜI PHỤC HỒI SAU COVID-19: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

8

Tơi đã tìm thấy nhiều nghiên cứu định lƣợng về lo âu liên quan đến triệu chứng cơ thể

trên thế giới (Jones và cộng sự, 2018; Zheng và cộng sự, 2019; Huang và cộng sự, 2020). Tuy
nhiên, nghiên cứu theo định tính về chủ điểm này khơng nhiều. Cũng trong giới hạn tìm kiếm
của riêng tơi, tại Việt Nam chƣa ghi nhận bất kỳ nghiên cứu nào về triệu chứng cơ thể liên
quan đến biểu hiện lo âu ở ngƣời phục hồi sau Covid-19. Đây cũng có thể là một thách thức rất
lớn đối với cả ngƣời chăm sóc lẫn ngƣời cần đƣợc chăm sóc. Thiết nghĩ, bản thân ngƣời phục
hồi sau Covid-19 cũng là những đối tƣợng cần đƣợc nâng đỡ và đồng hành. Kết quả thu đƣợc
có thể sẽ đóng góp một phần nào đó cho các nhà chun mơn trong q trình xây dựng chƣơng
trình can thiệp và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Đó chính là lý do thơi thúc tơi tìm hiểu và thực
hiện đề tài về triệu chứng cơ thể liên quan đến biểu hiện lo âu ở ngƣời phục hồi sau Covid-19.
7.2 Tính Cấp Thiết Của Nghiên Cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cứu trải nghiệm và mô tả đặc điểmtriệu chứng cơ thể liên
quan đến biểu hiện lo âu ở ngƣời phục hồi sau Covid-19.
Lo âu là một trạng thái cảm xúc căng thẳng, khó chịu của sự lo sợ và không thoải mái;
nguyên nhân thƣờng không rõ ràng. Ở mức độ biểu hiện thấp, lo âu có tính thích nghi và cần
thiết cho cuộc sống hàng ngày. Nhƣng ở mức nghiêm trọng hơn, lo âu có thể phát triển thành
các triệu chứng khác nhau hoặc thậm chí thành chứng lo âu bệnh lý. Triệu chứng cơ thể ở
ngƣời phục hồi sau Covid-19 có dấu hiệu gia tăng hơn sau thời kỳ đại dịch.
Trong quá trình làm việc, tôi cũng ghi nhận nhiều lời than phiền liên quan đến các triệu
chứng ở các bệnh nhân phục hồi sau Covid-19. Chính điều đó đã khiến tơi khơng ngừng suy tƣ
rằng “lo âu của ngƣời phục hồi sau Covid-19 có ảnh hƣởng đến triệu chứng cơ thể của họ hay
không?”. Ý tƣởng nghiên cứu này đƣợc nuôi dƣỡng trong suốt quá trình hỗ trợ cộng đồng ở cả
hai giai đoạn đại dịch và hậu đại dịch. Qua những buổi tham vấn trực tuyến lẫn trực tiếp, tôi
nhận thấy triệu chứng cơ thể gây ra cảm giác đau khổ, triệu chứng lo âu xuất hiện ở những tình
huống khó kiểm sốt, cách thức ứng phó với triệu chứng cơ thể và lo âu, sự kết nối với ngƣời
thân yêu. Chính nhờ những quan sát thực tiễn này, đã thôi thúc tôi thực hiện nghiên cứu với
mong muốn tìm ra câu trả lời cho những trải nghiệm về triệu chứng cơ thể và lo âu ở ngƣời
phục hồi sau Covid-19.
Hiểu biết thêm về trải nghiệm của ngƣời phục hồi sau Covid-19 giúp cho các đơn vị y
tế, các nhà chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý - xã hội, các nhà thực hành lâm sàng


HỒ HOÀNG PHƢƠNG


KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU HIỆN LO ÂU Ở NGƢỜI PHỤC HỒI SAU COVID-19: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

9

có nhìn nhận sâu sắc hơn về triệu chứng cơ thể và những yếu tố ảnh hƣởng đến triệu chứng cơ
thể cũng nhƣ đặc thù của những triệu chứng cơ thể không do bệnh lý gây nên. Từ đó xây dựng
phác đồ hỗ trợ tốt hơn cho bệnh nhân phục hồi sau Covid-19, giảm thiểu gánh nặng về nhân
lực và tài lực lên ngành y tế.
8. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu.
- Về khoa học, nghiên cứu bổ sung vào các nghiên cứu hiện có tƣ liệu có minh chứng
khoa học về trải nghiệm triệu chứng cơ thể liên quan đến biểu hiện lo âu ở ngƣời phục hồi sau
Covid-19.
- Về thực tiễn, xã hội, nghiên cứu hỗ trợ các nhà thực hành lâm sàng có cái nhìn sâu hơn
về triệu chứng cơ thể liên quan đến biểu hiện lo âu ở ngƣời phục hồi sau Covid-19. Trợ giúp
các nhà chuyên môn định hƣớng, xây dựng kế hoạch trị liệu tốt nhất cho thân chủ phục hồi sau
Covid-19.
Với ý nghĩa nghiên cứu về triệu chứng cơ thể liên quan đến biểu hiện lo âu vừa đƣợc
trình bày phần trên, chúng tơi sẽ đi vào phần cơ sở lý thuyết để xây dựng nền tảng cơ sở khoa
học cho nghiên cứu.

HỒ HOÀNG PHƢƠNG


KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU HIỆN LO ÂU Ở NGƢỜI PHỤC HỒI SAU COVID-19: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

10


CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu triệu chứng cơ thể liên quan đến biểu hiện lo âu ở ngƣời
phục hồi sau covid-19. Chính vì thế, trong chƣơng này, nghiên cứu sẽ đề cập đến nền tảng
khoa học liên quan đến triệu chứng cơ thể và biểu hiện lo âu.
Với tâm thế là một nhà thực hành lâm sàng, trực tiếp tham gia hỗ trợ bệnh nhân lo âu
trong giai đoạn giãn cách xã hội, với những quan sát cá nhân, tơi nhận thấy lo âu có thể là một
yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến triệu chứng cơ thể. Do đó, để thực hiện nghiên cứu này, tài
liệu tổng quan về lo âu và triệu chứng cơ thể đƣợc chú trọng. Đồng thời, tài liệu về những yếu
tố khác có ảnh hƣởng triệu chứng cơ thể cũng đƣợc cân nhắc thu thập. Lo âu và triệu chứng cơ
thể là hai khái niệm sẽ đƣợc làm rõ trong những phần sau.
1. Khái Niệm Triệu Chứng Cơ Thể (Somatic Symptoms)
Trong khuôn khổ nghiên cứu, triệu chứng cơ thể đƣợc xem xét trên phƣơng diện lời
phàn nàn về những cơn đau thể chất có liên quan đến các yếu tố tâm lý. Các triệu chứng cơ thể
nhƣ đau ngực, chóng mặt, mệt mỏi và đau bụng phổ biến ở những bệnh nhân lo âu (Guo, Ding
và cộng sự, 2017).
Những cơn đau và triệu chứng này gây khó chịu, cản trở các hoạt động hàng ngày và
ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống. khiến bệnh nhân phải thƣờng xuyên đi thăm khám y tế,
tìm cách điều trị. Bệnh nhân thƣờng có xu hƣớng thăm khám y khoa khi nhận diện các triệu
chứng cơ thể. Tuy nhiên, sau tiến trình thăm khám, y học cũng không thể lý giải đƣợc nguyên
nhân gây ra những triệu chứng cơ thể này một cách rõ ràng (Li và cộng sự, 2016).
Bác sĩ thƣờng cân nhắc các mô tả về triệu chứng mà bệnh nhân cung cấp để chẩn đoán
và đƣa ra phác đồ điều trị. Tuy nhiên, trên thực tế, triệu chứng cơ thể không phải là dấu hiệu
của một bệnh riêng biệt (Engel và cộng sự, 1977; đƣợc trích từ Rosendal và cộng sự, 2017) và
triệu chứng cơ thể khởi phát hoặc tồn tại không phụ thuộc vào tiền sử bệnh lý trƣớc đó (Sharpe,
2013). Khi khơng đƣợc gọi tên chính xác, triệu chứng cơ thể thƣờng đƣợc mô tả là “những
triệu chứng khơng thể giải thích đƣợc về mặt y tế” (Rosendal và cộng sự, 2017).
Nghiên cứu của Tomenson và cộng sự (2013) đã phát hiện rằng bệnh nhân lo ngại của
về “gánh nặng‟‟ của triệu chứng cơ thể chứ không phải là số lƣợng triệu chứng cơ thể khơng
giải thích đƣợc về mặt y tế, điều này cũng đƣợc xác định ngay cả khi bệnh nhân đã kiểm soát
đƣợc các cơn lo âu. Triệu chứng cơ thể không phải lúc nào cũng do bệnh, việc trải qua các


HỒ HOÀNG PHƢƠNG


KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU HIỆN LO ÂU Ở NGƢỜI PHỤC HỒI SAU COVID-19: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

11

triệu chứng cơ thể cũng là một phần của cuộc sống bình thƣờng (Acevedo-Mesa và cộng sự,
2021).
Trong suốt quá trình triệu chứng cơ thể lặp đi lặp lại và kéo dài thƣờng tác động đến
cảm xúc trƣớc khi phát triển thành bệnh (Rothenhausler, 2016; Van der Feltz-Cornelis và cộng
sự, 2011). Ngƣời đƣợc chẩn đoán là rối loạn triệu chứng cơ thể, thƣờng liên quan đến các tiêu
chí lâm sàng theo bảng phân loại tâm thần. Theo sổ tay Chẩn Đoán và Thống Kê Các Rối
Loạn Tâm thần (DSM-5), một ngƣời đƣợc chẩn đoán mắc chứng rối loạn triệu chứng cơ thể
cần ít nhất 1 triệu chứng cơ thể làm bệnh nhân khó chịu, hoặc làm gián đoạn cuộc sống hằng
ngày; những hành vi, cảm giác, ý nghĩ quá mức về các triệu chứng cơ thể hoặc triệu chứng liên
quan đến sức khỏe, dễ nhận thấy bởi ít nhất một biểu hiện sau: (1) Những ý nghĩ dai dẳng và
không tƣơng xứng về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng; (2) Lo lắng quá mức một
cách dai dẳng về sức khỏe hay về các triệu chứng cơ thể; (3) Mất quá nhiều công sức và thời
gian cho các triệu chứng nói trên hay các vấn đề có liên quan đến sức khỏe. Mặc dù các triệu
chứng cơ thể khơng cịn nhƣng tác động mà các triệu chứng gây ra vẫn kéo dài dai dẳng ở
ngƣời bệnh (thƣờng ít nhất 6 tháng).
Ngồi ra, họ cũng có thể bị rối loạn cảm xúc (lo âu, trầm cảm) kèm theo (Lowe và cộng
sự, 2008). Các triệu chứng tái phát hoặc dai dẳng, lặp đi lặp lại, khiến ngƣời bệnh phải đi thăm
khám, chúng khiến chất lƣợng cuộc sống giảm, bệnh thƣờng không đƣợc phát hiện trong giai
đoạn ban đầu vì bị nhầm với các bệnh thực thể (Klaus và cộng sự, 2013). Sự hiện diện của lo
âu và trầm cảm có liên quan đến sự xuất hiện của các triệu chứng cơ thể trong tƣơng lai (Creed
và cộng sự, 2012).
Mặc dù, các thuật ngữ về triệu chứng cơ thể và rối loạn triệu chứng cơ thể dùng để chỉ

tình trạng bệnh nhân phàn nàn về những cơn đau thể chất có liên quan đến các yếu tố tâm lý,
các triệu chứng thực thể có nhiều điểm tƣơng đồng. Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài chỉ
tập trung vào tìm hiểu triệu chứng cơ thể đƣợc chia sẻ bởi chính ngƣời tham gia nghiên cứu.
1.1 Triệu Chứng Cơ Thể Trong Các Rối Loạn Tâm Bệnh
Một cuộc khảo sát cắt ngang về mối liên hệ giữa lo âu, trầm cảm và các triệu chứng cơ
thể tại 15 trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu đã tìm thấy sự trùng lặp đáng kể về kết
quả. Tỷ lệ 54% bệnh nhân có triệu chứng cơ thể bị lo âu, trầm cảm hoặc cả hai (Lowe và cộng
sự, 2008). So với những bệnh nhân không mắc bệnh tâm thần, những ngƣời mắc chứng rối

HỒ HOÀNG PHƢƠNG


KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU HIỆN LO ÂU Ở NGƢỜI PHỤC HỒI SAU COVID-19: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

12

loạn lo âu và trầm cảm có nhiều triệu chứng cơ thể hơn. Tuy nhiên, trong q trình thăm khám
y khoa lại khơng tìm thấy ngun nhân bệnh và khả năng họ là những ngƣời thƣờng xuyên
thăm khám sức khỏe tại các cơ sở y tế (McLaughlin và cộng sự, 2006).
Ngoài ra, triệu chứng cơ thể có liên quan đến rối loạn nhân cách (Croicu và cộng sự,
2014). Rối loạn tâm thần bao gồm các chứng lo âu, trầm cảm và các dạng phân ly (Shorter,
2015). Việc phân loại các rối loạn cơ thể trong DSM-5 đã đƣợc cập nhật để giúp ích cho các
bác sĩ đánh giá về các tiêu chí chẩn đốn cũng nhƣ giảm sự nhọc nhằn của các rối loạn triệu
chứng nhƣ: chứng nghi bệnh, rối loạn đau với rối loạn triệu chứng cơ thể (Meyer và Weaver,
2006). Tiêu chuẩn chẩn đoán mới của rối loạn triệu chứng cơ thể bao gồm các cá nhân mắc
chứng đau khổ không phù hợp; suy nghĩ và cảm xúc quá mức, lo lắng dai dẳng về các vấn đề
sức khỏe bất kể nguyên nhân y tế nào (APA, 2013). Các rối loạn và triệu chứng phù hợp với
định nghĩa về rối loạn triệu chứng cơ thể trong chăm sóc ban đầu, nhƣng khơng giới hạn ở các
triệu chứng về tim, mất năng lƣợng, đau cơ xơ hóa, mệt mỏi mãn tính, đau mãn tính, tê và
ngứa ran, nhức đầu, mất ngủ, tình trạng da cũng nhƣ bệnh đƣờng tiêu hóa và khó khăn về hơ

hấp (APA, 2013).
Triệu chứng cơ thể có thể tồn tại trong rất nhiều rối loạn tâm bệnh khác nhau. Trong đó,
rối loạn này thƣờng đƣợc biểu hiện dƣới dạng các vấn đề về thể lý (Yutzy và Parish, 2011).
Những ngƣời gặp vấn đề về triệu chứng cơ thể thƣờng đi thăm khám qua nhiều bác sĩ khác
nhau. Họ thƣờng mô tả nhiều triệu chứng của mình bằng những thuật ngữ kịch tính và phóng
đại, hầu hết đều cảm thấy lo âu và chán nản (Dimsdale, 2010; Leiknes, 2010).
1.2 Một Số Yếu Tố Kích Hoạt Triệu Chứng Cơ Thể
Vào cuối thế kỷ 17, yếu tố tâm lý đƣợc dùng để giải thích cho nguyên nhân của các
triệu chứng cơ thể (Acevedo-Mesa và cộng sự, 2021). Quá trình triệu chứng cơ thể phát triển
thành bệnh thƣờng liên quan đến các yếu tố gia đình, xã hội và tâm lý (Rothenhausler, 2016;
Van der Feltz-Cornelis và cộng sự, 2011). Yếu tố gây căng thẳng tâm lý xã hội lặp đi lặp lại
(ví dụ: xung đột hơn nhân, khó khăn trong cơng việc).
Một số yếu tố rủi ro có liên quan đến các triệu chứng cơ thể mãn tính và nghiêm trọng,
bao gồm: bị bỏ bê hoặc lạm dụng tình dục thời thơ ấu (Lacelle và cộng sự, 2013; Vinberg và
cộng sự, 2013); lối sống hỗn loạn, tiền sử sử dụng rƣợu và chất kích thích và các mối quan hệ
phức tạp (Walker và cộng sự, 1999; Katon và cộng sự, 2007). Tiền sử thời thơ ấu bị bệnh mãn

HỒ HOÀNG PHƢƠNG


KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU HIỆN LO ÂU Ở NGƢỜI PHỤC HỒI SAU COVID-19: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

13

tính, hành vi bệnh tật bất thƣờng, hoặc trong gia đình có thành viên mắc bệnh mãn tính dễ dẫn
đến triệu chứng cơ thể (Rief và cộng sự, 2007; Craig và cộng sự, 1993)
Các yếu tố sinh học, tâm lý và mơi trƣờng phức tạp đóng một vai trị quan trọng ở
những bệnh nhân có nhiều triệu chứng cơ thể. Có một số bằng chứng cho thấy các yếu tố di
truyền cũng đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển các triệu chứng cơ thể. Nhiều
nghiên cứu cho phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa các yếu tố di truyền, triệu chứng cơ thể,

lo âu và trầm cảm (Kato và cộng sự, 2009; Kendler và cộng sự, 1995). Có thể, những triệu
chứng cơ thể này khơng có ngun nhân y học rõ ràng nhƣng các yếu tố rủi ro kể trên góp
phần làm trầm trọng thêm các triệu chứng thể cơ thể.
1.3 Nhận Thức Về Triệu Chứng Cơ Thể Và Lo Âu
Theo định nghĩa của Oxford, nhận thức là quá trình mà kiến thức và sự hiểu biết đƣợc
phát triển trong tâm trí. Đó là q trình con ngƣời lựa chọn và xử lý thông tin từ thế giới xung
quanh (EDUCATION, 2016). Nhận thức về cảm xúc và nhận thức về cơ thể là những quá trình
thiết yếu đối với sức khỏe tâm thần của con ngƣời. Nhận thức về cảm xúc/cơ thể là trạng thái
mà các cá nhân có thể tiếp cận với tình trạng cảm xúc/cơ thể của chính họ (Chalmers, 1997).
Sự phát triển của các triệu chứng cơ thể có liên quan đến việc làm giảm nhận thức về
mặt cảm xúc (Subic-Wrana và cộng sự, 2010; Zune Hammer và cộng sự, 2015). Theo mơ hình
của Lane và Schwartz đề xuất rằng việc giảm nhận thức về cảm xúc, có thể dẫn đến những khó
khăn trong việc nhận diện cảm xúc tình cảm mà thay vào đó nó đƣợc xử lý nhƣ các triệu
chứng cơ thể (Subic-Wrana và cộng sự, 2005).
Các nghiên cứu tƣơng quan cũng chỉ ra rằng tính khơng linh hoạt về tâm lý đƣợc dự
đoán sự lo âu ở nhiều bệnh nhân (Hayes và cộng sự, 2006). Ngày càng có nhiều gợi ý rằng
việc thay đổi q trình nhận thức, cũng là yếu tố quan trọng trong việc học cách chấp nhận
thay vì chú ý một cách khơng cần thiết đến cảm giác khó chịu hoặc lo âu (Gardner và Moore,
2004).
1.4 Cách thức ứng phó của người phục hồi sau Covid-19
Trong vài thập kỷ trở lại đây, niềm tin tâm linh đƣợc chú trọng ngày càng nhiều, các
nhà chun mơn nhấn mạnh vai trị quan trọng của niềm tin tâm linh trong nghiên cứu, thực
hành lâm sàng và trong tiến trình trị liệu với bệnh nhân (Hackney và Sanders, 2003;
Pargament và cộng sự 2005; Unterrainer và cộng sự, 2014). Niềm tin tâm linh đã đƣợc chứng

HỒ HOÀNG PHƢƠNG


KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU HIỆN LO ÂU Ở NGƢỜI PHỤC HỒI SAU COVID-19: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH


14

minh là giúp gia tăng khả năng phục hồi và có thể đóng vai trị là yếu tố bảo vệ tâm lý của mỗi
cá nhân trƣớc những sự kiện đau khổ (Bryant-Davis và Wong, 2013).
Cách mà mỗi cá nhân đối diện với các sự kiện khủng hoảng dựa trên niềm tin tơn giáo
của họ có thể giúp họ hiểu sâu hơn về cuộc sống, mối liên hệ với Thƣợng Đế và hy vọng
(Villas Boas, 2020). Các tài liệu báo cáo về mối quan hệ tích cực giữa tôn giáo và sức khỏe
tâm lý, giúp nâng cao lòng tự trọng và giảm mức độ căng thẳng (Bryant-Davis và Wong,
2013).
Các chiến lƣợc đối phó đƣợc sử dụng nhƣ là những nỗ lực nhằm ngăn chặn, giảm thiểu
mối đe dọa, hoặc để giảm căng thẳng liên quan (Carver và cộng sự, 2010), có thể giúp điều
chỉnh cảm xúc trƣớc các tình huống gây lo âu, ảnh hƣởng sức khỏe thể chất và tâm lý
(Morocco và cộng sự, 2014). Các nghiên cứu cho thấy chiến lƣợc đối phó đƣợc xem nhƣ yếu
tố bảo vệ đối với triệu chứng đau khổ tâm lý (Meyer, 2001; Graner, 2019).
1.5 Triệu Chứng Cơ Thể Ngang Qua Các Nghiên Cứu Đa Văn Hoá
Mặc dù các phƣơng pháp mới nhất đã tập trung vào việc phân loại các triệu chứng cơ
thể dựa trên nhóm triệu chứng để hiểu chính xác những gì bệnh nhân đang phàn nàn, tuy nhiên,
văn hóa có thể có tác động lớn đến việc giải thích triệu chứng và biểu hiện lâm sàng của các
triệu chứng cơ thể. Do đó, các nghiên cứu dân số trong một nền văn hóa cụ thể có thể cung cấp
thêm bằng chứng về các triệu chứng thơng thƣờng ở các nhóm phi lâm sàng và giúp phân loại
các triệu chứng cơ thể. Ngày càng có nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng nhiều nhóm văn hóa,
bao gồm cả những nhóm đến từ Papua New Guinea (Lindstrưm, 2002), thổ dân Úc (Turpin,
2002) và Tây Phi (Geurts, 2003) đều tập trung chú ý vào triệu chứng cơ thể. Theo nghiên cứu
của Chentsova-Dutton và Dzokoto (2014) đã phát hiện ra rằng ngƣời Tây Phi cũng tự nhận
thấy mình nhạy cảm hơn với những thay đổi về cơ thể so với ngƣời Mỹ gốc Âu.
Firouzabadi và cộng sự (2015) đã báo cáo rằng biểu hiện chính của sự đau khổ tâm lý
trong các mối quan hệ gia đình và giữa các cá nhân ở ngƣời Iran là triệu chứng cơ thể
(Firouzabadi và cộng sự, 2015).
Văn hóa và xã hội là những yếu tố khác có thể có tác động quan trọng đến cách thể hiện
triệu chứng cơ thể ở mỗi quốc gia trên các lục địa khác nhau. Bên cạnh giới tính, văn hóa và

mối quan hệ trị liệu, có thể có nhiều yếu tố khác ảnh hƣởng đến triệu chứng cơ thể hơn, chẳng

HỒ HOÀNG PHƢƠNG


KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU HIỆN LO ÂU Ở NGƢỜI PHỤC HỒI SAU COVID-19: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

15

hạn nhƣ khác biệt độ tuổi, điều kiện kinh tế, nguồn thu nhập, trình độ học vấn….(Tylee, 2005;
Stewart, 2003).
1.5.1 Triệu Chứng Cơ Thể Qua Góc Nhìn Văn Hố Á Đơng
Nhƣ tơi đã trình bày ở phần trên, trong các bối cảnh văn hóa khác nhau cho thấy trải
nghiệm triệu chứng cơ thể khác nhau. Đặc biệt, các triệu chứng cơ thể có thể có ý nghĩa trong
bối cảnh văn hóa châu Á so với phƣơng Tây, do nền văn hóa châu Á ủng hộ các biểu hiện đau
khổ về mặt cơ thể (Ryder và cộng sự, 2008). Các triệu chứng cơ thể có thể đóng một vai trị ít
quan trọng hơn trong bối cảnh văn hóa phƣơng Tây (ví dụ: Canada hoặc Hoa Kỳ) với lịch sử
thuyết nhị nguyên trong y học (tức là tách biệt các vấn đề của tâm trí và cơ thể) (Ryder và
cộng sự, 2002).
Trong các nền văn hóa phụ thuộc lẫn nhau của di sản châu Á, trong đó mỗi cá nhân kết
nối từng thành viên khác và cùng hƣớng đến lợi ích chung của cộng đồng (Markus và cộng sự,
1991). Những phàn nàn về thể chất có thể là sự khác biệt trong giao tiếp hơn là thể hiện sự đau
khổ về triệu chứng cơ thể qua biểu hiện lo âu hoặc trầm cảm. Các triệu chứng cơ thể, có thể
đƣợc sử dụng để truyền đạt sự đau khổ dựa trên giá trị: kiềm chế cảm xúc để duy trì sự hịa
hợp xã hội, kìm nén cảm xúc tiêu cực nhƣ là một chiến lƣợc đối phó vì lợi ích xã hội (Butler
và cộng sự, 2007; Le và Impett, 2013), đồng thời tránh né sự hỗ trợ từ cộng đồng nhằm giảm
gánh nặng cho các mối quan hệ xã hội - gia đình (Taylor và cộng sự, 2004; Choi và cộng sự,
2016).
Theo nghiên cứu bệnh nhân đa văn hoá của Parker và cộng sự (2001) báo cáo rằng: Những
ngƣời Trung Quốc tham gia vào nghiên cứu, khi đƣợc hỏi phần lớn ủng hộ thể hiện triệu

chứng cơ thể hơn là bộc lộ đau khổ về tâm lý. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy sự khác
biệt về văn hoá là sự nhấn mạnh các triệu chứng tâm lý khi quan sát các mẫu phƣơng Tây
(Parker và cộng sự, 2001).
1.5.2 Triệu Chứng Cơ Thể Trong Văn Hoá Việt Nam
Theo một nghiên cứu của Kim và cộng sự (2019) cho thấy rằng: Văn hóa Việt Nam chủ
yếu mang tính chất kết nối, nhấn mạnh sự hòa hợp cộng đồng và các giá trị gia đình. Thanh
niên Việt Nam đƣợc xã hội hóa trong bối cảnh gia đình, phần lớn phụ thuộc lẫn nhau, kế thừa
và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình. Chính vì lẽ đó, yếu tố triệu chứng cơ thể đƣợc

HỒ HOÀNG PHƢƠNG


KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU HIỆN LO ÂU Ở NGƢỜI PHỤC HỒI SAU COVID-19: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

16

củng cố và dễ dàng chấp nhận hơn là bộc lộ sự đau khổ về mặt cảm xúc. Ảnh hƣởng tiềm ẩn
của nền văn hoá đƣợc dự báo làm gia tăng đau khổ về mặt nhận thức và cảm xúc, đƣợc biểu
đạt qua triệu chứng cơ thể (Kim và cộng sự, 2019)
Nghiên cứu cho thấy, có khá nhiều lời than phiền liên quan đến triệu chứng cơ thể tự
báo cáo nhƣ: khó thở, đau bao tử, mệt mỏi, khó tập trung, mất ngủ. Các loại triệu chứng đƣợc
chia theo các nhóm nhƣ sau: Hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ cơ xƣơng khớp, hệ tim mạch/ huyết
áp, hệ hơ hấp cịn có một số triệu chứng khác khơng đƣợc phân loại cụ thể vào các nhóm nêu
trên. Các triệu chứng cơ thể là hiện tƣợng phức tạp, bao gồm cả khía cạnh thể chất và tâm lý
(Li và cộng sự, 2020). Giai đoạn đại dịch đi qua, những dƣ chấn ảnh hƣởng về sức khỏe thể
chất và tinh thần của cộng đồng vẫn còn rất lớn. Trong bối cảnh hậu đại dịch, tơi sẽ trình bày
những biểu hiện lo âu, mối liên hệ giữa triệu chứng cơ thể và lo âu cụ thể hơn.
2. Triệu Chứng Lo Âu
Lo âu là một thuật ngữ chung chỉ các cảm xúc sợ hãi, lo lắng, căng thẳng (trích bệnh
viện Nguyễn Tri Phƣơng). Lo âu là một trạng thái cảm xúc với các thành phần kinh nghiệm

tƣơng tác (ví dụ: sợ hãi), hành vi (ví dụ: trốn tránh) và sinh lý (ví dụ: nhịp tim nhanh). Giống
nhƣ tất cả các trạng thái cảm xúc, nó có thể đƣợc trải nghiệm ở các mức độ khác nhau về
cƣờng độ, tần suất và thời gian. Ở mức độ biểu hiện thấp, lo âu có tính thích nghi và cần thiết
cho cuộc sống hàng ngày. Nhƣng ở mức cao hơn khi biểu hiện quá mức về cƣờng độ, thời
lƣợng hoặc tần suất xuất hiện và gây rối loạn, phát triển thành các triệu chứng khác nhau hoặc
thậm chí thành chứng rối loạn lo âu (Mallorq-Bag và cộng sự, 2016).
Theo mơ hình nhận thức hành vi gợi ý rằng sự lo âu có thể góp phần vào sự phát triển
của các triệu chứng cơ thể thơng qua kích thích nhận thức và sinh lý, đây cũng là một trong
những mơ hình đƣợc chấp nhận rộng rãi nhất. Theo mơ hình này, khi cá nhân cảm thấy lo âu,
họ có thể trở nên quá tập trung vào các cảm giác cơ thể và coi chúng là dấu hiệu của bệnh tật,
dẫn đến gia tăng lo âu và kích thích sinh lý. Chu kỳ này có thể dẫn đến các triệu chứng cơ thể
nhƣ chứng đau nửa đầu, căng cơ và rối loạn tiêu hóa (Clark và Beck, 2010).
Barlow và cộng sự định nghĩa lo âu là một trạng thái tiêu cực đƣợc đặc trƣng bởi các
triệu chứng cơ thể của căng thẳng về thể chất và lo sợ về tƣơng lai (Barlow và cộng sự, 2016).
Ở ngƣời, có thể là một cảm giác khó chịu chủ quan, một loạt các hành vi hoặc phản ứng tâm lý

HỒ HOÀNG PHƢƠNG


KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU HIỆN LO ÂU Ở NGƢỜI PHỤC HỒI SAU COVID-19: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

17

bắt nguồn từ não và phản ánh nhịp tim tăng lên và căng cơ. Lo âu cũng liên quan chặt chẽ đến
trầm cảm (Brown và Barlow, 2005, 2009; Clark, 2005; Craske và cộng sự, 2009).
Lo âu khơng dễ chịu, nhƣng mỗi cá nhân đều có trải nghiệm với nó. Đáng ngạc nhiên,
lo âu có thể trở thành yếu tố hữu ích cho mỗi cá nhân, ít nhất ở mức vừa phải (Yerkes và
Dodson, 1908). Trong thời gian ngắn hạn, các biểu hiện xã hội, thể chất và trí tuệ đƣợc điều
khiển và nâng cao bởi sự lo âu. Nhờ có sự lo âu mà chúng ta làm việc tốt hơn. Howard Liddell
lần đầu tiên đề xuất ý tƣởng này, ông gọi sự lo âu là “cái bóng của sự thơng minh” (Barlow,

2004).
Các bằng chứng mới đƣa ra một mơ hình tích hợp lo âu liên quan đến nhiều yếu tố tâm
lý (Barlow, 2002; Suarez và cộng sự, 2009). Trong thời thơ ấu, chúng ta dần nhận thức đƣợc
rằng các sự kiện xảy ra trong cuộc sống, khơng phải lúc nào cũng nằm trong sự kiểm sốt của
chúng ta (Chorpita và cộng sự, 1998). Điều này cho thấy, chúng ta tự tin khi kiểm soát đƣợc
các sự kiện diễn ra trong cuộc sống và có khả năng ứng phó với chúng (Boswell và cộng sự,
2013; Bowlby,1980; Chorpita và cộng sự,1998; Gunnar và Fisher, 2006). Kinh nghiệm cho
thấy, cảm giác khơng kiểm sốt đƣợc các sự kiện diễn ra khiến chúng ta ít nhiều dễ bị lo âu
hơn.
Những sự kiện gây lo âu trong cuộc sống gây ra những tổn thƣơng về sinh học và tâm
lý của chúng ta. Hầu hết các yếu tố xã hội xảy ra với mỗi cá nhân nhƣ: căng thẳng trong hôn
nhân, ly hơn, khó khăn trong cơng việc, mất mát ngƣời thân yêu, áp lực trong công việc. Các
nguyên nhân gây lo âu có thể kích hoạt phản ứng thể chất, chẳng hạn nhƣ tăng huyết áp, và các
phản ứng cảm xúc (Barlow, 2002).
Trong nghiên cứu này, tôi định nghĩa lo âu là một trạng thái tâm lý phổ biến đặc trƣng
bởi các yếu tố nhận thức về cơ thể, cảm xúc và hành vi; hoạt động nhƣ một yếu tố bảo vệ
chống lại sự đe dọa của tình huống. Tuy nhiên, khi lo âu kéo dài có thể dẫn đến đau khổ về
mặt tâm lý ảnh hƣởng đến hoạt động hàng ngày của một cá nhân. Nghiên cứu này tập trung
vào biểu hiện lo âu mà không phải rối loạn lo âu (lo âu bệnh lý).
3. Triệu Chứng Cơ Thể Và Lo Âu Hậu COVID-19
Trong một nghiên cứu của Fukase (2021), lo âu đƣợc coi là một trong những triệu
chứng kéo dài hậu Covid (Post-Covid). Nhiều nghiên cứu cho thấy từ 23% đến 26% số ngƣời
bị lo âu sau khi khỏi bệnh, đặc biệt là phụ nữ. Lo âu sau Covid-19 có các triệu chứng trùng lặp

HỒ HỒNG PHƢƠNG


KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU HIỆN LO ÂU Ở NGƢỜI PHỤC HỒI SAU COVID-19: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

18


với các rối loạn sau: Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD), rối loạn ám ảnh - cƣỡng bức (OCD), rối
loạn stress sau chấn thƣơng (PTSD), cơn hoảng sợ kịch phát.
Các triệu chứng của lo âu sau COVID-19 bao gồm: Sợ đám đơng; khó tập trung chú ý;
không tin tƣởng vào ngƣời khác; bắt buộc rửa tay nhiều lần; sợ phải ra khỏi nhà; gia tăng sử
dụng chất kích thích; cáu kỉnh hoặc thay đổi tâm trạng; mất nhiều thời gian để theo dõi các dấu
hiệu bệnh tật; ám ảnh sợ bẩn; xa lánh ngƣời thân.
Trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19, tần suất các triệu chứng trầm cảm ở Nhật
Bản cao gấp 2 đến 9 lần so với trƣớc đại dịch. Một nghiên cứu của Ba Lan cho thấy trong đợt
dịch thứ hai ở nƣớc này, 20% ngƣời dân có các triệu chứng lo âu và gần 19% có các triệu
chứng lo âu và trầm cảm. Năm 2021, các nghiên cứu đã ghi nhận mối tƣơng quan giữa triệu
chứng Covid-19 và triệu chứng lo âu, triệu chứng Covid-19 của bệnh nhân càng tồi tệ, lo âu
hậu Covid-19 càng nặng. Trong bối cảnh dịch bệnh, lo âu hậu Covid-19 có liên quan đến thực
thể lẫn tâm lý. Có nhiều hậu quả về sức khỏe tâm thần của hậu đại dịch, sự gia tăng đáng kể
các chứng: lo âu, trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau sang chấn, ngăn ngừa tự tử và đau buồn
kéo dài đã đƣợc nhắc đến trên khắp phƣơng tiện truyền thông, và thu hút sự chú tâm của các
chuyên gia trong lĩnh vực y tế (Fukase, 2021).
Trong chƣơng này, tôi sẽ trình bày ba yếu tố khác có thể góp phần vào quá trình khởi
phát của lo âu: Thứ nhất, lo âu có thể đƣợc phát triển từ một sự kiện căng thẳng trong cuộc đời.
Những sự kiện nhƣ vậy thƣờng liên quan đến cái chết hoặc bệnh tật (Noyes và cộng sự, 2004;
Sandin và cộng sự, 2004). Thứ hai, trong gia đình có tiền sử lo âu, những cá nhân trong gia
đình có tỷ lệ gặp các vấn đề về lo âu cao bất thƣờng. Thứ ba, mối quan hệ xã hội và tƣơng
quan với các cá nhân khác có thể là nguyên nhân (Noyes và cộng sự , 2003; Barlow và cộng sự,
2013).
Trong khi đó, một nghiên cứu khác vào năm 2021 đã báo cáo rằng các triệu chứng lo âu
có thể xấu đi theo thời gian. Đó là lý do tại sao bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa tâm thần
càng sớm càng tốt nếu xuất hiện triệu chứng lo âu sau khi khỏi bệnh Covid-19. Kayaaslan và
cộng sự (2021) nghiên cứu trên 413.148 ngƣời dân ở Anh, trong đó có 26.998 ngƣời dƣơng
tính với COVID-19, bằng các câu hỏi xác định trầm cảm và lo âu. Kết quả nghiên cứu cho
thấy: 26,4% ngƣời tham gia đáp ứng các tiêu chí về lo âu lan tỏa và trầm cảm (Kayaaslan và

cộng sự, 2021).

HỒ HOÀNG PHƢƠNG


KHÁM PHÁ TRẢI NGHIỆM TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂU HIỆN LO ÂU Ở NGƢỜI PHỤC HỒI SAU COVID-19: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

19

Những ngƣời bị lo âu về sức khỏe bệnh lý có nỗi sợ hãi quá mức về việc mắc phải một
căn bệnh nào đó, điển hình là ám ảnh sợ bệnh trong bối cảnh đại dịch. Nhƣ tơi đã trình bày ở
trên, lo âu q mức dẫn đến các triệu chứng tâm lý và thể lý, triệu chứng cơ thể thƣờng bị hiểu
sai là bằng chứng của bệnh thực thể. Chúng hiện diện trên nhiều loại bệnh và có các biểu hiện
triệu chứng tƣơng đồng. Đại dịch bùng nổ, sức khỏe thể chất và tinh thần bị đe dọa đã làm tăng
mức độ lo âu. Những ngƣời mắc chứng lo âu hậu Covid-19 có thể gặp khó khăn trong các mối
quan hệ, cơng việc, trƣờng học và các lĩnh vực quan trọng khác (Druss, 2020).
Ở mục này, tôi đã cung cấp chi tiết các khái niệm về mối liên hệ giữa lo âu hậu Covid19 và triệu chứng cơ thể. Qua những tài liệu trên cũng phần nào cho thấy các tác động, yếu tố
ảnh hƣởng từ lo âu hậu đại dịch đối với triệu chứng cơ thể. Để làm rõ hơn mối liên hệ giữa
triệu chứng cơ thể và biểu hiện lo âu, tôi sẽ trình bày ở phần tiếp theo của nghiên cứu này.
4. Mối Liên Hệ Giữa Triệu Chứng Cơ Thể Và Biểu Hiện Lo Âu
Triệu chứng cơ thể và lo âu có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong dân số chung, lo âu
thƣờng có liên quan với triệu chứng cơ thể nhƣ: khó thở, đau bao tử, mệt mỏi, khó tập trung
(Kohlmann và cộng sự, 2016). Lo âu có thể gây ra các triệu chứng cơ thể, mức độ ảnh hƣởng
của q trình này ở mỗi cá nhân có thể khác nhau. Hơn nữa, cƣờng độ gia tăng hay giảm dần
triệu chứng cơ thể và lo âu tuỳ thuộc vào mỗi ngƣời (Barends và cộng sự, 2020; Bystritskaya
và cộng sự, 2012).
Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa lo âu và các triệu chứng cơ thể cho thấy rằng sự
xuất hiện của các triệu chứng cơ thể có thể gia tăng ít nhất gấp đôi lo âu (Simon và Von Korff ,
1991). Theo một báo cáo ở Đức, hơn 80% số ngƣời báo cáo đã trải qua ít nhất một triệu chứng
cơ thể trong một hoặc hai tuần (Hinz và cộng sự, 2017). Các triệu chứng phổ biến bao gồm

đau lƣng, mệt mỏi và đau đầu. Khi các triệu chứng cơ thể đƣợc trình bày với bác sĩ, từ 25%
đến 50% khơng thể giải thích đƣợc bằng bệnh lý thực thể (Verhaal và cộng sự, 2006). Triệu
chứng cơ thể có mối liên hệ chặt chẽ với lo âu ( Katon và cộng sự, 2007).
Dữ liệu của Yavuz và cộng sự (2013) cho thấy 62% bệnh nhân mắc chứng đau nửa đầu
có triệu chứng lo âu. Những bệnh nhân càng chú ý đến những cảm giác khó chịu của cơ thể,
càng có xu hƣớng khuếch đại triệu chứng cơ thể theo hƣớng bất thƣờng hoặc bệnh lý, và sẽ có
nhiều cơn đau nửa đầu hơn, điều này có thể dẫn đến chất lƣợng cuộc sống thấp hơn. Đau khổ
tâm lý đƣợc cho là có liên quan đến sự gia tăng các triệu chứng cơ thể (Katon và cộng sự,

HỒ HOÀNG PHƢƠNG


×