1
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TỈNH ĐĂK LĂK
Bùi Thị Hải Nhung
Phòng Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Kết quả đánh giá thực trạng lâm nghiệp tỉnh Đăk Lăk đã chỉ ra rằng: mặc dù đã đạt được những kết quả
tốt, đưa độ che phủ rừng toàn tỉnh lên 47,2% nhưng do nhiều các nguyên nhân khác nhau, rừng Đăk Lăk
vẫn tiếp tục bị suy giảm về chất lượng, rừng tự nhiên tiếp tục bị xâm hại, tốc độ phát triển rừng trồng
nhanh nhưng năng suất tăng chậm,công tác giao rừng, cho thuê rừng triển khai chậm, việc đổi mới các
lâm trường quốc doanh vẫn đang gặp một số trở ngại. Mặc dù được củng cố nhưng tình hình khai thác
rừng phá rừng trái phép vẫn diễn ra khá nghiêm trọng, công tác phối hợp giữa các ngành trong bảo vệ
pháp luật về rừng chưa được chặt chẽ và thường xuyên, các hoạt động du lịch sinh thái còn chậm phát
triển. Ngành chế biến tương đối phát triển, kim ngạch xuất khẩu đạt 6-7,5 triệu USD/năm với 438 cơ sở
chế biến lâm sản. Công tác khuyến lâm chưa thực sự được coi trọng. Từ nghiên cứu thực trạng đã đề
xuất 6 giải pháp để phát triển lâm nghiệp tại Đăk Lăk. Ngoài ra, giải pháp cụ thể, cấp thiết và trước mắt
được đề xuất nhằm chấn chỉnh và triển khai có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng ở Đăk Lăk
trong thời gian tới.
Từ khoá: Chiến lược phát triển lâm nghiệp, Chế biến lâm sản, Đăk Lăk, Phát triển rừng, Bảo vệ rừng,
Khuyến lâm.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đăk Lăk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, có tổng diện tích tự nhiên là
1.312.537ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 714.082,88ha, chiếm 54,4% tổng diện
tích tự nhiên của toàn tỉnh. Rừng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh Đăk Lăk. Tuy nhiên, những năm gần đây do nhiều các nguyên nhân
khác nhau mà rừng Đăk Lăk liên tục bị suy giảm nhanh chóng cả số lượng và chất
lượng, là nguyên nhân của những thiên tai bất ngờ đã và đang có xu thế mạnh, thường
xuyên như lũ lụt, hạn hán.
Trong những năm qua, với sự nỗ lực của mình ngành lâm nghiệp Đăk Lăk đã đạt
được những thành tựu đáng kể. Tình hình tổ chức xây dựng vốn rừng, kinh doanh
rừng, trồng rừng, giao đất khoán rừng, phát triển ngành chế biến lâm sản, vv…. đạt
được nhiều kết quả quan trọng. Tình hình phá rừng, cháy rừng, khai thác, vận chuyển,
mua bán lâm sản, săn bắn, kinh doanh động vật hoang dã từng bước hạn chế so với
những năm trước đây. Sau 3 năm thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Đăk
Lăk theo Quyết định số 1234/QĐ-UBND ngày 11/7/2005, việc đánh giá thực trạng để đề
xuất các giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp là hết sức cần thiết.
Bài báo này giới thiệu những nội dung chính của kết quả đánh giá thực trạng lâm
nghiệp tỉnh Đăk Lăk, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển lâm nghiệp bền
vững tỉnh Đăk Lăk nói riêng và cho vùng Tây Nguyên nói chung, góp phần phát triển
kinh tế, đảm bảo an ninh sinh thái cho vùng Tây Nguyên và vùng hạ lưu thuộc các tỉnh
Nam Trung Bộ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập thông tin thứ cấp: Số liệu thống kê, các tài liệu báo cáo về thực trạng bảo vệ
và phát triển rừng, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp
tỉnh Đăk lăk.
2
Thu thập thông tin sơ cấp: Sử dụng phương pháp PRA trong phỏng vấn và thảo luận
với 20 cán bộ lâm nghiệp cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Chi
cục Lâm nghiệp); 28 cán bộ cấp huyện (lãnh đạo huyện, cán bộ lâm nghiệp và các ban
ngành liên quan) thuộc 2 huyện Man’Đrăk và Buôn Đôn; 7 cán bộ Công ty Lâm nghiệp
Man’Đrăk, 5 cán bộ Công ty TNHH Lâm sản Hoàng Nguyên; 16 cán bộ VQG YokDon;
10 cán bộ xã Krông Na và 30 hộ gia đình là người tham gia trồng rừng và nhận khoán
BVR tại công ty Lâm nghiệp Man’Đrăk và VQG YokDon.
Phân tích đánh giá: Các số liệu được phân tích đánh giá làm cơ sở đề xuất các giải
pháp nhằm phát triển lâm nghiệp tỉnh Đăk Lăk trong thời gian tới.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đánh giá thực trạng phát triển rừng tỉnh Đăklăk
Tính đến ngày 31/12/2008 tổng diện tích rừng là 628.977ha, độ che phủ đạt 47,2%
trong đó diện tích rừng tự nhiên là 574.493,4ha, rừng trồng là 54.484ha và rừng mới
trồng chưa tính vào độ che phủ (< 3 tuổi) là 9.840ha. Diện tích rừng tự nhiên giảm
7.292ha so với năm 2006, nguyên nhân chủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất
để trồng cây công nghiệp (cao su), xây dựng công trình thủy điện và trồng cây nông
nghiệp khác. Chất lượng rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị suy giảm do tình trạng khai thác
rừng trái phép rút ruột rừng gây ra.
Thực hiện dự án 661, từ 2006 đến 2008 toàn tỉnh đã trồng được 22.697ha
(phòng hộ: 6.760ha, đặc dụng: 342ha, sản xuất: 14.154ha), hỗ trợ trồng rừng sản xuất:
6.912ha và giao khoán quản lý bảo vệ rừng: 58.000ha/năm. Hiện nay, hầu hết đất trồng
rừng phòng hộ còn lại đều ở vùng sâu vùng xa, địa hình cao, dốc, đất trồng rừng manh
mún nên việc phát triển trồng rừng phòng hộ gặp nhiều khó khăn. Năm 2008, diện tích
rừng trồng tăng 33.788 ha so với năm 2006, cùng với sản lượng rừng trồng tăng đáng
kể do sử dụng các giống cây trồng có chất lượng tốt hơn. Xu thế phát triển rừng trồng
sản xuất đang rất mạnh trong những năm gần đây, tuy nhiên do đầu tư thấp và đa số
các hộ dân chưa có điều kiện áp dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh tiên tiến nên vẫn
chưa tạo được những bước đột phá về sản lượng trồng rừng sản xuất trong toàn tỉnh.
Diện tích rừng lớn, phân tán nên khó quản lý bảo vệ; lực lượng quản lý bảo vệ
quá mỏng, ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân thấp, tình hình dân di cư
tự do phức tạp, nhu cầu đất canh tác và gỗ làm nhà cao nên nạn phá rừng và khai thác
lâm sản trái phép vẫn tiếp diễn. Ngân sách đầu tư cho bảo vệ rừng 50.000 ha/năm, chỉ
chiếm tỷ lệ nhỏ diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng của tỉnh, suất đầu tư 100.000
đồng/ha là quá thấp so với yêu cầu thực tế, chỉ tiêu diện tích ngày một giảm, nhưng tỉnh
không có ngân sách bổ xung, trong khi các hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng chưa
được thực hiện; biện pháp tổ chức bảo vệ rừng còn kém hiệu quả khi giao khoán bảo
vệ rừng cho các hộ gia đình nên nguy cơ mất và suy thoái rừng vẫn cao.
Hệ thống các vườn ươm được quy hoạch tại các đơn vị trồng rừng hoặc tổ chức
gieo ươm ở hộ gia đình đã cung cấp đủ giống cho trồng rừng của tỉnh. Sở NN&PTNT
đã cấp chứng chỉ công nhận nguồn giống 0,2 ha Keo lai là vườn cây đầu dòng (hom)
cho Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên, nhiều đơn vị cung ứng giống còn
thiếu phương tiện, thiết bị, cơ sở bảo quản giống, nhân giống và sản xuất giống như
vườn ươm kiên cố, nhà cấy mô, kho bảo quản giống, phòng thí nghiệm…; vẫn tồn tại
một số đơn vị, cá nhân sản xuất và cung ứng giống trôi nổi, chất lượng thấp, không rõ
nguồn gốc. Người dân còn chưa quan tâm sử dụng giống tốt, chạy theo số lượng, việc
quản lý và giám sát chất lượng giống chưa chặt chẽ, chưa cấp chứng nhận nguồn gốc
lô hạt giống, chưa kiểm tra và xử lý vi phạm.
3
UBND tỉnh đã phê duyệt rà soát quy hoạch 3 loại rừng và đã xây dựng Quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2009-2020 trên cơ sở chiến lược phát triển
lâm nghiệp quốc gia với các mục tiêu cụ thể, đã hướng dẫn các huyện và xã xây dựng
quy hoạch/kế hoạch bảo vệ phát triển rừng. Tuy nhiên do kinh phí hạn chế nên số
lượng các huyện, xã có quy hoạch/ kế hoạch BVPTR chưa nhiều.
UBND tỉnh đang triển khai xây dựng "Đề án giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho mục đích lâm nghiệp gắn với việc lập hồ sơ quản lý
rừng giai đoạn 2009 - 2015". Tuy nhiên, đến tháng 4/2009 toàn tỉnh mới giao, cho thuê
688.162ha rừng và đất lâm nghiệp trong đó giao cho các chủ rừng thuộc sở hữu Nhà
nước là 224.852ha; giao, cho thuê cho 15 Công ty lâm nghiệp Nhà nước là 230.078ha
(198.937ha rừng sản xuất và 31.141ha rừng phòng hộ); cho 14 doanh nghiệp ngoài
Nhà nước thuê 9068ha (6207ha rừng tự nhiên và 2861ha đất không rừng); giao cho 25
cộng đồng, 55 nhóm hộ, 992 hộ gia đình 34.185ha; giao quân đội quản lý 14.433ha và
UBND xã quản lý 175.546ha.
HĐND tỉnh đã ra nghị quyết về các nguyên tắc định giá và khung giá các loại đất
để xây dựng bảng giá hàng năm của tỉnh. Tuy nhiên, do không có nguồn kinh phí cho
định giá và việc tính toán theo 48/2007/NĐ-CP và Thông tư 65/2008/TTLB-BNN-BTC
còn khá phức tạp, khó thực hiện.
Công tác rà soát ranh giới, cắm mốc ranh giới cho các chủ rừng và các loại rừng
đã được thực hiện khá sớm và đồng bộ. Tuy vậy, do khó khăn về tài chính và việc rà
soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/CT-TTg triển khai chậm nên hiện tại việc cắm
mốc thực hiện rất hạn chế.
Đã sắp xếp lại các Lâm trường Quốc doanh theo Nghị định 200/2004/NĐ-CP của
Chính phủ với 7 Công ty Lâm nghiệp với diện tích sử dụng dự kiến là 76.200ha và 11
Ban quản lý rừng phòng hộ với diện tích sử dụng dự kiến là 340.517ha. Nhìn chung,
hoạt động của các công ty còn chậm đổi mới và có nhiều khó khăn, thách thức. Hiệu
quả sản xuất kinh doanh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng đất đai và rừng. Chỉ có
2/7 Công ty Lâm nghiệp có khai thác rừng tự nhiên và rừng trồng mới cân đối được
nguồn thu chi là M’Đrăk và Krông Bông. Các công ty chưa thực sự tự chủ trong các
hoạt động sản xuất; trên danh nghĩa là đơn vị tự hạch toán kinh doanh độc lập theo Luật
Doanh nghiệp nhưng trên thực tế lại phụ thuộc rất lớn vào chỉ tiêu kế hoạch phân bổ
hàng năm của Nhà nước. Các Công ty đều thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh,
nguồn thu chính của nhiều Công ty chủ yếu từ khai thác gỗ rừng tự nhiên, nhưng chỉ
tiêu khai thác thấp không ổn định. Sự gia tăng dân số đặc biệt là dân di cư tự do gây áp
lực rất lớn cho các công ty trong công tác bảo vệ rừng và chưa có giải pháp để hài hòa
giữa nhu cầu đất cho cư dân địa phương và sản xuất kinh doanh ổn định.
Kết quả bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học
Đánh giá thực hiện công tác bảo vệ rừng
Các Công ty Lâm nghiệp, các Ban Quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đã
tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, người dân đã nhận thức được lợi ích và tác
hại do phá rừng. Lực lượng kiểm lâm đã phối hợp đồng bộ và có hiệu quả hơn trong
ngân chặn các hành vi xâm phạm tài nguyên rừng nên diện tích rừng bị mất do chặt phá
rừng trái phép đã giảm nhiều so với các năm trước đây. Nhờ thực hiện các biện pháp
đồng bộ với phương châm 4 tại chỗ nên cháy rừng đã giảm do đã phát hiện và dập lửa
kịp thời nên năm 2008 chỉ mất 4,2ha rừng trồng;
Tuy nhiên, tình hình khai thác rừng phá rừng trái phép vẫn diễn ra khá nghiêm
trọng đặc biệt là tại các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Nguyên nhân do dân di
4
cư tự do cư trú tại các huyện Ea Sup, Krông Bông, Lăk… lợi dụng việc chuyển đổi rừng
tự nhiên nghèo kiệt để trồng cao su đã chắt phá rừng để lấy gỗ, cơi nới nương rẫy để
sản xuất hoặc nhận đền bù. Tình trạng lấn chiếm và tái lấn chiếm đất lâm nghiệp diễn ra
ở nhiều huyện và hầu hết các đơn vị chủ rừng. Từ năm 2008, diện tích bị lấn chiếm,
xâm canh trái phép trong các vùng có dự án là 410,3ha trong đó lấn chiếm đất lâm
nghiệp là 353,5ha và phá rừng trái phép 56,8ha. UBND tỉnh đã ra Chỉ thị 07/2008/CT-
UB về tăng cường quản lý rừng ở các vùng quy hoạch trồng cây cao su, trồng rừng,
trồng cây công nghiệp và tăng cường kiểm tra ngăn chặn phá rừng, khai thác, lấn
chiếm, mua bán, sang nhượng đất đai trái pháp luật, nhưng do sức ép từ việc gia tăng
dân số rất nhanh bao gồm cả dân di cư tự do, nên công tác này còn nhiều diễn biến
phức tạp như Kroong A, Cư Róa (huyện M’Drak), huyện E’HLeo.
Tình trạng lâm tặc chống đối người thi hành công vụ vẫn còn xảy ra ở một số
huyện nhưng việc giải quyết còn vướng mắc do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các
chủ rừng với chính quyền địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác. Chưa có
biện pháp răn đe triệt để các đối tượng khai thác rừng trái phép, nhiều nơi còn buông
lỏng quản lý để tình trạng phá rừng diễn ra trong thời gian dài. Việc cấp phép cho các
xưởng cưa gần VQG YokDon càng làm cho công tác bảo vệ rừng gặp khó khăn thêm.
Sự phối hợp liên ngành cũng chưa thường xuyên và kịp thời theo Thông tư liên tịch
144/TTLT-BNN-BCA-BQP. Bên cạnh đó, một bộ phận dân cư sống gần rừng đời sống
còn khó khăn vẫn sống dựa vào rừng nên vẫn tiếp tục phá rừng, lấn chiếm đất rừng để
lấy đất canh tác.
Công tác khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình nhìn chung hiệu quả không cao,
chất lượng rừng vẫn bị suy giảm do đầu tư thấp nên phần đông các hộ nhận khoán
thực hiện hợp đồng mang tính chiếu lệ, đối phó để nghiệm thu hợp đồng khoán bảo vệ
rừng, chưa thực sự gắn bó với rừng. Số cộng đồng được giao rừng còn rất ít (25 cộng
đồng).
Công tác bảo tồn đa dạng sinh học
Đăk Lăk có hệ thống các khu rừng đặc dụng khá hoàn chỉnh như Vườn quốc gia
Yok Đôn (bảo vệ hệ sinh thái rừng khộp Tây Nguyên), Vườn quốc gia Chư Yang Sinh
(bảo tồn các hệ sinh thái phân bố theo độ cao và bảo tồn nguồn gien các loài động thực
vật đặc hữu như Pơ mu, Du Sam…và các loài linh trưởng), rừng đặc dụng Nam Ka (
bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm) và Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (bảo tồn
các loài đặc hữu như Bò tót, bò rừng, và các loài thực vật như Trắc, Cẩm lai, đặc
trưng rừng nhiệt đới Đông Trường Sơn), vv…
Nhìn chung, chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học được duy trì, bảo tồn tốt
hơn ở những khu rừng đặc dụng đã được thành lập và có ban quản lý. Tuy nhiên, tình
trạng phổ biến là rừng tự nhiên vẫn bị suy giảm về chất lượng và những khu rừng
nguyên sinh, rừng giàu chủ yếu chỉ còn ở những khu rừng đặc dụng và phòng hộ thuộc
vùng sâu, vùng xa.
Công tác bảo vệ rừng đặc dụng chủ yếu dựa vào lực lượng kiểm lâm của vườn
quốc gia và các khu bảo tồn và khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, do
địa bàn rộng, khó bảo vệ nên tình hình chặt phá rừng còn khá nghiêm trọng như ở VQG
Yok Đôn và nhiều nơi khác. Do lợi nhuận cao từ buôn bán gỗ và động vật hoang dã trái
phép nên các vi phạm vẫn xảy ra ở hầu khắp các huyện.
Các hoạt động du lịch sinh thái còn chậm phát triển do thiếu hướng dẫn cụ thể và
thiếu các đầu tư có sở hạ tầng cần thiết cho du lịch sinh thái.
Về công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản
5
Nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh hàng năm là
20.000m
3
gỗ từ rừng tự nhiên và 10.000-20.000m
3
gỗ rừng trồng. Ngoài ra, gỗ cao su
cũng là nguồn gỗ quan trọng, bình quân mỗi năm 10.000m
3
gỗ cao su thanh lý. Chỉ một
số doanh nghiệp chế biến lớn mới có khả năng nhập khẩu gỗ như Công ty cổ phần
Trường Thành và Công ty TNHH Hoàng Nguyên nhập 10.000-12.000m
3
gỗ/năm để chế
biến đồ gỗ xuất khẩu.
Từ năm 2001 đến nay, giá trị sản xuất của ngành chế biến lâm sản chiếm 25-
30% giá trị sản xuất công nghiệp chế biến và chiếm khoảng 50-60% giá trị chế biến
nông lâm sản của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 6-7,5 triệu USD.
Đến tháng 4/2009, tỉnh có 438 cơ sở chế biến lâm sản, trong đó có 354 cơ sở
nhỏ lẻ, hộ gia đình cá nhân chiếm 80,8% số cơ sở chế biến; 84 cơ sở chế biến lâm sản
quy mô vừa và lớn có máy móc thiết bị hiện đại, sản xuất sản phẩm tinh chế. Phân bố
các cơ sở chế biến không đồng đều, cơ sở chế biến lớn chủ yếu ở Buôn Mê Thuột, Ea
Sup và Krông Buk.
Đa số các cơ sở chế biến ở mức xẻ gỗ xây dựng cơ bản, chưa có các dây
chuyền tinh chế, chưa tham gia xuất khẩu và doanh thu thấp. Chỉ có 15 doanh nghiệp
có đầu tư máy móc, thiết bị tương đối hoàn chỉnh có thể sản xuất đồ mộc tinh chế và
ván nhân tạo, 27 doanh nghiệp sản xuất đồ mộc dân dụng và 39 doanh nghiệp còn lại
chỉ sơ chế các sản phẩm phục vụ XDCB hoặc xẻ phôi phục vụ cho tinh chế lâm sản.
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chế biến lâm sản và đầu tư cho công nghiệp
chế biến còn thấp năm 2005 là 7,174 triệu USD, năm 2007 đạt 3,414 triệu USD và năm
2008 đạt khoảng 8,512 triệu USD. Sản phẩm chủ yếu là gỗ tinh chế, đồ mộc, hàng thủ
công mỹ nghệ trong đó gỗ tinh chế năm 2005 đạt 1.051m
3
và năm 2007 đạt 3.158 m
3
sản phẩm. Vốn đầu tư năm 2005 đạt 25 tỷ đồng, năm 2006 đạt 23 tỷ đồng, năm 2007
đạt 18 tỷ đồng và năm 2008 đạt 12,5 tỷ đồng, do khủng hoảng tài chính nên các doanh
nghiệp chưa yên tâm đầu tư công nghệ và thiết bị.
Ngoài các sản phẩm phục vụ cho thị trường trong nước như ván dăm, ván ép,
ván Okal, giường, tủ, bàn ghế… còn có một số sản phẩm của Đắk Lắk chiếm lĩnh được
các thị trường nước ngoài như bàn ghế ngoài trời, ván trang trí nội thất, bàn ghế giường
tủ. Các sản phẩm chế biến đã được xuất khẩu cho một số nước như Anh, Pháp, Đan
Mạch, Mỹ, Nhật, Hàn quốc,vv …
Hiện nay, các nước EU và Mỹ đang tăng cường các biện pháp kiểm soát gỗ
nhập khẩu hợp pháp như FLEGT, đạo luật LEICY… Đây là một thách thức nhưng cũng
là một cơ hội để các tỉnh phải sử dụng gỗ có chứng chỉ ở Việt nam và góp phần giảm
thiểu tình trạng khai thác và sử dụng gỗ trái phép của các doanh nghiệp chế biến gỗ ở
Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo và khuyến lâm
Đã xây dựng được một số mô hình trồng rừng kinh tế với hàng trăm ha theo
hướng thâm canh. Tuy nhiên, KHCN chưa tạo được sức bật làm chuyển biến cơ bản
hiệu quả kinh tế của nghề rừng, chưa gắn sản xuất với thị trường, chưa có định hướng
rõ ràng cho phát triển giống cây trồng lâm nghiệp, chưa nâng cao năng suất rừng tự
nhiên cũng như sử dụng hợp lý các diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt để tạo thu nhập
cho người dân miền núi. Số loài cây trồng có năng suất cao còn quá ít, chủ yếu là rừng
trồng thuần loài.
Đào tạo về lâm nghiệp cho cán bộ địa phương và cho nông dân là một việc làm
mới mẻ, lâm nghiệp chưa phải là một ưu tiên cho đào tạo và tiếp nhận. Do ít chú trong
6
đánh giá nhu cầu đào tạo hoặc đánh giá chưa đúng mức, nên đào tạo còn chung
chung, chưa chú trong những gì cán bộ và nông dân cần.
Tổ chức khuyến nông khuyến lâm đã được củng cố và mạng lưới khuyến nông
khuyến lâm từ tỉnh đến các xã. Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với Chi cục Lâm
nghiệp thực hiện nhiều hoạt động chuyển giao kỹ thuật với các mô hình trình diễn về
cây lâm nghiệp. Tuy nhiên, công tác khuyến lâm chưa thực sự được coi trọng, cán bộ
khuyến lâm mỏng, số lượng và kinh phí cho khuyến lâm rất thấp. Cách đầu tư cho
khuyến lâm theo kế hoạch hàng năm như đầu tư cho cây nông nghiệp ngắn ngày là
không phù hợp, kể cả phương thức đầu tư trung hạn 3 năm vẫn là quá ngắn đối với cây
trồng lâm nghiệp.
Trong các hoạt động khuyến lâm, xây dựng các mô hình trình diễn chiếm tỷ trọng
lớn nhất, trong khi các hoạt động đào tạo gắn với hiện trường và tư vấn dịch vụ chiếm
tỷ lệ rất nhỏ.Việc xây dựng các mô hình trình diễn yêu cầu nông dân đóng góp 60% và
phải có diện tích đủ lớn, dẫn đến chỉ các hộ nông dân khá giả mới có khả năng xây
dựng mô hình và loại trừ sự tham gia của các hộ nghèo. Cán bộ lâm nghiệp đối với các
xã có nhiều rừng là rất cần thiết, nhưng đến nay chỉ tiêu này vẫn chưa thể thực hiện
được.
Đề xuất một số giải pháp phát triển lâm nghiệp tỉnh Đăk Lăk
Giải pháp về tổ chức quản lý và sản xuất
Thực hiện phân cấp quản lý theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Ở
cấp tỉnh, nâng cao năng lực ngành Nông nghiệp và PTNT trong đó có lâm nghiệp để
tham mưa có hiệu quả hơn cho UBND tỉnh quản lý Nhà nước về lâm nghiệp. Ở cấp
huyện, bổ sung thêm biên chế cán bộ có chuyên môn lâm nghiệp, thành lập tổ lâm
nghiệp trong phòng kinh tế của các huyện trong đó có ít nhất 3 cán bộ lâm nghiệp
chuyên trách. Cấp xã, đối với những xã có diện tích đất lâm nghiệp trên 500 ha thành
lập Ban bảo vệ và phát triển rừng cấp xã, trong đó hợp đồng (tiến tới có biên chế) cho 1
cán bộ lâm nghiệp giúp cho UBND xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ
và phát triển rừng.
Tiếp tục củng cố các công ty lâm nghiệp nhằm thực thi có hiệu quả các phương
án đổi mới đã được phê duyệt, thực hiện quản lý rừng bền vững, mở rộng hợp tác, liên
doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước. Quy hoạch đồng bộ các nhà máy
chế biến lâm sản với các vùng nguyên liệu.
Giải pháp về giao rừng, giao đất lâm nghiệp
Tiếp tục thử nghiệm và nhân rộng các mô hình quản lý rừng cộng đồng; hoàn
thiện quy chế quản lý rừng và cơ chế hưởng lợi theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg và
Quyết định 304/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chỉnh phủ cho các thành phần kinh tế;
xây dựng cơ sở pháp lý để các thành phần kinh tế được giao, thuê dịch vụ môi trường
rừng đặc dụng sử dụng trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng.
Tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được giao rừng, giao đất lâm nghiệp thực
hiện quyền sử dụng đất, sử dụng và sở hữu rừng theo quy định của pháp luật. Khuyến
khích tích tụ đất đai để tạo ra các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung bằng các hình
thức: các hộ gia đình, tổ chức kinh tế và cá nhân cho thuê hoặc hợp đồng thuê hoặc cổ
phần bằng góp quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.
Giải pháp về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm
Ứng dụng các thành tựu KHCN trong và ngoài nước nhất là trong lĩnh vực giống
và cây trồng lâm nghiệp, sản xuất và chế biến lâm sản. Đưa công nghệ thông tin vào
7
quản lý lâm nghiệp, xúc tiến thương mại, bước đầu tập trung cho quy hoạch và lập kế
hoạch sử dụng tài nguyên rừng và theo dõi diến biến tài nguyên rừng. Hợp tác với các
tổ chức trong và ngoài nước để nghiên cứu và ứng dụng khoa học lâm nghiệp.
Xây dựng và thực hiện chương trình phổ cập, đào tạo về lâm nghiệp cấp xã. Nâng
cao ý thức bảo vệ rừng thông qua việc từng bước đưa giáo dục bảo vệ và phát triển rừng
vào sinh hoạt và đời sống thôn (buôn), trường học. Xây dựng hệ thống khuyến lâm đến
cấp huyện, riêng ở cấp xã, tạm thời cán bộ khuyến lâm theo chế độ hợp đồng, đồng
thời khuyến khích các tổ chức, các nhân tự nguyện tham gia vào hoạt động khuyến lâm
ở cấp cộng đồng thôn (buôn).
Giải pháp về chính sách
Quy hoạch hợp lý 3 loại rừng, xác lập các chủ quản lý rừng cụ thể với quan điểm
xã hội hoá nghề rừng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh việc thuê
đất trồng rừng, giao đất, giao rừng cho cộng đồng, hộ gia đình và các thành phần kinh
tế khác. Có chính sách quản lý và hỗ trợ sau giao đất, giao rừng, chính sách về vốn cho
rừng đặc dụng và phòng hộ, chính sách tín dụng cho rừng sản xuất và chế biến lâm
sản. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hợp tác và đầu tư cho
hoạt động quản lý, sản xuất và nghiên cứu khoa học.
Giải pháp về vốn
Tranh thủ tối đa và tổ chức có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp cho
bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, trồng rừng phòng hộ và đặc dụng theo
chương trình dự án 661. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi và hệ thống pháp lý đầy đủ,
nhằm huy động các nguồn vốn đầu tư từ dân và doanh nghiệp vào trồng rừng nguyên
liệu với chu kỳ dài. Khuyến khích vay ưu đãi để phát triển trồng rừng và chế biến lâm
sản.
Cần có các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư
trực tiếp FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực trồng rừng nguyên
liệu, công nghiệp chế biến gỗ và chuyển giao công nghệ. Phối hợp với các dự án ODA
tận dụng vốn viện trợ nước ngoài để phát triển trồng rừng.
Giải pháp hỗ trợ của ngành và hợp tác quốc tế
Tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành ở Trung ương và địa phương, hợp tác quốc
tế, khai thác nguồn vốn ODA để triển khai một số vấn đề cấp thiết như: vấn đề đất đai,
nguồn vốn cho phục hồi rừng tự nhiên, phát triển rừng, chế biến lâm sản và xoá đói
giảm nghèo. Tranh thủ tìm kiếm các nguồn hỗ trợ mới, thực hiện cơ chế phát triển sạch
(CDM), cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES), giảm phát thải do mất rừng và
suy thoái rừng (REDD), vv
Các giải pháp cụ thể, cấp thiết và trước mắt
- Rà soát lại đất đai, đặc biệt là diện tích đất trống, đồi núi trọc là đất rừng phòng
hộ để xây dựng kế hoạch phủ xanh vào năm 2010 bằng nguồn kinh phí của dự án 661.
Kiểm kê và đưa vào khoanh nuôi, khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung một số diện tích
rừng tự nhiên nghèo. Tổ chức, kiểm tra thường xuyên khoán bảo vệ rừng cho các hộ
dân, đảm bảo thực chất và có hiệu quả, từng bước nâng cao chất lượng rừng. Thúc đẩy
phát triển trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán, cây LSNG, đưa giống mới và tiến bộ
khoa học vào sản xuất, quản lý có hiệu quả giống cho trồng rừng. Hoàn thành chỉ tiêu
được giao theo Nghị quyết 73/2006/QH11 của Quốc hội.
- Tiếp tục đổi mới các lâm trường quốc doanh, giao quyền tự chủ cho các công ty
lâm nghiệp hoạt động, thông qua các chính sách hỗ trợ các công ty về pháp lý, vốn để
các doanh nghiệp phát triển ổn định.
8
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền xã với các chủ rừng đặc
biệt với các ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ, làm rõ cơ chế về quyền lợi và
trách nhiệm của mỗi bên. Gắn việc bảo vệ rừng và phát triển kinh tế xã hội các thôn, xã
vùng lõi và vùng đệm. Thực hiện các giải pháp hỗ trợ nâng cao mức sống của người
dân địa phương để hạn chế phá rừng, khai thác rừng và lấn chiếm đất rừng. Nâng cao
nhận thức cho các ngành, các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp xã về tổ chức thực hiện
quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Xây dựng các chính sách ưu đãi cho cán
bộ lâm nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
- Phối hợp thường xuyên giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật như lực lượng công
an, quân đội, kiểm lâm để xử lý nghiêm các vi phạm của lâm tặc và những người có
trách nhiệm quản lý. Việc xử lý các vi phạm phải kịp thời, kiên quyết, nhằm giảm tình
trạng vi phạm pháp luật bảo vệ rừng. Tăng cường lực lượng kiểm lâm, nâng cao địa vị
pháp lý, trang thiết bị, phương tiện. Đảm bảo chế độ chính sách cho lực lượng kiểm lâm
cho tương xứng với nhiệm vụ được giao.
- Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách và pháp luật về lâm nghiệp cho
người dân. Hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp thành đất
nông nghiệp, trồng cao su, xây dựng công trình thủy điện, đường biên giới…
- Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến lâm sản bằng các chính sách ưu đãi theo
Nghị định số 151/2006/NĐ-CP, hỗ trợ về mặt bằng nhà xưởng, quy hoạch vùng nguyên
liệu, tăng cường thông tin thị trường, phát triển ngành chế biến lâm sản thông qua đó
phát triển trồng rừng sản xuất.
- Phối hợp với các viện nghiên cứu vùng, với Trường Đại học Tây Nguyên để
đẩy nhanh công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học về lĩnh vực lâm nghiệp. Tổ chức
nghiên cứu triển khai nhằm ứng dụng có hiệu quả một số nội dung như giống, kỹ thuật
thâm canh một số loài cây trồng rừng chính, và chế biến lâm sản.
- Đổi mới các dịch vụ khuyến lâm, chuyển từ xây dựng mô hình trình diễn là
chính sang chuyển giao công nghệ tiên tiến về trồng rừng sản xuất năng suất cao cho
nông dân và hỗ trợ nông dân tổ chức sản xuất theo kế hoạch, có hiệu quả và phù hợp
với nhu cầu thị trường.
KẾT LUẬN
Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng, đưa độ che phủ rừng toàn tỉnh
lên 47,2% nhưng do nhiều các nguyên nhân khác nhau, rừng Đăk Lăk vẫn tiếp tục bị
suy giảm về chất lượng, rừng tự nhiên tiếp tục bị xâm hại, tốc độ phát triển rừng trồng
nhanh nhưng năng suất tăng chậm. Công tác giao rừng, cho thuê rừng triển khai chậm,
đến tháng 4/2009 toàn tỉnh mới giao, cho thuê 688.162 ha rừng và đất lâm nghiệp; chưa
tìm được phương án quản lý rừng có hiệu quả. Việc đổi mới các lâm trường quốc
doanh vẫn đang gặp một số trở ngại về cơ chế, vốn và đất đai, các công ty lâm nghiệp
chưa tự chủ và hoạt động kém hiệu quả.
Tình hình khai thác rừng phá rừng trái phép vẫn diễn ra khá nghiêm trọng đặc
biệt là tại các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, trong đó chuyển đổi rừng tự nhiên
sang trồng cao su là nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất rừng và tình trạng xâm lấn đất
trái phép. Công tác phối hợp giữa các ngành trong bảo vệ pháp luật về rừng chưa được
chặt chẽ và thường xuyên. Hệ thống rừng đặc dụng khá hoàn chỉnh, đa dạng sinh học ở
mức cao. Tuy nhiên, các hoạt động du lịch sinh thái còn chậm phát triển.
Ngành chế biến tương đối phát triển, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến gỗ hàng năm là 20.000m
3
, kim ngạch xuất khẩu đạt 6-7,5 triệu USD/năm với 438
cơ sở chế biến lâm sản. Vốn đầu tư 2005 – 2008 đạt 12- 25 tỷ đồng/năm.
9
Công tác khuyến lâm chưa thực sự được coi trọng, cán bộ khuyến lâm mỏng,
kinh phí cho khuyến lâm rất thấp. Cách đầu tư cho khuyến lâm theo kế hoạch hàng năm
là chưa phù hợp, xây dựng các mô hình trình diễn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Yêu cầu
trong việc xây dựng các mô hình trình diễn dẫn đến loại trừ sự tham gia của các hộ
nghèo.
Từ nghiên cứu thực trạng đã đề xuất 6 giải pháp để phát triển lâm nghiệp tại Đăk
Lăk bao gồm: Giải pháp về tổ chức quản lý và sản xuất; về giao rừng, giao đất lâm
nghiệp; về KHCN, giáo dục đào tạo và khuyến lâm; về vốn, tín dụng; về chính sách; hỗ
trợ của các ngành và hợp tác quốc tế. Ngoài ra, giải pháp cụ thể, cấp thiết và trước mắt
được đề xuất nhằm chấn chỉnh và triển khai có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển
rừng ở Đăk Lăk trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2007. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2008 - 2020, Nhà xuất bản Nông nghiệp,Hà Nội.
Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009. Quyết định số 1276/QĐ-BNN về việc công bố hiện
trạng tài nguyên rừng năm 2008.
Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược lâm
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2009.
UBND tỉnh Đăk Lăk, 2009. Báo cáo công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng năm
2007, 2008 và 4 tháng đầu năm 2009 tỉnh Đăk lăk.
UBND tỉnh Đăk Lăk, 2009. Đánh giá Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Đăk lăk và
xây dựng kế hoạch 5 năm 2011-2015.
THE current Situation and Potential solutions for forestry
development in Daklak province
Bui Thi Hai Nhung
Forest Economics Research Division
Forest Science Institute of Vietnam
Summary
Evaluation results on forestry encouragement in Daklak province revealed that despite
having achieved good results, forest cover across the whole province is 47.2% but by
many different causes the area of forests in Daklac continue to be declining in quality.
Natural forests continue to be invaded, plantation growth is fast but slow growth of the
production of improved seeds Forest allocation, delays in forest rent implementation,
and the renewal of state-owned forestry farms still encounters obstacles. Although the
situation is strengthened, forest exploitation by illegal deforestation is serious, there is
poor coordination between agencies in forest protection laws and there has been slow
development of regular ecological tourist activities. The processing industry is relatively
developed, with an export turnover reaching 6 to 7.5 million per year, and with 438 forest
product processing facilities. Forestry extension work is not considered important. From
these situation studies, six solutions to develop forestry in Daklak are recommended.
Besides specific solutions, urgent and immediate proposals to redress and implement
effective protection and development of forests in Daklak over the future have been
given.
10
Keywords: Forestry development strategy, Forest product processing, Daklak, Forest
development, Forest protection, Forestry extension