Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dạy học văn: hãy bắt đầu từ nhan đề tác phẩm docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.3 KB, 4 trang )

Dạy học văn: hãy bắt đầu từ nhan đề
tác phẩm



Từ thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy có nhiều con đường
để tiếp cận với những giá trị của tác phẩm, trong đó có một
phương pháp khá đơn giản và hữu hiệu là tiếp cận từ chính nhan
đề của tác phẩm.
Nhà thơ Xuân Diệu đã có lần phát biểu đại ý các nhà văn khi đ
ặt
tên cho tác phẩm cũng trăn trở như cha mẹ đặt tên cho con. Thật
vậy, quá trình sáng tạo cũng “mang nặng đẻ đau”, khi “đứa con
tinh thần” ra đời nhà văn cũng có niềm vui sướng, hạnh phúc
như người mẹ người cha vừa có thêm một đứa con; rồi “đứa con
tinh thần” ấy còn khiến nhà văn phải bận tâm nhiều, chăm chút
sau mỗi lần tái bản. Và có “đứa con tinh thần” đem lại cho cha
mẹ vinh quang, hạnh phúc, nhưng cũng có không ít nhà văn lao
đao khốn khổ vì “đứa con tinh thần” của mình.
Trong các đề thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng và thi tốt
nghiệp THPT cũng đã không ít lần đề cập ý nghĩa nhan đề tác
phẩm. Ví dụ: “Giải thích ý nghĩa nhan đề “Rừng xà nu” của
Nguyễn Trung Thành”; “Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao
đã mấy lần đổi tên? Ý nghĩa của những tên gọi ấy?”, “Giải thích
ý nghĩa nhan đề và lời đề từ bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế
Lan Viên…
Nhan đề của tác phẩm là một tín hiệu nghệ thuật quan trọng,
nhưng một số GV vẫn còn coi nhẹ, bỏ qua yếu tố n
ày. Chúng tôi
trong quá trình giảng dạy luôn lưu ý học sinh tìm hiểu ý nghĩa
nhan đề của tác phẩm. Đây là m


ột cách hay để tạo sự chú ý, kích
thích hứng thú của các em. Đối với những nhan đề đặc sắc, có ý
nghĩa bao quát chủ đề của tác phẩm như “Thu điếu, Thu ẩm,
Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến, “Tắt đèn” c
ủa Ngô Tất Tố, “Đôi
mắt” của Nam Cao, “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu, “Bác ơi!” của Tố Hữu chúng tôi luôn dành một lượng
thời gian thích đáng để hướng dẫn học sinh giải mã. Ngay cả
những nhan đề có vẻ bình thường như “Tấm Cám” (truyện cổ
tích), chúng tôi cũng tìm ra được thông tin có ý nghĩa. Ví dụ:
Tại sao tác giả dân gian lại đặt nhan đề là “Tấm-Cám” chứ
không đặt nhan đề “Tấm-Dì ghẻ”? (vì xung đột chủ yếu của tác
phẩm là xung đột giữa Tấm và Cám, chứ không phải là Tấm và
dì ghẻ); rồi tên Tấm và Cám có ý nghĩa gì? (là cách đặt tên con
cái phổ biến của người xưa, đặt tên theo những vật dụng bình
thường trong cuộc sống-“cái kèo cái cột thành tên”; tấm và cám
đều là sản phẩm từ hạt lúa, hàm ý một người cha sinh ra, song
lại khác nhau về chất: tấm đáng quý hơn cám…
Như vậy, chỉ một nhan đề có vẻ bình thường đã gợi mở ra bao
điều thú vị, sâu sắc.
“Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) cũng là một nhan đề có vẻ bình
thường. Song thực ra không phải là không có gì đ
ể khai thác: Mị
và A Phủ vốn là những người xa lạ, nhưng do một cảnh ngộ đặc
biệt, họ đã đến với nhau và trở thành “Vợ chồng A Phủ”, quá
trình trở thành “vợ chồng” của họ là một sự vươn lên t
ừ bóng tối
đến ánh sáng; hoàn cảnh đen tối dưới ách áp bức của th
ống lý Pá
Tra khiến họ thành vợ chồng, song chỉ có cách mạng mới đem

lại hạnh phúc bền vững cho họ; điều ấy lí giải vì sao cặp vợ
chồng ấy đến với cách mạng và trung kiên với cách mạng.
Với tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ
Ngọc Tường, người đọc đã mê ngay từ cái nhan đề. Đó là một
nỗi niềm, một sự vương vấn, một cảm xúc bâng khuâng…mang
một vẻ đẹp đầy chất thơ. Với nỗi niềm mê say ấy, tác giả đã dẫn
dắt người đọc đi đến tận cùng của tri thức văn hóa và thẩm mĩ
đã tạo nên dòng sông Hương, cái nôi của văn hóa Huế.
“Vợ nhặt” cũng là một nhan đề độc đáo. “Vợ nhặt” nghĩa là gì?
Sao tác giả không gọi là “Nhặt vợ”? Cái khác biệt là ở chỗ:
“nhặt vợ” là một động từ, còn “vợ nhặt” là một danh từ, chỉ một
“loại” vợ (bên cạnh các “loại” vợ khác như: vợ đẹp, vợ trẻ, vợ ở
quê…chẳng hạn). Và đọc xong tác phẩm, người đọc mới thấy
hết được tính chất vừa hài hước, vừa xót xa, bi thảm trong cái
nhan đề ấy.
Ngay cả cách viết của tác giả đối với từng nhan đề cũng cần
được lưu ý. Ví dụ Nguyễn Tuân đã viết hoa chữ “Sông” trong
tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”, bởi vì theo cách nhìn của
ông, sông Đà không chỉ là một con sông bình thường mà đã trở
thành một “nhân vật” đặc biệt, có cá tính, phẩm cách riêng; và
trong tác phẩm, nhà văn đã nhi
ều lần sử dụng thủ pháp nhân hóa
để xây dựng hình tượng. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã
viết hoa chữ “Đất Nước”, thể hiện hàm ý tôn kính Tổ quốc
thiêng liêng. Đối với những tác phẩm thơ có nhan đề là “Vô đề
(“Không đề”) cũng không có nghĩa là không có gì để nói. Thực
ra đây là một thủ pháp dùng cái “không” để diễn tả cái “có”, cái
vô cùng, một thủ pháp gợi mở tâm tư…Mặt khác nhan đề kiểu
này thể hiện tình huống sáng tạo ngẫu nhiên, tức cảnh sinh tình,
cũng là một tín hiệu rất đáng lưu ý.

Nhan đề tác phẩm cũng phản ánh quan niệm văn hóa, tư tưởng
của mỗi thời. Tác phẩm văn học trung đại thư
ờng có nhan đề thể
hiện thể loại đặc điểm thể loại: “Hịch tướng sĩ văn” (Trần Quốc
Tuấn), “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi), “Long thành cầm giả
ca” (Nguyễn Du), “Tỳ bà hành” (Bạch Cư Dị)…Có nhiều tác
phẩm có chung một nhan đề như “Cảm hoài”, “Thuật hoài” (đ
ều
có nghĩa là “tỏ lòng’’), thể hiện tính chất “phi ngã”, “vô ngã”
của thi pháp văn học trung đại. Đến thời Thơ mới lãng mạn,
nhan đề tác phẩm thể hiện dấu ấn cái Tôi rất rõ nét. Nhiều ngư
ời
đã phân tích chữ “đây” trong các tác phẩm “Đây thôn Vĩ Giạ”
của Hàn Mặc Tử và “Đây mùa thu tới” thể hiện cảm hứng mời
gọi, dâng hiến, khát vọng giao cảm mãnh liệt…

×