Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

De thi HSG môn LỊCH SỬ CẤP TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.38 KB, 8 trang )

(Đề thi có 01 trang, gồm 08 câu)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
,…

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 – THPT, NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN THI: LỊCH SỬ - Bảng B

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài: 180 phút ( không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 12/12/2018

Câu 1 (2.0 điểm).
Tổng thống Ph. Rudơven đã đề ra chính sách gì để đưa nước Mĩ thốt khỏi
khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933? Hãy cho biết những điểm cơ bản của chính sách
đó.
Câu 2 (2.0 điểm).
Những thắng lợi chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu
Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Tại sao sau khi giành được độc lập, châu Phi đứng trước nhiều khó khăn, thách
thức trên con đường phát triển?
Câu 3 (2.0 điểm).
Hãy xác định những nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây
Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đó có thể rút ra được những bài
học gì cho cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay?
Câu 4 (3.0 điểm).
So sánh những điểm giống và khác nhau về chủ trương cứu nước, giải phóng
dân tộc của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX.
Câu 5 (2.5 điểm).
Qua phong trào cách mạng 1930-1931, hãy rút ra đặc điểm về quy mơ, tính


chất, lực lượng và hình thức đấu tranh của phong trào.
Câu 6 (3.0 điểm).
Hãy chọn và lý giải hai công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách
mạng Việt Nam trong những năm 1920 – 1930.
Câu 7 (3.0 điểm).
Bằng kiến thức có chọn lọc trong cuộc kháng chiến ở Nam Bộ (năm 1945) và
cuộc chiến đấu trong các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (cuối năm 1946 – đầu năm
1947), hãy chứng minh làm rõ quyết tâm kháng chiến bảo vệ nền độc lập vừa mới
giành được của nhân dân Việt Nam.
Câu 8 (2.5 điểm).
Hãy giải thích nhận định: Từ chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 đến
chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 của nhân dân Việt Nam là một bước phát
triển trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 – 1954).
--- HẾT --Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu.


Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.

(Hướng dẫn chấm có 05 trang)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 – THPT, NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN THI: LỊCH SỬ - Bảng B

Thời gian làm bài: 180 phút ( không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 12/12/2018

NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1. Tổng thống Ph. Rudơven đã đề ra chính sách gì để đưa nước
2.0
Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933? Hãy cho biết những điểm
điểm
cơ bản của chính sách đó.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ (tháng 10 - 1929) phá hủy nghiêm
trọng nền kinh tế nước Mĩ. Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng,
Tổng thống Rudơven đã đề ra một hệ thống các chính sách, biện pháp trên các
lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội, được gọi chung là Chính sách
mới.
0.5
- Chính sách mới bao gồm các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công
nghiệp, chấn chỉnh nông nghiệp. . . dựa trên sự can thiệp tích cực của Nhà
nước.
0.75
- Chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ
trong cơn khủng hoảng nguy kịch. Nhà nước đã tăng cường vai trò của mình
trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục
sản xuất. . . và duy trì được chế độ dân chủ tư sản ở Mĩ.
0.75
Câu 2. Những thắng lợi chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập
2.0
của nhân dân châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
điểm
Tại sao sau khi giành được độc lập, châu Phi đứng trước nhiều khó
khăn, thách thức trên con đường phát triển?
Những thắng lợi chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu
Phi:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ những năm 50, cuộc đấu
tranh giành độc lập đã diễn ra sôi nổi ở châu Phi, khởi đầu ở khu vực Bắc Phi,
một số quốc gia giành được độc lập Libi (1952), Ai Cập (1953) và lan rộng ở
nhiều nơi.
0.5
- Năm 1960, được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi” với 17 nước
được trao trả độc lập. Tiếp đó, cuộc vũ trang chống Pháp của nhân dân Angiêri
thắng lợi (1962). Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Mơdămbích và
Ănggơla, chủ nghĩa thực dân cũ cơ bản bị tan rã.
0.75
- Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở châu Phi hoàn
thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thưc dân cũ, giành độc lập dân tộc
và quyền sống của con người, tiêu biểu ở Dimbabuê (1980), Namibia (1990).
Tháng 11 - 1993, nhân dân Nam Phi đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh
xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai).
0.5
Sau khi giành được độc lập, châu Phi đứng trước những khó khăn,
0.25
thách thức lớn: Nguyên nhân xuất phát từ hậu quả của sự thống trị lâu dài, tàn


bạo của chủ nghĩa thực dân cũ; tình trạng lạc hậu kéo dài, mâu thuẫn sắc tộc,
tôn giáo; sự can thiệp của các thế lực từ bên ngoài…
Câu 3. Hãy xác định những nguyên nhân chung của sự phát

triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ
hai. Từ đó có thể rút ra được những bài học gì cho cơng cuộc xây
dựng và phát triển đất nước ta hiện nay?
Nguyên nhân chung của sự phát triển của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản:
- Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật để tăng

năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đây là
nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đưa đến sự phát triển của các nước tư bản
sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Nhà nước có vai trị rất lớn trong việc quản lý hiệu quả, điều tiết, thúc
đẩy phát triển nền kinh tế
- Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển: Mĩ lợi dụng chiến
tranh; Tây Âu tận dụng nguồn viện trợ của Mĩ, giá nguyên liệu rẻ từ thế giới
thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khu vực; Nhật tận dụng nguồn viện trợ của
Mĩ, các cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam để làm giàu…
* Bài học kinh nghiệm đối với việc xây dựng và phát triển đất nước:
- Chú trọng tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, áp
dụng sáng tạo cơng nghệ mới để đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và
phát triển kinh tế.
- Nhà nước vận dụng kinh nghiệm quản lý tiên tiến để quản lý, điều tiết
hiệu quả nền kinh tế.
- Phát huy tối đa nội lực, tận dụng tốt những yếu tố bên ngoài để phát
triển kinh tế (tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài, thời cơ từ hội nhập khu vực
và quốc tế…)
Câu 4: So sánh những điểm giống và khác nhau về chủ trương cứu
nước, giải phóng dân tộc của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong
những năm đầu thế kỉ XX.
Giống nhau:
- Hai ông đều xuất phát từ lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, kế thừa
và phát huy truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm của
nhân dân Việt Nam; cùng mục đích làm cách mạng để cứu nước, cứu dân, giải
phóng dân tộc.
- Hai ông đều chịu ảnh hưởng của các tư tưởng mới bên ngoài, chủ
trương cứu nước theo tư tưởng dân chủ tư sản, muốn dựa vào thế lực bên ngoài
(Phan Bội Châu dựa vào Nhật, Phan Châu Trinh dựa vào Pháp) và học hỏi kinh
nghiệm của các nước để làm cách mạng Việt Nam.

- Tuy các chủ trương đó đều thất bại nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ lòng
yêu nước của nhân dân ta.
Khác nhau:
Phan Bội Châu theo xu hướng bạo động; chủ trương vận động quần
chúng và tranh thủ sự giúp đỡ của Nhật Bản để bạo động chống Pháp, xây
dựng chế độ chính trị mới ở Việt Nam. Ơng nhấn mạnh vấn đề giải phóng dân
tộc, cho đó là điều kiện để tiến hành cải cách dân chủ.
Phan Châu Trinh theo xu hướng cải cách; chủ trương cứu nước bằng
biện pháp cải cách dân chủ ơn hịa nâng cao dân trí, dân quyền; mở cuộc vận

2.0
điểm

0.5
0.25

0.5

0.75
3.0
điểm

0.5

0.75
0.25

0.75



động Duy Tân với nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa; vận động thức tỉnh nhân
dân, tuyên truyền tư tưởng dân quyền, giáo dục cổ vũ lòng yêu nước; cải cách
dân chủ để tiến hành giải phóng dân tộc.
Mặc dù có những điểm khác nhau nhưng hai xu hướng này khơng đối
lập nhau, khơng bài xích nhau mà hỗ trợ cho nhau và có thể chuyển hóa cho
nhau.
Câu 5. Qua phong trào cách mạng 1930-1931, hãy rút ra đặc điểm
về quy mơ, tính chất, lực lượng và hình thức đấu tranh của phong trào.
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo ngay khi mới ra đời. Phong trào diễn ra với quy mơ, tính chất, lực lượng và
hình thức đấu tranh mới.
Về quy mơ: Phong trào diễn ra trên quy mô rộng lớn, từ Bắc đến Nam, ở
cả nông thôn và thành thị, trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền.
Mặc dù diễn ra trên địa bàn rộng nhưng phong trào mang tính thống nhất cao,
do Đảng lãnh đạo, đều nhằm mục tiêu chống đế quốc và phong kiến.
Về tính chất: Phong trào có tính cách mạng triệt để nhằm vào kẻ thù cơ
bản là đế quốc và phong kiến tay sai. Tại một số nơi đã làm cho hệ thống chính
quyền địch bị tan rã từng mảng, chính quyền cơng nơng thành lập dưới hình
thức Xơ viết.
Về lực lượng: Phong trào thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp
nhân dân, chủ yếu là công nhân và nông dân, bước đầu thực hiện liên minh
cơng – nơng.
Về hình thức đấu tranh: Hình thức đấu tranh phong phú, từ thấp đến
cao. Đi từ đấu tranh chính trị: bãi cơng của cơng nhân, biểu tình của nơng dân,
bãi khóa của học sinh, sinh viên, sử dụng truyền đơn, biểu ngữ; đến đấu tranh
vũ trang: phá đồn điền, phá nhà lao, giải thốt tù chính trị, vũ trang khởi nghĩa
thiết lập chính quyền cách mạng ở một số địa phương ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
Như vậy, phong trào cách mạng 1930-1931 là phong trào cách mạng
rộng lớn đầu tiên của quần chúng công nông ở nước ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng, là một bước phát triển nhảy vọt về chất của cuộc đấu tranh giải phóng

dân tộc ở nước ta từ khi có Đảng lãnh đạo.
Câu 6. Hãy chọn và lý giải hai công lao lớn nhất của Nguyễn Ái
Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1920 – 1930.
Cơng lao thứ nhất: Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước
mới năm 1920.
- Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, vào tháng 7 – 1920,
Nguyễn Ái Quốc đã tiếp cận được tư tưởng cách mạng của Lênin qua Sơ thảo
lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Tháng
12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu
tán thành Quốc tế thứ III, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành
người cộng sản Việt Nam đầu tiên, dứt khoát đi theo con đường cách mạng vô
sản. Đây là việc tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam, là công
lao đầu tiên trong sự nghiệp cách mạng của Người.
Việc tìm ra con đường cứu nước mới đã giải quyết khủng hoảng về
đường lối lãnh đạo cách mạng nước ta và mở ra thời kỳ cách mạng Việt Nam
gắn liền với phong trào cách mạng thế giới. Vượt qua những hạn chế của các
nhà yêu nước cùng thời, từ một người yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã vươn lên

0.75

2. 5
điểm

0.5

0.5

0.5

0.75


0.25
3.0
điểm

0.75
0.5


trở thành người cộng sản.
Công lao thứ hai: Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam năm 1930.
Sau khi tìm ra con đường cứu nước mới, Nguyễn Ái Quốc thực hiện
việc chuẩn bị về chính trị tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập chính đảng vơ
sản ở Việt Nam. Cuối năm 1929, ba tổ chức cộng sản xuất hiện ở Việt Nam là
xu thế phát triển tất yếu của cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên sự hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản cũng hạn chế
sự phát triển chung của phong trào cách mạng Việt Nam. Do đó, Nguyễn Ái
Quốc đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập một Đảng
duy nhất mang tên Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1930). Đây là công lao thứ
hai của Nguyễn Ái Quốc, là kết quả tất yếu trong hoạt động cách mạng của
Người sau khi tìm ra con đường cứu nước năm 1920.
- Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập là bước ngoặt to lớn trong
lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, là nhân tố có tính quyết định cho những bước
phát triển nhảy vọt trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo trở thành đường
lối cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua.
Câu 7. Bằng kiến thức có chọn lọc trong cuộc kháng chiến ở Nam
Bộ (năm 1945) và cuộc chiến đấu trong các đơ thị phía Bắc vĩ tuyến 16

(cuối năm 1946 – đầu năm 1947), hãy chứng minh làm rõ quyết tâm kháng
chiến bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được của nhân dân Việt Nam.
Nam Bộ kháng chiến:
- Ngay khi thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược
Việt Nam lần thứ hai, quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn và Nam Bộ với mọi lực
lượng và mọi vũ khí nhất tề đứng lên chiến đấu chống Pháp, đốt cháy tàu Pháp,
đánh phá kho tàng, phá nguồn tiếp tế của Pháp, dựng chướng ngại vật và chiến
lũy. . . chặn bước tiến của Pháp.
- Những đoàn quân "Nam tiến" vào Nam chiến đấu; nhân dân cả nước
quyên góp ủng hộ đồng bào Nam Bộ kháng chiến.
Cuộc chiến đấu trong các đơ thị phía Bắc vĩ tuyến 16:
- Tháng 12 - 1946, thực dân Pháp quyết cướp toàn bộ nước ta, Trung
ương Đảng Cộng sản Đơng Dương phát động tồn quốc kháng chiến, Chủ tịch
Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến, quân dân ta đã anh dũng
đứng dậy chiến đấu ở Hà Nội và trong các đơ thị phía Bắc vĩ tuyến 16.
- Ở Hà Nội, cuộc chiến đấu bắt đầu vào khoảng 20 giờ ngày 19 - 12 1946. Với tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", nhân dân làm chướng
ngại vật để chống giặc; Trung đoàn thủ đô được thành lập, đánh địch quyết liệt
ở Bắc Bộ Phủ, chợ Đồng Xuân. . . Sau hai tháng chiến đấu, quân ta rút ra căn
cứ an toàn (2 - 1947).
- Ở các đô thị khác, quân dân ta bao vây, tiến công tiêu diệt địch ở khắp
nơi. Sau cuộc chiến đấu ban đầu cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
Câu 8. Hãy giải thích nhận định: Từ chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947 đến chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 của nhân
dân Việt Nam là một bước phát triển trong cuộc kháng chiến chống Pháp
xâm lược (1945 – 1954).

0.5

0.5

0.75

3.0
điểm

0.75
0.25

0.75

0.75
0.5
2. 5
điểm


Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947:
- Địch chủ động tấn công lên Việt Bắc để tiêu diệt cơ quan đầu não
kháng chiến của ta, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta nhằm giành thắng lợi quyết
định về quân sự đi đến kết thúc nhanh chiến tranh. Ta tổ chức phản công để
“phá tan cuộc tấn công mùa Đông của giặc Pháp”.
- Trong chiến dịch này ta thực hiện chiến tranh du kích, chặn đánh các
cuộc hành quân của Pháp.
- Qua chiến dịch Việt Bắc, ta đánh bại chiến lược “đánh nhanh, thắng
nhanh” của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950:
- Ta chủ động tấn công nhằm tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên
giới Việt - Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thuận lợi
thúc đẩy kháng chiến tiến lên.
- Trong chiến dịch này ta tiến công lớn đánh vào cứ điểm địch, kết hợp
với đánh vận động dài ngày.
- Qua chiến dịch Biên giới, ta giành được quyền chủ động về chiến lược

trên chiến trường chính (Bắc Bộ), đẩy địch vào thế bị động đối phó với ta.
Từ đó có thể khẳng định từ chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947
đến chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 là một bước phát triển trong cuộc
kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

0.5
0.25
0.5

0.5
0.25
0.5

--- HẾT ---

(Đề thi có 01 trang gồm 08 câu)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

GIA
ĐỀ DỰ BỊ

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 – THPT, NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN THI: LỊCH SỬ - Bảng B

Thời gian làm bài: 180 phút ( không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 12/12/2018

Câu 1 (2.5 điểm).
Những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị trên các mặt kinh tế, chính

trị, văn hố giáo dục, qn sự ? Hãy rút ra ý nghĩa, vai trò của những cải cách đó.
Câu 2 (2.5 điểm).
Tại sao phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế
giới thứ hai được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”?
Câu 3 (2,0 điểm).
Những điểm chính trong chính sách đối ngoại của Nhật từ 1973 đến 1991?
Việt Nam – Nhật Bản có những hợp tác trong giai đoạn hiện nay như thế nào?
Câu 4 (3,0 điểm).


So sánh những điểm giống và khác nhau trong phong trào Đông du của Phan
Bội Châu và cuộc vận động Duy tân của Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế
kỉ XX.
Câu 5 (2,0 điểm).
Tại sao nói Xơ viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 19301931?
Câu 6 (2.5 điểm).
Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt
Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo? Nêu và phân tích tính đúng đắn và sáng tạo của
Cương lĩnh.
Câu 7 (2.5điểm).
Lệnh Tổng khởi nghĩa trong tháng Tám 1945 được ban bố như thế nào? Tại
sao nói thời cơ trong Cách mạng tháng Tám 1945 là thời cơ “ngàn năm có một”?
Câu 8 (3,0 điểm).
Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực của ta trong
kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là chiến dịch nào? Phân tích hồn cảnh lịch
sử và ý nghĩa của chiến dịch đó.
--- HẾT --Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH



LỚP 12 – THPT, NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN THI: LỊCH SỬ - Bảng B
Thời gian làm bài: 180 phút ( không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 12/12/2018

MA TRẬN

Chủ đề
1. LSTG cận đại và
hiện đại phần I

Vận dụng cao
TB
Nội dung kiến
thức chọn lọc

Khó

Rất khó

Phân loại, xác
định kiến thức
đúng

Người ra đề
Ánh


Số câu: 1
Số điểm: 2.0
2. LSTG hiện đại
phần II

1.5
Tóm lược kiến
thức

0.5
So sánh các sự
kiện, hiện tượng

Suy luận thực tế

Ánh 1 câu;
Giang 1 câu


LS
Số câu: 2
Số điểm: 4.0

2.25

3. Việt Nam đầu thế Tóm lược kiến
kỉ XX.
thức


1
Phân loại, xác
định
kiến thức đúng

0.75
So sánh các sự
kiện, hiện tượng
LS

Giang

Số câu: 1
Số điểm: 3.0
4. Việt Nam từ 1919 1945

1.5

0.5

1

Chọn lọc, chứng
minh vấn đề LS

Rút ra đặc điểm,
kết luận

2.25


2.25

1

Chọn lọc, chứng
minh vấn đề LS

Tìm tịi, phát triển
vấn đề

Rút ra đặc điểm,
kết luận

2.5

1.75

1.25

Số điểm: 10.0

Số điểm: 6.00

Số điểm: 4.00

Tỉ lệ: 50%

Tỉ lệ: 30%

Tỉ lệ: 20%


Lý giải sự kiện
Lịch sử

Ánh 1 câu;
Giang 1 câu

Số câu: 2
Số điểm: 5.5
5. Việt Nam từ 1945 1954
Số câu: 2
Số điểm: 5.5
Tổng số câu: 8
Tổng số điểm: 20
Tỉ lệ: 100%

Ánh 1 câu;
Giang 1 câu



×