Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá hiện trạng cây xanh tại khu công nghiệp liên chiểu, thành phố đà nẵng và đề xuất giải pháp quy hoạch cây xanh bằng mô hình i tree eco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG

HÀ MINH HIẾU

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÂY XANH TẠI KHU CÔNG NGHIỆP LIÊN
CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
CÂY XANH BẰNG MƠ HÌNH I-TREE ECO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

Đà Nẵng - 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH - MÔI TRƯỜNG

HÀ MINH HIẾU

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÂY XANH TẠI KHU CÔNG NGHIỆP LIÊN
CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
CÂY XANH BẰNG MƠ HÌNH I-TREE ECO

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 3150319018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Người hướng dẫn: ThS. Trần Ngọc Sơn

Đà Nẵng – 2023


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan các dữ liệu trình bày trong khóa luận này là trung thực. Đây là kết
quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Trần Ngọc Sơn Khoa Sinh – Môi
trường, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng và chưa từng được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác trước đây. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm nếu vi phạm bất kì
quy định nào về đạo đức khoa học.
Tác giả

Hà Minh Hiếu

i


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà
Nẵng đã tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy ThS. Trần Ngọc
Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong luận văn này. Thầy đã dành cho em nhiều
thời gian, công sức, cho em nhiều ý kiến, nhận xét quý báu, chỉnh sửa cho em những chi
tiết rất nhỏ trong luận văn này, góp phần cho luận văn của em được hoàn thành về cả mặt
nội dung lẫn hình thức.
Đồng thời em cũng xin cám ơn các anh chị, các bạn là thành viên trong phịng thí
nghiệm Cơng nghệ mơi trường đã giúp em trong q tình hồn thành đề tài.

Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, thầy cơ đã động
viên, khuyến khích, giúp đỡ em trong q trình thực hiện.
Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên trong q trình thực hiện luận văn khơng
tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô.

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ............................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................... vii
TĨM TẮT ....................................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 2
4. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 4
1.1.
Tổng quan về hệ thống cây xanh đô thị ............................................................ 4
1.1.1. Khái niệm và phân loại cây xanh đơ thị............................................................ 4
1.1.2. Vai trị của cây xanh đơ thị ............................................................................... 6
1.1.3. Quản lý cây xanh đô thị .................................................................................... 8
1.1.4. Hiện trạng cây xanh đô thị tại Thành phố Đà Nẵng .................................... 10
1.2.
Giới thiệu về ứng dụng công nghệ trong quản lý cây xanh đô thị ................ 11

1.2.1. Tổng quan về ứng dụng công nghệ trong quản lý cây xanh đô thị ................. 11
1.2.2. Tổng quan về phần mềm i-Tree Eco ............................................................... 13
1.3.
Tổng quan về nghiên cứu sử dụng mơ hình i-Tree Eco ................................ 15
1.3.1. Nghiên cứu nước ngồi ................................................................................... 15
1.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................................. 17
1.4. Tổng quan về Khu công nghiệp Liên Chiểu ........................................................ 17
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....... 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 19
2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 19
2.3.1. Thu thập số liệu cây xanh................................................................................ 19
2.3.2. Định danh loài thực vật................................................................................... 27
2.3.3. Phương pháp sử dụng các phần mềm xử lý số liệu và số hố bản đồ ............ 27
2.3.4. Phân tích sinh thái i-Tree Eco ........................................................................ 27
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ................................................................. 29
3.1. Cấu trúc cây xanh tại KCN Liên Chiểu ............................................................... 29
iii


3.2. Phân bố đường kính thân ..................................................................................... 32
3.3. Bản đồ phân bố cây xanh ...................................................................................... 33
3.4. Giá trị lợi ích đối với mơi trường .......................................................................... 34
3.4.1. Giá trị bóng mát .............................................................................................. 34
3.4.2. Giá trị sản xuất oxy ......................................................................................... 36
3.4.3. Giá trị lưu trữ và hấp thụ carbon, ngăn nước chảy tràn ................................ 37
3.4.4. Giá trị loại bỏ bụi PM2.5 ................................................................................ 40
3.4.5. Lượng hóa giá trị lợi ích của cây xanh mang lại ............................................ 41
3.5. Chạy mơ hình giả định dựa trên lồi có giá trị tối ưu nhất và đề xuất giải pháp
quy hoạch cây xanh ...................................................................................................... 42

3.5.1. Kết quả chạy mơ hình giả định dựa trên lồi có giá trị tối ưu nhất ............... 42
3.5.2. Đề xuất giải pháp quy hoạch cây xanh ........................................................... 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 48
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 50

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU

NĐ-CP:

Nghị định – Chính phủ

TT-BXD:

Thơng tư Bộ Xây Dựng

CSDL:

Cơ sở dữ liệu

GIS:

Hệ thống thông tin địa lý

CO2:

Carbon dioxide


QĐ-TTg:

Quyết định Thủ tướng

KCN:

Khu công nghiệp

DBH:

Đường kính thân cây

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Tiêu đề bảng

Bảng

Trang

2.1.

Các trục đường thu thập số liệu cây xanh tại KCN Liên Chiểu

19


2.2.

Biểu mẫu thu thập thông tin cây xanh tại KCN Liên Chiểu

20

3.1.

Phân bố cây xanh tại khu công nghiệp Liên Chiểu, Thành phố Đà
Nẵng

29

3.2.

Giá trị bóng mát của các lồi cây tại KCN Liên Chiểu

34

Giá trị lưu trữ và hấp thụ carbon, ngăn nước chảy tràn của các loài

37

3.3.
3.4.

cây tại KCN Liên Chiểu
Giá trị loại bỏ bụi PM2.5 của cây xanh tại KCN Liên Chiểu

vi


40


DANH MỤC HÌNH

Hình Tiêu đề hình

Trang

1.1.

Mơ hình hoạt động của mơ hình i-Tree Eco

14

1.2.

Bản đồ sử dụng đất KCN Liên Chiểu

18

2.1.

Cách xác định đường kính thân cây

20

2.2.


Xác định các giá trị về chiều cao cây

21

2.3.

Xác định độ rộng tán cây

21

2.4.

Xác định tình trạng của cây - % tán cây bị mất

22

2.5.

Xác định tình trạng của cây - % tán cây bị chết

22

2.6.

Minh học về các hướng của tán cây tiếp xúc ánh sáng với tối đa 5 mặt
tiếp xúc

23

2.7.


Mơ hình ước tính sinh khối (biomass) khơ bằng các phương trình khác
nhau

24

2.8.

Phần mềm Leafsnap – Plant Identification để định danh các loài

27

2.9.

Sử dụng phần mềm Google Earth tạo bản đồ phân bố cây xanh tại
KCN Liên Chiểu

27

2.10.

i-Tree Eco lượng hóa các giá trị cho cây xanh đơ thị

28

3.1.

Phân bố 03 lồi cây trồng chiếm ưu thế tại Khu công nghiệp Liên
Chiểu


31

3.2.

Phân bố đường kính thân của các lồi tại KCN Liên Chiểu

32

3.3.

Phân bố đường kính thân của 6 trục đường KCN Liên Chiểu

33

3.4.

Minh họa vị trí phân bố cây xanh tại KCN Liên Chiểu

33

3.5.

Giá trị sản xuất oxy của các loài cây xanh tại KCN Liên Chiểu

37

3.6.

Giá trị của lợi ích bóng mát sau khi chạy mơ hình giả định


42

3.7.

Giá trị của lợi ích bảo vệ mơi trường sau khi chạy mơ hình giả định

43

vii


TÓM TẮT

Cây xanh đối với đời sống của con người đóng một vai trị hết sức quan trọng. Ở
các thành phố, cây xanh mang đến nhiều lợi ích sinh thái, giúp cải thiện chất lượng khơng
khí bằng cách hấp thụ chất ơ nhiễm khơng khí và cố định các hạt bụi mịn, nhỏ li ti, góp
phần làm giảm hậu quả của biến đổi khí hậu bằng cách lưu trữ carbon. Cây xanh còn giúp
tăng thêm sự đa dạng sinh học, là nơi cư trú cho nhiều loại nấm, thực vật, cơn trùng, chim
chóc, động vật nhỏ có vú và tạo ra mảng xanh đảm bảo sự kết nối với nhiều khu rừng tự
nhiên. Ngoài ra, các cây xanh cũng tạo nên các khoảng cây xanh mang cảnh quan đô thị.
Hơn nữa, thảm thực vật trong cây xanh đơ thị có thể ngăn chặn lượng nước chảy tràn,
giảm tình trạng ngập lụt đơ thị. Những lợi ích sinh thái này dựa trên thành phần loài cây
và cấu trúc của các loại cây xanh, điều này rất quan trọng để cải thiện và điều hịa mơi
trường đơ thị. Nghiên cứu này đã phân tích các đặc điểm cấu trúc của cây xanh tại Khu
công nghiệp Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng bằng mơ hình i-Tree Eco. Kết quả sau khi
phân tích mơ hình i-Tree Eco cho thấy trong số 1,189 cây được khảo sát thuộc 21 loài đã
được định danh, chiếm ưu thế là loài Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Sao đen (Hopea
odorata), Hoa sữa (Alstonia scholaris), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Bàng ta
(Terminalia catappa) cho thấy có sự khác nhau giữa thành phần loài cây xanh chiếm ưu
thế ở KCN Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng. Lượng hóa giá trị cây xanh ở 6 trục đường

tại KCN Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng cho thấy tổng lợi ích của 1.189 xây xanh ở
KCN Liên Chiểu mang lại của 3 chức năng loại bỏ ô nhiễm, ngăn nước chảy tràn và tổng
giá trị carbon hấp thụ là 683.147.860 đồng/năm, trung bình mỗi cây có giá trị 574.556
đồng/năm. So sánh hiệu quả cung cấp lợi ích sinh thái của cây xanh mang lại chỉ ra rằng
khả năng lưu trữ và hấp thụ carbon là cao nhất với giá trị mang lại là 657.356.916
đồng/năm. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để hỗ trợ các nhà quy hoạch đô thị và
các nhà hoạch định chính sách tối ưu hóa cấu trúc và thành phần cây xanh đơ thị để tối đa
hóa việc cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái.
Từ khóa: I-Tree Eco, cấu trúc, hấp thụ carbon, KCN Liên Chiểu.

viii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo thường niên về chỉ số môi trường (The Environmental Performance
Index-EPI) do Tổ chức môi trường Mỹ thực hiện, Việt Nam chúng ta là một trong 10
nước ô nhiễm môi trường khơng khí hàng đầu Châu Á. Tiêu biểu là ơ nhiễm bụi (PM10,
PM2.5). Những nơi bị ơ nhiễm khơng khí nặng của cả nước thường là nơi tập trung các
khu phát triển kinh tế, trong đó có Thành phố Đà Nẵng.
Tại báo cáo của UBND TP. Đà Nẵng về kết quả triển khai thực hiện các kiến nghị
qua giám sát chuyên đề của HĐND thành phố, Đà Nẵng sẽ quy hoạch, đầu tư và phát
triển thêm các khu công nghiệp trên địa bàn, cơ sở thực hiện dựa trên Quyết định số 359
(ngày 15/3/2021) của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung
thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Việc mở rộng diện tích hoạt
động của các khu cơng nghiệp sẽ gây nên một số hệ lụy đáng kể đối với môi trường và
sức khỏe con người bởi thực tế một số khu công nghiệp thực hiện chưa tốt công tác bảo
vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động, làm ảnh hưởng xấu
đến cộng đồng dân cư sống tại khu vực lân cận. Vấn đề nổi cộm như phát sinh nguồn khí

thải chưa qua xử lý, điều này đã gây nên áp lực lớn về ô nhiễm khơng khí đối với mơi
trường.
Có rất nhiều giải pháp để khắc phục ơ nhiễm khơng khí tại các khu công nghiệp
như: Hạn chế sử dụng các vật liệu đốt khơng thân thiện với mơi trường, xử lý khí thải
trước khi xả ra môi trường, đổi mới các thiết bị, máy móc cũ và trồng các loại cây xanh,
trong đó trồng cây xanh là ưu tiên hàng đầu trong việc hạn chế tác động của môi trường
đến sức khỏe con người. Cây xanh tại các khu công nghiệp là một trong những giải pháp
quan trọng làm giảm thiểu các tác động xấu của các yếu tố ô nhiễm môi trường đến cộng
đồng, giúp cải thiện môi trường sống, loại bỏ ô nhiễm bởi O3, SO2, NOx, CO và các chất
dạng hạt như bụi PM2.5, PM10,...
Khu công nghiệp Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng có tổng diện tích hơn 280 ha với
sự hiện diện khói bụi của nhà máy xi-măng Vicem Hải Vân đã ảnh hưởng không nhỏ đến
sinh hoạt hằng ngày của người dân. Để giảm thiểu ô nhiễm không khí cho người dân
xung quanh, KCN Liên Chiểu cũng đã hồn thiện hệ thống cây xanh tuy nhiên lại chưa
có công cụ giám sát, quản lý hệ thống cây xanh đơ thị một cách hiệu quả. Do đó, việc sử
dụng các cơng cụ để tính tốn cụ thể về mức độ các chất ô nhiễm từ các hoạt động sản
xuất trong KCN là rất cần thiết.

1


Với tiến bộ khoa học công nghệ, các phần mềm máy tính hỗ trợ cơng tác quản lý,
lưu trữ và tích hợp thơng tin vơ cùng hiệu quả. Các hệ thống cơ sở dữ liệu đặc thù đem lại
các lợi ích lớn và tích hợp đồng thời được nhiều tính năng trong các lĩnh vực khoa học và
đời sống khác nhau, giúp cho việc quản lý, phát triển và khai thác các nguồn tài nguyên
hiệu quả và phong phú. Các lợi ích này cũng có thể được khai thác hiệu quả đối với hệ
thống cây xanh đô thị. Hiện nay, các thành phố hiện đại trên thế giới như Washington
D.C (Mỹ), London (Anh), Luu Hao (Trung Quốc), Dubun (Ireland) đã áp dụng thành
công công nghệ i-Tree trong việc quản lý và phát triển đồng bộ hệ thống cây xanh trong
đô thị. Chính vì những lý do trên, tơi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ i-Tree rất phù

hợp cho việc định hướng phát triển cây xanh tại các KCN của Thành phố Đà Nẵng nói
chung và KCN Liên Chiểu nói riêng. Vì vậy tơi thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng
cây xanh tại khu công nghiệp Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng và đề xuất giải pháp
quy hoạch cây xanh bằng mơ hình I-Tree Eco”.
2. Mục tiêu đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được hiện trạng, thành phần loài của các loại cây xanh tại KCN Liên
Chiểu, Thành phố Đà Nẵng thông qua ứng dụng i-Tree Eco từ đó đề xuất giải pháp quy
hoạch cây xanh tại KCN Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng về cấu trúc và thành phần cây xanh tại KCN Liên Chiểu,
Thành phố Đà Nẵng.
- Ứng dụng i-Tree Eco trong việc xây dựng bản đồ phân bố cây xanh tại KCN Liên
Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.
- Đánh giá các lợi ích bảo vệ mơi trường của cây xanh tại KCN Liên Chiểu, Thành
phố Đà Nẵng.
- Đề xuất giải pháp quy hoạch cây xanh tại KCN Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Xác định thành phần loài cây tại KCN Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng qua đó
đánh giá hiện trạng, các giá trị lợi ích mơi trường của cây xanh tại KCN Liên Chiểu,
Thành phố Đà Nẵng mang lại.
- Kết quả bài nghiên cứu được chuyển giao cho Sở Tài nguyên Môi trường Thành
phố Đà Nẵng nhằm hỗ trợ các nhà quy hoạch đơ thị tối ưu hóa cấu trúc và thành phần

2


lồi cây, vị trí, tỷ lệ cây xanh để tối đa hóa việc cung cấp các lợi ích sinh thái đối với đô
thị.
4. Nội dung nghiên cứu

- Xác định thành phần loài của cây xanh tại KCN Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng
thông qua các buổi khảo sát thực địa, thu thập thông tin, các thông tin thu thập bao gồm:
+ Tên lồi
+ Đường kính (tại chiều cao 1,3m từ gốc trở lên)
+ Các giá trị về chiều cao cây (Tổng chiều cao cây, Độ dài tán, chiều cao dưới tán)
+ Độ rộng tán các hướng Đông - Tây, Bắc - Nam.
+ Hiện trạng của cây (phát triển tốt/bình thường/có dấu hiệu đe doạ/chết)
+ Tọa độ địa lý
- Đánh giá sự phân bố các loài theo khu vực và theo đường kính thân (DBH) của
cây xanh tại KCN Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.
- Xây dựng bản đồ phân bố cây xanh tại KCN Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.
- Đánh giá khả năng tích lũy cacbon, sản xuất oxy, hấp thụ các chất gây ô nhiễm và
khả năng bảo vệ đất của cây xanh tại KCN Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.
- Chạy mơ hình thử nghiệm dựa trên các lồi cây xanh có khả năng cao về hấp thụ
các chất ơ nhiễm khơng khí (Giả định thay đổi thành phần lồi và kích thước của cây), từ
đó đề xuất giải pháp quy hoạch cây xanh tại KCN Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về hệ thống cây xanh đô thị
1.1.1. Khái niệm và phân loại cây xanh đô thị
Theo Nghị định 64/2010/ NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ thì cây xanh đơ thị
được định nghĩa là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh
chuyên dụng trong đô thị. Dựa trên Nghị định này, Đàm Thu Trang (2018) cho rằng cây
xanh đô thị được hiểu là tập hợp tất cả những lồi thảo mộc hiện diện trong đơ thị từ cây
cỏ trồng dọc đường phố, trong các khu rừng phịng hộ, cơng viên, vườn hoa, sân vườn
các khu ở hay các giàn cây, chậu cảnh trong từng gia đình.

Thơng tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây dựng, hệ thống khơng
gian xanh tồn đơ thị là hệ thống khơng gian có các loại cây xanh như sau:
- Cây xanh sử dụng công cộng là tất cả các loại cây xanh được trồng trên đường phố
và ở khu vực sở hữu công cộng (công viên, vườn thú, vườn hoa, vườn dạo, thảm cỏ tại
các dải phân làn, các đài tưởng niệm, quảng trường).
- Cây xanh sử dụng hạn chế là tất cả các loại cây xanh trong các khu ở, các cơng sở,
trường học, đình chùa, bệnh viện, nghĩa trang, công nghiệp, kho tàng, biệt thự, nhà vườn
của các tổ chức, cá nhân.
- Cây xanh chuyên dụng là các loại cây xanh trong vườn ươm, cách ly, phòng hộ và
phục vụ nghiên cứu.
Căn cứ vào hình thái kích thước và điều kiện sinh trưởng, chức năng và tác
dụng, cây xanh đơ thị được phân thành 3 nhóm:
 Nhóm cây cao từ 6-7 m trở lên, có tuổi thọ dài; ở tầng trên, tạo tán che bóng mát
có tác dụng phịng hộ mơi sinh và tơn tạo cảnh quan;
 Nhóm cây bụi thấp từ 1-2m đến 4-5m, sống lưu niên hoặc được gây trồng thay thế
ổn định hàng năm; ở tầng dưới, có tác dụng che phủ mặt đất hoặc góp phần cải thiện tiểu
khí hậu và điều kiện mơi trường;
 Nhóm cây cỏ thấp dưới 0,5-1m cả cây hoa, cây cảnh dài ngày hoặc cũng được gây
trồng thay thế ổn định hàng năm; ở tầng sát mặt đất có tác dụng che phủ, trang trí nâng
cao độ thẩm mỹ cho cảnh quan môi trường.
Dựa vào công dụng, cây đô thị có thể chia thành các nhóm sau:

4


 Cây bóng mát: Cây trồng với mục đích chính là lấy cây bóng mát. Cây bóng mát
thường được trồng dọc các phố đông người, trong công viên, vườn hoa, trường học, bệnh
viện, cơng sở,... nhằm cản nắng tạo bóng râm mát cho người và động vật. Dựa vào công
dụng và mục đích sử dụng cây bóng mát được chia ra thành các nhóm sau:
Nhóm cây truyền thống: là những loài đang được trồng phổ biến và khẳng định

được vai trị chính là làm cây bóng mát cho đơ thị.
Nhóm cây tiềm năng: là những loài cây đã được trồng trong đô thị với nhiều ưu
điểm đặc trưng nhưng chưa được phổ biến.
Nhóm cây trồng trên đường phố lớn: cây trồng thích hợp trồng trên các đường phố
lớn mới mở ở các đơ thị mới xây dựng.
Nhóm cây trồng trên giải phân cách các con đường lớn: cây nhỏ hay nhỡ, cây có
dáng đẹp, hoa đẹp, rất thích hợp trồng trên các giải phân cách các con đường lớn làm cây
bóng mát kết hợp cây cảnh, cây hoa.
Nhóm cây có hoa đẹp.
Nhóm cây có dáng đẹp.
 Cây phong cảnh: Cây phong cảnh là những cây có hình dáng, kích thước, màu sắc
và tán đặc biệt, được trồng để cải tạo cảnh quan môi trường cho đô thị. Cây phong cảnh
được trồng trong các công viên, ven hồ, trường học, công sở, vườn hoa để làm tăng vẻ
đẹp, cảnh quan đồng thời lấy bóng mát cho nơi trồng.
 Cây trang trí: Cây trang trí thường được trồng trang trí các cơng viên, vườn hoa,
trường học, các tiền sảnh, các khoảng trống trên tầng, trong phòng,...
Dựa vào chức năng sử dụng, cây xanh đô thị được chia thành 2 loại:
 Cây xanh cơng cộng: Là loại hình cây xanh sử dụng có tính chất chung cho mọi
người dân đơ thị, phục vụ cho các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, văn hóa, thể thao, công
cộng, cụ thể là cây xanh trong các công viên, vườn hoa, vườn dạo, quảng trường, đường
phố và các cơng trình hành chính cơng cộng.
 Cây trang trí: Được trồng trang trí các cơng viên, vườn hoa, trường học, các tiền
sảnh, các khoảng trống trên tầng, trong phòng,... Khác với cây bóng mát và cây phong
cảnh, cây trang trí thường nhỏ, dễ thay đổi và ít bền vững. Cây trang trí có thể chia ra
thành các nhóm cây chính: cây hoa, cây cảnh, cây thế, bonsai, thảm cỏ.

5


1.1.2. Vai trị của cây xanh đơ thị

Mặc dù có khá nhiều hình thức phân loại cây xanh đơ thị tuy nhiên tất cả các loại
cây đều có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống
bao gồm cả lợi ích sinh thái, lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, bao gồm:
1.1.2.1. Lợi ích sinh thái
 Làm sạch khơng khí
- Cân bằng carbon và oxy: Trong quá trình quang hợp, thực vật hút khí CO2 và nhả
khí O2. Q trình này đóng một vai trị quan trọng trong việc cân bằng carbon và oxy.
Theo số liệu thống kê từ các nghiên cứu, 1 ha cây xanh có thể tiêu thụ 1 tấn CO2 và giải
phóng 0,75 tấn O2 hàng ngày trong mùa sinh trưởng. Theo Lingzhang (2001) nếu một
người lớn hấp thụ 0,75 kg O2 và giải phóng 0,90 kg CO2 mỗi ngày thì cần 10m2 lâm
nghiệp hoặc nhiều hơn 25m2 thảm cỏ để duy trì sự cân bằng giữa carbon và oxy cho một
người. Vì vậy, tại các khu vực đô thị dân số đông, mật độ dân số cao thì cây xanh là một
nhu cầu tất yếu.
- Hấp thụ khí độc: Cùng với sự phát triển khơng ngừng của ngành cơng nghiệp thì
ngày càng có nhiều khí độc hại phát sinh, trong đó chủ yếu bao gồm SO2, NOx, Cl2, HF,
NH3, Hg... Thảm thực vật có khả năng hấp thụ và chuyển đổi các khí độc hại trong mơi
trường thông qua các cơ quan như lá, rễ... Như vậy, cây xanh góp phần làm giảm ơ nhiễm
khơng khí. Một số nghiên cứu đã cho thấy, hàm lượng HF sẽ giảm 47,9% khi đi qua một
vành đai xanh có chiều rộng 40 mét.
- Lọc bụi: Bụi là một trong những tác nhân gây ơ nhiễm khơng khí chính bên cạnh
các loại khí độc hại. Thảm thực vật có khả năng giữ, lọc và hấp thụ bụi. Nguyên nhân là
do lá cây được bao phủ bởi lông và chất bài tiết nên có thể giữ lại các hạt bụi, đồng thời
nhờ hệ thống mao mạch nên cây có khả năng hấp thụ bụi trong khơng khí. Một ví dụ tại
Bắc Kinh, khi tỷ lệ cây xanh che phủ là 10%, tổng số hạt bụi trong môi trường khu vực
đã giảm 15,7%, tuy nhiên khi tỷ lệ che phủ là 40%, con số này đã giảm 62,9%.
 Cải thiện môi trường đô thị
- Các hiệu ứng đảo nhiệt đô thị thường xảy ra tại các khu vực đơ thị hố, nơi mà các
tịa nhà, nhựa đường, bê tơng hấp thụ bức xạ mặt trời và sau đó phản xạ lại, làm cho nhiệt
độ khơng khí của thành phố tăng lên. Cây xanh có khả năng làm giảm hiệu ứng đảo nhiệt
trong các đô thị, ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời trực tiếp bằng cách hấp thụ nhiệt bề

mặt, và gián tiếp thơng qua việc làm chậm q trình thốt hơi nước. Đồng thời, cây có thể
làm chậm gió và chơi một chức năng che chắn để giảm nhiệt độ của các tịa nhà hấp thu.
Như vậy cây xanh có hiệu quả có thể làm giảm mức tiêu thụ năng lượng đô thị.
6


- Thảm thực vật cịn có khả năng giữ độ ẩm đất và khơng khí. Một số nghiên cứu đã
chứng minh rằng mỗi năm 1 ha rừng có thể thốt hơi nước 8000 tấn nước và hấp thụ 4 tỷ
calo nhiệt mỗi năm. Vì vậy, cây xanh có thể cải thiện độ ẩm khơng khí 4% ~ 30%. Ngồi
ra . Ngồi ra khả năng kiểm sốt và lưu thơng gió của chúng cũng góp phần đáng kể
trong việc cải thiện khơng khí. Những cây xanh ở ven sơng và ven hồ có thể được sử
dụng để dẫn luồng khơng khí tự nhiên từ ngoại ô vào nội đô. Như vậy, đối lưu khơng khí
được cải thiện.
 Ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro
- Ngăn chặn động đất và cháy rừng: Theo nhu cầu bảo vệ môi trường và ngăn chặn
các mối nguy hiểm, đơ thị diện tích cây xanh nên cao hơn 30% trong tổng diện tích đơ
thị. Các vùng nước như ao, hồ, sơng, suối... có tác dụng chữa cháy, ngồi ra lá cây chứa
nhiều nước và có thể làm chậm gió, vì vậy nó có thể đóng một vai trò hiệu quả trong việc
ngăn ngừa hỏa hoạn. Cây xanh đơ thị có thể được sử dụng để sơ tán dân khi động đất
hoặc hỏa hoạn xảy ra.
- Bảo tồn nước và đất: Thảm thực vật có tác dụng làm giảm các tác động trực tiếp
lên mặt đất. Ví dụ hệ thống lá cây làm giảm lực tác động của các hạt mưa xuống mặt đất.
Ngoài ra, hệ thống rễ có thể bám chặt trong đất, giữ lại cát, đá. Như vậy cây xanh có tác
dụng tốt trong việc làm giảm lũ lụt và ngăn chặn đất bị xói mịn. Vì vậy, cây xanh đơ thị
có chức năng bảo tồn nước và đất thơng qua q trình giữ lại nước mưa, làm chậm lại gió
và dùng hệ thống rễ của chúng để giữ đất.
 Loại bỏ tiếng ồn
Tiếng ồn sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân khi nó có giá trị lớn hơn 70
decibel. Bề mặt của thân cây và lá cây là rất thô, nhiều lỗ nhỏ và lơng dày đặc có thể
ngăn chặn làn sóng âm thanh truyền tới. Khoa học đã chứng minh rằng 4,4 mét chiều

rộng vành đai xanh có thể loại bỏ 6 decibel tiếng ồn. Tiếng ồn sẽ được loại bỏ tốt hơn
nhiều nếu cây xanh gần gũi hơn với các nguồn tiếng ồn.
1.1.2.2. Lợi ích xã hội
 Giải Trí
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, mức sống người dân không ngừng
được nâng cao, đặc biệt là các vùng đô thị. Kéo theo yêu cầu thảo mãn các nhu cầu vui
chơi, giải trí tăng cao. Cây xanh cung cấp không gian, dịch vụ cùng các tiện nghi tự nhiên
phục vụ cho hoạt động giải trí của con người. Chúng ta có thể đi bộ, ngắm cảnh, chơi thể
thao, gặp gỡ bạn bè trong các cây xanh. Tại Quảng Châu – Trung quốc, cây xanh là một
nguồn lực quan trọng và cơ bản cho du lịch, tỷ lệ cây xanh có một số ý nghĩa quyết định
7


sự hấp dẫn đối với khách du lịch, từ đó có thể thúc đẩy hiệu quả bán hàng và sản xuất các
sản phẩm du lịch đô thị.
 Thẩm mỹ cảnh quan
Cây xanh khơng chỉ làm đẹp đơ thị mà cịn nâng cao hiệu quả thẩm mỹ, làm cho
môi trường đô thị đa dạng hơn. Cây xanh đô thị là yếu tố quan trọng để mọi người nhận
biết và nắm bắt cấu trúc phong cảnh. Mặt khác, cây xanh đã trở thành một yếu tố quan
trọng để thể hiện văn hóa đơ thị và tái tạo lại các tính năng đơ thị. Mỗi cây xanh có hình
thức cụ thể của nó, màu sắc và phong cách. Tất cả những đặc điểm này sẽ có một biểu
hiện của 'Tính địa phương'. cây xanh đem lại giá trị du lịch tương đối lớn.
 Giáo dục
Cây xanh là một phương tiện truyền thông mạnh mẽ có khả năng truyền tải tất cả
các loại thơng tin đến mọi người dân trong đơ thị và nó có ảnh hưởng đến tính cách của
người dân. Để tạo ra một môi trường thanh lịch cùng một hệ thống cây xanh thích hợp,
cần cung cấp cho mọi người có nhiều cơ hội tiếp cận với thiên nhiên, đặc biệt là đối với
giới trẻ. Nó có lợi cho trẻ em để tìm hiểu thêm về bản chất, nâng cao ý thức, sự sáng tạo,
trí tưởng tượng, tinh thần yêu thương cuộc sống trong chúng. Vì vậy, cần chú trọng nhiều
hơn đến lợi ích xã hội của cây xanh.

1.1.2.3. Lợi ích kinh tế
Mọi người thường quan tâm về lợi ích kinh tế của cây xanh đơ thị, nhưng rất khó để
xác định cụ thể giá trị của chúng. Giá trị kinh tế bao gồm ba phần. Một là một số sản
phẩm hữu hình có thể trực tiếp tạo ra giá thị trường, chẳng hạn các sản phẩm như thuốc,
vườn ươm, vườn trái cây… Một phần khác là một số sản phẩm vơ hình cũng có thể tạo ra
giá thị trường, chẳng hạn như sự gia tăng của giá đất, dịch vụ... Phần cuối cùng của giá cả
thị trường cũng gắn liền với một số sản phẩm vơ hình, có thể tạo ra giá thị trường nhưng
không được thực hiện bằng cách trao đổi chất. Ví dụ q trình nhả khí O2, hấp thụ khí
CO2, khí độc và bụi bẫy có thể tiết kiệm năng lượng. Những biện pháp can thiệp an tồn
như phịng chống động đất, hỏa hoạn, bảo tồn nước và đất có thể làm giảm một số mất
mát. Người ta ước tính rằng, 100 triệu cây trưởng thành có thể tiết kiệm được 30 tỷ
kilowatt điện mỗi năm tại các thành phố của Mỹ, tương đương với tiết kiệm năng lượng
tiêu thụ 2 tỷ USD. Vì vậy nó có thể được cho thấy, đó là hiệu quả để sử dụng cây xanh để
tiết kiệm năng lượng thông qua giảm nhiệt độ môi trường.
1.1.3. Quản lý cây xanh đô thị
Quản lý cây xanh đô thị bao gồm: quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ và
chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị
8


là đơn vị được lựa chọn để thực hiện các dịch vụ về trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ và
chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng đô thị.
1.1.3.1. Nguyên tắc chung về quản lý cây xanh đô thị
Theo Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 của Bộ Xây Dựng Hướng
dẫn quản lý cây xanh đô thị, quản lý cây xanh đô thị cần tuân thủ thro nguyên tắc sau:
 Tất cả các loại cây xanh đô thị đều được xác định chủ sở hữu, do tổ chức, cá
nhân quản lý hoặc được giao quản lý.
 Việc trồng cây xanh đô thị phải thực hiện theo quy hoạch xây dựng đô thị hoặc
quy hoạch chuyên ngành cây xanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây xanh phải mang bản sắc địa phương, phù

hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, đồng thời đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về
sử dụng, mỹ quan, an tồn giao thơng và vệ sinh môi trường đô thị; hạn chế làm hư
hỏng các cơng trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, dưới mặt đất cũng như trên không.
 Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, chăm sóc cây xanh trước
mặt nhà, trong khuôn viên; đồng thời thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng
quản lý để giải quyết khi phát hiện cây nguy hiểm và các hành vi gây ảnh hưởng đến
sự phát triển của cây xanh đô thị.
1.1.3.2. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với cây xanh đô thị
 Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng; trồng các loại cây trong danh
mục cây trồng hạn chế khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép (Phụ lục 1).
 Các hành vi xâm hại cây xanh đô thị như:
- Tự ý chặt hạ, đánh chuyển di dời, ngắt hoa, bẻ cành, chặt rễ, cắt ngọn, khoanh
vỏ, đốt lửa đặt bếp, đổ rác, chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây.
- Tự ý xây bục bệ bao quanh gốc cây, giăng dây, giăng đèn trang trí, đóng đinh,
treo biển quảng cáo trái phép.
 Các tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý không thực hiện đúng các
quy định về duy trì, chăm sóc và phát triển cây xanh đô thị.
1.1.3.3. Công tác quy hoạch cây xanh đô thị
 Các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về quỹ
đất cây xanh đô thị theo các quy định trong quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu
chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng hiện hành.

9


 Căn cứ tính chất và quy mơ, đặc điểm về điều kiện tự nhiên, định hướng phát
triển đô thị trong quy hoạch xây dựng cần phải xác định quỹ đất tối thiểu dành cho
vườn ươm cây. Diện tích vườn ươm cây được tính theo quy mơ dân số đơ thị như sau:
- Đối với đô thị loại đặc biệt, loại 1 diện tích đất tối thiểu cho vườn ươm cây
khoảng 1 m²/người.

- Đối với các đơ thị cịn lại, diện tích đất tối thiểu cho vườn ươm cây khoảng 0,5
m²/người. Diện tích vườn ươm cây được tính chung theo dân số đơ thị của tồn tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương. Quy mơ, vị trí các vườn ươm cây được xác định
trong quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, có thể bố trí tập trung hoặc phân tán tại các đơ thị
hoặc ngồi đơ thị tuỳ theo điều kiện tự nhiên, khả năng khai thác quỹ đất của từng địa
phương.
 Thiết kế quy hoạch cây xanh trong các đồ án quy hoạch xây dựng đơ thị ngồi
việc tn thủ các quy định tại Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính
phủ và Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn
lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng cần được bổ sung và làm rõ một số
nội dung sau:
- Quy hoạch chung xây dựng đô thị: Xác định diện tích đất cây xanh; tỷ lệ diện
tích đất cây xanh trên đầu người; diện tích đất cây xanh của từng khu vực đô thị (khu
vực mới, khu vực cải tạo ...); tỷ lệ che phủ; các nguyên tắc lựa chọn loại cây trồng cho
đô thị.
- Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị: xác định vị trí, tỷ lệ diện tích đất cây xanh
trên đầu người; phân loại, lựa chọn cây xanh thích hợp (bao gồm: chủng loại, hình
dáng, màu sắc, chiều cao, đường kính tán, hình thức tán, dạng lá, màu lá; hoa, tuổi thọ
cây); các hình thức bố cục cây xanh trong các khu chức năng, trên đường phố, tại công
viên, vườn hoa, vườn dạo, sân vườn.
 Trên cơ sở quy hoạch xây dựng đơ thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
khuyến khích các đô thị lập quy hoạch chuyên ngành cây xanh.
1.1.4. Hiện trạng cây xanh đô thị tại Thành phố Đà Nẵng
Nhìn nhận một cách khách quan, kể từ khi Đà Nẵng trở thành thành phố trực
thuộc Trung ương đến nay, mật độ cây xanh đô thị của thành phố ngày một tăng;
chủng loại cây ngày càng đa dạng, phong phú, góp phần tạo nên một “Đà Nẵng xanh”
bên màu xanh của biển, của rừng.
Tuy nhiên, cây xanh ở Đà Nẵng phát triển cịn thiếu đồng bộ, nói đúng hơn là
thiếu quy hoạch mang tầm chiến lược. Bên cạnh đó, do chưa có quy hoạch cụ thể, cũng
10



như chưa có những quy định, chế tài chặt chẽ trong việc quản lý và phát triển cây
xanh, người dân tự ý trồng nhiều loại cây không phù hợp với điều kiện đơ thị của Đà
Nẵng, điển hình như cây trứng cá, sa kê, cây bồ đề và cả cây ăn quả như mít, mãng
cầu, mận... Nhiều dự án dân cư tuy đã được hình thành hàng chục năm nhưng cây xanh
vẫn chưa được bàn giao cho cơ quan quản lý, đơn giản chỉ vì khi trồng cây, nhất là ở
những con đường có mặt cắt từ 7,5m trở xuống, Ban quản lý dự án đã không trồng theo
những quy định tối thiểu đối với cây xanh đô thị.
Độ tuổi của cây cũng chưa được quan tâm vì thơng thường hầu hết loại cây đều
có tuổi của nó, tuổi bình quân của cây xanh khoảng 45-50 năm. Sau tuổi đó, nó có thể
“chấm dứt cuộc đời” bất kỳ lúc nào bởi các yếu tố tác động như: sâu bệnh, gió mưa.
Trong khi đó, mơi trường của đơ thị lại khó chịu hơn điều kiện tự nhiên tại rừng, núi,
đồng bằng, lại thêm bị tác động bởi ô nhiễm sự vô ý thức của con người... Đó là chưa
kể nhiều nơi trồng cây bằng cách bứng về những cây to nên cũng góp phần làm cho
cây dễ đổ ngã, nhất là khi gặp mưa to, gió lớn.
1.2. Giới thiệu về ứng dụng công nghệ trong quản lý cây xanh đô thị
1.2.1. Tổng quan về ứng dụng công nghệ trong quản lý cây xanh đô thị
Cây xanh là một tài sản quan trọng đối với bất kỳ khu vực nào, thậm chí cây xanh
cịn quan trọng hơn trong các khu đơ thị nơi mà chúng tạo nên giá trị thẩm mỹ, môi
trường, giải trí, và các lợi ích khác. Cây xanh khơng chỉ mang ý nghĩa về mặt cảnh quan
mà còn mang nhiều giá trị về mặt mơi trường như điều hịa vi khí hậu, đặc biệt đối với
các đơ thị lớn. Ngồi ra, mang giá trí về tạo bóng mát, chắn gió, chắn bụi, giảm ồn, cây
xanh cịn có ý nghĩa lớn cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và trở thành nơi trú
ngụ cho các loài động vật đơ thị. Bên cạnh đó, thời gian sử dụng, chăm sóc cây cần phải
được quản lý, chỉnh sửa, và báo cáo trên mỗi cây trong một thông tin hệ thống.
Với tiến bộ khoa học công nghệ, các phần mềm máy tính hỗ trợ cơng tác quản lý,
lưu trữ và tích hợp thơng tin vơ cùng hiệu quả. Các hệ thống cơ sở dữ liệu đặc thù đem lại
các lợi ích lớn và tích hợp đồng thời được nhiều tính năng trong các lĩnh vực khoa học và
đời sống khác nhau, giúp cho việc quản lý, phát triển và khai thác các nguồn tài nguyên

hiệu quả và phong phú. Các lợi ích này cũng có thể được khai thác hiệu quả đối với hệ
thống cây xanh đơ thị nói riêng.
Phục vụ, trợ giúp công tác quy hoạch cây xanh đô thị:
 Với các chức năng phân tích khơng gian của GIS, hệ thống có thể cung cấp các
thơng tin tổng hợp hay chi tiết về quỹ đất cây xanh hiện thời chỉ bằng một thao tác đơn
giản. Đồng thời hệ thống có thể chiết suất ra các bản đồ chuyên đề thể hiện mật độ, độ
11


phủ, độ phân tán, diện tích cây xanh trên một đầu người… Hệ thống cũng có thể tính
được quỹ đất tối thiểu dành cho cây xanh, ườn ươm cho một khu dân cư.
 Thậm chí với một số tuyến phố quan trọng, các chuyên gia có thể sử dụng module
3D của GIS để nhìn tuyến phố dưới mọi góc độ, phân tích mối tương quan giữa cây và
khối nhà, dân cư xung quanh… phục vụ mục đích thiết kế quy hoạch cây xanh. Từ đó các
chuyên gia quy hoạch sẽ có được một bức tranh vừa tổng thể, vừa chi tiết về quy hoạch
cây xanh trên địa bàn khu vực đô thị.
Phục vụ, trợ giúp công tác trồng cây xanh đô thị:
 Với các công cụ thiết kế của GIS, các chuyên viên có thể xác định cung đường
nào, độ dài bao nhiêu thì nên trồng một loại cây hay hai loại cây. GIS có thể thể hiện một
loại cây một kiểu hình dáng khác nhau tùy chọn trên máy tính nên việc xác định loại cây,
mật độ cây, thậm chí vị trí cây … được dễ dàng hơn rất nhiều so với thao tác trên bản đồ
giấy.
 Với sự hỗ trợ của GIS, bản đồ nền, ảnh vệ tinh độ chính xác cao thì việc xác định
khoảng cách giữa các cây, khoảng cách giữa cây và lề đường… được mơ tả một cách trực
quan và chính xác trên máy tính.
 Nếu trong CSDL có các lớp thơng tin GIS về họng cứu hỏa, cột đèn chiếu sáng,
mạng lưới điện trên cao, đường ống kỹ thuật… thì việc thiết kế, cấp phép trồng cây xanh
càng chính xác và khách quan, đảm bảo an tồn đơ thị, tăng vẻ đẹp cảnh quan đơ thị.
Phục vụ, trợ giúp cơng tác duy trì và bảo vệ cây xanh:
 Với một CSDL lớn và được cập nhật thường xuyên về các công tác cắt tỉa, làm

quang, cắt ngọn cây xanh thì các cấp lãnh đạo có thể theo dõi tiến độ cơng việc qua các
bản đồ tiến độ trực quan và sinh động của GIS
 Hệ thống sẽ đảm bảo được lịch trình cắt tỉa, chăm sóc cây xanh được mơ hình hóa,
các cơng việc sẽ được máy tính nhắc nhở định kỳ và cảnh báo thường xuyên.
 Dễ dàng lập kế hoạch kiểm tra các cây nguy hiểm, xác định mức độ nguy hiểm từ
đó có thể lên kế hoạch thay thế, cắt tỉa… Với GIS ta có thể phân loại mức độ nguy hiểm
cho từng cây và có kế hoạch ứng xử kịp thời trước mùa mưa bão.
 Xác định chính xác phạm vi an toàn bảo vệ cây và rễ cây
Phục vụ việc lập hồ sơ quản lý cho từng cây xanh:
 Với trợ giúp của GIS, GPS thì việc lập, theo dõi hồ sơ quản lý cho từng cây xanh
được dễ dàng hơn, chính xác hơn. Các cán bộ có thể tìm vị trí một cây xanh cần cắt tỉa rất
nhanh chóng bằng việc sử dụng thơng tin và tọa độ được kết xuất từ hệ thống GIS.
12


 Ngồi các thơng tin về chiều cao, kích thước, tên, loại, chất lượng… ta có thể đưa
vào các thơng tin khác như ảnh chụp qua các thời gian, phim quay cơng việc duy trì và
bảo vệ cây xanh… cho từng cây.
Phục vụ chặt hạ và dịch chuyển cây xanh đô thị:
 Hệ thống giúp cho việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh được dễ dàng
nhanh chóng do tồn bộ thơng tin về cây xanh, cảnh quan xung quanh, thủ tục cấp giấy
phép, các mẫu biểu… đều được tích hợp trong hệ thống. Cơng việc cấp phép nay sẽ rất
nhanh chóng.
 Sau khi chặt hạ hay dịch chuyển thì hiện trạng mới cũng có thể cập nhật lên hệ
thống, đảm bảo cho thơng tin ln ln chính xác và được cập nhật.
1.2.2. Tổng quan về phần mềm i-Tree Eco
Bộ công cụ i-Tree là một sáng kiến hợp tác giữa Cục Lâm nghiệp và Viện Davey,
cùng một số cơ quan nghiên cứu khác ở Hoa Kỳ, được phát triển từ năm 2006 và hiện
nay đã có hơn 130 quốc gia sử dụng. Sử dụng mơ hình I-tree là một giải pháp phù hợp
với nhu cầu giám sát lợi ích sinh thái của cây xanh trong các loại cây xanh hiện nay bằng

khoa học cơng nghệ. Mơ hình I-tree bao gồm nhiều công cụ như: i-Tree Canopy, i-Tree
Street, i-Tree Storm, i-Tree Eco,… mỗi công cụ ứng với mỗi công dụng khác nhau nhưng
mục tiêu chung nhất của các bộ cơng cụ này vẫn là đánh giá lợi ích bảo vệ môi trường
của các cây xanh và giúp chúng ta đưa ra giải pháp hiệu quả từ các kết quả của mơ hình
đưa ra. Cơ sở dữ liệu của I-Tree là một công cụ dựa trên web cho phép người dùng quốc
tế gửi các dữ liệu địa lý địa phương (ví dụ: vĩ độ, kinh độ), dữ liệu về độ ẩm và lượng
mưa để nhập vào I-Tree. Sau khi dữ liệu được cung cấp dữ liệu, người dùng có thể chạy
i-Tree Eco cho thành phố hoặc khu vực quốc tế. Người dùng cũng có thể xem và gửi
thơng tin về các loài cây mới giúp xây dựng cơ sở dữ liệu cây toàn cầu (Hirabayashi &
cs, 2011).
i-Tree Eco là một ứng dụng phần mềm linh hoạt được thiết kế để sử dụng dữ liệu
được thu thập tại thực địa từ các cây đơn lẻ, việc kiểm kê hoàn chỉnh của các địa điểm
hoặc các ô được định vị ngẫu nhiên trong toàn bộ khu vực nghiên cứu cùng với dữ liệu
khí tượng và ơ nhiễm khơng khí hàng giờ tại địa phương để xác định cấu trúc, tác động
môi trường và giá trị mang tới cho cộng đồng của cây xanh. i-Tree Eco phiên bản V6 là
một mơ hình sử dụng các biện pháp đo cây và các dữ liệu khác để ước tính các dịch vụ hệ
sinh thái và các đặc điểm cấu trúc của rừng ở thành thị hoặc nơng thơn. Đây là một gói
dịch vụ hồn chỉnh cung cấp:

13


- Giao thức lấy mẫu và thu thập dữ liệu: Đối với các dự án mẫu, ước tính tổng dân
số và sai số chuẩn của ước tính được tính tốn dựa trên giao thức lấy mẫu. Đối với việc
kiểm kê hồn chỉnh của các địa điểm, eco sẽ tính tốn các giá trị cho từng cây.
- Các tùy chọn thu thập dữ liệu linh hoạt: Sử dụng hệ thống thu thập dữ liệu di động
với điện thoại thông minh và máy tính bảng có hỗ trợ web hoặc giấy tờ thơng thường.
- Xử lý tự động: Một cơng cụ tính tốn trung tâm đưa ra các ước tính về tác động
của rừng dựa trên các phương trình khoa học được thẩm định để dự đốn các lợi ích về
mơi trường và kinh tế.

- Báo cáo tóm tắt bao gồm biểu đồ, bảng và báo cáo dạng văn bản.
Các phép đo cây và dữ liệu thực địa được nhập vào ứng dụng Eco bằng biểu mẫu
web hoặc bằng cách nhập dữ liệu thủ công và được hợp nhất với dữ liệu thời tiết và nồng
độ ơ nhiễm khơng khí hàng giờ được thực hiện trước tại địa phương. Những dữ liệu này
giúp mơ hình có thể tính tốn thơng tin cấu trúc và chức năng bằng cách sử dụng một loạt
các phương trình hoặc thuật tốn khoa học.
Mơ hình hoạt động của i-Tree Eco được thể hiện dưới hình sau:

Hình 1.1. Mơ hình hoạt động của mơ hình i-Tree Eco
Thơng qua i-Tree Eco người dùng có được những thơng tin ước tính về:
- Cấu trúc cây xanh đơ thị: Thành phần loài, số lượng cây, mật độ cây, sức khoẻ của
cây, v.v.
- Giảm ô nhiễm: Lượng ô nhiễm được rừng đô thị loại bỏ hàng giờ, và phần trăm
chất lượng không khí được cải thiện liên quan trong suốt một năm. Việc loại bỏ ơ nhiễm
được tính tốn đối với ozone, sulfur dioxide, nitrogen dioxide, carbon monoxide và các
hạt phân tử 2,5 (<2,5 micron).
- Tác động đến sức khỏe cộng đồng: Giảm tỷ lệ mắc bệnh về sức khỏe và lợi ích
kinh tế dựa trên tác dụng của cây xanh đối với việc cải thiện chất lượng khơng khí tại Mỹ

14


- Carbon: Tổng lượng các-bon được lưu trữ và các-bon tổng số do rừng đô thị cô lập
hàng năm.
- Hiệu ứng năng lượng: Ảnh hưởng của cây xanh đối với việc sử dụng năng lượng
của tòa nhà và các tác động đến lượng khí thải carbon dioxide từ các nhà máy điện.
- Hạn chế nước mưa chảy tràn: Dòng chảy có thể tránh được hàng năm nhờ các cây
được tính theo lồi hoặc tầng cây.
- Dự báo: Mơ hình hóa sự phát triển của cây và rừng theo thời gian; xem xét các yếu
tố như tỷ lệ tử vong, các yếu tố đầu vào khi trồng cây, tác động của sâu bệnh và ảnh

hưởng của bão. Một số dịch vụ hệ sinh thái bao gồm các lợi ích về carbon và ô nhiễm
cũng được dự báo.
- Phát thải sinh học: Phát thải hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong rừng đô thị hàng giờ
và tác động tương đối của các lồi cây đối với sự hình thành ozon và carbon monoxide
trong suốt năm.
- Giá trị: Giá trị đền bù của rừng, cũng như giá trị kinh tế ước tính của các dịch vụ
hệ sinh thái.
- Tác động của dịch hại tiềm ẩn: dựa trên tính nhạy cảm của lồi cây chủ, phạm vi
sâu bệnh và giá trị cấu trúc của cây.
1.3. Tổng quan về nghiên cứu sử dụng mô hình i-Tree Eco
1.3.1. Nghiên cứu nước ngồi
i-Tree Eco được sử dụng để đánh giá cấu trúc cây, rừng; chức năng cây và rừng
trong lưu trữ và hấp thụ CO2 hằng năm, giảm ơ nhiễm khơng khí, hiệu ứng thủy văn, hiệu
ứng năng lượng, sản xuất ơxy, bóng râm hiệu ứng tia cực tím, đặc điểm cảm quan thực
phẩm; giá trị kinh tế;... Các nghiên cứu về sử dụng công cụ I-tree Eco để đánh giá lợi ích
bảo vệ mơi trường của cây xanh đã và đang rất được phát triển ở các nước phát triển trên
thế giới với các nghiên cứu điển hình: Ở thành phố Dublin của đất nước Ireland, người ta
thực hiện một nghiên cứu đánh giá tác động của cây xanh đô thị đối với việc loại bỏ
PM2.5 sử dụng sự kết hợp mới giữa giám sát chất lượng khơng khí và mơ hình lắng đọng
i-Tree Eco (UFORE) trong giờ cao điểm và giờ không cao điểm với lưu lượng xe khác
nhau. Giám sát được thực hiện trong một con hẻm có nhiều cây và một khu vực khơng có
thảm thực vật dọc theo Đường Drumcondra Lower ở Dublin. Kết quả chỉ ra rằng khơng
có sự khác biệt trong nồng độ PM2.5 ngoài giờ cao điểm, nhưng nồng độ thấp hơn đáng
kể trong hẻm có nhiều cây trong giờ cao điểm so với đoạn phố khơng có bóng cây. Mơ
hình i-Tree Eco đã tính tốn rằng hẻm cây có thể loại bỏ khoảng 3kg PM2.5 hàng năm
(Riondato & cs., 2020).
15



×