Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở các trường trung học phổ thông huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lâm Trọng Nguyễn

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
HUYỆN MỸ XUN, TỈNH SĨC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lâm Trọng Nguyễn

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
HUYỆN MỸ XUN, TỈNH SĨC TRĂNG
Chun ngành : Quản lí giáo dục
Mã số

: 8140114


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG THỊ THÙY LINH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do cá nhân tơi
thực hiện. Các số liệu khảo sát, những kết luận trong luận văn này là trung thực
và chưa từng được công bố trên bất kỳ tạp chí khoa học nào khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Người thực hiện

Lâm Trọng Nguyễn

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn q thầy cơ đã giảng dạy lớp Cao học
Quản lí giáo dục khóa 27 mở tại tỉnh Sóc Trăng, xin chân thành cảm ơn quý
thầy cô Khoa Khoa học Giáo dục; Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong
suốt khóa học tại trường.
Đồng thời, xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Sóc Trăng, lãnh đạo và giáo viên trường THPT Mỹ Xuyên, trường THPT

Văn Ngọc Chính, trường THPT Ngọc Tố, trường THPT Hịa Tú
huyện Mỹ Xun, tỉnh Sóc Trăng đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tơi trong quá
trình thực hiện luận văn.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Đặng Thị Thùy Linh,
người đã tận tình hướng dẫn và động viên tơi trong suốt q trình nghiên cứu
và hồn thành luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018
Người thực hiện

Lâm Trọng Nguyễn

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP VÀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM
TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG CÁC
TRƯỜNG THPT ........................................................................... 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 7
1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 11
1.2.1. Kiểm tra ............................................................................................... 11

1.2.2. Đánh giá .............................................................................................. 12
1.2.3. Kết quả học tập ................................................................................... 12
1.2.4. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường THPT .......... 13
1.2.5. Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường
THPT ................................................................................................... 13
1.3. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường THPT................. 14
1.3.1. Vị trí, chức năng của kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy - học .... 14
1.3.2. Mục tiêu, yêu cầu của kiểm tra, đánh giá KQHT ............................... 16
1.3.3. Nội dung kiểm tra, đánh giá KQHT ................................................... 19
1.3.4. Các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT ..................... 20
1.3.5. Qui trình kiểm tra, đánh giá KQHT .................................................... 25
1.3.6. Các điều kiện thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ........... 26

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


1.4. Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ở trường THPT .................. 26
1.4.1. Phân cấp quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ..................... 26
1.4.2. Nội dung quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ..................... 28
1.5. Những yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí hoạt động kiểm
tra, đánh giá KQHT ................................................................................... 36
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 37
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở CÁC TRƯỜNG
THPT HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG ............... 38
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Mỹ Xuyên,
tỉnh Sóc Trăng ........................................................................................... 38
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ................................................................. 39
2.2.1. Đặc điểm, tình hình các trường THPT huyện Mỹ Xun, tỉnh
Sóc Trăng ............................................................................................ 39

2.2.2. Mẫu khảo sát ....................................................................................... 41
2.2.3. Cách xử lí thống kê ............................................................................. 43
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập ở các trường THPT huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng ............................... 45
2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá
trong hoạt động dạy học ...................................................................... 45
2.3.2. Thực trạng thực hiện các mục tiêu, yêu cầu của kiểm tra, đánh
giá KQHT ............................................................................................ 47
2.3.3. Thực trạng CBQL, GV và HS đánh giá mức độ thực hiện việc
vận dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT ....................... 49
2.3.4. Thực trạng CBQL, GV đánh giá nguyên nhân các phương pháp
kiểm tra, đánh giá KQHT được vận dụng ở mức thường xuyên ........ 51
2.3.5. Thực trạng HS đánh giá mức độ thích thú đối với các phương
pháp kiểm tra, đánh giá KQHT ........................................................... 54

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


2.3.6. Thực trạng HS đánh giá tác động cải thiện việc học qua các
phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT ............................................. 55
2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá
KQHT ở các trường THPT huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng ................ 56
2.4.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lí
hoạt hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ......................................... 56
2.4.2. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện các
nội dung quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ..................... 57
2.4.3. Thực trạng quản lí việc lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá KQHT ...... 61
2.4.4. Thực trạng quản lí việc ra đề kiểm tra, xây dựng ngân hàng đề....... 67
2.4.5. Thực trạng quản lí việc tổ chức thực hiện các tiết kiểm tra
trên lớp .............................................................................................. 73

2.4.6. Thực trạng quản lí cơng tác in sao và bảo mật đề thi ....................... 78
2.4.7. Thực trạng quản lí việc chấm, trả bài kiểm tra, nhập điểm .............. 82
2.4.8. Thực trạng quản lí việc đánh giá xếp loại kết quả học tập
của HS ............................................................................................... 86
2.4.9. Thực trạng quản lí các điều kiện thực hiện hoạt động kiểm tra,
đánh giá KQHT ................................................................................. 93
2.4.10. Thực trạng quản lí việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá
môn học cho GV ............................................................................... 97
2.5. Các yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí hoạt động kiểm tra,
đánh giá KQHT ở các trường THPT huyện Mỹ Xuyên, tỉnh
Sóc Trăng ................................................................................................ 101
2.6. Đánh giá chung thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT và
quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ở các trường THPT
huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng ........................................................... 103
Kết luận chương 2 ......................................................................................... 106

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


Chương 3.

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Ở CÁC TRƯỜNG
THPT HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG ........... 107

3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp.................................................................... 107
3.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá
KQHT của Bộ GDĐT và Sở GDĐT tỉnh Sóc Trăng ........................ 107
3.1.2. Cơ sở lí luận ...................................................................................... 108
3.1.3. Cơ sở thực tiễn .................................................................................. 108

3.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá
KQHT ở các trường THPT huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng .............. 109
3.2.1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về việc
thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT............................... 109
3.2.2. Biện pháp 2. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, đánh
giá KQHT cho GV .......................................................................... 110
3.2.3. Biện pháp 3. Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động
kiểm tra, đánh giá KQHT................................................................ 111
3.2.4. Biện pháp 4. Tăng cường các điều kiện thực hiện hoạt động
kiểm tra, đánh giá KQHT................................................................ 116
3.3. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ở các
trường THPT huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng .................................... 118
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 132
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 136
PHỤ LỤC

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CBQL

Cán bộ quản lí


GDĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HT

Hiệu trưởng

KQHT

Kết quả học tập



Lãnh đạo

PHTCM

Phó Hiệu trưởng chun mơn

THPT


Trung học phổ thông

TTCM

Tổ trưởng chuyên môn

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Thống kê số lượng CB-GV-NV trong năm học 2017 – 2018 ...... 39

Bảng 2.2.

Thống kê số lượng GV phân chia theo môn đào tạo .................... 40

Bảng 2.3.

Thống kê số lớp, số HS trong năm học 2017 – 2018 ................... 40

Bảng 2.4.

Thống kê kết quả học lực, hạnh kiểm cuối năm học
2017-2018 ..................................................................................... 41

Bảng 2.5.

Thống kê số lượng CBQL và GV tham gia khảo sát .................... 42


Bảng 2.6.

Cơ cấu trình độ, thâm niên cơng tác của CBQL và GV tham
gia khảo sát ................................................................................... 42

Bảng 2.7.

Nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của
công tác kiểm tra, đánh giá KQHT trong hoạt động dạy học ....... 46

Bảng 2.8.

Nhận thức của HS về mục tiêu của hoạt động kiểm tra, đánh
giá KQHT...................................................................................... 47

Bảng 2.9.

Nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của việc thực
hiện các yêu cầu của hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT .......... 48

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV và HS về mức độ thực hiện việc
vận dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT ................. 49
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV về nguyên nhân các phương pháp
kiểm tra, đánh giá KQHT được vận dụng ở mức thường
xuyên ............................................................................................. 51
Bảng 2.12. Đánh giá của HS về mức độ thích thú đối với các phương
pháp kiểm tra, đánh giá KQHT ..................................................... 54
Bảng 2.13. Đánh giá của HS về mức độ cải thiện việc học qua các
phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT ....................................... 55

Bảng 2.14. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của cơng tác
quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ................................ 56

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


Bảng 2.15. Nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của việc thực
hiện các nội dung quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá
KQHT............................................................................................ 57
Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả thực hiện công tác
quản lí việc lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá KQHT .................... 62
Bảng 2.17. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả thực hiện cơng tác
quản lí việc ra đề kiểm tra, xây dựng ngân hàng đề ..................... 68
Bảng 2.18. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả thực hiện cơng tác
quản lí việc tổ chức thực hiện các tiết kiểm tra trên lớp ............... 73
Bảng 2.19. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả thực hiện công tác
quản lí cơng tác in sao và bảo mật đề thi ...................................... 78
Bảng 2.20. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả thực hiện cơng tác
quản lí việc chấm, trả bài kiểm tra, nhập điểm ............................. 82
Bảng 2.21. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả thực hiện cơng tác
quản lí việc đánh giá xếp loại KQHT của HS .............................. 87
Bảng 2.22. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả thực hiện cơng tác
quản lí các điều kiện thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá
KQHT............................................................................................ 93
Bảng 2.23. Tình trạng CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kiểm
tra, đánh giá KQHT....................................................................... 96
Bảng 2.24. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả thực hiện công tác
quản lí việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá môn học
cho GV .......................................................................................... 97
Bảng 2.25. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ ảnh hưởng của các yếu

tố đến cơng tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ..... 102
Bảng 3.1.

Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và mức độ
khả thi của biện pháp nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và
HS về việc thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ........ 119

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


Bảng 3.2.

Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và mức độ
khả thi của biện pháp tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm
tra, đánh giá KQHT cho GV ....................................................... 120

Bảng 3.3.

Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và mức độ
khả thi của biện pháp tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát
việc lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá KQHT .............................. 122

Bảng 3.4.

Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và mức độ
khả thi của biện pháp tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát
việc ra đề kiểm tra, xây dựng ngân hàng đề ............................... 123

Bảng 3.5.


Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và mức độ
khả thi của biện pháp tăng cường quản lí việc tổ chức thực
hiện các tiết kiểm tra trên lớp ..................................................... 125

Bảng 3.6.

Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và mức độ
khả thi của biện pháp tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát
công tác in sao và bảo mật đề thi ................................................ 126

Bảng 3.7.

Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và mức độ
khả thi của biện pháp tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát
việc chấm, trả bài kiểm tra, nhập điểm vào phần mềm quản lí .. 127

Bảng 3.8.

Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và mức độ
khả thi của biện pháp tăng cường quản lí việc đánh giá xếp
loại KQHT của HS ...................................................................... 128

Bảng 3.9.

Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết và mức độ
khả thi của biện pháp tăng cường các điều kiện thực hiện
hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT .......................................... 129

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.

Sơ đồ phân cấp quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ....... 27

Hình 1.2.

Sơ đồ quản lí việc lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá KQHT .......... 28

Hình 1.3.

Sơ đồ quản lí việc ra đề kiểm tra, xây dựng ngân hàng đề
kiểm tra, thi ................................................................................... 29

Hình 1.4.

Sơ đồ quản lí việc tổ chức thực hiện các tiết kiểm tra trên lớp .... 30

Hình 1.5.

Sơ đồ quản lí cơng tác in sao và bảo mật đề thi ........................... 31

Hình 1.6.

Sơ đồ quản lí việc chấm điểm, trả bài kiểm tra, nhập điểm ......... 32

Hình 1.7.

Sơ đồ quản lí việc đánh giá xếp loại kết quả học tập của HS ....... 33


Hình 1.8.

Sơ đồ quản lí phương tiện, CSVC phục vụ cho hoạt động
kiểm tra, đánh giá KQHT ............................................................. 34

Hình 1.9.

Sơ đồ quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra,
đánh giá KQHT ............................................................................. 34

Hình 1.10. Sơ đồ quản lí việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá
mơn học cho GV ........................................................................... 35
Hình 2.1.

Số lượng GV, HS của các trường THPT huyện Mỹ Xuyên
trong năm học 2017 – 2018 .......................................................... 41

Hình 3.1.

Biện pháp nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS về
việc thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ................... 110

Hình 3.2.

Biện pháp tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, đánh
giá KQHT cho GV ...................................................................... 111

Hình 3.3.


Biện pháp tăng cường quản lí việc lập kế hoạch kiểm tra,
đánh giá KQHT ........................................................................... 112

Hình 3.4.

Biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát ra đề kiểm tra, thi,
xây dựng ngân hàng đề ............................................................... 113

Hình 3.5.

Biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực
hiện các tiết kiểm tra trên lớp ..................................................... 114

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


Hình 3.6.

Biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát cơng tác in sao và
bảo mật đề thi .............................................................................. 114

Hình 3.7.

Biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấm, trả bài
kiểm tra, nhập điểm..................................................................... 115

Hình 3.8.

Biện pháp tăng cường quản lí việc đánh giá xếp loại KQHT
của HS ......................................................................................... 115


Hình 3.9.

Biện pháp tăng cường các điều kiện thực hiện hoạt động
kiểm tra, đánh giá KQHT. .......................................................... 117

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong q trình dạy học, kiểm tra, đánh giá là một hoạt động tất yếu,
khơng thể thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá đúng, chính xác kết quả học tập
(KQHT) của học sinh (HS) chiếm giữ vai trị rất quan trọng, nó cung cấp các
thơng tin phản hồi, tác động đến các chủ thể có liên quan: HS, giáo viên (GV),
nhà quản lí giáo dục. Thông tin đánh giá khách quan, trung thực sẽ giúp HS tự
điều chỉnh việc học tập; giúp GV hiểu được trình độ HS, từ đó điều chỉnh các
bước giảng dạy phù hợp; giúp nhà trường quản lí thẩm tra chất lượng dạy của
GV và chất lượng học của HS.
Thực tế giáo dục phổ thông những năm qua cho thấy, mặc dù chương
trình giáo dục phổ thơng đã có những đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt
động của người học, hướng đến việc phát triển và hoàn thiện năng lực của mỗi
cá nhân, nhưng vấn đề đánh giá vẫn còn nhiều điểm bất cập (từ mục đích,
phương pháp, qui trình và một số kỹ thuật cụ thể). Cách đánh giá vẫn chưa
đảm bảo được tính chính xác, khách quan; chưa vận dụng linh hoạt các hình
thức kiểm tra; chưa coi trọng đánh giá, giúp đỡ HS học tập thông qua kiểm tra,
đánh giá mà chỉ tập trung chú ý việc cho điểm bài kiểm tra. Nội dung đánh giá
vẫn còn nặng về u cầu HS thuộc lịng, nhớ máy móc, ít yêu cầu ở các mức

độ cao như hiểu, vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và giáo dục tình cảm,
thái độ. CBQL và GV chưa được trang bị một cách đầy đủ về các phương pháp
và kĩ thuật đánh giá...
Đổi mới giáo dục địi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội
dung, phương pháp, phương tiện, đánh giá... Đánh giá không thể là một hoạt
động nằm ngồi q trình này. Nghị quyết số 29/2013/NQ-TW đã đề ra 9
nhiệm vụ và giải pháp trong đó có “Đổi mới căn bản hình thức thi, kiểm tra và
đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan”. Vì vậy,

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


2

đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá KQHT ở các trường THPT là một yêu cầu
cấp thiết mà các nhà quản lí giáo dục và GV cần quan tâm thực hiện tốt.
Cơng tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của các CBQL ở
các trường THPT huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng tuy đã đạt được những kết
quả nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Đặc
biệt, theo thống kê kết quả xếp loại học lực của HS khối 12 cuối năm học 2016
– 2017 ở các trường THPT huyện Mỹ Xun, tỉnh Sóc Trăng thì tỉ lệ HS xếp
loại học lực khá và giỏi rất cao (63.21%), học lực trung bình (35.88%), chỉ
0.99% HS xếp loại học lực yếu.
Tuy nhiên, kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đã cho thấy HS đạt
điểm số rất thấp ở các môn thi. Cụ thể, tỉ lệ HS có điểm dưới 5 ở các mơn như
sau: Tốn (68.0%), Vật lí (54.64%), Hóa học (56.35%), Sinh học (53.95%),
Lịch sử (72.41%), Ngoại ngữ (87.43%) (Sở GDĐT tỉnh Sóc Trăng, 2017).
Kết quả thấp như trên có thể do nhiều nguyên nhân như chất lượng việc
dạy học, trình độ của HS, trong đó kiểm tra, đánh giá là một trong những
nguyên nhân chính. Điều này chỉ ra rằng cơng tác quản lí hoạt động kiểm tra,

đánh giá KQHT ở các trường THPT huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng có vấn
đề.
Là CBQL của một trong những trường THPT của huyện Mỹ Xuyên, tỉnh
Sóc Trăng, người nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới quản lí hoạt
động kiểm tra, đánh giá KQHT của HS. Thêm vào đó, hiện nay vấn đề này
chưa được nghiên cứu trên địa bàn huyện Mỹ Xun, tỉnh Sóc Trăng. Vì thế
cần nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp cải thiện cơng tác quản lí thi, kiểm
tra, đánh giá KQHT của HS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quản lí hoạt động
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở các trường trung học phổ thơng
huyện Mỹ Xun, tỉnh Sóc Trăng”.

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


3

2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lí luận về quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của
HS, xác định được thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ở
các trường THPT huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, từ đó đề xuất biện pháp
cần thiết khả thi để quản lí tốt hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT tại các
trường THPT này.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học ở các trường THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ở
các trường THPT huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ở các trường THPT huyện

Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng có thể đã thực hiện tốt ở các khâu quản lí việc lập
kế hoạch kiểm tra, đánh giá KQHT; quản lí cơng tác in sao và bảo mật đề thi;
quản lí việc đánh giá xếp loại KQHT của HS. Tuy nhiên, cơng tác này vẫn cịn
hạn chế ở các khâu quản lí việc ra đề kiểm tra, xây dựng ngân hàng đề; quản lí
việc tổ chức thực hiện các tiết kiểm tra trên lớp; quản lí việc chấm, trả bài kiểm
tra, nhập điểm; quản lí các điều kiện thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá
KQHT; quản lí việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá môn học cho GV.
Nếu khảo sát và đánh giá đúng thực trạng về quản lí hoạt động kiểm tra,
đánh giá KQHT ở các trường THPT huyện Mỹ Xun, tỉnh Sóc Trăng thì
người nghiên cứu có thể đề xuất các biện pháp cần thiết và khả thi để quản lí
tốt hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT tại các trường THPT này.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT và
quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ở trường THPT.
5.2. Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ở các
trường THPT huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


4

5.3. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động kiểm
tra, đánh giá KQHT ở các trường THPT huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về chủ thể thực hiện quản lí
Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, TTCM, GV
6.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát qui trình quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá
KQHT, từ đó đề xuất biện pháp quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ở

các trường THPT huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
6.3. Giới hạn về địa bàn và thời gian nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: đề tài triển khai nghiên cứu ở các trường THPT
huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
- Thời gian nghiên cứu giới hạn trong năm học 2017 – 2018.
7. Phương pháp luận nghiên cứu
7.1. Cơ sở phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Vận dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc vào đề tài nhằm nghiên cứu cơ
sở pháp lí và cơ sở lí luận, nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra,
đánh giá KQHT trong mối quan hệ với hoạt động dạy học trong trường THPT
từ đó đề ra một số biện pháp quản lí nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra,
theo quan điểm này thì thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT
được xem như một yếu tố hợp thành như: chủ thể, mục tiêu, nội dung, đối
tượng, khách thể, phương pháp, biện pháp và kết quả quản lí.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Vận dụng quan điểm này vào đề tài giúp người nghiên cứu xác định phạm
vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể để điều tra, thu thập số
liệu chính xác về thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT và
trình bày cơng trình nghiên cứu theo một trình tự logic phù hợp.

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


5

7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm này giúp người nghiên cứu phát hiện những mâu thuẫn, khó
khăn và tồn tại trong cơng tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT, từ
đó đề xuất những biện pháp cần thiết, khả thi để quản lí tốt hoạt động kiểm tra,

đánh giá KQHT ở các trường THPT huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu lí luận về kiểm tra, đánh giá
và quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT nhằm xây dựng cơ sở lí luận
cho đề tài, định hướng cho việc thiết kế cơng cụ và q trình điều tra thực tiễn.
7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích điều tra: thu thập số liệu về thực trạng quản lí hoạt động kiểm
tra, đánh giá KQHT ở các trường THPT huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
chứng minh cho giả thuyết của đề tài.
- Đối tượng điều tra: CBQL, GV và HS tại 04 trường THPT ở huyện Mỹ
Xuyên, tỉnh Sóc Trăng: Trường THPT Mỹ Xuyên, Trường THPT Văn Ngọc
Chính, Trường THPT Ngọc Tố, Trường THPT Hòa Tú.
- Nội dung điều tra:
+ Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT.
+ Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT.
* Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích phỏng vấn: thu thập thơng tin về cơng tác quản lí hoạt động
kiểm tra, đánh giá KQHT làm sáng tỏ thêm cho giả thuyết của đề tài.
- Đối tượng phỏng vấn: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng chuyên môn, GV
của 04 trường THPT ở huyện Mỹ Xun, tỉnh Sóc Trăng nói trên. Mỗi trường,
chúng tơi sẽ phỏng vấn 01 Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng chuyên môn và

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


6

10% GV ở 8 mơn Tốn, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tiếng anh, Ngữ văn, Lịch

sử, Địa lí, Giáo dục công dân.
- Nội dung phỏng vấn: nội dung quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá
KQHT.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động như kế hoạch kiểm tra, đánh giá
KQHT của trường, tổ chuyên môn, của giáo viên, sổ ghi biên bản các cuộc họp
của trường, của tổ chuyên môn, … để làm sáng tỏ thêm cho giả thuyết của đề
tài.
7.2.4. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng các cơng thức tốn học, phần mềm Excel để xử lí các thơng tin
thu thập được trong quá trình nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra,
đánh giá KQHT ở các trường THPT huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


7

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP VÀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG CÁC TRƯỜNG THPT
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về hoạt động kiểm tra, đánh giá và quản lí
hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ở nước ngoài
Hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của người học được các nhà nghiên
cứu nước ngoài thực hiện đã từ rất lâu và đã có nhiều thành tựu về hoạt động
trên.
Tác giả Benjamin Bloom đã đưa ra một hệ thống phân loại các mục tiêu
giáo dục, trong đó phần mơ tả về tư duy gồm sáu mức độ biết, hiểu, ứng dụng,
phân tích, tổng hợp, đánh giá. Có thể nói đây là những thang bậc được sắp xếp

từ đơn giản nhất, tức là nhớ lại kiến thức, đến phức tạp nhất, tức là đánh giá về
giá trị và tính hữu ích của một ý tưởng.
Tác giả James H. MCMillan trong quyển sách “Classroom AssessmentPrinciples and Practice for Effective Instruction” (tựa đề của bản dịch là “Đánh
giá lớp học – Những nguyên tắc và thực tiễn để giảng dạy hiệu quả”, Viện
Nghiên cứu giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh), đã đưa ra
khái niệm về đánh giá lớp học, trình bày những xu hướng mới trong đánh giá
lớp học, các quyết định phân loại HS của GV và đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá
cho GV.
Tác giả Peter W. Ariansian trong quyển sách “Classroom Assessment: A
Concise Approach” (tựa đề của bản dịch là “Kiểm tra đánh giá trong lớp học –
Một hướng tiếp cận chính xác”, Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh), đã đưa ra những khái niệm liên quan đến kiểm tra,
đánh giá đồng thời tác giả cũng trình bày những phương pháp đánh giá và
hướng dẫn áp dụng vào thực tế.

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


8

Vào cuối thập niên 90, chương trình đánh giá HS quốc tế (The
Programme for International Student Assessment) - PISA được xây dựng và
điều phối bởi tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và hiện vẫn diễn ra
đều đặn. Khảo sát PISA được thiết kế nhằm đưa ra đánh giá có chất lượng và
đáng tin cậy về hiệu quả của hệ thống giáo dục (chủ yếu là đánh giá năng lực
của HS trong các lĩnh vực Đọc hiểu, Toán học và Khoa học) với đối tượng là
HS ở độ tuổi 15, tuổi sắp kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc ở hầu hết các
nước thành viên OECD. PISA cũng hướng đến thu thập thông tin cơ bản về
ngữ cảnh dẫn đến những hệ quả giáo dục trên. Càng ngày PISA càng thu hút
được sự quan tâm và tham gia của nhiều nước trên thế giới. Do đó, PISA

khơng chỉ đơn thuần là một chương trình nghiên cứu đánh giá chất lượng giáo
dục của OECD mà trở thành xu hướng đánh giá quốc tế, tư tưởng đánh giá của
PISA trở thành tư tưởng đánh giá HS trên toàn thế giới. Các nước muốn biết
chất lượng giáo dục của quốc gia mình như thế nào, đứng ở đâu trên thế giới
này đều phải đăng ký tham gia PISA.
PISA không kiểm tra kiến thức thu được tại trường học mà đưa ra cái
nhìn tổng quan về khả năng phổ thơng thực tế của HS. Bài thi chú trọng khả
năng HS vận dụng kiến thức và kĩ năng của mình khi đối mặt với nhiều tình
huống và những thử thách liên quan đến các kĩ năng đó. Nói cách khác, PISA
đánh giá khả năng HS vận dụng kiến thức và kĩ năng đọc để hiểu nhiều tài liệu
khác nhau mà họ có khả năng sẽ gặp trong cuộc sống hàng ngày; khả năng vận
dụng kiến thức Tốn học vào các tình huống liên quan đến toán học; khả năng
vận dụng kiến thức khoa học để hiểu và giải quyết các tình huống khoa học.
Cấu trúc bài thi PISA được thiết kế theo khung đánh giá của OECD, xác định
rõ phạm vi kiến thức, các kĩ năng liên quan đến từng lĩnh vực và đưa ra những
câu hỏi mẫu để hướng dẫn các nước xây dựng câu hỏi đóng góp cho OECD
(Cơng Ty Cổ Phần Trường học lớn Việt Nam, 2018).

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


9

Nhìn chung hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT và quản lí hoạt động
kiểm tra, đánh giá KQHT đều được các tác giả, các trường trên thế giới đặc
biệt quan tâm và xem đây là một thành tố góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về hoạt động kiểm tra, đánh giá và quản lí
hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT ở trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học đã được

nhiều tác giả quan tâm với nhiều công trình nghiên cứu khoa học như:
Các tác giả Lê Đức Phúc, Hồng Đức Nhuận; Trần Kiều, Trần Đình Châu
với các cơng trình “Cơ sở lí luận của việc đánh giá chất lượng học tập của HS
phổ thông”; “Đổi mới công tác Đánh giá về KQHT HS trường THCS”.
Viện Nghiên cứu giáo dục – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh đã tổ chức Hội thảo khoa học về “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích
cực của HS bậc trung học” (2006), trong đó có nhiều bài viết nghiên cứu sâu
kiểm tra đánh giá như tác giả Vũ Thị Phương Anh với “Kiểm tra đánh giá để
phục vụ học tập: xu hướng mới của thế giới và bài học cho Việt Nam”; tác giả
Phan Sĩ Anh với “Hoạt động đánh giá trong dạy học”; tác giả Nguyễn Phú
Tuấn với “Kiểm tra đánh giá KQHT theo hướng phát huy tính tích cực của HS
THPT”; tác giả Hồng Tuyết với “Đánh giá KQHT ở phổ thông: Tiến bộ và
bất cập”. Tác giả Vũ Thu Thủy với bài “Bàn về phương pháp kiểm tra đánh giá
chất lượng và một số hình thức kiểm tra đánh giá”.
Các tác giả Nguyễn Đức Chính, Trần Khánh Đức nghiên cứu về đo
lường, đánh giá KQHT của HS, đánh giá trong giáo dục.
Tác giả Trần Thị Hương, nghiên cứu về dạy học tích cực
Ngồi ra, cũng có nhiều Luận án tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu
sâu về về cơng tác quản lí kiểm tra, đánh giá KQHT, chẳng hạn:

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


10

Cấn Thị Thanh Hương (2011), Nghiên cứu quản lí kiểm tra, đánh giá
KQHT trong giáo dục đại học ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học
Giáo dục, Hà Nội.
Lê Thị Mỹ Hà (2012), Xây dựng quy trình đánh giá KQHT của HS trung
học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Quản lí giáo dục, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Đặng Lộc Thọ (2014), Quản lí hoạt động đánh giá KQHT của sinh viên
trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lí giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Chu Văn Hạc (2017), Quản lí kiểm tra, đánh giá KQHT của sinh viên ở
các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh theo định hướng phát triển
năng lực, Luận án Tiến sĩ Quản lí giáo dục, Học viện Chính trị, Bộ quốc
phịng.
Lê Thị Ngọc Nhẫn (2011), Thực trạng kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
tại các trường trung học phổ thông huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, Luận văn
thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Bùi Thị Thùy Trinh (2015), Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập bằng trắc nghiệm khách quan tại các trường trung học phổ thơng
huyện Phú Giao, tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Thị Linh Phi (2015), Quản lí hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả
học tập tại trườngTrà Vinh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh.
Năm 2012, Việt Nam tham gia PISA với mục đích góp phần đổi mới căn
bản, tồn diện GDĐT, học tập quốc tế về đánh giá chất lượng giáo dục, nhất là
đổi mới về kĩ thuật và phương pháp đánh giá, đưa ra cách tiếp cận mới về dạy
– học, thi và đánh giá. Lĩnh vực Toán học là lĩnh vực trọng tâm của kỳ PISA
2012. Tại kì khảo sát này Việt Nam đứng thứ 17/65.

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục


11

Chu kỳ 2015, khoa học là lĩnh vực trọng tâm nên có thêm nhiều bài mới
với tình huống khoa học hiện đại hơn chu kỳ PISA 2012, HS Việt Nam vẫn

vượt qua và giữ nguyên thứ hạng 8.
Chu kỳ năm 2018, Ở Việt Nam, khảo sát chính thức được thực hiện vào
tháng 4/2018.
Như vậy, hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT và quản lí hoạt động kiểm
tra, đánh giá KQHT đã được nghiên cứu, cập nhật, bổ sung liên tục. Đây là
nguồn tư liệu quí để người nghiên cứu làm cơ sở trong quá trình thực hiện luận
văn.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Kiểm tra
Theo Từ điển Tiếng Việt thuật ngữ kiểm tra được định nghĩa “Kiểm tra là
xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” (Hoàng Phê, 2010).
Theo Từ điển Giáo dục học, nhà xuất bản Từ điển Bách khoa năm 2001
thì thuật ngữ kiểm tra được định nghĩa “Là bộ phận hợp thành của q trình
hoạt động dạy - học nhằm nắm thơng tin về trạng thái và KQHT của HS, về
những nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm ra những biện pháp khắc
phục những lỗ hổng, đồng thời củng cố và tiếp tục nâng cao hiệu quả của hoạt
động dạy - học” (Từ điển Giáo dục học, 2011).
Theo Trần Khánh Đức “Kiểm tra là một thuật ngữ chỉ sự đo lường, thu
thập thơng tin để có được những phán đốn, xác định xem mỗi người học sau
khi học đã nắm được gì (kiến thức), làm được gì (kỹ năng) và bộ lộ thái độ ứng
xử ra sao, qua đó có được những thơng tin phản hồi để hồn thiện q trình
dạy - học (Trần Khánh Đức, 2010).
Như vậy, Kiểm tra là q trình thu thập thơng tin về trạng thái và KQHT
của HS nhằm có được những thơng tin phản hồi để nâng cao hiệu quả của
hoạt động dạy – học.

Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục



×