Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Một số kinh nghiệm trong công tác xã hội hóa giáo dục đối với trường ngoài công lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.5 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ...............................................................................................
1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 3
3.1. Khách thể nghiên cứu ..................................................................................... 5
3.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 5
5. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
6. Phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm .................................................................. 6
PHẦN II: NỘI DUNG ...........................................................................................
5 I. Tổ chức thực hiện đề tài .................................................................................. 7
1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 7
2. Cơ sở pháp lý ................................................................................................... 11
3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 12
II. Nội dung cơng tác Xã hội hóa giáo dục ở trường THPT Đinh Bạt Tụy ......... 13
1. Đặc điểm tình hình của nhà trường .................................................................. 13
1.1. Những thuận lợi cho nhà trường phát triển sự nghiệp giáo dục .................. 13
1.2. Khó khăn ......................................................................................................
11 ......................................................................................................................... 14
2. Một số kết quả đạt được ................................................................................... 15
2.1. Phát triển đội ngũ .......................................................................................... 15
2.2. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục
trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và giáo dục xã hội; tăng cường trách
nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân đối với sự nghiệp giáo dục ........................... 18
2.3. Xây dựng CSVC, trang thiết bị thực hành thí nghiệm.................................. 23
3.
Hoạt động Xã hội hóa giáo dục của trường THPT Đinh Bạt Tụy ........... 25
3.1. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho phụ huynh cũng như cộng đồng ....
25
3.2. Xây dựng kế hoạch để huy động cộng đồng ............................................. 26
3.3. Tạo lập uy tín, niềm tin thơng qua khẳng định uy tín chất lượng của nhà
trường ................................................................................................................. 26


3.4. Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên đặc biệt là đội ngũ GVCN của các
lớp ...................................................................................................................... 26
3.5. Phát huy vai trò của hội cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh, gia đình học
sinh ..................................................................................................................... 26
3.6. Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương, các tổ chức đồn thể
chính trị xã hội trong và ngoài huyện.................................................................. 27
3.7. Thực hiện tốt quy định gắn kết ba môi trường giáo dục ........................... 27
1/43


3.8. Nâng cao uy tín, năng lực của Người cán bộ quản lý ............................... 28
3.9. Cần phối hợp chặt chẽ các tổ chức đoàn thể, các lực lượng xã hội để giáo
dục đạo đức, chăm sóc sức khỏe cho học sinh .................................................. 28
4. Một số vấn đề tồn tại .......................................................................................
28 III. TÁC DỤNG THỰC TIỄN ............................................................................
28 1.Về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học ...........................................................
28
2.Về xây dựng môi trường giáo dục.................................................................... 29
3.Chất lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục ..................................................... 29
3.1.Chất lượng đội ngũ ........................................................................................ 29
3.2.Chất lượng Giáo dục .................................................................................... 30
PHẦN III: KẾT LUẬN ....................................................................................... 34
1. Kết luận ........................................................................................................... 34
2. Một số ý kiến ................................................................................................... 35
3. Khả năng và điều kiện áp dụng ....................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 37

2/43



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ suất sắc của cách mạng Việt Nam, là danh
nhân văn hóa của nhân loại, là nhà chính trị thiên tài, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà thơ,
nổi tiếng. Khơng những thế, Bác cịn là nhà giáo dục tiên tiến với nhiều quan điểm
tiến bộ khơng chỉ đối với đương thời mà cịn đối với cả thời đại hiện nay và mai
sau.
Bác cho rằng: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải có tri thức. Trong
Thư gửi các học sinh (tháng 9-1945) nhân ngày khai trường đầu tiên đã thể hiện
rõ tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc chăm lo giáo dục thế hệ trẻ. Đối với sự
nghiệp giáo dục Bác đặt vai trò, giá trị của giáo dục lên hàng đầu. Bác dạy: “Vì
lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người". Lời dạy ấy không
những đã đánh giá cao vai trò của giáo dục mà còn chỉ ra cách thức, phương pháp
giáo dục: Giáo dục là trồng người – mà đã trồng người thì phải ươm mầm, chăm
sóc, phải kiên kì, nhẫn nại, phải có sự kết hợp chặt chẽ của cả xã hội thì mới có
thể gặt hái kết quả tốt đẹp.
Trong Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thơng qua, phần nói về
GDĐT đã chỉ rõ: “Giáo dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước,
xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển Giáo dục và Đào tạo
cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho
Giáo dục và Đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục
và Đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ
đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học
tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”. Điều đó
cho thấy quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lĩnh vực GDĐT luôn được Đảng
3/43



và Nhà nước ta thể hiện rất nghiêm túc trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng,
đã vận dụng sáng tạo bằng những chính sách, mục tiêu cụ thể.
1
Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo. Nhà nước tổ chức
quản lý, mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức xã hội đều phải chăm sóc, phải có trách
nhiệm giáo dục, có thế thì trẻ em hơm nay mới trở thành cơng dân có ích, trở thành
người lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, người chủ của đất nước mai sau. Tuy
nhiên, với sự phát triển như vũ bão của khoa học cơng nghệ (KHCN) thì giáo dục
của các nước trên thế giới đã lên trên một tầm cao mới mà có thể nới chúng ta
phải mất hàng chục năm mới có thể có được nền giáo dục như của các nước phát
triển như hiện nay. Muốn được như thế thì cần phải đảm bảo có đầy đủ CSVC,
trang thiết bị thí nghiệm thực hành, chế độ cho người thầy.v.v. Để đạt được điều
đó thì chúng ta cần nhìn từ đâu? khi đất nước cịn khó khăn về ngân sách, trong
khi tất cả các nghành đều cần được đầu tư. Vì vậy phải huy động mọi nguồn lực
có thể của xã hội để làm cơng tác Giáo Dục (Nhân lực - Vật lực - Trí lực và Tài
lực.). Đối với các trường ngồi cơng lập thì cơng tác Xã hội hóa cần phải được
phát huy nhiều hơn, phải chủ động nắm bắt trước những thay đổi của xã hội, của
nghành để kịp thời thích ứng và có các giải pháp phù hợp nhằm mang lại hiệu quả
cao nhất, đặc biệt là với xu thế số hoá trường học là tất yếu thì vấn đề nâng cao
CSVC trang thiết bị phục vụ học tập lại càng cấp thiết
Những năm qua cơng tác xã hội hóa giáo dục của mọi cấp học đã trở nên phổ
biến và rộng rãi trong toàn xã hội. Huy động được nhiều sức người, sức của trong
tồn xã hội, góp phần đưa nền giáo dục nước nhà gặt hái được nhiều thành công.
Từng bước giải quyết, hiện thực hóa các đường lối, tư tưởng giáo dục của Đảng
và chủ trương của Nhà nước, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài để Giáo dục, Đào tạo ra các thế hệ lao động mới phát triển toàn diện,
năng động, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của nền Cơng nghiệp hóa,

4/43



hiện đại hóa của nước ta. Chính vì vậy tơi mạnh dạn chọn Sáng kiến kinh nghiệm
trong năm học 2021 - 2022 là: "Một số kinh nghiệm trong công tác Xã
Hội Hóa Giáo dục đối với trường ngồi cơng lập
2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng của cơng tác Xã Hội
Hóa giáo dục ở trường THPT Đinh Bạt Tụy- Huyện Hưng Nguyên- Tỉnh Nghệ
An, tôi đề xuất một số kinh nghiệm, biện pháp thực hiện công tác Xã Hội hóa Giáo
dục nhằm tăng cường cho việc đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng quản
lý đối với loại hình trường ngồi cơng lập, từng bước xây dựng một mơi trường
giáo dục An tồn- Xanh - Sạch - Đẹp. Đồng thời cơng tác Xã hội hóa cũng giúp
đỡ được nhiều học sinh có hồn cảnh khó khăn được tiếp tục đi học và học tốt, trở
thành người có ích cho xã hội.
3. Đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác Xã Hội Hóa Giáo dục của trường THPT Đinh Bạt Tụy- Huyện
Hưng Nguyên- Tỉnh Nghệ An tác động đến quá trình giáo dục của nhà trường
thông qua việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành thí nghiệm trong
trường.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số kinh nghiệm, biện pháp trong thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục
ở trường THPT Đinh Bạt Tụy- Huyện Hưng Nguyên- Tỉnh Nghệ An về việc thực
hiện xây dựng CSVC khuôn viên, vườn hoa cây cảnh, các cơng trình khác, đảm
bảo mơi trường sư phạm An toàn-xanh-sạch-đẹp.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu lý luận về cơng tác Xã hội hóa giáo dục.
4.2. Nội dung thực hiện cơng tác xã Hội hóa giáo dục của trường THPT Đinh
Bạt Tụy- Huyện Hưng Nguyên- Tỉnh Nghệ An.
5/43



4.3. Đề xuất một số biện pháp, kinh nghiệm trong việc thực hiện xã hội hóa
giáo dục để vận động các nguồn trong việc xây dựng CSVC cũng như các nguồn
hỗ trợ khác để giúp đỡ các học sinh có hồn cảnh khó khăn vươn lên trong học
tập để các em an tâm học tập tại trường THPT Đinh Bạt Tụy- Huyện Hưng
Nguyên- Tỉnh Nghệ An.
5. Các phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành có liên quan
đến cơng tác Xã Hội Hóa Giáo dục, xây dựng cơ sở nghiên cứu lý luận cho việc
nghiên cứu đề tài.
5.2. Phương pháp thực tiễn Phương pháp quan sát.
-

Phương pháp Thống kê và Kiểm tra.

-

Phương pháp tổng kết, đúc kết kinh nghiệm thông qua hoạt động của

bản thân và đồng nghiệp.
6. Phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm
Do điều kiện về thời gian và khả năng của bản thân còn hạn chế nên tôi chỉ
nghiên cứu một số biện pháp, kinh nghiệm trong việc thực hiện cơng tác Xã hội
hóa Giáo dục ở trường ngồi cơng lập, nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết
bị thí nghiệm từ đó nâng cao chất lượng dạy và học cũng như các hoạt động khác
của trường THPT Đinh Bạt Tụy- Huyện Hưng Nguyên.
Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện áp dụng trong năm học 2021- 2022
tại trường THPT Đinh Bạt Tụy- Huyện Hưng Nguyên- Tỉnh Nghệ An.


6/43


PHẦN II: NỘI DUNG
I. Tổ chức thực hiện đề tài
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm liên quan đến cơng tác xã hội hóa giáo dục
a. Khái niệm xã hội hóa giáo dục
Ta biết rằng lịch sử phát triển của loài người gắn liền với giáo dục. Giáo dục
là một nhu cầu không thể thiếu được của xã hội loài người. Xét về nguồn gốc,
Giáo dục xuất hiện trong cuộc sống nhằm mục đích truyền thụ kinh nghiệm sống,
lao động,... và nó là chất kết dính, biến cộng đồng thành một cấu trúc. Do đó chức
năng đầu tiên, chức năng nguyên thủy của giáo dục là Xã hội hóa (XHH). Khi xã
hội phát triển giáo dục được tổ chức thành q trình hoạt động có ý thức, có mục
đích, có kế hoạch nhằm truyện thụ cho lớp người mới những tri thức về tự nhiên
xã hội tạo cho con người có nhân cách.
Để giáo dục có thể phát huy tốt vai trị của mình thì Giáo dục và Đào tạo phải biết
lấy cộng đồng xã hội làm điểm tựa. Theo UNESCO mục đích của việc học ngày
nay là: “Học để biết, học để làm, học để biết chung sống, học để tự khẳng định
mình”. Một khi mục đích của việc học đã như vậy thì vai trị của Giáo dục và Đào
tạo đã có thêm những yếu tố mới: Giáo dục và Đào tạo phải trở thành tài sản của
mọi người và Giáo dục có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của mọi người, mọi cộng
đồng và toàn xã hội. Khi mọi người được hưởng thụ giáo dục thì mọi người, mọi
gia đình, tồn xã hội phải có trách nhiệm về tinh thần và vật chất đối với giáo dục.
Đây chính là cơng tác “XHH giáo dục”.
7/43


Theo nghị quyết của Chính phủ số 90/CP ngày 21/8/1997 về phương hướng chủ

trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, chúng ta có thể hiểu
“XHH giáo dục” là: Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của
toàn xã hội vào sự nghiệp Giáo dục, Đào tạo; xây dựng cộng đồng trách nhiệm
của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh;
đa dạng hóa các hình thức hoạt động Giáo dục và Đào tạo. mở rộng cơ hội cho
các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động đó; mở
rộng các nguồn đầu tư khai thác các tiềm năng về nguồn nhân lực, vật lực, tài lực
trong xã hội. Phát huy có hiệu quả các nguồn lực tạo điều kiện cho các hoạt động
Giáo dục và Đào tạo phát triển nhanh, có chất lượng cao hơn. Nghị định số
73/1999/NĐ-CP của chính phủ đã đề cập rất nhiều đến chính sách khuyến khích
xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Vận động và tổ chức sự
tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, các nhà hảo tâm. Huy động các nguồn
lực trong nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, các cựu học
sinh, con em xa quê... để phát triển các hoạt động Giáo dục, vừa phát huy nội lực,
tranh thủ ngoại lực nhằm từng bước khắc phục khó khăn về CSVC, trang thiết bị
thí nghiệm thực hành từ đó nâng cao chất lượng Giáo dục
Xã hội hóa giáo dục khơng chỉ đơn thuần là một cuộc đại cải cách hệ thống
Giáo dục & Đào tạo Việt Nam mà về bản chất, nó là một trong những nội dung
quan trọng trong chiến lược hoạch định tương lai đất nước. Vì thế, xã hội hóa giáo
dục là nhiệm vụ chung của toàn xã hội chứ không thuộc về riêng bất kỳ một bộ,
ngành hay cơ quan nào. Đó là một sự nghiệp thiêng liêng bởi xã hội hóa giáo dục
sẽ khắc phục được những khó khăn của các cơ sở Giáo dục, mang lại hiệu quả
giáo dục cao hơn, sẽ tạo ra đội ngũ trí thức, người lao động đầy đủ khả năng thích
ứng với những thay đổi của thế giới và tiến tới làm chủ thể giới
Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục THPT đặc biệt là loại hình trường ngồi cơng
lập lại càng bức thiết, có thể nói là vấn đề sống cịn của các nhà trường trong đó
có trường THPT Đinh Bạt Tụy. Sự ra đời của các trường dân lập, tư thục gọi chung
8/43



là trường ngồi cơng lập là một bài học thành cơng trong q trình xây dựng và
phát triển hệ thống Giáo dục của nước ta. Các nhà trường đã giải quyết được bài
toán quá tải vào cấp III cho các địa phương cũng như bài toán ngân sách, biên chế
cho các nhà trường đặc biệt là tại các thành phố lớn. Đây cũng là một tư tưởng
giáo dục lớn của Đảng và chủ trương của Nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để giáo dục tạo ra lớp người lao động mới phát
triển toàn diện, năng động, sáng tạo để đáp ứng địi hỏi của nền cơng nghiệp hóa
nước ta, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đã nêu ra.

Những năm qua, cơng tác

xã hội hóa đã trở thành quan niệm phổ biến và rộng rãi trong tồn xã hội. Song
trong thực tế, vẫn cịn nhiều điều phải bàn để làm sáng tỏ phạm trù khái niệm và
cách tiếp cận thực tiễn cho đúng nhằm biến chủ trương này của Đảng và Nhà nước
thành hiện thực. Ở đây, cơng tác xã hội hóa cần được hiểu theo hai nghĩa
1.Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước tổ chức
quản lý, mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức xã hội đều phải chăm lo, giáo dục . Có
thế thì học sinh hơm nay mới trở thành người lao động xây dựng và bảo vệ tổ quốc
mai sau. Vì vậy phải huy động mọi nguồn lực của xã hội để làm tốt công tác Xã
hội hóa giáo dục
2. Học sinh khơng chỉ được quyền nhận sự quan tâm, giáo dục của toàn xã
hội mà cịn phải biến sự quan tâm, giáo dục đó thành chất lượng giáo dục của
chính mình, phải có nghĩa vụ đối với xã hội mà trước hết là đối với mình để trở
thành con ngoan, trị giỏi; có như thế sau này mới trở thành người công dân tốt
của đất nước.
Đây là hai mặt của một vấn đề, vừa có tính nhân văn sâu sắc vừa có ý nghĩa
giáo dục to lớn.
Thực tế cho thấy, xã hội hóa sự nghiệp giáo dục được đặt ra cho mọi độ
tuổi, mọi bậc học (cả trẻ em và người lớn) nhưng đối với học sinh THPT thì việc

xã hội hóa như đã hiểu trên đây phải được coi là triệt để nhất bởi các lý do:
9/43


Thứ nhất:. Giáo dục THPT là mắt xích cuối cùng trong trong hệ thống giáo dục
quốc dân, là bước ngoặt để học sinh bước vào môi trường giáo dục chuyên nghiệp,
học nghề, chuẩn bị cho tương lai. Là cấp học chịu trách nhiệm quan trọng đó là
giáo dục và định hướng cho học sinh, giáo dục học sinh phát triển một cách tồn
diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ và lao động.
Thứ hai:. Sự phát triển của học sinh trong độ tuổi này rất đặc biệt, là độ tuổi
các em tiến tới hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân, kể cả thể chất và tinh thần.
Mọi sự định hướng lệch lạc hoặc thiếu sự quan tâm của Gia đình, nhà trường và
xã hội trong độ tuổi này sẽ khơng có cơ hội để sửa lại vì đây là cấp học cuối cùng.
Vì thế địi hỏi mọi người, nhất là các bậc cha mẹ, các cô giáo, các cơ sở giáo dục
và nói chung là tồn xã hội khơng được bng lỏng học sinh, phó mặc cơng tác
giáo dục cho các nhà trường mà phải phối kết hợp hài hịa, chặt chẽ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội
b. Nội dung của công tác “XHH giáo dục”
Nội dung 1: Giáo dục xã hội: Xây dựng phong trào học tập trong toàn xã hội, làm
cho nền Giáo dục của chúng ta trở thành một nền Giáo dục dành cho mọi người,
tạo cơ hội để mọi người ở mọi lứa tuổi đều có điều kiện học tập thường xuyên,
học tập suốt đời, tạo ra một xã hội học tập.
Nội dung 2: Cộng đồng hóa trách nhiệm: Xây dựng mơi trường Giáo dục lành
mạnh, vận động tồn dân chăm sóc thế hệ trẻ, phối hợp chặt chẽ giữa Giáo dục
trong nhà trường với Giáo dục ở gia đình và Giáo dục ngoài xã hội; tăng cường
trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp, các tổ chức đồn thể, tổ
chức kinh tế xã hội, của gia đình, của từng người dân đối với sự nghiệp Giáo dục
.
Nội dung 3: Đa dạng hóa loại hình giáo dục, các hình thức học tập: Tích cực phát
triển các loại hình ngồi cơng lập để tạo thêm cơ hội học tập, nâng cao trình độ

cho mọi người.

10/43


Nội dung 4: Đa phương hóa nguồn lực: Tăng cường đầu tư từ ngân sách Nhà
nước mở rộng các nguồn đầu tư khác, khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực trong xã hội để phát triển Giáo dục. Các địa phương cần có sự quan
tâm hơn nữa đến chất lượng giáo dục của các nhà trường, kể cả các trường ngồi
cơng lập, muốn vậy thì hằng năm cần có sự quan tâm hỗ trợ một phần kinh phí hỗ
trợ CSVC, trang thiết bị học tập cho các nhà trường
Nội dung 5: Thể chế hóa và cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và của
Nhà nước về “XHH giáo dục”.
Như vậy công tác “XHH giáo dục” gồm 5 nội dung như đã nêu ở trên. Nhưng
xét trong trường THPT thì nội dung cơng tác “XHH giáo dục” chủ yếu là:
Giáo dục hóa xã hội; cộng đồng hóa trách nhiệm và đa phương hóa nguồn lực.
2. Cơ sở pháp lý
Ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời( tháng 9/1945), Nhà nước
đã chú ý đến Giáo dục và Đào tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập
nha bình dân học vụ, kêu gọi toàn quốc chống dốt, cả xã hội làm giáo dục.
Trong luật giáo dục (tháng 12/1998).
Điều 11 đã nêu: Mọi tổ chức, gia đình và cơng dân đều có trách nhiệm chăm
lo sự nghiệp Giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường Giáo dục lành
mạnh, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu Giáo dục.
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp Giáo dục; thực hiện đa
dạng hoá các loại hình nhà trường và các hình thức Giáo dục; khuyến khích, huy
động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp Giáo dục.
Điều 81: Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội
để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục
Điều 82 đến điều 85 quy định rõ vai trò của xã hội tham gia và làm giáo dục

Trong điều 45 chương VII của điều lệ trường THPT: “Nhà trường phải chủ động
phối hợp với hội đồng giáo dục các cấp, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ
chức và cá nhân nhằm
11/43


-

Thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp Giáo dục giữa nhà trường,

gia đình và xã hội.
-

Huy động mọi lực lượng của cộng động chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây

dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng
cơ sở vật chất nhà trường. .”
Chỉ thị của Bộ Trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về những nhiệm vụ trọng tâm của
toàn ngành trong năm 2002 – 2003 đã chỉ rõ: “.. Đầy mạnh xã hội hóa giáo dục
và thực hiện cơng bằng hóa giáo dục”.
3. Cơ sở thực tiễn
Hệ thống giáo dục của nước ta đã phát triển đầy đủ các ngành bậc học từ nhà trẻ,
mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, THPT, dạy nghề, cao đẳng, đại học và sau
đại học. Trong những năm gần đây đã tiến hành phổ cập giáo dục tiểu và trung
học cở sở, THPT cũng được phát triển, đặc biệt bậc đại học và cao đẳng phát triển
nhanh so với các năm trước đây.
Tuy nếu đem so sánh sự phát triển này với các nước trên thế giới và trong khu
vực thì ta cịn kém nhiều, về quy mô giáo dục và đào tạo xét theo biết chữ và tiểu
học, ta ở vào mức bình thường. Ở bậc trung học ta ở mức thấp. Ở bậc Đại học ta
ở bậc cuối và cách xa các nước khác, khơng có nhiều trường được xếp hạng, các

cơng trình nghiên cứu khoa học như các nước trong khu vực . Về chất lượng, trừ
một số ít học sinh giỏi của ta thì khơng kém các nước nhìn chung cũng theo kiểu
đào tạo gà nòi: Nhưng đa số học sinh kiến thức hổng hụt nhiều, đặc biệt là kỹ năng
thực hành và làm việc theo nhóm. Sự hiểu biết về cơng nghệ ít, trình độ ngoại ngữ
kém, hạn chế kỹ năng giao tiếp.
Nguyên nhân của sự yếu kém trên đây có nhiều, nhưng chủ yếu là do nguồn lực
đầu tư cho Giáo dục và Đào tạo và sự huy động xã hội đóng góp cho giáo dục q
ít ỏi.

12/43


Yêu cầu của đất nước ta là phải phát triển nhanh để trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Muốn vậy thì sự nghiệp phát triển Giáo dục phải đáp
ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Đảng ta đã khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo
là quốc sách hàng đầu”.
Để giải quyết mâu thuẩn về nguồn lực và yêu cầu phát triển về số lượng, chất
lượng đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH và xây dựng một xã hội học tập thì khơng có
cách nào khác là phải tiến hành “XHH giáo dục”.
II. Nội dung cơng tác Xã hội hóa giáo dục ở trường THPT Đinh Bạt Tụy
1. Đặc điểm tình hình của nhà trường
Trường THPT Đinh Bạt Tụy thành lập năm 1999. Trường cách Trung tâm
huyện Hưng Nguyên 4 km, tổng diện tích của trường gần bằng 12.000m2
. 22 năm qua các thế hệ giáo viên và học sinh của trường đã không ngừng phấn
đấu, rèn luyện trong học tập và công tác.
Năm học 2021 – 2022 trường có 02 CBQL, 23 giáo viên, 05 nhân viên, 09 lớp
với tổng số 3867 học sinh; 12 phịng học cấp 4. 03 phịng thí nghiệm thực hành.
07 phòng chức năng
Trong 8 năm qua kể từ năm học 2013-2014, trường luôn đạt danh hiệu trường

tiên tiến.
Một trong những giải pháp để đạt được những kết quả trên là do nhà trường làm
tốt công tác “XHH giáo dục” (một trong những bài học kinh nghiệm của trường
trong nhiều năm học).
1.1. Những thuận lợi cho nhà trường phát triển sự nghiệp giáo dục
-Từ khi mới thành lập đến nay Trường THPT Đinh Bạt Tụy luôn nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của Sở giáo dục và Đào tạo Nghệ An, Huyện Ủy, UBND huyện
Hưng Nguyên và của chính quyền các xã thị trấn trong và ngoài huyện. CBGV,NV trong nhà trường trẻ, năng động, đồn kết, có ý thức tổ chức kỷ luật

13/43


cao, bản lĩnh chính trị vững vàng, ln có ý thức phấn đấu trong công tác và xây
dựng nhà trường
- Học sinh ngoan, có ý thức. An ninh trường học được giữ vững
- Là trường ngồi cơng lập có cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm cao hơn nên nhà
trường chủ động trong việc xây dựng các kế hoạch để huy động, đồng thời cũng
dễ áp dụng cho việc khen thưởng, xử lý cá nhân, tập thể vi phạm
- Nhà trường tạo được uy tín cao trong nhân dân. Chế độ công khai làm tốt, minh
bạch.
- Trường mang tên cụ Đinh Bạt Tụy là vị trạng nguyên triều Lê, nhà nghèo nhưng
hiếu học và học giỏi vì vậy có nhiêu thuận lợi trong việc giáo dục truyền thống
cho các thế hệ học trị.
1.2. Khó khăn
-

Do nguồn học sinh giảm tự nhiên, bên cạnh đó cơng tác phân luồng sau tốt

nghiệp THCS đã làm giảm quy mô trường lớp. Số lượng lớp và học sinh giảm
hàng năm, chất lượng đầu vào của học sinh ngày càng thiếu và yếu, Số lượng

CBGV,NV vẫn giữ nguyên, số tiết dạy ít, trong khi đó khơng có phụ cấp thâm
niên, khơng có phụ cấp đứng lớp, chế độ dóng BHXH chỉ đóng được theo mức.
Vì vậy đời sống rất khó khăn, khơng ổn định nên Giáo viên cịn phải làm thêm,
khơng có nhiều thời gian đầu tư sâu vào chuyên môn.
-

Vùng tuyển sinh của nhà trường hầu hết là các xã thuần nông, diện tích đất

canh tác hẹp, mức sống của nhân dân cịn nghèo, thu nhập cịn hạn chế, chủ yếu
là nhờ nơng nghiệp, nên việc thực hiện xã hội hóa giáo dục cịn khó khăn, khả
năng đóng góp của các bậc phụ huynh còn hạn chế. Cơ sở vật chất còn thiếu chưa
có phịng học, phịng làm việc cao tầng nên việc huy động học sinh đến trường
chưa được cao, có năm chưa hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh.
-

Đội ngũ giáo viên đa số trẻ về tuổi đời và tuổi nghề, không có các giáo

viên thực sự có chất lượng để nâng thương hiệu. Đội ngũ không ổn định, mức
lương nhà trường chi trả hàng tháng chỉ tính được theo tiết, giáo viên đời sống
14/43



×