Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu khoa học " " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.99 KB, 10 trang )


NHÂN GIỐNG SINH DƯỠNG VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRỒNG MỘT SỐ
DÒNG KEO LÁ TRÀM (ACACIA AURICULIFORMIS) MỚI TUYỂN CHỌN

Đoàn Thị Mai, Lê Sơn, Ngô Thị Minh Duyên,
Lương Thị Hoan và các cộng tác viên
Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng
Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Keo lá tràm (A. auriculiformis A Cun. Ex Benth), phân bố tự nhiên ở Ôxtrâylia, Papua New Guinea và
Indonesia. Gỗ có tỷ trọng từ 0,5 đến 0,6, là loài cây có chứa nhiều nốt sần ở rễ do đó nhiều nơi đã dùng Keo
lá tràm như là một trong những loài cây tiên phong để cải tạo đất trống đồi núi trọc rất hiệu quả.
Chu kỳ kinh doanh của Keo lá tràm thường từ 8 đến 12 năm. Ở nước ta hiện nay, Keo lá tràm được coi
là loài cây trồng rừng chủ yếu, gỗ được dùng làm nguyên liệu giấy sợi, vật liệu xây dựng và đóng đồ gia
dụng, đồ mỹ nghệ… Do gỗ có vân đẹp và có mầu phù hợp nên có nơi gọi là “Cẩm lai giả” (Lê Đình Khả,
1993). Kết quả khảo nghiệm xuất xứ cho thấy chỉ có một số ít là có sinh trưởng nhanh rõ rệt, một số khác có
khả năng chịu đựng khá tốt đối với hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng lại sinh trưởng kém, nhiều cành nhánh
(Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1997); vì vậy, việc chọn những cá thể ưu trội có, sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt
và khảo nghiệm dòng vô tính để xác định tính ổn định di truyền của chúng là một trong những biện pháp góp
phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng loài cây này
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
Các dòng Keo lá tràm 81, 82, 83, 84, 85 do Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng tuyển chọn.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu về nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp giâm hom
- Sử dụng các loại chất và nồng độ chất kích thích khác nhau để xác định loại hoá chất và nồng độ chất
kích thích ra rễ thích hợp.
- Thí nghiệm được tiến hành vào các tháng trong năm và được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên đầy
đủ với 3 lần lặp, mỗi lặp tiến hành cho 45 mẫu/thí nghiệm.
2.2. Trồng rừng mô hình


Các mô hình được trồng tại Ba Vì (Hà Nội), Trung tâm KHSX Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ và Xí nghiệp
Giống Lâm nghiệp vùng Nam Bộ.
2.2.1. Thí nghiệm bón phân
Bón lót và bón thúc với các liều lượng:
CT1: 200g phân vi sinh + 100g Thermon photphat/ cây
CT2: 200g phân vi sinh + 200g Thermon photphat / cây
CT3: 200g phân vi sinh + 100g NPK/ cây
CT4: 200g phân vi sinh + 200g NPK/ cây
CT5: Đối chứng: không bón phân.
2.2.2. Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng rừng trồng

Rừng được trồng với các mật độ:
+ 830 cây/ha hỗn hợp hoặc theo dòng.
+ 1100 cây/ha hỗn hợp hoặc theo dòng.
+ 1650 cây /ha hỗn hợp hoặc theo dòng.
Các mô hình đều có được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ bằng chương trình vi tính
CYCDESIGN với 3 lần lặp, với 15 cây/dòng/thí nghiệm/lặp cho từng thí nghiệm về mật độ (3 công thức) và
phân bón (5 công thức).
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Nhân giống các dòng Keo lá tràm bằng giâm hom
1.1. Ảnh hưởng của Auxin đến tỷ lệ sống của hom
Để xác định ảnh loại chất và nồng độ chất kích thích tạo rễ thích hợp cho các đối tượng nghiên cứu, thí
nghiệm giâm hom được tiến hành với 2 loại hoá chất kích thích tạo rễ là IBA (Indol Butiric Acid) và IAA (Indol
Acetic Acid) với các thang nồng độ khác khau là 0,5; 0,75; và 1,0%. Mỗi thí nghiệm được tiến hành với 3 lần
lặp khác nhau, mỗi lặp thí nghiệm với 45 hom. Kết quả được trình bày trong bảng sau.
Bảng 1. Ảnh hưởng của IBA và IAA đến tỷ lệ hom ra rễ.
Tỷ lệ hom sống (%) sau 25 ngày
81 82 83 84 85
Loại
chất

Nồng
độ
(%)
Tb Sd Tb Sd Tb Sd Tb Sd Tb Sd
ĐC 0,0 70,2 2,2 64,5 4,1 74,4 1,8 61,2 2,4 60,4 1,3
0,5 85,0 0,6 91,4 0,8 85,3 0,9 80,6 2,5 80,2 1,5
0,75 96,6 0,7 90,5 1,0 92,5 2,1 91,7 2,0 94,8 1,5 IBA
1,0 93,2 1,1 85,6 3,7 88,6 2,0 85,4 0,8 85,4 1,1
0,5 82,5 0,8 82,1 2,3 86,2 1,8 82,5 0,5 80,5 1,4
0,75 85,3 1,5 83,5 1,8 89,5 0,9 82,7 1,1 85,1 1,5 IAA
1,0 80,6 2,2 80,2 1,7 83,4 1,4 79,2 3,7 82,8 2,5
(Ghi chú: Tb: trung bình mẫu, Sd: sai dị)
Như vậy, sau 25 ngày thí nghiệm giâm hom kết quả thu được cho thấy trong khi ở công thức đối chứng
tỷ lệ sống cao nhất chỉ đạt 70,2% thì ở các công thức thí nghiệm tỷ lệ thấp nhất cũng đạt tới 79,2%. Điều
này chứng tỏ rằng chất kích thích ra rễ đã có tác động tới tỷ lệ sống của hom.
Trong 2 loại chất kích thích ra rễ được sử dụng trong thí nghiệm, IBA (Indol Butyric Axit) có tác động
mạnh hơn so với IAA (Indol Acetic Axit), tỷ lệ sống khi dùng IBA cao hơn hẳn so với dùng IAA ở tất cả các
dòng thí nghiệm. Trong đó ở công thức IBA 1,0% cho tỷ lệ sống của hom đạt cao nhất từ 89,7 đến 96,6%,
riêng dòng 82 tỷ lệ hom sống cao nhất đạt 91,4% ở công thức IBA 0,5%.

1.2. Ảnh hưởng của Auxin đến tỷ lệ hom ra rễ
Kết quả thí nghiệm cho thấy sự ảnh hưởng rõ rệt của
chất và nồng độ chất tới khả năng ra rễ của hom.
Khi sử dụng chất kích thích IBA cho tỷ lệ ra rễ cao hơn
hẳn (đạt từ 80,2% đến 95,6%) so với khi sử dụng IAA (
chỉ đạt 76,5% đến 89,5%) ở tất cả các dòng.
Đối với từng dòng khả năng ra rễ cũng khác nhau với
từng loại thuốc và nồng độ thuốc. Điều này chứng tỏ khả
năng tạo rễ giữa các dòng là không đồng nhất.
Dòng 82 cho tỷ lệ ra rễ cao nhất đạt 90.2% ở nồng độ

IBA 0,5%, trong khi các dòng còn lại (81, 83, 84, 85) lại ra
rễ đạt tỷ lệ cao nhất ở nồng độ IBA 0,75%.




Bảng 2. Ảnh hưởng của IBA và IAA đến tỷ lệ hom ra rễ.
Tỷ lệ ra rễ (%) sau 25 ngày
81 82 83 84 85
Loại
hóa
chất
Nồng độ
(%)
Tb Sd Tb Sd Tb Sd Tb Sd Tb Sd
ĐC 0,0 65,5 2,7 54,4 2,0 74,4 1,5 60,3 0,8 59,3 0,9
0,5 82,1 1,9 90,2 1,8 85,3 1,1 80,1 1,8 79,2 1,9
0,75 95,6 1,7 88,5 1,8 92,5 1,0 86,2 2,1 89,8 0,6
IBA
1,0 89,5 1,6 85,6 2,7 88,6 1,2 83,4 1,1 84,2 1,1
0,5 76,5 1,8 82,1 1,5 86,2 1,2 82,2 1,8 81,1 2,4
0,75 84,3 2,0 83,5 1,1 89,5 1,7 81,6 1,4 85,5 0,8
IAA
1,0 77,6 1,7 80,2 1,8 83,4 1,0 79,1 1,0 81,6 2,6

1.3. Ảnh hưởng của Auxin đến số rễ trên hom
Số liệu cho thấy, chất kích thích ra rễ có ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ tiêu số rễ/hom, ở công thức đối chứng
chỉ tiêu này đạt cao nhất là 3,8 nhưng với các công thức thí nghiệm chỉ số thấp nhất cũng đạt tới 4,8 rễ/hom
và cao nhất đạt tới 9,2 rễ/hom.
Bảng 3. Ảnh hưởng của IBA và IAA đến số rễ trên hom

Số rễ/hom
81 82 83 84 85
Loại
hóa chất
Nồng độ
(%)
Tb Sd Tb Sd Tb Sd Tb Sd Tb Sd
ĐC 3,2 0,8 4,3 0,2 3,5 0,8 3,6 0,5 3,8 0,4
Hình 1. Ảnh hưởng của IBA và
IAA tới khả năng ra rễ Keo lá tràm


0,5 6,3 1,0 7,0 0,4 5,6 1,0 4,8 0,5 5,9 0,9
0,75 9,2 1,1 8,5 0,6 6,8 0,6 6,5 1,0 7,2 1,2 IBA
1,0 6,0 1,0 6,2 0,9 5,4 1,0 5,4 0,6 6,4 0,5
0,5 5,8 1,0 5,9 0,8 5,3 1,2 4,9 0,5 6,3 0,2
0,75 6,2 1,1 6,4 0,9 5,8 0,5 4,9 0,5 5,9 0,5 IAA
1,0 5,9 0,6 5,6 0,4 5,5 0,8 5,0 0,2 5,7 0,5
Giống như chỉ tiêu tỷ lệ ra rễ, khi dùng chất kích thích ra rễ (dạng thuốc bột) có gốc là IBA cũng cho kết
quả cao hơn so với khi sử dụng chất kích thích ra rễ có gốc là IAA.
Kết quả thu được cũng cho thấy, khi dùng thuốc kích thích ra rễ TTG có gốc IBA nồng độ 0,75% cho kết
quả cao nhất đạt từ 6,5 đến 9,2 rễ/hom cho các dòng keo lá tràm thí nghiệm.
Ở công thức IBA 0,5 với dòng 82 cho tỷ lệ ra rễ cao nhất nhưng với chỉ tiêu số rễ/hom công thức này cho
kết quả thấp hơn so với công thác IBA 1,0% (7,0 và 8,5rễ/hom). Tuy nhiên, với công thức IBA 0,5% số
rễ/hom của dòng này vẫn cao hơn so với công thức đối chứng và các công thức thí nghiệm khác.
1.4. Ảnh hưởng của Auxin đến chiều dài rễ
Số liệu cho thấy, chất kích thích ra rễ có ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ tiêu chiều dài rễ, ở công thức đối
chứng chỉ tiêu này đạt cao nhất là 4,5cm nhưng với các công thức thí nghiệm chỉ số thấp nhất cũng đạt tới
5,2cm và cao nhất đạt tới 8,5cm.
Giống như chỉ tiêu tỷ lệ ra rễ, khi dùng chất kích thích có gốc là IBA cũng cho kết quả cao hơn so với khi

sử dụng chất kích thích ra rễ có gốc là IAA.
Kết quả thu được cũng cho thấy, khi dùng thuốc kích thích ra rễ TTG có gốc IBA nồng độ 0,75% cho kết
quả cao nhất đạt từ 6,8 đến 8,5cm.
Bảng 4. Ảnh hưởng của IBA và IAA đến chiều dài rễ.
Chiều dài rễ (cm)
81 82 83 84 85
Loại
hóa chất
Nồng độ
(%)
Tb Sd Tb Sd Tb Sd Tb Sd Tb Sd
ĐC 4,5 0,3 3,5 0,7 4,2 1,0 3,3 0,7 3,2 0,3
0,5 6,5 0,4 6,2 0,6 6,3 1,0 7,0 0,6 6,8 0,4
0,75 7,2 0,5 6,8 0,5 8,2 0,3 8,5 1,0 7,2 0,3
IBA
1,0 6,3 0,3 5,4 0,6 7,0 0,9 7,2 0,4 7,0 0,1
0,5 5,7 0,4 5,3 0,6 5,8 0,8 5,8 0,7 6,8 0,2
0,75 5,6 0,4 5,8 0,4 7,2 0,4 6,4 0,4 6,2 0,4
IAA
1,0 6,0 0,6 5,5 0,5 5,9 0,5 5,2 0,3 5,2 1,1

Riêng dòng 82 ở công thức IBA 0,5% chiều dài rễ trung bình đạt 6.2cm mặc dù có thấp hơn ở công thức
IBA 0,75% (6,8 cm) nhưng cũng cao hơn công thức đối chứng và các công thức thí nghiệm khác (3,5-

5,8cm) , như vậy khi giâm hom cho dòng này sử dụng thuốc kích thích ra rễ TTG có gốc IBA nồng độ 0,5%
là chấp nhận được.
1.5. Xác định mùa vụ giâm hom thích hợp
Đối với các dòng Keo lá tràm nghiên cứu, việc xác định thời vụ giâm hom thích hợp có ý nghĩa quan
trọng trong việc phát triển các giống này vào sản xuất. Các thí nghiệm xác định mùa giâm hom thích hợp
được tiến hành tại vườn ươm của Trung tâm Giống tại Hà Nội với chất kích thích ra rễ được sử dụng là IBA

nồng độ 0,75%, hom sau khi xử lý chất kích thích ra rễ được cấy vào giá thể cát. Số liệu thí nghiệm được
thu thập sau 25-30 ngày giâm hom. Kết quả cho thấy, đối với các dòng Keo lá tràm thí nghiệm, mùa giâm
hom thích hợp là từ tháng 4 đến tháng 10.
2. Sinh trưởng các mô hình rừng trồng
2.1. Sinh trưởng các dòng Keo lá tràm tại Cẩm Quỳ - Ba Vì - Hà Nội (2005-2008).
Sau 4 năm trồng, đường kính ngang ngực trung bình cho dòng này là 8,42cm, với hệ số biến động chỉ là
9,1% và chiều cao vút ngọn đạt tới 8,7m . Dòng có sinh trưởng thấp nhất là dòng 81 cũng có chiều cao vút
ngọn đạt trung bình 8,1m và đường kính ngang ngực đạt 6,82cm.Trong khi giống đối chứng là giống sản
xuất đại trà ( từ hạt thu từ các vườn giống) chỉ đạt 6,8m chiều cao và 5,1cm đường kính ngang ngực.
Bảng 5. Kết quả sinh trưởng các dòng Keo lá tràm tại Cẩm Quỳ (trồng tháng 9 năm 2005)
Sau 2 năm trồng
(Đo tháng 12-2006)
Sau 3 năm trồng
(Đo tháng 12-2007)
Sau 4 năm trồng
(Đo tháng 10-2008)
D1.3 (cm) Hvn (m) D1.3 (cm) Hvn (m) D1.3 (cm) Hvn (m)
STT Dòng
TB V% TB V% TB V% TB V% TB V% TB V%
1
83
4,8 10,6 5,0 8,1 6,6 10,6 7,0 14,9 8,42 9,1 8,7 7,0
2
84
4,8 10,2 4,4 10,7 6,6 8,1 6,3 8,6 8,33 5,9 8,5 3,8
3
85
4,7 11,1 4,3 7,9 6,5 7,5 6,8 7,2 8,19 8,7 8,2 5,0
4
82

4,5 12,1 4,9 11,2 6,5 10,2 6,7 11,2 6,82 4,4 8,1 6,8
5
81
4,5 11,4 4,2 9,5 6,5 13,3 5,6 10,0 6,79 4,6 7,5 3,2
6
ĐC
3,8 17,8 3,1 11,8 6,2 15,3 5,6 16,6 5,1 26,6 6,8 22,3
Trung bình
4,5 4,3 6,5 6,3
7,3 8,2
Fpr: <,001 <,001 <,001 <,001 <,001 <,001
Lsd:
2,14 3,25 2,16 2,38
0,76 0,78
Một kết quả đáng chú ý khác là trong khi các dòng đã được chọn lọc để xây dựng mô hình có độ biến
động tương đối thấp (dưới 10%) thì giống được sử dụng làm đối chứng lại có độ biến động rất lớn về cả chỉ
tiêu chiều cao vút ngọn cũng như đường kính ngang ngực (tương ứng 22,3% và 26,6%).
Như vậy, khi sử dụng hỗn hợp các giống Keo lá tràm này (các dòng 81, 82, 83, 84, 85), sau 4 năm các
chỉ tiêu sinh trưởng đạt được là 7,7 cm đường kính ngang ngực và 8,2m về chiều cao vút ngọn. Từ các số
liệu này, thể tích trung bình của mô hình đạt được 19,14dm
3
/cây vượt 175,6% so với giống đối chứng (chỉ
đạt 6,95dm
3
/cây).

2.2. Sinh trưởng của mô hình rừng trồng tại Đông Hà
Kết quả phân tích số liệu sinh trưởng của các năm tiếp theo cho thấy, tại địa điểm này dòng 83 vẫn
chứng tỏ là dòng có khả năng sinh trưởng tốt nhất. Sau 4 năm trồng, đường kính ngang ngực trung bình
cho dòng này là 10,7 cm, với hệ số biến động chỉ là 9,3% và chiều cao vút ngọn đạt tới 12,8m . Dòng có

sinh trưởng thấp nhất là dòng 82 cũng có chiều cao vút ngọn đạt trung bình 10,5m và đường kính ngang
ngực đạt 7,1cm.
Bảng 6. Kết quả sinh trưởng các dòng Keo lá tràm tại Đông Hà (trồng tháng 12 năm 2006)
Sau 2 năm trồng
(Đo tháng 12-2006)
Sau 3 năm trồng
(Đo tháng 12-2007)
Sau 4 năm trồng
(Đo tháng 11-2008)
D1.3 (cm) Hvn (m) D1.3 (cm) Hvn (m) D1.3 (cm) Hvn (m)
STT Dòng
TB V% TB V% TB V% TB V% TB V% TB V%
1
83
6,6 9,6 7,0 9,8 8,9 8,9 9,6 7,2 10,7 9,3 12,8 6,9
2
84
6,6 8,1 6,3 10,2 8,5 8,7 9,3 6,5 10,5 6,8 12,5 5,6
3
85
6,5 7,5 7,1 9,5 8,7 9,6 9,1 8,3 10,1 7,5 11,2 5,4
4
82
6,5 10,2 6,7 11,2 8,2 8,3 9,8 7,9 9,8 5,9 11,1 7,2
5
81
6,5 8,7 6,8 10,0 8,6 7,7 9,5 7,5 9,8 5,2 10,5 6,5
6
ĐC
5,2 14,2 5,6 16,1 6,5 12,8 7,6 13,1 7,3 18,5 9,5 12,8

Trung bình
6,3 6,6 8,3 9,2
9,7 10,2
Fpr: <,001 <,001 <,001 <,001 <,001 <,001
Lsd:
5,34 4,67 2,35 1,98
0,76 0,92
Trong khi giống đối chứng là giống sản xuất đại trà ( từ hạt thu từ các vườn giống) chỉ đạt 9,5m chiều cao
và 7,3cm đường kính ngang ngực. Cũng tương tự như ở lập địa Ba Vì, tại địa điểm này các dòng đã được
chọn lọc để xây dựng mô hình có độ biến động tương đối thấp (dưới 10%) cả về chỉ tiêu chiều cao vút ngọn
và đường kính ngang ngực thì giống được sử dụng làm đối chứng lại có độ biến động rất lớn về cả hai chỉ
tiêu trên (tương ứng 12,8% và 18,5%).
Khi sử dụng hỗn hợp các giống Keo lá tràm này (các dòng 81, 82, 83, 84, 85), sau 4 năm các chỉ tiêu
sinh trưởng đạt được là 10,2 cm đường kính ngang ngực và 11,6m về chiều cao vút ngọn. Từ các số liệu
này, thể tích trung bình của mô hình đạt tới 47,4dm
3
/cây trong khi giống sản xuất chỉ đạt 19,9dm
3
/cây. Như
vậy, các giống được sử dụng vượt 138,4% so với giống đối chứng.
2.3. Sinh trưởng của mô hình rừng trồng Keo lá tràm tại Long Thành
Kết quả phân tích số liệu sinh trưởng cho thấy, tại địa điểm này dòng 83 vẫn chứng tỏ là dòng có khả
năng sinh trưởng tốt nhất. Sau 4 năm trồng, đường kính ngang ngực trung bình cho dòng này là 12,5 cm,
với hệ số biến động chỉ là 9,3% và chiều cao vút ngọn đạt tới 13,2m . Dòng có sinh trưởng thấp nhất là dòng
82 cũng có chiều cao vút ngọn đạt trung bình 11,2m và đường kính ngang ngực đạt 10,8cm.Trong khi giống
đối chứng là giống sản xuất đại trà ( từ hạt thu từ các vườn giống) chỉ đạt 10,2m chiều cao và 7,8cm đường
kính ngang ngực.


Bảng 7. Kết quả sinh trưởng các dòng Keo lá tràm tại Long Thành, Đồng Nai

(trồng tháng 3 năm 2006)
Sau 2 năm trồng
(Đo tháng 6-2006)
Sau 3 năm trồng
(Đo tháng 6-2007)
Sau 4 năm trồng
(Đo tháng 11-2008)
D1.3 (cm) Hvn (m) D1.3 (cm) Hvn (m) D1.3 (cm) Hvn (m)
STT Dòng
TB V% TB V% TB V% TB V% TB V% TB V%
1
83
6,5 10,2 6,1 12,3 9,8 10,1 9,9 9,2 12,5 8,9 13,2 7,6
2
84
6,4 9,6 6,1 10,5 9,7 11,4 9,0 8,9 12,1 8,5 12,8 9,3
3
85
6,3 12,4 6,0 11,1 9,7 9,6 9,0 10,1 11,5 9,2 12,2 8,8
4
82
6,2 11,4 6,0 9,7 9,6 10,2 9,0 9,8 11,3 6,4 11,8 7,5
5
81
6,0 13,2 6,2 10,4 9,5 12,1 9,0 10,6 10,8 7,8 11,2 7,2
6
ĐC
4,8 15,3 4,9 13,2 8,0 15,2 7,5 16,2 7,8 14,9 10,2 22,4
Trung bình
6,0 5,8 9,4 8,9

11,1 11,64
Fpr: <,001 <,001 <,001 <,001 <,001 <,001
Lsd:
2,13 1,89 1,34 2,11
0,76 1,12

Cũng tương tự như ở 2 lập địa khác là Ba Vì và Đông Hà, tại địa điểm này các dòng đã được chọn lọc để
xây dựng mô hình có độ biến động tương đối thấp (dưới 10%) cả về chỉ tiêu chiều cao vút ngọn và đường
kính ngang ngực thì giống được sử dụng làm đối chứng lại có độ biến động rất lớn về cả hai chỉ tiêu trên
(tương ứng 22,4% và14,9%).
Khi sử dụng hỗn hợp các giống Keo lá tràm này (các dòng 81, 82, 83, 84, 85), sau 4 năm các chỉ tiêu
sinh trưởng đạt được là 11,64 cm đường kính ngang ngực và 12,24m về chiều cao vút ngọn. Từ các số liệu
này, thể tích trung bình của mô hình đạt tới 65,1dm
3
/cây trong khi giống sản xuất chỉ đạt 24,4dm
3
/cây. Như
vậy, tại mô hình này sinh trưởng của các giống được sử dụng vượt 167% so với giống đối chứng.
2.4. Ảnh hưởng của các công thức bón phân tới khả năng sinh trưởng của các dòng Keo lá tràm
Để xác định một số công thức bón phân thích hợp cho các mô hình rừng trồng cho các dòng Keo lá tràm
mới được tuyển chọn, các thí nghiệm bón phân thưc 4 công thức khác .
Kết quả sinh trưởng tại các mô hình rừng trồng sau 4 năm được trình bày ở bảng sau.
Bảng 8. Kết quả sinh trưởng của các dòng keo lá tràm mới chọn lọc theo các công thức bón phân
khác nhau.
Chiều cao vút ngọn (m) Đường kính ngang ngực (cm) Công thức
Trung bình Sd Trung bình Sd
1 10,65 2,32 8,76 3,20

2 11,34 2,24 9,23 2,80
3 9,93 3,45 8,95 2,78

4 11,67 3,21 9,35 3,21
5 8,67 2,35 6,75 2,56




Hình 2. Sinh trưởng Keo lá tràm dòng 83, một năm tuổi tại Long Thành, Đồng Nai với các công
thức bón phân khác nhau.

Kết quả sinh trưởng mô hình sau 4 năm trồng tại cả 3 mô hình thí nghiệm cho thấy, với công thức bón
phân số 2 và số 4, kết quả sinh trưởng các dòng Keo lá tràm thí nghiệm cao hơn hẳn so với công thức đối
chứng cũng như các công thức bón phân khác.
2.5. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng của mô hình rừng trồng Keo lá tràm
Để xác định ảnh hưởng của mật độ tới khả năng sinh trưởng của các dòng Keo lá tràm, mô hình rừng
trồng cho các dòng Keo lá tràm mới tuyển chọn được trồng theo 3 loại cự ly khác nhau là 2x3m (mật độ
1600cây/ha), 3x3m (1100cây/ha), và 3x4m (830cây/ha). Kết quả sinh trưởng các dòng Keo lá tràm theo các
cự ly này được trình bày ở bảng sau.

Bảng 9. Sinh trưởng các dòng Keo lá tràm theo cự ly trồng
Dòng 81 Dòng 82 Dòng 83 Dòng 84 Dòng 85 Trung bình Cự
ly
Hvn
(m)
D1.3
(cm)
Hvn
(m)
D1.3
(cm)
Hvn

(m)
D1.3
(cm)
Hvn
(m)
D1.3
(cm)
Hvn
(m)
D1.3
(cm)
Hvn
(m)
D1.3
(cm)
2x3 11.3 12.2 10.8 11.3 12.6 12.5 12.4 11.9 12.4 12.3 11.9 12.04
3x3 11.6 12.6 11.1 11.5 13.2 13.1 12.6 12.1 12.7 12.7 12.24 12.4
Công th
ức bón phân 4

Công thức bón phân 3
Formatted: Font: 12 pt
Formatted: Font: 12 pt

3x4 9.9 10.5 9.7 10.4 11.4 11.7 11.2 10.4 11.5 11.9 10.74 10.98




Hình 3. Sinh trưởng Keo lá tràm 1 năm tuổi với các cự ly trồng khác nhau tại Long Thành.

Kết quả thu được cho thấy, đối với Keo lá tràm trong những năm đầu trồng, sinh trưởng của chúng chịu
ảnh hưởng của mật độ một cách rõ rệt. Với các dòng Keo lá tràm thí nghiệm, sau 4 năm trồng tại các hiện
trường thí nghiệm, kết quả cho thấy với cự ly trồng 3X3m (khoảng 1100 cây/ha) là hợp lý, mặc dù khi so
sánh với kết quả sinh trưởng khi các dòng Keo lá tràm này được trồng với cự ly 2X3m (1600 cây/ha) thì các
chỉ tiêu nghiên cứu ở cự ly trồng 3X3m lớn hơn không đáng kể.
IV. KẾT LUẬN
1. Với các dòng Keo lá tràm nghiên cứu, thuốc kích thích ra rễ dạng bột TTG với gốc là IBA có nồng độ
0,75% là thích hợp nhất.
2. Mùa vụ giâm hom thích hợp cho các tỉnh khu vực phía Bắc là từ khoảng tháng 4 đến tháng 10.
3. Trong các công thức mật độ thí nghiệm cho trồng rừng thuộc phạm vi của đề tài, mật độ trồng rừng
thích hợp cho các dòng Keo lá tràm mới được tuyển chọn là 1100cây/ha (khoảng cách 3m X 3m).
4. Trong 4 công thức thí nghiệm về bón phân cho các mô hình rừng trồng, công thức 2 (200g phân vi
sinh + 200g Thermon photphat / cây) và công thức 4 (200g phân vi sinh + 200g NPK/ cây) cho kết quả sinh
trưởng tốt hơn so với các công thức bón phân khác.
5. Khi sử dụng các giống Keo lá tràm mới chọn lọc cho trồng rừng sản xuất, có kết hợp với các biện
pháp lâm sinh thích hợp, năng suất rừng trồng có thể đạt tới 160% đến 200% so với các giống keo lá tràm
từ hạt hay nguồn giống chưa được cải thiện khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Đình Khả, 1993. Keo lá tràm, một loài cây nhiều tác dụng dễ gây trồng. Tạp chí Lâm nghiệp tháng
3/ 1993, trang 14.
3X3m 3X4m
3
X
2m


2. Lê Đình Khả và cộng sự, 2001. Chọn giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu giai
đoạn 1996-2000. Báo cáo khoa học, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
3. Lê Đình Khả, Hà Huy Thịnh, Hồ Quang Vinh, Nguyễn Đình Hải, 2004. Sử dụng một số giống Keo
Acacia có năng suất cao cho các chương trình trồng rừng ở nước ta. Tạp chí NN&PTNT số 2 năm 2004.

4. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1997. Kết quả nghiên cứu khoa học về chọn giống cây rừng. Báo cáo khoa học,
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tập II trang 3.
5. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Lê Đình Khả, 2000. Kết quả khảo nghiệm loài và xuất xứ keo Acacia vùng thấp
ở Việt Nam. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 25 trang.
6. Nguyễn Huy Sơn, 2003. Cây Keo lá tràm. NXB Nghệ An.
7. Lưu Bá Thịnh, Trần Văn Sâm, 1997. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng rừng trồng hai loài Keo
A.mangium và A.auriculiformis. Tạp chí Lâm Nghiệp, số 9 năm 1997
8. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996. Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông lâm
nghiệp. Trường đại học Lâm nghiệp.
9. Hồ Quang Vinh, 2002. Luận văn cao học
10. Cao Thọ ứng, Nguyễn Xuân Quát, 1986. Cây Keo lá tràm. Nhà xuất bản Nông Nghiệp tháng 6 năm
1986.
11. Pinyopusarerk K. 1984. Acacia auriculiformis A. Cunn . ex Benth. Forestry review No.12 ,
Division of Silviculture , Royal Forerst Department , Thailand .
12. Pinyopusarerk K., Luangviriyaseang V., Pransilpa S., Meekeo P 1997. Performance of Acacia
auriculiformis in second-generation progeny trials in Thailand. In: Turnbull J.W., Crompton H.R. and
Pyniopusarerk K., eds., Recent Development in Acacia Planting. ACIAR proseeding No.82, Australia Centre
for International Agricultural Research, Canberra, 167-173.
13. Pinyopusarerk K., 1990. Acacia auriculiformis: an annotated Bibliography (A.A.B). WINROCK
International Institute of Agriculture Development Publishing House 1990.


×