Tải bản đầy đủ (.doc) (211 trang)

Nghiên cứu kết quả mô hình can thiệp toàn diện trẻ bại não thể co cứng dưới 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 211 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

HỒNG KHÁNH CHI

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ MƠ HÌNH CAN THIỆP
TOÀN DIỆN TRẺ BẠI NÃO THỂ CO CỨNG
DƯỚI 6 TUỔI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
=========

HỒNG KHÁNH CHI

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ MƠ HÌNH CAN THIỆP
TOÀN DIỆN TRẺ BẠI NÃO THỂ CO CỨNG
DƯỚI 6 TUỔI

Chuyên nghành


Mã số

: Phục hồi chức năng
9720107

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phạm Văn Minh

HÀ NỘI - 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi là Hồng Khánh Chi, nghiên cứu sinh khoá 35, chuyên ngành Phục hồi
chức năng, trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Thầy PGS.TS. Phạm Văn Minh
2. Cơng trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của Bệnh viện Phục hồi
chức năng Hà Nội.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều cam
đoan này.
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2023
Người viết cam đoan

Hoàng Khánh Chi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CFCS

Communication Function Classification systems
Hệ thống phân loại chức năng giao tiếp

CS

Cộng sự

HĐTL

Hoạt động trị liệu

ICF

International Classification of Funtioning, Disability and handicape
Phân loại quốc tế về Hoạt động, Chức năng, Khuyết tật và Sức khoẻ

LV

Lĩnh vực

NNTL

Ngôn ngữ trị liệu

GDT

Goal Directed Treatment

Trị liệu hướng mục tiêu

GMFCS

Gross Motor Function Classification System
Hệ thống phân loại chức năng vận động thô

GMFM

Gross Motor Function Measure
Thang đánh giá chức năng vận động thô

GAS

Goal Attainment Scaling
Thang điểm đạt mục tiêu

MACS

Manual Ability Classification System
Hệ thống phân loại khả năng sử dụng tay

QUEST

Quality of Upper Extremity Skill Test
Chất lượng các kỹ năng chi trên

VĐTL

Vận động trị liệu


P-CIMT

Pediatric Constraint Induced Movement Therapy
Liệu pháp vận động cưỡng bức ở trẻ em

PEDI

Pediatric Evaluation of Disability Inventory
Đánh giá tóm tắt giảm khả năng nhi khoa

PHCN

Phục hồi chức năng


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN.................................................................................3
1.1.

Đại cương về bại não................................................................................3

1.1.1. Định nghĩa...............................................................................................3
1.1.2. Rối loạn vận động ở trẻ bại não thể co cứng và các vấn đề sức khỏe phối
hợp………………..............................................................................................3
1.2.

Các phân loại và thang đánh giá sử dụng cho trẻ bại não thể co cứng trong


nghiên cứu..........................................................................................................9
1.2.1. Các phân loại...........................................................................................9
1.2.2. Các thang đánh giá.................................................................................10
1.3.

Các phương pháp can thiệp cho trẻ bại não thể co cứng............................13

1.3.1. Thực hành dựa vào bằng chứng.............................................................. 13
1.3.2. Các phương pháp can thiệp cho trẻ bại não..............................................14
1.4.

Xây dựng mơ hình phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ bại não thể co cứng

dưới 6 tuổi tại bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội..........................................17
1.4.1. Mơ hình phục hồi chức năng tồn diện cho trẻ bại não thể co cứng dưới 6
tuổi………………............................................................................................17
1.4.2. Xây dựng mô hình PHCN tồn diện hướng mục tiêu lấy gia đình làm trung
tâm tại bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội.....................................................24
1.5.

Các nghiên cứu về bại não......................................................................30

1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới......................................................................... 30
1.5.2. Các nghiên cứu về bại não tại Việt Nam..................................................33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................34
2.1.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................34

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn...............................................................................34

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ................................................................................. 34
2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................... 34

2.3.

Thiết kế nghiên cứu................................................................................34

2.4.

Nội dung và cách tiến hành nghiên cứu...................................................36


2.4.1. Nội dung và phương pháp đánh giá các biến nghiên cứu.......................... 37
2.4.2. Thang điểm GAS................................................................................... 38
2.4.3. Thang điểm GMFM 66.......................................................................... 40
2.4.4. Thang điểm QUEST.............................................................................. 42
2.4.5. Thang điểm PEDI.................................................................................. 43
2.5.

Các phương pháp can thiệp.....................................................................44

2.5.1. Trị liệu hướng mục tiêu.......................................................................... 44
2.5.2. Trị liệu ngơn ngữ cá nhân....................................................................... 45
2.6.

Liệu trình can thiệp.................................................................................47

2.7.


Mơ tả mơ hình phục hồi chức năng tồn diện, hướng mục tiêu, lấy gia đình

làm trung tâm....................................................................................................48
2.8.

Quy trình thu thập số liệu........................................................................51

2.8.1. Công cụ thu thập số liệu......................................................................... 51
2.8.2. Thử nghiệm bộ công cụ..........................................................................51
2.8.3. Tiến hành thu thập số liệu.......................................................................52
2.9.

Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 52

2.10. Sai số và hạn chế sai số trong nghiên cứu................................................ 52
2.10.1.Sai số nhớ lại..........................................................................................52
2.10.2.Biện pháp khắc phục sai số.....................................................................53
2.11. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu....................................................... 53
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................54
3.1.

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu........................................................ 54

3.1.1. Đặc điểm tuổi và giới............................................................................. 54
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng.................................................................................55
3.1.3. Đặc điểm người chăm sóc chính............................................................. 58
3.1.4. Các phương pháp can thiệp cho trẻ bại não..............................................60
3.2.


Kết quả can thiệp VĐTL và HĐTL cho trẻ bại não thể co cứng................61

3.2.1. Kết quả đạt mục tiêu GAS về vận động trị liệu và hoạt động

trị liệu.....61

3.2.2. Kết quả can thiệp vận động trị liệu.......................................................... 62


3.2.3. Kết quả can thiệp hoạt động trị liệu......................................................... 70
3.3.

Kết quả can thiệp ngôn ngữ trị liệu cho trẻ bại não thể co cứng.................74

3.3.1. Kết quả đạt mục tiêu GAS về ngôn ngữ trị liệu........................................74
3.3.2. Kết quả can thiệp ngôn ngữ trị liệu..........................................................74
Chương 4: BÀN LUẬN...................................................................................85
4.1.

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu........................................................ 85

4.1.1. Đặc điểm tuổi và giới............................................................................. 85
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng.................................................................................87
4.1.3. Đặc điểm người chăm sóc chính............................................................. 90
3.1.4. Các phương pháp can thiệp cho trẻ bại não................................................91
4.2.

Kết quả can thiệp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu............................92

4.2.1. Kết quả đạt mục tiêu GAS về vận động trị liệu và hoạt động trị liệu.........92

4.2.2. Kết quả can thiệp vận động trị liệu.......................................................... 93
4.2.3. Kết quả can thiệp hoạt động trị liệu....................................................... 104
4.3.

Kết quả can thiệp ngôn ngữ trị liệu cho trẻ bại não thể co cứng dưới 6

tuổi……......................................................................................................... 109
4.3.1. Kết quả đạt mục tiêu GAS về ngôn ngữ trị liệu......................................109
4.3.2. Kết quả can thiệp ngôn ngữ trị liệu........................................................109
KẾT LUẬN...................................................................................................117
KIẾN NGHỊ..................................................................................................119
NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI.............................................................. 120
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

10 hướng dẫn chung của Canchild để tạo thành dịch vụ gia đình làm
trung tâm...................................................................................... 25

Bảng 3.1.

Tỷ lệ trẻ bại não thể co cứng theo tuổi............................................54

Bảng 3.2.


Tỷ lệ trẻ bại não thể co cứng theo vị trí liệt..................................... 55

Bảng 3.3.

Phân bố tỷ lệ mức độ GMFCS theo vị trí liệt..................................55

Bảng 3.4.

Phân bố tỷ lệ mức độ MACS (Mini MACS) theo vị trí liệt..............56

Bảng 3.5.

Phân bố tỷ lệ mức độ CFCS theo vị trí liệt......................................57

Bảng 3.6.

Phân bố trẻ bại não theo mức độ phát triển các chức năng...............58

Bảng 3.7.

Người chăm sóc chính và tuổi của người chăm sóc chính................58

Bảng 3.8.

Kết quả đạt mục tiêu GAS về vận động trị liệu và hoạt động trị liệu
sau 6 tháng PHCN........................................................................ 61

Bảng 3.9.

Sự cải thiện điểm GMFM 66 sau PHCN........................................62


Bảng 3.10. Điểm GMFM 66 phần trăm tham chiếu sau PHCN..........................62
Bảng 3.11. Điểm PEDI kĩ năng di chuyển sau PHCN........................................63
Bảng 3.12. Điểm PEDI mức độ trợ giúp lĩnh vực di chuyển sau PHCN..............64
Bảng 3.13. Mối liên quan đơn biến giữa sự cải thiện điểm GMFM 66 đến sự cải
thiện điểm PEDI kĩ năng di chuyển sau 6 tháng PHCN...................64
Bảng 3.14. Điểm GMFM 66 sau 6 tháng PHCN theo các mức độ GMFCS 65 Bảng
3.15. Điểm GMFM 66 sau 6 tháng PHCN theo các mức độ MACS...................65
Bảng 3.16. Điểm GMFM 66 sau 6 tháng PHCN theo các mức độ CFCS...........66
Bảng 3.17. Điểm GMFM 66 sau 6 tháng PHCN theo vị trí liệt..........................66
Bảng 3.18. Điểm GMFM 66 sau 6 tháng PHCN theo nhóm tuổi........................67
Bảng 3.19. Điểm GMFM 66 sau 6 tháng PHCN theo giới của trẻ bại não 67
Bảng 3.20. Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến các mức độ GMFCS, MACS và
CFCS, định khu, tuổi và giới của trẻ bại não trước điều trị ảnh hưởng
đến sự cải thiện điểm GMFM 66 sau 6 tháng PHCN

68


Bảng 3.21. Sự liên quan giữa một số yếu tố của người chăm sóc chính và kết quả
cải thiện điểm GMFM 66 sau 6 tháng PHCN................................. 69
Bảng 3.22. Điểm PEDI kĩ năng tự chăm sóc sau PHCN.................................... 70
Bảng 3.23. Điểm PEDI mức độ trợ giúp lĩnh vực tự chăm sóc sau PHCN..........71
Bảng 3.24. Mối liên quan đơn biến giữa sự cải thiện điểm QUEST, sự cải thiện
điểm PEDI kĩ năng di chuyển ảnh hưởng đến sự cải thiện điểm PEDI
kĩ năng tự chăm sóc sau 6 tháng PHCN..........................................71
Bảng 3.25. Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến các mức độ GMFCS, MACS và
CFCS, định khu, tuổi và giới của trẻ bại não trước điều trị ảnh hưởng
đến sự cải thiện điểm QUEST sau 6 tháng PHCN


72

Bảng 3.26. Sự liên quan giữa một số yếu tố của người chăm sóc chính và kết quả
cải thiện điểm QUEST sau 6 tháng PHCN..................................... 73
Bảng 3.27. Điểm PEDI kĩ năng xã hội sau PHCN.............................................74
Bảng 3.28. Điểm PEDI mức độ trợ giúp lĩnh vực chức năng xã hội sau PHCN 75
Bảng 3.29. Điểm thô PEDI kĩ năng hiểu sau 6 tháng PHCN..............................76
Bảng 3.30. Điểm thô PEDI kĩ năng diễn đạt sau 6 tháng PHCN.........................77
Bảng 3.31. Điểm thô PEDI kĩ năng tương tác xã hội sau 6 tháng PHCN............78
Bảng 3.32. Điểm PEDI kĩ năng xã hội sau 6 tháng PHCN theo các mức độ
CFCS........................................................................................... 79
Bảng 3.33. Điểm PEDI kĩ năng xã hội sau 6 tháng PHCN theo các mức độ MACS
.....................................................................................................79
Bảng 3.34. Điểm PEDI kĩ năng xã hội sau 6 tháng PHCN theo các mức độ
GMFCS........................................................................................80
Bảng 3.35. Điểm PEDI kĩ năng xã hội sau 6 tháng PHCN theo các mức độ phát
triển kĩ năng xã hội........................................................................80
Bảng 3.36. Sự liên quan giữa vị trí liệt và cải thiện điểm PEDI kĩ năng chức năng
xã hội sau 6 tháng PHCN.............................................................. 81


Bảng 3.37. Mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến các mức độ GMFCS, MACS và
CFCS, định khu, tuổi và giới của trẻ bại não trước điều trị ảnh hưởng
đến sự cải thiện điểm PEDI kĩ năng chức năng xã hội sau 6 tháng
PHCN.......................................................................................... 82
Bảng 3.38. Sự liên quan giữa yếu tố tuổi, học vấn, nghề nghiệp của người chăm sóc
chính và kết quả cải thiện điểm PEDI kĩ năng chức năng xã hội sau 6
tháng PHCN................................................................................. 83
Bảng 3.39. Mối liên quan đơn biến giữa sự cải thiện điểm PEDI kĩ năng di chuyển,
PEDI kĩ năng tự chăm sóc ảnh hưởng đến sự cải thiện điểm PEDI kĩ

năng xã hội sau 6 tháng PHCN...................................................... 84


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Tỷ lệ trẻ bại não thể co cứng theo giới........................................54

Biểu đồ 3.2.

Trình độ văn hóa của người chăm sóc chính...............................59

Biểu đồ 3.3.

Nghề nghiệp của người chăm sóc chính.....................................59

Biểu đồ 3.4.

Các phương pháp can thiệp cho trẻ bại não.................................60

Biểu đồ 3.5.

Sự cải thiện điểm QUEST sau phục hồi chức năng..................... 70

Biểu đồ 3.6.

Kết quả đạt mục tiêu GAS về ngôn ngữ trị liệu...........................74


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.

Can thiệp dựa vào bằng chứng.........................................................13

Hình 1.2.

Các thành viên nhóm can thiệp cho trẻ bại não..................................23

Hình 2.1.

Sơ đồ nghiên cứu............................................................................ 37

Hình 2.2.

Tập ngơn ngữ trị liệu....................................................................... 47

Hình 2.3.

Mơ hình PHCN tồn diện cho trẻ bại não......................................... 48

Hình 2.4.

Hướng dẫn gia đình.........................................................................51


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bại não được định nghĩa là một nhóm các rối loạn vĩnh viễn về phát triển của
vận động và tư thế, gây ra giới hạn hoạt động, do tổn thương không tiến triển của

não bộ trong thời kỳ bào thai hoặc trẻ nhỏ. Các rối loạn về vận động của bại não
thường đi kèm với rối loạn về cảm giác, tri giác, nhận thức, giao tiếp, hành vi, động
kinh và các vấn đề xương khớp thứ phát 1. Tần suất mắc bại não trên thế giới
khoảng 1,5 - 3/1000 trẻ sơ sinh sống 2–4, trong đó bại não thể co cứng chiếm đa số
(72 - 80%) 5. Ở Việt Nam, chưa có số liệu điều tra quốc gia về tỷ lệ hiện mắc bại
não, ước tính có khoảng 500.000 người sống với bại não, chiếm 30 - 40% tổng số
khuyết tật ở trẻ em 6. Bại não là khuyết tật về thể chất thường gặp nhất ở trẻ em
cùng tình trạng đa khuyết tật suốt đời khiến bại não thực sự trở thành gánh nặng về
tâm lý, kinh tế của gia đình và xã hội ở mọi quốc gia trên thế giới 5.
Trẻ bại não có nhu cầu phục hồi chức năng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt ở 3
lĩnh vực chính là vận động trị liệu, hoạt động trị liệu và ngôn ngữ trị liệu

5,7,8

. Các

phương pháp điều trị áp dụng lý thuyết học vận động và tính mềm dẻo thần kinh,
huấn luyện các nhiệm vụ cụ thể có ý nghĩa trong mơi trường sống hàng ngày đã
chứng minh tính hiệu quả đối với trẻ bại não. Thực hành dựa vào bằng chứng được
khuyến nghị cho các nhà lâm sàng sử dụng thay vì các phương pháp điều trị quen
thuộc 9.
Trên thế giới, mơ hình chăm sóc, phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ bại não
đã được xác định. Với cách tiếp cận lấy gia đình làm trung tâm, các nhà chun
mơn làm việc nhóm với nhau, cung cấp các thực hành dựa vào bằng chứng đáp ứng
nhu cầu điều trị đa dạng của trẻ bại não 10. Tại Việt Nam trong những năm gần đây,
phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi được xác định là một
nội dung quan trọng của phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng 11. Bộ Y tế đã cập nhật và đưa các yêu



2
cầu của mơ hình phục hồi chức năng tồn diện vào triết lý thực hành nhằm hướng
dẫn tổ chức mô hình và cải thiện dịch vụ PHCN cho trẻ bại não

7,12–14

. Tuy nhiên,

các mơ hình can thiệp sớm, can thiệp tồn diện cho trẻ khuyết tật cịn nhỏ lẻ 11. Các
nghiên cứu bại não chủ yếu về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng hay kết quả điều trị của
một số phương pháp phục hồi chức năng riêng lẻ 15–17. Hiệu quả của mơ hình phục
hồi chức năng tồn diện cho trẻ bại não dưới 6 tuổi thông qua việc đánh giá hiệu
quả can thiệp đồng thời trên 3 lĩnh vực phục hồi chức năng chính là vận động trị
liệu, hoạt động trị liệu và ngơn ngữ trị liệu cịn chưa được nghiên cứu.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tơi tiến hành đề tài “Nghiên cứu kết
quả mơ hình can thiệp toàn diện trẻ bại não thể co cứng dưới 6 tuổi” với 2 mục
tiêu:
1. Đánh giá kết quả can thiệp vận động trị liệu, hoạt động trị liệu cho trẻ
bại não thể co cứng dưới 6 tuổi.
2. Bước đầu đánh giá kết quả can thiệp ngôn ngữ trị liệu cho trẻ bại não
thể co cứng dưới 6 tuổi.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về bại não
1.1.1. Định nghĩa
Thuật ngữ “cerebral paralysis” được sử dụng đầu tiên vào thể kỷ 19, năm

1843 bởi một bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình người Anh tên là William Little để mơ
tả sự co rút và biến dạng khớp do liệt co cứng kéo dài gây ra 1. Little cho rằng tình
trạng liệt co cứng này thường do tổn thương não trong những năm đầu đời của trẻ
đặc biệt ở các trường hợp đẻ non, đẻ ngạt 18.
Thế kỷ 20, Mac Keith và Polani mơ tả bại não là tình trạng rối loạn về vận
động và tư thế xảy ra ở những năm đầu đời của trẻ liên quan đến tổn thương không
tiến triển của não 19.
Hội thảo quốc tế về Định nghĩa và Phân loại Bại não tổ chức tại Maryland,
Hoa Kỳ năm 2006, chủ tịch Peter Rosenbaun đưa ra định nghĩa mới về bại não,
công bố năm 2007. Định nghĩa này được sử dụng rộng rãi hiện nay trên thế giới
(Định nghĩa bại não Rosenbaun 2007) 1.
“Bại não là một nhóm các rối loạn vĩnh viễn về sự phát triển của vận động và
tư thế, gây ra giới hạn hoạt động, do tổn thương không tiến triển của não bộ trong
thời kỳ bào thai hoặc trẻ nhỏ. Các rối loạn về vận động của bại não thường đi kèm
với rối loạn về cảm giác, tri giác, nhận thức, giao tiếp, hành vi, động kinh và các
vấn đề xương khớp thứ phát.”
1.1.2. Rối loạn vận động ở trẻ bại não thể co cứng và các vấn đề sức khỏe phối
hợp


Các rối loạn về vận động ở trẻ bại não thể co cứng

Bại não thể co cứng ảnh hưởng đến các vùng cơ thể khác nhau như liệt co
cứng tứ chi, liệt co cứng nửa người hoặc liệt co cứng hai chân.


4
Mẫu vận động bất thường ở chi trên là gập khuỷu, gập lịng bàn tay, khép vai,
khép ngón cái, cẳng tay quay sấp. Mẫu vận động bất thường ở chi dưới hay gặp là
khớp háng ở tư thế duỗi, khép và xoay trong, khớp gối gấp, trẻ đi nhón gót, gấp bàn

chân mặt lòng và nghiêng trong. Mẫu vận động khối cũng là một đặc trưng của bại
não thể co cứng khi trẻ vận động chủ động, tứ chi đều tham gia chuyển động thành
một khối 20.
Tăng trương lực cơ: Tùy thuộc vào mức độ tổn thương não dẫn đến tình trạng
tăng trương lực cơ khác nhau dao động từ nhẹ đến nặng. Tăng trương lực không
đồng đều. Một số cơ tăng trương lực nhiều hơn các cơ khác. Trong khi trương lực
cơ tứ chi tăng mạnh thì trương lực cơ nâng cổ, nâng thân có thể giảm 21.
Tăng phản xạ gân xương là dấu hiệu thường gặp của trẻ bại não thể co cứng.
Đơi khi có dấu hiệu đa động gân gót ở trẻ bại não có tăng trương lực cơ hai chân 21.
Sự tồn tại kéo dài của các phản xạ nguyên thủy như phản xạ moro, phản xạ
nắm lịng bàn chân, phản xạ trương lực cổ khơng đối xứng... và sự xuất hiện muộn
của các phản ứng chỉnh thẳng, phản ứng bảo vệ là các biểu hiện thường gặp của trẻ
bại não nói chung, trong đó có trẻ bại não thể co cứng. Đây là biểu hiện chậm
trưởng thành của hệ thần kinh trung ương, có ý nghĩa trong việc chẩn đoán sớm bại
não 22.
Co rút cơ: Phát triển do ảnh hưởng của các yếu tố mất cân bằng hoạt động cơ,
thiếu vận động chức năng chủ động, tư thế sai trong thời gian dài 21.
Bobath và hệ thống phát triển thần kinh NDT truyền thống
(Neurodevelopmental) cho rằng trở ngại chính của trẻ bại não trong vấn đề thực
hiện cử động bình thường là do khiếm khuyết các cơ chế phản xạ tư thế. Phản xạ
bất thường tạo nên sự phân phối bất thường về trương lực cơ. Bất thường này gây
cản trở sự phát triển vận động ở trẻ bại não dẫn đến sự


5
chậm trễ trong phát triển vận động, teo cơ, biến dạng khớp. Vì vậy, PHCN cho trẻ
bại não là kích thích, hình thành các chức năng ban đầu cho trẻ, định hướng cho trẻ
phát triển đúng như các trẻ bình thường khác đồng thời phục hồi những chức năng
đã mất 23,24.
Những hiểu biết gần đây về “Học vận động” cho thấy, ở trẻ em, sự phát triển

về vận động đồng thời với sự tăng trưởng của xương và mô mềm có được là do sự
cố gắng tích cực của bản thân đứa trẻ để đạt được sự thành thạo của các hoạt động
chi thể. Trẻ học cách sử dụng các chi thể đó để đạt được các nhiệm vụ mục tiêu
trong mơi trường sống hàng ngày của mình. Trẻ tập luyện càng nhiều, giúp tối đa
hóa chức năng nhờ tăng cường cơ lực, tăng kích thước, khối lượng chi thể. Khi
thành thạo, kĩ năng vận động mới được ghi nhớ lâu dài trong bộ não trở thành hoạt
động tự động của đứa trẻ. Hiệu quả của các phương pháp can thiệp PHCN cho
người bệnh tổn thương não dựa trên các nguyên tắc của học vận động dẫn đến sự
thay đổi trong thực hành lâm sàng cho trẻ bại não. Trẻ bại não trở thành người học
vận động, kĩ thuật viên, cha mẹ trở thành giáo viên, dạy trẻ cách vận động trong
môi trường phù hợp với trẻ 25. Khác với kỹ thuật Bobath truyền thống, kĩ thuật viên
kiểm soát các vận động của trẻ, trẻ có ít cơ hội để học qua lỗi sai, trải nghiệm sự nỗ
lực của bản thân nhằm đạt được mục tiêu, ít cơ hội để biết ai chịu trách nhiệm với
vận động, vận động được khởi đầu như thế nào...


Rối loạn về lời nói, ngơn ngữ và giao tiếp ở trẻ bại não 26–28

Bại não có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong giao tiếp bao gồm sự phát
triển lời nói, ngơn ngữ, nhận thức và cử chỉ điệu bộ. Nguyên nhân có thể phát sinh
từ những khiếm khuyết về vận động, trí tuệ và cảm giác. Khoảng 50% số trẻ bại
não gặp khó khăn với các thành phần của giao tiếp, một phần ba số trẻ bại não gặp
khó khăn về lời nói và ngơn ngữ, 25% số trẻ bại não khơng nói được 14.


6
Ngơn ngữ
Ở những trẻ bại não có tình trạng kiểm soát đầu cổ kém dẫn đến vận động vùng miệng bị ảnh
hưởng. Kiểm sốt thân mình khơng tốt dẫn đến kiểm sốt về hơ hấp kém hiệu quả. Sự khó khăn về vận
động thô và vận động tinh khiến các cử chỉ, dấu hiệu thể hiện giao tiếp bị hạn chế, đồng thời nhận thức

và sự phát triển ngôn ngữ cũng bị ảnh hưởng vì trẻ khó tiếp cận, khám phá, học hỏi từ mơi trường xung
quanh. Ngồi ra trẻ có thể kèm theo khiếm khuyết về trí tuệ, khiếm thính... Do đó, ngơn ngữ của trẻ bại
não có thể bị hạn chế về từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng diễn giải.
Lời nói
Các rối loạn về lời nói của trẻ do các yếu tố tham gia tạo âm bị ảnh hưởng: Hô hấp, tạo âm, cấu
âm, cộng hưởng, ngữ điệu.
Hô hấp: Ở trẻ bại não van vòm hầu, lưỡi và khoang miệng hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến
giảm luồng khí ra.
Tạo âm: Do mất điều hợp hoạt động của dây thanh và hô hấp khiến hơi thở ra bị mất nhiều, trẻ
thường mắc lỗi khi tạo âm vô thanh và hữu thanh.
Cấu âm: Miệng luôn há, hàm dưới hạ, tư thế lưỡi bất thường...trẻ thường mắc lỗi trầm trọng về
cấu âm (ngọng).
Cộng hưởng: Độ vang của lời nói bị thay đổi, có thể gặp giọng mũi hở nhẹ.
Ngữ điệu: Phát ngôn ở trẻ bại não thường giới hạn bằng câu 1-2 từ. Do kiểm soát hơi thở ra, điều
hợp giữa hơ hấp và chức năng thanh quản, kiểm sốt sức căng của dây thanh kém, nên ngữ điệu và nhịp
điệu nói bị khiếm khuyết rõ rệt.
Giao tiếp
Lời nói và ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, qua việc nhận và gửi thơng điệp giao tiếp giữa ít
nhất 2 người.


7
Đối với giao tiếp trực tiếp (mặt đối mặt), có thể sử dụng các hình thức giao tiếp khơng lời như cử
chỉ, nét mặt...nhưng những biểu hiện này có thể khó khăn với trẻ bại não. Bố mẹ, những người gần gũi
nhất với trẻ cố gắng hiểu được một số dấu hiệu giao tiếp của trẻ. Tuy nhiên, sự tương tác giới hạn, cơ hội
giao tiếp hạn chế làm ảnh hưởng đến sự phát triển các kỹ năng giao tiếp khác của trẻ bại não.
Trong nhóm trẻ bại não có thể nói được, một số trẻ chỉ đóng vai trị là người trả lời trong giao tiếp.
Việc thiếu hụt sự phát triển đầy đủ các chức năng giao tiếp như khả năng hỏi hay biểu hiện trẻ hiểu thông
điệp của người đối thoại có thể giới hạn nghiêm trọng đến khả năng giao tiếp độc lập của trẻ.
Do đó, mục tiêu của việc can thiệp sớm cho trẻ bại não là cung cấp cho trẻ những kỹ năng giao tiếp

mà ở đó trẻ có thể hình thành ngơn ngữ và có khả năng giao tiếp một cách độc lập. Đồng thời với việc
huấn luyện bố mẹ để họ có thể nhận biết các dấu hiệu giao tiếp của trẻ, tạo thuận lợi cho sự phát triển
giao tiếp bằng cách thường xuyên tạo cho trẻ các cơ hội giao tiếp.


Các vấn đề sức khỏe phối hợp khác

Các khiếm khuyết về vận động của bại não thường đi kèm theo một hoặc nhiều khiếm khuyết
thứ phát như: khuyết tật trí tuệ, động kinh, rối loạn hành vi, đau mạn tính, khiếm thị, khiếm thính, di lệch
khớp háng, vẹo cột sống, rối loạn giấc ngủ, trào ngược dạ dày thực quản, táo bón...
Các vấn đề về thần kinh - tâm thần
-

Khuyết tật trí tuệ: Khoảng 50% số trẻ bại não bị suy giảm về trí tuệ 29. Có 82,5% trẻ bại não liệt

co cứng tứ chi kèm theo khuyết tật trí tuệ, trong khi tỷ lệ này là 42% ở trẻ bại não liệt co cứng hai chi dưới
30

. Chức năng nhận thức được đo bằng các trắc nghiệm trí tuệ. Các trắc nghiệm trí tuệ dùng cho trẻ dưới 6

tuổi trên thế giới như Bayley, WISC…chưa được chuẩn hóa, chưa sẵn có tại Việt Nam. Trẻ bại não
khuyết tật trí tuệ có tiên lượng xấu hơn về chức năng đi lại và kiểm soát đại tiểu tiện.


8
-

Động kinh: Tỷ lệ trẻ bại não kèm theo động kinh giao động trong khoảng 15 - 55% 8,31,32. Các

cơn co giật là dấu hiệu chính của động kinh và là một triệu chứng của bất thường chức năng não. Động

kinh có thể có những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ nói chung (Ví dụ: tăng nguy cơ ngã đột
ngột, các đợt mất ý thức) và ảnh hưởng đến sự tham gia vào các hoạt động hàng ngày. Tỷ lệ tử vong ở
những người được chẩn đoán bị động kinh cao gấp 2-3 lần so với dân số nói chung 33.
-

Khoảng 25% trẻ bại não có rối loạn về hành vi. Các vấn đề về hành vi ở trẻ bại não thường

gặp ở trẻ có khiếm khuyết về trí tuệ, động kinh 12.
Các vấn đề về giác quan
-

Đau là vấn đề phổ biến nhất, có đến 75% số trẻ bại não gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân

thường gặp như đau cơ xương khớp do tình trạng bất thường trương lực cơ, đau do bị trào ngược dạ dày
thực quản, hay do các thủ thuật y tế 12,29.
-

Khiếm khuyết thị giác: Một phần mười số trẻ bại não bị khiếm khuyết thị giác. Các nguyên

nhân gây suy giảm thị lực ở trẻ bại não có thể bao gồm: bệnh võng mạc do non tháng, bệnh đục thủy tinh
thể bẩm sinh, và khiếm khuyết thị giác do não/vỏ não…Những khiếm khuyết thị giác khác bao gồm các
tật khúc xạ, cận thị, viễn thị, loạn thị, và lác mắt. Trẻ bại não cũng có thể bị rối loạn xử lý thị giác làm giảm
khả năng giải thích các thơng tin đã ghi nhận thông qua hệ thống thị giác 1,12.
-

Khiếm khuyết thính giác: Nghiên cứu của Reid và CS cho thấy, tỷ lệ trẻ bại não kèm theo

khiếm thính chiếm khoảng 4 - 13% 34 . Chẩn đoán xác định khiếm thính bằng các phương pháp đo thính
lực. Khiếm thính có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến trẻ bại não và có thể dẫn đến chậm trễ về ngơn ngữ,
lời nói và phát triển xã hội 14.




×