Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Luận văn quản lý di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 109 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................ 4
CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 16
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH ............................ 16
LỊCH SỬ - VĂN HOÁ Ở TỈNH VĨNH LONG .................................. 16
1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 16
1.1.1 Khái niệm Di sản văn hố ............................................................. 16
1.1.2 Quản lý di tích lịch sử - văn hoá ................................................... 20
1.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Vĩnh
Long ........................................................................................................... 22
1.2.1 Đặc điểm về tự nhiên .................................................................... 22
1.2.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội................................................. 24
1.3. Khái quát di tích lịch sử - văn hóa ở Vĩnh Long ............................. 36
1.3.1 Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa .................................................. 36
1.3.2 Những giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa ở Vĩnh Long ......... 39
CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 46
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ........ 46
Ở TỈNH VĨNH LONG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY .............................. 46
2.1. Thực trạng phân cấp hành chính tổ chức quản lý di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay ......................................................... 46
2.1.1 Vai trò của các cơ quan quản lý chuyên môn ............................... 46
2.1.2 Vai trò của các ban, ngành liên quan ........................................... 48
2.2. Thực trạng về cơng tác quản lý di tích lịch sử - văn hoá ở tỉnh Vĩnh
Long (từ năm 2005 đến năm 2013) .......................................................... 50


2

2.2.1 Cơ chế chính sách quản lý di tích lích sử - văn hoá ..................... 50
2.2.2 Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy .... 56
2.2.3 Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo tồn di tích lịch sử văn hố .................................................................................................... 57
2.2.4 Nguồn nhân lực cho cơng tác quản lý di tích ............................... 59


2.2.5 Công tác nghiên cứu, quảng bá, hợp tác quốc tế về các di tích ... 61
2.2.6 Cơng tác thanh tra – kiểm tra trong bảo tồn di tích ..................... 63
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý di tích lịch sử - văn hoá trong giai
đoạn hiện nay ở Vĩnh Long ...................................................................... 65
2.3.1 Ưu điểm trong công tác quản lý di tích ........................................ 65
2.3.2 Những hạn chế, yếu kém ............................................................... 66
Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................ 70
CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 72
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ................. 72
CƠNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ .................. 72
Ở TỈNH VĨNH LONG ...................................................................... 72
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả quản lý ........................................... 72
3.1.1 Quan niệm về bảo tồn di tích ........................................................ 72
3.1.2 Những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
về di tích .................................................................................................. 73
3.1.3 Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chính quyền địa phương ......... 77
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích lịch sử
- văn hố ở tỉnh Vĩnh Long ...................................................................... 79
3.2.1 Nhóm giải pháp về chính sách ...................................................... 79
3.2.2 Nhóm giải pháp về tài chính ......................................................... 83
3.2.3 Nhóm giải pháp về tuyên truyền, quảng bá, giáo dục .................. 90


3

3.2.4 Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ................................. 91
3.2.5 Nhóm giải pháp về nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ tḥt cơng
nghệ ........................................................................................................ 93
3.2.6 Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức ................................................ 95
3.2.7 Nhóm giải pháp về công tác thanh tra - kiểm tra. ........................ 97

KẾT LUẬN ..................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 105
PHỤ LỤC ....................................................................................... 109


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc là một lĩnh vực hoạt động quan trọng nhưng
cũng đầy khó khăn, phức tạp. Đây là một nhiệm vụ vừa mang tính khoa học vừa
mang tính thực tiễn sâu sắc, thể hiện tính xã hội cao. Kết quả của những hoạt động
nghiên cứu trong lĩnh vực này khơng chỉ góp phần tích cực trong sự nghiệp bảo vệ
và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa dân tộc, mà cịn tác dụng to lớn trong
việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Đặc biệt, thời kỳ đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay thì vấn đề trên càng trở nên
cấp bách.
Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản quý báu của dân tộc. Từ các di tích lịch sử
– văn hóa sẽ giúp chúng ta hiểu về cội nguồn dân tộc, nó cũng chính là những bằng
chứng vơ giá để giúp con người soi bóng vào lịch sử, nghiên cứu lịch sử của dân
tộc mình một cách sâu sắc và sinh động nhất. Di tích lịch sử - văn hóa ở mỗi địa
phương chính là những dấu vết, dấu tích cịn lại của q khứ, phản ánh những biến
cố, những sự kiện lịch sử - văn hóa hay nhân vật qua các thời kỳ lịch sử. Vì vậy, di
tích lịch sử - văn hóa là chứng tích, tư liệu sống động cho các thế hệ nối tiếp nhau
tìm hiểu, nghiên cứu về các thời kỳ lịch sử, từ đó mà thu nhận truyền thống lịch sử
- văn hóa của dân tộc Việt Nam ngàn năm văn hiến. Trong thời đại ngày nay di
tích lịch sử - văn hóa cịn là điểm đến của mỗi du khách khi tham quan du lịch ở
bất kỳ địa phương, quốc gia nào. Từ thực tế đó di tích lịch sử - văn hóa có vị trí và
vai trị quan trọng cho sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của mỗi địa phương

nói riêng và của cả nước nói chung.
Vĩnh Long là một vùng đất có bề dày lịch sử (so với Nam bộ), xưa nay vẫn
nổi danh là vùng “Địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Đây
cũng là nơi giao thoa, hội tụ của nhiều luồng văn hóa khác nhau trong tiến trình
hình thành và phát triển vùng đất phương Nam. Cũng vì thế, Vĩnh Long từ lâu đã
quy tụ nhiều di sản văn hóa vật thể hết sức phong phú và đa dạng như: Văn miếu
Long Hồ Dinh, các đền thờ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Thủ tướng


5

Võ Văn Kiệt, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa và nhiều di tích lịch sử cách mạng gắn với
hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ như Nhà truyền thống Đảng
Vĩnh Xuân, Khu căn cứ Cách mạng Cái Ngang,...
Nói đến Vĩnh Long là nói là nói đến một trong những trung tâm của “Nam
Kỳ lục tỉnh” thuở xưa và vùng đất Nam Bộ là một phần máu thịt của Việt Nam
ngày nay. Theo thống kê của Ban quản lý Di tích tỉnh đến năm 2013 Vĩnh Long có
gần 750 di tích, trong đó có 42 di tích đã được xếp hạng (32 di tích cấp tỉnh và 10
di tích cấp quốc gia). Tuy số lượng di tích lịch sử mạng tầm quốc gia chưa nhiều
nhưng lại hội đủ các loại hình và phân bố khá tập trung, ngồi những giá trị về lịch
sử, văn hóa và truyền thống, các di tích lịch sử - văn hóa ở Vĩnh Long có tiềm năng
to lớn trong việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội thơng qua hoạt động du lịch.
Tuy nhiên, di tích lịch sử - văn hóa ở Vĩnh Long cũng nằm tình trạng chung của cả
nước, các di tích bị xâm hại, lấn chiếm di tích để ở, xây dựng các cơng trình khác;
nhiều di tích bị xuống cấp nghiêm trọng chưa được tu bổ, bảo tồn kịp thời; chất
lượng trùng tu chống xuống cấp di tích thấp, làm ảnh hưởng đến giá trị gốc của di
tích. Chính vì vậy, một cơng trình nghiên cứu tởng thể về di tích ở Vĩnh Long, để
từ đó giúp các nhà quản lý, có thể tham chiếu và đưa ra những chính sách phát
triển phù hợp là một yêu cầu mang tính bức thiết.
Nhận thức tầm quan trọng cũng như tính bức thiết của vấn đề nêu trên ở tỉnh

Vĩnh Long, tơi chọn đề tài “Quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở Vĩnh Long" làm
luận văn tốt nghiệp cao học của mình, với hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc nâng
cao chất lượng và hiệu quả cơng tác quản lý di tích, bảo tồn và phát huy một cách
có hiệu quả di tích lịch sử - văn hóa trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước trên q hương Vĩnh Long.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích của đề tài
- Trên cơ sở nhận thức sâu sắc vai trị của cơng tác quản lý di tích lịch sử văn hóa trong giai đoạn hiện nay, luận văn đi sâu khảo sát phân tích, đánh giá
những kết quả đạt được và những bất cập trong cơng tác quản lý di tích lịch sử văn hóa, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp cụ thể, góp


6

phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu đổi mới
công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở Vĩnh Long hiện nay.
- Đề tài làm rõ vai trò của cơng tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa đối với
cơng cuộc đởi mới, phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước nói chung,
của Vĩnh Long nói riêng.
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài
Trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước về Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề tài
sẽ nghiên cứu, làm rõ những mặt đạt được và hạn chế của cơng tác quản lý nhà
nước về di tích trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay.
Đánh giá thực trạng cơng tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở Vĩnh Long
giai đoạn 2005 đến năm 2013. Từ đó rút ra những tồn tại chưa được giải quyết
trong thời gian qua.
Đánh giá về sự phối hợp giữa hoạt động văn hóa và hoạt động du lịch đối
với việc gìn giữ, phát huy giá trị di tích.
Từ những nội dung như đã nêu, luận văn sẽ đưa ra các giải pháp, coi đó như
là những kiến nghị đối với lãnh đạo các cấp, các ban ngành nhằm nâng cao chất
lượng bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và khai thác giá trị của các di tích có hiệu quả và

xứng tầm trong giai đoạn hiện nay.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về di sản văn hóa cũng
như về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa nói chung, di tích
nói riêng trên vùng đất Vĩnh Long. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Kiến trúc Phật
giáo Việt Nam, tập 1, Nxb Vạn Hạnh, Sài Gòn của Nguyễn Bá Lăng (1972); Chùa
Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Tp. Hồ Chí Minh của Hà Văn Tấn - Nguyễn Văn
Cự - Phạm Ngọc Long (1993); Chùa Việt, Nxb Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội của
Trần Lâm Biền (1996); Kiến trúc cổ Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội của Vũ
Tam Lang (1998); Một con đường tiếp cận di sản văn hóa của Cục Di sản Văn hóa
(2004, 2005, 2008); Đổi mới và phát triển văn hóa ở Việt Nam, một số văn đề lý
luận và thực tiễn. Đề tài khoa học.Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam của Nguyễn
Chí Bền, Phan Hồng Giang (2005); Một số vấn đề bảo tồn và phát triển di sản văn


7

hóa dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội của Hồng Vinh (1997); Bảo tàng –
di tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội của
Nguyễn Đình Thanh (2007);…Đồng thời, cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu
quản lý Nhà nước về văn hóa, cụ thể một số tác phẩm tiêu biểu như: Về quản lý
Nhà nước trên lĩnh vực báo chí. Báo Nhân dân, 13/11/1994; Một số kinh nghiệm
quản lý và hoạt động tư tưởng – văn hóa, Nxb Văn hóa Thơng tin – Viện Văn hóa,
H. của Nguyễn Hữu Thức (2007); Tập bài giảng bồi dưỡng kiến thức quản lý
ngành văn hóa thơng (1999), H. của Trường Cán bộ Quản lý Văn hóa – Thơng tin
– Bộ Văn hóa Thơng tin; Lược sử quản lý văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thơng
tin, Hà Nội của Hồng Sơn Cường (1998); Vấn đề quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực bảo tồn di tích, TC.VHNT, số 2 của Đặng Văn Bài (1995); Quản lý văn hóa
Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội của Phan Hồng Giang, Bùi
Hoài Sơn (2012);....

- Một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về vùng đất Nam Bộ:
+ Văn hóa và cư dân Đồng bằng sơng Cửu Long – Nguyễn Cơng Bình, Lê
Xn Diệm và Mạc Đường biên soạn, xuất bản năm 1990, các tác giả nêu bật lên
những đặc trưng về môi trường tự nhiên, các hoạt động kinh tế, các giá trị văn hóa
truyền thống và hiện đại, các đặc điểm dân tộc làm nền cho quá trình phát triển của
vùng đất mới đầy tiềm năng và động lực phát triển.
+ Sổ tay hành hương “Đất Phương Nam” – Viện Nghiên cứu Văn hóa –
Nghệ thuật Việt Nam (Phân viện tại Thành phố Hồ Chí Minh) biên soạn, xuất bản
năm 2002, là những dữ liệu cơ bản về lịch sử, nội dung và đặc điểm của các dạng
thức tín ngưỡng, tơn giáo ở Nam Bộ.
+ Đình miễu và lễ hội dân gian miền Nam – Sơn Nam biên soạn, xuất bản
năm 2009, giới thiệu những di sản văn hóa tinh thần “Trong phong trào thờ cúng tổ
tiên, biên soạn gia phả, tơn tạo đình chùa, nhà thờ, rước lễ Thành Hồng, phục hồi
lễ hội, chỉnh trang mộ tổ, an táng tại q,…”.
+ Nói về Miền Nam, cá tính Miền Nam và thuần phong mỹ tục Việt Nam Sơn Nam biên soạn (tái bản lần 1), xuất bản 2014, giới thiệu vùng đất và con


8

người Nam Bộ với những đặc tính dân tộc, các sinh hoạt lễ hội hè, các thủ tục cửa
quan, hội, tang, tế với những dẫn chứng nguồn gốc hình thành và phát triển.
+ Sài Gòn xưa - Ấn tượng 300 năm và tiếp cận với đồng bằng sông Cửu
Long - Sơn Nam biên soạn (tái bản lần 1), xuất bản 2014, trong bề dầy lịch sử hình
thành và phát triển của mình, Sài Gịn và Nam Bộ đã bao phen dâu bể, bao lần đổi
thay. Từ những lưu dân thời mở nước đến những công dân thời dựng nước hôm
nay, người Sài Gòn và Nam Bộ đã hun đúc cho mình bao nhiêu hồn thiêng sơng
núi, để dù sống gởi thác kề, họ vẫn đau đáu trong lịng nỗi hồi niệm về một vùng
quê xứ, về nơi tổ tiên bao đời đã từ đó ra đi.
+ Lịch sử khẩn hoang Miền Nam - Sơn Nam biên soạn (tái bản lần 1), x́t
bản năm 2014, giúp chúng ta có cái nhìn hoàn thiện hơn, chân sát hơn về những

khoảng trống lịch sử trong bước đường mở nước và dựng nước dân tộc ta ở vùng
đất mới Nam Bộ.
+ Đồng bằng sông Cửu Long, nét sinh hoạt xưa và văn minh miệt vườn Sơn Nam biên soạn (tái bản lần I), xuất bản năm 2014, giới thiệu về những sinh
hoạt truyền thống của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long thông qua những lễ hội
và hò vè đối đáp cùng những sinh hoạt của cư dân vùng Miệt vườn Nam Bộ trong
lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển vùng đất phía Nam của Tở quốc.
+ Diễn trình Văn hóa đồng bằng sông Cửu Long – Nguyễn Hữu Hiếu biên
soạn, xuất bản năm 2010, giới thiệu những thông tin về cách ứng xử của con người
đối với tự nhiên và xã hội suốt mấy trăm năm qua của vùng đất Nam Bộ.
- Vĩnh Long cũng nằm trong dòng chảy của vùng đất Nam Bộ, cũng có một
số cơng trình nghiên cứu, hội thảo, tọa đàm, đề án, dự án quan tâm, nghiên cứu và
thực hiện. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu, như:
+ Vĩnh Long xưa và nay – Huỳnh Minh biên soạn, xuất bản năm 1967, ghi
lại tỉnh Vĩnh Long một thời nởi tiếng có nhiều di tích lịch sử cịn lại lắm giai thoại,
huyền sử và cũng là nơi sản sinh nhiều nhân tài làm rạng rỡ quê hương.
+ Lịch sử tỉnh Vĩnh Long – Ban tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long biên soạn, xuất
bản năm 2002, giới thiệu chặng đường gần 300 năm hình thành và phát triển tỉnh
Vĩnh Long.


9

+ Tìm hiểu văn hóa Vĩnh Long – Ban Tun giáo Tỉnh ủy biên soạn và phát
hành năm 2003, Đây là một đề tài nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa trong q trình
từ khi hình thành và phát triển tỉnh Vĩnh Long đến nay.
+ Di tích lịch sử - văn hóa Vĩnh long – Bảo tàng tỉnh Vĩnh long biên soạn,
xuất bản năm 2005, tập tài liệu giới thiệu các di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp
hạng cơng nhận và các cơng trình văn hóa lớn trên địa bàn tỉnh.
+ Văn hóa phi vật thể ở Vĩnh Long – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và
phát hành năm 2013, nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tiêu biểu của

mình, mặt khác, chúng sẽ trở thành phương tiện quản lý di sản văn hóa hữu hiệu
đối với các nhà quản lý văn hóa ở Vĩnh Long.
Bên cạnh đó, một số tác giả cũng đã nghiên cứu cụ thể đối với từng di tích
tại Vĩnh Long được đăng rải rác ở các tạp chí, tập san chun ngành (Văn hóa
Nghệ thuật, Thơng tin Khoa học Xã hội, Văn hóa Dân gian, Khảo cổ học, Nghiên
cứu lịch sử, Báo Vĩnh Long, Tập san văn hóa,…) nhưng vẫn mang tính khái qt,
giới thiệu trên cơ sở từng loại hình di tích: di tích khảo cở, di tích kiến trúc nghệ
thuật, di tích lịch sử,…
Ngồi ra, cũng có nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận cử nhân
bậc đại học của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đã nghiên cứu, đề cập tới
công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Trong đó,
tiêu biểu là các cơng trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc các ngôi
nhà gỗ của luận văn Cao học Văn hóa học năm 2011 của Thạc sĩ Nguyễn Xuân
Hoanh với đề tài “Nghệ thuật kiến trúc ngôi nhà gỗ dân gian truyền thống của
người Việt ở Vĩnh Long”. Đồng thời cũng được in thành sách và biên soạn, Nxb
Lao Động, Tp. Hồ Chí Minh - phát hành năm 2011.
Nhìn chung, các cơng trình trên đã có những đóng góp nhất định trong việc
nghiên cứu về cơng tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn Vĩnh Long.
Tuy nhiên, hầu hết các công trình đi trước chỉ tập trung nghiên cứu về lịch sử - văn
hóa tỉnh, hoặc ghi lại tỉnh Vĩnh Long một thời nởi tiếng có nhiều di tích lịch sử
hoặc chỉ dừng lại giới thiệu các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh, về nghệ thuật kiến
trúc,...Từ trước tới nay, vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu sâu về công tác Quản


10

lý di tích lịch sử - văn hóa ở Vĩnh Long. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai
nghiên cứu đề tài này, tác giả luận văn sẽ tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên
cứu, khảo sát của các tác giả đi trước, kết hợp với những tư liệu điền dã, thống kê,
phân tích, so sánh, tởng hợp, và hệ thống lại thành nội dung thống nhất để thực

hiện mục tiêu mà đề tài đề ra.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của chính của luận văn là cơng tác quản lý di tích
lịch sử - văn hóa ở tỉnh Vĩnh Long.
Để có cái nhìn tồn diện về cơng tác quản lý, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu
từ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác quản lý di tích của Đảng,
Nhà nước và của các cơ quan quản lý trực thuộc tỉnh Vĩnh Long, đến bộ máy tổ
chức cán bộ cùng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc thực hiện
công tác quản lý nhà nước về di tích của tỉnh Vĩnh Long cũng là đối tượng nghiên
cứu của đề tài.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu cơng tác quản lý của
ngành Văn hố, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long về di sản văn hoá trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2005 (kể từ Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long
lần VIII) đến năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở thực tiễn
- Phương pháp khảo sát định lượng: khảo sát thu thập các số liệu, ghi chép,
chụp ảnh, khảo tả và hệ thống hóa tư liệu điền dã có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu của đề tài.
- Phương pháp khảo sát định tính: Phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm, phỏng
vấn chiến lược các nhà quản lý văn hóa, quan sát tham dự,...
- Phương pháp phân tích, tởng hợp trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập được.


11

- Ngoài ra, để thực hiện đề tài này, chúng tơi cịn sử dụng một số phương

pháp nghiên cứu liên ngành như quản lý văn hóa, dân tộc học, bảo tàng học,…
5.2. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường
lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về văn hóa, được cụ thể hóa như:
- Kết luận của Hội nghị lần thứ X, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam khoá IX về "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc";
- Chiến lược phát triển Văn hóa Việt Nam đến năm 2020 của Chính phủ;
- Luật Di sản văn hố 2002 và Luật Di sản văn hóa sửa đởi 2009;
- Các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ Đại hội; các
Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các Quyết định của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch có liên quan.
5.3. Giả thuyết khoa học
- Câu hỏi nghiên cứu:
+ Công tác tổ chức và quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Vĩnh Long từ
năm 2005 đến nay như thế nào?
+ Để nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Vĩnh Long
trong thời gian tới, cần có những định hướng và giải pháp như thế nào?
- Giả thuyết nghiên cứu:
+ Việc quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Vĩnh Long được thực hiện
dựa trên cơ sở văn bản pháp quy thống nhất từ Trung ương và địa phương. Tuy
nhiên, khi áp dụng vào thực tế vẫn còn nhiều bất cập.
+ Cơng tác phân cấp tở chức hành chính quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở
tỉnh Vĩnh Long chưa đồng bộ và hiệu quả.
+ Để phát huy cơng tác quản lý di tích có hiệu quả, yếu tố con người là quan
trọng nhất. Việc đầu tư nâng cao trình độ cán bộ quản lý các cấp, hoạt động nghiên
cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong quản lý di tích là việc làm cần thiết trong
giai đoạn hiện nay.



12

5.4. Khung phân tích
Thực hiện đề tài này, dựa trên cơ sở lý luận về tổ chức và quản lý di tích lịch
sử văn hóa, luận văn đánh giá thực trạng cơng tác phân cấp tở chức hành chính
quản lý di tích lịch sử văn hóa, cơng tác quản lý di tích lịch sử - văn hố ở tỉnh
Vĩnh Long. Thông qua khảo sát thực tế, điều tra khách tham quan và cán bộ quản
lý di tích, dựa trên phỏng vấn sâu và phỏng vấn chiến lược các nhà quản lý di
tích,…Từ đó, luận văn xác định các vấn đề về tở chức và quản lý di tích, đưa ra các
định hướng giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn
hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, có thể sơ lược qua khung phân tích như sau:


13

Cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác Lê-nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh

Các văn bản pháp
quy của ngành

Luật Di sản văn hóa
và nghị định hướng
dẫn thi hành

Thực trạng phân cấp tở chức hành chính và cơng tác
quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Vĩnh Long


Điều tra khảo sát định lượng:
điều tra bảng hỏi

Điều tra khảo sát định tính: phỏng
vấn sâu, phỏng vấn chiến lược

Các vấn đề về tở chức và quản lý di tích lịch sử văn hóa
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Cơ sở pháp lý

Định hướng chiến lược

- Các khuyến nghị khoa học
- Các nhóm giải pháp


14

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đưa ra cái nhìn tồn diện về thực trạng cơng tác quản lý di tích lịch sử - văn
hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong những năm vừa qua (từ năm 2005 đến năm
2013). Góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới.
Góp phần nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo, chính quyền và nhân dân
địa phương về vai trị, ví trí của văn hóa nói chung, di tích nói riêng trong phát triển
kinh tế - xã hội từ đó có thái độ đúng với việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích.
Đánh giá cơng tác quản lý và phát huy tác dụng của hệ thống di tích trong
giáo dục truyền thống, giữ gìn bản sắc cũng như góp phần phát triển kinh tế từ hoạt
động du lịch thông qua hệ thống di tích lịch sử - văn hóa ở Vĩnh Long.
Kết quả của luận văn có thể làm nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho

công tác nghiên cứu, giảng dạy và quản lý văn hóa của giảng viên, sinh viên đại
học văn hóa và cán bộ quản lý văn hóa.
7. Bố cục của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo; nội dung
của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh
Vĩnh Long.
Hệ thống hóa và khái quát những quan niệm cơ bản về di sản văn hóa, về di
tích, di tích lịch sử - văn hóa, về quản lý và quản lý di tích lịch sử - văn hóa; cũng
nêu lên vị trí địa lý được thiên nhiên ưu đãi, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội và khái quát đặc điểm văn hóa Vĩnh Long; chương này luận văn còn tập
trung nêu lên những đặc điểm giá trị tiêu biểu di tích lịch sử - văn hóa và q trình
hình thành, tồn tại các di tích lịch sử - văn hóa, minh chứng cho Vĩnh Long là vùng
đất “thiêng” được hình thành từ đời sơ sử mở cỏi đất phương nam song hành cùng
dân tộc.


15

Chương 2: Thực trạng về quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Vĩnh
Long từ năm 2005 đến nay
Chương này, nêu lên vai trò cơ quan chuyên môn trong việc phân cấp quản
lý đạt được những thành cơng nhất định. Từ đó, cơng tác lãnh chỉ đạo và trách
nhiệm cơng tác quản lý di tích được tốt hơn. Đồng thời, cũng nêu lên các thành tố
về thực trạng quản lý di tích ở Vĩnh Long từ năm 2005 đến nay. Từ đó, đánh giá
những mặt ưu điểm, những mặt hạn chế trong việc quản lý di tích.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích
lịch sử - văn hóa ở tỉnh Vĩnh Long
Chương này nêu lên những định hướng, xây dựng để hoàn thiện hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật. Nhất là xây dựng những chiến lược, Đề án,
Chương trình, kế hoạch cũng như các chính sách, các quan điểm chỉ đạo của Đảng

và địa phương. Đồng thời, cũng đưa ra các thành tố giải pháp nâng cao công tác
quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Vĩnh Long.


16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HỐ Ở TỈNH VĨNH LONG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm Di sản văn hoá
Di sản văn hóa là tài sản do các thế hệ đi trước để lại, có vai trị vơ cùng
quan trọng trong diễn trình văn hóa của một dân tộc nói riêng và của cả nhân loại
nói chung. “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản qúy giá của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò lớn
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta” [24, tr. 5].
Để tìm hiểu khái niệm di sản văn hóa trước hết cần phải hiểu thế nào là
văn hóa. Đa số học giả hiện nay cho rằng, văn hóa là tổng thể những giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Thống nhất
với quan điểm ấy, có thể hiểu di sản văn hóa cũng chính là những sản phẩm sáng
tạo ra đó. Tuy nhiên, khơng phải bất cứ sản phẩm nào do con người sáng tạo ra
trong quá trình phát triển cũng được xem là di sản văn hóa. Từ điển tiếng Việt
định nghĩa một trong những khái niệm di sản là “Giá trị tinh thần và vật chất của
văn hóa thế giới hay một quốc gia một dân tộc để lại: di sản văn hóa” [52, tr.
254]; tuy nhiên, phải những gì có giá trị mới được cơng nhận là di sản.
Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2009 tại Điều 1
chương 1 đã nêu rõ di sản văn hóa “bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản
văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam” [8, tr. 32]. Đây có thể xem là khái niệm về di sản văn hóa được
sử dụng chung nhất ở nước ta hiện nay, hoàn toàn tương tự như khái niệm về di
sản văn hóa được sử dụng trên thế giới. Điều đó cũng có nghĩa di sản văn hóa
cũng là của cải, là tài sản quốc gia và mọi công dân phải có nghĩa vụ bảo vệ và
giữ gìn.


17

Như vậy, di sản văn hóa tồn tại dưới hai dạng: di sản văn hóa vật thể và di
sản văn hóa phi vật thể. Theo Điều 4 Chương I Luật Di sản Văn hóa Việt Nam
được sửa đởi, bở sung năm 2009, như sau:
+ Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc
cá nhân, vật thể và khơng gian văn hóa liên quan; có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng; không ngừng được tái tạo và được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn
và các hình thức khác.
+ Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia.
Sự phân định này thực ra chỉ mang tính tương đối, nhằm để nghiên cứu
những đặc tính riêng của từng di sản, bởi trong thực tế yếu tố vật thể và phi vật
thể gắn kết chặt chẽ với nhau, cùng tồn tại để làm nên giá trị của một di sản. Khi
đó, di sản văn hóa phi vật thể là linh hồn, là cốt lõi, là biểu hiện tinh thần của di
sản văn hóa vật thể; cịn cái hiện hữu, cái làm nên di sản văn hóa vật thể thì tồn
tại như là biểu hiện vật chất của di sản văn hóa phi vật thể ấy.
Trong q trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã sáng tạo
và để lại nhiều di tích có giá trị trên mảnh đất Vĩnh Long. Tuy nhiên, nhiều di
tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ mai một vì nhiều nguyên
nhân như: sự tàn phá của chiến tranh, thiên tai, nhận thức chưa đầy đủ về giá trị

của di tích,…vì vậy, vấn đề cấp thiết đang đặt ra là phải hoạch định chiến lược,
nhanh chóng xây dựng các chính sách và giải pháp để bảo tồn, tơn tạo và phát
huy tác dụng của di tích ở Việt Nam nói chung, Vĩnh Long nói riêng trong giai
đoạn phát triển mới của đất nước một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế
- xã hội và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trong đó có
hoạt động của ngành du lịch.


18

* Khái niệm Di tích văn hố
Di tích là một bộ phận của di sản, là thành tố quan trọng của môi trường
xã hội, là thông điệp của quá khứ gửi lại cho các thế hệ mai sau, nó có năng lực
trường tồn cùng thời gian.
Có rất nhiều tài liệu đưa ra khái niệm di tích:
Đại hội Quốc tế lần thứ hai các kiến trúc sư, các kỹ thuật gia và chuyên gia
về các di tích lịch sử, họp ở Venice từ ngày 25 – 31/5/1964 đã thông qua Hiến
chương Venice. Theo đó di tích “Khơng chỉ là một cơng trình kiến trúc đơn
chiếc mà cả khung cảnh đơ thị hoặc nơng thơn có chứng tích của một nền văn
minh riêng, một sự tiến hóa có ý nghĩa hoặc một sự kiện lịch sử”[12, tr. 60].
Ngồi ra, cịn có rất nhiều từ điển song ngữ, chẳng hạn Từ điển Việt – Anh
di tích được dịch là vetiges hay remains, có nghĩa là những cái còn lại sau khi
các phần khác đã bị loại bỏ hay các tịa nhà cở cịn lại khi những tòa nhà khác đã
bị phá hủy [54, tr. 207]. Trong Từ điển Việt – Anh thì di tích hiểu là những di vật
cở, lăng tẩm, lăng mộ, đài tượng niệm cở có giá trị lịch sử - văn hóa “Relics of
the past, old re-lics anh monuments” [39, tr. 497].
Như vậy, là không gian vật chất cụ thể, khách quan, ngồi ý muốn của con
người đương đại, khơng do chúng ta quy định mà do trong quá trình hoạt động
hình thành nên di tích. Di tích hình thành từ sự sáng tạo của tập thể hoặc cá nhân
trong lịch sử để lại, tồn tại bằng những không gian hiện trạng mn hình, mn

vẻ, với nhiều bộ phận cấu thành như anh hùng dân tộc, cảnh quan thiên nhiên
đẹp, cơng trình kiến trúc, nghệ thuật,…Tùy theo mỗi loại di tích mà những thuộc
tính trên đây tạo thành các di tích.
Luật Di sản Văn hóa Việt Nam được sửa đởi, bổ sung năm 2009, Điều 29,
chương IV quy định: Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi
chung là di tích) được xếp hạng (chia thành 3 loại) như sau :
- Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương;
- Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia;


19

- Di tích quốc gia đặc biệt là những di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của
quốc gia;
Luật Di sản Văn hóa Việt Nam được sửa đởi, bở sung năm 2009 [5, tr. 47],
có những giá trị tiêu biểu mà di tích chứa đựng thì di tích được chia thành 4 loại:
- Loại hình di tích lịch sử bao gồm: những cơng trình xây dựng, địa điểm
ghi dấu sự kiện mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân
tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nởi tiếng
có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc: di tích Phủ Chủ
tịch, di tích Nhà tù Cơn đảo, di tích Phạm Hùng, di tích Văn Thánh Miếu, di tích
Lăng Ơng Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn,…
- Loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật bao gồm: cơng trình kiến trúc, nghệ
thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị
tiêu biểu trong giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam: di tích Đình
làng, di tích Chùa tháp, di tích Văn miếu, di tích đạo quán, di tích đền, nghè,
miếu, phủ, di tích thành lũy, di tích lăng tẩm, di tích cầu, di tích kiến trúc dân
gian, di tích kiến trúc Chăm Pa, di tích kiến trúc Khmer,…
- Loại hình di tích khảo cở học là những địa điểm khảo cở có giá trị nổi bật
đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cở: di tích Gị Tháp hụn Tháp

Mười, tỉnh Đồng Tháp; di tích Ĩc Eo Thành Mới hụn Vũng Liêm,...
- Loại hình di tích danh lam thắng cảnh là: cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc
địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc, nghệ
thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mao, địa lý,
địa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù: cảnh quan thiên nhiên vịnh Hạ Long,
động Phong Nha,...
* Khái niệm Di tích lịch sử - văn hố
Di tích lịch sử - văn hóa là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cở
vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học.


20

Theo Luật Di sản văn hóa được sửa đởi, bở sung năm 2009, di tích lịch sử
- văn hóa được qui định: “Là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học” [16, tr. 33]. Trong đó, Di vật được hiểu là hiện vật được lưu truyền lại, có
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; Cở vật được hiểu là hiện vật được lưu truyền
lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên;
Bảo vật quốc gia được hiểu là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quí
hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
Di tích lịch sử - văn hóa là sản phẩm của các thế hệ người trải qua thời
gian cịn tồn tại đến nay, nó là kết tinh của một quá trình sáng tạo của con người.
Vì vậy, nó là chứng cứ vật chất xác thực tiêu biểu về quá trình phát triển của lịch
sử của mỗi cộng đồng dân tộc và nhân loại; là thông điệp của quá khứ đến hiện
tại và tương lai.
1.1.2 Quản lý di tích lịch sử - văn hố
* Quản lý
Sách quản lý văn hóa Việt Nam, xuất phát từ gốc độ nghiên cứu khác

nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích khơng giống
nhau về quản lý. Đặc biệt là từ thế kỷ XXI quan niệm về quản lý càng phong
phú. Có rất nhiều trường phái đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
- Taylor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm gì và hãy
chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm"[11, tr. 22].
- Fayol: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh
nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm năm yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm sốt. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”[13, tr. 22].
- Hard koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một mơi trường tốt giúp con
người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định"[18, tr. 22].


21

Nhìn chung, quản lý là một hoạt động nhằm bảo đảm sự vận hành của một
hệ thống, một tổ chức một cách liên tục, đúng chức năng.
Lược sử quản lý văn hóa ở Việt Nam đưa ra lý giải khác, theo quan niệm
thông thường quản lý là các hoạt động có ý thức (của người lãnh đạo, người
đứng đầu, người chịu trách nhiệm,…), nhằm định hướng, lập kế hoạch, đầu tư tổ
chức thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh bổ sung, sơ kết, tởng kết, nghiệm thu kết
quả một q trình lao động của một tập thể, một cộng đồng [26, tr. 22-23].
Như vậy, quản lý di tích lịch sử - văn hóa thuộc về lĩnh vực quản lý
chuyên ngành di tích.
* Quản lý di sản văn hóa
khơng chỉ đơn thuần là quản lý những giá trị hiện tồn, điều quan trọng hơn
chính vai trị của quản lý làm "sống lại" các giá trị phi vật thể thông qua các giá
trị vật thể góp phần giáo dục truyền thống, phát huy giá trị làm giàu cho địa
phương và dân tộc.
* Quản lý di tích lịch sử - văn hố

Quản lý di tích lịch sử - văn hóa là đối tượng đặc biệt, rất quan trọng cần
được bảo quản gìn giữ và phát huy “Quản lý di tích lịch sử - văn hóa có thể coi
là sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý (di tích lịch sử - văn
hóa), giúp di tích lịch sử - văn hóa tồn tại bền vững, phục vụ mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và dân tộc nói chung”.
Quản lý di tích lịch sử - văn hố là q trình hoạt động liên tục của chủ thể
(Nhà nước: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa
Thể thao và Du lịch, các ngành hữu quan, chính quyền các cấp) lên đối tượng
quản lý (các tổ chức, cá nhân đang trực tiếp quản lý, khai thác di tích) bằng
hoạch định cơ chế, chính sách, bằng pháp luật, bằng tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra
để nhằm đạt được mục đích bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn
hóa (cả giá trị tinh thần và giá trị kinh tế).


22

Khi Luật Di sản văn hóa có hiệu lực, việc quản lý Nhà nước về di sản
được cụ thể hóa từ chức năng, nhiệm vụ, nội dung, đối tượng và các mối quan
hệ, trực tiếp, phối hợp từ trung ương đến địa phương trong việc bảo tồn và phát
huy giá trị di sản dân tộc.
Quản lý di sản văn hóa không chỉ đơn thuần là quản lý những giá trị hiện
tồn, điều quan trọng hơn chính vai trị của quản lý làm "sống lại" các giá trị phi
vật thể thông qua các giá trị vật thể góp phần giáo dục truyền thống, phát huy giá
trị làm giàu cho địa phương và dân tộc. Nội dung quản lý Nhà nước về di sản đã
được quy định rất rõ tại Điều 54, chương V, Luật Di sản văn hóa.
Như vậy, cơ sở quan trọng, tiên quyết cho việc quản lý di sản chính là
Luật Di sản văn hóa. Luật định hướng các đối tượng, các nội dung, mục tiêu
quản lý di sản đi vào nề nếp, góp phần thúc đẩy sự phối hợp trong thực hiện giữa
các cấp, các ngành, làm cho di sản trở thành nền tảng, động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở mỗi địa phương.

1.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Vĩnh Long
1.2.1 Đặc điểm về tự nhiên
Vĩnh Long ngày nay, nằm trung tâm đồng bằng Châu thổ hạ lưu sông
Cửu Long, giữa hai dịng sơng Tiền, sơng Hậu. Nhìn bao qt Vĩnh Long
như một hình con thoi, có đường chéo đơng sang tây 65km, đường chéo bắc
- nam 51km, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía đơng giáp tỉnh Bến Tre và
đơng nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp thành phố Cần Thơ và tây bắc
giáp tỉnh Đồng Tháp. Hầu hết có diện tích nước ngọt quanh năm và hàng
năm bồi đắp một lượng phù sa sông Tiền và sông Hậu, đất đai màu mỡ, khí
hậu ơn hịa, thích hợp cây trồng đặc sản như: bưởi năm roi, cam, qt, nhãn,
xồi,...cùng với thủy sản nước ngọt như: tôm càng xanh, cá ba sa, cá tra,...
Tỉnh Vĩnh Long nằm ở vĩ tuyến từ 9 o 52'40" đến 10 o19'48" vĩ bắc,
kinh tuyến 105 o41'18" đến 106 o17'03" kinh đông. Tỉnh lỵ Vĩnh Long là tỉnh
bản lề miền Tây cách Thành phố Hồ Chí Minh 135km về phía bắc theo


23

quốc lộ 1, phía nam cách thành phố Cần Thơ 33km theo quốc lộ 1. Vĩnh
Long khơng có biển, khơng có núi, khơng có rừng nhưng có nhiều cù lao
trên sơng Tiền như: cù lao An Bình, cù lao Quới Thiện,...ở sơng Hậu có cù
lao Mây, cù lao Tích Thiện,...Đây là những vùng cây ăn trái đặc sản trù
phú, dân cư đơng đúc và giàu có.
Về khí hậu Vĩnh Long thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, ít chịu ảnh hưởng của biển. Vĩnh Long nằm trong khu vực ít bão, đơi
khi có mưa to, do ảnh hưởng của cơn bảo từ biển đông và các vùng lân cận
nên đơi lúc có giơng và gió xốy.
Về chế độ thời tiết ở Vĩnh Long có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa
khô. Hàng năm, mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 4 và đầu tháng 5, chấm dứt
vào đầu tháng 11, lượng mưa trung bình từ 1.348 đến 1627 mm. Mùa khô

bắt từ tháng 11 đến cuối tháng 4 hàng năm, nhiệt độ trung bình từ 26 đến 27
độ C, nước ngọt quanh năm, nhìn chung Vĩnh Long có điều kiện tốt về vị
trí địa lý, tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, trồng trọt và
chăn nuôi.
Điều kiện tự nhiên ở Vĩnh Long là mơi trường lý tưởng cho q trình
sinh trưởng của nhiều loại giống thực vật và động vật. Đường thủy là loại
hình giao thơng liên lạc thơng dụng cở truyền của cư dân Vĩnh Long, bởi có
mạng lưới sơng, rạch, kênh đào chằng chịt cho nên ghe tàu qua lại nhiều
chiều, suốt ngày đêm. Đường bộ được hình thành và phát triển nhanh, Vĩnh
Long có 04 đường quốc lộ gồm quốc lộ 01, 53, 54, 57 và 9 tỉnh lộ nối liền
tỉnh lỵ với các thị trấn chiều dài 145km, hàng trăm km đường hương lộ và
liên xã,...Tồn tỉnh có 100% xe 2 bánh đi lại trong 2 mùa mưa nắng, tạo
điều kiện giao thông nông thôn thông suốt đi lại thuận tiện, mở ra khả năng
thuận lợi lớn phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
Vĩnh Long có nhiều sông rạch chằng chịt như mạng nhện tỏa ra hai
bên sông Tiền và sông Hậu và các trục nối liền sông Tiền, sông Hậu như


24

bàn cờ, bình qn cứ 10.000m 2 diện tích đất tự nhiên thì có 900m 2 diện tích
mặt nước. cầu Mỹ Thuận bắt qua sông Tiền và đã xây dựng xong cầu Cần
Thơ bắt qua sông Hậu. Nên giao thông thủy - bộ thuận tiện là huyết mạch
lưu thông miền Tây đáp ứng nhu cầu vận chuyển trao đổi nguyên liệu cả
vùng nói riêng và cả nước nói nước.
Tìm hiểu văn hóa Vĩnh Long khẳng định, Vĩnh Long được chia thành
7 đơn vị hành chính: thị xã Vĩnh Long và sáu hụn (Long Hồ, Măng Thít,
Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ơn và Bình Minh), có sáu thị trấn, bảy phường,
94 xã và 802 khóm, ấp. Diện tích tự nhiên 1.472,04km2 (tính đến thời điểm
01/4/1999) [18, tr. 34]. Đến ngày 31 tháng 7 năm 2007 tách huyện Bình

Minh thành hai huyện Bình Minh và Bình Tân (Nghị định 125/CP, ngày
31/7/2007 của Chính phủ), và ngày 10 tháng 4 năm 2009 thị xã Vĩnh Long
chuyển lên thành phố Vĩnh Long (Nghị định 16/CP, ngày 10/4/2009 của
Chính phủ), đồng thời ngày 28 tháng 12 năm 2012 huyện Bình Minh
chuyển lên thành thị xã Bình Minh (Nghị quyết 89/CP, ngày 28/12/2012 của
Chính Phủ). Như vậy, hiện nay tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính:
thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh và sáu hụn (Long Hồ, Măng Thít,
Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn và Bình Tân).
Như vậy, điều kiện tự nhiên với đặc trưng nền nông nghiệp sông nước
đã tạo nên con người Vĩnh Long cũng như gây dựng nên lịch sử và văn hóa
cho vùng đất này với nhiều bản sắc độc đáo của miền quê sông nước.
1.2.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội
* Đặc điểm về kinh tế
Vĩnh Long có ưu thế của vị trí trung tâm đồng bằng sơng Cửu Long,
nước ngọt quanh năm, sơng ngịi chằng chịt rất thuận lợi cho việc giao
thương hàng hóa trong vùng và cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long tiếp
nối với Thành phố Hồ Chí Minh.


25

- Theo Văn kiện Đại hội IX Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long (nhiệm kỳ 2010
– 2015) quy định, cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp (nông - lâm ngư nghiệp). Tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh tăng bình quân (2006 - 2010)
là 11,3%/năm so với chỉ tiêu Nghị quyết điều chỉnh là 12%. GDP bình quân
đầu người năm 2010 đạt 1.090USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch
theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ (Ví dụ năm 2005:
nơng nghiệp 52,50%, cơng nghiệp 16%, dịch vụ 31,50% thì đến năm 2010:
nơng nghiệp cịn 49,50%, cơng nghiệp 16,6%, dịch vụ 33,90%) [25, tr. 11].
Nhìn chung, kinh tế Vĩnh Long hiện nay phát triển theo hướng nâng
cao chất lượng, sức cạnh tranh, tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng xuất

khẩu trên thị trường quốc tế. Phát huy các nguồn lực của mọi thành phần
kinh tế, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tỉnh phù
hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Gắn phát triển công nghiệp với phát
triển thương mại – dịch vụ, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường, tạo động lực trực tiếp cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp - nơng thơn và đơ thị hóa.
* Đặc điểm về lịch sử - văn hóa
Lịch sử hình thành vùng văn hóa tỉnh Vĩnh Long: trong cuốn tìm hiểu văn
hóa Vĩnh Long ghi nhận, Vĩnh Long vốn có bề dày lịch sử lâu đời. Những tư liệu
ghi chép rải rác trong thư tịch cở như Tam Quốc Chí, Tần Thư, Tống Thư, Khâm
Định Việt Sử,…và những di tích cịn lưu lại đến ngày hơm nay, trong đó có các
di tích trên địa phận tỉnh Vĩnh Long như di tích Ĩc Eo Thành Mới (xã Trung
Hiệp - Vũng Liêm), là một tởng thể các di tích văn hóa Ĩc Eo ở Nam Bộ đã nói
lên sự hiện diện của con người thời cở đến nay. Nhưng sự hiện diện đó bị dừng
lại giữa chừng do tác động của những biến đổi về địa lý, sinh thái và kinh tế - xã
hội, đặc biệt từ khi địa bàn này bị chìm trong nước sau một lần “biển tiến” vào
đầu thế kỷ VII. Đồng thời bị suy tàn của nền văn hóa cở, vùng này trở nên hoang


×