Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Đánh giá sức khỏe hệ sinh thái hồ công viên 293 và đề xuất một số giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 47 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH - MƠI TRƯỜNG

NGUYỄN VŨ NHƯ HỒNG

ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE HỆ SINH THÁI HỒ CÔNG VIÊN 29/3
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Đà Nẵng – 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH - MƠI TRƯỜNG

NGUYỄN VŨ NHƯ HỒNG

ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE HỆ SINH THÁI HỒ CÔNG VIÊN 29/3
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 3150319006
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn
TS. Đoạn Chí Cường


Đà Nẵng – 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan các dữ liệu trình bày trong khóa luận này là trung thực. Đây là kết quả
nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Đoạn Chí Cường – Khoa Sinh – Mơi
trường, Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng và chưa từng được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác trước đây. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm nếu vi phạm bất kì
quy định nào về đạo đức khoa học.

Tác giả

Nguyễn Vũ Như Hoàng

i


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu khoa học tự lực đầu tiên mà tôi.
Nhờ sự yêu thương, quan tâm, tin tưởng và giúp đỡ từ gia đình, thầy cơ và bạn bè đã giúp
tơi hồn thiện bài khóa luận của mình. Tơi xin được phép gửi lời cám ơn đến những
người đã luôn đồng hành cùng tôi trên con đường vừa qua: Con xin cám ơn ba mẹ –
những người luôn thương yêu, tin tưởng con tuyệt đối và đồng hành cùng con!
Em xin cảm ơn thầy Trịnh Đăng Mậu đã là người đầu tiên khơi dậy sự yêu thích
khoa học trong em! Em xin chân thành cám ơn thầy Võ Văn Minh – người đã định hướng
cho em, động viên em thực hiện đề tài này và em cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến
thầy Đoạn Chí Cường – người đã hướng dẫn em, đưa em đến gần hơn với khoa học, luôn
tạo điều kiện để em rèn luyện và nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, dạy em
nhiều điều bổ ích cả trong học tập và cuộc sống. Em cũng xin cám ơn chị Phương đã giúp
đỡ em trong những ngày em cùng thầy làm nghiên cứu. Mình xin cám ơn những người

bạn đã nhiệt tình hỗ trợ mình trong quá trình thực hiện nghiên cứu, sẵn sàng giúp đỡ khi
mình cần, đặc biệt là bạn Hồng Nhung (19CTM), bạn Trọng lớp 20CTM và anh Khanthy
đã giúp em thu mẫu trong các đợt thu mẫu cũng như phân tích mẫu vừa qua. Em xin gửi
lời cám ơn chân thành đến các thầy cô thuộc Khoa Sinh – Môi trường đã trang bị cho em
kiến thức và tạo điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm cho em hiện thực hóa ý
tưởng của mình. Từ tận đáy lịng, con/em/mình xin cám ơn mọi người!

ii


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài ........................................................................................................ 1
2.1. Mục tiêu tổng quan ..........................................................................................1
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 1
3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................2
4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
1.1. Sức khỏe hệ sinh thái và đánh giá sức khỏe hệ sinh thái ................................... 3
1.1.1. Hệ sinh thái (HST) ....................................................................................... 3
1.1.2. Sức khỏe hệ sinh thái ....................................................................................3
1.1.3. Đánh giá sức khỏe hệ sinh thái ...................................................................3
1.2. Ecological indicator – chỉ thị sinh thái, phân loại và tiêu chí lựa chọn chỉ thị
sinh thái ............................................................................................................................. 4
1.2.1. Chỉ thị sinh thái ............................................................................................ 4
1.2.2. Phân loại và tiêu chí lựa chọn chỉ thị sinh thái ...........................................5
1.3. Các thơng số lý – hóa .......................................................................................... 6
1.3.1. Nhiệt độ ....................................................................................................... 6

1.3.2. pH ................................................................................................................. 6
1.3.3. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) ....................................................................... 7
1.3.4. Nitrat và amoniac ......................................................................................... 7
1.3.5. Ô nhiễm kim loại nặng ................................................................................. 7
1.4. Sinh vật phù du (Plankton) và phú dưỡng (eutrophication) ............................... 8
1.4.1. Sinh vật phù du (Plankton) .......................................................................... 8
1.4.2. Phú dưỡng (eutrophication) .........................................................................8
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 9
1.5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 9
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 11
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................11
2.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................11
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................12
2.3.1. Phương pháp hồi cứu số liệu ..................................................................... 12
v


2.3.2. Phương pháp phân tích các thơng số lý hóa ............................................. 14
2.3.3. Phương pháp phân tích kim loại nặng trong nước ................................... 16
2.3.4. Phương pháp thu mẫu và xác định sinh khối động vật phù du ................. 16
2.3.5. Phương pháp thu mẫu và xác định sinh khối thực vật phù du .................. 16
2.3.6. Phương pháp tính tốn Exergy và structural exergy ................................ 17
2.3.7. Phương pháp đánh giá chất lượng nước bằng chỉ số WQI .......................19
2.3.8. Đánh giá sức khỏe HST dựa vào các chỉ thị sinh học bằng chỉ số EHI ... 23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................25
3.1. Đánh giá chất lượng nước hồ Công viên 29/3 ..................................................25
3.1.1. Kết quả đo chỉ tiêu lý – hóa ........................................................................... 25
3.1.2. Đánh giá chất lượng nước hồ công viên 29/3 bằng chỉ số WQI ...................27
3.1.3. So sánh mức độ ô nhiễm với bảng đánh giá chất lượng nước theo mục đích
sử dụng ............................................................................................................................ 28

3.2. Giá trị các chỉ thị sinh học .............................................................................. 28
3.2.1. Sinh khối động vật phù du (BZ) ................................................................. 28
3.2.2. Sinh khối thực vật phù du (BP) .................................................................. 29
3.3. Exergy và structural exergy .............................................................................. 30
3.4. Đánh giá sức khỏe hệ sinh thái hồ Công viên bằng EHI ..................................32
3.5. Đề xuất một số giải pháp cải thiện hồ công viên 29/3 ..................................... 32
3.6. Thảo luận ........................................................................................................... 33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 35
1. Kết luận .................................................................................................................35
2. Kiến nghị .............................................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 36

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HST

: Hệ sinh thái

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCMT


: Tổng cục môi trường

TVPD

: Thực vật phù du

ĐVPD

: Động vật phù du

BP

: Sinh khối thực vật nổi

BZ

: Sinh khối động vật nổi

BZ/BP

: Tỉ lệ sinh khối động vật nổi và thực vật nổi

Exergy

: Năng lượng được sinh vật sống sử dụng

Structural exergy

: Khả năng sử dụng nguồn tài nguyên có sẵn của sinh vật


vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Tiêu đề bảng

Trang

1.1.

Kiểu hệ sinh thái và chỉ thị sinh thái đánh giá sức khỏe
tương ứng

5

2.1

Tọa độ vị trí thu mẫu

11

2.2

Lập đường chuẩn Nitrat

14

2.3


Lập đường chuẩn Amoni

14

2.4

Số gen tương đối và hệ số chuyển đổi đối với một số sinh
vật

18

2.5

Quy định các giá trị qi , BPi cho các thông số

21

2.6

Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa

21

2.7

Quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH

22


2.8

Các mức WQI và sự phù hợp với mục đích sử dụng

23

3.1

Kết quả tính WQI

27

3.2

Xếp loại ơ nhiễm

28

3.3

Sinh khối động vật phù du qua các đợt thu mẫu

29

3.4

Sinh khối thực vật phù du qua các đợt thu mẫu

30


3.5

Exergy qua các đợt thu mẫu

31

3.6

Structural exergy qua các đợt thu mẫu

31

3.7

Chỉ số EHI và trạng thái sức khỏe của hồ công viên qua 4

32

đợt thu mẫu
3.8

So sánh WQI và EHI

34

viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình

Tiêu đề hình

Trang

2.1

Bản đồ khu vực nghiên cứu

11

2.2

Kết quả quan trắc pH tại hồ Công Viên 29/3 (2015-2022)

12

2.3

Kết quả quan trắc DO tại hồ Công Viên 29/3 (2015-2022)

12

2.4

Kết quả quan trắc Nitrat tại hồ Công Viên 29/3 (2015-2022)

13


2.5

Kết quả quan trắc Phosphat tại hồ Công Viên 29/3 (2015-2022)

13

3.1

Biểu đồ nhiệt độ qua các đợt thu mẫu

25

3.2

Biểu đồ pH qua các đợt thu mẫu

25

3.3

Biểu đồ DO qua các đợt thu mẫu

26

3.4

Biểu đồ Amoni qua các đợt thu mẫu

26


3.5

Biểu đồ Nitrat qua các đợt thu mẫu

26

3.6

Biểu đồ Phosphat qua các đợt thu mẫu

27

3.7

Sinh khối động vật phù du qua các đợt thu mẫu

29

3.8

Sinh khối thực vật phù du qua các đợt thu mẫu

30

vi


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá sức khỏe hệ sinh thái hồ Công viên 29/3 và đề xuất một số giải
pháp” đã có sự kết hợp tính tốn chỉ số chất lượng nước (WQI) theo công thức do Tổng

cục Môi trường ban hành theo quyết định số 1460/QĐ-TCMT ban hành năm 2019 và chỉ
số sức khỏe sinh thái (EHI) của Xu và cộng sự đề xuất năm 2001, chính thức cơng bố
năm 2005, với sự thực nghiệm trên bộ số liệu 30 hồ ở Ý. Các chỉ tiêu dùng cho tính toán
chỉ số WQI gồm to, pH, DO, COD, N-NO3, N-NH4, P-PO4, kim loại nặng và các thơng số
dùng cho tính toán chỉ số EHI gồm BZ, BP, Exergy, Structural exergy. Từ các thơng số
trên đã tính tốn và so sánh chất lượng nước giữa các điểm và 4 đợt khảo sát là hai tháng
11 và tháng 12 năm 2022(đại diện mùa mưa) và tháng 02 và tháng 03 năm 2023 (đại diện
mùa khơ) để đánh giá tình hình chất lượng nước của hồ Cơng viên 29/3. Qua tính tốn đã
cho thấy tình hình chất lượng nước tại 4 đợt ở loại D (kém) và loại E (ơ nhiễm nặng).
Qua đó, đề tài cũng đã đánh giá được sức khỏe hệ sinh thái hồ Công viên 29/3 vào tháng
11 và tháng 12 (đại diện mùa mưa) và tháng 02 và tháng 03 (đại diện mùa khô) và với kết
quả này sẽ giúp định hướng tốt hơn trong công tác đánh giá và quản lý nguồn nước của
thành phố Đà Nẵng.
Từ khóa: Sức khỏe hệ sinh thái, chất lượng nước

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đà Nẵng hiện nay là một trong những đô thị và trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, dân số và q trình đơ thị hóa, chất
lượng nước ở các hồ nội thành bị đe dọa bởi nhiều chất ô nhiễm khác nhau, gây nguy
hiểm cho các sinh vật sống trong nước và cả con người. Chất lượng nước hồ là nền tảng
cho sức khỏe hệ sinh thái của hồ, hồ 29/3 đóng vai trị quan trọng, đặc biệt đối với khu
vực đơ thị của Đà Nẵng, gồm các chức năng chính: điều tiết nước, điều hịa vi khí hậu,
tạo cảnh quan gần và xử lý nước thải đô thị.
Trên thế giới, đánh giá sức khỏe hệ sinh thái được sử dụng như là cơ sở để các nhà
quản lí mơi trường phát hiện sớm sự suy giảm sức khỏe hệ sinh thái, xác định khả năng
phục hồi sức khỏe và có biện pháp thích hợp để loại trừ, giảm thiểu những tác động xấu.

Nói đến đánh giá “sức khỏe” hệ sinh thái ta có thể dễ nhận thấy nét tương đồng với việc
“khám” sức khỏe của con người chúng ta. Vì vậy, việc chỉ nhìn vào một “bệnh” mà đưa
ra một kết luận tổng quan về cơ thể là một thiếu sót lớn, từ đó tơi nhận thấy rằng việc chỉ
thơng qua một Indicator để đánh giá sức khỏe cho cả một hệ sinh thái là không đủ để đáp
ứng nhu cầu thơng tin.
Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá chất lượng môi trường hồ 29/3, chủ yếu
chỉ dựa vào quan trắc lí hóa để đánh giá chất lượng nước hồ, một số ít nghiên cứu thì dựa
vào việc quan trắc sinh học. Tuy nhiên, một trong hai phương pháp đánh giá chất lượng
môi trường này đều tồn tại những nhược điểm.
Do đó, trong nghiên cứu này khơng chỉ dựa trên quan trắc lí hóa mà cịn kết hợp
thêm quan trắc sinh học để có thể đánh giá một cách cụ chính xác nhất, vừa phản ánh
được bản chất HST cũng như phản ánh được điều kiện môi trường.
2. Mục tiêu đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quan
 Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá được sức khỏe sinh thái và đề xuất một số
giải pháp cải thiện sức khỏe hệ sinh thái hồ 29/3.
2.2. Mục tiêu cụ thể
 Xác định được các chỉ tiêu hóa-lý, sinh học.
 Tính tốn được các chỉ số WQI và EHI.
 Đánh giá được sức khỏe hệ sinh thái hồ công viên 29/3.
1


 Đề xuất một số giải pháp cải thiện sức khỏe hệ sinh thái hồ công viên 29/3.
3. Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu này khi thực hiện thành công sẽ mang 2 ý nghĩa:


Là nguồn thông tin khoa học về tình trạng sức khỏe hệ sinh thái của hồ cơng viên
29/3.




Tạo tiền để cho các chương trình giám sát sức khỏe hệ sinh thái thủy vực của thành
phố Đà Nẵng.

4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn sẽ thực hiện những nội dung cơ bản sau:
 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước hồ trên cơ sở chỉ số chất lượng nước (WQI).
 Đánh giá chất lượng nước hồ trên cơ sở chỉ số sức khỏe sinh thái (EHI).
 So sánh kết quả chất lượng nước trên hai chỉ số WQI và EHI.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Sức khỏe hệ sinh thái và đánh giá sức khỏe hệ sinh thái
1.1.1. Hệ sinh thái (HST)
Hệ sinh thái một hệ thống mở hoàn chỉnh, gồm có tập hợp các quần xã sinh vật và
khu vực sống của các sinh vật còn được gọi là sinh cảnh. Nói một cách khác, hệ sinh thái
có thể hiểu là gồm các quần xã sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật) và môi trường vô
sinh (nhiệt độ, ánh sáng, các loại chất vô cơ,…). Sinh vật tồn tại trong hệ sinh thái tồn tại
dưới 3 nhóm chính. Cụ thể là: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy. từ
đó tạo nên cấu trúc dinh dưỡng, sự đa dạng lồi, chu trình tuần hoàn vật chất
(Đoàn Cảnh & cs., 1979).

1.1.2. Sức khỏe hệ sinh thái
Sức khỏe HST được xác định bằng phản ứng của hệ sinh thái đối với các tác động
của tự nhiên và con người. Costanza & cs., (1992) đề cập đến khái niệm sức khỏe hệ sinh

thái dưới dạng những đặc điểm có thể đo đếm được. Trong đó, một hệ sinh thái được xem
là khỏe mạnh thì có những đặc tính như: tính tự cân bằng (homeostasis), khơng có bệnh
tật (absence of disease), tính đa dạng (diversity or complexity), tính ổn định (stability or
resilience), khả năng tồn tại/sinh trưởng mạnh mẽ (vigor) và sự cân bằng giữa các thành
phần trong hệ thống (balance between system components) một hệ sinh thái khỏe mạnh
được định nghĩa là một hệ sinh thái bền vững - có nghĩa là nó có khả năng duy trì cấu
trúc, chức năng theo thời gian khi đối mặt với áp lực bên ngoài (khả năng phục hồi)
(Costanza & cs., 1992). Schaeffer & cs., (1988) lại định nghĩa sức khỏe hệ sinh thái dựa
trên sự vắng mặt của bệnh tật, và bệnh ở đây được định nghĩa là sự hoạt động, sự kiện
diễn ra vượt quá giới hạn được chấp nhận, từ đó dẫn đến một cơ chế điều chỉnh hằng định
nội môi không đầy đủ (Schaeffer & cs., 1988). Karr & cs., (1986) đưa ra định nghĩa về
sức khỏe hệ sinh thái như sau: một hệ thống sinh học có thể được coi là khỏe mạnh khi
những tiềm năng vốn có của nó hoạt động bình thường, trạng thái của nó là ổn định, khả
năng tự điều chỉnh khi bị xáo trộn được bảo toàn và cần tối thiểu những hỗ trợ từ bên
ngoài về quản lý (Karr & cs., 1986). Tuy nhiên, nhìn chung sức khỏe hệ sinh thái cũng
giống như sức khỏe của con người chúng ta nên rất khó để đánh giá một cách tồn diện
nhất hay đưa ra một định nghĩa chính xác.

1.1.3. Đánh giá sức khỏe hệ sinh thái
Đánh giá sức khỏe hệ sinh thái nói chung là đánh giá hiện trạng môi trường của hệ
sinh thái khu vực, xem xét các chỉ tiêu giám sát có vượt quá tiêu chuẩn cho phép hay
3


không, phát hiện và đánh giá các tác động của con người đến sự xáo trộn hệ sinh thái và
đánh giá khả năng phục hồi của hệ sinh thái đó.
Để định lượng tình trạng sức khỏe hệ sinh thái, các nhà khoa học sử dụng chỉ số sức
khỏe hệ sinh thái (EHI) (Jorgensen & cs., 1995).
Một hệ sinh thái khỏe mạnh phải duy trì được các hoạt động trao đổi chất cũng như
những cấu trúc và tổ chức nội tại, và phải mềm dẻo thích ứng với những stress bên ngoài

tác động đến hệ sinh thái (Lê Minh Bảo, 2013).
1.2. Ecological indicator – chỉ thị sinh thái, phân loại và tiêu chí lựa chọn chỉ thị sinh
thái
1.2.1. Chỉ thị sinh thái
Các chỉ số sinh thái có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng của mơi trường, đưa
ra tín hiệu cảnh báo sớm về những thay đổi của môi trường hoặc chẩn đốn ngun nhân
của một vấn đề mơi trường. Lý tưởng nhất là bộ chỉ số nên thể hiện thơng tin chính về
cấu trúc, chức năng và thành phần của hệ thống sinh thái. Ba mối quan tâm cản trở việc
sử dụng các chỉ số sinh thái như một cơng cụ quản lý tài ngun.
Các chương trình giám sát thường phụ thuộc vào một số lượng nhỏ các chỉ số và
khơng xem xét tồn bộ tính phức tạp của hệ thống sinh thái. Việc lựa chọn các chỉ số sinh
thái bị nhầm lẫn trong các chương trình quản lý có mục đích và mục tiêu dài hạn mơ hồ.
Các chương trình quản lý và giám sát thường thiếu chặt chẽ về mặt khoa học do không sử
dụng một quy trình xác định để xác định các chỉ số sinh thái. Do đó, các chỉ số sinh thái
cần nắm bắt được sự phức tạp của hệ sinh thái nhưng vẫn đủ đơn giản để có thể theo dõi
dễ dàng và thường xuyên. Các chỉ số sinh thái phải đáp ứng các tiêu chí sau: dễ đo lường,
nhạy cảm với áp lực lên hệ thống, phản ứng với áp lực theo cách có thể dự đốn được, có
thể dự đốn trước, dự đốn những thay đổi có thể ngăn chặn bằng các hành động quản lý,
có tính tích hợp, có phản ứng đã biết đối với các rối loạn , căng thẳng do con người gây
ra và thay đổi theo thời gian và có độ biến thiên thấp trong phản ứng.
Vào năm 2015, Lu & cs., đã đề xuất những nguyên tắc để lựa chọn những chỉ thị
sinh thái phù hợp, giúp mô tả, phản ánh được những thông tin quan trọng về cấu trúc,
chức năng của hệ sinh thái gồm:
- Đánh giá được sức khỏe hệ sinh thái tổng hợp.
- Mơ tả được sự suy thối của hệ sinh thái.
- Phản ánh được chức năng và cấu trúc của hệ sinh thái.
- Mô tả được sự bền vững của những hệ sinh thái gắn liền với con người.
4



- Thể hiện được mục tiêu quản lý tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái.

1.2.2. Phân loại và tiêu chí lựa chọn chỉ thị sinh thái
Hệ thống phân loại các chỉ thị sinh thái theo tính chất, gồm: chỉ thị sinh học, chỉ thị
lý hóa và chỉ thị kinh tế - xã hội. Tuy vậy, đến nay khơng có hệ thống nào được coi là lý
tưởng để được chọn làm chuẩn quốc tế. Từ những nghiên cứu thực nghiệm, 8 kiểu hệ
sinh thái cơ bản và những indicator đặc trưng tương ứng đã được tổng hợp và đề xuất sử
dụng (xem bảng 1.1).
Bảng 1.1. Kiểu hệ sinh thái và indicator đánh giá sức khỏe tương ứng
Kiểu hệ sinh thái
Hệ sinh thái rừng

Các chỉ thị sinh thái chính
Lồi chỉ thị, độ đa dạng, năng suất sơ cấp, các indicator về sự bảo
toàn và phục hồi (conservation and restoration).

Hệ sinh thái đất Chất lượng nước, sức sản xuất và độ đa dạng của thực vật phù du
ngập nước
và thực vật cỡ lớn, độ đa dạng của động vật không xương sống cỡ
lớn và chim.
Hệ sinh thái sơng

Lồi chỉ thị, các indicator sinh học về thực vật đáy, động vật đáy
không xương sống cỡ lớn, cá.

Hệ sinh thái hồ

Độ đa dạng, sinh khối của động vật phù du và thực vật phù du,
năng suất sơ cấp của thực vật phù du, Ex và Exst.


Hệ sinh thái cửa Loài chỉ thị; độ đa dạng, sinh khối và độ phong phú của các lồi;
sơng và ven biển
indicator dựa trên exergy; indicator dựa trên phân tích mạng lưới.
Hệ sinh thái biển

Các chỉ thị về mơi trường sống, lồi chỉ thị, kích thước sinh vật,
động học bậc dinh dưỡng, lưới thức ăn.

Hệ sinh thái nông Indicator dựa trên exergy, emergy, dấu chân sinh thái.
nghiệp
Hệ sinh thái đô thị

Indicator dựa trên emergy, kinh tế-xã hội.

Lựa chọn các chỉ số hiệu quả là chìa khóa cho sự thành cơng chung của bất kỳ
chương trình giám sát nào. Nói chung, các chỉ số logic sinh thái cần phải nắm bắt được
sự phức tạp của hệ sinh thái vẫn đủ đơn giản để được theo dõi dễ dàng và thường xuyên.
Tuy nhiên, để xác định các chỉ số sinh thái, trước tiên cần đưa ra các tiêu chí được sử
dụng để lựa chọn các chỉ số sinh thái tiềm năng. Dựa trên các cuộc thảo luận của Landres
& cs., (1988), Kelly và Harwell (1990), Cairns & cs., (1993), và Lorenz & cs., (1999),
chúng tôi đề xuất rằng các chỉ số sinh thái nên đáp ứng các tiêu chí sau:
5


- Dễ dàng đo lường.
- Nhạy cảm với những căng thẳng đối với hệ thống.
- Ứng phó với căng thẳng theo cách có thể dự đốn được.
- Có thể dự đoán trước: biểu thị một sự thay đổi sắp xảy ra trong hệ thống sinh thái.
- Dự đoán những thay đổi có thể được ngăn chặn bằng các hành động quản lý.
- Có tính tích hợp: bộ chỉ số đầy đủ cung cấp thước đo mức độ bao phủ của các

gradient chính trong các hệ thống sinh thái (ví dụ như đất, loại thực vật, nhiệt độ, v.v.).
- Có phản ứng đã biết đối với các xáo trộn tự nhiên, căng thẳng do con người gây ra
và thay đổi theo thời gian.
- Có sự thay đổi thấp trong phản ứng.
1.3. Các thơng số lý – hóa
Việc kiểm tra nước trước khi sử dụng cho mục đích uống, sinh hoạt, nơng nghiệp
hoặc công nghiệp là rất cần thiết và quan trọng. Nước phải được kiểm tra với các thơng
số hóa lý khác nhau. Nước có chứa các loại tạp chất nổi, hòa tan, lơ lửng và vi sinh cũng
như vi khuẩn khác nhau. Một số thử nghiệm vật lý nên được thực hiện để kiểm tra hình
thức vật lý của nó như nhiệt độ, pH, độ đục, TDS, v.v., trong khi các thử nghiệm hóa học
nên được thực hiện đối với BOD, COD, oxy hòa tan, độ kiềm, độ cứng và các đặc tính
khác.
1.3.1. Nhiệt độ
Trong một hệ thống đã được thiết lập, nhiệt độ nước kiểm soát tốc độ của tất cả các
phản ứng hóa học và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, sinh sản và khả năng miễn dịch của
cá. Thay đổi nhiệt độ mạnh có thể gây tử vong cho cá. Tốc độ của các quá trình sinh học
và hóa học phụ thuộc vào nhiệt độ. Các sinh vật dưới nước từ vi khuẩn đến cá đều phụ
thuộc vào các phạm vi nhiệt độ nhất định để có sức khỏe tối ưu. Nhiệt độ ảnh hưởng đến
hàm lượng oxy trong nước (mức oxy trở nên thấp hơn khi nhiệt độ tăng); tốc độ quang
hợp của thực vật thủy sinh; tỷ lệ trao đổi chất của các sinh vật dưới nước; và sự nhạy cảm
của sinh vật đối với chất thải độc hại, ký sinh trùng và bệnh tật. Nguyên nhân của sự thay
đổi nhiệt độ bao gồm thời tiết, loại bỏ thảm thực vật ven suối, ngăn nước, xả nước làm
mát, nước mưa đơ thị và dịng nước ngầm chảy vào suối (Spellman & Drinan, 2012 ).
1.3.2. pH
Độ pH là quan trọng nhất trong việc xác định bản chất ăn mòn của nước. Tốc độ
giảm các hoạt động quang hợp và sự đồng hóa carbon dioxide và bicarbonate là cuối
cùng, chịu trách nhiệm chính cho việc tăng độ pH, các giá trị oxy thấp trùng hợp với
6



nhiệt độ cao trong tháng mùa hè. Các yếu tố khác nhau mang lại sự thay đổi độ pH của
nước. Các giá trị pH cao hơn được quan sát cho thấy rằng trạng thái cân bằng carbon
dioxide, carbonat–bicarbonate bị ảnh hưởng nhiều hơn do sự thay đổi trong điều kiện hóa
lý.
1.3.3. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
BOD là thước đo lượng oxy hòa tan được tiêu thụ bởi vi sinh vật trong q trình
oxy hóa các chất khử trong nước và chất thải. BOD càng lớn thì oxy trong nước càng cạn
kiệt nhanh. Điều này có nghĩa là ít oxy hơn có sẵn cho các dạng sống dưới nước cao hơn.
Hậu quả của BOD cao cũng giống như hậu quả đối với các sinh vật thủy sinh có lượng
oxy hịa tan thấp, chúng trở nên căng thẳng, ngạt thở và chết. Nguồn của BOD bao gồm
lá và mảnh vụn gỗ; động thực vật chết; phân động vật; nước thải từ các nhà máy giấy và
bột giấy, nhà máy xử lý nước thải, cơ sở chăn nuôi gia súc và nhà máy chế biến thực
phẩm; hỏng hệ thống tự hoại; và nước mưa đô thị chảy tràn. Việc xả chất thải có hàm
lượng BOD cao có thể gây ra các vấn đề về chất lượng nước như suy giảm oxy hòa tan
nghiêm trọng và cá chết ở các vùng nước tiếp nhận (Penn & cs., 2003). Clo cũng có thể
ảnh hưởng đến phép đo BOD bằng cách ức chế hoặc giết chết các vi sinh vật phân hủy
chất hữu cơ và vô cơ trong mẫu. Trong nước khử trùng bằng clo, chẳng hạn như nước
bên dưới nước thải từ nhà máy xử lý nước thải, cần phải trung hòa clo bằng natri
thiosulphate (APHA, 2005).
1.3.4. Nitrat và amoniac
Nồng độ nitrat (NO3-N) và amoniac (NH4-N) đều rất khác nhau trong các chu kỳ
theo mùa của hồ. Đối với các hồ phân tầng sâu, nitrat cao hơn trong các sự kiện hòa trộn
và thường giảm vào cuối mùa hè và mùa thu. Đối với vùng sinh dưỡng của các hồ cạn, cả
hai nồng độ sẽ thấp hơn trong thời kỳ cột nước ổn định và chúng sẽ tăng lên trong các sự
kiện hòa trộn theo chiều dọc. NH4- N được tạo ra bởi vi khuẩn dị dưỡng như là sản phẩm
cuối cùng chứa nitơ chính của q trình phân hủy chất hữu cơ và được thực vật trong
vùng gen tropho đồng hóa dễ dàng (Wetzel, 2001). Nồng độ NH4-N thường thấp trong
các vùng nước giàu oxy của các hồ sâu ít dưỡng đến trung dưỡng do được thực vật trong
vùng ánh sáng sử dụng và q trình nitrat hóa thành các dạng N bị oxy hóa. Ở mức oxy
hịa tan tương đối thấp, q trình nitrat hóa amoniac dừng lại, khả năng hấp thụ của trầm

tích giảm và sự giải phóng NH4-N từ trầm tích sau đó tăng rõ rệt.
1.3.5. Ơ nhiễm kim loại nặng
Mật độ cao của xe cơ giới, nhà ở và các ngành công nghiệp là đặc điểm nổi bật của
các khu vực đô thị. Các hoạt động tiêu thụ nhiên liệu liên quan đến giao thông xe cộ
trong thành phố, sưởi ấm và điều hịa khơng khí trong nhà, hoạt động công nghiệp, tạo ra
7


một lượng lớn chất gây ơ nhiễm khơng khí và các hạt siêu nhỏ nặng hơn rơi xuống các
khu vực đô thị và dễ dàng được vận chuyển đến các hồ đơ thị theo dịng nước.
Theo Mahler & cs., (2006) sự hiện diện của asen, cadmium, crom, chì, thủy ngân,
niken và kẽm phổ biến trong lõi được thu thập từ hồ đơ thị. Hầu hết các hóa chất này đều
độc hại đối với các sinh vật sống trong khoang đáy của hồ, tức là động vật không xương
sống và thực vật có rễ và có xu hướng đơn giản hóa hơn nữa và làm suy yếu cấu trúc sinh
học của hệ sinh thái hồ đô thị.
1.4. Sinh vật phù du (Plankton) và phú dưỡng (eutrophication)
1.4.1. Sinh vật phù du (Plankton)
Sinh vật phù du là thành viên quan trọng của lưới thức ăn thủy sản. Các sinh vật phù
du bao gồm thực vật phù du hoặc tảo (thực vật siêu nhỏ) và động vật phù du (động vật
giống tôm nhỏ ăn tảo). Thực vật phù du là nhà sản xuất chính chuyển đổi năng lượng ánh
sáng từ Mặt trời sang mô thực vật thơng qua q trình quang hợp. Thành phần thực vật
phù du là một dấu hiệu nhiệt đới của khối lượng nước. Ngoài ra, các loài phiêu sinh thực
vật được sử dụng như một chỉ số để xác định mức độ dinh dưỡng, làm cơ sở cho việc
chuẩn bị và giám sát các chiến lược quản lý hồ trong các hồ. Vi khuẩn lam được các nhà
nghiên cứu về lim và người sử dụng hồ đặc biệt quan tâm vì các thành viên của nhóm
này là những lồi thường hình thành các bơng hoa phiền tối và sự thống trị của chúng
trong hồ có thể chỉ ra điều kiện nước kém. Một số loài vi khuẩn lam được biết là sản sinh
độc tố (Fakioglu, 2013). Trong các cơng trình liên quan đến quần xã thực vật phù du
được sử dụng để dự đoán cấu trúc sinh thái của các hệ thống thủy sinh, người ta đã cố
gắng phát triển các nhóm chức năng bằng cách cải thiện điều tra hệ thống. Ngoài ra, một

số chỉ số được phát triển dựa trên giá trị số lượng và thể tích sinh học của thực vật phù du
(Chỉ số Palmer (1969), Chỉ số Descy (1979), Chỉ số TDI (1995), v.v.). Phân tích tinh chất
lợn HPLC được sử dụng để chẩn đoán các loài thực vật phù du trong những năm gần đây.
1.4.2. Phú dưỡng (eutrophication)
Do có quá nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là nitơ và photpho, những vùng nước này
có thể hỗ trợ sự phát triển phong phú của thực vật thủy sinh. Thông thường, vùng nước sẽ
bị chi phối bởi thực vật thủy sinh hoặc tảo. Khi thực vật thủy sinh chiếm ưu thế, nước có
xu hướng trong. Khi tảo chiếm ưu thế, nước có xu hướng tối hơn. Tảo tham gia vào quá
trình quang hợp cung cấp oxy cho cá và quần thể sinh vật sống ở những vùng nước này.
Đôi khi tảo nở hoa quá mức sẽ xảy ra và cuối cùng có thể dẫn đến cá chết do hô hấp của
tảo và vi khuẩn sống ở đáy. Q trình phú dưỡng có thể xảy ra tự nhiên và do tác động
của con người đến môi trường. Những hồ này là những hồ giàu chất dinh dưỡng được đặc
trưng bởi hiện tượng tảo nở hoa thường xuyên và nghiêm trọng cũng như độ trong suốt
8


thấp. Các hồ phú dưỡng có độ sâu tầm nhìn dưới 3 feet; chúng có hơn 40 lg/l tổng chất
diệp lục và lớn hơn 100 lg/l phốt pho. Sự nở hoa quá mức của tảo cũng có thể làm giảm
đáng kể nồng độ oxy và ngăn cản sự sống hoạt động ở độ sâu thấp hơn, tạo ra các vùng
chết bên dưới bề mặt.
1.5. Tình hình nghiên cứu ứng dụng đánh giá sức khỏe hệ sinh thái trên thế giới và
Việt Nam
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong nguyên tắc thứ 7 của Tuyên bố Rio 1992 về Môi trường và Phát triển đã nêu
ra: “Các nước sẽ hợp tác trong tinh thần đối tác toàn cầu để bảo tồn, bảo vệ, phục hồi sức
khỏe và tính tồn vẹn của hệ sinh thái của Trái đất”, từ đó khái niệm sức khỏe hệ sinh
thái luôn đi kèm với những công cụ quản lý hệ sinh thái (Hopkin & cs.,2005).
Từ trước đến nay, phương pháp quan trắc lý hóa được áp dụng phổ biến nhất để
giám sát chất lượng môi trường nước trên toàn thế giới. Tuy nhiên kể từ những năm 1970,
những nhà nghiên cứu và nhà quản lý đã nhận ra rằng quan trắc các thơng số lí hóa trong

mơi trường nước là khơng đủ để đáp ứng nhu cầu thông tin, đặc biệt là các thông tin về
sinh thái, nhằm phục vụ quản lý tốt các hệ sinh thái thủy vực (Jorgensen & cs., 1977).
Phương pháp đa số liệu đã được phát triển để khắc phục tình trạng này. Karr (1981) đã đề
xuất 1 cách tiếp cận đa số liệu dựa trên một chỉ số tổ hợp sinh học (index of biological
integrity - IBI), nó mơ tả các thuộc tính cấu trúc và chức năng của các quần thể cá để
đánh giá sức khỏe nguồn nước. Ông đã chọn ra 12 thơng số từ 3 nhóm chính gồm: độ đa
dạng và thành phần loài, thành phần dinh dưỡng, độ phong phú và tình trạng của quần xã
cá. Hay các thông số exergy, structural exergy và buffer capacity đã được Jorgensen
(1977) áp dụng để tính tốn chỉ số sức khỏe hệ sinh thái EHI trên 3 khía cạnh sức tăng
trưởng, sự tổ chức và khả năng phục hồi (Jorgensen & cs., 1977). Ông đã sử dụng 3
indicator này để đánh giá tình trạng sức khỏe của 15 hệ sinh thái hồ và xác định được các
mối tương quan giữa chúng và tình trạng phú dưỡng của hồ.
1.5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trong nhiều năm qua, đã có một số nghiên cứu phục hồi và bảo vệ môi trường hồ
đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bằng các giải pháp công nghệ sinh thái. Mặt khác,
hàng năm Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (TNMT) thuộc Sở TNMT Đà
Nẵng đã thực hiện chương trình quan trắc mơi trường, trong đó có quan trắc và đánh giá
chất lượng nước (CLN) một vài hồ với tần suất 4 đợt/năm. Song, các nghiên cứu đó chủ
yếu đánh giá CLN hồ dựa vào các thông số riêng biệt, tức là so sánh kết quả thu được với
các quy định trong QCVN 08-MT:2015/BTNMT (viết tắt là QCVN 08). Như vậy khơng
thể nhìn tồn diện chất lượng nước của nơi quan trắc, hơn nữa khó so sánh chất lượng
9


nước giữa hồ này với con hồ khác. Mặt khác, khi đánh giá các chỉ số riêng biệt chỉ những
nhà chun mơn mới hiểu được, như vậy khó thơng tin cho cộng đồng hay các cơ quan
quản lý khác.
Hiện nay, tuy chưa có nghiên cứu nào sử dụng cả ba thơng số lí-hóa-sinh kết hợp để
đánh giá chất lượng hệ sinh thái hồ cơng viên 29/3. Tuy nhiên, vẫn có một số nghiên cứu
về sức khỏe hệ sinh thái hồ và sơng trên địa bàn thành phố trong đó có nghiên cứu vào

năm 2014, Nguyễn Thị Diệu Châu đã đánh giá sức khỏe hệ sinh thái cửa sông Hàn và cửa
sông Cu Đê, thành phố Đà Nẵng bằng phương pháp hồi cứu số liệu từ quan trắc lý hóa
(Nguyễn Thị Diệu Châu, 2014). Đến năm 2016, anh Phan Nhật Trường đã đánh giá sức
khỏe hồ Đồng Nghệ bằng chỉ số EHI (Phan Nhật Trường, 2016).
1.6. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.6.1. Vị trí địa lý
Hồ Cơng viên 29/3 ( gọi tắt là hồ công viên ) – là hồ cảnh quan nằm trong khu vực
đô thị thuộc địa bàn quận Thanh Khê, có diện tích 107.656 m2 , độ sâu trung bình 1,5 m,
tiếp nhận nước thải sinh hoạt qua bốn ống xả vào và có một cống thoát nước ra theo các
cống dẫn nước và cuối cùng đổ ra biển, hiện nay cả bốn cống xả thải đều ngưng hoạt
động do đó nước trong hồ khơng có sự trao đổi. Hồ có chức năng điều tiết và tạo cảnh
quan cho thành phố. Với mật độ dân số khu vực cao gần 21.615 người/km2, hồ tiếp nhận
48% tổng nước thải của quận Thanh Khê. Bên cạnh đó, hồ còn nhận một lượng lớn rác
thải từ các hoạt động vui chơi giải trí ( dã ngoại, câu cá,... ) của người dân và du khách.
Để hỗ trợ cải thiện môi trường hồ, người ta thả các bè thực vật thủy sinh, kết hợp với lắp
đặt các vịi sục khí phun nước lên nhằm giảm mức độ ô nhiễm của các chất hữu cơ trong
hồ.
1.6.2. Điều kiện khí hậu
Đà nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình của khu vực dun hải
miền Trung. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng I – VIII và mùa mưa
từ tháng IX – XII.
Nhiệt độ khơng khí trung bình nhiều năm khoảng 25,9oC.
Lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 2.247,5 mm, mùa mưa chiếm khoảng ¾
tổng lượng mưa năm, các tháng có lượng mưa lớn là tháng X và XI.

10


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sức khỏe của hệ sinh thái hồ công viên 29/3, được suy ra từ
các thành phần gồm: các thống số lý hóa, sinh khối thực vật phù du, sinh khối động vật
phù du và các thông số exergy, structural exergy.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Hồ Công Viên 29/3 (16°03'52.0"N, 108°12'15.7"E) nằm ở trung tâm thành phố Đà
Nẵng. Các mẫu nước dùng để phân tích được thu tại 4 vị trí được chọn ngẫu nhiên xung
quanh hồ.

Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu
Bảng 2.1. Tọa độ vị trí thu mẫu
Vị trí thu
mẫu

Tọa độ vị trí thu mẫu
Vĩ độ

Kinh độ

VT1

16,0629651

108,2048034

VT2

16,060028

108,2059968


VT3

16,0620387

108,2069834

VT4

16,0647009

108,2050993

11


2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp hồi cứu số liệu

Theo kết quả quan trắc từ Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thành phố Đà Nẵng, một
số chỉ tiêu chất lượng môi trường nước mặt hồ Công viên 29/03 qua các năm 2015
– 2022 được thể hiện qua các hình dưới đây:

Hình 2.2. Kết quả quan trắc pH tại hồ Công Viên 29/03 (2015-2022)
Qua kết quả dữ liệu quan trắc (Hình 2.2), biến động giá trị pH tại hồ Cơng viên 29/3 qua
các năm đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép của QCVN 08-2015/BTNMT (cột B1).
Giá trị pH có sự khác nhau không đáng kể, với mức dao động nằm trong khoảng 7,51 –
8,63 với pH cao nhất vào năm 2022 (8,63) và thấp nhất vào năm 2015 (7,51), mức tốt cho
hầu hết các mục đích sử dụng nước tưới tiêu hoặc thuỷ lợi.


Hình 2.3. Kết quả quan trắc DO tại hồ Công viên 29/03 (2015 –2022)
Giá trị DO là chỉ số đo lường lượng oxy có trong nước. Mức độ oxy hoà tan trong nước
ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật trong nước. Trong môi trường nước ngọt, giá trị
12


DO thường nằm trong khoảng từ 4 đến 15 mg/l để đảm bảo sự sống của các sinh vật
trong môi trường này. Khi giá trị DO giảm quá thấp, các sinh vật trong nước sẽ bị ảnh
hưởng và có thể gây ra tổn thương hoặc chết đi. Qua kết quả dữ liệu quan trắc (Hình 2.3),
hàm lượng DO dao động từ 4,29 – 11,3 mg/l và nằm trên khoảng giá trị giới hạn thấp
nhất cho phép đối với DO có trong nước hồ của QCVN 08-2015/BTNMT (cột B1).

Hình 2.4. Kết quả quan trắc Nitrat tại hồ Công Viên 29/3 (2015-2022)
Theo kết quả báo cáo quan trắc, biến động hàm lượng chất dinh dưỡng tại hồ Công viên
29/03 được đánh giá thơng qua các chỉ số Nitrat và Phosphat. Hình 2.4 cho thấy, hàm
lượng Nitrat nằm trong khoảng giới hạn cho phép của QCVN 08-2015/BTNMT (cột B1).
Nồng độ Nitrat có xu hướng tăng dần qua các năm và dao động từ 0,81 – 3,56 mg/l. Nhìn
chung, hàm lượng Nitrat có trong hồ Công viên 29/3 qua kết quả quan trắc vẫn cịn ở
mức tốt.

Hình 2.5. Kết quả quan trắc Phosphat tại hồ Công Viên 29/3 (2015-2022)

13


Theo kết quả báo cáo quan trắc, biến động hàm lượng chất dinh dưỡng tại hồ Công viên
29/03 được đánh giá thơng qua các chỉ số Nitrat và Phosphat. Hình 2.5 cho thấy, hàm
lượng Phosphat nằm trong khoảng 0,10 – 2,39 mg/l. Nồng độ Phosphat năm 2021 và năm
2022 tăng cao hơn các năm khác, tuy nhiên ở năm 2022 thì hàm lượng Phosphat lại ở
mức cho phép của QCVN 08-2015/BTNMT (cột B1).

2.3.2. Phương pháp phân tích các thơng số lý hóa
Các thơng số nhiệt độ, DO, pH, được đo ngay tại hiện trường bằng máy đo đa chỉ tiêu
YSI 6920 V2-2. Các thông số NO3-, NH4+, PO43- được lấy mẫu tại hiện trường và phân
tích ở phịng thí nghiệm, cụ thể:
 Phân tích chỉ tiêu nitrat NO3- bằng phương pháp trắc quang với thuốc thử Brucine
sulfate
- Dựng đường chuẩn
Bảng 2.2. Lập đường chuẩn Nitrat
STT
NO3 -N 1 ml = 0.001 mg
H2O ml
Thuốc thử Brucine

1
0
10
0,5

2
1
9,0
0,5

3
2,5
7,5
0,5

4
5

5,0
0,5

5
7,5
2,5
0,5

6
10
0
0,5

Đặt trong bể nước 100 ± 2°C, 25 phút. So màu 410 nm
C NO3 -N mg/L

0,00

0,10

0,25

0,50

0,75

1,00

 Phân tích chỉ tiêu NH4+ bằng phương pháp dùng thuốc thử amoni trắc phổ thao tác
bằng tay

- Dựng đường chuẩn
Pha lần lượt các dung dịch chuẩn làm việc từ dung dịch amoni (1 ml = 0,01 mg NH3-N)
có nồng độ từ thấp đến cao và tiến hành theo các bước phân tích của TCVN 6179-1:1996,
đo độ hấp thụ tại các điểm nồng độ trên máy DR 3900, thu được kết quả theo bảng dưới
đây:
STT
Dung dịch ammoniac,
0,01 mg/ml (ml)

Bảng 2.3. Lập đường chuẩn Amoni
1
2
3
4
5
0

2

4

6

8

6

7

8


9

10

20

30

40

Thuốc thử màu, (ml)

4 (lắc kỹ)

Natri diclorosoxyanurat
(ml)

4 (lắc kỹ)
Đo pH = 12,6 ± 1
14


Bình định mức

Định mức đến 50 ml

Lắc kỹ, đặt vào tủ 25oC ± 10oC, đo quang ở bước sóng 655 nm
C(mgNH4+-N/L)


0

0,05 0,10 0,15 0,20 0,25 0,50 0,75 1,00

- Đo mẫu thực tế:
Chuẩn bị mẫu thực:
- Hút V ml mẫu (mẫu thực lớn nhất là 40 ml) cho vào bình định mức 50 ml.
- Thêm lần lượt vào bình định mức 4 ml Natri diclorosoxyanurat và 4 ml dung dịch thuốc
thử màu vào bình và định mức tới vạch.
- Lắc đều, để yên trong vòng 60 phút. Đo quang ở 655 nm.
 Phương pháp phân tích chỉ tiêu PO43- bằng phương pháp dùng thuốc thử Amoni

Molipdat:
- Dựng đường chuẩn PO

4

3-

+ Hút 5 ml dung dịch chuẩn gốc PO (1000 mg/l) cho vào bình định mức 250 ml sau đó
34

định mức bằng nước cất đến vạch thu được dung dịch A (20 mg/l).
+ Hút 10 ml dung dịch A cho vào bình định mức 100 ml sau đó định mức bằng nước cất
đến vạch thu được dung dịch B (2 mg/l).
Từ dung dịch B pha thành dãy chuẩn có nồng độ lần lượt là:
+ Hút 1 ml dung dịch B cho vào bình định mức 50 ml rồi định mức bằng nước cất đến
vạch có dung dịch C với nồng độ là 0,04 mg/l.
+ Hút 2 ml dung dịch B cho vào bình định mức 50 ml rồi định mức bằng nước cất đến
vạch có dung dịch D với nồng độ là 0,08 mg/l.

+ Hút 5 ml dung dịch B cho vào bình định mức 50 ml rồi định mức bằng nước cất đến
vạch có dung dịch E nồng độ là 0,2 mg/l.
+ Hút 12,5 ml dung dịch A cho vào bình định mức 100 ml rồi định mức bằng nước cất
đến vạch có dung dịch F với nồng độ là 1 mg/l.
+ Hút 25 ml dung dịch A cho vào bình định mức 100 ml rồi định mức bằng nước cất đến
vạch có dung dịch G với nồng độ là 2 mg/l.
+ Hút 50 ml dung dịch A cho vào bình định mức 100 ml rồi định mức bằng nước cất đến
vạch có dung dịch H với nồng độ là 4 mg/l.
15


×