Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Chuong 7(quyen nghia vu nld nsdld)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.7 KB, 12 trang )

CHƯƠNG 7

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG
7.1. HUẤN LUYỆN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
Chỉ huy trưởng công trường là người sử dụng lao động và đội ngũ công
nhân, cán bộ viên chức là người lao động. Việc huấn luyện vầ an toàn lao động
được quy định như sau:
7.1.1. Đối tượng huấn luyện
Hàng năm, các doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan có nhiệm vụ lập kế
họach huấn luyện, mở sổ đăng ký về huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao
động.
Kế họach cần xác định rõ ràng nội dung, số lượng từng loại đối tượng cần
được huấn luyện, thời gian tổ chức huấn luyện, kinh phí và cơ sở vật chất cho
huấn luyện, chỉ định giảng viên và phân công chuẩn bị tài liệu huấn luyện.
Sổ đăng ký huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động ghi rõ các lớp
huấn luyện, số người được huấn luyện, số đạt yêu cầu huấn luyện được cấp thẻ
an toàn.
Các doanh nghiệp trên cùng địa bàn hoặc cùng nghành sản xuất kinh
doanh có thể phối kết hợp với nhau hoặc với các cơ sở huấn luyện về an toàn lao
động, vệ sinh lao động của địa phương (nếu có) để tổ chức các lớp huấn luyện
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả huấn luyện.
Trường hợp các chủ doanh nghiệp có sử dụng người cai thầu thì doanh
nghiệp phải giao kế hoạch và phân rõ trách nhiệm cho người cai thầu tổ chức
huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, đồng thời
phải tổ chức kiểm tra chặt chẽ sự thực hiện của họ.
Sở Lao động- Thương bịnh và Xã hội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố thống nhất quản lý Nhà nước về cơng tác huấn luyện an tồn
và vệ sinh lao động trên địa bàn của địa phương; trong đó cần chú ý việc tổ chức
huấn luyện đối với người lao động hành nghề tự do, làm các nghề, các cơng việc


có u cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Phối hợp với các
ngành cơ quan hữu quan xây dựng kế họach huấn luyện hàng năm về tổ chức
huấn luyện cho người sử dụng lao động; thực hiện định kỳ tổng kết, báo cáo cơng
tác huấn luyện về an tồn lao động, vệ sinh lao động của địa phương mình theo
quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý việc cấp thẻ an
toàn trong các đơn vị theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban
hành.


Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các cấp, các
đơn vị thuộc quyền thực hiện cơng tác huấn luyện an tồn lao động, vệ sinh lao
động đúng quy định của Nhà nước theo phạm vi chức năng quản lý của mình.
Đối tượng huấn luyện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động
là người sử dụng lao động và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp,
cơ quan tổ chức:
- Các doanh nghiệp Nhà nứơc
- Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, các tổ chức, cá
nhân có thuê lao động.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các doanh nghiệp trong khu
chế xuất, khu cơng nghiệp, các cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế
tại Việt Nam có thuê lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc
tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định
khác.
- Các đơn vị sự nghiệp, kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự
nghiệp, các đồn thể nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội khác, kể cả các doanh
nghiệp của quân đội nhân dân và công an nhân dân.
7.1.2. Huấn luyện về an toàn lao động đối với người sử dụng lao động
1. Đối tượng áp dụng
Người sử dụng lao động được huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao

động bao gồm:
- Chủ doanh nghiệp hoặc người được chủ doanh nghiệp ủy quyền;
- Giám đốc doanh nghiệp, thủ trưởng các tổ chức, các cơ quan trực tiếp sử
dụng lao động;
- Người chỉ huy điều hành trực tiếp các khâu, các bộ phận, các phân xưởng
sản xuất trong doanh nghiệp;
- Người làm cơng tác chun trách về an tồn lao động, vệ sinh lao động.
2. Nội dung huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
Nội dung huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động bao gồm:
- Các văn bản pháp quy của Chính phủ, của các bộ, của Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Các Quy phạm, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động phải thi
hành.
- Các thủ tục hành chính phải chấp hành khi sản xuất, sử dụng hoặc nhập
khẩu các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động, vệ sinh lao động, khi xây mới, mở rộng hoặc cải tạo các cơng trình, các cơ
sở sản xuất.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh
lao động:


+ Xây dựng và phổ biến nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động của
doanh nghiệp, của các phân xưởng, bộ phận; các quy trình an tồn của các máy
móc thiết bị, vị trí làm việc;
+ Tổ chức mạng lưới an toàn viên;
+ Tổ chức huấn luyện cho người lao động;
+ Các biện pháp phòng chống tai nạn và sự cố xảy ra trong hoạt động sản
xuất;
+ Tổ chức và huấn luyện các đội cấp cứu;
+ Chăm lo sức khỏe cho người lao động.

3. Tổ chức huấn luyện
1) Việc huấn luyện an toàn lao động và vệ sinh lao động theo các nội dung
trên đối với người sử dụng lao động là bắt buộc và được tiến hành theo các hình
thức huấn luyện sau đây:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội mở lớp huấn luyện cho người sử
dụng lao động có trụ sở chính đóng trên địa bàn địa phương.
- Bộ chủ quản mở lớp huấn luyện đối với người sử dụng lao động ở các
đơn vị trực thuộc quyền quản lý sau khi có sự thỏa thuận của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
- Các tổng công ty hoặc liên hiệp mở lớp sau khi có cơng văn đề nghị của
Bộ chủ quản và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và được liên bộ cho phép.
2) Tài liệu huấn luyện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội.
3) Giáo viên lớp của sở mở do giám đốc Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội quyết định.
4) Giáo viên lớp của bộ và tổng công ty mở do Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội và bộ chủ quản quyết định.
5) Thời gian huấn luyện được tính là thời giờ làm việc và được hưởng đầy
đủ mọi quyền lợi như thời giờ làm việc.
6) Kinh phí cho lớp huấn luyện do các học viên đóng góp.
7.1.3. Huấn luyện về an tồn lao động đối với người người lao động
Công tác huấn luyện về an toàn lao động và vệ sinh lao động cho người
lao động bao gồm những công tác sau đây:
1. Huấn luyện các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động
Huấn luyện các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động gồm:
a) Những quy định chung về an tồn lao động, vệ sinh lao động:
- Mục đích ý nghĩa của cơng tác an tồn lao động, vệ sinh lao động;
- Nghĩa vụ, quyền lợi của người lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao
động theo quy định của pháp luật;



- Nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động của doanh nghiệp;
b) Những quy định cụ thể về an toàn lao động, vệ sinh lao động:
+ Đặc điểm và quy trình làm việc đảm bảo an tồn, vệ sinh máy móc, thiết
bị cơng nghệ và nơi làm việc có u cầu nghiêm nghặt về an tồn lao động, vệ
sinh lao động;
+ Các quy phạm, tiêu chuẩn bắt buộc khi thực hiện công việc;
+ Các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động khi thực hiện
công việc;
+ Cấu tạo, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản các trang cấp, phương tiện
bảo vệ cá nhân;
+ Các yếu tố nguy hiểm, có hại, các sự cố có thể xảy ra khi làm việc, cách
đề phịng, xử lý khi phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố và khi có sự cố;
+ Các phươnhg pháp y tế đơn giản để cứu người bị nạn khi xảy ra sự cố
như: băng bó vết thương, hơ hấp nhân tạo, cứu sập,...
2. Tổ chức huấn luyện
Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện cho người
lao động, bảo đảm cho mọi người lao động đều được huấn luyên đầy đủ những
nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động cần thiết và phù hợp với công
việc đảm nhiệm theo các nguyên tắc sau đây:
a) Mọi người làm việc trong đơn vị, kể cả người mới tuyển vào đều phải
được huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo các nội dung nói trên.
Tùy theo mức độ an toàn lao động, vệ sinh lao động để xác định chương trình
huấn luyện và thời gian huấn luyện nhưng mỗi năm phải tổ chức ít nhất 1 lần.
b) Khi tuyển lao động, trước khi giao việc phải huấn luyện cho người lao
động đầy đủ các nội dung nêu tại khỏan 24.3.1 ở trên. Đối với người lao động
làm các cơng vịêc có u cầu nghiêm ngặt về an tồn lao động, vệ sinh lao động
thì việc huấn luyện phải hết sức cụ thể, tỉ mỉ.
Người sử dụng lao động căn cứ bản danh mục nghề, cơng việc có u cầu
nghiêm ngặt về an tồn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội ban hành và tình hình cụ thể của doanh nghiệp lập danh sách

những người làm công việc có u cầu nghiêm ngặt về an tồn lao động và vệ
sinh lao động để tổ chức lớp huấn luyện. Thời gian huấn luyện phụ thuộc và nội
dung phải huấn luyện.
Những người được huấn luyện phải có sự kiểm tra sát hạch và trước khi
giao việc phải tổ chức thực hành theo nhiệm vụ công việc được giao. Hàng năm
người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra hoặc bồi dưỡng thêm để người lao
động luôn nắm vững các quy định an toàn lao dộng, vệ sinh lao động trong phạm
vi chức trách được giao.
c) Khi chuyển từ công việc này sang công việc khác hoặc giao công việc
mới đều phải huấn luyện phù hợp với tính chất công việc được giao.


d) Sau khi huấn luyện và kiểm tra sát hạch, những người làm cơng việc có
u cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động đạt yêu cầu thì được
cấp thẻ an tồn. Người lao động phải mang theo thẻ an toàn khi làm việc và phải
xuất trình khi được yêu cầu. Đối với những người làm cơng tác khác thì được ghi
kết quả vào sổ theo dõi huấn luyện của đơn vị.
3. Quyền lợi của người lao động trong thời gian huấn luyện
Thời giờ học tập huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động được tính
là thời giờ làm việc, người lao động được hưởng đủ tiền lương và các quyền lợi
khác theo pháp luật quy định. Riêng những người lao động học nghề, tập nghề,
thuê việc thì quyền lợi trong thời gian huấn luyện thực hiện theo hợp đồng lao
động đã thỏa thuận.
7.1.4. Huấn luyện đối với người lao động làm công việc có u cầu
nghiêm ngặt về an tồn lao động, vệ sinh lao động
1. Các công việc và danh mục nghề, cơng việc có u cầu nghiêm ngặt
về an tồn lao động, vệ sinh lao động
a). Những cơng việc có u cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh
lao động là những cơng việc có các điều kiện gây độc hại, nguy hiểm cho bản
thân người lao động và những người xung quanh như:

- Có sử dụng trong các máy móc, thiết bị dễ gây ra tai nạn lao động;
- Làm việc trong các điều kiện độc hại, nguy hiểm như làm việc trên cao,
lặn sâu dưới nước, trong mơi trường phóng xạ có cường độ cao, ở gần hoặc tiếp
xúc với các chất dễ cháy nổ, chất độc..;
- Quy trình thao tác đảm bảo an tồn phức tạp.
b). Căn cứ các điều kiện nêu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
quy định danh mục nghề, cơng việc có u cầu nghiêm ngặt về an tồn lao động,
vệ sinh lao động như sau đây:
+ Các công việc thường xuyên tiếp xúc với nguồn điện và dễ gây tai nạn
về điện;
+ Các công việc tiến hành trong mơi trường có yếu tố nguy hiểm, độc
hnhư chất độc, phóng xạ, vi trùng gây bệnh,..;
+ Sản xuất, sử dụng bảo quản, vận chuyển chất nổ;
+ Các cơng việc có khả năng phát sinh cháy, nổ;
+ Khoan, đào hầm lò, hố sâu, khai thác khóang sản, khai thác đá;
+ Vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực, hệ thống lạnh;
+ Khai thác lâm sản, thủy sản;
+ Các cơng việc có liên quan đến đảm bảo an toàn của các phương tiện
giao thông vận tải;
+ Các công việc trên cao, lặn sâu dưới nước, trên sông, trên biển;
+ Vận hành các máy cưa, cắt, đột, dập...dễ gây các tai nạn như cuốn tóc,
cuốn tay chân, kẹp, va đập,...


c) Việc tổ chức và quản lý công tác huấn luyện đối với những người làm
các cơng việc có u cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động nói
trên phải được tiến hành thường xuyên với chất lượng cao hơn và chặt chẽ hơn
đối với người lao động làm công việc khác; đồng thời người sử dụng lao động
phải báo cáo danh sách người làm công việc này với Sở Lao động - Thuơng binh
và Xã hội và cơ quan chủ quản để theo dõi.

d) Quản lý và sử dụng thẻ an toàn
- Thẻ an toàn do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội in, phát hành và
quản lý theo mẫu quy định thống nhát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ban hành.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm cấp thẻ an toàn lao động cho
người lao động sau khi huấn luyện và kiểm tra đạt yêu cầu.
- Người lao động trong khi làm việc phải mang theo thẻ và phải xuất trình
khi có u cầu của người sử dụng lao động hoặc thanh tra Nhà nước về an tồn
lao động.
e) Người lao động tự do làm các cơng việc có u cầu nghiêm ngặt về an
tồn lao động, vệ sinh lao động thì phải đăng ký với sở Lao động - Thương binh
và Xã hội địa phương và phải được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ
chức huấn luyện và cấp thẻ an toàn.
2. Tài liệu huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Hệ thống tài liệu làm căn cứ để biên sọan nội dung huấn luyện bao gồm:
- Các văn bản pháp quy của Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao
động;
- Các tiêu chuẩn quy phạm Nhà nước, ngành về an toàn lao động, vệ sinh
lao động;
- Các quy định của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
và các đơn vị được ủy quyền quản lý về an toàn lao động, vệ sinh lao động áp
dụng tại các bộ, ngành, địa phương, đơn vị;
- Các tài liệu kỹ thuật của các máy móc, thiết bị, các hóa chất;
- Các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề an toàn lao động, vệ sinh
lao động.


7.2. TRÁCH NHIỆM, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI

SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG

7.2.1. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ
Hàng năm, khi xây dựng kế họach sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
phải đồng thời lập kế họach, biện pháp an toàn - vệ sinh lao động và cải thiện
điều kiện lao động. Người sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện về an
toàn lao động - vệ sinh lao động. Những điều kiện này phải được thể hiện đầy đủ
và cụ thể trong hợp đồng lao động và trong thỏa ước lao động tập thể giữa người
lao động và người sử dụng lao động.
Phải trang bị đầy đủ và đúng chủng loại các phương tiện bảo vệ cá nhân
đạt các tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách theo quy định cho người lao động.
Thực hiện các quy định về giờ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ bồi dưỡng bằng hiện
vật, chế độ phụ cấp độc hại, chế độ đối với lao động nữ, lao động chưa thành
niên, lao động đặc thù,...đối với người lao động theo quy định của Nhà nước.
Thành lập Hội đồng bảo hộ lao động cơ sở. Phân công trách nhiệm về bảo
hộ lao động và việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động
trong doanh nghiệp. Tự kiểm tra tình hình thực hiện các công tác bảo hộ lao động
tại cơ sở tổ chức, quản lý duy trì hoạt động mạng lưới an tồn và vệ sinh viên.
Xây dựng mới, bổ sung và hoàn thiện các nội quy an toàn - vệ sinh lao
động phù hợp với từng loại máy, thiết bị vật tư, dây chuyền công nghệ của doanh
nghiệp. Định kỳ kiểm tra độ an toàn của máy, thiết bị theo tiêu chuẩn quy định,
đồng thời có biện pháp khắc phục kịp thời những thiếu sót được phát hiện ngay
sau khi kiểm tra.
Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an
tồn - vệ sinh lao động, thơng báo những nguy cơ dẫn đến nguy cơ tai nạn, bệnh
nghề nghiệp đối với từng loại công việc đối với người lao động.
Tổ chức khám sức khỏe cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe mà bố trí cơng việc cho phù hợp. Khi có nghi
vấn bị bệnh nghề nghiệp phải tổ chức giám định và điều trị, điều dưỡng, phục hồi
chức năng, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần, bố trí làm các cơng việc
phù hợp. Kiểm tra mơi trường lao động, đánh giá tác động của môi trường lao

động, trên cơ sở đó có cách giải pháp xử lý phòng ngừa cho phù hợp. Thực hiện
các biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân, bồi dưỡng hiện vật, ưu đãi
thời gian làm việc, nghỉ ngơi cho cơng nhân làm việc ở những nơi có yếu tố độc
hại. Trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, dụng cụ, thuốc men, lực lượng để
cấp cứu kịp thời khi người lao động bị tai nạn lao động.
Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê
tai nạn lao động, báo cáo định kỳ tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
điều kiện lao động.
2. Người sử dụng lao động có quyền


- Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an
toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc
thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh
tra viên về an toàn lao động, vệ sinh lao động nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp
hành quyết định đó.
7.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có nghĩa vụ
+ Chấp hành các quy định, nội quy về an tồn lao động, vệ sinh lao động
có liên quan đến cơng việc, nhiệm vụ mà người đó được giao.
+ Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang
cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải
bồi thường;
+ Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ
gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham
gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng
lao động.
2. Người lao động có quyền

+ Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ
sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân,
huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.
+ Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ
xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe của mình
và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói
trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục.
+ Khiếu nại hoặc tố cáo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người
sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc khong thực hiện đúng
các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động, thỏa ước lao động.
7.2.3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi xảy ra tai nạn lao động
a) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
b) Khai báo bằng cách nhanh nhất (điện thoại, fax, công điện...) tới các cơ
quan hữu quan và cơ quan quản lý cấp trên ngay sau khi xảy ra tai nạn lao động
chết người, tai nạn lao động nặng. Trường hợp người bị tai nạn lao động chết
trong thời gian điều trị hoặc do tái phát vết thương tai nạn lao động (theo kết luận
của biên bản khám nghiệm tử thi) thì phải khai báo ngay sau khi người bị tai nạn
lao động chết. Nơi dung khai báo có quy định và hướng dẫn cụ thể.


c) Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người và tai nạn lao
động nặng. Trường hợp do cấp cứu người bị nạn mà hiện trường có thay đổi thì
phải ghi lại đầy đủ bằng biên bản. Chỉ được xóa bỏ hiện trường và chơn cất tử thi
nếu đã hòan thành bước điều tra tại chỗ và được đoàn điều tra tai nạn lao động
cho phép.
d) Cung cấp ngay tài liệu, vật chứng có liên quan đến tai nạn lao động theo
yêu cầu của Trưởng đoàn điều tra tai nạn lao động và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về những tài liệu vật chứng ấy.
e) Tạo điều kiện cho những người biết hoặc có liên quan đến vụ tai nạn lao

động cung cấp tình hình cho Đồn điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.
f) Tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động nhẹ và tai nạn lao dộng nặng
(trừ trường hợp đã nói ở trên) xảy ra ở cơ sở mình.
Các bước tiến hành điều tra bao gồm:
- Xem xét hiện trường;
- Thu thập tài liệu, vật chứng có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
- Lấy lời khai của nạn nhân, nhân chứng và những người có liên quan;
- Xác định diễn biến của vụ tai nạn lao động; nguyên nhân của vụ tai nạn
lao động; các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn; xác
định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với những người có lỗi trong vụ tai nạn
lao động;
- Lập biên bản điều tra tai nạn lao động;
- Hòan chỉnh hồ sơ vụ tai nạn lao động.
Thời hạn hòan thành điều tra tai nạn lao động (kể từ khi xảy ra tai nạn lao
động): 24 giờ đối với các vụ tai nạn lao động nhẹ; 48 giờ đối với tai nạn lao động
nặng.
Biên bản điều tra tai nạn lao động do cơ sở điều tra theo mẫu quy định.
Thành phần điều tra tai nạn lao động của cơ sở bao gồm:
+ Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được ủy quyền;
+ Đại diện tổ chức cơng đồn cơ sở;
+ Người làm cơng tác an tồn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở.
Biên bản điều tra tai nạn lao động phải được lưu giữ tại cơ sở và phải được
gửi đến Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Cơng đồn cấp tỉnh,
cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan bảo hiểm xã hội và những người bị nạn.
g) Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết các hậu quả do tai nạn
lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng ngừa
các vụ tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn; thực hiện các kiến nghị ghi trong
biên bản điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để
xẩy ra tai nạn lao động.
h) Chịu các khỏan chi phí phục vụ cho việc điều tra tai nạn lao động;

- Dựng lại hiện trường;
- Chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân;


- In ấn các tài liệu liên quan đến tai nạn lao động, biên bản điêù tra tai nạn
lao động và biên bản cuộc họp thông qua biên bản điều tra tai nạn lao động;
- Sử dụng phương tiện đi lại và sử dụng phương tiện thông tin liên lạc cho
Đoàn điều tra tai nạn lao động và các giám định viên trong quá trình tiến hành
điều tra tai nạn lao động;
- Tổ chức cuộc họp thông qua biên bản điều tra tai nạn lao động;
- Giám định kỹ thuật;
- Khám nghiệm lại tử thi.
i) Gửi báo cáo két quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản điều tra
tai nạn lao động (do Đoàn điều tra tai nạn lao động của các cơ quan có thẩm
quyền điều tra) tới các cơ quan tham gia điều tra tai nạn lao động.
k) Lưu trữ hồ sơ các vụ tai nạn lao động chết người trong thời gian 15 năm
và lưu giữ hồ sơ các vụ tai nạn lao động khác cho đến khi người bị tai nạn lao
động về hưu.
l) Những người biết hoặc có liên quan đến vụ tai nạn lao động có trách
nhiệm:
+ Khai báo đầy đủ, đúng sự thật về vụ tai nạn và những vấn đề có liên
quan đến vụ tai nạn lao động theo yêu cầu của đoàn điều tra tai nạn lao động.
Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều đã khai báo;
+ Lời khai báo được viết thành văn bản ghi rõ ngày tháng năm khai báo,
có chữ ký và ghi rõ họ tên của người khai báo.
2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động bồi thường cho người bị tai
nạn lao động
a) Ngưòi sử dụng lao động (người trực tiếp ký kết hợp đồng lao động theo
quy định của Bộ luật Lao động) thuộc các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có
trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ

81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao dộng theo quy định tại
Khỏan 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động và Điều 11 Nghị định số 06/CP ngày
20-01-1995 của Chính phủ.
b) Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn lao động
cho người lao động tại các cơ quan bảo hiểm thì cơ quan bảo hiểm chịu trách
nhiệm bồi thường thay cho người sử dụng lao động. Trong trường hợp số tiền mà
cơ quan bảo hiểm bồi thường cho người bị tai nạn thấp hơn mức Bộ luật Lao
động quy định thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền
người bị tai nạn hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động được ít nhất cũng
bằng mức quy định tại Khỏan 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động.
c) Trường hợp bị tai nạn lao động ngoài phạm vi doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức mà do lỗi của người khác gây ra, thì người gây ra tai nạn phải bồi thường
cho người bị tai nạn lao động tương ứng với mức độ lỗi của mình theo quy định
tại Chương V Phần thứ 3 của Bộ luật Dân sự. Người sử dụng lao động của người
bị nạn có tránh nhiệm yêu cầu người gây ra tai nạn thực hiện đầy đủ các trách


nhiệm theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với người bị tai nạn; nếu mức độ bồi
thường thấp hơn mức Bộ luật Lao động quy định hoặc người gây ra tai nạn
khơng có khả năng bồi thường đầy đủ thì người người sử dụng lao động phải bồi
thường phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân
của người bị tai nạn lao động được bồi thường ít nhất cũng bằng mức quy định
tại Khỏan 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động.
d) Trường hợp bị tai nạn lao động do nguyên nhân khách quan như: thiên
tai, hỏa họan hoặc các trường hợp rủi ro khác hoặc không xác định được người
gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết tồn bộ chi
phí y tế và bồi thường cho người bị tai nạn hoặc thân nhân của người bị tai nạn
lao động theo quy định tại Khỏan 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động.
3. Mức bồi thường và thủ tục bồi thường cho người bị tai nạn lao động
1) Mức bồi thường thực hiện theo quy định tại Khỏan 3 Điều 107 của Bộ

luật Lao động và Điều 11 Nghị định số 06/CP ngày 20-01-1995 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động và vệ
sinh lao động như sau đây:
- Mức bồi thường ít nhất bằng 30 tháng lương cho người lao động bị suy
giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn
lao động mà không do lỗi của người lao động. Trường hợp do lỗi của người lao
động thì cũng được trợ cấp một khỏan tiền ít nhất bằng 12 tháng lương. Tiền
lương làm căn cứ để tính chế độ bồi thường cho người bị tai nạn lao động thực
hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 197/CP ngày 31-12-1994 của Chính
phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về
tiền lương, là tiền lương theo hợp đồng lao động được tính bình qn của 6 tháng
liền trước khi tai nạn lao động xảy ra, gồm: lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu
vực, phụ cấp đắt đỏ và phụ cấp chức vụ (nếu có). Trường hợp người lao động
làm việc chưa đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ để tính chế độ bồi thường cho
người bị tai nạn lao động là tiền lương bình quân tương ứng với thời gian làm
việc của các tháng trước khi xảy ra tai nạn.
- Đối với người học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo
Khỏan 2 Điều 23 của Bộ luật Lao động, nếu bị tai nạn lao động thì mức bồi
thường ít nhất bằng 30 tháng lương tối thiểu cho người bị suy giảm khả năng lao
động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động mà không
do lỗi của người học nghề, tập nghề. Trường hợp do lỗi của người học nghề, tập
nghề thì cũng được trợ cấp một khỏan tiền ít nhất bằng 12 tháng lương tối thiểu
theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xảy ra tai nạn lao động.
2) Chi phí bồi thường cho người bị tai nạn lao động được hạch tóan vào
giá thành sản phẩm hoặc chi phí lưu thông của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,
kinh doanh. Đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp được tính vào chi phí
thường xuyên của cơ quan.


3) Thủ tục, hồ sơ làm căn cứ để người sử dụng lao động bồi thường cho

người bị tai nạn lao động như sau:
a) Đối với người bị chết vì tai nạn lao động là biên bản điều tra tai nạn lao
động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định chết do tai nạn lao động.
b) Đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên gồm:
- Biên bản điều tra tai nạn lao động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xác định là tai nạn lao động.
- Giấy xác định mức độ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên của
Hội đồng giám định y khoa.
4) Tiền bồi thường cho người bị tai nạn lao động phải được thanh tóan một
lần cho người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động
trong thời hạn 5 ngày kể từ khi có đầy đủ các thủ tục hồ sơ quy định nêu trên.



×