DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANTT-ATXH
An ninh trật tự - an toàn xã hội
TDTT
Thể dục thể thao
UBND
Ủy ban nhân dân
UBMTTQ
Ủy ban mặt trận tổ quốc
TNCS
Thanh niên cộng sản
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
QLNN
Quản lý nhà nước
VHTT&DL
Văn hóa thể thao và du lịch
HĐND
Hội đồng nhân dân
ATGT
An tồn giao thơng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2
2.1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 2
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 3
3.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về lễ hội và quản lý lễ hội ................................. 3
3.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về lễ hội nghinh Ông ........................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 7
6. Ý nghĩa của luận văn ..................................................................................................... 8
7. Bố cục của luận văn ....................................................................................................... 8
Chương 1 ......................................................................................................................... 10
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ TỔNG QUAN VỀ LỄ HỘI NGHINH
ƠNG NAM HẢI, HUYỆN GỊ CƠNG ĐƠNG, TỈNH TIỀN GIANG ........................... 10
1.1. Cơ sở khoa học về quản lý lễ hội ......................................................................... 10
1.1.1. Cơ sở lý luận về quản lý lễ hội ..................................................................... 10
1.1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý lễ hội nghinh Ông Nam Hải huyện Gị Cơng
Đơng, tỉnh Tiền Giang ............................................................................................ 19
1.2. Tổng quan về lễ hội nghinh Ơng Nam Hải huyện Gị Cơng Đông, tỉnh Tiền
Giang ........................................................................................................................... 25
1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Gị Cơng Đơng, tỉnh Tiền Giang .............. 25
1.2.2. Truyền thuyết nghinh Ơng Nam Hải huyện Gị Cơng Đông, tỉnh Tiền Giang
................................................................................................................................. 28
1.2.3. Lễ hội truyền thống nghinh Ơng Nam Hải huyện Gị Cơng Đơng, tỉnh Tiền
Giang ....................................................................................................................... 31
Tiểu kết ............................................................................................................................ 36
Chương 2 ......................................................................................................................... 37
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LỄ HỘI NGHINH ƠNG NAM HẢI ................................. 37
HUYỆN GỊ CƠNG ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG ........................................................ 37
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của chủ thể quản lý lễ hội nghinh Ông Nam Hải huyện Gị
Cơng Đơng, tỉnh Tiền Giang ....................................................................................... 37
2.1.1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với lễ hội nghinh Ơng Nam Hải huyện Gị
Cơng Đơng, tỉnh Tiền Giang ................................................................................... 37
2.1.2. Chủ thể tự quản cộng đồng ........................................................................... 41
2.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội nghinh Ơng Nam Hải huyện Gị Cơng
Đơng, tỉnh Tiền Giang ................................................................................................. 46
2.2.1. Công tác xây dựng kế hoạch - chương trình và chỉ đạo thực hiện ............... 46
2.2.2. Cơng tác tuyên truyền, quảng bá lễ hội nghinh Ông .................................... 49
2.2.3. Quản lý thu chi .............................................................................................. 52
2.2.4. Quản lý hoạt động dịch vụ ............................................................................ 53
2.2.5. Quản lý an ninh trật tự, vệ sinh mơi trường, an tồn thực phẩm .................. 55
2.2.6. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chức lễ hội ................................ 57
2.3. Đánh giá kết quả quản lý lễ hội nghinh Ơng Nam Hải huyện Gị Cơng Đông, tỉnh
Tiền Giang ................................................................................................................... 60
2.3.1. Thành tựu và nguyên nhân đạt thành tựu...................................................... 60
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................... 65
Tiểu kết ............................................................................................................................ 68
Chương 3 ......................................................................................................................... 69
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ LỄ HỘI NGHINH
ÔNG NAM HẢI, HUYỆN GỊ CƠNG ĐƠNG, ............................................................. 69
TỈNH TIỀN GIANG ........................................................................................................ 69
3.1. Quan điểm, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lễ hội của tỉnh Tiền Giang............... 69
3.1.1. Quan điểm quản lý nhà nước về lễ hội của tỉnh Tiền Giang ........................ 69
3.1.2. Nhiệm vụ quản lý nhà nước về lễ hội của tỉnh Tiền Giang .......................... 69
3.2. Giải pháp nâng cao quản lý nhà nước đối với lễ hội nghinh Ơng huyện Gị Cơng
Đơng, tỉnh Tiền Giang ................................................................................................. 70
3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch - chương trình và chỉ đạo
thực hiện .................................................................................................................. 70
3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá lễ hội kết hợp với nâng cao, đa
dạng hóa sản phẩm truyền thống mang đặc trưng vùng biển Gị Cơng .................. 72
3.2.3. Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ trong quản lý thu chi và các hoạt động
dịch vụ ..................................................................................................................... 75
3.2.4. Đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh, bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh
mơi trường, an tồn thực phẩm ............................................................................... 78
3.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh những sai phạm trong lễ
hội............................................................................................................................ 81
3.3. Khuyến nghị ......................................................................................................... 84
3.3.1. Đối với cấp Trung ương ................................................................................ 84
3.3.2. Đối với tỉnh Tiền Giang ................................................................................ 84
Tiểu kết ............................................................................................................................ 87
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 90
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 95
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội là tài sản phi vật thể của quốc gia, trải qua quá trình dựng nước và
giữ nước, hình thành trong cộng đồng. Lễ hội có vai trị to lớn giúp quảng bá
hình ảnh đất nước, xúc tiến thương mại, du lịch và có sức lan tỏa mạnh mẽ, lễ
hội ngày nay khơng còn chỉ dừng lại ở hoạt động vui chơi, giải trí thuần túy như
trước kia. Vì thế, chúng ta khơng nên hạn chế lễ hội, cắt bớt lễ hội, do mỗi lễ hội
đều có những giá trị riêng. Vấn đề là chúng ta phải hướng dẫn tổ chức và tham
gia sinh hoạt lễ hội như thế nào để lễ hội khơng bị lãng phí, tốn kém, hoặc biến
tướng, gây phản cảm và nhất là phải tìm ra các biện pháp quản lý để lễ hội thật
sự trở thành hình thức sinh hoạt lành mạnh của cộng đồng, nhân dân.
Gị Cơng Đơng là một huyện nằm phía đơng của tỉnh Tiền Giang, là vùng
đất nằm giữa 2 cửa sông lớn: cửa Tiểu (thuộc sơng Tiền) và cửa sơng Vàm Cỏ;
phía đơng bờ biển bằng phẳng dài 21 km. Kinh tế của huyện là khai thác, nuôi
trồng thủy sản, phát huy thế mạnh ven biển, các “làng cá” được hình thành từ xa
xưa đã chứng minh điều đó. Là cư dân vùng biển và do sự bất trắc của biển cả
nên họ tiếp nhận tín ngưỡng thờ cá Ơng để làm điểm tựa tinh thần (cá Ơng thích
tựa mình vào những vật nổi trên biển, tàu thuyền đi biển khi gặp nạn được cá
Ơng nâng đỡ mà giải thốt). Xuất phát từ đấy, trong đời sống tâm linh của cộng
đồng lễ hội hội nghinh Ơng tại Gị Cơng Đơng sớm được hình thành, phát triển
và duy trì cho đến ngày nay. Lễ hội nghinh Ông phản ánh quan niệm về vũ trụ,
nhân sinh, chứa đựng những ý tưởng mang đậm dấu ấn sắc thái của cộng đồng
người. Khơng chỉ có ý nghĩa về mặt văn hóa mà cịn thiết thực với đời sống tinh
thần, tâm sinh lý trong cuộc sống đời thường của mỗi cư dân vùng biển. Tuy
nhiên, bên cạnh những giá trị to lớn, công tác quản lý nhà nước đối với lễ hội
nghinh Ơng vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế như: việc thực hiện nếp sống văn minh
trong lễ hội nghinh Ông chưa được tốt; Vận động nhân dân thực hiện nội quy,
quy chế lễ hội, gìn giữ tơn nghiêm nơi thờ tự, cơng tác giữ gìn vệ sinh môi
2
trường…chưa thường xuyên; Ý thức chấp hành nội quy, quy chế lễ hội gìn giữ
tơn nghiêm nơi thờ tự, hiện tượng vứt rác bừa bãi gây mất vệ sinh môi trường
cịn khá phổ biến, thiếu thùng rác cơng cộng, tình trạng ăn mặc tùy tiện, phản
cảm thiếu văn hóa, chen lấn, xơ đẩy khi đi lễ hội cịn diễn ra; Cơng tác tun
truyền quảng bá hình ảnh lễ hội nghinh Ông của địa phương chưa hiệu quả;
Công tác kiểm tra, thanh tra chưa chặt chẽ, triệt để, các chế tài chưa đủ sức răn
đe, vẫn chưa thể giải quyết triệt để tình trạng tiêu cực xảy ra….Chính vì vậy, cơ
quan chức năng cần sớm có định hướng cho người dân trong vấn đề tổ chức, duy
trì, phát triển lễ hội để giữ được bản sắc của một lễ hội cổ truyền vốn có từ bao
đời nay và giữ gìn được sắc thái riêng của văn hoá địa phương.
Xuất phát từ yêu cầu khách quan nói trên, bằng những kiến thức chuyên
ngành đã được học, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ
hội nghinh Ông Nam Hải huyện Gị Cơng Đơng, tỉnh Tiền Giang” làm luận
văn tốt nghiệp. Qua đây, hy vọng nghiên cứu của tác giả sẽ đóng góp một phần
nhỏ bé của mình vào công tác quản lý lễ hội tại địa phương.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu lý luận quản lý nhà nước về lễ hội; đánh giá thực
trạng, từ đó đề xuất các giải pháp QLNN về lễ hội nghinh Ơng Nam Hải của
huyện Gị Cơng Đơng, tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết
những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Phân tích khái niệm, nội dung và cơ sở pháp lý về quản lý lễ hội và tổng
quan lễ hội nghinh Ông Nam Hải ở huyện Gị Cơng Đơng, tỉnh Tiền Giang.
- Phân tích thực trạng quản lý lễ hội nghinh Ơng Nam Hải huyện Gị Cơng
Đơng, tỉnh Tiền Giang; xác định những kết quả và chỉ ra những tồn tại, hạn chế
cùng nguyên nhân của những kết quả, tồn tại, hạn chế trong hoạt động này.
3
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
lễ hội nghinh Ông Nam Hải huyện Gị Cơng Đơng, tỉnh Tiền Giang.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
3.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về lễ hội và quản lý lễ hội
Vũ Ngọc Khánh trong cơng trình “Lễ hội trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam” (Nxb Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, 2004) cho rằng lễ hội không phải
là một hiện tượng văn hóa bất biến mà nó có sự thay đổi qua thời gian. Sự biến
đổi và tiếp tục của các lễ hội chính là sự hài hịa của nó đối với khơng gian và
thời gian nhất định. Thừa nhận sự trường tồn của lễ hội cổ truyền, các nhà
nghiên cứu không quan niệm lễ hội là sự luyến tiếc quá khứ, để lưu giữ, huyền
thoại và cô lập con người. Lễ hội cũng không phải tồn tại để con người quay ra
tìm sự huyền bí với những cảm giác bồng bềnh, ngây ngất nhằm mục đích thốt
ly cuộc sống. Trong lễ hội có sự tưởng tượng về sự hiện diện các thần linh, các
bí tích, nhưng khơng phải là để tấn công khoa học, đi ngược chiều với xã hội
mới như xã hội hậu cơng nghiệp.
Bùi Hồi Sơn (2006) “Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt ở châu
thố Bắc Bộ từ năm 1945 đến nay”, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. Tác giả
đã khái quát hệ thống văn bản của Nhà nước ta về quản lý lễ hội, đánh giá ưu,
nhược điểm về công tác quản lý lễ hội, đưa ra một số giải pháp tăng cường quản
lý lễ hội từ góc độ quản lý di sản văn hóa phi vật thể.
Trần Hữu Sơn đã có bài viết với nhan đề “Về những nhân tố ảnh hưởng
đến lễ hội và giải pháp quản lý” trong đó phân tích một số nhân tố ảnh hưởng
đến lễ hội truyền thống và xu hướng biến đổi của lễ hội truyền thống dưới sự tác
động của q trình tồn cầu hóa, cơ chế thị trường. Tác giả đưa ra hai mơ hình
cơ bản để tổ chức, quản lý lễ hội ở nước ta hiện nay đó là mơ hình do cộng đồng
tự quản, có sự giám sát của chính quyền cơ sở và mơ hình kết hợp vai trị tổ chức
của nhà nước và sự phối hợp của cộng đồng [38, Tr.27].
4
Nguyễn Văn Huy (2012), “Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của lễ
hội truyền thống: thảo luận về một số khái niệm cơ bản”; Tạp chí Dân tộc học,
số 4, tr.45-52. Ở đây tác giả đi sâu phân tích vai trị của cộng đồng đối với lễ hội,
cũng như vai trò, trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy các
giá trị của lễ hội truyền thống. Đồng thời tác giả đặt ra vấn đề phục hưng và phục
hồi các lễ hội cổ truyền cũng như chỉ rõ khái niệm vấn đề mê tín dị đoan và việc
sử dụng nó trong quản lý lễ hội.
Trịnh Lê Anh với tiêu đề “Quan điểm và thực tiễn quản lý lễ hội
truyền thống với tư cách một sản phẩm du lịch” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
văn hóa, số 21 - Tháng 9/2017. Trong bài viết, tác giả nêu khái niệm cũng như
tình hình lễ hội truyền thống và quản lý lễ hội truyền thống trong bối cảnh hiện
nay; Nội hàm và thực tiễn quản lý lễ hội và lễ hội truyền thống; “Khoảng trống”
trong nghiên cứu lễ hội truyền thống với tư cách một sản phẩm du lịch; Bàn luận
về quản lý lễ hội truyền thống với tư cách một sản phẩm du lịch.
Năm 2000, Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian Việt Nam có xuất bản
cơng trình Văn hóa dân gian làng ven biển do Ngơ Đức Thịnh chủ biên. Đây là
quyển sách khá dày, tập trung giới thiệu các làng ven biển tiêu biểu từ Quảng
Ninh đến Thừa Thiên-Huế và được nghiên cứu dưới góc nhìn Folklore học. Đây là
một định hướng nghiên cứu, tiếp cận thú vị và mới mẻ. Đặc biệt, quyển Cộng
đồng người dân ở Việt Nam (2002) do Nguyễn Duy Thiệu viết, là cơng trình
mang tính tổng quan, làm cơ sở tiếp cận cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về cộng
đồng ngư dân ven biển ở nước ta hiện nay.
Ngoài ra, Cộng đồng người dân Việt ở Nam Bộ do Trần Hồng Liên chủ
biên (2004) là quyển sách đầu tiên giới thiệu về cộng đồng người dân ven biển ở
Nam Bộ, qua nghiên cứu hai trường hợp cụ thể: xã Vàm Láng (Tiền Giang) và xã
Phước Tỉnh (Bà Rịa -Vũng Tàu).
Đinh Thị Minh Tuyết với bài viết “Giáo dục ý thức bảo tồn lễ hội truyền
thống ở Việt Nam: tiếp cận từ góc độ quản lý” đăng trên Tạp chí Khoa học xã
5
hội Việt Nam - tháng 1/2011, tác giả đã phân tích khái niệm lễ hội truyền thống
và những thách thức đối với bảo tồn lễ hội truyền thống từ đó tác giả đưa ra
những giải pháp giáo dục ý thức bảo tồn lễ hội truyền thống từ góc độ quản lý.
Tuy nhiên, có thể thấy lễ hội là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm trên bình diện chung về lí luận, mơ tả q trình chuẩn bị, diễn biến của từng
lễ hội, tìm hiểu và làm rõ các giá trị đa dạng của loại hình này trong nhiều cơng
trình đã được cơng bố. Những vấn đề về quản lí lễ hội cũng đã được một số tác
giả quan tâm để chỉ ra thực trạng chung trong công tác quản lí qua đó đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước, góp phần bảo tồn giá trị của lễ hội
trong bối cảnh hiện nay.
3.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về lễ hội nghinh Ơng
Lễ hội nghinh Ông là lễ hội đặc trưng của cư dân vùng ven biển ở Việt
Nam, đây là đề tài được rất nhiều các nhà nghiên cứu văn hóa, văn học, lịch sử,
địa lý quan tâm. Tiêu biểu là:
Hồ Hải Đăng với đề tài tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử “Tìm hiểu
về tục thờ cá Ơng ở nước ta - lễ hội nghinh Ông của ngư dân Bà Rịa - Vũng
Tàu”, luận văn đã đi sâu tìm hiểu về tục thờ cá Ơng ở nước ta, phân tích nguồn
gốc, lịch sử hình thành cũng như đặc điểm của tục thờ Cá Ông ở Bà Rịa - Vũng
Tàu (điển hình qua tục thờ cá Ơng Phước Tỉnh, đền thờ cá Ông Thắng Tam, đền
thờ cá Ông Cần Thạnh) và lễ hội nghinh Ông tiêu biểu một số địa phương ở Nam
Bộ (ở Cà Mau, Bến Tre).
Tác giả Lê Văn Kỳ với bài “Lễ hội cầu ngư ở Thuận An”, đăng trên Tạp
chí Văn hóa dân gian, số 3/2000. Bài viết đã đào sâu phân tích tục thờ cá Ơng
dưới góc độ Văn hóa học. Tác giả đã mơ tả chi tiết, tỉ mỉ mức độ long trọng, linh
thiêng lễ hội nghinh Ông của ngư dân ven biển (nghi lễ chôn cất, thờ cúng, cầu
ngư đầu mùa, tế lễ…). Qua sự diễn tả của tác giả bài viết, khung cảnh lễ hội
được tái hiện một cách trang nghiêm, thành kính, lại mang đậm bản sắc văn hóa
vùng biển.
6
Dương Hồng Lộc với bài viết “Lễ hội nghinh Ơng của cộng đồng ngư
dân An Thủy huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre”, đang trên Tạp chí Phát triển khoa học
và công nghệ, tập 18, số X3-2015. Tác giả bài viết đã khái quát lịch sử hình
thành cũng như diễn tả cụ thể các bước tiến hành lễ hội nghinh Ông của ngư dân
An Thủy, tỉnh Bến Tre. Từ đó, dưới cái nhìn khách quan, tác giả đưa ra những
đánh giá, nhận xét về lễ hội này.
Nguyễn Thanh Lợi với nhan đề bài viết “Tục thờ cá Ông ở ven biển Tây
Nam Bộ” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 9/2008. Tác giả bài viết đã
khái quát điều kiện kinh tế - xã hội, tìm hiểu sâu sắc các bước thực hiện tế lễ, bài
trí lăng Ơng, đưa ra đánh giá nhận xét so sánh tương đồng và khác biệt về tục
thờ cá Ông của miền Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
“Lễ hội cầu Ngư của cư dân ven biển Quảng Nam và Đà Nẵng” của tác
giả Nguyễn Xn Hương, đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian, số 5/2002. Bài
viết nhấn mạnh việc ngư dân nơi đây quan niệm cá Ơng khơng chỉ là một vị thần
biển mà còn là một vị thần của sự hưng thịnh của vạn làng – giống như thành
hoàng làng.
Như vậy, sự góp mặt của cá Ơng đã làm phong phú thêm cho rất nhiều đối
tượng thần linh biển của người Việt. Hầu hết các bài viết trên đều có có cái nhìn
dưới góc độ văn hóa học, lịch sử, tập trung nghiên cứu lịch sử hình thành, mơ tả
các hình thức nghi lễ thờ cá Ông tại mỗi vùng, nhưng chưa có bài viết nào bàn
luận về “Quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội nghinh Ông Nam Hải
huyện Gị Cơng Đơng, tỉnh Tiền Giang” như là một cơng trình chun biệt. Vì
vậy, có thể khẳng định đề tài luận văn này có tính cấp thiết và có ý nghĩa cả về lý
luận lẫn thực tiễn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động quản lý nhà nước đối với lễ
hội nghinh Ơng Nam Hải huyện Gị Cơng Đơng, tỉnh Tiền Giang.
7
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động quản lý nhà nước
đối với lễ hội nghinh Ơng Nam Hải ở Gị Cơng Đơng, Tiền Giang, đó là: Chủ thể
quản lý lễ hội; Cơ chế quản lý lễ hội; Công tác tuyên truyền, quảng bá lễ hội
nghinh Ông; Quản lý thu chi; Quản lý hoạt động dịch vụ, an ninh trật tự, vệ sinh
môi trường, an toàn thực phẩm; Thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chức
lễ hội
Về không gian: đề tài tìm hiểu về vùng đất, con người huyện Gị Cơng
Đơng, tỉnh Tiền Giang (tập trung chủ yếu ở thị trấn Vàm Láng, nơi có di tích
lăng Ơng Nam Hải).
Về thời gian, hoạt động quản lý nhà nước đối với lễ hội nghinh Ơng Nam
Hải huyện Gị Cơng Đơng, tỉnh Tiền Giang từ giai đoạn 2015-2019. Tác giả
nghiên cứu trong khoảng 5 năm để cho thấy sự thay đổi bổ sung, hồn thiện
trong cơng tác quản lý lễ hội của địa phương.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá được thực trạng cơng tác quản lý lễ hội nghinh Ơng ở huyện
Gị Công Đông, Tiền Giang, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
Luận văn vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng
cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về văn
hoá và quản lý nhà nước về văn hoá. Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra:
- Các phương pháp tổng hợp, phân tích các cơng trình nghiên cứu hiện có
và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước
đối với lễ hội ở nước ta hiện nay.
- Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các tài liệu,
báo cáo chuyên môn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương
và phương pháp quan sát thực tế để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối
8
với lễ hội nghinh ơng Nam Hải ở huyện Gị Công Đông, tỉnh Tiền Giang hiện
nay.
- Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đề xuất các quan
điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lễ hội nghinh
Ơng ở huyện Gị Cơng Đông, Tiền Giang.
6. Ý nghĩa của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần bổ sung và làm
phong phú thêm lý luận về nội dung, tính tất yếu và cơ sở pháp lý của quản lý
nhà nước về lễ hội.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là cơng trình nghiên cứu khảo sát một cách
tồn diện, chuyên sâu về quản lý nhà nước đối với lễ hội nghinh Ơng Nam Hải
huyện Gị Cơng Đơng. Vì vậy, luận văn cung cấp những kiến thức, thông tin,
luận điểm và giải pháp có giá trị tham khảo trong nâng cao hiệu quả quản lý lễ
hội đối với các cơ quan ở huyện Gị Cơng Đơng, tỉnh Tiền Giang.
Bên cạnh đó, luận văn có thể được sử dụng là nguồn tài liệu tham khảo
cho việc giảng dạy, nghiên cứu về chuyên ngành Quản lý Văn hóa trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc
luận văn bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý lễ hội và tổng quan về lễ hội nghinh
Ơng ở huyện Gị Cơng Đơng, tỉnh Tiền Giang.
Trong chương này, chúng tôi giới thiệu khái quát: Khái niệm về lễ hội, lễ
hội truyền thống và quản lý lễ hội; Tính tất yếu, nội dung và cơ sở pháp lý của
quản lý lễ hội; Tổng quan về điều kiện tự nhiên - xã hội huyện Gị Cơng Đông,
tỉnh Tiền Giang; Miêu tả chi tiết truyền thuyết cá Ông và các nghi thức thực hiện
phần lễ rước cá Ông cũng như những trò chơi dân gian trong phần hội của lễ hội
nghinh Ông đối với phát triển kinh tế - xã hội huyện Gị Cơng Đơng, Tiền Giang.
9
Chương 2: Thực trạng quản lý lễ hội nghinh Ông Nam Hải huyện Gị
Cơng Đơng, tỉnh Tiền Giang.
Trong chương này, chúng tơi phân tích thực trạng quản lý lễ hội nghinh
Ơng Nam Hải huyện Gị Cơng Đơng; Đánh giá kết quả cũng như nguyên nhân
thành tựu, hạn chế trong quản lý lễ hội nghinh Ơng huyện Gị Cơng Đơng, tỉnh
Tiền Giang.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao quản lý lễ hội nghinh Ơng
Nam Hải huyện Gị Cơng Đơng, tỉnh Tiền Giang.
Trong chương này, chúng tơi trình bày: quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về văn hóa và tỉnh Tiền Giang về lễ hội nghinh Ơng huyện Gị Công
Đông; Đề xuất giải pháp nâng cao quản lý nhà nước đối với lễ hội nghinh Ơng
huyện Gị Cơng Đơng, tỉnh Tiền Giang.
10
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI VÀ TỔNG QUAN VỀ
LỄ HỘI NGHINH ÔNG NAM HẢI, HUYỆN GỊ CƠNG ĐƠNG,
TỈNH TIỀN GIANG
1.1. Cơ sở khoa học về quản lý lễ hội
1.1.1. Cơ sở lý luận về quản lý lễ hội
Khái niệm cơ bản
- Lễ hội: “Lễ hội ra đời từ sinh hoạt văn hóa mang dấu ấn cộng đồng đậm
nét, là một bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, là nét
đẹp được hình thành từ bao đời nay nhằm thỏa mãn nhu cầu hướng về cội nguồn,
sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử đã có cơng dựng nước và giữ nước”. [40]
Cụm từ “Lễ hội” vốn được ghép bởi hai từ Hán - Việt, đó là Lễ và Hội, do
vậy lễ hội thường có hai phần, phần lễ và phần hội. Lễ và hội là một thể thống
nhất không thể tách rời. Lễ là phần tín ngưỡng (tế, rước), là phần đầu tiên khi
tiến hành lễ hội. Lễ là cốt lõi, là phần quan trọng nhất mang tính thiêng liêng tơn
kính, là nghi lễ thờ cúng thần, thánh được coi là linh hồn của lễ hội. Hội là các
hiện tượng sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nảy sinh, tích hợp và bảo lưu trong mơi
trường tín ngưỡng tơn giáo, nếu mơi trường tín ngưỡng tơn giáo bị loại bỏ thì
bản thân các sinh hoạt văn hóa cũng khơng thể tồn tại.[36]
Giá trị của lễ hội đó là:
Lễ hội thể hiện ước nguyện thâm sâu trong con người. Sự tiến bộ của văn
minh kỹ thuật không hề loại trừ sự mê tín mà ngược lại. Ngay cả các quốc gia
phương Tây thì những điều mê tín dị đoan vẫn tràn ngập chứ khơng phải khơng
có.Văn minh vật chất chỉ đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của con người muốn
được sống tốt hơn, tiện nghi hơn, nhanh hơn chứ không giải quyết được các nhu
cầu thâm sâu khác liên quan đến tơn giáo, tín ngưỡng. Lễ hội được sinh ra để tạo
sự gắn kết trong cộng đồng, gắn kết với con người với thần linh và các lực lượng
11
siêu nhiên trên đời này. Cho nên lễ hội là dịp rất quan trọng trong xã hội truyền
thống vì nó cung cấp cho con người một thế giới quan, nhân sinh quan, điều giúp
họ cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa. Thậm chí có những lễ hội đảo ngược tầng lớp,
người nghèo có quyền la hét chế giễu người giàu. Như lễ hội nõ nường ở Phú
Thọ nhấn mạnh vai trị quan trọng của quan hệ tình dục vì đó là nguồn gốc tạo ra
sự sống. Lễ hội thể hiện ước nguyện thâm sâu nhất trong con người mình. Trong
khi đó văn minh vật chất thì đàn áp điều đó và cho đó là điều vơ lý.
Lễ hội phản ánh trăn trở trong xã hội. Những lời kết án mang tính đạo
đức chưa chắc đã đúng. Xã hội như thế nào thì sẽ phản ánh trong lễ hội như thế
đó. Một số người giàu lên bất thường thì người khác sẽ bắt đầu tin rằng với sự
trợ giúp của thần linh họ cũng sẽ trở thành giàu có giống như vậy. Người dân sẽ
nghĩ những kẻ đó có sự trợ giúp của thần linh và cho rằng họ chỉ may mắn thơi.
Vậy thì hãy cầu mong sự may mắn chứ đừng cầu mong tài năng. Còn nếu trong
xã hội mà cơ hội phát triển được dành cho những người có năng lực thì chuyện
đó sẽ giảm xuống. Ném tiền vào Phật bắt Phật phải phù hộ cho mình thể hiện
mong muốn rằng mình sẽ thành cơng bất chấp mình là ai, bất chấp việc mình
thực hiện hành vi như thế nào. Lễ hội phản ánh những trăn trở đang diễn ra trong
xã hội cũng như phản ánh quan điểm của người dân với xã hội rằng họ không thể
thành đạt chỉ với tài năng mà phải nhờ vào một sức mạnh siêu nhiên nào đó.
Người Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung khơng tin rằng có tài là sẽ thành
công. Quan điểm chung là âm phù dương trợ thần linh hay thần tài sẽ phù hộ cho
mình.
Giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng. Lễ hội ln thuộc về
một cộng đồng người nhất định, đó có thể là cộng đồng làng xã hay cộng đồng
nghề nghiệp hoặc cộng đồng tơn giáo, có thể thấy chính lễ hội là dịp biểu dương
sức mạnh của cộng đồng và là chất kết dính tạo nên sự liên kết cộng đồng. Mỗi
cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở của những nền tảng gắn kết như gắn
kết do cùng cư trú trên một lãnh thổ hay gắn kết bởi nhu cầu sự đồng cảm trong
12
các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá … Lễ hội là mơi trường góp phần
quan trọng tạo nên niềm cộng mệnh và cộng cảm của sức mạnh cộng đồng. Ngày
nay trong điều kiện xã hội hiện đại con người càng ngày càng khẳng định cái cá
nhân, cá tính của mình nhưng khơng vì thế mà cộng đồng bị phá vỡ mà nó chỉ
biến đổi các sắc thái phạm vi và con người vẫn phải nương tựa vào cộng đồng.
Trong điều kiện như vậy lễ hội vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng của sức mạnh
cộng đồng và tạo nên sự cố kết cộng đồng ấy.
Giá trị cân bằng đời sống tâm linh. Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống
tinh thần thì tư tưởng cịn hiện hữu đời sống tâm linh. Đó là đời sống của con
người hướng về cái cao cả thiêng liêng chân thiện mỹ cái mà con người ngưỡng
mộ, ước vọng, tôn thờ, trong đó có niềm tin tơn giáo tín ngưỡng. Như vậy tơn
giáo tín ngưỡng thuộc về đời sống tâm linh tuy nhiên không phải tất cả đời sống
tâm linh đều là tơn giáo tín ngưỡng. Có thể thấy chính các nghi lễ, lễ hội đã góp
phần làm thoả mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con người.
Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt
tín ngưỡng văn hố cộng đồng của nhân dân ở nông thôn cũng như ở đô thị.
Trong các lễ hội đó nhân dân tự đứng ra tổ chức, chi phí, sáng tạo và tái hiện các
sinh hoạt văn hoá cộng đồng và hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh do vậy
mà lễ hội bao giờ cũng thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc. Đặc
biệt trong thời điểm mạnh của lễ hội khi mà tất cả mọi người chan hồ trong
khơng khí thiêng liêng hứng khởi thì các cách biệt xã hội giữa cá nhân ngày
thường dường như được xố nhồ, con người cùng sáng tạo và hưởng thụ những
giá trị văn hố của mình. Điều này có phần nào đối lập với đời sống thường nhật
của những xã hội phát triển khi mà phân công lao động xã hội đã được chun
mơn hố, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của con người đã phần nào tách
biệt.
Tuy thế, lễ hội cũng có những hạn chế nhất định, đó là những hệ lụy phát
sinh do chúng ta nhận thức chưa đúng về lễ hội khiến giá trị đích thực của nó bị
13
mất đi hoặc giảm sút, sai lệch, méo mó. Xu hướng thương mại hóa lễ hội, lãng
phí, thậm chí dung tục hóa lễ hội đi cùng với tệ nạn bói tốn, cờ bạc, hiện đại
hóa lễ hội vơ căn cứ, lợi dụng lễ hội để trục lợi diễn ra khá thường xuyên ở
những mức độ khác nhau gây ra sự ô nhiễm môi trường nhân văn và môi trường
sinh thái ở phạm vi rộng lớn.
- Lễ hội truyền thống:
Theo Nghị định số 110/2018/NĐ-CP, ngày 29/8/2018 Quy định về quản
lý và tổ chức lễ hội: “Lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch
sử - văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ
chức theo nghi lễ truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân
dân”.[12]
“Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hố cộng đồng phổ biến và
đậm đà bản sắc dân tộc, là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật
thể, là sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá
trình lịch sử”. [40]
Như vậy, lễ hội truyền thống là hoạt động văn hóa mang những giá trị tốt
đẹp của một cộng đồng, một nhóm người, có tính truyền thống, kế thừa, lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nối tiếp nhau, nhằm mục đích bảo tồn, phát
huy theo hướng tích cực trong đời sống xã hội. Lễ hội truyền thống được coi như
một bảo tàng sống, tồn tại đồng hành và tạo nên ký ức văn hoá của dân tộc, có
sức sống lâu bền và lan toả trong đời sống nhân dân, thể hiện nhu cầu sáng tạo
và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân
cư.
Lễ hội truyền thống có giá trị đặc biệt trong sự cố kết cộng đồng ngày
càng bền chặt hơn. Đồng thời, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là hình thức
giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau hiểu được công lao tổ tiên, tỏ lịng tri
ân cơng đức của các vị anh hùng dân tộc, các bậc tiền bối đã có cơng dựng nước,
giữ nước và đấu tranh giải phóng dân tộc, biết giữ gìn, kế thừa và phát huy
14
những giá trị đạo đức truyền thống quý báu cũng như phong tục tập quán tốt đẹp
của dân tộc; góp phần xây dựng hình ảnh một dân tộc Việt Nam với bản sắc văn
hóa tinh hoa, lâu đời. Việc tổ chức lễ hội truyền thống cịn góp phần tích cực
trong giao lưu với các nền văn hóa thế giới, tạo nền tảng vững chắc cho văn hố
Việt Nam có sức mạnh chống lại sự ảnh hưởng khơng tích cực của văn hoá ngoại
lai.
- Quản lý nhà nước về lễ hội.
“Quản lý nhà nước đối với hoạt động của lễ hội truyền thống là làm cho lễ
hội được vận hành theo đúng qui luật của văn hóa, nội dung của tế lễ phải phù
hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nội dung của phần hội phải phù hợp và
mang lại lợi ích sinh hoạt cho cộng đồng hiện tại”[40]. Hiện nay, việc bảo tồn lễ
hội truyền thống ở Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức, đòi hỏi các nhà
quản lý phải xác định rõ nguyên nhân và giải pháp phù hợp để lễ hội truyền
thống được bảo tồn và phát triển trong xã hội đương đại.
“Quản lý lễ hội là quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo, bố trí quyền
lực, kiểm sốt hoạt động lễ hội nhằm đạt được hiệu quả. Quản lý lễ hội thực chất
là ‘hàng loạt các công việc như lập kế hoạch, nguồn nhân lực tổ chức tham gia lễ
hội, tuyên truyền, marketing, tìm kiếm nguồn tài trợ, dịch vụ hậu cần an ninh, y
tế, vệ sinh an toàn thực phẩm”. [24, tr 35]
Quản lý lễ hội bao gồm quản lý nhà nước và những hình thức quản lý
khác đối với hoạt động lễ hội. Quản lý lễ hội nói chung ở nước ta được hiểu là
q trình sử dụng các cơng cụ quản lý (chính sách, pháp luật, các nghị định, chế
tài, tổ chức bộ máy vận hành và các nguồn lực) để kiểm soát, can thiệp vào các
hoạt động của lễ hội bằng các phương thức tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra,
giám sát, nhằm duy trì hệ thống chính sách, hệ thống các văn bản pháp quy, chế
tài của nhà nước đã ban hành; làm cho lễ hội được vận hành theo đúng quy luật
của văn hóa, nội dung của lễ hội phải phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, nội dung của phần hội phải phù hợp và mang lại lợi ích sinh hoạt cho cộng
15
đồng hiện tại. Quản lý lễ hội là quá trình thực hiện bốn công đoạn: xác định nội
dung và phương thức tổ chức; xây dựng kế hoạch; tổ chức chỉ đạo thực hiện và
kiểm tra, giám sát việc thực hiện, tổng kết, đúc kết kinh nghiệm.
Theo quy định hiện hành, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch được phân
cấp quản lý từ trung ương đến cơ sở cấp xã - phường, chịu trách nhiệm cấp phép,
kiểm tra và giám sát hoạt động lễ hội và sự kiện…. Thông thường bộ phận có
chức năng quản lý văn hóa thuộc ngành chịu trách nhiệm chính trong việc thực
thi quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội và sự kiện: Hoạt động này tác động
đến hầu hết các mặt của đời sống xã hội khu vực, địa điểm tổ chức. Do vậy, việc
chịu trách nhiệm quản lý nhà nước nói chung thuộc chính quyền sở tại, nhưng
được phân chia trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan chức năng thuộc nhà nước có
liên quan. Vì vậy, trong thực tế, việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm tùy
từng vụ việc mà có những cơ quan chức năng chịu trách nhiệm chính… [10, tr
64].
Bên cạnh quản lý của Nhà nước, một nội hàm khác trong quản lý lễ hội và
lễ hội truyền thống là quản lý tự quản của cộng đồng. Rất mừng là vai trò của
cộng đồng trong quản lý đã được thừa nhận, sau một quá trình thay đổi tư duy
đến vài chục năm. Hiện nay các công ước về quản lý, bảo vệ di sản đều nhấn
mạnh và khuyến nghị nâng cao vai trò của cộng đồng. Tuy nhiên năng lực, trình
độ và kinh nghiệm quản lý của cộng đồng rất khác biệt ở các quốc gia. Ở Việt
Nam, hội làng nào cũng thấy vai trò của cộng đồng rất rõ nét, nhưng vai trò tự
quản của cộng đồng còn nhiều vấn đề phải bàn thảo. Các lễ hội hiện nay đều
được tổ chức dưới sự điều hành của Ban Khánh tiết, Ban Quản lý di tích và Ban
Tổ chức lễ hội với sự tham gia của đại diện chính quyền, nhiều tổ chức gắn chặt
với các tổ chức xã hội trên. Với đặc thù này ở Việt Nam, “vấn đề cơ chế phát
huy vai trò của cộng đồng, cộng đồng với tư cách là người quyết định việc bảo
tồn và phát huy các giá trị của di sản và lễ hội truyền thống sẽ được vận hành
16
như thế nào đang trở thành một vấn đề rất quan trọng mà khó có sẵn mơ hình
nào trên thế giới có sự tương đồng” [26, tr.45]
Tính tất yếu của quản lý lễ hội
Thứ nhất, quản lý nhà nước về lễ hội giúp cho các nhà quản lý có kế
hoạch bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống, ban hành cơ chế, chính sách về lễ
hội phù hợp với từng giai đoạn khác nhau và nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội,
thực hiện phân công, phân cấp, chỉ đạo tổ chức lễ hội truyền thống. Đặc biệt hoạt
động quản lý lễ hội góp phần đảm bảo định hướng của Đảng trong việc “Xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong
đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân
văn, dân chủ và khoa học”[57]. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được
bảo tồn và phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc khơng bị mai một, hịa tan trong
q trình hội nhập và tồn cầu hóa. Nhiều giá trị văn hóa mới, tiến bộ đã được
xác lập, củng cố trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái đẹp của văn
hóa nhân loại. Hoạt động quản lý văn hóa cũng làm cho văn hóa trở thành một
tác nhân kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương.
Thứ hai, quản lý nhà nước về lễ hội giúp cho chính quyền các cấp thực
hiện được các khâu công việc thuộc về tổ chức như: thiết lập, hoàn thiện hệ
thống tổ chức bộ máy từ trung ương đến địa phương, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng
nhân sự, đầu tư phương tiện làm việc phục vụ và thúc đẩy công tác bảo tồn, phát
huy lễ hội truyền thống.
Thứ ba, quản lý nhà nước về lễ hội giúp các nhà quản lý thể hiện được vai
trị của mình trong việc cố kết, phát huy sức mạnh của cộng đồng, phát huy vai
trò chủ thể của nhân dân trong quá trình tổ chức lễ hội, định hướng tiếp cận văn
hóa tiến bộ, đẩy lùi những mặt tiêu cực, cổ hủ không phù hợp với thuần phong
mỹ tục của dân tộc. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành quản lý lễ hội trong cơ
chế kinh tế thị trường tuy nhiên dấu ấn của cơ chế bao cấp vẫn còn khá sâu đậm,
khiến cho nhiều cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức văn hóa vẫn trơng chờ,
17
ỷ lại vào Nhà nước, chưa phát huy tốt tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Trong
khi quản lý lễ hội là một cơng việc địi hỏi cả về kiến thức, kỹ năng lẫn tâm
huyết, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực này (nhất là cấp
cơ sở). Do đó, việc tăng cường quản lý nhà nước về lễ hội là vô cùng cần thiết.
Thứ tư, quản lý nhà nước về lễ hội vừa giúp đảm bảo được các giá trị văn
hóa truyền thống đặc sắc vừa tạo dựng mơi trường đời sống văn hóa lành mạnh
đáp ứng được nhu cầu chính đáng của nhân dân. Với chức năng định hướng, đào
tạo con người theo các giá trị chân - thiện - mỹ, văn hóa có khả năng xây dựng,
làm hình thành trong phẩm chất của mọi thành viên xã hội ý thức phát huy các
tiềm năng về thể lực, trí lực và nhân cách để đóng góp vào sự nghiệp phát triển
của dân tộc. Tuy nhiên, chúng ta đang trong quá trình hội nhập thế giới, và tồn
cầu hóa bên cạnh những cơ hội để văn hóa Việt Nam học hỏi và phát huy các giá
trị của mình thì chúng ta cũng phải đối mặt các thách thức của q trình tồn cầu
hóa khi nó trực tiếp tác động tới văn hóa dân tộc. Cụ thể là, tác động của một số
yếu tố tiêu cực từ tồn cầu hóa có khả năng cổ súy cho lối sống tiêu thụ thực
dụng, làm tha hóa nhân cách, rối loạn một số giá trị xã hội, đặt không ít hoạt
động lễ hội và không ít quan hệ xã hội trước nguy cơ bị thương mại hóa... Vì thế,
hơn lúc nào hết, chúng ta phải đẩy mạnh quản lý nhà nước về lễ hội góp phần
bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa đích thực, vì sự phát triển của xã hội và
con người, để thúc đẩy, hướng dẫn sự phát triển trước những thách thức của tồn
cầu hóa và mặt trái của kinh tế thị trường.
Như vậy, quản lý nhà nước về lễ hội là hoạt động tất yếu, khách quan của
các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị liên quan nhằm đảo bảo các chức
năng quản lý của nhà nước đối với lễ hội được thực hiện. Từ đó, các nhà quản lý
có nhận thức đúng đắn về lễ hội truyền thống, xác định lễ hội là nhu cầu khách
quan, chính đáng của nhân dân không thể đưa ra các quyết định hành chính thiếu
khoa học, thiếu tính khả thi như cấm đốn hoặc duy ý chí, khơng làm cho hệ
thống biến dạng, cơng tác tổ chức khơng bị hành chính hóa, thủ tục hóa.
18
Nội dung quản lý lễ hội
Căn cứ theo Điều 54, Luật Di sản Văn hóa, Chỉ thị số 41-CT/TW ngày
5/2/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về việc “Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội” và Công điện số
229/CĐ-TTg ngày 12/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tăng cường
công tác quản lý và tổ chức lễ hội”, nội dung quản lý lễ hội cụ thể như sau:
Một là, xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch - chương trình tổ chức lễ
hội.
Hai là, quản lý công tác tuyên truyền, quảng bá lễ hội. Nội dung tuyên
truyền cần chú trọng vào mục đích, ý nghĩa của lễ hội; giới thiệu thần tích, giá trị
văn hóa - lịch sử của di tích, truyền thuyết lễ hội,... trên hệ thống loa, đài tại lễ
hội và địa phương nơi tổ chức lễ hội. Bố trí khơng gian lễ hội hợp lý, tơn trọng,
đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân, du khách đến hành lễ, tham gia các hoạt động lễ hội.
Ba là, quản lý thu chi gồm quản lý các nguồn thu, chi trọng việc tổ chức lễ
hội.
Bốn là, quản lý hoạt động dịch vụ,
Năm là, quản lý an ninh trật tự, vệ sinh mơi trường, an tồn thực phẩm.
Trong quá trình tổ chức lễ hội cần tăng cường cơng tác bảo đảm vệ sinh an tồn
thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh tại khu vực tổ chức lễ hội; bảo đảm an ninh
trật tự, an tồn giao thơng, phịng, chống cháy, nổ; bảo đảm vệ sinh mơi trường;
kiên quyết đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội.
Sáu là, thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chức lễ hội. Tăng cường
công tác quản lý nhà nước, các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các
hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc trá hình, “thương mại hóa” hoạt động lễ hội;
khắc phục tình trạng hịm cơng đức để tràn lan, việc đặt tiền cơng đức, thắp
hương, đốt vàng mã bừa bãi gây phản cảm trong dư luận, mất mỹ quan nơi thờ
tự.
19
Như vậy, công tác quản lý và tổ chức lễ hội nhằm định hướng lễ hội được
diễn ra theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo an toàn, thiết thực, hiệu quả
và tiết kiệm; phù hợp với thuần phong mỹ tục, phát huy được các giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc, địa phương.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý lễ hội nghinh Ông Nam Hải huyện Gị
Cơng Đơng, tỉnh Tiền Giang
Các văn bản của Đảng và Nhà nước về quản lý lễ hội
Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, là năng lực
sáng tạo, trí tuệ, tài năng, đạo đức của con người; trụ cột phát triển bền vững của
mỗi quốc gia, dân tộc và nhân loại. Trong sự tồn tại và phát triển của văn hóa thì
quản lý văn hóa đóng vai trị rất quan trọng. Trên phương diện vĩ mơ, hoạt động
quản lý văn hóa sẽ góp phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển của văn hóa
quốc gia, giúp hiện thực hóa các chủ trương, đường lối văn hóa, văn nghệ của
Đảng cầm quyền, từ đó tác động đến mục tiêu, bản chất của văn hóa dân tộc.
Trên phương diện vi mô, hoạt động quản lý văn hóa trong các lĩnh vực, địa bàn,
nhóm dân cư cụ thể sẽ giúp kiểm soát sự tùy tiện, sai lệch trong khi thực thi các
cơ chế, chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Những năm qua, quán
triệt tinh thần: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực
phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế,
chính trị, xã hội” [22], Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai áp dụng một số
các văn bản luật, nghị định, thông tư, chỉ thị về vấn đề tổ chức và quản lý lễ hội
ở nước ta. Cụ thể là các văn bản chỉ đạo sau:
- Luật Di sản Văn hóa năm 2009. Những nội dung cơ bản của Luật đã
bám sát và đáp ứng được những nhu cầu trong cơ chế điều hành đất nước ta
trong giai đoạn hiện nay là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ;
toàn dân sống, học tập và làm việc theo pháp luật. Luật Di sản văn hóa ra đời đã
tạo ra những cơ sở pháp lý để triển khai một loạt các hoạt động cần thiết trong
việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Luật xác định rõ quyền hạn và
20
nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và chủ sở hữu đối với di sản văn hóa, chỉ rõ những
việc được làm và không được làm, những hành vi bị nghiêm cấm, cơ chế khen
thưởng, tơn vinh những người có cơng, xử phạt các hành vi vi phạm di tích. Luật
cũng quy định trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành có liên quan ở trung ương và
Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo tồn di sản văn hóa. Những quy định của
Luật Di sản văn hóa được xây dựng theo hướng cởi mở, sát với thực tiễn nhằm
tạo ra hành lang pháp lý thơng thống và mơi trường thuận lợi cho việc đầu tư
phát triển kinh tế của đất nước nói chung và thúc đẩy phát triển du lịch nói riêng,
đồng thời góp phần mở rộng giao lưu văn hóa, hội nhập cộng đồng quốc tế. Tuy
nhiên, trong q trình đưa Luật Di sản văn hóa áp dụng vào thực tiễn bên cạnh
những mặt tích cực, cũng nảy sinh một số hạn chế như chưa xử lý thoả đáng mối
quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, dẫn đến tình trạng thương mại hố di tích.
Một số di tích có xu hướng bị biến dạng bởi những hoạt động thương mại, tưởng
chừng như đóng góp vào ngân sách của địa phương nhưng thực chất là đang phá
hủy di tích, làm mất đi những giá trị về mặt lịch sử, văn hoá, khoa học và kiến
trúc thẩm mỹ của di tích. Vì vậy, năm 2009 Quốc hội đã thơng qua việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2001.
- Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.[21]
- Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị
(khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
- Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn
hoá, Thể thao và Du lịch.
- Chỉ thị số 16/CT-BVHTTDL ngày 03/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động văn
hóa, tín ngưỡng tại di tích.
21
- Công văn số 4449/BVHTTDL-TTr ngày 05/12/2013 của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch về chỉ đạo tăng cường công tác quản lý và tổ chức
lễ hội năm 2014.
- Luật quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm 2012.
- Thông tư số 04/2011 - Bộ VH,TT&DL quy định về việc thực hiện nếp
sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
- Chỉ thị 172/CT-BVHTTDL ngày 06/09/2012 của Bộ Văn hóa Thể thao
và Du lịch về việc tổ chức triển khai thực hiện Luật Quảng cáo. Các văn bản
pháp luật nêu trên của Nhà nước nhằm để cụ thể hố các đường lối chính sách về
văn hố của Đảng.
- Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và
quảng cáo.
- Đặc biệt, Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 5/2/2015 của Ban Bí thư (khóa XI)
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
Chỉ thị nêu rõ:
Cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đối với công tác quản lý và tổ
chức lễ hội, việc quản lý và tổ chức lễ hội cần đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết
kiệm, phù hợp với thuần phong mỹ tục, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hoá, tinh thần lành mạnh của nhân dân.
Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu chấp hành các quy định về quản lý và
tổ chức lễ hội.
Giảm tần suất, thời gian tổ chức nhất là những lễ hội có quy mơ lớn, hạn
chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hoá các nguồn lực trong việc
tổ chức lễ hội.
Thực hiện nghiêm việc quản lý đốt vàng mã, quản lý và sử dụng đồng tiền
Việt Nam trong lễ hội theo đúng quy định của pháp luật, khắc phục tình trạng đặt
hịm cơng đức và đặt tiền lễ tuỳ tiện.