Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề_đáp án HSG Văn cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.39 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
GIA LAI

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT, NĂM HỌC 2017 - 2018

Môn : Ngữ văn - Bảng B
Ngày thi : 9/12/2017
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Hướng dẫn chấm có 03 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá chất
lượng bài làm của thí sinh. Do đặc trưng của bộ mơn nên giám khảo cần linh hoạt vận
dụng đáp án, các thành phần điểm trong từng câu; lưu tâm và khuyến khích những bài
làm sáng tạo, độc đáo.
2. Nếu có chi tiết hóa điểm số của các câu, các phần trong Hướng dẫn chấm cụ
thể thì phải được thống nhất trong tổ chấm và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm.
Bài thi được chấm theo thang điểm 20, lấy điểm lẻ 0,25 ; khơng làm trịn điểm.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Câu
Câu 1

Nội dung
Điểm
Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa hình tượng “rễ” từ bài thơ Rễ
8.0
1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng
1.0


- Đảm bảo bố cục của một bài văn nghị luận.
- Kĩ năng tạo lập văn bản.
- Lập luận chặt chẽ, hành văn lưu lốt.
- Khơng mắc các lỗi viết văn.
2. Yêu cầu về nội dung nghị luận
- Hiểu nội dung nghị luận
- Yêu cầu bài làm đảm bảo chuẩn mực đạo lí, khơng biểu hiện vi phạm
pháp luật. Khơng lồng thơng tin mang tính chất cá nhân vào bài viết.
- Triển khai bài viết đúng phương pháp, cụ thể cần đạt các yêu cầu sau:
a. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
Giới thiệu được nội dung nghị luận: ý nghĩa hình tượng “rễ” từ bài thơ 1.0
cùng tên.
b. Nội dung nghị luận (không lạc sang nghị luận văn học):
- Hiểu ý nghĩa hình tượng “rễ”: ẩn dụ cho một con người bình dị, vơ danh 1.0
mà có lẽ sống cao đẹp: làm việc vất vả, khó nhọc nhưng kiên trì nhẫn nại,
sẵn sàng vượt qua thử thách với tình u vơ biên và đức hi sinh thầm lặng,
qn mình vì mục đích cao thượng.
- Phân tích một số dẫn chứng cụ thể (trong đời sống hoặc trong văn học) để 2.0
làm sáng tỏ lẽ sống cao đẹp trên.
Gợi ý: Hình ảnh người cha, người mẹ, người thầy, nhân dân, v.v...
- Bàn bạc
2.0
+ Vẻ đẹp tiềm ẩn của con người là kì diệu, khơng dễ gì thấy hết. Những
tấm gương cao đẹp ấy xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống.
1


Câu
2


+ Phê phán những người sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm với người thân, gia
đình, xã hội, Tổ quốc v.v...
+ Thái độ tôn vinh và biết ơn những tấm gương cao cả mà bình dị vơ danh,
nhờ họ mà cuộc sống đẹp, đất nước càng phát triển.
c. Bài học cho bản thân
1.0
- Hiểu được công lao và tạc dạ ghi ơn những người đã ni dưỡng, giúp đỡ
mình.
- Chọn lẽ sống đẹp để góp phần xây dựng cuộc sống...
...Bằng sự trải nghiệm văn học của mình, anh/chị hãy phân tích một số 12.0
“tiếng thơ” để thấy độ ngân rung của “tiếng thương” trong sâu thẳm
cõi lòng tác giả.
1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng
1.0
- Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận.
- Kĩ năng tạo lập văn bản.
- Kĩ năng phân tích, tổng hợp và vận dụng kết hợp các thao tác lập luận.
- Không mắc các lỗi trình bày và lỗi viết văn.
2. Yêu cầu về nội dung nghị luận
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Thơ ca bộc lộ tiếng nói tình cảm của
tác giả dành cho nhân vật trữ tình. Suy ra, nhân vật chính diện trong tác
phẩm đều được đón nhận tình cảm của tác giả.
- Biết huy động kiến thức, lựa chọn cứ liệu hợp lí để thỏa mãn yêu cầu của
đề bài.
- Đảm bảo ít nhất phải có hai cứ liệu để phân tích, chứng minh theo yêu
cầu.
- Khuyến khích bài làm có cứ liệu là tác phẩm văn xi.
- Không cho điểm tối đa đối với bài làm chỉ có một cứ liệu.
- Yêu cầu bài làm đảm bảo chuẩn mực đạo lí, khơng biểu hiện vi phạm
pháp luật. Khơng lồng thơng tin mang tính chất cá nhân vào bài viết.

3. Triển khai nội dung nghị luận: Thí sinh có thể triển khai bài làm của
mình theo nhiều cách khác nhau, cứ liệu khác nhau nhưng dẫn chứng phải
xác đáng và lí lẽ thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được những yêu cầu sau:
a. Giới thiệu vấn đề nghị luận
1.0
b. Giải thích vấn đề nghị luận
2.0
Trên cơ sở nắm vững nội dung đoạn thơ, tiến hành giải thích nghĩa của
những từ ngữ mang màu sắc tu từ đã được nhấn mạnh:
- Tiếng thơ - cũng có thể hiểu là khúc ca, là chỉ tác phẩm thơ. Theo nghĩa
rộng là để chỉ tác phẩm văn chương nói chung (văn bản nghệ thuật).
- Tiếng thương - là tiếng nói tình cảm yêu thương chân thành sâu sắc của
tác giả dành cho nhân vật mà hạt nhân của nó là tư tưởng nhân đạo.
=> Trong tác phẩm, hình tượng nhân vật chính diện thường được đón nhận
tình cảm u thương của tác giả - nhất là những nhân vật có số phận bất
hạnh.
2


c. Phân tích một số tác phẩm tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề
7.0
(Gợi ý một số tác phẩm có biểu hiện tiếng thương của tác giả:
+ Truyện Kiều, Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du, Tự tình của Hồ Xuân
Hương, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Thương vợ của Trần Tế
Xương, Ơng đồ của Vũ Đình Liên, Phu làm đường của Hồ Chí Minh, Việt
Bắc của Tố Hữu, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên,...
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
+ Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao, Vợ nhặt
của Kim Lân, Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi, ...).
- Tiến hành phân tích những dẫn chứng cụ thể, biết khai thác các yếu tố

hình thức nghệ thuật góp phần khắc họa hình tượng nhân vật với những đặc
điểm nổi bật; đồng thời nhận diện ra gương mặt tinh thần, những cung bậc
cảm xúc, tình cảm của tác giả: bên cạnh tình u thương cịn có sự sẻ chia,
niềm trân trọng, ngợi ca, biết ơn, biểu dương những giá trị của hình tượng
(kể cả niềm tự đau, tự thương)...
- Biết chọn lọc những dẫn chứng hợp lí từ văn bản; thể hiện sự cảm thụ
văn học tinh tế, lập luận chặt chẽ, hệ thống ý rõ ràng mạch lạc, hành văn
truyền cảm.
(Đây là đề mở nên chủ yếu đánh giá năng lực cảm thụ văn chương,
năng lực sáng tạo và năng lực tạo lập văn bản của thí sinh, do đó lượng
điểm phần này chỉ định tính chứ khơng định lượng).
d. Đánh giá
1.0
- Vấn đề nghị luận đã đề cao giá trị quý nhất của một tác phẩm là giá trị
tư tưởng, trong đó tinh thần nhân văn là truyền thống nổi bật của văn học
dân tộc; là suối nguồn bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn Việt.
- Vấn đề nghị luận còn bồi dưỡng thái độ yêu quý, trân trọng di sản văn
chương dân tộc.
-----------------------Hết----------------------

3



×