Tải bản đầy đủ (.docx) (288 trang)

Giáo trình nhập môn kinh doanh (hc2021)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 288 trang )

GIÁO TRÌNH
NHẬP MƠN KINH DOANH

LỜI MỞ ĐẦU
1


“Phi thương bất phú”- Kinh doanh mãi và vẫn luôn là nền tảng tạo ra của cải, tạo
ra sự thịnh vượng cho xã hội. Với mong muốn tạo dựng “Chính phủ kiến tạo” và
“Quốc gia khởi nghiệp”, Chính phủ đang đặt mục tiêu tới 2020 Việt Nam có 1 triệu
doanh nghiệp hoạt động (Nghị quyết 35/NQ-CP).
Để có doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, việc đào tạo, nuôi dưỡng và phát triển
doanh nhân cần được coi trọng. Mọi người, thuộc mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực đều
có khả năng phát triển thành một doanh nhân. Kinh doanh và khởi nghiệp không gói
gọn trong bất cứ ngành nghề nào. Cử nhân kế tốn có thể phát triển một đơn vị kinh
doanh cung ứng dịch vụ kế tốn, cử nhân thương mại có thể phát triển một đơn vị kinh
doanh thương mại…, ngay cả kỹ sư xây dựng cũng có thể phát triển một doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ xây dựng, hay kỹ sư điện cũng có thể phát triển một đơn vị kinh
doanh liên quan đến cung ứng các sản phẩm và dịch vụ liên quan tới điện. Chính vì lý
do này, tại nhiều nước trên thế giới Nhập môn kinh doanh được lựa chọn là môn học
bắt buộc đối với mọi lĩnh vực đào tạo, với quan điểm mọi người đều có thể kinh doanh
và vì vậy mọi người cần có kiến thức cơ bản về kinh doanh.
Dựa trên quan điểm này, giáo trình Nhập mơn kinh doanh được biên soạn với mục
tiêu cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh doanh cho người học. Với giáo trình
này, người học thuộc mọi lĩnh vực chun mơn khác nhau có thể tiếp cận vào thế giới
kinh doanh, có thể thơng hiểu các khái niệm, nguyên tắc cơ bản của một tổ chức kinh
doanh, hiểu được cách thức vận hành và các chức năng cơ bản mà một tổ chức kinh
doanh cần phải có, nắm được những nguyên lý cơ bản để tạo lập và quản lý một tổ
chức kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ.
Để thực thi mục tiêu này, giáo trình được biên soạn thành 6 chương với 292 Trang.
Chương 1 - Tổng quan về kinh doanh, giới thiệu các khái niệm liên quan tới


kinh doanh và tổ chức kinh doanh, giới thiệu tổng quan về kinh tế trong mơi trường
tồn cầu hóa.
Chương 2 - Sở hữu kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp, giới thiệu những nết
cơ bản về luật pháp liên quan tới việc tạo lập doanh nghiệp và tiến trình cũng như một
số phương thức tạo lập doanh nghiệp.
2


Bốn chương cịn lại của giáo trình tập trung giới thiệu những kiến thức cơ bản về
quản lý doanh nghiệp. Những kiến thức cơ bản này được nhóm gộp thành 4 chức năng
tương ứng với 4 nội dung quản trị của một tổ chức kinh doanh:
Chương 3 - Quản trị sản xuất,
Chương 4 - Quản trị nguồn nhân lực
Chương 5 - Quản trị Marketing
Chương 6 - Kế toán trong doanh nghiệp.
Tồn bộ nội dung của giáo trình được chúng tơi tiếp cận theo hướng vừa hiện đại,
tiệm cận với nền tảng khoa học, lý luận của thế giới kết hợp với thực tiễn Việt Nam.
Các khái niệm, lý thuyết được chọn lọc, tổng hợp từ các tài liệu cập nhật mới, chủ yếu
được xuất bản từ năm 2015 tới 2017 của những trường đại học hoặc nhà xuất bản danh
tiếng trên thế giới. Trên nền tảng lý luận khoa học này, nhóm biên soạn bổ sung, cập
nhật các dữ liệu, tình huống của Việt Nam, các phân tích về tình hình kinh tế, kinh
doanh trong điều kiện Việt Nam… để người học có thể dễ dàng tiếp thu và ứng dụng
những lý thuyết được học vào môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Giáo trình do TS. Lê Thị Minh Hằng biên soạn chương 2, 3,4,5, GS.TS Nguyễn
Trường Sơn biên soạn chương 1 và ThS. Huỳnh Phương Đông biên soạn chương 6.
Để hồn thành giáo trình này, tập thể tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu
và các đồng nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã động viên,
khuyến khích nhóm tác giả từ khi hình thành ý tưởng tới khi hồn thiện giáo trình, gửi
lời cảm ơn tới Kế tốn đã đồng hành cùng nhóm tác giả, gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
toàn bộ giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh đã ủng hộ, đã đóng góp ý kiến và đã có

những hỗ trợ đặc biệt cho nhóm tác giả trong quá trình biên soạn giáo trình.
Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới những người thân trong gia đình
của các tác giả, những người đã chia sẻ, động viên và hỗ trợ để các tác giả có thời gian
hồn thành giáo trình này.

3


Tuy nhiên, trong q trình thực hiện khơng thể tránh khỏi những sai sót, nhóm tác
giả kính mong nhận được những phản hồi, góp ý, phê bình của bạn đọc để cuốn sách
được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Nhóm tác giả

MỤC LỤ

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
4


CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH...................................................10

1.1 Các vấn đề cơ bản của kinh doanh........................................................................10
1.1.1 Định nghĩa kinh doanh...............................................................................10
1.1.2 Lợi nhuận...................................................................................................11
1.1.3 Vai trò của kinh doanh trong xã hội...........................................................12
1.1.4 Tại sao phải học kinh doanh?.....................................................................14
1.2 Các hình thức hoạt động kinh doanh.....................................................................14

1.2.1 Sản xuất......................................................................................................15
1.2.2 Phân phối....................................................................................................16
1.2.3 Tiêu thụ sản phẩm......................................................................................16
1.3 Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản....................................................................................18
1.3.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).................................................................18
1.3.2 Năng suất lao động quốc gia......................................................................20
1.3.3 Một số chỉ số kinh tế quan trọng khác........................................................23
1.4 Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh....................................................................29
1.4.1 Chu kỳ kinh tế............................................................................................29
1.4.2 Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.........................................................34
1.5 Đạo đức kinh doanh..............................................................................................36
1.5.1 Các bên hữu quan.......................................................................................36
1.5.2 Đạo đức kinh doanh...................................................................................37
1.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đạo đức................................................40
1.5.4 Khuyến khích các hành vi đạo đức.............................................................42
1.6 Trách nhiệm xã hội................................................................................................44
1.6.1 Khái niệm...................................................................................................44
1.6.2 Tháp trách nhiệm xã hội.............................................................................46
1.7 Kinh doanh quốc tế...............................................................................................47
1.7.1 Cơ sở kinh tế của kinh doanh quốc tế.........................................................47
1.7.2 Các hình thức kinh doanh quốc tế..............................................................50
1.7.3 Rào cản thương mại trong kinh doanh quốc tế...........................................52
TỔNG KẾT CHƯƠNG................................................................................................56
CÂU HỎI ÔN TẬP......................................................................................................59
CÂU HỎI THẢO LUẬN.............................................................................................60
5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................60
CHƯƠNG 2.


TẠO LẬP VÀ SỞ HỮU DOANH NGHIỆP.....................................61

2.1 Phân loại doanh nghiệp.......................................................................................61
2.1.1 Phân loại theo hình thức sở hữu.................................................................61
2.1.2 Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế......75
2.1.3 Phân loại theo quy mơ doanh nghiệp..........................................................75
2.2 Lựa chọn hình thức sở hữu..................................................................................76
2.2.1 Doanh nghiệp tư nhân................................................................................78
2.2.2 Doanh nghiệp hùn vốn (Công ty)...............................................................80
2.2.3 Hợp tác xã..................................................................................................86
2.2.4 Doanh nghiệp xã hội..................................................................................87
2.3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa....................................................................................89
2.3.1 Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa..........................89
2.3.2 Đặc điểm chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa..........................................90
2.3.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế.............................94
2.4 Thành lập doanh nghiệp......................................................................................100
2.4.1 Doanh nhân và tinh thần kinh doanh........................................................100
2.4.2 Thành lập doanh nghiệp mới....................................................................103
2.4.3 Mua lại và sáp nhập..................................................................................103
2.4.4 Nhượng quyền thương mại.......................................................................108
2.5 Giải thể và phá sản doanh nghiệp.....................................................................114
TỔNG KẾT CHƯƠNG:......................................................................................117
CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................121
CÂU HỎI THẢO LUẬN....................................................................................122
CHƯƠNG 3.

QUẢN TRỊ SẢN XUẤT.................................................................124

3.1 Tổng quan về quản trị sản xuất............................................................................124

3.1.1 Khái niệm quản trị sản xuất......................................................................124
3.1.2 Mục tiêu của quản trị sản xuất..................................................................126
3.1.3 Vai trò của chức năng sản xuất.................................................................129
3.1.4 Những thách thức của quản trị sản xuất đương đại...................................130
3.2 Thiết kế sản phẩm/dịch vụ...................................................................................131
3.2.1 Ý tưởng về sản phẩm và dịch vụ mới.......................................................131
6


3.2.2 Thiết kế sản phẩm....................................................................................132
3.2.3 Thiết kế dịch vụ........................................................................................133
3.3 Thiết kế quy trình sản xuất..................................................................................136
3.3.1 Loại hình sản xuất....................................................................................137
3.3.2 Bố trí nội bộ hệ thống sản xuất.................................................................140
3.4 Hoạch định và kiểm soát sản xuất.......................................................................144
3.4.1 Bản chất của hoạch định và kiểm soát sản xuất........................................144
3.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạch định và kiểm soát sản xuất..................146
3.5 Quản trị vật liệu...................................................................................................149
3.5.1 Mua sắm...................................................................................................149
3.5.2 Kiểm soát tồn kho....................................................................................150
TỔNG KẾT CHƯƠNG..............................................................................................153
CÂU HỎI ÔN TẬP....................................................................................................156
CÂU HỎI THẢO LUẬN...........................................................................................157
CHƯƠNG 4.

QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.................................................158

4.1 Nguồn nhân lực và đặc điểm nguồn nhân lực......................................................158
4.1.1 Khái niệm.................................................................................................158
4.1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực.........................................................................159

4.2 Quản trị nguồn nhân lực......................................................................................162
4.2.1 Khái niệm.................................................................................................162
4.2.2 Nội dung quản trị nguồn nhân lực............................................................164
4.2 Tuyển dụng nhân lực...........................................................................................167
4.2.1 Phân tích và thiết kế cơng việc.................................................................168
4.2.2 Tuyển dụng...............................................................................................180
4.3 Sử dụng nhân lực.................................................................................................185
4.3.1 Bố trí nhân lực..........................................................................................185
4.3.2 Đánh giá kết quả công việc......................................................................185
4.4 Thù lao................................................................................................................191
4.4.1 Khái niệm.................................................................................................192
4.4.2 Các chính sách xây dựng thù lao lao động...............................................192
4.4.3 Các phương pháp trả thù lao.....................................................................199
4.5 Phát triển nguồn nhân lực....................................................................................202
7


4.5.1 Khái niệm.................................................................................................202
4.5.2 Đào tạo lại và bồi dưỡng kiến thức cho người lao động...........................203
4.5.3 Phát triển nguồn nhân lực.........................................................................206
4.5.4 Xây dựng mơi trường làm việc thân thiện................................................207
TĨM TẮT CHƯƠNG................................................................................................209
CÂU HỎI ÔN TẬP....................................................................................................211
CÂU HỎI THẢO LUẬN...........................................................................................211
CHƯƠNG 5.

QUẢN TRỊ MARKETING.............................................................212

5.1 Tổng quan về Marketing.....................................................................................212
5.1.1 Marketing.................................................................................................212

5.1.2 Nhu cầu, mong muốn của khách hàng......................................................213
5.1.3 Giá trị và sự thoả mãn..............................................................................214
5.1.4 Thị trường................................................................................................215
5.1.5 Vị trí của Marketing trong hoạt động của doanh nghiệp..........................216
5.2 Quản trị marketing..............................................................................................217
5.2.1 Khái niệm.................................................................................................217
5.2.2 Các quan điểm quản trị Marketing...........................................................218
5.3 Tiến trình quản trị marketing...............................................................................225
5.3.1 Phân tích cơ hội thị trường.......................................................................227
5.3.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu...................................................................230
5.3.3 Đo lường và dự báo nhu cầu.....................................................................231
5.3.4 Phân đoạn thị trường................................................................................231
5.3.5 Lựa chọn thị trường mục tiêu...................................................................231
5.3.6 Định vị thị trường.....................................................................................234
5.3.7 Hoạch định chiến lược marketing.............................................................235
5.3.8 Triển khai marketing - mix.......................................................................235
5.3.9 Thiết kế kế hoạch marketing mix.............................................................246
5.3.10 Tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động marketing.................................248
TỔNG KẾT CHƯƠNG..............................................................................................250
CÂU HỎI ÔN TẬP....................................................................................................253
CÂU HỎI THẢO LUẬN...........................................................................................254
CHƯƠNG 6.

KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP..........................................255
8


6.1 Tổng quan về kế toán..........................................................................................255
6.1.1 Khái niệm.................................................................................................255
6.1.2 Kế toán tài chính và kế tốn quản trị........................................................258

6.2 Báo cáo tài chính.................................................................................................262
6.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh..................................................265
6.2.2 Bảng cân đối kế toán...............................................................................271
6.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ......................................................................273
6.3 Kế tốn dồn tích..................................................................................................274
6.4 Phân tích báo cáo tài chính..................................................................................280
6.4.1 Mục đích phân tích báo cáo tài chính.......................................................280
6.4.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính.................................................281
TĨM TẮT CHƯƠNG:...............................................................................................287
CÂU HỎI ƠN TẬP..................................................................................................291
CÂU HỎI THẢO LUẬN.........................................................................................291

9


Chương 1: Tổng quan về kinh doanh

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH

Trong chương này chúng ta bắt đầu bằng việc nghiên cứu tổng quan về thế giới kinh
doanh cũng như các vấn đề kinh tế nói chung, bên cạnh đó là việc đi sâu tìm hiểu đạo đức
kinh doanh và trách nhiệm xã hội, cũng như tìm hiểu tầm quan trọng của kinh doanh quốc
tế. Nội dung của Chương 1 tập trung vào ba vấn đề sau :
- Khám phá thế giới kinh doanh và các vấn đề kinh tế
- Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
- Khám phá những điều cơ bản về kinh doanh toàn cầu
1.1 Các vấn đề cơ bản của kinh doanh
1.1.1 Định nghĩa kinh doanh

Không ai trong chúng ta không liên quan hay khơng có vai trị nhất định nào trong hệ
thống kinh doanh. Mỗi chúng ta đều có nhu cầu sử dụng hàng hóa từ các đơn vị kinh
doanh. Chất lượng, giá cả hàng hóa chúng ta sử dụng phụ thuộc vào phương thức hoạt
động của các đơn vị kinh doanh. Hơn nữa, phần lớn trong chúng ta làm việc tại các cơ sở
kinh doanh, thu nhập, thù lao của chúng ta phụ thuộc vào hiệu quả của tổ chức kinh doanh
mà chúng ta đang làm việc. Có thể nói kinh doanh là một phần cuộc sống hàng ngày. Mỗi
người cần và nên có những kiến thức nhất định về kinh doanh và cũng cần phải hiểu vai
trò quan trọng của kinh doanh trong cuộc sống.
Kinh doanh là « nỗ lực có tổ chức của các cá nhân để sản xuất và bán, hàng hoá
và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội, vì mục đích lợi nhuận » (Pride, Hughes, &
Kapoor, 2013). « Nỗ lực có tổ chức của cá nhân » được xem như là nỗ lực kết hợp bốn
nguồn lực: nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính và nguồn lực thơng tin để
sản xuất và bán hàng hóa, dịch vụ. Dewhurst (2014) thì cho rằng « kinh doanh là việc tổ
chức tìm kiếm lợi nhuận thơng qua việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu
khách hàng». « Cung cấp hàng hóa » được hiểu là hành động sản xuất, mua hoặc/và bán
sản phẩm hay cung ứng dịch vụ. Theo luật doanh nghiệp 2014, kinh doanh được định
nghĩa là « việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình


Chương 1: Tổng quan về kinh doanh
đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lợi ». Tóm lại, cho dù có phát biểu bởi những câu từ khác nhau, các
tác giả trong và ngoài nước đều thống nhất quan điểm cho rằng kinh doanh là việc thực
thi một hoặc một số hành động nhằm cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng
với mục tiêu lợi nhuận.
1.1.2 Lợi nhuận
Hoạt động kinh doanh có thể nhằm đạt nhiều mục tiêu khác nhau, tuy nhiên mục tiêu
trực tiếp, quan trọng nhất và khơng thể thiếu được đó là mục tiêu lợi nhuận. Mục tiêu lợi
nhuận cịn là tiêu chí để phân biệt tổ chức kinh doanh với các tổ chức phi kinh doanh
khác. Lợi nhuận là mục tiêu chính của tổ chức kinh doanh. Tổ chức nào tồn tại khơng vì

mục tiêu lợi nhuận được gọi là tổ chức phi kinh doanh hay phi lợi nhuận.
Doanh nghiệp thông qua việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ sẽ thu được doanh thu bán
hàng từ khách hàng. Tuy nhiên, để có sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp cũng phải mua
nhiều yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, nhiên liệu, phải đầu tư CSVC, MMTB, phải trả
lương cho người lao động…. Nếu doanh thu bán hàng của doanh nghiệp lớn hơn chi phí
đã bỏ ra, doanh nghiệp sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận. Cụ thể hơn, như thể hiện trong
Hình 1 .1, lợi nhuận là những gì cịn lại sau khi trừ tất cả các chi phí kinh doanh đã được
trích từ doanh thu bán hàng.
Doanh nghiệp sẽ bị lỗ khi chi phí lớn hơn doanh thu bán hàng. Trong tình thế này,
doanh nghiệp sẽ bị “mất mát”. Một doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động khi “mất
mát” liên tục xảy ra. Nhà quản lý và nhân viên phải tìm cách nào đó để tăng doanh thu
bán hàng hoặc/và giảm chi phí để tạo ra lợi nhuận. Nếu đơn vị kinh doanh không thể thực
hiện được hành động nào đó nhằm loại bỏ tổn thất, nó có thể bị phá sản hoặc buộc phải
đóng cửa.

11


Chương 1: Tổng quan về kinh doanh
DOANH THU

LỢI NHUẬNN

CHI PHÍ

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận

Chủ doanh nghiệp, cổ đông hoặc người sở hữu doanh nghiệp đương nhiên quan tâm
tới mục tiêu lợi nhuận, nhưng một số bên hữu quan khác có thể lại quan tâm tới trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Các bên hữu quan được được mô tả là tất cả những người

hoặc nhóm người có liên quan, có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các chính sách, quyết
định, và các hoạt động của tổ chức. Do vậy, trong kinh doanh, các doanh nghiệp ngồi
việc tìm kiếm lợi nhuận, để phát triển bền vững họ còn cần phải thường xuyên quan tâm
và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Suy cho cùng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội là con
đường tốt nhất và bền vững nhất trong việc mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Lợi nhuận của một doanh nghiệp trở thành tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp. Như
vậy, lợi nhuận chính là phần thưởng mà chủ doanh nghiệp nhận được cho việc sản xuất
hàng hóa và dịch vụ đáp ứng mong muốn của khách hàng. Tuy nhiên để đạt được phần
thưởng này, trước đó chủ doanh nghiệp đã phải chi trả chi phí cho các nhà cung cấp,
người lao động, người cho vay… Suy cho cùng họ là người nhận phần thưởng sau cùng.
Bên cạnh đó chủ doanh nghiệp cũng phải chịu rất nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động.
1.1.3 Vai trị của kinh doanh trong xã hội
Tất cả chúng ta vừa là khách hàng, vừa là nhân viên, vừa là đối tượng nộp thuế và
hưởng lợi từ thuế trong một mối quan hệ phức tạp giữa kinh doanh và xã hội. Kinh doanh
đóng vai trị quan trọng trong xã hội, có thể kể tới một số đóng góp cơ bản của kinh doanh
cho xã hội như sau:

12


Chương 1: Tổng quan về kinh doanh
Cung cấp sản phẩm và dịch vụ có giá trị. Hãy nhìn xung quanh bạn, đa phần sản
phẩm, dịch vụ mà bạn đang sử dụng là do tổ chức kinh doanh tạo ra. Sản phẩm, dịch vụđầu ra của tổ chức kinh doanh đang từng ngày nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.
Tạo việc làm. Tại đa số các quốc gia, tỷ trọng việc làm do tổ chức kinh doanh tạo ra
là lớn nhất. Tổ chức kinh doanh không chỉ trả thù lao cho người lao động và cịn đóng góp
tỷ trọng lớn vào các quỹ phúc lợi xã hội, quỹ lương hưu, quỹ bảo hiểm y tế…
Đóng thuế. Tổ chức kinh doanh là thành phần đóng góp lớn vào ngân sách thơng qua
thuế, như thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia
tăng, thuế tài nguyên…
Đóng góp vào sự tăng trưởng, ổn định và an tồn của quốc gia. Thơng qua thuế, tổ

chức, cá nhân kinh doanh đóng góp tỷ trọng lớn vào nguồn thu của ngân sách, yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp tới hoạt động điều hành của Chính phủ. Ngồi ra, thơng qua việc tạo ra
việc làm, tạo thu nhập cho một bộ phận lớn dân cư, tổ chức kinh doanh ảnh hưởng mạnh
mẽ tới sự ổn định của xã hội, tới phúc lợi xã hội cũng như điều kiện sống của người dân.
Tuy nhiên, ngồi những ảnh hưởng tích cực tới kinh tế, xã hội, tổ chức kinh doanh
còn tạo ra một số ảnh hưởng tiêu cực, chẳng hạn như:
Gây ô nhiễm môi trường. Tổ chức kinh doanh là thành phần ảnh hưởng lớn tới các
vấn đề về mơi trường như khí thải, rác thải, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất…
Gây ra những rủi ro về sức khỏe và an tồn. Nhiều tổ chức kinh doanh trong q
trình hoạt động đã tạo ra những sự cố như cháy nổ. Ngoài ra, một số tổ chức kinh doanh,
có thể vơ tình hay cố ý đã tạo ra sản phẩm, dịch vụ nguy hiểm, gây mất an toàn cho người
tiêu dùng.
Sự bất ổn về tài chính. Một số tổ chức kinh doanh do hoạt động kém hiệu quả đã gây
ra những vụ phá sản hay thua lỗ lớn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới lực lượng lao động,
đơi khi cịn gây ra phản ứng dây chuyền tới nhiều tổ chức kinh doanh khác. Trong một số
trường hợp, Chính phủ phải đứng ra giải quyết để bảo đảm sự ổn định xã hội.

13


Chương 1: Tổng quan về kinh doanh
1.1.4 Tại sao phải học kinh doanh?
Tại Mỹ, nhập môn kinh doanh được giảng dạy tại cấp học trung học phổ thông, với
quan niệm tất cả mọi người cần biết những kiến thức cơ bản về kinh doanh. Những kiến
thức cơ bản về kinh doanh này đem lại cho chúng ta những lợi ích như:
- Giúp lựa chọn nghề nghiệp. Kiến thức cơ bản về kinh doanh cho bạn hình dung
cách thức mà các tổ chức kinh doanh hoạt động, những chức năng, vị trí cơng việc thường
có tại một tổ chức kinh doanh, từ đó giúp bạn hình dung vị trí cơng việc của mình trong
tương lai.
- Giúp ni dưỡng và phát triển mục tiêu khởi nghiệp. Mọi người thuộc mọi

ngành nghề, lĩnh vực chun mơn đều có thể khởi nghiệp một doanh nghiệp. Một kế tốn
viên có thể khởi nghiệp một doanh nghiệp tư vấn kế toán, một kĩ sư xây dựng có thể khởi
nghiệp một doanh nghiệp thiết kế, thi cơng xây dựng… Những kiến thức cơ bản về kinh
doanh cung cấp cho tất cả mọi người những khái niệm ban đầu, những nguyên tắc cơ bản
mà mọi tổ chức kinh doanh cần phải có. Từ đó khơi dậy niềm đam mê kinh doanh và tinh
thần khởi nghiệp trong mọi người.
- Trở thành khách hàng và nhà đầu tư thông thái. Chúng ta khơng thể sống ngồi
thế giới kinh doanh, chúng ta là khách hàng của nhiều tổ chức kinh doanh, một số lợi ích,
phúc lợi mà chúng ta đang hưởng có nguồn gốc từ kinh doanh. Chúng ta có nhu cầu đầu
tư khoản tiền tiết kiệm hàng tháng để kiếm thêm nhu nhập… Những kiến thức cơ bản về
kinh doanh sẽ giúp chúng ta thông hiểu hơn các vấn đề kinh doanh, giúp chúng ta có
quyết định hiệu quả hơn.
1.2 Các hình thức hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh có phạm vi rất rộng lớn, về cơ bản bao gồm các lĩnh vực : sản
xuất, phân phối, tiêu thụ.

14


Chương 1: Tổng quan về kinh doanh
1.2.1 Sản xuất
Theo nghĩa rộng sản xuất bao gồm tất cả các hoạt động tạo ra sản phẩm và dịch vụ
nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Hoạt động sản xuất có thể phân làm các loại cơ
bản như sau :
- Hoạt động khai thác và sơ chế: là những hoạt động nhằm khai thác hoặc sử dụng
tài nguyên thiên nhiên có sẵn, hoặc cịn ở dạng tự nhiên. Ví dụ : trong khai thác mỏ, người
ta lấy quặng và khoáng chất từ lòng đất ; trong ngư nghiệp, người ta đánh bắt cá từ sông,
biển, hay nuôi chúng trong các hồ nhân tạo …
- Hoạt động chế tạo: là việc chế biến các nguyên liệu từ thiên nhiên, các vật liệu (đầu
ra của một hệ thống sản xuất) thành các sản phẩm hàng hóa. Chẳng hạn sản xuất bánh kẹo

từ đường, sữa, bột, sản xuất vải từ sợi, sản xuất thép cây, thép cuộn từ thép tấm hay từ
quặng thép. Sản xuất chế tạo cịn bao gồm cả q trình chế tạo linh kiện, chi tiết dùng để
lắp ráp thành sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp. Chẳng hạn trong ngành công
nghiệp xe hơi, những hãng sản xuất xe hơi lớn như Toyota, Ford..., chủ yếu làm nhiệm vụ
lắp ráp các linh kiện thành chiếc xe hơi hồn chỉnh. Cịn có hàng trăm đơn vị chuyên sản
xuất linh kiện, động cơ, bình ắc qui, vỏ xe, kính, ghế nệm và rất nhiều bộ phận khác.
- Hoạt động tạo dịch vụ: là hoạt động tạo ra các sản phẩm vơ hình nhằm đáp ứng
nhu cầu đa dạng và phong phú trong cuộc sống của con người. Sản xuất càng phát triển,
đời sống con người càng cao, nhu cầu sử dụng dịch vụ càng lớn. Dịch vụ ngày càng đóng
góp tỷ trọng lớn vào nền kinh tế. Theo dữ liệu thống kê, dịch vụ chiếm tỷ trọng trên 40%
trong GDP của Việt Nam, chiếm hơn 70% GDP của nước Mỹ, 78% GDP của nước Anh
(Theo Wikipedia). Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người sử dụng nhiều dịch vụ khác
nhau: dịch vụ khám chữa bệnh do các bác sĩ cung cấp, dịch vụ ăn uống, học tập, sinh hoạt,
giải trí… Trong sản xuất, mỗi đơn vị sản xuất cũng thường sử dụng nhiều dịch vụ như :
dịch vụ vận tải, dịch vụ bán buôn, bán lẻ, dịch vụ viễn thông, các dịch vụ ngân hàng, tài
chính, bảo hiểm… Ngồi ra cịn phải kể đến là các dịch vụ cơng do chính phủ cung cấp
cho người dân và doanh nghiệp…
15


Chương 1: Tổng quan về kinh doanh
1.2.2 Phân phối
Phân phối là việc đưa hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất đến khách hàng, bao gồm cả
khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. Đó là việc phân phối nguyên vật liệu từ nhà
cung cấp tới nhà sản xuất, là việc phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất tới các trung gian
phân phối, hay từ trung gian phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài hoạt động
vận tải hàng hóa, phân phối cịn bao hàm cả việc quản lý kho bãi, quản lý nguyên liệu,
thành phẩm, quản lý tồn kho... Hệ thống phân phối hiệu quả sẽ thỏa mãn nhu cầu khách
hàng trong khi tối thiểu hóa hàng tồn kho và lượng vốn đầu tư vào hàng tồn kho.
Trong kinh doanh, một số tổ chức mong muốn trực tiếp đưa sản phẩm tới tay người

tiêu dùng, chẳng hạn như cách tập đoàn thời trang Inditex phân phối thương hiệu thời
trang Zara, hay cách công ty thời trang Ivy phân phối sản phẩm của mình tại thị trường
Việt Nam. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống việc nhà sản xuất trực tiếp phân phối sản
phẩm tới tay người tiêu dùng là khơng hiệu quả. Vì vậy, hiện nay, đa số nhà sản xuất phân
phối sản phẩm của mình qua hệ thống nhà bán buôn, bán lẻ, qua hệ thống siêu thị, chẳng
hạn như cách mà tập đoàn Vinamilk hay Công ty cổ phần may Việt Tiến đang thực hiện.
Hệ thống phân phối có tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường tiêu thụ, gia tăng
sự hiện diện của sản phẩm, nhãn hiệu trên thị trường, gia tăng sự sẵn sàng và giảm chi
phí.
1.2.3 Tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Theo phạm trù kinh tế ta có thể hiểu
tiêu thụ hàng hố là một q trình chuyển hố hình thái của hàng hố từ hiện vật sang giá
trị. Nó là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất - phân phối và một bên là tiêu dùng.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề
trung tâm cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó là: sản xuất và kinh doanh cái
gì? Sản xuất và kinh doanh như thế nào? Và cho ai? Cho nên việc tiêu thụ sản phẩm hàng
hóa cần được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
16


Chương 1: Tổng quan về kinh doanh
- Hiểu theo nghĩa rộng: Tiêu thụ hàng hóa là một q trình kinh tế bao gồm nhiều
khâu bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu doanh nghiệp cần thoả mãn,
xác định mặt hàng kinh doanh và tổ chức sản xuất hoặc tổ chức cung ứng hàng hóa và
cuối cùng là việc thực hiện các nghiệp vụ bán hàng nhằm đạt mục đích cao nhất là doanh
thu và lợi nhuận.
Do tiêu thụ hàng hóa là cả một q trình gồm nhiều hoạt động khác nhau nhưng có
quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau, cho nên để tổ chức tốt việc tiêu thụ hàng hóa doanh
nghiệp khơng những phải làm tốt mỗi khâu cơng việc mà cịn phải phối hợp nhịp nhàng

giữa các khâu kế tiếp, giữa các bộ phận tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình tiêu
thụ sản phẩm hàng hóa trong doanh nghiệp. Phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp có
nghĩa là các khâu trong q trình tiêu thụ hàng hóa khơng thể đảo lộn cho nhau mà phải
thực hiện một cách tuần tự nhau theo chu trình của nó. Doanh nghiệp khơng thể tổ chức
sản xuất trước rồi mới đi nghiên cứu nhu cầu thị trường, điều đó sẽ làm cho hàng hóa
khơng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, cũng có nghĩa khơng thể tiêu thụ được sản phẩm
hàng hóa và doanh nghiệp phá sản.
- Hiểu theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được hiểu như là hoạt động bán
hàng. Hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp là quá trình thực hiện chuyển quyền sở hữu
hàng hố cho khách hàng và thu tiền về hay được quyền thu tiền về do bán hàng.
Vậy tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng của doanh
nghiệp nhờ đó hàng hố được chuyển thành tiền và tiếp tục thực hiện vòng chu chuyển
vốn trong doanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu
xã hội.

17


Chương 1: Tổng quan về kinh doanh
Sản x́t

Phân phới

Tiêu thụ

Hình 1.2. Mối quan hệ giữa sản xuất, phân phối, và tiêu thụ

1.3 Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản
Mỗi nền kinh tế có cách thức vận hành khác nhau, nhưng đều hướng tới những chỉ
tiêu hiệu quả chung. Để đo lường, đánh giá “sức khỏe” của nền kinh tế, các nhà kinh tế

học trên toàn thế giới đã thống nhất một số các chỉ tiêu cơ bản như: Tổng sản phẩm quốc
nội (GDP), tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), năng suất lao động quốc gia....
Phần tiếp sau đây chúng ta thử tìm hiểu về nội dung và ý nghĩa của các chỉ tiêu này.
1.3.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) là một trong những chỉ số
cơ bản phản ánh sức khỏe nền kinh tế của một quốc gia. GDP là giá trị thị trường của
tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi một lãnh thổ nhất
định (thường là một quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
GDP là tổng của tiêu dùng, đầu ra, chi tiêu chính phủ và cán cân thương mại.
GDP= C+I+G+(X-M)

Trong đó:
18


Chương 1: Tổng quan về kinh doanh
C (consumption): chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân của hộ gia định về hàng hóa, dịch vụ
I (Investment) là tổng đầu tư ở trong nước của tư nhân
G (Goverment purchases) là chi tiêu của chính phủ
X-M (Export – Import) = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu = Xuất khẩu ròng
Chỉ tiêu GDP được sử dụng để phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất trong
phạm vi quốc gia, để so sánh nền kinh tế quốc gia giữa các giai đoạn khác nhau, và để so
sánh sức mạnh giữa các nền kinh tế khác nhau.
GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hố và dịch vụ
cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của
thời kỳ đó. Do vậy cịn gọi là GDP theo giá hiện hành. Để so sánh GDP giữa các thời
điểm khác nhau người ta cần điều chỉnh GDP danh nghĩa thành GDP thực tế. GDP thực
tế là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hố và dịch vụ cuối cùng của năm
nghiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc, do đó cịn gọi là GDP theo giá so sánh.
Bảng 1.1. Ước tính tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam và các nước trong khu vực từ 2015-2020 1


Nước
Campuchia
Lào
Malaysia
Philippines
Myanmar
Thái Lan
Timor
Việt Nam
Singapore

2015
7.0
7.4
5.0
6.1
7.0
2.9
4.0
6.7
2.2

2016
7.0
7.0
4.2
6.9
5.9
3.2

5.7
6.2
2.4

2017
6.8
6.7
5.8
6.7
6.4
3.5
2.4
6.7
3.6

2018
6.9
6.6
5.2
6.7
6.7
3.6
4.2
6.5
2.9

2019
6.7
6.9
5.0

6.7
6.9
3.5
5.0
6.5
2.7

2020
6.7
6.9
4.7
6.5
6.9
3.4
5.0
6.5
2.6

Trong vòng 4 năm trở lại đây, từ 2015 tới 2018, Việt Nam luôn duy trì được mức tăng
trưởng GDP cao trong khoảng từ 6% tới 7%. Năm 2018, GDP của Việt Nam ước tính
tăng trưởng 6,5% (Theo World Bank).

1

Nguồn: Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu 2018 của WB.

19


Chương 1: Tổng quan về kinh doanh

8
7
6
5
2015
2016
2017
2018e
2019f
2020f

4
3
2
1
0
ia
ch
u
p
m
Ca

o


sia
y
a
al

M

Ph

es
in
p
ilip

ar
m
n
ya
M

an
iL
á
Th

or
iT m

m
Na
t

Vi

r

po
a
g
Sin

e

Hình 1.3. Ước tính tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam và các nước trong khu vực từ 2015-2020 2

1.3.2 Năng suất lao động quốc gia
Năng suất là một trong những chỉ tiêu đo lường hiệu quả nền kinh tế của một quốc
gia. Năng suất được đo bằng bình quân sản lượng đầu ra mà mỗi lao động tạo ra
trong một đơn vị thời gian. Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc so sánh năng suất giữa các
tổ chức, cá nhân khác nhau, năng suất thường được tính bằng giá trị đầu ra bình quân mà
mỗi lao động tạo ra trong một đơn vị thời gian. Trên phương diện kinh tế vĩ mô, theo Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO), năng suất lao động quốc gia được tính bằng tổng thu
nhập trong nước (GDP) chia cho tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế đó.
Việt Nam là quốc gia có năng suất lao động thấp trong khu vực và trên thế giới. Theo
báo cáo của Tổng cục thống kế, năm 2017 năng suất lao động của Việt Nam tăng 6% so
với năm 2016, ước tính đạt 93,2 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 4.159USD/lao
động). Mặc dù năng suất lao động của Việt Nam tăng đều trong các năm, nhưng Việt Nam
vẫn là quốc gia có năng suất lao động thấp. Theo dữ liệu 2017, năng suất lao động của
Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia;
2

Nguồn: Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu 2018 của WB.

20




×