Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu khoa học " ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM VIÊN NÉN VI SINH HỖN HỢP MF1 CHO THÔNG VÀ BẠCH ĐÀN Ở VƯỜN ƯƠM " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 9 trang )



1

ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM VIÊN NÉN VI SINH HỖN HỢP MF1 CHO
THÔNG VÀ BẠCH ĐÀN Ở VƯỜN ƯƠM
Nguyễn Hoài Thu
Nguyễn Mạnh Hà, Đặng Như Quỳnh
Phòng nghiên cứu Bảo vệ Thực vật rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Với mục tiêu góp phần đẩy mạnh công tác trồng rừng trong cả nước, bằng biện pháp tạo ra
những cây con có chất lượng cao cho trồng rừng, đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế
phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén cho bạch đàn, thông trên các lập địa thoái hóa” đã
nghiên cứu thành công chế phẩm viên nén hỗn hợp vi sinh vật, ký hiệu MF1 (bao gồm 33%
bột apatit; 23% chất mùn hữu cơ; 30% chất giữ nước; và 14% nấm ngoại cộng sinh (Pt), vi
sinh vật phân giải lân, vi sinh vật đối kháng với nấm gây bệnh và lượng nhỏ các phụ gia khác)
cho thông và bạch đàn. Bài báo trình bày kết quả việc đánh giá hiệu lực của chế phẩm ở các
công thức khác nhau dựa vào các chỉ tiêu: sinh trưởng, sinh khối, tỷ lệ bị bệnh, tỷ lệ cộng
sinh. Kết quả tìm ra được công thức thích hợp nhất cho cây con ở vườm ươm là công thức 1
(bón chế phẩm viên nén 1,7gam/cây).
Từ khóa: Viên nén vi sinh hỗn hợp, bạch đàn, thông, vườn ươm.
MỞ ĐẦU
Trong trồng rừng hiện nay, một trong những vấn đề khó khăn thường gặp là khi cây được
trồng trên các lập địa thoái hóa nghèo dinh dưỡng thường còi cọc, dễ bị bệnh và cho năng suất
không cao, đạt hiệu quả kinh tế thấp. Trên các lập địa xấu, nếu được bón chế phẩm viên nén
hỗn hợp chứa các chủng vi sinh vật tổng hợp chúng có thể phát huy được những đặc tính ưu
việt của mình như khả năng phân giải lân khó tan thành dễ tan cho cây dễ hấp thu, hạn chế
nấm bệnh vùng xung quanh rễ… giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn, đạt năng
suất cao hơn. Đây là một trong những xu hướng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và hiệu
quả của chúng cũng đã được chứng minh; nhưng ở Việt Nam còn là vấn đề khá mới mẻ.


Trong điều kiện lãnh thổ nước ta với 3/4 diện tích là đồi núi thì vấn đề trồng rừng phủ xanh
đất trống đồi núi trọc là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đất trồng rừng chủ yếu là những lập
địa thoái hóa nghèo dinh dưỡng. Do vậy, đây là một hướng có triển vọng tốt nhằm mang lại
hiệu quả cao trong công tác trồng rừng.
Chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp, ký hiệu MF1 bao gồm 33% bột apatit; 23% chất mùn hữu
cơ và 30% chất giữ nước; nấm ngoại cộng sinh (Pt), vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật đối
kháng với nấm gây bệnh và lượng nhỏ các phụ gia khác (chiếm14%). Nấm ngoại cộng sinh
(Pt) trong chế phẩm có tác dụng thiết lập mối quan hệ cộng sinh với cây trồng, giúp cây trồng
hấp thụ nước và dinh dưỡng khoáng; vi khuẩn phân giải lân có tác dụng phân giải phốt phát
khó tan trong đất thành dễ tan, cây trồng hấp thụ được; vi khuẩn đối kháng với nấm gây bệnh
là các chủng có khả năng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của nấm Fusarium oxysporum gây
bệnh thối nhũn cho thông, Cryptosporiopsis eucalypti và Cylindrocladium quinqueseptatum
gây bệnh đốm lá và cháy lá bạch đàn.
Thí nghiệm nhiễm chế phẩm cho cây con ở vườn ươm đối với 4 loài cây hiện đang là
những loài cây gây trồng với diện tích lớn: Thông nhựa (Pinus merkusii), Thông mã vĩ (Pinus
massoniana), Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis) và Bạch đàn nâu (Eucalyptus
urophylla) nhằm mục đích đánh giá hiệu lực của chế phẩm và xác định liều lượng nhiễm cho
cây con ở giai đoạn vườn ươm. Thí nghiệm được tiến hành tại vườn ươm - Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam, các chỉ tiêu được đánh giá và so sánh về sinh trưởng, sinh khối, tỷ lệ
bị bệnh và tỷ lệ cộng sinh của các công thức thí nghiệm so với đối chứng.


2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
+ Thí nghiệm tiến hành trên các loài: Thông nhựa (Pinus merkusii), Thông mã vĩ
(Pinus massoniana), Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis) và Bạch đàn nâu (Eucalyptus
urophylla)
+ Chế phẩm viên nén hỗn hợp vi sinh vật ký hiệu MF1

Phương pháp nghiên cứu
- Thí nghiệm được bố trí như sau:
+ Mỗi loài được bố trí thí nghiệm với 4 công thức, 3 lần lặp, mỗi công thức là 40 cây. Công
thức thí nghiệm như sau:
Công thức 1: Bón chế phẩm viên nén 1,7gam/cây
Công thức 2: Bón chế phẩm viên nén 3,5gam/cây
Công thức 3: Bón chế phẩm viên nén 5,2gam/cây
Công thức 4: Công thức đối chứng, không bón chế phẩm viên nén
- Tiến hành đo chiều cao (H
vn
) của các loài thông và bạch đàn sau 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng.
- Điều tra tỷ lệ bị bệnh theo công thức
P (%)=
100x
N
n

Trong đó:
n: Số cây bị bệnh
N: Tổng số cây điều tra
- Điều tra tỷ lệ cộng sinh bằng phương pháp
Kiểm tra rễ của các công thức được bón chế phẩm trên kính hiển vi soi nổi.
- Xác định trọng lượng tươi và khô tuyệt đối của các mẫu thí nghiệm bằng cách cân trọng
lượng tươi của các mẫu thí nghiệm bằng cân BP 310S (sai số d =0,001) (số lần cân lặp lại 3
lần) sau đó đem các mẫu thí nghiệm và đối chứng sấy ở nhiệt độ 60
o
C trong khoảng thời gian
48h, kiểm tra trọng lượng của mẫu sau 48 giờ sấy, sau 3 lần cân trọng lượng không đổi thì đó
chính là trọng lượng khô tuyệt đối của mẫu điều tra.
- Kiểm tra sự tồn tại của các vi sinh vật trong đất sau khi đã bón chế phẩm cho cây

Kiểm tra mật độ các chủng vi sinh vật trong đất bằng phương pháp pha loãng tới hạn ở
mức 10
-5
đến 10
-7
, dùng pipep vô trùng lấy dịch mẫu nhỏ vào đĩa thạch có chứa môi trường
phân giải lân (PGL) để thu được vi khuẩn phân giải lân, và cho vào đĩa thạch có chứa môi
trường thạch khoai tây (PDA) để thu được vi khuẩn đối kháng. Trang đều trên mặt thạch cho
đến khô, nuôi trong tủ định ôn ở nhiệt độ 28
o
C trong vòng 2-4 ngày.
- Xử lý số liệu bằng phần mềm excel 7.0 và phần mềm SPSS 13.0.
- Kết hợp các phương pháp để tìm ra công thức chế phẩm tốt nhất
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Sinh trưởng về chiều cao của cây con được nhiễm chế phẩm MF1
Tiến hành thu thập số liệu về sinh trưởng (chiều cao vút ngọn) của 4 loài cây ở các
công thức thí nghiệm số liệu thu được ở các mốc thời gian sau 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng
được trình bày ở bảng 1:


3


Bảng 1. Sinh trưởng của 4 loài cây ở các công thức theo thời gian
Chi

u cao v
ú
t ng


n (cm)

TT

Loài cây Công thức
2 tháng 3 tháng 4 tháng
Trung bình
(cm)
Công thức 1 18.48 39.43 54.70 37.54
Công thức 2 16.04 38.51 54.77 36.44
Công thức 3 15.69 36.58 51.18 34.48
1 Bạch đàn nâu
Công thức 4 7.03 19.64 33.22 19.96
Công thức 1 23.12 33.63 51.99 36.25
Công thức 2 20.86 30.51 50.98 34.12
Công thức 3 18.90 28.67 44.04 30.54
2 Bạch đàn trắng
Công thức 4 7.90 14.00 39.06 20.32
Công thức 1 6.70 8.01 10.71 8.47
Công thức 2 6.10 7.08 9.17 7.45
Công thức 3 6.03 6.89 8.42 7.11
3 Thông mã vĩ
Công thức 4 5.18 5.56 6.23 5.66
Công thức 1 7.52 7.73 8.49 7.92
Công thức 2 7.27 7.74 8.28 7.77
Công thức 3 6.65 7.14 8.00 7.27
4 Thông nhựa
Công thức 4 6.25 6.84 7.15 6.75

Qua bảng kết quả tổng hợp trên cho thấy: Chiều cao trung bình của Bạch đàn trắng và

Bạch đàn nâu ở công thức 1 lớn gấp 2,7 lần so với công thức 4 (đối chứng) ở tháng thứ 2, ở
tháng thứ 3 sinh trưởng gấp 2,2 lần, tháng thứ 4 là 1,4 lần. Đối với Thông nhựa và Thông mã
vĩ chiều cao trung bình ở công thức 1 lớn gấp 1,2 lần so với đối chứng ở tháng thứ 2, ở tháng
thứ 3 là 1,25 lần và ở tháng thứ 4 là 1,45 lần. Như vậy đối với bạch đàn thời gian sinh trưởng
nhanh nhất là ở tháng thứ 2 sau đó sinh trưởng chậm dần còn đối với thông thì ngược lại sinh
trưởng ở tháng thứ 2 là chậm sau đó tốc độ sinh trưởng tăng dần do thông là loài sinh trưởng
chậm hơn so với bạch đàn.
Cũng từ kết quả trên cho thấy các công thức ở các cây thí nghiệm được bón chế phẩm (1;
2; 3) đều có chiều cao trung bình ở các tháng lớn hơn công thức 4 lần lượt là 1,71; 1,63; 1,51
lần, đặc biệt giữa các công thức được bón phân với liều lượng khác nhau cũng khác nhau,
công thức 1 có chiều cao trung bình lớn nhất mặc dù lượng chế phẩm được bón là thấp nhất
(1,7g/bầu) nhưng chiều cao vút ngọn trung bình hơn công thức 2 là 1,05 lần, công thức 3 là


4

1,14 lần (với công thức 2 được bón gấp đôi lượng chế phẩm (3,5g/bầu) và công thức 3 được
bón gấp 3 lần lượng chế phẩm (5,2g/bầu)). Điều đó cho thấy với một lượng chế phẩm thích
hợp không quá nhiều với cây con thông và bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm sẽ giúp cây sinh
trưởng phát triển tốt hơn rất nhiều mặt khác lại không gây lãng phí.
Sinh khối của cây con được nhiễm chế phẩm MF1
Xác định trọng lượng tươi và trọng lượng khô khô tuyệt đối của cây bao gồm cả phần rễ,
thân và lá ở các công thức thí nghiệm, kết quả được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Hiệu lực của chế phẩm MF1 đối với sinh khối của cây con ở vườm ươm
TT

Loài cây Công thức
Trọng lượng tươi
trung bình
(g)

Trọng lượng khô tuyệt
đối trung bình
(g)
Công thức 1 666,12 314,20
Công thức 2 648,12 305,72
Công thức 3 574,28 270,88
1 Bạch đàn nâu
Công thức 4 109,80 51,80
Công thức 1 493,40 224,52
Công thức 2 486,36 221,32
Công thức 3 385,20 175,28
2 Bạch đàn trắng
Công thức 4 132,04 60,08
Công thức 1 89,04 21,00
Công thức 2 86,68 20,44
Công thức 3 83,60 19,72
3 Thông mã vĩ
Công thức 4 48,84 11,52
Công thức 1 87,40 22,96
Công thức 2 83,00 21,80
Công thức 3 76,44 20,08
4 Thông nhựa
Công thức 4 47,36 12,44

Từ kết quả thu được ở bảng trên cho thấy trung bình sinh khối tươi và khô tuyệt đối của
bạch đàn ở 3 công thức 1; 2; 3 lớn hơn lần lượt là 4,9; 4,79; 4,07 lần so với công thức 4.
Còn với thông thì sinh trưởng chậm hơn nhưng vẫn có sự khác biệt giữa công thức. Công thức
4 có sinh trưởng thấp nhất, thấp hơn so với công thức 1; 2; 3 lần lượt là 1,82; 1,76; 1,66 lần.
Tỷ lệ cộng sinh, tỷ lệ bệnh của cây con ở các công thức thí nghiệm



5

Soi các mẫu rễ ở các công thức khác nhau của các loài trên kính hiển vi soi nổi, quan sát ở
các phần rễ dinh dưỡng chưa hóa gỗ sẽ thấy bao bọc bởi màng nấm mầu vàng nâu là mầu đặc
trưng của sợi nấm Pisolithus tinctorius đó là dấu hiệu của sự cộng sinh giữa nấm và cây chủ ở
đây là bạch đàn và thông.
Kiểm tra tỷ lệ bị bệnh đốm lá bạch đàn do nấm Cryptosporiopsis eucalypti gây ra và bệnh
thối cổ rễ ở thông do nấm Fusarium oxysprorum. Kết quả được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3. Tỷ lệ cộng sinh, tỷ lệ bị bệnh của 4 loài cây ở các công thức
TT Loài cây
Công
thức
Tỷ lệ
cộng sinh (%)
Tỷ lệ
bị bệnh (%)
Công thức 1 93,33 2,50
Công thức 2 89,17 4,17
Công thức 3 80,83 5,83
1 Bạch đàn nâu
Công thức 4 0,00 39,17
Công thức 1 87,5 4,17
Công thức 2 84,17 5,00
Công thức 3 80,83 7,50
2 Bạch đàn trắng
Công thức 4 0,00 36,67
Công thức 1 98,3 2,50
Công thức 2 90,83 5,00
Công thức 3 70,83 5,83

3 Thông mã vĩ
Công thức 4 4,17 38,33
Công thức 1 96,67 3,33
Công thức 2 95,00 4,17
Công thức 3 80,00 6,67
4 Thông nhựa
Công thức 4 0,00 35,00

Tỷ lệ cây bị bệnh trung bình của các công thức đối chứng cao hơn so với các công thức
bón chế phẩm (88,31%). Tỷ lệ cộng sinh của nấm Pt với cây chủ trong các công thức bón chế
phẩm giao động từ 70,83% đến 98,3% trong khi đó ở công thức đối chứng, tỷ lệ này bằng
không hoặc rất thấp. Từ đó cho thấy hiệu lực của chế phẩm đối với cây con vườn ươm là rất
rõ ràng (hình 1, 2, 3 và 4).



6


Hình 1. Thí nghiệm nhiễm chế phẩm
MF1 cho Bạch đàn E. urophylla
Hình 2. Thí nghiệm nhiễm chế phẩm
MF1 cho Bạch đàn E. camaldulensis

Hình 3. Thí nghiệm nhiễm chế phẩm
MF1 cho Thông P. merkusii
Hình 4. Thí nghiệm nhiễm chế phẩm
MF1 cho Thông P. massoniana

Quan sát bộ rễ của cây được bón chế phẩm và cây ở công thức đối chứng sau 4 tháng cho

thấy bộ rễ ở công thức đối chứng kém hơn hẳn so với công thức được bón chế phẩm, đây
cũng là một nguyên nhân khiến cây ở công thức đối chứng sinh trưởng phát triển kém hơn
(hình 5 và 6).

CT 1

CT 4

CT 1

CT 4



7

Hình 5. Bộ rễ bạch đàn sau 4 tháng Hình 6. Bộ rễ thông sau 4 tháng

Đánh giá khả năng tồn tại của vi sinh vật khi bón vào đất

Kết quả kiểm tra mật độ vi sinh vật trong bầu cây thí nghiệm cho thấy mật độ vi sinh vật
còn tồn tại trong bầu ở các công thức bón chế phẩm MF1 là khá cao kết quả được trình bày ở
bảng 4.
Bảng 4. Mật độ vi sinh vật tồn tại trong bầu ở các công thức thí nghiệm
Mật độ vi khuẩn trung bình (CFU/g)
TT Công thức
Vi khuẩn phân giải lân Vi khuẩn đối kháng nấm bệnh
1 Công thức 1 11.10
6
125.10

6

2 Công thức 2 8.10
6
107.10
5

3 Công thức 3 12.10
4
98.10
5

4 Công thức 4 0 0

Kết quả cho thấy mật độ khuẩn còn hiệu lực phân giải lân và kháng nấm bệnh vẫn còn tồn
tại với số lượng rất lớn trong đất đặc biệt là ở công thức 1 mật độ vi khuẩn phân giải lân 1 là
11.10
6
(CFU/g)(hình 7) và mật độ vi khuẩn đối kháng nấm bệnh là 125.10
6
(CFU/g) (hình 8).
Mật độ vi khuẩn phân giải lân trung bình có trong các công thức 1; 2; 3 được bón chế phẩm là
63,73.10
5
(CFU/g) và mật độ vi khuẩn đối kháng trung bình là 485.10
5
(CFU/g). Với công thức
4 có thấy sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn nhưng không có hiệu lực phân giải và khả năng
kháng nấm bệnh.


Hình 7. Vi khuẩn phân giải lân Hình 8. Vi khuẩn kháng nấm bệnh



8

Lựa chọn công thức bón chế phẩm thích hợp cho cây con thông và bạch đàn
Từ kết quả ở bảng 1 tiến hành xử lý số liệu cho cả 4 loài ở 4 công thức và 3 lần lặp khác
nhau đánh giá theo xếp hạng hạng của Duncan để lựa chọn ra công thức tốt nhất cho cây
thông và bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm kết quả được trình bày ở bảng 5:

Bảng 5. Xếp hạng các công thức theo sinh trưởng trung bình
Tập hợp các nhóm
Công thức N
1 2 3
Duncan
a,b,c
Công thức
4
Công thức 3
Công thức 2
Công thức 1
Mức ý nghĩ
a (sig.)
1293
1293
1291
1292
12,2993





1,000


18,7435


1,000



20,1187

20,8352

,144

N=1293;  = 0.05
Từ bảng 5 cho thấy công thức 1 và 2 có H
vn
trung bình cao nhất được xếp vào nhóm 3,
công thức 4 sinh trưởng thấp nhất được xếp vào nhóm 1. Trong nhóm 3 công thức 1 và 2 đều
sinh trưởng tốt nhưng xét về sinh trưởng trung bình sinh khối và tỷ lệ bị bệnh cũng như về
mặt kinh tế thì công thức 1 là công thức thích hợp nhất với cây con thông và bạch đàn ở giai
đoạn vườn ươm.
KẾT LUẬN
Chiều cao trung bình của Bạch đàn trắng và Bạch đàn nâu ở các công thức nhiễm MF1 đều
cao hơn so với công thức đối chứng trong đó công thức 1 lớn gấp 2,7 lần so với công thức 4

(đối chứng) ở tháng thứ 2, ở tháng thứ 3 sinh trưởng gấp 2,2 lần, tháng thứ 4 là 1,4 lần. Đối
với Thông nhựa và Thông mã vĩ chiều cao trung bình ở công thức 1 lớn gấp 1,2 lần so với đối
chứng ở tháng thứ 2, ở tháng thứ 3 là 1,25 lần và ở tháng thứ 4 là 1,45 lần.
Công thức 1 có chiều cao trung bình lớn nhất mặc dù lượng chế phẩm được bón là thấp nhất
(1,7g/bầu) nhưng chiều cao vút ngọn trung bình hơn công thức 2 là 1,05 lần, công thức 3 là
1,14 lần (với công thức 2 được bón gấp đôi lượng chế phẩm (3,5g/bầu) và công thức 3 được
bón gấp 3 lần lượng chế phẩm (5,2g/bầu))
Trung bình trọng lượng tươi và khô tuyệt đối của bạch đàn ở 3 công thức 1; 2; 3 lớn hơn lần
lượt là 4,9; 4,79; 4,07 lần so với công thức 4. Với thông công thức 4 có trọng lượng tươi và khô
thấp hơn so với công thức 1; 2; 3 lần lượt là 1,82; 1,76; 1,66 lần.
Tỷ lệ cây bị bệnh trung bình của các công thức đối chứng cao hơn so với các công thức bón
chế phẩm (88,31%). Tỷ lệ cộng sinh của nấm Pt với cây chủ trong các công thức bón chế
phẩm giao động từ 70,83% đến 98,3% trong khi đó ở công thức đối chứng, tỷ lệ này bằng
không hoặc rất thấp
Bộ rễ của cây được bón chế phẩm và cây ở công thức đối chứng sau 4 tháng cho thấy bộ rễ ở
công thức đối chứng kém hơn hẳn so với công thức được bón chế phẩm.
- Mật độ vi khuẩn phân giải lân trung bình có trong các công thức 1; 2; 3 được bón chế phẩm
là 63,73.10
5
(CFU/g) và mật độ vi khuẩn đối kháng trung bình là 485.10
5
(CFU/g).


9

Lựa chọn được công thức 1 là công thức thích hợp nhất với cây con thông và bạch đàn ở
vườn ươm, căn cứ vào chỉ tiêu sinh trưởng, sinh khối, tỷ lệ bị bệnh tỷ lệ cộng sinh đặc biệt là
về mặt kinh tế.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phạm Quang Thu, 1999. Ứng dụng nấm cộng sinh để sản xuất cây con vườn ươm. Tạp chí Công
nghệ Thực phẩm và Nông nghiệp số 9 (1999), trang (414-415).
Brundrett M., Bougher N., Dell B., Grove T. and Malajczuk N, 1996. Working with
Mycorrhizas in Forestry and Agriculture. ACIAR Monograph
James B. Sinclair and Orkar Dev Dhingra. 1995. Basis plant pathology methods, page 217-
228, 390-392, CRC Press, Inc.

APPLICATION OF THE MIXED MICRO-ORGANISM PRODUCT IN TABLET FORM (MF1) FOR
PINE AND EUCALYPTUS SEEDLINGS IN THE NURSERY
Nguyen Hoai Thu
Nguyen Manh Ha, Dang Nhu Quynh
Forest Plant Protection Division
Forest Science Institute of Vietnam
Aiming to contribute to the promotion of afforestation across Vietnam by creating
high-quality seedlings; the project “Research on technology of producing mixed micro-
organism product in tablet form for Eucalyptus and Pine seedlings on degradation sites” was
successful in determining the mixed micro-organism product. The tablet form MF1 consists of
apatite powder; dust organic; potassium polyacrylamide; and ectomycorrhizal (Pt), bacteria
solved phosphate, disease resistant micro-organism and others addictives with 33%; 23%;
30%; and 14% respectively. The project assessed the effect of the mixed micro-organism
product in different treatments, based on seedling growth, biomass, disease infection rate and
symbiosis rate. Results show that Treatment 1 (1.7 gram of MF1 per seedling) is the most
suitable for seedling growth and development in the nursery.
Key words: Mixed micro-organism tablet, Eucalyptus, Pine, Nursery.




×