MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ...........................................................9
7. Bố cục của đề tài .............................................................................................10
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HỐ Ở THÀNH PHỐ VĨNH LONG ....................................................11
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................11
1.1.1. Một số khái niệm ................................................................................11
1.1.2. Quan điểm về quản lý di tích ..............................................................13
1.1.3. Cơ sở pháp lý trong quản lý di tích LS-VH .......................................18
1.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về di tích LS-VH...................................21
1.2. Tổng quan về thành phố Vĩnh Long ......................................................22
1.2.1. Khái quát về tự nhiên .........................................................................22
1.2.2. Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội .....................................................24
1.3. Tổng quan về hệ thống di tích LS-VH ở thành phố Vĩnh Long ..........26
1.3.1. Miếu Công Thần .................................................................................26
1.3.2. Đình Long Thanh ...............................................................................30
1.3.3. Thất Phủ Miếu (Chùa Ơng) ...............................................................32
1.3.4. Văn Thánh Miếu Vĩnh Long..............................................................35
1.3.5. Đình Tân Hoa .....................................................................................39
Tiểu kết chương 1 ...............................................................................................43
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH LS-VH Ở THÀNH PHỐ
VĨNH LONG TỪ NĂM 2012 ĐẾN NAY .........................................................44
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý di tích...................................................44
2.1.1. Uỷ ban nhân dân các cấp ...................................................................44
2.1.2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long ............................45
2.2. Nguồn nhân lực quản lý di tích LS-VH .................................................53
2.3. Thực trạng các hoạt động quản lý di tích LS-VH ở thành phố Vĩnh
Long ..................................................................................................................55
2.3.1. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hoá của di tích LS-VH ở địa bàn thành phố Vĩnh Long .....................55
2.3.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về di tích .................................................................................................58
2.3.3. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nhằm bảo vệ và phát huy
giá trị di tích; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích LS-VH
.......................................................................................................................59
2.3.4. Công tác nghiên cứu, quảng bá, hợp tác quốc tế về các di tích .......67
2.4. Kết quả đạt được và hạn chế trong quản lý di tích lịch sử – văn hóa
trong thời gian qua ở thành phố Vĩnh Long ................................................69
2.4.1. Những kết quả đạt được .....................................................................69
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại .................................................................71
Tiểu kết chương 2 ...............................................................................................75
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH
SỬ - VĂN HOÁ Ở THÀNH PHỐ VĨNH LONG ............................................76
3.1. Những yếu tố và phương hướng, nhiệm vụ quản lý các di tích LS-VH
cấp quốc gia ở thành phố Vĩnh Long ............................................................76
3.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý di tích LS-VH cấp
quốc gia ở thành phố Vĩnh Long. ................................................................76
3.1.2. Phương hướng quản lý các di tích LS-VH cấp quốc gia ở thành phố
Vĩnh Long .....................................................................................................78
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích LS-VH ở thành phố Vĩnh
Long. .................................................................................................................83
3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách ...........................................................83
3.2.2. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, quảng bá, giáo dục ......................85
3.2.3. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực .....................................87
3.2.4. Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý di tích ...............89
3.2.5. Nhóm giải pháp về thanh tra – kiểm tra ............................................90
3.2.6. Nhóm giải pháp về nghiên cứu khoa học ..........................................91
3.2.7. Nhóm giải pháp về tài chính ..............................................................93
Tiểu kết chương 3 ...............................................................................................97
KẾT LUẬN .........................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................102
PHỤ LỤC ..........................................................................................................107
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Bộ VHTTDL: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Sở VHTTDL: Sở Văn hố, Thể thao và Du lịch
DSVH: Di sản văn hóa
LS-VH: Lịch sử - văn hố
VHTT: Văn hóa và Thơng tin
Ban QLDT: Ban Quản lý di tích
GS: Giáo sư
TS: Tiến sĩ
Tr.: Trang
UBND: Ủy ban nhân dân
CHXHCN: Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa
VH: Văn hóa
QĐ: Quyết định
TW: Trung ương
Nxb: Nhà xuất bản
UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hiệp quốc
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo tồn DSVH dân tộc là một lĩnh vực hoạt động rất quan trọng nhưng
cũng gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Đây là một nhiệm vụ vừa mang tính khoa
học vừa mang tính thực tiễn, thể hiện tính xã hội cao. Kết quả của những hoạt
động nghiên cứu trong lĩnh vực này không chỉ góp phần tích cực trong sự nghiệp
bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng DSVH dân tộc, mà cịn đóng góp khơng nhỏ
cho việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc. Đặc biệt, thời kỳ cả nước đang đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay thì vấn đề trên càng trở nên
cấp thiết hơn.
Tỉnh Vĩnh Long là một vùng đất có bề dày lịch sử, vùng đất nổi danh và
được biết đến là vùng “Địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống đấu tranh cách mạng.
Đây cũng là nơi giao thoa, hội tụ của nhiều luồng văn hố khác nhau trong tiến
trình hình thành và phát triển vùng đất phương Nam. Thành phố Vĩnh Long là đơn
vị hành chính của tỉnh Vĩnh Long quy tụ nhiều DSVH vật thể hết sức phong phú
và đa dạng như: di tích Văn Thánh Miếu, Đình Long Thanh, đình Tân Hoa, Thất
Phủ Miếu, Công Thần Miếu, Cây Da Cửa Hữu, Minh Hương Hội Qn, Đình
Long Hờ, Đình Tân Giai, Đình Tân Ngãi, Chùa Vạn Linh, Chùa Long Khánh,…
Di tích LS-VH là tài sản quý báu của dân tộc. Các di tích LS-VH sẽ giúp
chúng ta hiểu về cội nguồn dân tộc, nó cũng chính là những bằng chứng vơ giá để
giúp con người soi bóng vào lịch sử, nghiên cứu lịch sử của dân tộc mình một cách
sâu sắc và sinh động nhất. Di tích LS-VH ở mỗi địa phương chính là những dấu
vết, dấu tích cịn lại của q khứ, phản ánh những biến cố, những sự kiện LS-VH
hay nhân vật qua các thời kỳ lịch sử. Vì vậy, di tích LS-VH là chứng tích, tư liệu
sống động cho các thế hệ nối tiếp nhau tìm hiểu, nghiên cứu về các thời kỳ lịch
sử. Trong thời đại ngày nay di tích LS-VH cịn là điểm đến của mỗi du khách khi
2
tham quan du lịch ở bất kỳ địa phương, quốc gia nào. Từ thực tế đó di tích LS-VH
có vị trí và vai trị quan trọng cho sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của mỗi
địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.
Trong những năm qua, nhất là từ khi Luật Di sản Văn hố được ban hành
(2001), cơng tác quản lý di tích LS-VH ở địa bàn thành phố Vĩnh Long có những
chuyển biến khả quan và rất tích cực. Các khu di tích trọng điểm của tỉnh đã được
quản lý, đầu tư trùng tu, tôn tạo, phát huy tác dụng đáp ứng được nhu cầu hưởng
thụ văn hố của cộng đờng dân cư trong tỉnh, ngoài tỉnh và du khách nước ngoài.
Tuy nhiên, cơng tác quản lý di tích vẫn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế như việc
chống xuống cấp, xử lý lấn chiếm đất đai, khoanh vùng bảo vệ di tích, nhiều di
tích cịn bị mất cắp cổ vật, di vật; việc tuyên truyền và phổ biến chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý di tích đến cộng đờng
cịn nhiều hạn chế, chưa thực hiện đầy đủ và chưa có kế hoạch cụ thể mang tính
lâu dài...
Tính đến năm 2014, ở thành phố Vĩnh Long có 05 di tích cấp quốc gia
nhưng lại hội đủ các loại hình và phân bố khá tập trung, ngồi những giá trị về
lịch sử, văn hóa, các di tích LS-VH ở thành phố Vĩnh Long có tiềm năng to lớn
trong việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội thơng qua hoạt động phục vụ cho
khách du lịch trong tỉnh, ngoài tỉnh và khách nước ngồi đến thăm quan tỉnh Vĩnh
Long nói chung và thành phố Vĩnh Long nói riêng.
Bên cạnh đó Vĩnh Long là địa phương được biết đến có tốc độ phát triển
kinh tế - xã hội khá nhanh cũng có tác động tiêu cực đến các di tích như tình trạng
di tích bị lấn át xây dựng nhà ở và xây dựng các cơng trình khác phục vụ cho phát
triển kinh tế - xã hội; di tích bị hư hỏng, biến dạng thậm chí bị huỷ hoại; nhiều di
tích xuống cấp nghiêm trọng chưa được tu bổ, bảo tồn kịp thời; chất lượng trùng
tu chống xuống cấp di tích kém làm ảnh hưởng đến giá trị gốc của di tích... Vì
vậy, các vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý di tích là việc bảo vệ, khai thác và
3
phát huy các giá trị di tích một cách bền vững và hài hoà với tốc độ phát triền kinh
tế - xã hội như hiện tại.
Từ những vấn đề có tính cấp thiết như đã nêu, tơi chọn đề tài “Quản lý di
tích lịch sử - văn hóa ở thành phố Vĩnh Long” làm luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, các đề tài nghiên cứu về di tích LS-VH, đình chùa được rất
nhiều tác giả, nhà nghiên cứu quan tâm, giới thiệu, tuy nhiên vấn đề quản lý di
tích LS-VH đặc biệt là di tích LS-VH cấp quốc gia ở thành phố Vĩnh Long vẫn
chưa có cơng trình nghiên cứu một cách tồn diện về cơng tác quản lý di tích LSVH cấp quốc gia ở thành phố Vĩnh Long nhất là trong q trình cơng nghiệp hố
hiện đại hố diễn ra nhanh chống làm ảnh hưởng, biến đổi nhiều giá trị văn hố và
có tác động ảnh hưởng rõ nét đến các di tích LS-VH.
Từ trước đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về quản lý DSVH
cũng như về cơng tác quản lý di tích lịch sử văn hố nói chung, di tích LS-VH trên
vùng đất Vĩnh Long nói riêng. Một số tác phẩm và cơng trình nghiên cứu tiêu biểu
như: Một số tác phẩm tiêu biểu như: Vĩnh Long xưa và nay, Nxb Cánh Bằng, Sài
Gòn của Huỳnh Minh (1967); Một số vấn đề bảo tồn và phát triển di sản văn hóa
dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội của Hoàng Vinh (1997); Quản lý hoạt
động văn hóa, Nxb Văn hóa, Hà Nội của Nhiều tác giả (1997); Lược sử quản lý
văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội của Hồng Sơn Cường (1998);
Quản lý và khai thác di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập, Nxb Đại học quốc gia,
TP.HCM của Nhiều tác giả (1998); Quản lý văn hóa đơ thị trong điều kiện cơng
nghiệp hóa – hiên đại hóa đất nước, Nxb Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội của Lê Như
Hoa (2000); Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa, tạp
chí Văn hố Nghệ thuật của Đặng Văn Bài (2001); Bảo tờn di tích lịch sử văn hóa,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội của Trịnh Thị Minh Đức, Phạm Thu Hương (2007);
Di sản văn hóa bảo tồn và phát triển, Nxb. Tổng hợp TP. HCM của Nguyễn Đình
Thanh (2008); Di tích lịch sử văn hóa Vĩnh Long, ấn hành Sở Thơng tin – Truyền
4
thơng, Vĩnh Long của Nhiều tác giả (2009); Văn hóa phi vật thể ở Vĩnh Long,
Nxb Lao Động, Hà Nội của Nhiều tác giả (2013); Đồng bằng sông Cửu Long, nét
sinh hoạt xưa và văn minh miệt vườn. Nxb Trẻ, TP. HCM của Sơn Nam (2014);
Bên cạnh đó, trong bài Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn
DSVH, tác giả Đặng Văn Bài đã đưa ra một số nội dung chủ yếu của công tác quản
lý nhà nước đối với DSVH, coi đây là các vấn đề then chốt, cần quan tâm. Các nội
dung của nghiên cứu bao gồm: quản lý nhà nước bằng văn bản pháp quy (bào gồm
các văn bản pháp quy về bảo vệ, tổ chức quy hoạch và kế hoạch phát triển; quyết
định phân cấp quản lý,…); việc phân cấp quản lý di tích; hệ thống tổ chức ngành
bảo tờn – bảo tàng và đầu tư ngân sách cho các cơ quan quản lý.
Trong cuốn Quản lý văn hoá Viêt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập
quốc tế (2012) do hai tác giả Phan Hờng Giang và Bùi Hồi Sơn (đờng chủ biên)
đã đề cập đế nhiều lĩnh vực nghiên cứu cụ thể của hoạt động quản lý văn hoá ở
nước ta hiện nay trong đó có quản lý di tích DSVH. Ngồi ra một số cuốn giáo
trình như Lược sử quản lý văn hoá ở Việt Nam, Quản lý hoạt động văn hoá,… là
các cuốn sách được viết dùng để giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên
chuyên ngành Quản lý văn hoá trường đại học Văn hoá Hà Nội. Hầu hết các cuốn
sách này đề cập đến nội dung của quản lý lĩnh vực văn hoá như quản lý đời sống
văn hố ở cơ sở, mơi trường bảo tồn DSVH, giao lưu quốc tế. Trên thực tế các
cuốn sách này chỉ mang tính đại cương, nội dung khá sơ lược, chỉ tập trung giới
thiệu một số vấn đề quản lý các lĩnh vực văn hoá.
Trong lĩnh vực văn hố đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về di tích
lịch sử văn hố, mỗi cơng trình nghiên cứu là một nhận diện mới về các di tích
lịch sử văn hố, nó hàm chứa nhiều giá trị nhân văn, trong suốt quá trình nghiên
cứu, khảo sát về di tích tác giả ln tham khảo các cuốn sách, các nghiên cứu, bài
luận viết về di tích LS-VH liên quan đến đề tài: đề tài Quản lý di tích lịch sử văn
hoá trên địa bàn quận Long Biên thành phố Hà Nội của tác giả Trần Anh Khoa
(2011), khoa Quản lý Văn hoá, Trường đại học Văn hoá. Luận văn đi sâu nghiên
5
cứu, phân tích, đánh giá những kết quả đạt được cũng như hạn chế trong cơng tác
quản lý di tích LS-VH. Từ đó đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác quản lý di tích LS-VH, và phát huy giá trị di tích trên địa
bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội; đề tài Quản lý di tích đền Đa Hồ xã Bình
Minh huyện Khối Châu tỉnh Hưng n của tác giả Vũ Đức Dương (2006), Khoa
quản lý văn hoá, trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật trung ương. Luận văn nghiên
cứu thực tiễn về quản lý di tích lịch sử văn hố và thực trạng quản lý di tích LSVH đền Đa Hồ. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao quan
lý di tích lịch sử văn hoà đền Đa Hoà.
Một số nghiên cứu tiêu biểu về vùng đất Nam Bộ nói chung và vùng đất
Vĩnh Long nói riêng:
Diễn trình Văn hóa đồng bằng sơng Cửu Long – Nguyễn Hữu Hiếu biên
soạn, xuất bản năm 2010, giới thiệu những thông tin về cách ứng xử của con người
đối với tự nhiên và xã hội suốt mấy trăm năm qua của vùng đất Nam Bộ.
+ Sài Gòn xưa - Ấn tượng 300 năm và tiếp cận với đồng bằng sông Cửu
Long - Sơn Nam biên soạn (tái bản lần 1), xuất bản 2014, trong bề dầy lịch sử
hình thành và phát triển của mình, Sài Gịn và Nam Bộ đã bao phen dâu bể, bao
lần đổi thay. Từ những lưu dân thời mở nước đến những cơng dân thời dựng nước
hơm nay, người Sài Gịn và Nam Bộ đã hun đúc cho mình bao nhiêu hờn thiêng
sông núi, để dù sống gởi thác kề, họ vẫn đau đáu trong lịng nỗi hồi niệm về một
vùng q xứ, về nơi tổ tiên bao đời đã từ đó ra đi.
+ Lịch sử khẩn hoang Miền Nam - Sơn Nam biên soạn (tái bản lần 1), xuất
bản năm 2014, giúp chúng ta có cái nhìn hồn thiện hơn, chân sát hơn về những
khoảng trống lịch sử trong bước đường mở nước và dựng nước dân tộc ta ở vùng
đất mới Nam Bộ.
+ Đồng bằng sông Cửu Long, nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt vườn Sơn Nam biên soạn (tái bản lần I), xuất bản năm 2014, giới thiệu về những sinh
hoạt truyền thống của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long thông qua những lễ hội
6
và hò vè đối đáp cùng những sinh hoạt của cư dân vùng Miệt vườn Nam Bộ trong
lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển vùng đất phía Nam của Tổ quốc.
Vĩnh Long xưa và nay – Huỳnh Minh biên soạn, xuất bản năm 1967, ghi
lại tỉnh Vĩnh Long một thời nổi tiếng có nhiều di tích lịch sử còn lại lắm giai thoại,
huyền sử và cũng là nơi sản sinh nhiều nhân tài làm rạng rỡ quê hương.
Lịch sử tỉnh Vĩnh Long – Ban tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long biên soạn, xuất
bản năm 2002, giới thiệu chặng đường gần 300 năm hình thành và phát triển tỉnh
Vĩnh Long.
Tìm hiểu văn hóa Vĩnh Long – Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn và phát
hành năm 2003, Đây là một đề tài nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa trong quá trình
từ khi hình thành và phát triển tỉnh Vĩnh Long đến nay.
Di tích lịch sử - văn hóa Vĩnh long – Bảo tàng tỉnh Vĩnh long biên soạn,
xuất bản năm 2005, tập tài liệu giới thiệu các di tích LS-VH đã được xếp hạng
cơng nhận và các cơng trình văn hóa lớn trên địa bàn tỉnh.
Văn hóa phi vật thể ở Vĩnh Long – Sở VHTTDL và phát hành năm 2013,
nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tiêu biểu của mình, mặt khác,
chúng sẽ trở thành phương tiện quản lý DSVH hữu hiệu đối với các nhà quản lý
văn hóa ở Vĩnh Long.
Bên cạnh đó, một số tác giả cũng đã nghiên cứu cụ thể đối với từng di tích
tại Vĩnh Long được đăng rải rác ở các tạp chí, tập san chuyên ngành (Văn hóa
Nghệ thuật, Thơng tin Khoa học Xã hội, Văn hóa Dân gian, Khảo cổ học, Nghiên
cứu lịch sử, Báo Vĩnh Long, Tập san văn hóa,…) nhưng vẫn mang tính khái qt,
giới thiệu trên cơ sở từng loại hình di tích: di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ
thuật, di tích lịch sử,…
Nhìn chung, các cơng trình đi trước chỉ tập trung nghiên cứu về LS-VH
tỉnh, hoặc ghi lại tỉnh Vĩnh Long một thời nổi tiếng có nhiều di tích lịch sử hoặc
chỉ dừng lại giới thiệu các di tích LS-VH tỉnh, về nghệ thuật kiến trúc,...Cho đến
hiện tại, vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu đi sâu về Quản lý di tích lịch sử - văn
7
hoá ở thành phố Vĩnh Long. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nghiên cứu đề
tài này, tác giả luận văn sẽ tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu, khảo sát
của các tác giả đi trước, kết hợp với những tư liệu điền dã, thống kê, phân tích, so
sánh, tổng hợp, và hệ thống lại thành nội dung thống nhất để thực hiện mục tiêu
mà đề tài đề ra.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Mục đích tổng quát
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý di tích LSVH ở thành phố Vĩnh Long, đánh giá đúng những ưu điểm, hạn chế trong công
tác quản lý và từ đó đề xuất một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
quản lý các di tích trong điều kiện thực tế hiện nay của địa phương.
3.2. Mục đích cụ thể
Làm sáng tỏ thực trạng công tác quản lý di tích LS-VH ở thành phố Vĩnh
Long;
Chỉ ra nguyên nhân và các yếu tố tác động đến công tác quản lý di tích
LS-VH ở thành phố Vĩnh Long;
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác
quản lý di tích LS-VH ở thành phố Vĩnh Long trong bối cảnh hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý di tích LS-VH cấp
quốc gia ở thành phố Vĩnh Long
4.2. Phạm vị nghiên cứu
Phạm vi khơng gian: các di tích LS-VH ở thành phố Vĩnh Long. Cụ thể là
05 di tích LS-VH cấp quốc gia: Miếu Cơng Thần, Đình Long Thanh, Thất Phủ
Miếu (Chùa Ơng), Văn Thánh Miếu và Đình Tân Hoa.
Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu 05 di tích LS-VH cấp quốc
gia ở thành phố Vĩnh Long. Từ năm 2012 kể từ khi tỉnh Vĩnh Long cho thành lập
8
Ban QLDT tỉnh theo Quyết định số 110/UBND ký ngày 19 tháng 10 năm 2012
của UBND tỉnh Vĩnh Long.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
Phương pháp phân tích - tổng hợp: trên cơ sở phân tích các ng̀n tài liệu
về 05 di tích LS-VH cấp quốc gia ở thành phố Vĩnh Long, tác giả sẽ tổng hợp thơng
tin có giá trị, hữu ích phục vụ nghiên cứu đề tài.
Phương pháp nghiên cứu thực địa: Chúng tôi sẽ đi khảo sát thực tế nhằm
thu thập những thông tin ban đầu về hiện trạng quản lý các di tích LS-VH ở thành
phố Vĩnh Long. Khảo sát các địa điểm di tích đang thực hiện các dự án trùng tu,
tu bổ; các di tích bị vi phạm, bị mất cổ vật; các di tích đang được đưa vào khai
thác du lịch. Chụp ảnh làm tư liệu, phỏng vấn cán bộ văn hóa, Ban QLDT, nghiên
cứu tài liệu có liên đến di tích.
Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Nội dung phiếu khảo sát: tập trung vào khai thác thông tin: Người tham
gia khảo sát; hoạt động quản lý và bảo tồn tại các di tích LS-VH cấp quốc gia;
hoạt động du lịch tại các di tích LS-VH; hoạt động phục vụ cộng đồng dân cư.
Cơ sở chọn điểm khảo sát: Căn cứ vào 3 yếu tố sau: những người có vai
trị là người trực tiếp quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ văn hoá,
ban trị sự tại các đình miếu, khách du lịch xuất hiện trong chương trình tham quan
tại các đình và miếu này; kết quả khảo sát sơ bộ của nhóm nghiên cứu trong khoảng
thời gian từ tháng 15/11/2018 đến tháng 15/12/2018, chúng tôi tập trung khảo sát
tại 5 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia gờm: Miếu Cơng Thần; Đình Long
Thanh; Thất Phủ Miếu (chùa Ông); Văn Thánh Miếu và Đình Tân Hoa.
Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: Các đối tượng tham gia khảo sát được
lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Tổng số phiếu phát ra là 50 phiếu.
Số phiếu thu về hợp lệ là 64 phiếu.
9
Xử lý kết quả nghiên cứu: Thông tin thu thập từ phiếu điều tra được chúng
tôi nhập liệu và phân tích thống kê mơ tả trên phần mềm Excel.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Trong một thời gian dài ở nước ta, các di tích LS-VH luôn được Nhà nước
chú trọng bảo tồn và phát huy, trong đó có các di tích LS-VH cấp quốc gia ở thành
phố Vĩnh Long. Chúng ta trân quý những di tích LS-VH đó, cho nên cơng tác quản
lý, bảo tờn, phát huy giá trị trị di tích vẫn là việc làm rất cấp thiết hiện nay đặc biệt
là thu hút sự tham gia nhiều của cán bộ và nhân dân địa phương cả về nhận thức
cũng như hành động thực tiễn.
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài được thực hiện thành cơng sẽ góp phần hệ thống hố lý luận về
DSVH, cơng tác quản lý di tích LS-VH, các quan điểm và cơ sở lý thuyết về quản
lý di tích LS-VH.
Đề tài là sự vận dụng lý luận nghiên cứu quản lý di tích LS-VH vào 05 di
tích cụ thể: tìm hiểu về thực trạng cơng tác quản lý di tích LS-VH ở thành phố
Vĩnh Long.
Đề tài nghiên cứu công tác quản lý di tích LS-VH cấp quốc gia ở thành
phố Vĩnh Long: Miếu Cơng Thần, Đình Long Thanh, Thất Phủ Miếu (Chùa Ơng),
Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, và Đình Tân Hoa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung, góp phần hồn thiện chính sách
về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị 05 di tích LS-VH cấp quốc gia ở thành phố Vĩnh
Long.
Đề tài bước đầu sẽ đưa ra những kiến nghị, giải pháp mới, nhằm giúp cho
các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương làm tốt cơng quản lý, bảo tờn,
phát huy giá trị di tích LS-VH quốc gia ở thành phố Vĩnh Long.
Đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy và quản lý văn hóa của giảng viên, sinh viên đại học văn hóa và
10
cán bộ quản lý văn hóa về các vấn đề có liên quan đến quản lý di tích LS-VH ở
thành phố Vĩnh Long.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liêu tham khảo, và Phụ lục, nội dung
chính của luận văn được phân bổ thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về di tích LS-VH ở thành phố
Vĩnh Long
1.1. Cơ sở lý luận
1.2. Tổng quan về thành phố Vĩnh Long
1.3. Tổng quan về hệ thống di tích LS-VH ở thành phố Vĩnh Long
Chương 2: Thực trạng quản lý di tích LS-VH ở thành phố Vĩnh Long
từ năm 2012 đến nay
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ
2.2. Ng̀n nhân lực quản lý di tích LS-VH
2.3. Thực trạng các hoạt động quản lý di tích LS-VH ở thành phố Vĩnh
Long
2.4. Kết quả đạt được và hạn chế trong quản lý di tích LS-VH trong thời
gian qua ở thành phố Vĩnh Long
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích LS-VH ở
thành phố Vĩnh Long
3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến phương hướng và nhiệm vụ quản lý di
tích LS-VH cấp quốc gia ở thành phố Vĩnh Long
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích LS-VH ở thành phố Vĩnh
Long
11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HỐ
Ở THÀNH PHỐ VĨNH LONG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
Di tích LS-VH:
Di tích LS-VH là dấu tích, vết tích cịn lại. Mỗi nước cũng đưa ra những
khái niệm về di tích LS-VH của dân tộc mình. Điều 1, Hiến chương Vernice quy
định: “Di tích lịch sử - văn hóa bao gồm những cơng trình xây dựng đơn lẻ, những
khu di tích ở đô thị hay nông thôn, là bằng chứng của một nền văn minh riêng
biệt, của một sự tiến hóa có ý nghĩa hay một biến cố về lịch sử” [33, tr.33].
Theo từ điển Bách Khoa thì khái niệm quy định về Di tích LS-VH là: “Di
tích là các loại dấu vết của quá khứ, là đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học, sử
học… Di tích là di sản văn hóa – lịch sử được pháp luật bảo vệ, khơng ai được
tùy tiện dịch chuyển, thay đổi, phá hủy” [49, tr.667].
Luật Di sản Văn hóa do Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam ban
hành năm 2001 và sửa đổi, bổ sung Luật Di sản Văn hóa 2009 quy định: “Di tích
lịch sử - văn hóa là những cơng trình xây dựng địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” [50,
tr.13].
Theo Luật Di sản Văn hóa: “Di tích lịch sử - văn hóa là cơng trình xây
dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm
đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học" [39, tr.33]. Ở đây, có thể hiểu rộng ra các
cơng trình xây dựng, địa điểm đó là các tịa nhà, đài tưởng niệm, quảng trường,
khu phố gắn với các sự kiện lịch sử, các di chỉ khảo cổ, các địa điểm gắn với hoạt
động tơn giáo tín ngưỡng.
12
Như vậy có nhiều quan điểm khác nhau về di tích lịch sử - văn hóa, nhưng
tơi chọn quan niệm “Di tích lịch sử - văn hóa là những khơng gian vật chất cụ thể,
khách quan, trong đó có chứa đựng các giá trị điển hình của lịch sử, do tập thể
hoặc cá nhân sáng tạo ra trong lịch sử để lại” [46, tr.17]. Vì các di tích được hình
thành từ hoạt động lao động sáng tạo của con người trong q trình dựng nước và
giữ nước, tờn tại dưới dạng vật chất cụ thể vừa phong phú vừa đa dạng về các loại
hình. Trải qua thời gian những sản phẩm đó được tờn tại đến ngày nay, có những
sản phẩm mang những giá trị có tính chất tiêu biểu, đặc trưng về lịch sử văn hóa,
khoa học nên được cơng nhận là di tích.
Quản lý:
Trong Đại từ điển tiếng Việt, “quản lý" được hiểu là việc tổ chức, điều
khiển hoạt động của một số đơn vị, cơ quan; việc trơng coi, gìn giữ và theo dõi
việc gì [43, tr.1288]. Các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý đưa ra khái niệm cụ
thể hơn: “là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối
tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra" [22, tr.11-12].
Trong tác phẩm “Những nguyên lý quản lý theo khoa học – Principles of
scientific management” của học tác giả Taylor được trích dẫn trong Phát huy bản
sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
"Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm gì và hãy chú ý đến cách
tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm"[42, tr.11].
Theo nghiên cứu Fayol: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia
đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm năm yếu tố tạo thành là: kế hoạch,
tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy” [38, tr. 22].
Theo nghiên cứu của Hard koont được trích dẫn trong “Quản lý văn hóa
Việt Nam”: "Quản lý là xây dựng và duy trì một mơi trường tốt giúp con người
hồn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định" [51, tr. 22].
13
Trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân đưa ra lý giải khác,
theo quan niệm thông thường quản lý là các hoạt động có ý thức (của người lãnh
đạo, người đứng đầu, người chịu trách nhiệm,…), nhằm định hướng, lập kế hoạch,
đầu tư tổ chức thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh bổ sung, sơ kết, tổng kết, nghiệm
thu kết quả một quá trình lao động của một tập thể, một cộng đồng [34, tr. 22-23].
Quản lý di tích lịch sử-văn hóa:
Quản lý văn hóa là một lĩnh vực cụ thể của quản lý, thường được hiểu là:
Công việc của Nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực
hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong
lĩnh vực văn hóa, đờng thời nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa
phương nói riêng, cả nước nói chung. Ngồi ra, quản lý văn hóa còn được hiểu là
sự tác động chủ quan bằng nhiều hình thức, phương pháp của chủ thể quản lý (các
cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, các cơ cấu dân sự, các cá nhân được trao quyền
và trách nhiệm quản lý) đối với khách thể (là mọi thành tố tham gia và làm nên
đời sống văn hóa) nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. [13, tr.26].
Di tích lịch sử văn hóa là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc,
vì vậy có thể hiểu: Quản lý di tích lịch sử văn hóa chính là sự định hướng, tạo điều
kiện tổ chức, điều hành việc bảo vệ, gìn giữ các di tích, làm cho các giá trị của di
tích được phát huy theo chiều hướng tích cực. Việc quản lý di tích được thực hiện
bởi các chủ thể quản lý (cơ quan quản lý, cộng đờng có di tích...) tác động bằng
nhiều cách thức khác nhau đến đối tượng quản lý (các di tích) nhằm gìn giữ, bảo
vệ và khai thác các giá trị của di tích phục vụ sự phát triển xã hội, đáp ứng nhu
cầu về vật chất và tinh thần cho cộng đồng.
1.1.2. Quan điểm về quản lý di tích
Quản lý về văn hóa là một lĩnh vực cụ thể của khoa học quản lý, đây là sự
quản lý của nhà nước đối với toàn bộ hoạt động văn hóa của quốc gia bằng quyền
lực của nhà nước thông qua hiến pháp, pháp luật và cơ chế, chính sách nhằm đảm
bảo sự phát triển của nền văn hóa dân tộc [18, tr.26]. Quản lý nhà nước về văn hóa
14
mang tính đặc thù vì trước hết, hoạt động văn hóa là một hoạt động sáng tạo, các
sản phẩm văn hóa mang giá trị lưu truyền từ đời này sang đời khác, làm phong
phú cho cuộc sống con người. Thứ nhất, hoạt động văn hóa là hoạt động đó địi
hỏi phải có những khơng gian dành riêng, giúp cho sức tưởng tượng của chủ thể
có khả năng sáng tạo theo khả năng của mình. Thứ hai, hoạt động văn hóa là hoạt
động tư tưởng, có khả năng gây “hiệu ứng" tốt hoặc xấu trong xã hội. Thứ ba, hoạt
động văn hóa là hoạt động kinh tế, một ng̀n lực trực tiếp cho sự phát triển kinh
tế - xã hội [37, tr.26].
Văn hóa là lĩnh vực rộng, trong đó DSVH là một bộ phận cấu thành quan
trọng hình thành nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. “Di sản Văn
hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ
phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò lớn trong sự nghiệp dựng nước và
giữ nước của nhân dân ta” [19, tr.5].
Thực tế ở nước ta cho thấy, quản lý DSVH là quá trình xuyên suốt trong
đời sống xã hội ở tất các các cấp độ, các địa phương. Công tác này giúp cho đời
sống văn hóa của xã hội có được nền tảng ổn định bền vững để tồn tại và phát
triển. DSVH là tài sản của quá khứ để lại, lưu giữ dấu ấn thời gian nhưng cũng trở
thành đối tượng bị thời gian tàn phá cho nên chúng ta cần phải có những biện pháp
bảo tờn thích hợp để có thể gìn giữ lâu dài. Đồng thời phải làm cho các di sản đến
từ quá khứ phải trở thành một hợp phần quan trọng của đời sống xã hội hiện đại
[25, tr.26]. Tất cả những hoạt động đó được coi là những cơng việc thuộc về quản
lý DSVH. Tuy nhiên, công tác quản lý DSVH không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn
những giá trị đặc sắc mà còn phải tiến hành những động thái tích cực, phù hợp để
bổ sung, nâng cao những giá trị đó phù hợp với yêu cầu của xã hội đương đại.
Quản lý DSVH về bản chất là sử dụng có hiệu quả các cơng cụ quản lý để
tác động đến đối tượng bị quản lý để đạt được mục tiêu đặt ra là bảo vệ lâu dài các
yếu tố gốc cấu thành giá trị DSVH và phát huy giá trị phục vụ cho sự phát triển
15
kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp cư dân trong
xã hội [30, tr.26].
Bàn về quản lý DSVH nhưng về cơ bản là quản lý các mặt hoạt động của
con người có tác động theo cả hai chiều thuận và nghịch tới DSVH; Không thể bỏ
qua các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, tu bổ, tôn tạo, khai thác, sử dụng
DSVH và phát triển kinh tế có liên quan đến di sản [36, tr.26]. Đối tượng của quản
lý ở đây khơng chỉ là di sản mà cịn bao gờm tất cả các hoạt động trong lĩnh vực
bảo tồn DSVH và cả những con người thực hiện các hoạt động đó. Vì vậy trong
quản lý DSVH người ta ln quan tâm đến vai trò và trách nhiệm xã hội của tồn
thể cộng đờng.
Hiệu quả của cơng tác quản lý phụ thuộc trước hết vào các loại công cụ
quản lý do các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và những người hoạch định
chính sách đặt ra và sử dụng trong hoạt động quản lý di sản. Có thể hiểu, cơng cụ
quản lý là những cơ chế, chính sách, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước
đã được phát triển, cụ thể thể hóa vào Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật,
các chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn, các quy hoạch, kế hoạch và dự án
tu bổ, tôn tạo tác động trực tiếp tới di sản [17, tr.26]. Ngoài ra hiệu quả của cơng
tác quản lý di sản cịn phụ thuộc vào tính hoàn chỉnh của tổ chức bộ máy, năng
lực của đội ngũ cán bộ quản lý di sản và đặc biệt là sự tự nguyện tham gia của
đông đảo tầng lớp cư dân trong xã hội. Và cuối cùng, tiêu chí đánh giá hiệu quả
của quản lý DSVH chính là các mục tiêu quản lý có được thực thi trong đời sống
xã hội hay không; nghĩa là yếu tố gốc, các mặt giá trị nổi bật của di sản có được
bảo vệ và phát huy cao nhất phục vụ thiết thực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc Việt Nam hay khơng, quản lý nhà nước có thiết lập được sự cân bằng giữ
bảo tồn và phát triển hay khơng [20, tr.26].
Di tích LS-VH là một bộ phận của DSVH vật thể, do vậy nội dung quản
lý di tích LS-VH cũng bám sát các nội dung của quản lý DSVH. Quản lý di tích
là sự định hướng, tạo điều kiện tổ chức, điều hành việc bảo vệ, gìn giữ các di tích
16
LS-VH, làm cho các giá trị của di tích được phát huy theo chiều hướng tích cực
và thực sự trở thành mục tiêu và động lực của phát triển [43, tr.26]. Di tích phải
hướng về cộng đờng và phục vụ sự phát triển cộng đồng, tạo động lực để thu hút
sự tham gia của họ vào hoạt động bảo tồn DSVH. Các di tích LS-VH cần được
tơn trọng và bảo vệ trong mỗi quốc gia vì đây là tài sản vô giá, là tài nguyên quan
trọng trong phát triển kinh tế du lịch. Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng có hiệu quả
những di tích có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, phục vụ cho
nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và văn hóa
của cộng đờng [11, tr.26].
Như vậy, về thực chất, việc quản lý di tích nhằm hướng tới mục đích chính:
Một là, bảo tờn, gìn giữ các di tích chống lại sự tàn phá của thiên nhiên, con người;
Hai là, khai thác, phát huy có hiệu quả các di tích phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội [56, tr.26].
Vấn đề bảo tờn di sản/di tích thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu trên thế giới. Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các quan điểm khác nhau
nhưng tựu lại có quan điểm chính đó là: Quan điểm bảo tờn ngun gốc; Quan
điểm bảo tồn trên cơ sở sự kế thừa; Quan điểm bảo tồn - phát triển [47 tr.80-86].
Theo quan điểm bảo tồn nguyên gốc, việc giữ gìn các di sản là đảm bảo
giữ nguyên trạng như sự vốn có của nó về kích thước, vị trí, đường nét, màu sắc,
kiểu dáng... tránh tình trạng làm méo mó, biến dạng di sản [27, tr.26]. Quan điểm
này được các nhà bảo tàng học ủng hộ, đặc biệt là nó phù hợp với việc bảo tờn các
DSVH vật thể bao gờm các di tích và các sưu tập hiện vật trong các bảo tàng. Về
căn bản, đây là những lý thuyết về bảo tồn di tích được hình thành và tn thủ ở
nhiều quốc gia nhất là các nước phương Tây, cốt lõi của nó là lấy việc bảo tờn tính
ngun gốc làm ngun tắc và mục tiêu cao nhất.
Trong khi đó những người theo quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa lại
cho rằng di sản cần thực hiện nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời gian và khơng
gian cụ thể. Khi DSVH ấy tồn tại trong một không gian và thời gian hiện tại, di
17
sản cần phát huy giá trị văn hóa xã hội phù hợp với xã hội hiện nay và phải loại
bỏ những gì khơng phù hợp với xã hội ấy [27, tr.82]. Các nhà nghiên cứu nhận
thấy quan điểm này gặp khó khăn ở chỗ cái nào là cần kế thừa, cần phát huy, yếu
tố nào là thứ yếu và cần loại bỏ.
Ngày nay, cơng chúng có thể tiếp cận và hưởng thụ các giá trị văn hóa của
nhiều quốc gia, nhiều dân tộc khác nhau vì vậy mà quan điểm bảo tồn - phát triển
được nhiều học giả tán đồng. Các nhà nghiên cứu nhìn nhận DSVH theo những
cách tiếp cận mới mẻ, phong phú nhất là về vai trò, giá trị của DSVH. Theo đó,
DSVH khơng cịn được coi là sự vật của quá khứ với những giá trị và hình thái bất
di bất dịch, có giá trị vĩnh viễn. Thay vào đó, DSVH được nhìn nhận lại như một
q trình sáng tạo văn hóa trong những mơi trường vận động thực tại. Và như vậy,
DSVH là sản phẩm của thực tại, được tạo ra bởi cảm nhận về các giá trị của quá
khứ, dẫn đường bởi những mối quan tâm đến vai trò của quá khứ trong các mối lo
toan về thực tại và tương lai [48, tr.34].
Trong trường hợp nghiên cứu của luận văn, đối tượng của hoạt động quản
lý, bảo tờn là các di tích LS-VH ở địa phương cụ thể, với những đặc trưng về loại
hình, vật liệu xây dựng, việc bảo tờn cần tơn trọng tính ngun gốc, tính chân xác,
tính tồn vẹn và sự bền vững của di tích trong những điều kiện cho phép. Việc bảo
tờn di tích phải vì mục tiêu và gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt cần gắn
với cộng đồng, tôn trọng và đề cao vai trị của cộng đờng với tư cách là chủ thể
sáng tạo văn hóa, chủ sở hữu của di sản, người hưởng thụ giá trị của di sản đó
nhưng đờng thời lại đóng vai trị chủ động trong việc bảo vệ và phát huy giá trị
DSVH. Các di tích cần được khai thác, phát huy giá trị để tuyên truyền, giáo dục
về truyền thống, bản sắc văn hóa, quảng bá hình ảnh địa phương, góp phần thiết
thực phục vụ sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là
phải mang lại lợi ích thiết thực cả về tinh thần và vật chất cho cộng đờng cư dân
nơi có di tích, di sản. Đây chính là quan điểm lý thuyết sẽ được tác giả luận văn
vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Luận văn sẽ tiếp cận hoạt động quản
18
lý trên các phương diện như việc ban hành các chính sách, văn bản pháp quy, các
chiến lược phát triển,...cũng như việc quản lý các hoạt động cụ thể nhằm bảo tờn,
phát huy giá trị các di tích LS-VH trong điều kiện hiện nay.
1.1.3. Cơ sở pháp lý trong quản lý di tích LS-VH
Văn bản luật về bảo tồn di tích
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành cơng, nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà ra đời; ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã
rất quan tâm đến giữ gìn DSVH dân tộc. Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hờ Chí Minh
đã lập tức ký và cơng bố Sắc lệnh số 65/SL về bảo tờn cổ tích trên tồn cõi Việt
Nam.
Sắc lệnh số 65/SL do Chủ tịch Hờ Chí Minh ký này 23/11/1945 quy định
nhiệm vụ của Đơng Phương bác cổ học viện và đề cập tới việc cấm phá huỷ đình,
đền, chùa, đền miếu hoặc những nơi thờ tự khác như cung điện, thành quách cùng
lăng mộ phải được bảo tồn.
Ngày 29/10/1957, Nghị định số 519-TTg về bảo vệ di tích lịch sử và danh
lam thắng cảnh do Thủ tướng Chính phủ cơng bố đã tạo điều kiện cho ngành Văn
hóa Thơng tin tiến hành kiểm kê phổ thơng các di tích LS-VH và danh lam thắng
cảnh ở các tỉnh và thành phố toàn miền Bắc; giúp bảo vệ những di tích quan trọng
nhất của đất nước như Đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu, Đình Tây Đằng, Bãi Cọc
Bạch Đằng; xây dựng được hệ thống Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng
Quân đội, Bảo tàng Hải Phòng, Bảo tàng Việt Bắc và nhiều Bảo tàng khác ở cơ
sở.
Pháp lệnh số 14-LCT/HĐND về Bảo vệ và sử dụng di tích LS-VH và danh
lam, thắng cảnh do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký ban hành ngày 4/4/1948. Đây
là căn cứ pháp lý quan trọng để bảo vệ di tích trong thời kỳ đất nước vừa hồn
tồn thống nhất, là nước tiến lớn của ngành bảo tồn bảo tàng nhằm thống nhất
quản lý và chỉ đạo trong mọi hoạt động bảo vệ di tích bằng các điều luật cụ thể.
19
Công cuộc đổi mới là một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp phát
triển đất nước, những thay đổi sâu sắc nhất bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế; ở đó, thay
vì nền kinh tế quan liêu, bao cấp, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới
bằng thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường - nền kinh tế vận hành theo cơ chế
thị trường, có nhiều thành phần tham gia theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để rời
có những thay đổi mang tính chất cách mạng trong đời sống chính trị - kinh tế xã hội - văn hoá, từ năm 1986; hàng loạt các chủ trương, định hướng, luật, chính
sách… trong đó có cả những văn bản tác động sâu sắc đến quá trình giữ gìn, bảo
vệ và phát triển của DSVH Việt Nam được Đảng và Nhà nước ta đã ban hành.
Như vậy, chỉ ngay trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới, Đảng và Nhà
nước ta đã quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hố của dân tộc;
như điều 30, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định rõ rằng:
“Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam: dân tộc, hiện đại,
nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt
Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân”.
Ngày 19/01/1993, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 25/TTg về một
số chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hố nghệ thuật, trong đó
xác định việc phát triển văn hóa nghệ thuật mang bản sắc dân tộc Việt Nam là
trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn dân, Nhà nước tạo điều kiện, xây dựng cơ sở hạ
tầng và trang bị phương tiện cho việc phát triển văn hoá nghệ thuật mang bản sắc
dân tộc. Quyết định cũng chỉ ra cũng chính sách cụ thể như đầu tư cho việc sưu
tầm, chỉnh lý, biên soạn, bảo quản lâu dài, phổ biến văn học dân gian, các điệu
múa, các làn điệu âm nhạc của các dân tộc, giữ gìn các nghề thủ công truyền thống,
các loại nhạc dân tộc, xây dựng các tiết mục dân tộc như: tuồng, chèo, dân ca, cải
lương, múa rối,… đờng thời khen thưởng những người có cơng trong việc sưu tầm
và bảo tờn giá trị văn hố dân tộc.
20
Tại văn bản số 4739/KG-TW, ngày 26/8/1994, Thủ tướng Chính phủ đã
cho phép Bộ Văn hóa Thơng tin triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia. Đây
là thể hiện một sự đầu tư đúng hướng, trên cơ sở các định hướng chính sách đúng
đắn của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ và phát huy DSVH.
Để triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương
khóa VIII và các quyết định của Chính phủ trong lĩnh vực DSVH, Bộ Văn hóa
Thơng tin đã ban hành:
Công văn số 4432/VHTT-BTBT, ngày 20/10/1998 của Bộ Văn hóa Thơng
tin về hướng dẫn tăng cường quản lý cổ vật.
Cơng văn số 4882/VHTT-BTBT, ngày 18/11/1988 của Bộ Văn hóa Thông
tin hướng dẫn việc đăng ký kiểm kê bảo vệ di tích LS-VH và danh lam thắng cảnh.
Chỉ thị số 60/CT-BVHTT, ngày 6/5/1999 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa
Thơng tin về việc tăng cường quản lý và bảo vệ di tích.
Luật DSVH ban hành năm 2001 và Luât sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật DSVH năm 2009 đã cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy
giá trị DSVH, mở rộng phạm vị điều chỉnh cả DSVH phi vật thể là một vấn đề mà
đã được nhiều quốc gia đề cập tới. Luật tạo cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt
động cần thiết trong việc bảo vệ, phát huy giá trị DSVH; xác định rõ quyền hạn,
nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và chủ sở hữu đối với DSVH, chỉ rõ những việc
được làm và không được làm, những hành vi bị nghiêm cấm, cơ chế khen thưởng,
tơn vinh những người có cơng, xử phạt các hành vi vi phạm di tích; trách nhiệm
của các Bộ, ban, ngành có liên quan ở Trung ương và UBND các cấp trong việc
bảo tồn DSVH Tuy nhiên, trong quá trình đưa Luật áp dụng vào thực tiễn bên cạnh
những mặt tích cực, cũng nảy sinh một số hạn chế như chưa xử lý thoả đáng mối
quan hệ giữa bảo tờn và phát triển đến tình trạng thương mại hóa di tích,… Vì vậy,
năm 2009 Quốc hội đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
DSVH.
21
Với các điều khoản cụ thể, rõ ràng hơn so với các văn bản dưới luật khác,
phạm vi điều chỉnh của bộ luật trên giờ đây đã bao gồm cả văn hóa phi vật thể và
văn hóa vật thể, quy định cụ thể việc kiểm kê, sưu tầm vốn văn hóa truyền thống
(bao gờm văn hóa bác học và văn hóa dân gian) của người Việt và các tộc người
thiểu số; bảo tồn các làng nghề truyền thống, các tri thức về y, nghệ sĩ bậc thầy
trong các ngành, nghề truyền thống. Luật DSVH cũng có những quy định về quản
lý bảo vệ và phát huy giá trị của các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cùng việc xây
dựng các bộ sưu tập và tổ chức các Bảo tàng ở Việt Nam; quy định việc mở hệ
thống các cửa hàng mua bán cổ vật, lập các bảo tàng và sưu tập tư nhân; thống
nhất việc sử dụng các nguồn thu và trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp
ngân sách cho hoạt động bảo vệ và phát huy DSVH; có những quy định tạo điều
kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy
giá trị DSVH, như việc cho phép tổ chức trưng bày cổ vật ở nước ngoài, việc người
nước ngoài nghiên cứu, sưu tầm các DSVH ở Việt Nam và đặc biệt là việc hợp tác
quốc tế để bảo hộ những DSVH Việt Nam ở nước ngồi.
Quy hoạch tổng thể Bảo tờn và Phát huy giá trị di tích LS-VH và danh lam
thắng cảnh đến năm 2020 đã được Bộ trưởng Bộ VHTT tin ký Quyết định phê
duyệt số 1706/QĐ-BVHTT, ngày 24/07/2001, kèm theo danh sách 32 di tích ưu
tiên đầu tư chống xuống cấp và tơn tại đến năm 2020. Dự án này đóng vai trò quan
trọng trong việc định hướng các dự án cụ thể về bảo tồn và phát huy giá trị di tích
LS-VH, danh lam thắng cảnh ở nước ta hiện nay.
1.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về di tích LS-VH
Di tích LS-VH là một bộ phận của DSVH vật thể, do vậy nội dung quản
lý di tích LS-VH cũng bám sát các nội dung của quản lý DSVH.
Nội dung quản lý nhà nước về DSVH được đề cập cụ thể tại Điều 54 và
Điều 55. Tại Điều 54, Mục 1, chương 5 của Luật DSVH ban hành năm 2001 và
sửa đổi, bổ sung năm 2009, gồm: