TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA CƠ KHÍ
ĐỀ CƯƠNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2019 – 2020
Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình dao động xe tải sử dụng
hệ thống treo khí nén bằng phần mềm Matlab Simulink
Sinh viên tham gia:
(1)
Lê Trí Hoàn
(2)
(3)
Trần Minh Trung
Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Thành Phương
Vũ Thế Truyền
HÀ NỘI – 2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Khoa: Cơ Khí
ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2019 – 2020
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài
Nghiên cứu xây dựng mơ hình dao động xe tải sử dụng hệ thống treo khí nén bằng phần mềm
Matlab Simulink
2. Giáo viên hướng dẫn (Họ tên, đơn vị, điện thoại, email)
Đỗ Thành Phương, Khoa Cơ khí, 0936161080,
Vũ Thế Truyền, Khoa Cơ sở kỹ thuật, 0978947223,
3. HS-SV tham gia (Họ tên, lớp, điện thoại, email)
II. NỘI DUNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA ĐỀ TÀI
4. Mục tiêu của đề tài
Ơ tơ là một hệ dao động tương đối phức tạp, gồm nhiều bộ phận được liên kết với nhau,
mỗi bộ phận có khối lượng và đặc tính dao động riêng. Khi ơ tơ chuyển động trên đường có
nhiều yếu tố gây ra dao động (mấp mơ mặt đường, q trình phanh, tăng tốc, quay vịng...).
Các bộ phận đàn hồi truyền thống: nhíp lá, lị xo xoắn ốc, thanh xoắn, giảm chấn thủy lực có
các đặc tính tuyến tính và được coi là hệ thống đàn hồi “thụ động”. Xuất phát từ các yêu cầu
hoàn thiện hệ thống treo ngày nay đã và đang hình thành các hệ thống treo có chất lượng cao
hơn và điều khiển đươc chúng theo nhu cầu sử dụng làm tăng tính tiện nghi cho con người.
Các hệ thống treo của ô tô hiện đại cần thiết phải đáp ứng các yêu cầu như: Tính tiện nghi
trong hoạt động cao; tính an toàn trong chuyển động cao; Biến động giá trị tải trọng động
sinh ra phải nhỏ…
Hệ thống treo được điều khiển thông qua điều khiển lực đàn hồi hoặc giảm chấn. Phần
tử đàn hồi bằng kim lại hầu như khơng có khả năng điều khiển. Với khí nén ta có khả năng
điều khiển độ cứng: tải phụ thuộc áp suất, cũng có thể điều khiển độ cao. Nghiên cứu về hệ
thống treo của ô tô được thông qua việc nghiên cứu đặc tính của dao động ơ tơ, xác định ảnh
hưởng của các yếu tố đến dao động làm ảnh hưởng đến tính êm dịu và an tồn chuyển động ơ
tơ. Kết quả của nghiên cứu có thể đưa ra các giải pháp về kết cấu của hệ thống treo để giảm
các ảnh hưởng xấu do dao động tác động đến con người cũng như hàng hóa trên xe.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Xe tải được lựa chọn làm đối tượng khi nghiên cứu nhằm đánh giá được ưu điểm của hệ
thống treo sử dụng khí nén trong việc đảm bảo độ êm dịu và giảm tải trọng động lên mặt
đường.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hệ nhiều vật để thiết lập mơ hình dao động của xe tải. Lựa chọn mơ phỏng
mơ hình phần tử treo khí trên xe tải. Mô phỏng bằng phần mềm Matlab Simulink đưa ra các
thông số đánh giá hiệu quả của phần tử treo khí đến dao động ơ tơ
7. Nội dung chính
Chương 1: Tổng quan
1
1.1. Dao động ô tô và các chỉ tiêu đánh giá
1.2. Các biện pháp cải tiến hệ thống treo ô tô
1.3. Mục tiêu, phương pháp và nội dung nghiên cứu
Chương 2: Xây dựng mơ hình dao động xe tải
2.1. Phân tích cấu trúc dao động xe tải
2.2. Thiết lập hệ phương trình vi phân mơ tả dao dộng của ơ tơ
2.3. Mơ hình phần tử treo nhíp
2.4. Mơ hình phần tử treo khí nén
2.5. Mơ hình mặt đường
2.6. Xây dựng chương trình mơ phỏng bằng phần mềm Matlab simulink
Chương 3: Khảo sát đánh giá hiệu quả của hệ thống treo khí nén
3.1. Thơng số và các phương án khảo sát
3.2. Khảo sát dao động xe tải sử dụng treo khí nén trên đường có mấp mơ cosine
3.3. Khảo sát dao động xe tải sử dụng treo khí nén trên đường có mấp mơ ngẫu nhiên
Kết luận
8. Kết quả dự kiến đạt được:
Mơ hình động lực học tích hợp của ơ tô được xây dựng theo phương pháp hệ nhiều vật
và mô phỏng bằng phần mềm Matlab Simulink.
Ngày
tháng năm 2019
TRƯỞNG KHOA
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Nguyễn Quang Anh
Đỗ Thành Phương
TL.HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG PHÒNG KHCN – HTQT
…………………………………………..
2