Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

STEM 8_Cuộc Đua Của Những Tên Lửa Hóa Học.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 23 trang )

THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP – STEM
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

CHỦ ĐỀ:
CUỘC ĐUA CỦA TÊN LỬA HÓA HỌC
Giáo viên thực hiện:

Lã Thị Thanh Mai

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023


Chủ đề: TÊN LỬA HÓA HỌC
Môn: Khoa học tự nhiên
Thời gian thực hiện: 03 tiết
Không gian thực hiện: Thực hiện tại sân trường.
* Yêu cầu cần đạt trong CT GDPT 2018
- Nêu được khái niệm phản ứng hóa học, chất tham gia phản ứng và sản phẩm.
- Hiểu được tính chất hóa học của Acid và Muối.
- Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.
- Hiểu được áp lực là lực ép có phương vng góc với mặt bị ép.
- Thảo luận được công dụng của việc tăng giảm áp suất thông qua chủ đề này
* Mô tả chủ đề
Từ hơn 2000 năm trước, tên lửa đã được phát triển từ đồ chơi thành máy móc phức tạp
có khả năng bay được. Tên lửa vẫn đang là phương tiện duy nhất để du hành vũ trụ. Tên lựa
hoạt động theo nguyên tắc phản lực. Khi tên lửa được phóng, do áp suất bên trong thân tên
lửa cao hơn bên ngồi nên khí sẽ phun ra ngồi theo lỗ hổng ở đi tên lửa. Tên lửa sẽ được
đẩy về phía trước.Vậy làm thế nào để tên lửa bay cao và xa hơn?
Trong hoạt động này, học sinh sẽ đưa ra một thiết kế và sáng tạo một tên lửa mini hoạt
động bằng phản ứng hóa học với tầm xa trên 10m hoặc tầm cao trên 2m. Sau đó, học sinh sẽ
vận dụng phản ứng giữa baking soda (Sodium hydrogen carbonate) và giấm (Acetic acid


loãng) và kiến thức về áp suất để tạo động cơ cho tên lửa mini hoạt động tốt nhất.
Hoạt động này sẽ khuyến khích học sinh sáng tạo và đổi mới. Nó cũng sẽ rèn luyện
các kỹ năng tư duy phản biện của học sinh trong việc đánh giá cách thức và lý do tại sao tên
lửa hoạt động.
Các yếu tố được tích hợp trong chủ đề
Mơn học/lĩnh vực

Hóa học

Kiến thức đã học
Phản ứng hóa học: Học sinh nghiên cứu cơ sở cung cấp năng
lượng để mơ hình xe hoạt động.
Acid – Muối: Học sinh nghiên cứu tính chất hóa học của acid
và muối, từ đó có cơ sở lựa chọn các phản ứng hóa học, lượng hóa
chất và kĩ thuật thích hợp cho mơ hình.
+ Xe hoạt động nhờ phản ứng giữa Baking Soda và giấm ăn có
khí sinh ra khí CO2.
NaHCO 3+ CH 3 COOH CH 3 COONa+CO2 + H 2 O


Vật lí
Tin học
Cơng nghệ
Tốn học

Áp suất, chuyển động ném xiên, cách tăng giảm áp suất, áp lực.
Sử dụng internet tìm kiếm thơng tin, sử dụng các thiết bị ghi hình,
phần mềm chỉnh sửa video/hình ảnh.
Thiết kế bản vẽ kĩ thuật tên lửa.
Một số yếu tố thống kê, tính tốn chi phí tiết kiệm.



Đo lường, tính tốn chuyển động của tên lửa.
Tính tốn lượng chất tham gia sao cho lượng khí sinh ra nhiều nhất.
I. Mục tiêu cần đạt
1. Năng lực
* Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên
+ Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra, nêu được tính chấ
hóa học của acid và muối.
+ Nêu được khái niệm áp lực là gì?
+ Tìm ra được cách thay đổi áp suất tác dụng lên một diện tích mặt bị ép.
+ Thực hiện thí nghiệm phóng tên lửa theo hướng dẫn, phân tích kết quả thí nghiệm và
các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ cao phóng tên lửa, đề xuất và thực hiện thí nghiệm khảo sát
để chọn được các điều kiện tối ưu, tìm ra các kĩ thuật quan trọng trong thao tác thực hiện
phóng tên lửa.
- Tìm hiểu tự nhiên
+ Lựa chọn được thí nghiệm đáp ứng đúng yêu cầu ứng dụng phản ứng hóa học về
sự biến đổi chất.
+ Thiết kế được quy trình thực hiện thí nghiệm với đầy đủ chi tiết về hóa chất, dụng
cụ và các bước tiến hành.
+ Tính tốn được lượng hóa chất cần thiết qua các lần thử nghiệm.
+ Thực hiện được thí nghiệm theo thiết kế, đảm bảo an tồn về thao tác và hóa chất.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
+ Thiết kế và chế tạo được sản phẩm hoạt động bằng phản ứng hóa học.
+ Tổ chức báo cáo sản phẩm theo hình thức trưng bày (bản vẽ kĩ thuật, mơ hình sản
phẩm, …)
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu các kiến thức về các phản ứng hóa học
và tìm hiểu làm thế nào để tăng giảm áp suất.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thống nhất bản thiết kế và phân công cá nhân thực
hiện từng nhiệm vụ cụ thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Dùng lý thuyết về phản ứng hóa học, tăng giảm áp suất
để giải thích hiện tượng và làm tên lửa hoạt động tốt hơn, lập được bản thiết kế (mô tả hình
dạng, kích thước mơ hình tên lửa, phản ứng hóa học chọn để phóng tên lửa, lượng hóa chất)
và giải thích được lí do việc lựa chọn đó trên cơ sở phân tích các tính chất hóa học của muối
và acid, các thí nghiệm về những tính chất đó; tính tốn theo phương trình hóa học và
ngun tắc hoạt động phóng tên lửa lên cao.

2. Phẩm chất


* Chăm chỉ
- Có ý thực tìm hiểu trước các kiến thức, kỹ năng liên quan đến chủ đề thông qua đọc
sách, báo, tài liệu, tìm kiến thơng tin trên Internet.
* Trung thực
- Trung thực, cẩn thận trong ghi chép hiện tượng, kết quả các thí nghiệm, kết quả
phóng tên lửa; ghi chép rõ những lần thất bại, thành công; nêu rõ, cụ thể và đánh giá đúng
những việc mà bản thân mình đã làm, đóng góp trong nhóm.
- Trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như hỗ trợ các thành viên
khác trong nhóm.
* Trách nhiệm
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
- Bảo quản và sử dụng hợp lí đồ dùng cá nhân và công cộng.
- Biết tiết kiệm thời gian và sử dụng thời gian hợp lí.
- Tự giác đơn đốc bản thân và các thành viên trong nhóm hồn thành sản phẩm đúng
thời gian qui định.
II. Chuẩn bị của giáo viên
1. Thiết bị dạy học và học liệu
- Học liệu: SGK Khoa học tự nhiên 8 – Sách Cánh Diều.

- Video về một số sản phẩm hoạt động nhờ phản ứng giữa baking soda và giấm ăn:
1. />2. />
- Website:
+ Chuyển động bằng phản lực: />+ Video hướng dẫn làm tên lửa: />v=eRLCcwuh7TM&ab_channel=Y%C3%AAuS%C3%A1ngT%E1%BA%A1o
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu.
2. Nguyên vật liệu chuẩn bị thử nghiệm và chế tạo tên lửa (theo nhóm).
STT

Nguyên, vật liệu

1
2

Dung dịch giấm ăn (giấm tây)/acetic acid (500ml)
Bột Baking soda (10 thìa nhỏ)/ Bột CaCO3/ Al (giấy bạc)
Nút cao su (2 cái) – nút cao su khớp với miệng của chai
3
nhựa thông thường (số 6 hoặc 7)
4
Cốc chia độ
Chai nhựa, giấy màu, bìa cứng, băng dính, giấy ăn, thìa
5
nhựa, kéo, màu, que tre, … (tùy theo thiết kế của nhóm).
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu

Giáo viên
chuẩn bị




Học sinh
chuẩn bị






- Học sinh chế tạo ra một chiếc tên lửa mini hoạt động bằng Giấm ăn và Baking Soda.
- Tìm hiểu được nguyên lý hoạt động của tên lửa mini: điểm mấu chốt để phóng tên
lửa là tạo ra được khí nén trong lịng thân tên lửa và có hứng thú tìm hiểu các phản ứng hóa
học có tạo ra sản phẩm là chất khí từ đó chọn được ngun liệu phù hợp.
- Nhận ra và hiểu rõ nhiệm vụ các tiêu chí cần hồn thiện sản phẩm.
b) Nội dung
- Học sinh tìm hiểu về cấu tạo và ngun lí hoạt động của sản phẩm cùng với tiêu chí
đánh giá sản phẩm.
Chú ý: Vệ sinh gọn gàng, sạch sẽ: được cộng thêm 2 điểm.
c) Tổ chức thực hiện
Bước 1. Đặt vấn đề
- Giáo viên cho học sinh xem 2 – 3 video clip liên quan đến tên lửa nước, xe chạy
bằng hóa chất, ngun lí hoạt động của tên lửa, …
Bước 2. Giao nhiệm vụ
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập số 1, nêu nhiệm vụ và hướng
dẫn học sinh thực hiện:
+ Hãy cho biết tên mơ hình sản phẩm chế tạo được ở video trên?
+ Tên lửa hoạt động dựa trên nguyên lí nào?
+ Tên lửa có cấu tạo gồm những bộ phận nào? Hình dáng các bộ phận tên lửa ra sao?
+ Các bộ phận của tên lửa có thể được chế tạo từ những vật liệu nào?

+ Các bước thực hiện chế tạo sản phẩm như thế nào?
- Sử dụng kĩ thuật động não cho HS đề xuất ý tưởng cho vấn đề: “Có thể thay thế
nhiên liệu phản lực trong video (nước và khơng khí) bằng nhiên liệu khác khơng?
Bước 3.
Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế và phóng tên lửa bằng phản ứng hóa
học.
- Thảo luận bầu cơ cấu tổ chức nhóm.
- Cùng nhau thảo luận theo nhóm đã phân chia trả lời câu hỏi của giáo viên.
Bước 4.
- Các nhóm cử đại diện 1 học sinh báo cáo, liệt kê các ý tưởng của HS lên bảng.
- Nhóm cịn lại lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi.
Bước 5. Giáo viên đưa ra kết luận:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá câu trả lời của học sinh và đưa ra nội dung cần thực
hiện là thiết kế một chiếc tên lửa mini bằng phản ứng hóa học.
+ Giáo viên: Mấu chốt của việc phóng tên lửa là tạo khí nén với áp lực lớn. Vậy có
thể tạo khí nén bằng các phản ứng hóa học hay không?
- Giáo viên thảo luận ưu điểm – nhược điểm của từng ý tưởng và phân tích sự an tồn
của các hóa chất trong phản ứng mà các nhóm chọn lựa.


- Sau đó, giáo viên chốt một ý tưởng liên quan đến chủ đề là nhiên liệu để tên lửa hoạt
động có thể thay khơng khí thành khí CO 2 được tạo ra từ phản ứng giữa giấm ăn và bột
baking soda.
- Giáo viên tổ chức cuộc thi “TÊN LỬA HÓA HỌC” giữa các nhóm, cho các nhóm
học sinh cùng lựa chọn một giải pháp để chế tạo và thử nghiệm.
Lớp mở hội thi bắn tên lửa, học sinh làm việc theo nhóm tìm hiểu để chọn phản ứng
hóa học và nguyên liệu sử dụng phù hợp, chế tạo và thử nghiệm phóng tên lửa theo các tiêu
chí.
- Cho học sinh xem Rubrics, giới thiệu các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
Tiêu chí ban đầu:

STT
1

Tiêu chí
Sử dụng phản ứng hóa học của carboxylic acid phù hợp để phóng tên
lửa lên cao, an toàn, dễ thực hiện.
Tên lửa bay cao tối thiểu 4m.
Tên lửa bay thẳng
Hình dạng giống với hình cơ bản của tên lửa trong thực tế
Tên lửa được trang trí ấn tượng, nổi bật
c) Sản phẩm

Điểm
2

2
3
4
5

4
1
2
1

- Bản thảo luận trả lời câu hỏi của học sinh về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của tên
lửa, tên lửa nước:
+ Gồm 3 phần chính là mũi, thân và ống thụt.
+ Hoạt động nhờ nguyên tắc phản lực, khi nhiên liệu cháy trong buồng đốt, tạo ra áp
suất lên thành buồng đốt cân bằng về mọi hướng, ở vị trí ống thụt, áp suất bị thụt giảm, áp

suất ở phía đối diện sẽ đẩy tên lửa về phía trước (đối diện với ống thụt).
+ Tên lửa nước thực hiện với nguyên tắc đó, khí nén tạo ra bằng cách bơm khí vào.
- Chọn được phản ứng hóa học theo tiêu chí của sản phẩm do giáo viên đề ra.

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp thiết kế
a) Mục tiêu
- Tìm hiểu và trình bày được CTHH của giấm ăn (Acetic acid: CH 3COOH) và Baking
Soda (Sodium hydrogen carbonate: NaHCO3)
- Nghiên cứu và trình bày được phản ứng hóa học giữa giấm ăn và baking soda, từ đó
biết được phản ứng cung cấp năng lượng cho mơ hình hoạt động như thế nào?
- Đề xuất phương án thiết kế sản phẩm theo yêu cầu đặt ra.
- Lập được bản vẽ thiết kế tên lửa, tính tốn lượng hóa chất cần sử dụng để phóng tên
lửa.
b) Nội dung
- Đọc các yêu cầu thực hiện và sản phẩm cần đạt, hướng dẫn thực hiện làm việc nhóm.


- Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, tài liệu, thí nghiệm, từ đó hình thành kiến thức
mới và đề xuất giải pháp/ thiết kế sản phẩm.
- Học sinh thực hiện bản thiết kế sản phẩm: bản vẽ kĩ thuật mơ hình (hình dáng, kích
thước, ngun liệu, kĩ thuật …), dụng cụ, các bước tiến hành vào giấy A1, ghi nhật kí, phân
cơng chuẩn bị, kết quả các lần thử nghiệm.
c) Sản phẩm
- Bản vẽ thiết kế sản phẩm.
- Phương án hoạt động tốt hơn cho sản phẩm.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ

 Nghiên cứu kiến thức nền:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thiết kế quy trình chế tạo sản phẩm ở nhà theo phiếu

học tập số 2, 3, các yêu cầu chuẩn bị để dự thi và sản phẩm cần trưng bày (bản vẽ kĩ thuật,
nhật kí thực hiện sản phẩm). Hướng dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ chính:

 Nhiệm vụ cá nhân: Đọc sách giáo khoa, tài liệu giáo viên cung cấp phần nội dung
tính chất hóa học của acid, tóm tắt các phản ứng hóa học dưới dạng sơ đồ tư duy, viết
phương trình hóa học minh họa các tính chất hóa học acid vào sổ ghi chép. Suy nghĩ đề
xuất chọn phản ứng và cách phóng tên lửa.
 Nhiệm vụ nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển để các thành viên chia sẻ các nội dung ghi được.
- Thống nhất chọn phản ứng hóa học của phù hợp để phóng tên lửa, hóa chất, nguyên
liệu để thực hiện phản ứng đó. Giải thích lí do lựa chọn.
- Thảo luận làm mơ hình tên lửa bằng bằng loại chai nào, các bộ phận của tên lửa,
cách thực hiện phóng tên lửa. Chú ý thảo luận các kĩ thuật thực hiện phóng tên lửa để bay
thẳng và bay cao, tiết kiệm hóa chất theo tiêu chí đã đề ra.
- Tính lượng hóa chất sử dụng (thực hiện phép tính cụ thể, có thể dự tính áp suất trong
chai khi tên lửa bắt đầu phóng là bao nhiêu để tính lượng hóa chất)
- Lập bản vẽ thiết kế mơ hình tên lửa, các bước phóng tên lửa (ghi rõ thao tác thực
hiện phóng tên lửa).
+ Tiến hành thí nghiệm khảo sát để xác định lượng hóa chất và kĩ thuật cho tên lửa
hoạt động tốt nhất.
+ Thiết kế bản vẽ chế tạo sản phẩm từ chai nhựa, bìa carton và các nguyên liệu khác
đảm bảo tiêu chí về hình dáng và khả năng hoạt động của sản phẩm.
+ Giải thích nguyên lí hoạt động của mơ hình.

 Đề xuất giải pháp thiết kế để xe chạy tốt nhất:
- Qua các lần thử nghiệm, hãy thảo luận và tìm ra:
+ Các yếu tố giúp tên lửa bay tốt hơn: Nồng độ sản phẩm sinh ra nhiều hơn => Tên lửa
bay càng nhanh và càng xa.
+ Các yếu tố giúp xe chạy nhanh hơn: Áp suất, góc nghiêng của bệ phóng, khối lượng
và kích thước của tên lửa ảnh hưởng đến tốc độ và tầm cao của tên lửa.



+ Cần giải thích lí do lựa chọn phản ứng hóa học phóng tên lửa, hình dạng, kích thước,
chất liệu sử dụng là tên lửa, cách tính lượng hóa chất và các thao tác thực hiện cũng ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm.

 Lưu ý và đảm bảo an toàn:
+ Đây là thí nghiệm an tồn, tuy nhiên nên đeo bao tay khi tiến hành thí nghiệm vì một
số người có thể bị dị ứng với giấm hoặc baking soda.
+ Thử nghiệm sản phẩm ở khơng gian thống, rộng, khơng có đường dây điện hay các
vật dễ vỡ xung quanh.
+ Khi chọn phản ứng hóa học phóng tên lửa đảm bảo phù hợp để tạo khí nén, chọn hóa
chất/ngun liệu an tồn, dễ kiếm, rẻ tiền.
+ Có thể tính lượng hóa chất trên cơ sở xác định để tạo lượng khí nén cao hơn so với
áp suất thường.
+ Các bước thực hiện như thế nào để đảm bảo tạo ra áp lực lớn nhất mới có thể bật nút
chai.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ tại nhà
Bước 3. Báo cáo thảo luận bằng cách ghi chép kết quả vào phiếu học tập số 2, 3 và
nộp lại sau.
Bước 4. Giáo viên đánh giá thơng qua bài trình bày ở phiếu học tập (trình bày trên
giấy A0) của các nhóm.

Hoạt động 3. Lựa chọn giải pháp
a) Mục tiêu
- Lựa chọn và hoàn thiện bản vẽ mơ hình hoặc phương án thiết kế tối ưu cho sản
phẩm.


b) Nội dung

- Thảo luận và xem xét ý tưởng của từng thành viên để chọn ra bản thiết kế tốt nhất
cho nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, ghi nhận ý kiến đóng góp của nhóm khác và
giáo viên, đồng thời đưa ra những phản biện có cơ sở để bảo vệ thiết kế của nhóm mình.
c) Sản phẩm
- Bản vẽ thiết kế sản phẩm hoàn chỉnh sau khi báo cáo.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh tiếp tục thảo luận để thống nhất phương án thiết kế và chuẩn bị
trình bày bản thiết kế hoàn chỉnh.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận, trình bày ý kiến cá nhân, sau đó thảo luận để thống nhất phương
án thiết kế và hoàn thành bản thiết kế chung.
Bước 3. Báo cáo thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo phương án thực hiện của nhóm mình trước lớp.
Lưu ý khi trình bày cần giải thích cơ sở đưa ra các lựa chọn, thiết kế. Các nhóm cịn
lại chú ý nghe và so sánh với thiết kế của nhóm mình về:
+ Phản ứng hóa học, hóa chất/ngun liệu lựa chọn.
+ Mơ hình tên lửa.
+ Lượng hóa chất và cách tiến hành.
- Các nhóm khác và giáo viên đặt câu hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế;
nhóm báo cáo ghi nhận ý kiến góp ý, trả lời câu hỏi hay lập luận bảo vệ quan điểm và hồn
thiện bản thiết kế.
Bước 4. Kết luận
- Giáo viên có thể chủ động chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm để làm rõ sự vận dụng
kiến thức vào việc đề xuất thiết kế:
+ Những phản ứng hóa học nào có thể dùng để phóng tên lửa? Hóa chất và nguyên
liệu nào được chọn để thực hiện phản ứng đó? Ưu nhược điểm của mỗi phản ứng, nguyên
liệu/hóa chất lựa chọn.
+ Giải thích hình dạng, kích thước các bộ phận. Chóp tên lửa khơng cân đều hay 3

chân/bệ phóng có ảnh hưởng đến hướng lên thẳng của tên lửa không?
+ Cách tính lượng hóa chất như thế nào? (từ thể tích buồng nén khí, số lần áp lực nén
khí so với khơng khí thường, tính theo phương trình hóa học để ra lượng chất. Chú ý trừ
hao lượng chất phản ứng không hết/làm sao cho các chất phản ứng hết để ra lượng khí tính
tốn). Khi thử nghiệm độ cao của tên lửa độ cao tên lửa có cải thiện khơng?
+ Mỗi bước thực hiện có ý nghĩa như thế nào? Làm thế nào để phản ứng xảy ra hoàn
toàn, giữ được nút tạo áp lực lớn nhất để tên lửa bay cao nhất? Làm thế nào điều khiển thời
điểm tên lửa bay lên?
- Giáo viên lựa chọn, tóm lược lại ý kiến thảo luận; đưa ra các nhận xét, bình luận kết
nối với kiến thức bài học; đánh giá và xác thực bản thiết kế của các nhóm, tổng kết các ưu


điểm, những điểm cần xem xét điều chỉnh của từng bản thiết kế. Sau đó, chốt lại các vấn đề
cần chỉnh sửa của các nhóm, hỗ trợ từng nhóm để chọn ra được phương án tốt nhất.
- Các nhóm thảo luận, chỉnh sửa bản thiết kế của mình.

Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá


a) Mục tiêu
- Chế tạo mẫu và thử nghiệm được sản phẩm theo phương án thiết kế đã lựa chọn.
- Thử nghiệm và đánh giá được hiệu quả hoạt động, u cầu kĩ thuật của sản phẩm
như: mơ hình tên lửa về chóp tên lửa, chân bệ phóng, thể tích,… lượng hóa chất; cách cho
các chất phản ứng với nhau, thao tác thực hiện,…).
b) Nội dung:
- Lựa chọn vật liệu, dụng cụ, hóa chất.
- Chế tạo mẫu theo thiết kế.
- Thử nghiệm, đánh giá và điều chỉnh sản phẩm.
- Học sinh có thể phải thực hiện thí nghiệm khảo sát nhiều lần (thực hiện nhiều thí
nghiệm có sự thay đổi 1 yếu tố nào đó) để tìm điều kiện tối ưu. Ghi chép kết quả các nghiên

cứu khảo sát, so sánh để rút ra điều kiện tối ưu.
c) Sản phẩm:
- Mơ hình tên lửa hồn thiện theo thiết kế chung của nhóm.
- Cơng thức về lượng các hóa chất/ngun liệu; các bước thực hiện và kĩ thuật thực
hiện để tên lửa bay lên cao (trình bày chung trong bản thiết kế trên giấy A0)
- Bản ghi chép các lần thực hiện thử nghiệm (lượng hóa chất, cách tiến hành, kết quả
phóng tên lửa, phân tích và điều chỉnh và kết luận cuối cùng về phương án phóng tên lửa tối
ưu của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên cung cấp các hóa chất/nguyên liệu, dụng cụ cân, đong (dung dịch acetic
acid 10%, bột baking soda/bột CaCO3/Al dạng giấy bạc, cốc chia độ, nút cao su), các
nguyên vật liệu khác học sinh tự chuẩn bị - và phát phiếu hướng dẫn, yêu cầu ghi chép kết
quả thử nghiệm và kết luận (có thể yêu cầu học sinh quay hình các lần bắn tên lửa thử
nghiệm)
- Học sinh làm việc nhóm ở nhà/đến trường tiến hành chế tạo và lắp ráp mơ hình tên
lửa theo bản vẽ đã thống nhất, thử nghiệm phóng tên lửa, ghi chép kết quả, tự đánh giá theo
tiêu chí, phân tích điều chỉnh và rút ra kết luận về cách phóng tên lửa.
- Gửi cho giáo viên kết quả ghi chép của nhóm để giáo viên xem, tổng hợp lại kết quả
của các nhóm trước và chuẩn bị trước nội dung thảo luận, các câu hỏi cho các nhóm để làm
rõ sự vận dụng kiến thức, các kĩ năng thực hiện.

 Lưu ý: Yêu cầu việc ghi chép chi tiết về kết quả thử nghiệm và điều chỉnh của các
nhóm. Nên gợi ý mẫu ghi chép kết quả phóng tên lửa cho các nhóm theo bảng và cần ghi rõ
phương án cuối cùng thực hiện phóng tên lửa biểu diễn.
- Thử nghiệm và điều chỉnh sản phẩm. Giáo viên theo dõi, quan sát để hỗ trợ và trao
đổi về sản phẩm của từng nhóm.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh chuẩn bị các nguyên liêu, dụng cụ cần thiết theo bản thiết kế.
- Tiến hành chế tạo và thử nghiệm hoạt động của mơ hình.



- So sánh kết quả thử nghiệm với các tiêu chí đánh giá sản phẩm của giáo viên đề ra và
điều chỉnh lại thiết kế.
- Ghi nhận lại kết quả tự đánh giá và đề xuất cải tiến lại sản phẩm.
- HS quay lại video quá trình thực hiện tạo ra và thử nghiệm sản phẩm.
- Giáo viên theo dõi hoạt động của các nhóm và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
Bước 3. Báo cáo thảo luận
- Các nhóm báo cáo sản phẩm về quy trình, dụng cụ, nguyên liệu, thiết bị và biểu diễn
mơ hình đã chế tạo.
Bước 4. Kết luận
- Giáo viên tổng hợp lại kết quả, nhận xét và đánh giá để chuẩn bị cho hoạt động báo
cáo sản phẩm cuối cùng.
Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh sản phẩm
a) Mục tiêu
- Thử nghiệm đồng loạt sản phẩm của các nhóm, ghi hình quá trình thử nghiệm sản
phẩm.
- Học sinh được trải nghiệm các kết quả khác nhau của tên lửa các nhóm khi lựa chọn
các phản ứng khác nhau hoặc theo các cách thức thực hiện khác nhau.
- Xem video ghi hình và nhận xét sản phẩm của các nhóm.
- Giải thích được cơ chế hoạt động của sản phẩm.
- Nhận ra được nguyên nhân và và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm sản
phẩm của các nhóm.
- Giới thiệu với người khác và nghe học hỏi thêm kinh nghiệm, kĩ thuật phóng tên lửa,
các vấn đề gặp phải trong quá trình thử nghiệm và các cách giải quyết vấn đề và sự sáng tạo
khác nhau của các nhóm.
- Đề xuất các phương án cải tiến để sản phẩm hoạt động tốt hơn.
b) Nội dung:
- Trình bày và thảo luận về sản phẩm của các nhóm.
- Cử đại diện thực hiện thi phóng tên lửa, quan sát và ghi chép lại kết quả đánh giá kết

quả theo tiêu chí của giáo viên.
- Thảo luận, chia sẻ, giải thích cách phóng tên lửa và thảo luận phân tích ngun nhân
thành công và thất bại dựa vào các kiến thức liên quan, trả lời các câu hỏi của giáo viên và
nhóm khác.
- Viết vào vở những phương thức thực hiện hiệu quả, ghi lại những bình luận hoặc câu
hỏi cho sản phẩm mà mình quan tâm.
c) Sản phẩm:
- Mơ hình xe chạy bằng hóa chất, bản thiết kế, quy trình thực hiện.
- Bản ghi chép kết quả, góp ý, bình luận, giải thích, câu hỏi về sản phẩm và số liệu
thực nghiệm của các nhóm khác, các kinh nghiệm để phóng tên lửa theo các tiêu chí đặt ra,
như:


+ Để tên lửa bay được thẳng chóp tên lửa trịn đều, cân đối, bệ phóng chắc chắc và
cân. Khi dán chóp tên lửa cần xốy trịn, cân. Dán 3 chân bệ phóng chắc chắn, cân đều
hoặc đặt lên 1 kiềng, ống hình trụ chắc chắn.
+ Nên gói hóa chất rắn trong giấy dễ thấm hút để làm chậm thời gian tiếp xúc các hóa
chất, dễ dàng thực hiện các thao tác đậy nút và đặt tên lửa cho cân.
+ Đậy nút cao su chặt nhất có thể (khi thử nên xác định độ sâu nén nút cao su vào cổ
chai và đánh dấu lại).
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- Các nhóm trưng bày, giới thiệu mơ hình sản phẩm của nhóm mình theo vị trí được
phân cơng.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình gồm: Giải pháp thiết kế –
tiến trình thực hiện, video tiến trình thực hiện chế tạo sản phẩm tên lửa phản lực, mơ hình
sản phẩm, những điều chỉnh (Phiếu học tập số 2), nhật kí học tập, phiếu đánh giá, các kinh
nghiệm/kĩ thuật học được trong quá trình thực hiện.
- Tổ chức cho các nhóm tham gia cuộc thi phóng tên lửa: Mỗi nhóm được phóng 1 lần
thử nghiệm (không bắt buộc) và 3 lần lấy kết quả, ghi nhận kết quả, thống kê kết quả trung

bình của 3 lần phóng của mỗi nhóm.
- Tổng kết kết quả thử nghiệm của các nhóm.
- Một số câu hỏi giáo viên có thể đặt thêm với học sinh trong quá trình báo cáo:
+ Làm thế nào để tên lửa bay được thẳng lên cao? (chóp tên lửa trịn đều, cân đối, bệ
phóng chắc chắc, cân)
+ Hình dáng tên lửa như thế nào thì giảm được lực cản nhiều nhất? Nên dùng vật liệu
gì làm mũi và cánh tên lửa? Tại sao?
+ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ cao của tên lửa?
+ Lượng các chất lấy thực hiện phản ứng là bao nhiêu thì tạo được áp lực lớn nhất?
Khi đó áp suất trong chai bằng bao nhiêu lần so với áp suất thường?
+ Có nên đổ thẳng các hóa chất để tiếp xúc và xảy ra phản ứng với nhau ngay không?
Tại sao?
+ So sánh phương án chọn phản ứng/điều kiện của các nhóm khác nhau như thế nào?
Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến kết quả bay cao, thẳng của tên lửa?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Trưng bày sản phẩm, báo cáo về sản phẩm.
- Tham gia thi phóng tên lửa, ghi nhận lại hiện tượng và kết quả.
- Chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận đóng góp ý kiến và đề xuất cải tiến sản phẩm.
Bước 3. Báo cáo thảo luận
- Giáo viên đề nghị những nhóm thử nghiệm khơng thành cơng so sánh sản phẩm của
nhóm mình với các nhóm làm tốt, từ đó đưa ra nguyên nhân.
- Nhóm thử nghiệm tốt nhất chia sẻ kinh nghiệm và kĩ thuật thực hiện.
- Giáo viên đặt câu hỏi để làm rõ hơn mối liên hệ kiến thức, kĩ thuật thực hiên và kết
quả thử nghiệm.


- Giáo viên đánh giá dựa trên báo cáo, kết quả thử nghiệm, phần giải thích nguyên
nhân, chia sẻ kinh nghiệm, trả lời – phản biện các câu hỏi và đề xuất phương án cải tiến.
Bước 4. Kết luận.
- Giáo viên tổng hợp lại những nội dung kiến thức về phản ứng hóa học và áp suất.

- Giáo viên định hướng cho HS hồn thiện sản phẩm của nhóm mình.

IV. Hồ sơ học tập:
(Đính kèm các phụ lục bên dưới)
- Phiếu học tập số 1: Thiết kế và chế tạo tên lửa hóa học (Phụ lục 1)
- Phiếu học tập số 2: Thiết kế phản ứng hóa học cho động cơ tên lửa (Phụ lục 2)
- Phiếu học tập số 3: Phương án chế tạo tên lửa hóa học (Phụ lục 3)
- Phiếu học tập số 4: Hỗ trợ chi tiết cho hoạt động đề xuất giải pháp và chế tạo thử
nghiệm (Phụ lục 4)
- Rubik đánh giá quá trình thực hiện sản phẩm (Phụ lục 5).
- Một số video về sản phẩm:
/> />%E1%BB%8DcABC
/> />%C3%A1ngT%E1%BA%A1o


Phụ lục 1
Trường THCS Xuân Thới Thượng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO TÊN LỬA HÓA HỌC
(Hướng dẫn cách thức hoạt động, đề xuất giải pháp, chế tạo và nghiệm sản phẩm)
Nhóm:............................................. Thành viên: ..............................................................
1. Phân cơng nhiệm vụ các thành viên trong nhóm:
- Mỗi nhóm phải có nhóm trưởng, thư kí, chun gia đánh giá mỹ thuật, giám sát đôn
đốc tiến độ, các chuyên gia phụ trách cơ sở vật chất (chuẩn bị nguyên vật liệu), …
2. Tiến hành thảo luận nhóm thực hiện các nội dung sau:
Xem các video giáo viên cung cấp và ghi nhận lại:
Câu 1. Tên sản phẩm thực hiện trong các video trên.
Câu 2. Tên lửa có cấu tạo gồm những bộ phận nào? Hình dáng các bộ phận tên lửa ra
sao?
Câu 3. Các bộ phận của tên lửa có thể được chế tạo từ những nguyên, vật liệu nào?

Câu 4. Các bước thực hiện chế tạo mơ hình tên lửa như thế nào?
Câu 5. Tên lửa hoạt động dựa trên ngun lí nào? (Vì sao tên lửa có thể bay được?)
Câu 6. Có thể thay thế nhiên liệu phản lực trong video (nước và khơng khí) bằng nhiên
liệu khác khơng? (Có phản ứng hóa học xảy ra khơng? Dấu hiệu nào cho biết có xảy ra
phản ứng hóa học? Chất tham gia và sản phẩm tạo thành của phản ứng hóa học là gì?)
Câu 7. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến tầm xa, tầm cao của tên lửa?
Câu 8. Bản vẽ kĩ thuật của nhóm: Thực hiện trên giấy A1
* Lưu ý: Bản vẽ phải thể hiện được hình ảnh mơ hình (Bệ phóng, Tên lửa), mơ tả chi
tế cấu tạo sản phẩm, kích thước các bộ phận, nguyên – vật liệu và hóa chất dự kiến.

SƠ ĐỒ TƯ DUY VỀ TÍNH
CHẤT HÓA HỌC CỦA
ACID VÀ MUỐI

Bản vẽ kĩ thuật tên lửa hóa học (Gồm mơ hình tên lửa
và bệ phóng tên lửa)

- Nguyên liệu, vật liệu: …….
…………………………….
- Dụng cụ: ………………….
……………………………...
- Hóa chất: …………………
…………………………….

CÁC THAO TÁC – KĨ THUẬT KHI THỰC HIỆN
PHÓNG TÊN LỬA


Phục lục 2
Trường THCS Xuân Thới Thượng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: THIẾT KẾ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
CHO ĐỘNG CƠ TÊN LỬA
(Nhật kí học tập đề xuất phản ứng hóa học)
Nhóm: ........................................... Thành viên: ...........................................................
Trưởng nhóm: ............................... Thư kí: ..................................................................
1. Phân cơng nhiệm vụ các thành viên trong nhóm:
- Mỗi nhóm phải có nhóm trưởng, thư kí, chun gia đánh giá mỹ thuật, giám sát đôn đốc
tiến độ, các chuyên gia phụ trách cơ sở vật chất (chuẩn bị nguyên vật liệu), …
2. Tiến hành thảo luận nhóm thực hiện các nội dung sau:
- Thực hiện một số thí nghiệm khảo sát với các dụng cụ - hóa chất mà giáo viên cung cấp.
+ Thí nghiệm 1: Cho bột baking soda (NaHCO3) tác dụng với dung dịch acetic acid.
+ Thí nghiệm 2: Cho bột CaCO3 tác dụng với dung dịch acetic acid.
+ Thí nghiệm 3: Cho Al (giấy bạc) tác dụng với dung dịch acetic acid.
- Quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu hiện tượng – viết phương trình hóa học cho phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.
2. Thí nghiệm nào xảy ra phản ứng hóa học nhanh hơn?
3. Lượng chất khí sinh ra ở phản ứng nào nhiều hơn?
4. Các chất tham gia trong phản ứng có gây nguy hiểm khi thực hiện không?
5. Để tạo ra áp lực cho động cơ tên lửa nên chọn những hóa chất nào?


Phục lục 3
Trường THCS Xuân Thới Thượng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: PHƯƠNG ÁN CHẾ TẠO TÊN LỬA HÓA HỌC
(Nhật kí học tập đề xuất giải pháp và chế tạo thử nghiệm)
Nhóm: ......................................................
Trưởng nhóm: ..........................................

Thành viên: .................................................................

Thư kí: .........................................................................

1. Thảo luận, lập bản quy trình thực hiện, phân cơng chuẩn bị
- Ghi rõ nội dung thảo luận về quy trình thực hiện.
- Phân cơng chuẩn bị từng thành viên trong nhóm
+ Nội dung cơng việc:
a) Cơng việc của nhóm: A1, A2, …
b) Công việc cá nhận: B1, B2, …

Công việc

Phân công
thực hiện

Thời gian
dự kiến
hồn thành

Hồn
thành
(X)

Khơng
hồn
thành
(X)

Kiến thức học được
qua nhiệm vụ


A1
A2
B1
Cả nhóm
B2
Cả nhóm
………
2. Thực hiện khám phá (mơ tả cách tiến hành, hiện tượng, giải thích)
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
3. Thực hiện chế tạo, thử nghiệm và điều chỉnh
- Thực hiện thí nghiệm khảo sát lượng và tỉ lệ hóa chất tối ưu. Ghi rõ phương án, mơ tả
kết quả, giải thích và điều chỉnh, các khó khăn khắc phục

Lần
thử
nghiệ
m

Lượng
hóa chất
(ghi rõ số
mL, khối
lượng các
chất,
chiếm bao
nhiêu %
thể tích
thân chai,

…)

Thể tích
phần thân
chai còn
trớng

Kĩ thuật
thực hiện
(gói hóa
chất, xóc
trộn hóa
chất, đậy
nút, …)

Mơ tả hướng
bay, tầm cao,
tầm xa, nhanh
chậm của tên lửa

Đánh giá theo
tiêu chí, phân
tích nguyên
nhân và điều
chỉnh cho lần
thử nghiệm sau
(ghi lại nguyên
nhân, hiện
tượng bất
thường)


1

4. Chốt phương án tối ưu nhất và các lưu ý về kĩ thuật, phân cơng chuẩn bị và
thực hiện khi thi chính thức.


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………


Phụ lục 4
Trường THCS Xuân Thới Thượng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
(Hỗ trợ chi tiết cho hoạt động đề xuất giải pháp và chế tạo thử nghiệm)
Nhóm:................................................. Thành viên: ..........................................................
* Tiến trình thực hiện
Làm thí
nghiệm khảo m
khám
phá

Thảo luận thí n thí
nghiệm khảo m khảo
sát. Lận thí p bảng
thiết kế

Chuẩn

bị
nguyên
vận thí t
liệm khảo u

Chế tạo mô
hình thử
nghiệm khảo m,
điều chỉnh

Hoàn thành
sản phẩm
dự thi

* Hướng dẫn thực hiện:
a) Phần thân tên lửa
- Dụng cụ, vật liệu: 1 bìa bóng cứng A3; 2 vỏ chai nước ngọt có thể tích 1,2 lít hay 1,5
lít, trong đó có một chai để nguyên làm thân tên lửa, một chai cắt lấy phần đầu; 1 tờ giấy
A3 cứng; một tấm carton nhỏ.
- Tiến hành chế tạo:
+ Chụp phần đầu của chai nước bị cắt vào phần đuôi của chai ngun; quấn tấm bìa
bóng cứng quanh thân chai nước (Để tạo mặt trụ thuận lợi trong việc gắn cánh tên lửa sau
này), cố định bằng keo dính. Cắt tấm carton thành hình cánh của tên lửa.
+ Quấn tấm giấy A3 cứng lại thành hình nón để làm đầu tên lửa.
+ Thêm một ít giấy báo cũ vào phần đầu nhọn của tên lửa (tăng trọng lượng cho đầu
tên lửa). Dùng băng keo cố định đầu và cánh tên lửa vào thân. Thu được một tên lửa hoàn
chỉnh.
b) Bệ phóng tên lửa
- Cách 1: Thiết kế 2 tấn ván cố định, đặt song song cách nhau khoảng 3 – 4 cm.
- Cách 2: Thiết kế 3 cánh tên lửa dài, có thể làm trụ đỡ cho phần trên của tên lửa.

c) Thiết kế thí nghiệm
- Bột baking soda (đã tính khối lượng cần thiết) được gói trong lớp giấy mỏng, được
cuốn và nút chặt 2 đầu bằng dây chỉ, trong đó 1 đầu dây chỉ dài hơn để gắn vào nắp chai).
- Dựng đứng chai, cho lượng giấm ăn vào (đã tính tốn thể tích), đậy nắp chai lại.
- Úp ngược chai cho baking soda và giấm ăn tiếp xúc với nhau; lắc mạnh chai đến khi
chai nhựa căng phồng. Nhanh chóng gắn vào bệ phóng tên lửa (mở nắp nếu tên lửa có bệ
phóng như cách 1).
Lưu ý: Tiến hành thử nghiệm nhiều lần để chọn các vật liệu tối ưu và hoàn thành phiếu
thử nghiệm. Cần thay đổi, cải tiến và sáng tạo các bước tiến hành để đạt hiệu quả cao hơn.
Câu hỏi gợi ý thảo luận, tiến hành thí nghiệm khảo sát làm hoàn chỉnh bản vẽ
phương án chế tạo:
1. Tại sao chai không bay lên cao/ra xa trong lúc thực nghiệm? (Thao tác, lượng chất)
2. Những yếu tố nào về hình dạng, kích thước và khối lượng, lượng khí sinh ra, kĩ
thuật nào ảnh hưởng đến độ cao/tầm xa của chai?
3. Chọn chai nhựa có thể tích bao nhiêu, tại sao? (chú ý đường kính nút chai vừa với
nút cao su được phát).
4. Hình dáng sản phẩm như thế nào thì giảm được lực cản nhiều nhất? Dùng vật liệu gì


để làm mũi và cánh cũng như trang trí xung quanh tên lửa? Tại sao?
5. Lượng các chất lấy thực hiện phản ứng là bao nhiêu thì tạo được áp lực lớn nhất?
Khi đó, áp suất trong chai như thế nào so với bình thường?
6. Để tạo áp lực lớn nhất thì ngồi lượng hóa chất thì cần chú ý thao tác nào?
7. Thời điểm phản ứng bắt đầu có ảnh hưởng đến các thao tác và kết quả thử nghiệm
khơng?
8. Góc nghiêng khi đặt tên lửa có ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm khơng? Vì sao?
9. Làm thế nào để tên lửa bay được thẳng lên cao? (Đầu tên lửa, tính cân đối, bệ
phóng, …)
10. Có nên đổ thẳng các hóa chất để tiếp xúc và xảy ra phản ứng với nhau ngay khơng?
Tại sao?

11. Lượng hóa chất trong tên lửa nên chiếm khoảng bao nhiêu % thể tích thân tên lửa?
Vì sao? Tính tốn lượng hóa chất cần thiết tương ứng với thể tích thân tên lửa được lựa
chọn.
12. Các phương án chọn phản ứng hóa học/ điều kiện phản ứng của nhóm mình so với
nhóm khác có khác nhau khơng? Sự khác nhau đó có ảnh hưởng đến kết quả bay cao,
thẳng hay bay xa của tên lửa không?
* Lưu ý khi thực hiện thử nghiệm sản phẩm:
- Để xác định được điều kiện tối ưu với từng yếu tố cần không thay đổi yếu tố khác.
- Với mỗi phương án đưa ra cần giải thích được cơ sở của nó.
- Tiến hành thí nghiệm khảo sát thì nên dùng với chai nhựa vì với mơ hình (có thể làm
hỏng mơ hình).
* Chớt phương án, rút kinh nghiệm về kĩ thuật phóng tên lửa:
- Chốt phương án về chất lượng, thao tác thực hiện để mô hình hoạt động tốt.
- Giải thích lí do chọn phương án và những điều cần lưu ý.
- Đặt tên cho sản phẩm.
- Hoàn thành các sản phẩm cần trưng bày.



×