Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Dap an de thi HSG cấp tỉnh môn Lịch Sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.85 KB, 5 trang )

(Hướng dẫn chấm có 05 trang)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
.
ĐỀ CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 – THPT, NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN THI: LỊCH SỬ - Bảng B

Thời gian làm bài: 180 phút ( không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 13 - 12 - 2019

NỘI DUNG
Câu 1. Khái quát sự ra đời của các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á trong
năm 1945.
*Hoàn cảnh lịch sử
- Giữa tháng 8 - 1945, quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh tạo điều
kiện khách quan thuận lợi cho nhân dân Đông Nam Á đứng lên giành độc
lập và chủ quyền quốc gia.
- Trong khu vực Đơng Nam Á, chỉ có ba nước tuyên bố độc lập trong năm
1945 là Inđônêxia, Việt Nam, Lào, còn các nước khác giành độc lập ở các
mức độ khác nhau (giải phóng một số vùng lãnh thổ, không tuyên bố độc
lập).
*Inđônêxia
- Ngày 17 - 8 - 1945, Inđơnêxia tun bố độc lập và thành lập nước Cộng
hịa Inđônêxia.
*Việt Nam
- Tháng 8 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh đã
lãnh đạo nhân dân Việt Nam Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi.
- Ngày 2 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời


đọc Tun ngơn độc lập, tun bố sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa.
* Lào
- Lợi dụng thời cơ thuận lợi, tháng 8 - 1945, nhân dân các bộ tộc Lào nổi
dậy giành chính quyền từ tay phát xít Nhật.
- Ngày 10 - 12 - 1945, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố về nền
độc lập của Lào.
Câu 2. Hãy cho biết đặc điểm chính về kinh tế các giai đoạn phát triển
của Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 2000. Ngun nhân của hiện
tượng “thần kì” Nhật Bản? Trong cơng cuộc xây dựng đất nước hiện
nay, Việt Nam vận dụng được bài học gì từ sự phát triển kinh tế của
Nhật Bản?
* Các giai đoạn:
- Từ 1952 đến 1973: Phát triển nhanh chóng, từ 1960 - 1973 được gọi là
“thần kì”, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế
giới.
- Từ 1973 đến 1991: Phát triển xen kẽ các thời kì suy thối ngắn, nửa sau

ĐIỂM
(2.5)

0.25

0.5

0.25

0.5

0.5


0.5
(2.5)

0.5
0.25
1


những năm 80 là một siêu cường tài chính số một thế giới.
- Từ 1991 đến 2000: Tuy suy thoái nhưng vẫn là một trong ba trung tâm
kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
* Nguyên nhân của hiện tượng “thần kì” Nhật Bản
- Con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu;
- Nhà nước quản lý kinh tế có hiệu quả; các công ti Nhật Bản năng động,
năng lực cạnh tranh cao;
- Áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá
thành sản phẩm;
- Chi phí cho quốc phòng thấp; tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài như
nguồn viện trợ của Mĩ, chiến tranh ở Triều Tiên (1950 - 1953) và Việt
Nam (1954 - 1975) để làm giàu...
Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, Việt Nam vận dụng bài
học từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản
Đầu tư vào yếu tố con người; ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa
học kĩ thuật vào sản xuất; đổi mới quản lý của Nhà nước về kinh tế; nâng
cao sức cạnh tranh của các cơng ty, tập đồn...
Câu 3. Chứng minh chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh
hướng dân chủ tư sản bằng phương pháp bạo động của Phan Bội
Châu. Bài học từ chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu đối với
cách mạng Việt Nam?

* Chủ trương: Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo lực, dựa vào Nhật để
giành độc lập theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Bởi vì Phan Bội Châu
cho rằng bạo động mới giành được độc lập và Nhật Bản giàu mạnh (nhờ đi
theo con đường tư bản và đánh thắng được đế quốc Nga (1905)), lại cùng
màu da, cùng văn hoá sẽ giúp ta đánh Pháp.
* Chứng minh:
- Tháng 05 - 1904, Phan Bội Châu lập Hội Duy tân ở Quảng Nam với
mục đích đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, thành lập chính thể
quân chủ lập hiến. Hội tổ chức phong trào Đông du, đưa học sinh Việt
Nam sang Nhật học tập. Tuy nhiên, phong trào tan rã do các thế lực đế
quốc (Nhật - Pháp) cấu kết với nhau để trục xuất thanh niên yêu nước Việt
Nam (vào tháng 8 - 1908).
- Tháng 6 - 1912, Phan Bội Châu lập Việt Nam Quang phục hội với tôn
chỉ “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng
hòa Dân quốc Việt Nam”. Hội tổ chức ám sát những tên thực dân đầu sỏ,
tấn công các đồn binh Pháp … buổi đầu đã đạt một số kết quả nhất định.
* Bài học từ chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu:
- Chủ trương bạo động để cứu nước là phù hợp, nhưng tư tưởng cầu viện
là sai vì khơng thể dựa vào đế quốc này đánh đế quốc khác.
- Để tiến hành cách mạng, cần xây dựng lực lượng tập hợp các tầng lớp
nhân dân, trên cơ sở đó tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính để đấu tranh
giành độc lập.
Câu 4. Xác định điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần
thứ hai ở Đông Dương của thực dân Pháp và thái độ chính trị, khả năng
cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế

0.25
0.25
0.25
0.25

0.25

0.5
(3.0)

0.5

0.75

0.75
0.5
0.5
(2.0)

2


giới thứ nhất.
* Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông
Dương của thực dân Pháp:
- Đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam.
- Tập trung vốn nhiều nhất vào nông nghiệp (chủ yếu là đồn điền cao su)
và khai thác mỏ (chủ yếu là mỏ than).
- Phát triển thương nghiệp, trước hết là ngoại thương có sự tăng tiến
hơn trước; ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông
Dương, thi hành biện pháp tăng thuế nặng và đặt ra nhiều thuế mới.
* Thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội
Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Địa chủ phong kiến: Một bộ phận câu kết với thực dân Pháp trở thành
đối tượng của cách mạng. Một bộ phận nhỏ (địa chủ vừa và nhỏ) tham

gia phong trào đấu tranh chống Pháp khi có điều kiện.
- Giai cấp nông dân: Lực lượng đông đảo nhất của cách mạng, là một lực
lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
- Giai cấp tiểu tư sản: Hăng hái tham gia cách mạng, là một lực lượng
quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta.
- Giai cấp tư sản: Tư sản mại bản quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết
chặt chẽ với chúng, là đối tượng của cách mạng; tư sản dân tộc ít nhiều
có khuynh hướng dân tộc, dân chủ nhưng không kiên định, dễ thỏa hiệp,
cải lương.
- Giai cấp công nhân: Lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam theo
khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
Câu 5. Hãy rút ra những điểm chung và những nét riêng nổi bật của
ba phong trào cách mạng ở nước ta từ năm 1930 đến năm 1945.
* Điểm chung
- Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tiễn đấu tranh cách
mạng.
- Tập hợp và tôi luyện quần chúng đấu tranh, nhất là quần chúng công nông.
- Là những cuộc diễn tập cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm
1945.
- Để lại những bài học kinh nghiệm quý cho thời kì cách mạng sau.
* Nét nổi bật
- Phong trào 1930 - 1931: Nổi bật về vai trị của liên minh cơng - nơng;
xây dựng được hình thức nhà nước của dân, do dân, vì dân đó là Xơ Viết
Nghệ Tĩnh.
- Phong trào 1936 - 1939: Nổi bật là cuộc đấu tranh dân chủ với việc kết
hợp nhiều hình thức, phương pháp đấu tranh, tập hợp và xây dựng được
đội quân chính trị hùng hậu.
- Phong trào 1939 - 1945: Nổi bật với việc giương cao ngọn cờ giải phóng
dân tộc lên hàng đầu; tập hợp lực lượng quần chúng rộng rãi trong mặt
trận dân tộc thống nhất; tổ chức lực lượng vũ trang kết hợp với lực lượng

chính trị nổi dậy giành chính quyền.

0.25
0.25

0.25

0.25
0.25
0.25

0.25
0.25
(3.0)

0.25
0.25
0.5
0.25

0.5
0.5
0.5
3


Mỗi phong trào có những điểm riêng, nổi bật khác nhau là do hoàn cảnh
lịch sử và chủ trương của Đảng ở mỗi thời kỳ khác nhau.
Câu 6. Nêu bật nhiệm vụ và vai trò của các tổ chức mặt trận dân tộc
thống nhất do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập từ năm 1936

đến năm 1941.
*Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (7 - 1936) - >
Mặt trận Dân chủ Đông Dương (3 – 1938)
Tập hợp mọi tầng lớp, giai cấp, cá nhân yêu nước nhằm chống phát xít,
phản động thuộc địa và tay sai, địi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và
hịa bình.
Góp phần xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng cho cách mạng.
*Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đơng Dương (11 - 1939)
Đồn kết mọi tầng lớp, giai cấp, cá nhân yêu nước nhằm chĩa mũi nhọn
vào đế quốc phát xít và tay sai, đấu tranh giải phóng dân tộc, làm cho
Đơng Dương hồn tồn độc lập.
Đã đồn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ giải phóng
dân tộc.
*Mặt trận Việt Minh (5 - 1941)
Tập hợp mọi người Việt Nam yêu nước chống đế quốc phát xít Pháp Nhật và tay sai để đấu tranh giải phóng dân tộc.
Góp phần xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa
chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám; cùng với Đảng ta tổ chức thắng
lợi cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám, đưa đến
sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu 7. Hãy nhận diện các thế lực đế quốc và âm mưu của các đế quốc
đó trên đất nước ta sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.
Sách lược của Đảng ta đối phó với kẻ thù chính từ sau ngày 2 – 9 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946?
* Nhận diện các thế lực đế quốc và âm mưu của chúng:
- Trung Hoa Dân quốc:
+ Dưới danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân đội phát xít Nhật,
gần 20 vạn quân kéo vào Hà Nội và các tỉnh từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.
+ Âm mưu: Tiêu diệt đảng cộng sản, phá tan Mặt trận Việt Minh, lật đổ
chính quyền cách mạng non trẻ của nhân dân ta.
- Thực dân Anh:
Hơn 1 vạn quân Anh vào miền Nam, dưới danh nghĩa là quân Đồng minh

vào giải giáp quân Nhật, nhưng thực chất là dọn đường cho quân Pháp trở
lại thống trị Đông Dương.
- Quân Nhật: 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. Một bộ phận theo lệnh
quân Anh đánh lại lực lượng vũ trang của ta, tạo điều kiện cho quân Pháp
mở rộng phạm vi chiếm đóng.
- Thực dân Pháp: Có âm mưu quay trở lại xâm lược Việt Nam. Ngày 23 9 - 1945, Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu
cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
* Sách lược của Đảng
Phân tích về âm mưu của các đế quốc đối với Đông Dương, Trung ương

0.25
(2.0)

0.75

0.5

0.75

(2.5)

0.5

0.25
0.25
0.25
0.25
4



Đảng nêu rõ “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược”.
Từ sau ngày 2 – 9 - 1945 đến trước Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946): Kháng
chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ.
Từ Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) đến trước ngày 19 - 12 - 1946: Hịa
hỗn với Pháp để đuổi qn Trung Hoa Dân quốc về nước, tránh tình trạng
đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù.
Câu 8. Tại sao Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch
Nava? Hãy tóm tắt diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.
Anh (chị) cho biết tác động của Chiến thắng Điện Biên Phủ đối với
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Sau khi kế hoạch Nava bị phá sản bước đầu, Na - va quyết định xây dựng
Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh, căn cứ quân sự lớn nhất
Đông Dương để sẵn sàng “nghiền nát” bộ đội chủ lực của ta. Như vậy, từ
chỗ khơng có trong kế hoạch, Điện Biên Phủ đã trở thành trung tâm của kế
hoạch Na - va.
Trước tình hình đó, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên
Phủ biến Điện Biên Phủ thành điểm “quyết chiến chiến lược” giữa ta và
Pháp.
Tóm tắt diễn biến của chiến dịch: Chiến dịch diễn ra 3 đợt:
Đợt 1 (từ 13 đến 17 - 3 - 1954): quân ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam và
toàn bộ phân khu Bắc…
Đợt 2 (từ 30 - 3 đến 26 - 4 - 1954): quân ta tiến công các cứ điểm phía
Đơng và phân khu trung tâm Mường Thanh, từng bước khép chặt vòng
vây và tiến sát sân bay Mường Thanh, cắt đứt con đường tiếp viện duy
nhất của địch…
Đợt 3 (từ 1 - 5 đến 7 - 5 - 1954): ta tiêu diệt khu trung tâm Mường Thanh
và phân khu Nam. Chiều 7 - 5 - 1954, quân ta đánh vào sở chỉ huy; tướng
Đờ - Cátxtơri đầu hàng, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
*Tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới:

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân
tộc ở Á, Phi, góp phần thu hẹp trận địa của chủ nghĩa thực dân.
Chứng minh chân lý của thời đại đó là một dân tộc đất khơng rộng, dân
khơng đơng khi đã đồn kết chiến đấu vì độc lập tự do với đường lối đúng
đắn, được sự ủng hộ của quốc tế thì hồn tồn có khả năng chiến thắng các
đội quân xâm lược hùng mạnh.

0.5
0.5
(2.5)

0.5
0.25
0.25

0.5
0.5

0.25

0.25

- - - HẾT - - -

5



×