Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài giảng giải phẫu học: Vùng khoeo docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.47 KB, 4 trang )

VÙNG KHOEO
Bài giảng Giải phẫu học
Chủ biên: TS. Trịnh Xuân Đàn
Vùng khoeo (
fossa poplitea
) hay vùng gối sau (
regio genus posterior
) là một hố hình
trám được giới hạn bởi hai tam giác. Khi gập gối hố khoeo lõm sâu. Khi duỗi phẳng khó
xác định.
- Tam giác trên (
tam giác đùi
)
Cạnh ngoài là cơ nhị đầu đi từ ụ ngồi và đường ráp xương đùi đến chỏm xương mác có
dây thần kinh mác chung đi dọc bờ trong cơ.
Cạnh trong có cơ bán mạc ở sâu, cơ bán gân ở nông.
- Tam giác dưới (
tam giác chày
) chỉ liên quan với mâm chày được tạo bởi hai đầu của
cơ bụng chân.
1. CÁC THÀNH CỦA TRÁM KHOEO
Ngoài 4 cạnh giới hạn nên chu vi trám khoeo còn có thành trước và thành sau.
Thành sau: được cấu tạo bởi:
+
Da đàn hồi có các nếp khoeo.
1. Gân cơ tứ đầu đùi
2. Bao thanh mạc
3. Cơ rộng ngoài
4. Đầu dưới xương đùi
5. Động mạch gối trên ngoài
6. Tnh mạch kheo


7. Cơ nhị đầu đùi
8. Hạch bạch huyết
9. Thần kinh mác chung
10. Mạc kheo (lá sâu)
11. Mạc kheo (lá nông)
12. Thần kinh chày
13. Thần kinh hiển bé
14. Cơ bán gân
15. Cơ bán mạc
16. Cơ thon
17. Cơ may
18. Động mạch kheo
19. Tnh mạch hiển lớn
20. Cơ rộng trong
Hình 3.26. Thiết đồ cắt ngang qua khoeo
+
Tổ chức dưới da có tĩnh mạch hiển phụ nối tĩnh mạch hiển bé với tĩnh mạch hiển lớn
và nhánh thần kinh đùi bì sau.
+
Mạc khoeo liên tiếp với mạc cẳng chân tách hai lá căng giữa các cơ
trám khoeo, giữa hai lá có:
Tĩnh mạch hiển bé ở dưới nằm ngoài mạc cẳng chân đến đầu dưới hõm khoeo nằm
giữa hai lá nhận tĩnh mạch hiển phụ, chọc qua lá sâu đổ vào tĩnh mạch khoeo.
Thần kinh bì bắp chân ngoài tách từ thần kinh mác chung chọc qua lá sâu nằm giữa hai
lá tới 1/2 cẳng chân chọc ra nông.
Thần kinh bì bắp chân trong tách từ thần kinh chày xuống dưới ra nông cùng tĩnh mạch
hiển bé.
Thành trước: là mặt sau khớp gối gồm có:
+
Mặt sau đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày.

+
Bao khớp, dây chằng khoeo chéo và dây chằng khoeo cung.
+
Cơ khoeo.
1. Gân cơ khép lớn
2. Cơ bụng chân trong
3. Dây chằng bên chày
4. Cơ kheo
5. Gân cơ nhị đầu đùi
6. Dây chằng kheo cung
7. Dây chằng kheo chéo
8. Cơ bụng chân ngoài
9. Cơ gan chân
Hình 3.27. Liên quan thành trước hố khoeo 2. CÁC THÀNH PHẦN TRONG HỐ
KHOEO
Chứa tổ chức mỡ trong đó có mạch và thần kinh.
2.1. Động mạch khoeo (a. poplitea)
- Tiếp theo động mạch đùi từ vòng gân cơ khép đi chếch xuống dưới, ra ngoài, tới giữa
khoeo chạy thẳng xuống theo trục trám khoeo tới bờ dưới cơ
khoeo chia hai nhánh tận là động mạch chày trước và động mạch chày sau
(đường kính trung bình ở người Việt Nam là 4,5-5,5mm).
- Liên quan: trong trám khoeo động mạch, tĩnh mạch khoeo và thần kinh chày xếp
thành 3 lớp theo hình bậc thang (bậc thang Hiersfield) từ sâu ra nông, từ trong ra
ngoài: động mạch nằm trong nhất và sâu nhất, thần kinh nằm nông nhất và ngoài
nhất, tĩnh mạch nằm ở giữa.
- Phân nhánh: có 7 nhánh bên.
+
Hai động mạch gối trên trong và ngoài tách trên 2 lồi cầu xương đùi rồi vòng quanh
2 lồi cầu ra trước góp phần vào mạng mạch quanh bánh chè.
+

Động mạch gối giữa chạy vào khoang gian lồi cầu.
+
Hai động mạch cơ bụng chân tách ngang mức đường khớp phân nhánh vào hai đầu
cơ.
+
Hai động mạch gối dưới trong và ngoài đi dưới dây chằng bên khớp gối vòng quanh 2
lồi cầu xương chầy ra trước góp phần vào mạng mạch bánh chè. Tiếp nối: các động
mạch gối nối với nhau và nối với:
+
Ở trên: với động mạch gối xuống của động mạch đùi, với nhánh xuống
động mạch mũ đùi ngoài và động mạch xiên 3.
+
Ỏ dưới: với động mạch quặt ngược chày (động mạch chày trước) và nhánh mũ mác
(động mạch chày sau).
1. Động mạch gối xuống
2. Nhánh khớp ĐM gối xuống
3. Nhánh hiển ĐM gối xuống
4. ĐM khớp gối trên trong
5. Dây chằng bên chày
6. ĐM gối dưới trong
7. Động mạch chày trước
8. ĐM quặt ngược chày trước
9. Động mạch mũ mác
10. Động mạch gối dưới ngoài
11. Dây chằng bên mác
12. Động mạch gối trên ngoài
13. Nhánh xuống ĐM mũ đùi ngoài
Hình 3.28. Sơ đồ mạng mạch khớp gối Sự tiếp nối này tạo nên hai mạng mạch: mạng
mạch quanh bánh chè (nông) và mạng mạch khớp gối. Tuy vậy thắt vẫn nguy hiểm nếu
thắt nên thắt trên động mạch gối trên và thắt kèm cả tĩnh mạch khoeo.

2.2. Tĩnh mạch khoeo (v. poplitea)
Do tĩnh mạch chày trước và chày sau hợp thành nằm sau ngoài động mạch tới lỗ vòng
gân cơ khép đổi tên thành tĩnh mạch đùi, trên đường đi nhận các nhánh tĩnh mạch nhỏ
cùng tên với các nhánh của động mạch khoeo đổ vào. Ngoài ra còn nhận thêm tĩnh
mạch hiển bé.
2.3. Bạch huyết
Có 4-6 hạch nằm dọc bó mạch khoeo ngang mức các động mạch gối. Một hạch khác
nằm ngay chỗ đổ vào của tĩnh mạch hiển bé.
2.4. Thần kinh ngồi (n. ischiadicus)
Đến đỉnh trám khoeo chia hai nhánh: thần kinh mác chung và thần kinh
chày.
1.Gân cơ khép lớn
2. Động mạch khoeo
3. Tĩnh mạch khoeo
4. Cơ khoeo
5,8. Thẩn kinh mác chung
6. Thần kinh cho cơ dép
7. Thần kinh chày
Hình 3.26. Hố khoeo mạch thần kinh ở sâu -
Thần kinh mác chung
(
n. fibulans
communis
) hay thần kinh hông khoeo ngoài:
Đi dọc bờ trong gân cơ nhị đầu đùi, khi cơ bám vào chỏm xương mác thì
thần kinh vòng quanh cổ xương mác rồi chia hai là thần kinh mác nông và thần kinh
mác sâu. Ở trám khoeo thần kinh mác chung tách các nhánh bên cảm giác khớp gối,
nhánh bì bắp chân ngoài và các nhánh bì mác cảm giác phía trên ngoài cẳng chân.
- Thần kinh chày
(

n. tibialis
) hay thần kinh hông khoeo trong:
Tiếp tục xuống theo trục trám khoeo nằm ở sau ngoài mạch khoeo và ở nông nhất, ở
vùng khoeo thần kinh chày tách nhánh khớp gối, nhánh bì bắp chân trong và các nhánh
vận động cho 2 đầu cơ bụng chân, cơ khoeo và cơ gan chân.

×