Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở tại các trường tiểu học và trung học cơ sở thành phố quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.23 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HUỲNH THỊ LIỄU

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHỊNG NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ
TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HUỲNH THỊ LIỄU

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHỊNG NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ
TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ VĂN HOÀNG



Đà Nẵng - Năm 2023





iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
TRANG THÔNG TIN ................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ..........................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ..............................................................................2
5. Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................................2
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3
8. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
PHỊNG NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ
SỞ ...................................................................................................................................5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..................................................................................5
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài.............................................................................5
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................6

1.2. Các khái niệm chính của đề tài .................................................................................8
1.2.1. Quản lý giáo dục .............................................................................................8
1.2.2. Hoạt động giáo dục phịng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh ..................10
1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh .....11
1.3. Hoạt động giáo dục phịng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh THCS ................12
1.3.1. Các yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh THCS trong chương
trình giáo dục phổ thơng 2018 .......................................................................................12
1.3.2. Xây dựng chương trình hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học
sinh THCS .....................................................................................................................18
1.3.3. Thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh THCS ......22
1.3.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh
THCS .............................................................................................................................24
1.3.5. Điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh
THCS .............................................................................................................................25
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh THCS ...26


v
1.4.1. Quản lý xây dựng chương trình hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD
học sinh THCS...............................................................................................................26
1.4.2. Quản lý thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh
THCS .............................................................................................................................26
1.4.3. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa
XHTD học sinh THCS tại trường Tiểu học và THCS ..................................................27
1.4.4. Quản lý các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD
cho học sinh THCS ........................................................................................................28
1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phịng ngừa xâm hại tình
dục cho học sinh trung học cơ sở ..................................................................................29
1.5.1. Bản thân học sinh ..........................................................................................29
1.5.2. Năng lực của CBQL, GV, nhân viên ............................................................29

1.5.3. Yếu tố gia đình ..............................................................................................30
1.5.4. Cơ chế, chính sách ........................................................................................31
1.5.5. Yếu tố kinh tế - xã hội, văn hoá của địa phương ..........................................31
1.5.6. Sự phát triển của công nghệ thông tin ..........................................................32
Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHỊNG
NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ
QUẢNG NGÃI .............................................................................................................34
2.1. Khái quát quá trình khảo sát ...................................................................................34
2.1.1. Mục tiêu khảo sát ..........................................................................................34
2.1.2. Nội dung khảo sát .........................................................................................34
2.1.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................34
2.1.4. Phương pháp khảo sát ...................................................................................35
2.1.5. Xử lý kết quả khảo sát ..................................................................................36
2.2. Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội, giáo dục và đào tạo tại thành phố
Quảng Ngãi ....................................................................................................................37
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Quảng Ngãi .....................37
2.2.2. Tình hình giáo dục và đào tạo thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.....37
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh
trung học cơ sở tại các trường Tiểu học & THCS tại thành phố Quảng Ngãi ..............41
2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phòng
ngừa XHTD cho học sinh THCS tại trường Tiểu học và THCS...................................41
2.3.2. Thực trạng xây dựng chương trình hoạt động giáo dục phịng ngừa
XHTD cho học sinh THCS tại trường Tiểu học và THCS............................................42


vi
2.3.3. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa
XHTD cho học sinh THCS tại trường Tiểu học và THCS............................................52

2.3.4. Thực trạng điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho
học sinh THCS tại trường Tiểu học và THCS...............................................................53
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phịng ngừa xâm hại tình dục cho học
sinh trung học cơ sở tại các trường Tiểu học & THCS thành phố Quảng Ngãi ............54
2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng chương trình hoạt động giáo dục phòng
ngừa XHTD cho học sinh THCS tại trường Tiểu học và THCS ...................................54
2.4.2. Thực trạng quản lý thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho
học sinh THCS tại trường Tiểu học và THCS...............................................................56
2.4.3. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng
ngừa XHTD cho học sinh THCS tại trường Tiểu học và THCS ...................................58
2.4.4. Thực trạng quản lý điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa
XHTD cho học sinh THCS tại trường Tiểu học và THCS............................................59
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình
dục cho học sinh trung học cơ sở tại các trường Tiểu học & THCS thành phố
Quảng Ngãi ....................................................................................................................61
2.5.1. Yếu tố bên trong............................................................................................61
2.5.2. Yếu tố bên ngoài ...........................................................................................62
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phịng ngừa xâm hại
tình dục cho học sinh trung học cơ sỏ tại các trường Tiểu học & THCS thành phố
Quảng Ngãi ....................................................................................................................62
2.6.1. Ưu điểm, hạn chế ..........................................................................................62
2.6.2. Thuận lợi, khó khăn ......................................................................................63
Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................63
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG
NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC & THCS THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI..................65
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ..........................................................................65
3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý ....................................................................................65
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa ....................................................................................65
3.1.3. Đảm bảo tính thống nhất ...............................................................................65

3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn ..................................................................................66
3.1.5. Đảm bảo tính khả thi .....................................................................................66
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho
học sinh trung học cơ sở tại các trường Tiểu học & THCS tại thành phố Quảng
Ngãi ...............................................................................................................................67


vii
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho lực lượng tham gia hoạt động giáo dục
phịng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở .........................................67
3.2.2. Chỉ đạo xây dựng các chương trình giáo dục phịng ngừa xâm hại tình
dục cho học sinh THCS .................................................................................................73
3.2.3. Thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phịng
ngừa xâm hại tình dục cho học sinh THCS ...................................................................82
3.2.4. Tăng cường các điều kiện thực hiện hoạt động giáo dục phịng ngừa xâm
hại tình dục cho học sinh THCS ....................................................................................83
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................................85
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh trung học cơ sở tại các trường
Tiểu học & THCS thành phố Quảng Ngãi ....................................................................86
3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm ..................................................................................86
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ..................................................................................86
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm ...........................................................................87
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ....................................................................................87
Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................92
PHỤ LỤC
Q YẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI L ẬN VĂN (Bản sao)



viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ
BGH
CB
CBGV
CBQL
CSGD
CSVC
GD
GDPT
GD&ĐT
GV
GVPT
GVNV
HĐND
QLGD
NV
THCS
UBND
XHTD

Ban chỉ đạo
Ban giám hiệu
Cán bộ
Cán bộ, giáo viên
Cán bộ quản lý
Cơ sở giáo dục

Cơ sở vật chất
Giáo dục
Giáo dục phổ thông
Giáo dục và Đào tạo
Giáo viên
Giáo viên phổ thông
Giáo viên, nhân viên
Hội đồng nhân dân
Quản lí giáo dục
Nhân viên
Trung học cơ sở
Ủy ban nhân dân
Xâm hại tình dục


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.

2.6.

2.7.


2.8.

2.9.

2.10.

2.11.
2.12.
2.13.
2.14.
2.15.

2.16.

Tên bảng

Trang

Cỡ mẫu khảo sát
Quy ước thang khoảng điểm trung bình
Bảng thống kê xếp loại hạnh kiểm của học sinh
Bảng thống kê xếp loại học lực của học sinh
Đánh giá về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng hoạt
động giáo dục phòng ngừa XHTD
Đánh giá thực trạng thực hiện việc xây dựng mục tiêu chương
trình hoạt động giáo dục phịng ngừa PNXHTD cho học sinh
trường THCS
Đánh giá thực trạng thực hiện việc xây dựng nội dung chương
trình hoạt động giáo dục phịng ngừa PNXHTD cho học sinh
trường THCS

Đánh giá thực trạng thực hiện việc xây dựng các phương pháp
thực hiện chương trình hoạt động giáo dục phòng ngừa
PNXHTD cho học sinh trường THCS
Đánh giá thực trạng thực hiện việc xây dựng các hình thức
thực hiện chương trình hoạt động giáo dục phịng ngừa
PNXHTD cho học sinh trường THCS
Đánh giá thực trạng thực hiện việc xây dựng các lực lượng
thực hiện chương trình hoạt động giáo dục phòng ngừa
PNXHTD cho học sinh trường THCS
Đánh giá thực trạng thực hiện hoạt động giáo dục phòng ngừa
XHTD cho học sinh THCS tại trường Tiểu học và THCS
Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động
giáo dục phòng ngừa PNXHTD cho học sinh trường THCS
Đánh giá thực trạng điều kiện hoạt động giáo dục phòng ngừa
XHTD cho học sinh trường THCS
Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng chương trình hoạt động
giáo dục phịng ngừa PNXHTD cho học sinh trường THCS
Đánh giá thực trạng quản lý thực hiện chương trình hoạt động
giáo dục phịng ngừa PNXHTD cho học sinh trường THCS
Đánh giá thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt
động giáo dục phòng ngừa PNXHTD cho học sinh trường
THCS

34
36
40
41
42

43


44

46

48

49

50
52
53
55
56

58


x
Số hiệu
bảng
2.17.
2.18.
2.19.
3.1.
3.2.

Tên bảng
Đánh giá thực trạng quản lý điều kiện tổ chức hoạt động giáo
dục phòng ngừa PNXHTD cho học sinh trường THCS

Các yếu tố bên trong
Các yếu tố bên ngồi
Đánh giá của CBQL, GV, NV về tính cấp thiết
Đánh giá của CBQL, GV, NV về tính khả thi

Trang
59
61
62
87
88


1

MỞ ĐẦ
1. Lý do chọn đề tài
Xâm hại tình dục trẻ em đã và đang xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới cho dù
cộng đồng xã hội kịch liệt lên án. Xâm hại tình dục trẻ em gây ra những tổn thương
nghiêm trọng và lâu dài đối với nạn nhân trẻ em trên nhiều phương diện. Các chuyên
gia tâm lý cho rằng, các em bé bị lạm dụng tình dục từ nhỏ thường có biểu hiện lệch
lạc về nhân cách, cơ đơn, tự tin và có xu hướng sống cực đoan, những trẻ này lớn lên
sẽ rất khó hịa nhập với mơi trường sống chung. Cơng tác giáo dục giới tính, trang bị
kiến thức phịng ngừa xâm hại trẻ em nói chung, xâm hại trẻ em trong trường học nói
riêng đang đặt ra ở mức cấp thiết khi các vụ việc nghiêm trọng liên quan đến xâm hại
tình dục trẻ em xảy ra ở nhiều địa phương trong thời gian vừa qua.
Ngày 16/5/2017 Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 18/CT-TTg yêu cầu các bộ,
ngành, địa phương tăng cường giải pháp để phòng, chống và xử lý kịp thời các vụ việc
bạo lực, xâm hại trẻ em, giảm tối đa các tổn hại và bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ em.
Ngày 19/6/2020 Quốc hội ban hành Nghị quyết số 121/2020/QH14 về việc tiếp tục

tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống
xâm hại trẻ em. Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 7 tháng 6 năm
2019 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm
hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đó là những văn bản chỉ đạo của các cấp về
cơng tác phịng chống XHTD trẻ em thể hiện tích cấp thiết và tầm quan trọng hoạt
động này.
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, từ tháng 6/2019 đến
tháng 6/2021, cả nước có hơn 4.000 trẻ em bị xâm hại, trong đó có hơn 3.600 trẻ là nữ.
Các trường hợp trẻ em bị xâm hại trong giai đoạn 2019-2021 trong độ tuổi 13-16 tuổi
là hơn 2.600 trường hợp, chiếm hơn 66%. Đặc biệt có hơn 293 trường hợp là trẻ em
dưới 6 tuổi bị xâm hại. Con số này có xu hướng năm sau cao hơn năm trước [23].
Bên cạnh mặt tích cực, hội nhập kinh tế thị trường cũng chính là điều kiện phát
sinh các tệ nạn xã hội (XHTD) làm phá vỡ giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức. Hiện
nay, vấn đề XHTD trẻ em đã và đang xuất hiện trong trường học và có những tác
động xấu tới việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Vậy nên, cơng tác
phịng ngừa xâm hại tình dục trở thành một nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các tổ
chức chính trị - đồn thể xã hội. Trong đó, ngành Giáo dục có vai trị quan trọng trong
cơng tác giáo dục kỹ năng sống kết hợp giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho học
sinh trong trường học.
Đối với các trường Tiểu học & THCS trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, trong
những năm gần đây công tác giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh đã được các
nhà trường quan tâm và đã đạt được kết quả đáng mừng. Tuy nhiên, do đặc điểm tâm
sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học & THCS. Đó là những em có độ tuổi từ 11 – 15 tuổi,


2
đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường Tiểu học & THCS. Lứa tuổi này còn gọi là
lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ em.
Đây là thời kì quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trường thành, thời kì trẻ ở ba đường của sự
phát triển. Trong thời kì này, nếu phát triển đúng định huớng, thì trẻ em sẽ trở thành cá

nhân thành đạt, công dân tốt. Ngược lại, nếu bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực, nguy
cơ trẻ em phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách là điều không
tránh khỏi.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh trung học
cơ sở tại các trường Tiểu học và trung học cơ sở thành phố Quảng Ngãi”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý hoạt động giáo dục phịng ngừa xâm hại
tình dục cho học sinh THCS và phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phịng
ngừa xâm hại tình dục cho học sinh THCS tại các trường Tiểu học và THCS thành phố
Quảng Ngãi, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phịng ngừa xâm
hại tình dục học sinh THCS tại trường Tiểu học và THCStại địa phương này.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục phịng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục phịng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh THCS
tại các trường Tiểu học và THCS thành phố Quảng Ngãi.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại 05 trường Tiểu học & THCS công lập của thành
phố Quảng Ngãi.
Đề tài tập trung nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo
dục phịng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh THCS tại các trường Tiểu học & THCS
thành phố Quảng Ngãi từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2021 – 2022 và đề xuất
biện pháp quản lý hoạt động giáo dục cho hiệu trưởng giai đoạn 2023 – 2027.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD học sinh THCS tại
trường Tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi trong
những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tốt, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, bất
cập về quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các

hoạt động. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Có thể
đề xuất các biện pháp cấp thiết, khả thi để nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động
này, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại các trường Tiểu học &
THCS của thành phố Quảng Ngãi.


3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa xâm hại
tình dục cho học sinh THCS
- Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng
ngừa XHTD cho học sinh THCS tại các trường Tiểu học & THCS của thành phố
Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
- Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phịng ngừa xâm hại tình dục
cho học sinh THCS tại các trường Tiểu học & THCS của thành phố Quảng Ngãi, tỉnh
Quảng Ngãi.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa để xây
dựng cơ sở lý luận về giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh và quản lý hoạt
động giáo dục phịng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh Tiểu học & THCS.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng phương pháp điều tra phiếu hỏi nhằm khảo sát thực trạng hoạt động
giáo dục phịng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh, cũng như khảo sát thực trạng
quản lý hoạt động giáo dục phịng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh tại các trường
Tiểu học & THCS thành phố Quảng Ngãi.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Nhằm trao đổi, phỏng vấn một số cán bộ quản lý, TPT Đội TNTP HCM,

GVCN, GV, phụ huynh HS, HS về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho
học sinh THCS.
7.2.3. Phương pháp chuyên gia
Nhằm khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục phòng ngừa XHTD cho HS THCS tại các trường Tiểu học & THCS thành
phố Quảng Ngãi.
7.2.4. Phương pháp quan sát
Nhằm quan sát các hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh; từ đó
có cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho học
sinh THCS tại các trường Tiểu học & THCS thành phố Quảng Ngãi.
7.2.5. Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
Nhằm kiểm tra hồ sơ minh chứng về hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD
cho học sinh, quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa XHTD cho HS THCS tại các
trường Tiểu học & THCS thành phố Quảng Ngãi.
Nội dung nghiên cứu việc lưu trữ các văn bản chỉ đạo của các cấp, các kế


4
hoạch, các biên bản của CBQL, GVCN, Hội đồng kỷ luật nhà trường của HS, cha mẹ
HS trong quá trình giáo dục phòng ngừa XHTD cho HS THCS.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Để xử lý các số liệu, các kết quả nghiên cứu trên cơ sở đó có nhận định, đánh
giá đúng đắn, chính xác các kết quả nghiên cứu thơng qua việc tính tần suất, tỉ lệ phần
trăm, điểm trung bình.
8. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần Mở đầu, kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng, ngừa XHTD
cho học sinh THCS.
Chương 2. Thực trạng cơng tác quản lý hoạt động giáo dục phịng, ngừa XHTD

học sinh THCS tại trường Tiểu học và THCSthành phố Quảng Ngãi.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, ngừa XHTD học sinh
THCS tại trường Tiểu học và THCS thành phố Quảng Ngãi.


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ L ẬN VỀ Q ẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHỊNG
NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TR NG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Luật Trẻ em năm 2016 quy định rõ các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia
đình và các cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ
em được sống an tồn, lành mạnh; phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm
hại trẻ em…[13]. Mặc dù vậy, hiện nay, tình trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em
diễn biến hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn mới, gây ra những tổn hại về thể xác
tinh thần và để lại tổn hại lâu dài cho các em. Chính vì vậy, hoạt động phịng ngừa
xâm hại tình dục trẻ em, trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng phòng ngừa
xâm hại tình dục là vấn đề đang được các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà công tác xã
hội và nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Thời gian qua đã có nhiều cơng trình khoa học
đề cập đến vấn đề xâm hại tình dục trẻ em, phịng ngừa xâm hại tình dục trẻ em và
nâng cao kiến thức, kỹ năng phịng chống xâm hại tình dục trẻ em đặc biệt ở các
trường học ở các mức độ và phạm vi khác nhau.
Nghiên cứu “It's a lonely journey”: A Rapid Evidence Assessment on
Intrafamilial Child Sexual Abuse” của Horvath và các cộng sự (2014) tập trung
nghiên cứu về biểu hiện của hành vi xâm hại tình dục trẻ em và những hậu quả nghiêm
trọng mà trẻ em pải ghánh chịu. Từ đó, các tác giả đưa ra các biện pháp để giúp trẻ em
phịng, ngừa xâm hại tình dục. Với các cơng trình nghiên cứu này của các tác giả nước
ngồi, người đọc được trang bị một góc nhìn khác về vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em

ở nước ngồi, và cách mà các nhà bảo vệ trẻ em hành động để phòng ngừa, hỗ trợ trẻ
em trước vấn nạn này [18].
Cơng trình nghiên cứu “Understanding and Preventing the Sexual Exploitation of
Youth” (2014) của Sandy Wurtele phân tích hiện trạng vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em
tại nước Mỹ hiện tại (2014) và đưa ra các yếu tố rủi ro dẫn đến trẻ em bị xâm hại bao
gồm cả những yếu tố rủi ro đến từ gia đình của những đứa trẻ. Tác giả cũng đưa ra các
giải pháp cộng đồng hỗ trợ trẻ em những kỹ năng cơ bản phịng ngừa xâm hại tình
dục. Điều đặc biệt, với cơng trình nghiên cứu này Sandy Wurtele đề cao vai trị của sự
chia sẻ, niềm tin, thái độ của trẻ em vào hệ thống luật pháp nhà nước, vai trò của các
chiến dịch truyền thông cộng đồng. Tác giả nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trước
vấn nạn trẻ em bị bạo lực xâm hại tình dục [22].
Nghiên cứu của Lee và Hwang (2016) đã tìm hiểu ảnh hưởng của chương trình
giáo dục phịng chống xâm hại tình dục liên quan đến sự phát triển thể chất và tâm lý ở
lứa tuổi tiểu học đến kiến thức và thái độ về tình dục [19].


6
Năm 2020, tác giả Rose cơng bố cơng trình “Prevention Programs against
Child Sexual Abuse for Preschool-aged Children” đưa ra những con số ấn tượng về
tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục trên thế giới. Những con số biết nói đã gióng lên
hồi chng cảnh thức xã hội với thông điệp hãy chung tay để bảo vệ trẻ em khỏi
những tệ nạn lạm dụng tình dục trên khắp thế giới. Tác giả đã có những thử nghiệm để
đưa ra những biện pháp can thiệp tâm lý phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ em cùng
các biện pháp hỗ trợ khác từ cộng đồng xã hội trước sự nhạy cảm về văn hóa của từng
vùng miền [21].
Nghiên cứu của Lu (2022) và các cộng sự đã tiến hành đánh giá các Chương
trình Phịng chống lạm dụng tình dục trẻ em tại trường học. Nghiên cứu chỉ ra rằng,
các chương trình này chủ yếu tập trung vào hiệu quả trong việc nâng cao kiến thức về
CSA và kỹ năng tự bảo vệ của người tham gia. Hiện tại khơng có đánh giá nào giải
quyết các nguyên nhân cơ bản dẫn đến những điều đó. Từ đó nghiên cứu tập trung

phân tích các yếu tố nguyên nhân và bối cảnh cơ bản, đồng thời cung cấp thông tin cho
sự phát triển hơn nữa của các chương trình phịng chống lạm dụng tình dục trẻ em tại
trường học [20].
Nghiên cứu của Bright M. A. (2022) đã xem xét các quy định của tiểu bang đối
với giáo dục phòng ngừa tại trường học có mối quan hệ với những thay đổi trong các
báo cáo về lạm dụng tình dục trẻ em hay khơng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc áp
dụng các quy định bắt buộc của tiểu bang đối với giáo dục phịng chống lạm dụng tình
dục trẻ em có thể làm tăng báo cáo chi tiết về lạm dụng tình dục trẻ em tại trường học
[17].
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về đề tài phịng ngừa xâm hại tình dục
trẻ em đến nay phải kể đến các tác giả dưới đây.
Đề tài “Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong phòng ngừa xâm hại tình dục
trẻ em 6 – 11 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Yên” của tác giả Võ Nguyễn Minh Hoàng
(2017), trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã phân tích hiện trạng và đưa ra các biện pháp
phối hợp giữa các lực lượng cộng đồng nhằm tăng cường công tác phịng ngừa xâm hại
tình dục cho trẻ em. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những quan ngại về thái độ ý thức
của cộng đồng về việc tuyên truyền nâng cao nhận thức phịng ngừa xâm hại tình dục.
Từ đó, tác giả có những khuyến nghị quan trọng giúp cộng đồng nhận thức rõ hơn về tác
hại và hậu quả nghiêm trọng của nạn xâm hại tình dục đối với trẻ em trong xã hội hiện
nay [6].
Bàn về vai trò của hoạt động tham vấn học đường đối với việc bảo vệ trẻ em
trước nguy cơ bị xâm hại tình dục, nghiên cứu của Lê Thị Thu (2019) cho rằng, xâm
hại tình dục trẻ em đang là vấn nạn toàn cầu, hậu quả mà các em phải gánh chịu là
những tổn thất về sức khỏe, thể chất và tinh thần, làm giảm khả năng học tập và hòa


7
nhập xã hội, thậm chí có thể hủy hoại sự phát triển của các em. Để giảm thiểu tình
trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, cần huy động sự vào cuộc của tồn xã hội, trong đó

có sự tham gia của công tác tư vấn tâm lý tại trường học. Bài viết trình bày sự cần thiết
của hoạt động tư vấn tâm lý học đường đối với vấn đề xâm hại tình dục trẻ em hiện
nay [14].
Nghiên cứu của Trương Quốc Hội (2019) đã khảo sát 183 cán bộ quản lý, giáo
viên các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Nam Định cho thấy, đa số cán bộ quản
lý, giáo viên nhận thức rõ mục tiêu của hoạt động giáo dục phịng, chống xâm hại tình
dục cho học sinh tiểu học; Dạy trẻ quy tắc giao tiếp bằng tay là nội dung được thực
hiện thường xuyên; Việc giáo dục phịng chống xâm hại tình dục cho học sinh thường
được tổ chức thông qua các hoạt động giáo dục và ít được đưa vào chương trình học
riêng; Giáo viên, hiệu trưởng thường xuyên tham gia các hoạt động giáo dục phịng
chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học [7].
Mai Thị Mai (2019) lại cho rằng, lạm dụng tình dục có thể xảy ra với trẻ em
thuộc bất kỳ chủng tộc, nhóm kinh tế xã hội, tơn giáo hay văn hóa nào. Gia đình đóng
vai trị rất quan trọng trong việc phịng ngừa và ứng phó với xâm hại tình dục trẻ em.
Bài viết bàn về những khái niệm liên quan, nguyên nhân và thực trạng xâm hại tình
dục trẻ em trong thời gian gần đây, đồng thời chỉ ra trách nhiệm của gia đình, đặc biệt
là cha mẹ trong việc phịng ngừa, ứng phó với xâm hại tình dục trẻ em [9].
Nghiên cứu của Lê Thị Hồi Chung (2022) nhấn mạnh rằng, để đáp ứng yêu
cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hội nhập quốc tế trong bối cảnh
hiện nay, việc giáo dục phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh trong các cơ sở
giáo dục, đặc biệt ở cấp THCS là hết sức cần thiết và cấp bách. Nghiên cứu này trình
bày cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phịng, chống xâm hại tình
dục cho học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An về nhận thức
của cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải tăng cường quản lý hoạt động giáo
dục phịng, chống xâm hại tình dục đối với học sinh THCS, triển khai các hoạt động
giáo dục phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh THCS,… Qua đó, nghiên cứu đề
xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động này [3].
Đối với học sinh THCS, tác giả Lê Thị Thùy Dương và Hồng Thị Tây Ninh có
cuốn sách Hướng dẫn phịng chống xâm hại tình dục trẻ em dành cho học sinh THCS
xuất bản năm 2020. Cuốn sách có cách tiếp cận với người đọc bằng các tình huống

thực tế và gần gũi. Lượng kiến thức vì thế dễ dàng tiếp cận hơn và hiệu quả hơn khi
đến với các bạn đọc tuổi vị thành niên [4].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Bá Phu (2020) tập trung thực trạng
quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng phịng tránh tình dục cho học sinh ở các trường tiểu
học trên địa bàn Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát là cơ sở đề xuất các
biện pháp nâng cao hiệu quả công tác này trên địa bàn trong thời gian tới [10].


8
Các cơng trình khoa học trên đã góp phần quan trọng trang bị những kiến thức
cơ bản về xâm hại tình dục trẻ em, phịng ngừa xâm hại tình dục trẻ em và nâng cao
kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em nói chung, ở nhiều lứa tuổi
khác nhau. Những nghiên cứu này cung cấp kiến thức ở phạm vi rộng. Vì thế đề tài
“Quản lý hoạt động phịng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh THCS tại trường Tiểu
học & Trung học cơ sở trên đia bàn thành phố Quảng Ngãi nghiên cứu thực tế và đưa
ra biện pháp thực tiễn nhằm đẩy mạnh cơng tác phịng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ
em trên địa bàn ngày càng hiệu quả hơn.
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1. Quản lý giáo dục
1.2.1.1. Quản lý
Theo từ điển Tiếng Việt do Trung tâm tự điển học biên soạn 1998, khái niệm
quản lý được định nghĩa là:
+ Trơng coi và giữ gìn theo u cầu nhất định.
+ Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định
Theo Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích
của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức
vận hành và đạt được mục đích của tổ chức" [12].
Theo tác giả Trần Kiểm: quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong
việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân
lực, tài lực, vật lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm

đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất [8].
Về thuật ngữ “quản lý” có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng tất cả khái
niệm đều có chung các nội dung sau:
- Quản lý luôn luôn gắn liền với một tổ chức, trong đó chủ thể quản lý tác động
đến khách thể quản lý nhằm đạt được các mục tiêu.
- Khách thể quản lý tiếp nhận trực tiếp hoặc gián tiếp các tác động của chủ thể
quản lý.
- Phải có mục tiêu quản lý và mục tiêu hoạt động của tổ chức mà người quản lý
và những người được quản lý hướng tới.
- Phải có phương tiện thực hiện mục tiêu (luật pháp, chính sách và cơ chế; bộ
máy tổ chức và nhân sự; cơ sở vật chất; môi trƣờng và thơng tin cần thiết, ...).
- Đối tượng quản lý có thể trên quy mơ tồn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, hệ
thống; có thể là một con người, sự vật cụ thể, một hoạt động, ...
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, thuật ngữ “Quản lý” lột tả được bản chất hoạt
động này trong thực tiễn. Nó gồm 2 q trình tích hợp vào nhau: q trình “quản” gồm
sự coi sóc, giữ gìn, duy trì, duy trì ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý” gồm sự sửa
sang, sắp xếp, đổi mới, đưa vào thế “phát triển”. Nếu người đứng đầu chỉ việc “quản”,


9
tức là chỉ coi sóc, giữ gìn thì tổ chức dễ trì trệ [1].
Có nhiều quan niệm về quản lý, dù định nghĩa như thế nào thì bản chất vẫn
khơng thay đổi. Quản lý là cách thức tác động (tổ chức, điều khiển, chỉ huy) có tính lịch
sử và tính xã hội, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ
chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạt mục tiêu đề ra.
Quản lý vừa là pháp lý, vừa là công nghệ, vừa là khoa học và vừa là nghệ thuật. Quản lý
giữ vai trò quan trọng trong mọi hoạt động trong đó có giáo dục. Nói chung, các định
nghĩa về quản lý đều tập trung vào hiệu quả công tác quản lý mà điều này phụ thuộc vào
các yếu tố như chủ thể quản lý, khách thể quản lý và mục đích cơng tác quản lý bằng tác
động từ chủ thể tới khách thể quản lý nhờ công cụ và phương pháp quản lý.

1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục theo định nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp
các lực lượng xã hội nhằm làm cho toàn bộ hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối
nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển
giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra.
Bàn về quản lý giáo dục cũng có nhiều định nghĩa khác nhau, cụ thể như:
Phạm Minh Hạc cho rằng, "Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục nói chung là
thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa
nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu
đào tạo đối với ngành giáo dục và thế hệ trẻ và đối với từng học sinh” [5].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống những tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận
hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của
nhà trường xã hội, chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo
dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về vật
chất” [12].
Khách thể quản lý giáo dục bao gồm trường học hoặc sự nghiệp giáo dục trên
một địa bàn (cơ quan quản lý giáo dục các cấp); trong đó có bốn thành tố của một hệ
thống xã hội: tư tưởng (quan điểm đường lối,nguyên lý, chính sách chế độ,…), con
người (giáo viên, cán bộ công nhân viên và các hoạt động của họ…), quá trình giáo
dục (diễn ra trong không gian và thời gian) và vật chất, tài chính (trường lớp, trang
thiết bị phục vụ cho giáo dục, ngân sách,…).
Chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý một cách có ý thức nhằm đạt
được mục tiêu đề ra và chính các mục tiêu quản lý lại tham gia vào sự quy định bản
chất của quản lý giáo dục.
Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống ngun tắc tác động có mục đích, có kế
hoạch, hợp quy luật của chủ thể QLGD đến toàn bộ các phần tử và các lực lượng trong
hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đúng tính chất, nguyên lý và



10
đường lối phát triển giáo dục mà tiêu điểm hội tụ là thực hiện quá trình giáo dục thế hệ
trẻ, đưa hệ thống giáo dục đạt đến mục tiêu đã xác định.
Bản chất của quản lý giáo dục được biểu hiện ở các chức năng quản lý. Tất cả
các nhà quản lý đều thực hiện 4 chức năng: hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. [4]
- Hoạch định: là chức năng đầu tiên của q trình quản lý. Nó có vai trị quan
trọng là xác định phương hướng hoạt động và phát triển của tổ chức, xác định các kết
quả cần đạt được trong tương lai. Hoạch định là một quá trình gồm các bước: Dự báo,
xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu.
- Tổ chức: là một khâu trong chu trình quản lý, là một chuỗi hoạt động diễn ra
trong một giai đoạn của quá trình quản lý. Hoạt động tổ chức trước hết và chủ yếu là
xây dựng cơ cấu tổ chức: xác định các bộ phận cần có, thiết lập các mối quan hệ ngang
và dọc của các bộ phận, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận,
xây dựng qui chế hoạt động.
- Chỉ đạo: là thể hiện tính tích cực của người chỉ huy trong hoạt động của mình.
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là có sự theo dõi giám sát công việc để chỉ huy, ra lệnh
cho các bộ phận và các hoạt động của nhà trường diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch,
tập hợp được các lực lượng giáo dục trong một tổ chức và phối hợp tối ưu với nhau.
Chỉ đạo là quá trình liên kết, liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức, tập hợp, động
viên và hướng dẫn, điều hành họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được
mục tiêu của tổ chức.
- Kiểm tra: là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Theo lý thuyết
hệ thống, kiểm tra chính là thiết lập mối quan hệ ngược trong quản lý. Kiểm tra trong
quản lý là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh
và khuyến khích. Nhờ đó, người CBQL có được thơng tin để đánh giá thành tựu công
việc và uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu.
Bốn chức năng này thực chất là một chuỗi công việc kế tiếp nhau theo một cấu
trúc vịng khép kín mà người ta gọi là chu trình quản lý. Trong quá trình quản lý, chu
trình này ln được lặp lại.
Như vậy quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống các tác động có mục đích, có

kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý của nhà trường giúp nhà trường vận hành
theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu tính chất của
nhà trường.
1.2.2. Hoạt động giáo dục phịng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh
Hoạt động giáo dục phịng ngừa xâm hại tình dục là một trong những mảng
hoạt động giáo dục quan trọng trong các trường THCS hiện nay, đặc biệt là trước thực
trạng có nhiều vụ xâm hại, ấu dâm đối với các em ở độ tuổi này. Hoạt động này có ý
nghĩa rất lớn đối với quá trình giáo dục học sinh đó là: tăng cường kiến thức, kỹ năng
cơ bản về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi này, cách nhận biết dấu hiệu bị xâm hại; ai có


11
quyền động vào cơ thể…Hoạt động này giúp HS nhận biết dấu hiệu bị quấy rối tình
dục, nhận biết nguy cơ bị quấy rồi, và biện pháp phòng ngừa khi có dấu hiệu bị quấy
rối tình dục.
Như vậy, hoạt động giáo dục là một trong những phương thức giáo dục cho học
sinh kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ chính mình, lên tiếng phản đối những hành vi xấu.
Hơn nữa, thơng qua hoạt động giáo dục phịng tạo ra cầu nối, mối quan hệ hai chiều
giữa nhà trường với học sinh, giữa những lý thuyết khô khan và sự miềm mại, hứng
thú của các hoạt động thực tiến, góp phần điều chỉnh và định hướng quá trình giáo dục
đạt hiệu quả.
Hoạt động truyền thông vận động, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về phịng
ngừa xâm hại tình dục trẻ em cần được đẩy mạnh. Tập trung tuyên truyền, giáo dục về
công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, các chỉ thị, thơng tư, nghị quyết của Đảng,
chính phủ, chính sách pháp luật của nhà nước về bảo vệ chăm sóc trẻ em. Hoạt động
giáo dục phịng ngừa xâm hại tình dục cho chọ sinh trung học cơ sở bao gồm các nội
dung sau:
1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục phịng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh
Quản lý hoạt động GD PNXHTD cho HS là sự tác động là sự tác động có ý
thức của chủ thể quản lý t i các lực lượng trong và ngoài nhà trường đối v i việc

quản lý xây dựng chương trình GDPNXHTD, tổ chức thực hiện, kiểm tra-đánh giá
cũng như quản lý các điều kiện thực hiện hoạt động GDPNXHTD cho HS nhằm ph ng
ngừa xâm hại tình dục đối v i h c sinh, góp ph n xây dựng nhà trường và xã hội an
toàn, lành mạnh.
Như vậy, nội hàm khái niệm quản lý hoạt động GD PNXHTD cho HS được
hiểu như sau:
Chủ thể quản lý giáo dục là nhà quản lý, tập thể các nhà quản lý hay bộ máy
quản lý giáo dục. Trong trường học, đó là Hiệu trưởng cùng với bộ máy giúp việc của
Hiệu trưởng đến tập thể giáo viên và các tổ chức đoàn thể.
Đối tượng quản lý của hoạt động này là nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở vật chất
chương trình giáo dục phòng ngừa XHTD cho học sinh.
Mục tiêu quản lý của hoạt động này nhằm nâng cao kỹ năng phòng chống xâm
hại tình dục cho học sinh, trang bị cho các em những kỹ năng và kiến thức cơ bản nhất
về phòng chống XHTD.
Nội dung quản lý được hiểu là bao gồm các nội dung giáo dục kỹ năng phòng
chống XHTD cho học sinh thể hiện trong chương trình giáo dục.
Phương pháp và hình thức quản lý bao gồm việc lựa chọn công cụ phương tiện
quản lý và lựa chọn cách thức tác động của nhà quản lý lên đối tượng quản lý.


12
1.3. Hoạt động giáo dục phịng ngừa xâm hại tình dục cho học sinh THCS
1.3.1. Các yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh THCS trong
chương trình giáo dục phổ thông 2018
Theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục đào tạo ban hành
chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 [2] quy định các nội dung về phẩm
chất, năng lực của học sinh trong chương trình giáo dục mới như sau:
- Phẩm chất của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể gồm 5 phẩm
chất của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể gồm: yêu nước, nhân ái, chăm
chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Yêu nước:
Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp
qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước. Tình yêu đất nước được thể
hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ
những điều thiêng liêng đó. Yêu nước là yêu thiên nhiên, yêu truyền thống dân tộc,
yêu cộng đồng và biết làm ra các việc làm thiết thực để thể hiện tình u đó. Để có
được tình yêu này thì trẻ phải được học tập hàng ngày qua những áng văn thơ, qua
những cảnh đẹp địa lý, qua những câu chuyện lịch sử và trẻ phải được sống trong tình
yêu hạnh phúc mỗi ngày.
Nhân ái:
Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn
trọng sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác. Nhân ái là
tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh, không phân biệt đối xử, sẵn sàng
tha thứ, tôn trong về văn hóa, tơn trọng cộng đồng.
Chăm chỉ:
Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc
chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn
lao trong tương lai. Chăm chỉ thể hiện ở những kỹ năng học tập hàng ngày của trẻ, học
mọi lúc mọi nơi, luôn dám nghĩ dám làm, dám đặt câu hỏi. Việc rèn nề nếp học tập chủ
động, học tập qua trải nghiệm sẽ hỗ trợ trẻ hình thành phẩm chất đáng quý này.
Trung thực:
Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vô dụng..
Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và
biết đứng ra bảo vệ lẽ phải. Trung thực là thật thà ngay thẳng, mạnh dạn nói lên ý kiến
của mình, biết nhận lỗi, sửa lỗi, bảo vệ cái đúng cái tốt. Với môi trường học tập không
áp lực, không nặng nề điểm số, khuyến khích trẻ nói lên chính kiến của mình thơng
qua các dạng học tập nhóm, hội thảo, tranh biện…sẽ dần hình thành tính cách chia sẻ,
cởi mở cho trẻ ngay từ nhỏ.
Trách nhiệm:



13
Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ
trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn. Trách nhiệm việc
xây dựng nội quy lớp học, mơn học, việc hướng dẫn trẻ tự kiểm sốt đánh giá những
quy định mà chúng đã đề ra sẽ dần hình thành tinh thần trách nhiệm với cá nhân trẻ,
với tập thể lớp, với gia đình và tiến tới với xã hội.
- Năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể gồm 10
năng lực cốt lõi. 10 năng lực này được chia ra thành 2 nhóm năng lực chính là năng
lực chung và năng lực chuyên môn. Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết
yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và
lao động nghề nghiệp. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản
năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp
ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Những năng lực chung sẽ được
nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục
phổ thơng là:
Tự chủ và tự học
Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.
Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để.
Năng lực chuyên môn là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ
sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt
động, cơng việc hoặc tình huống, mơi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động
chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động. Đây cũng được xem
như một năng khiếu, giúp các em mở rộng và phát huy bản thân mình nhiều hơn. Các
năng lực chun mơn được rèn luyện và phát triển trong chương trình giáo dục phổ
thơng mới là: Ngơn ngữ; Tính tốn; Tin học; Thể chất; Thẩm mỹ; Cơng nghệ; Tìm
hiểu tự nhiên và xã hội
Với những phẩm chất và năng lực trong chương trình GDPT 2018, Bộ giáo dục
cũng đặt ra những yêu cầu cụ thể về yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất của học
sinh THCS như sau:

- Phẩm chất c n đạt:
Phẩm
Cấp trung học cơ sở
chất
Yêu nước - Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
- Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dịng họ, q hương; tích
cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của gia đình, dịng họ,
q hương.
- Có ý thức bảo vệ các di sản văn hố, tích cực tham gia các hoạt động bảo
vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá.
Yêu quý - Trân trọng danh dự, sức khoẻ và cuộc sống riêng tư của người khác.


×