Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Chuong 8(hop dong ok)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.41 KB, 34 trang )

CHƯƠNG 8

HỢP ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG
Các nội dung chính:
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
II. CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG VÀ HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG
XÂY DỰNG
2.1. Theo tính chất, loại cơng việc trong hoạt động xây dựng
2.2. Theo mối quan hệ quản lý hợp đồng xây dựng
2.3. Hình thức ký hợp đồng
III. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
3.1. Nguyên tắc xây dựng hợp đồng
3.2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
IV. THÀNH PHẦN VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
4.1. Thành phần hợp đồng xây dựng
4.2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng xây dựng
V. XÁC ĐỊNH GIÁ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
5.1. Cơ sở xác định giá hợp đồng xây dựng
5.2. Hình thức giá hợp đồng xây dựng
5.3. Phương thức xác định giá các loại hợp đồng xây dựng
VI. ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG VÀ ĐIỀU CHỈNH GIÁ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
6.1. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
6.2. Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng
VII. TẠM ỨNG, THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
7.1. Tạm ứng hợp đồng
7.2. Thanh toán hợp đồng xây dựng
7.3. Quyết toán hợp đồng
VIII. GIÁM SÁT, NGHIỆM THU VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
8.1. Giám sát thực hiện HĐ
8.2. Nghiệm thu HĐ
8.3. Thanh lý HĐ


IX. QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
9.1. Quản lý chất lượng
9.2. Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng
9.3. Quản lý khối lượng thi cơng xây dựng
9.4. Quản lý an tồn, vệ sinh mơi trường và phòng chống cháy nổ
9.5. Quản lý thay đổi và điều chỉnh hợp đồng
9.6. Quản lý các nội dung khác của hợp đồng


I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
1.1. Khái niệm
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là hợp đồng xây dựng) là sự
thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên để thực hiện một, một số hay tồn bộ cơng việc
trong hoạt động xây dựng. Hợp đồng xây dựng là văn bản pháp lý ràng buộc quyền và
nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng; Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được
giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật; Các tranh chấp chưa được
thoả thuận trong hợp đồng thì giải quyết trên cơ sở qui định của pháp luật có liên quan.
Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính.
Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là
nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính.
Hợp đồng xây dựng chỉ được ký kết khi bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà
thầu theo quy định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng.
1.2. Đặc điểm và thành phần của hợp đồng xây dựng
a) Đặc điểm của hợp đồng xây dựng:
- Hợp đồng xây dựng là loại hợp đồng dân sự chứa đựng nhiều yếu tố kinh tế.
- Có quy mơ lớn, thời gian thực hiện kéo dài.
- Nội dung hợp đồng và việc thực hiện gắn liền với quá trình lựa chọn nhà thầu.
- Các quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng của các chủ thể hợp đồng có liên quan đến bên
thứ 3.

b) Thành phần hợp đồng xây dựng:
Điều 47 [NĐ 58/2008/NĐ-CP] quy định:
Thành phần hợp đồng là các tài liệu hình thành nên hợp đồng để điều chỉnh trách
nhiệm và nghĩa vụ của chủ đầu tư và nhà thầu. Thành phần hợp đồng và thứ tự ưu tiên
pháp lý như sau:
- Văn bản hợp đồng (kèm theo Phụ lục gồm biểu giá và các nội dung khác nếu có);
- Biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Điều kiện cụ thể của hợp đồng (nếu có);
- Điều kiện chung của hợp đồng (nếu có);
- Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các văn bản làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
của nhà thầu được lựa chọn (nếu có);
- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu
cầu (nếu có);
- Các tài liệu kèm theo khác (nếu có).
1.3. Khung pháp lý của hợp đồng xây dựng:
- Bộ Luật Dân sự.
- Luật Xây dựng.
- Luật Thương mại.
- Luật Đấu thầu.
2


- Nghị định của Chính phủ số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 về Quản lý chi phí
đầu tư xây dựng cơng trình.
- Nghị định của Chính phủ số 03/2008/NĐ-CP ngày 7/1/2008 về bổ sung, sửa đổi
một số điều Nghị định số 99/2007/NĐ-CP.
- Nghị định của Chính phủ số 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 về Hướng dẫn thi hành
Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng.
- Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn Hợp

đồng trong hoạt động xây dựng.
1.4. Hồ sơ hợp đồng xây dựng
Điều 20 NĐ 99/2007/NĐ-CP quy định:
a) Hồ sơ hợp đồng xây dựng bao gồm hợp đồng xây dựng và các tài liệu kèm theo
và tài liệu bổ sung trong quá trình thực hiện hợp đồng (sau đây gọi là tài liệu kèm theo hợp
đồng).
b) Tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng.
Tuỳ theo quy mơ, tính chất cơng việc, tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng bao gồm toàn
bộ hoặc một phần các tài liệu sau đây:
- Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu;
- Điều kiện hợp đồng (điều kiện riêng và điều kiện chung của hợp đồng);
- Đề xuất của nhà thầu;
- Các chỉ dẫn kỹ thuật;
- Điều kiện tham chiếu;
- Các bản vẽ thiết kế;
- Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản, biên bản đàm phán hợp đồng;
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh khoản tiền tạm ứng và các loại bảo lãnh
khác, nếu có;
- Các tài liệu khác có liên quan.
Tuỳ thuộc đặc điểm cụ thể của cơng việc, quy mơ, tính chất của cơng trình xây dựng
mà nội dung tài liệu kèm theo hợp đồng có thể thêm hoặc bớt một số nội dung nêu trên.
Cần chú ý về thứ tự của các nội dung nêu trong tài liệu hợp đồng.
c) Các bên tham gia ký kết hợp đồng thoả thuận thứ tự ưu tiên khi áp dụng các tài
liệu hợp đồng nếu giữa các tài liệu này có các quy định mâu thuẫn, khác nhau.
Mối quan hệ giữa các phần trong hồ sơ hợp đồng xây dựng:
* Các điều kiện hợp đồng (điều kiện chung): là tài liệu chính thức để giải nghĩa các
tài liệu khác trong Tài liệu hợp đồng.
* Các điều kiện bổ sung của hợp đồng (điều kiện riêng): là những thay đổi và bổ
sung được đưa thêm vào các điều kiện chung.
* Các chỉ dẫn kỹ thuật: Xác định các yêu cầu về chất lượng của sản phẩm, vật liệu

và nhân công trong hợp đồng xây dựng.
* Các bản vẽ.
* Phụ lục hợp đồng: được lập bổ sung hay phân loại mục tiêu của Tài liệu hợp đồng.
II. CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG VÀ HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG
XÂY DỰNG

3


Tuỳ theo quy mơ, tính chất, điều kiện thực hiện của dự án đầu tư xây dựng cơng
trình, loại cơng việc, các mối quan hệ của các bên, hợp đồng trong hoạt động xây dựng có
thể có nhiều loại với nội dung khác nhau.
2.1. Theo tính chất, loại cơng việc trong hoạt động xây dựng
Điều 19 NĐ 99/2007/NĐ-CP khoản 4 và mục 4 trong Thông tư số 06/2007/TT-BXD
quy định Hợp đồng xây dựng bao gồm các loại chủ yếu sau:
a) Hợp đồng tư vấn:
Hợp đồng tư vấn là hợp đồng xây dựng để thực hiện một, một số hay toàn bộ công
việc tư vấn trong hoạt động xây dựng như:
- Lập quy hoạch xây dựng;
- Lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình;
- Khảo sát xây dựng;
- Thiết kế xây dựng cơng trình;
- Lựa chọn nhà thầu;
- Giám sát thi cơng xây dựng cơng trình;
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình;
- Thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán và các hoạt động tư vấn khác có liên quan
đến xây dựng cơng trình.
Hợp đồng tư vấn thực hiện tồn bộ cơng việc thiết kế xây dựng cơng trình của dự án
là hợp đồng tổng thầu thiết kế.
b) Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị:

Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị là hợp đồng xây dựng để thực hiện việc cung ứng
vật tư, thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào cơng trình xây dựng theo
thiết kế cơng nghệ cho dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
c) Hợp đồng thi công xây dựng:
Hợp đồng thi công xây dựng là hợp đồng xây dựng để thực hiện việc thi cơng, lắp
đặt thiết bị cho cơng trình, hạng mục cơng trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây
dựng cơng trình;
Hợp đồng xây dựng thực hiện tồn bộ cơng việc thi cơng xây dựng cơng trình của dự
án là hợp đồng tổng thầu thi cơng xây dựng cơng trình.
Hợp đồng thực hiện tồn bộ cơng việc thiết kế và thi cơng xây dựng cơng trình của
dự án là hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng cơng trình.
d) Hợp đồng thiết kế - cung ứng vật tư, thiết bị - thi công xây dựng:
Hợp đồng thiết kế - cung ứng vật tư, thiết bị - thi công xây dựng (viết tắt tiếng Anh
là EPC) là hợp đồng xây dựng thực hiện tồn bộ các cơng việc từ thiết kế, cung ứng vật tư,
thiết bị đến thi cơng xây dựng cơng trình, hạng mục cơng trình.
Hợp đồng EPC là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế,
cung ứng vật tư, thiết bị đến thi cơng xây dựng cơng trình, hạng mục cơng trình.
đ) Hợp đồng chìa khố trao tay:
Hợp đồng chìa khố trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện trọn gói tồn bộ các
cơng việc lập dự án; thiết kế; cung ứng vật tư, thiết bị; thi cơng xây dựng cơng trình.
2.2. Theo mối quan hệ quản lý hợp đồng xây dựng
4


a) Hợp đồng thầu chính:
Hợp đồng thầu chính là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và nhà thầu
chính về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên để thực hiện
một, một số hay tồn bộ cơng việc trong hoạt động xây dựng.
b) Hợp đồng thầu phụ:
Hợp đồng thầu phụ là sự thoả thuận bằng văn bản giữa tổng thầu hoặc nhà thầu

chính về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên để thực hiện
một phần việc trong hợp đồng thầu chính hoặc hợp đồng tổng thầu trong hoạt động xây
dựng.
c) Hợp đồng tổng thầu:
Hợp đồng tổng thầu là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và tổng thầu
về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên để thực hiện tồn bộ
cơng việc trong hoạt động xây dựng.
2.3. Hình thức ký hợp đồng
a) Hợp đồng trọn gói:
Hợp đồng trọn gói là hợp đồng khơng được điều chỉnh trong quá trình thực hiện hợp
đồng, trừ trường hợp bất khả kháng theo thỏa thuận trong hợp đồng (là những tình huống
thực tiễn xảy ra nằm ngồi tầm kiểm soát và khả năng lường trước của chủ đầu tư, nhà
thầu, không liên quan đến sai phạm hoặc sơ xuất của chủ đầu tư, nhà thầu, như: chiến
tranh, bạo loạn, đình cơng, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch, cấm
vận).
Điều 49 LĐT quy định:
(1) Áp dụng cho những phần việc được xác định rõ về số lượng, khối lượng;
(2) Giá HĐ không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện (trừ bất khả kháng);
(3) Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu bằng đúng giá trị HĐ.
b) Hợp đồng theo đơn giá:
Hợp đồng ttheo đơn giá là mà giá trị thanh tốn được tính bằng cách lấy đơn giá
trong hợp đồng hoặc đơn giá được điều chỉnh nêu trong hợp đồng nhân với khối lượng, số
lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện.
Điều 50 LĐT quy định:
(1) Áp dụng cho những phần việc cha đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng /
khối lượng;
(2) Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng, số lượng thực tế trên cơ sở
đơn giá do nhà thầu chào / đơn giá được điều chỉnh.
c) Hợp đồng theo thời gian:
Hợp đồng theo thời gian là hợp đồng áp dụng cho các nhà thầu mà công việc của họ

liên quan nhiều đến thời gian làm việc trong cơng trình xây dựng, như mức thù lao chuyên
gia...
Điều 51 LĐT quy định:
(1) Áp dụng cho công việc nghiên cứu phức tạp, tư vấn TK, giám sát xây dựng, đào
tạo, huấn luyện;
5


(2) Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo tháng, tuần, ngày, giờ làm việc thực tế
theo khối lượng, số lợng thực tế trên cơ sở mức thù lao do nhà thầu chào / mức thù lao được điều chỉnh.
d) Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm:
Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm là hợp đồng mà giá trị hợp đồng được tính theo phần
trăm giá trị cơng trình hoặc khối lượng cơng việc. Khi nhà thầu hồn thành các nghĩa vụ
theo hợp đồng, chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu số tiền bằng tỷ lệ phần trăm được xác
định trong hợp đồng nhân với giá trị công trình hoặc khối lượng cơng việc đã hồn thành.
Điều 52 LĐT quy định:
(1) Áp dụng cho công việc tư vấn thơng thường, đơn giản;
(2) Giá trị HĐ được tính theo % giá trị cơng trình hoặc khối lượng cơng việc; chủ
đàu tư thanh toán cho nhà thầu bằng % giá trị cơng tình hoặc khối lượng cơng việc đã hịan
thành.
e) Hợp đồng chung:
Hợp đồng chung là hình thức hợp đồng gồm nhiều hình thức hợp đồng (theo quy
định tại Điều 53 LĐT): trọn gói, theo đơn giá, theo thời gian, theo tỷ lệ %.
III. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
3.1. Nguyên tắc xây dựng hợp đồng
Điều 46 LĐT sửa đổi quy định:
1. Hợp đồng phải phù hợp với quy định của Luật này và các quy định của pháp luật
có liên quan.
2. Trường hợp là nhà thầu liên danh, trong hợp đồng ký với chủ đầu tư phải có chữ
ký của tất cả các thành viên tham gia liên danh.

3. Giá hợp đồng không được vượt giá trúng thầu.
3.2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng được quy định trong khoản 1 Thông tư số
06/2007/TT-BXD (25/7/2007) của Bộ Xây dựng Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây
dựng, như sau:
1. Hợp đồng được ký kết trên nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác,
trung thực, không được trái pháp luật, đạo đức xã hội và các thoả thuận phải được ghi
trong hợp đồng.
2. Hợp đồng xây dựng chỉ được ký kết sau khi bên giao thầu hoàn thành việc lựa
chọn nhà thầu theo qui định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng.
3. Tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng có thể
áp dụng các qui định tại Thơng tư này để soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng. Đối với
hợp đồng của các cơng việc, gói thầu đơn giản, qui mơ nhỏ thì tất cả các nội dung liên
quan đến hợp đồng các bên có thể ghi ngay trong hợp đồng. Đối với các hợp đồng của các
gói thầu thuộc các dự án phức tạp, qui mơ lớn thì các nội dung của hợp đồng có thể tách
riêng thành điều kiện chung và điều kiện riêng (điều kiện cụ thể) của hợp đồng.
Điều kiện chung của hợp đồng là tài liệu qui định quyền, nghĩa vụ cơ bản và mối
quan hệ của các bên hợp đồng.
6


Điều kiện riêng của hợp đồng là tài liệu để cụ thể hoá, bổ sung một số qui định của
điều kiện chung áp dụng cho hợp đồng.
4. Giá hợp đồng (giá ký kết hợp đồng) không vượt giá trúng thầu (đối với trường
hợp đấu thầu), khơng vượt dự tốn gói thầu được duyệt (đối với trường hợp chỉ định thầu),
trừ trường hợp khối lượng phát sinh ngồi gói thầu được Người có thẩm quyền cho phép.
5. Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà
thầu chính để thực hiện cơng việc. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu
chính thì nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong q
trình thực hiện các cơng việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng của dự án.

6. Nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ, nhưng các
nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống
nhất, đồng bộ với hợp đồng mà nhà thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Nhà thầu chính phải
chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các
công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
7. Trường hợp là nhà thầu liên danh thì các thành viên trong liên danh phải có thoả
thuận liên danh, trong hợp đồng phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia liên
danh; Trường hợp, các thành viên trong liên danh thoả thuận uỷ quyền cho một nhà thầu
đứng đầu liên danh ký hợp đồng trực tiếp với bên giao thầu, thì nhà thầu đứng đầu liên
danh ký hợp đồng với bên giao thầu.
8. Bên giao thầu, bên nhận thầu có thể cử đại diện để đàm phán, ký kết và thực hiện
hợp đồng:
- Người đại diện để đàm phán hợp đồng của các bên phải được toàn quyền quyết
định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong quá trình đàm phán hợp đồng.
Trường hợp có những nội dung cần phải xin ý kiến của cấp có thẩm quyền thì các nội dung
này phải được ghi trong biên bản đàm phán hợp đồng.
- Người đại diện để ký kết và thực hiện hợp đồng của các bên phải được toàn quyền
quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong quá trình thực hiện hợp
đồng. Trường hợp có những nội dung cần phải xin ý kiến của cấp có thẩm quyền thì các
nội dung này phải được ghi trong hợp đồng.
IV. THÀNH PHẦN VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
4.1. Thành phần hợp đồng xây dựng
Điều 47 NĐ 58/CP quy định:
1. Thành phần hợp đồng là các tài liệu hình thành nên hợp đồng để điều chỉnh trách
nhiệm và nghĩa vụ của chủ đầu tư và nhà thầu. Thành phần hợp đồng và thứ tự ưu tiên
pháp lý như sau:
a) Văn bản hợp đồng (kèm theo Phụ lục gồm biểu giá và các nội dung khác nếu có);
b) Biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
c) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
d) Điều kiện cụ thể của hợp đồng (nếu có);

đ) Điều kiện chung của hợp đồng (nếu có);
e) Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các văn bản làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
của nhà thầu được lựa chọn (nếu có);
7


g) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu
cầu (nếu có);
h) Các tài liệu kèm theo khác (nếu có).
2. Đối với hợp đồng xây lắp, biểu giá phải được xây dựng trên cơ sở biên bản
thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; hồ sơ
dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn căn cứ theo các hạng mục chi tiết nêu
trong bảng tiên lượng của hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu.
Trường hợp được người có thẩm quyền cho phép bổ sung, điều chỉnh khối lượng
công việc trước khi ký kết hợp đồng thì biểu giá cịn bao gồm khối lượng cơng việc bổ
sung, điều chỉnh này.
3. Trường hợp ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 52
Nghị định 58/2008/NĐ-CP, phụ lục bổ sung hợp đồng sẽ là một thành phần của hợp đồng.
4.2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng xây dựng
Tùy theo qui mô, đặc điểm, tính chất của từng cơng trình, từng gói thầu, từng công
việc và từng loại hợp đồng xây dựng cụ thể mà hợp đồng xây dựng có thể bao gồm toàn bộ
hay một phần các nội dung cơ bản sau: Thông tin về hợp đồng và các bên tham gia ký kết
hợp đồng; Các định nghĩa và diễn giải; Luật và ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng; Loại tiền
thanh tốn; Khối lượng cơng việc; Giá hợp đồng xây dựng; Tạm ứng hợp đồng xây dựng;
Thanh toán hợp đồng xây dựng; Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng; Tiến độ thực hiện và
thời hạn hồn thành cơng việc; Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng; Quyền và nghĩa vụ
chung của bên nhận thầu; Quyền và nghĩa vụ chung của bên giao thầu; Nhà thầu phụ do
chủ đầu tư chỉ định (nếu có); Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng; Nghiệm thu các
cơng việc hồn thành; Bảo hiểm và bảo hành cơng trình; Bảo vệ mơi trường, an tồn lao
động và phịng chống cháy nổ; Điện, nước và an ninh cơng trường; Trách nhiệm đối với

các sai sót; Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi bên giao thầu và bên nhận thầu; Rủi ro
và trách nhiệm; Bất khả kháng; Thưởng, phạt vi phạm hợp đồng; Giải quyết tranh chấp
hợp đồng xây dựng; Quyết toán hợp đồng xây dựng; Thanh lý hợp đồng xây dựng.
Những nội dung này được quy định cu thể trong Thông tư số 06/TT-BXD
(25/7/2007) của Bộ Xây dựng Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Phần dưới
đây chỉ đề cập tới những nội dung chủ yếu của hợp đồng.
1. Thông tin về hợp đồng và các bên tham gia ký kết hợp đồng:
Trong hợp đồng phải ghi đầy đủ thông tin chung về hợp đồng và thông tin về các
bên tham gia ký kết hợp đồng.
2. Các định nghĩa và diễn giải:
Một số từ ngữ cần phải được định nghĩa để áp dụng cho hợp đồng nhằm không hiểu
theo nghĩa khác, thuận tiện, dễ hiểu trong soạn thảo, đàm phán và thực hiện hợp đồng, có
thể bao gồm định nghĩa các từ ngữ sau: hợp đồng; thoả thuận hợp đồng; thư chấp thuận;
thư dự thầu; đặc tính - tiêu chuẩn - thuyết minh kỹ thuật; bản vẽ; hồ sơ dự thầu; phụ lục
của hồ sơ dự thầu; bảng tiên lượng và hao phí ngày cơng (nếu có); bên và các bên; chủ đầu
tư; nhà thầu; nhà tư vấn; đại diện của chủ đầu tư; đại diện của nhà thầu; nhà thầu phụ, ...
Trường hợp các từ ngữ này có nghĩa khác khi sử dụng cho từng điều, điều khoản, điều kiện
cụ thể thì phải diễn giải nghĩa của các từ ngữ này trong điều, điều khoản, điều kiện đó.
8


3. Luật và ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng
Hợp đồng chịu sự điều tiết của hệ thống Luật của Nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam.
Ngơn ngữ sử dụng cho hợp đồng là tiếng Việt. Trường hợp hợp đồng có sự tham gia
của phía nước ngồi thì ngơn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng Anh.
4. Loại tiền thanh toán
Trong hợp đồng phải qui định rõ đồng tiền sử dụng để thanh tốn. Có thể thanh tốn
bằng nhiều đồng tiền khác nhau trong cùng một hợp đồng trên nguyên tắc: thanh toán bằng
đồng tiền chào thầu phù hợp với hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu. Phương thức thanh

tốn có thể là chuyển khoản, tiền mặt, điện chuyển khoản, ... nhưng phải qui định cụ thể
trong hợp đồng.
5. Khối lượng công việc
Trong hợp đồng cần mô tả rõ khối lượng, phạm vi công việc phải thực hiện. Khối
lượng và phạm vi công việc được xác định căn cứ vào hồ sơ yêu cầu của chủ đầu tư (bên
giao thầu) hoặc hồ sơ mời thầu và biên bản làm rõ các yêu cầu của chủ đầu tư (bên giao
thầu, nếu có), biên bản đàm phán có liên quan giữa các bên.
6. Giá hợp đồng xây dựng
Giá hợp đồng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực
hiện khối lượng công việc theo yêu cầu về chất lượng, tiến độ và các yêu cầu khác qui định
trong hợp đồng xây dựng. Trong hợp đồng các bên phải ghi rõ nội dung của giá hợp đồng,
trong đó cần thể hiện các khoản thuế, phí, trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế, phí có liên quan.
Các bên căn cứ hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và kết quả đàm phán hợp đồng để xác
định giá hợp đồng. Giá hợp đồng có các hình thức như: Giá hợp đồng trọn gói; Giá hợp
đồng theo đơn giá cố định; Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh; Giá hợp đồng kết hợp.
7. Tạm ứng hợp đồng xây dựng
Tạm ứng hợp đồng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước cho bên nhận thầu
để triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng. Tuỳ theo quy mơ, tính chất cơng việc
trong hợp đồng, bên nhận thầu có thể đề xuất mức tạm ứng thấp hơn mức tạm ứng quy
định.
8. Thanh toán hợp đồng xây dựng
Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều
kiện trong hợp đồng mà các bên tham gia hợp đồng đã ký kết. Số lần thanh toán, giai đoạn
thanh toán, thời điểm thanh toán và điều kiện thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng.
Nội dung thanh toán gồm: Thanh toán hợp đồng (đối với giá hợp đồng trọn gói, giá hợp
đồng theo đơn giá cố định, giá hợp đồng theo giá điều chỉnh và đối với giá hợp đồng kết
hợp); Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng; Thời hạn thanh toán, thanh toán bị chậm trễ,
thanh toán tiền bị giữ lại.
9. Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng

Việc điều chỉnh giá hợp đồng phải được ghi trong hợp đồng và phù hợp với hồ sơ
mời thầu, hồ sơ dự thầu và kết quả đàm phán hợp đồng. Trong hợp đồng các bên qui định
rõ các trường hợp được điều chỉnh hợp đồng, phương pháp, cách thức, phạm vi điều chỉnh
giá hợp đồng.
9


10. Tiến độ thực hiện và thời hạn hoàn thành công việc
- Trong hợp đồng, các bên phải ghi rõ thời gian bắt đầu, kết thúc hợp đồng.
- Bên nhận thầu có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết trình bên giao thầu chấp thuận
làm căn cứ thực hiện hợp đồng.
- Các bên tham gia hợp đồng phải qui định cụ thể các tình huống và việc xử lý các
tình huống có thể được kéo dài thời hạn hồn thành cơng việc, ngồi những tình huống này
các bên khơng được tự ý kéo dài thời hạn hoàn thành.
- Các bên phải thoả thuận cụ thể về mức độ và phương thức xử lý những thiệt hại về
việc chậm tiến độ do các bên gây ra.
11. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng
- Nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng trước khi
hợp đồng xây dựng có hiệu lực.
- Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng (tối đa là 10% giá tri hợp đồng).
- Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng.
- Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng trong trường
hợp từ chối thực hiện hợp đồng xây dựng sau khi hợp đồng có hiệu lực.
12. Quyền và nghĩa vụ chung của bên nhận thầu
Tuỳ theo qui mơ, tính chất công việc mà trong hợp đồng các bên phải qui định cụ thể
về trách nhiệm chung của bên nhận thầu như: Đại diện bên nhận thầu; Nhân lực chính của
bên nhận thầu; Ngồi ra trong hợp đồng cịn phải qui định quyền và nghĩa vụ chung của
bên nhận thầu.
13. Quyền và nghĩa vụ chung của bên giao thầu
Hợp đồng phải qui định quyền và nghĩa vụ chung của bên giao thầu đối với:

- Nhân lực chính của bên giao thầu;
- Trách nhiệm thu xếp tài chính của bên giao thầu;
- Việc bên giao thầu sử dụng tài liệu của bên nhận thầu;
- Khiếu nại của bên giao thầu.
14. Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định (nếu có)
Trường hợp có những phần việc mà các bên tham gia hợp đồng thống nhất có thể sử
dụng nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định để thực hiện một số phần việc nhất định nhằm
đạt được mục đích cuối cùng của công việc nhưng phải được sự chấp nhận của nhà thầu
chính. Khi đó, trong hợp đồng phải qui định các vấn đề có liên quan đến nhà thầu phụ được
chỉ định.
15. Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng
Việc quản lý chất lượng cơng trình phải tn thủ đúng các qui định của Nhà nước về
quản lý chất lượng cơng trình xây dựng. Hợp đồng phải qui định cụ thể đối với việc quản
lý chất lượng cơng trình, bao gồm: Quản lý chất lượng của nhà thầu; Quản lý chất lượng
của chủ đầu tư và nhà tư vấn (bao gồm cả tư vấn khảo sát xây dựng, tư vấn thiết kế, tư vấn
giám sát và các nhà tư vấn khác có liên quan).
16. Nghiệm thu các cơng việc hoàn thành
Trong hợp đồng phải qui định trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên đối với việc
nghiệm thu toàn bộ công việc, từng phần việc và những phần công việc cần nghiệm thu
trước khi chuyển qua phần công việc khác.
10


17. Bảo hiểm và bảo hành cơng trình
- Trong hợp đồng phải qui định trách nhiệm của các bên về bảo hiểm, bao gồm các
nội dung chủ yếu như: Đối tượng bảo hiểm; Mức bảo hiểm; Thời gian bảo hiểm.
- Bảo hiểm cơng trình xây dựng và các tài sản thuộc quyền sở hữu của bên giao thầu
sẽ do bên giao thầu mua. Trường hợp, phí bảo hiểm này đã được tính vào giá trúng thầu thì
bên nhận thầu thực hiện mua bảo hiểm.
- Bên nhận thầu phải thực hiện mua các loại bảo hiểm cần thiết để bảo đảm cho hoạt

động của chính mình theo qui định của pháp luật.
- Bên giao thầu, bên nhận thầu thống nhất và qui định trong hợp đồng về điều kiện
bảo hành, thời hạn bảo hành và trách nhiệm của các bên đối với việc bảo hành cơng trình
xây dựng. Nội dung bảo hành cơng trình thực hiện theo các qui định về quản lý chất lượng
cơng trình xây dựng.
18. Bảo vệ mơi trường, an tồn lao động và phịng chống cháy nổ
Trong hợp đồng các bên phải qui định rõ yêu cầu, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi bên
về bảo vệ môi trường, an tồn lao động và phịng chống cháy nổ trong q trình thực hiện
cơng việc.
19. Điện, nước và an ninh công trường
Hợp đồng phải qui định rõ quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc cung cấp, thanh
toán chi phí điện, nước và cho an ninh cơng trường.
20. Trách nhiệm đối với các sai sót
Trong hợp đồng phải qui định rõ trách nhiệm của các bên đối với các sai sót trong
q trình thực hiện cơng việc như: Việc hồn thành các cơng việc cịn dở dang và sửa chữa
sai sót, hư hỏng; Chi phí cho việc sửa chữa các sai sót; Thời gian thơng báo sai sót; Khơng
sửa chữa được sai sót; Di chuyển cơng việc bị sai sót ra khỏi cơng trường; Các kiểm định
thêm đối với các sai sót sau sửa chữa; Nguyên nhân dẫn đến các sai sót; Những nghĩa vụ
chưa được hồn thành theo hợp đồng.
21. Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi bên giao thầu và bên nhận thầu
Trong hợp đồng xây dựng các bên giao thầu, bên nhận thầu phải thoả thuận và qui
định cụ thể về: Các tình huống được tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng, quyền được tạm
ngừng và chấm dứt hợp đồng của các bên; Trình tự thủ tục tạm ngừng và chấm dứt hợp
đồng xây dựng bởi các bên; Việc xác định giá trị hợp đồng tại thời điểm chấm dứt; Trách
nhiệm thanh toán sau khi chấm dứt hợp đồng của các bên.
22. Rủi ro và trách nhiệm của các bên
Trong hợp đồng phải qui định cụ thể trách nhiệm của các bên giao nhận thầu đối với
các rủi ro như: Bồi thường đối với những thiệt hại do mỗi bên gây ra cho bên kia; Xử lý rủi
ro khi xảy ra của mỗi bên.
23. Bất khả kháng

Trong hợp đồng các bên phải qui định cụ thể về: Các trường hợp được coi là bất khả
kháng như: Động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; Chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy
ra chiến tranh; Xử lý bất khả kháng.
24. Thưởng, phạt vi phạm hợp đồng
Việc thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng phải được ghi trong hợp đồng. Tuy
nhiên, mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không
11


vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Nguồn tiền thưởng được trích từ phần lợi nhuận
do việc sớm đưa cơng trình bảo đảm chất lượng vào sử dụng, khai thác hoặc từ việc tiết
kiệm hợp lý các khoản chi phí để thực hiện hợp đồng.
25. Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng xây dựng, các bên có trách nhiệm
thương lượng giải quyết. Trường hợp không đạt được thoả thuận giữa các bên, việc giải
quyết tranh chấp được thực hiện thơng qua hịa giải. Trọng tài hoặc Tồ án giải quyết theo
quy định của pháp luật.
26. Quyết toán hợp đồng xây dựng
Trong hợp đồng phải qui định trình tự, thủ tục, thời hạn giao nộp quyết tốn nhưng
khơng q 30 ngày, nội dung hồ sơ quyết toán hợp đồng, các biểu mẫu kèm theo (nếu có)
cho việc quyết tốn hợp đồng. Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp
với từng loại hợp đồng cụ thể trên nguyên tắc tài liệu đã có (biên bản nghiệm thu, hồ sơ
thanh toán các giai đoạn) chỉ lập bảng thống kê, tài liệu nào chưa có thì làm mới.
27. Thanh lý hợp đồng xây dựng
Ngay sau khi bên nhận thầu đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng, các bên tham gia
tiến hành thanh lý và chấm dứt hiệu lực của hợp đồng cũng như mọi nghĩa vụ có liên quan
khác.
28. Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng xây dựng có hiệu lực kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng ký kết hợp
đồng trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

V. XÁC ĐỊNH GIÁ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
5.1. Cơ sở xác định giá hợp đồng xây dựng
Giá hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí Bên giao thầu trả cho Bên nhận thầu để
thực hiện khối lượng công việc theo yêu cầu về tiến độ, chất lượng và các yêu cầu khác
quy định trong hợp đồng xây dựng. Tuỳ theo đặc điểm, tính chất của cơng trình xây dựng
các bên tham gia ký kết hợp đồng phải thoả thuận giá hợp đồng xây dựng theo một trong
các hình thức sau đây:
Giá hợp đồng xây dựng được căn cứ vào các tài liệu sau:
- Các hướng dẫn về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình;
- Kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Các đề xuất của nhà thầu;
- Kết quả đàm phán với nhà thầu trúng thầu;
- Loại hợp đồng xây dựng và hình thức giá hợp đồng.
5.2. Hình thức giá hợp đồng xây dựng
5.2.1. Giá hợp đồng theo giá trọn gói
a) Khái niệm:
Giá hợp đồng trọn gói (hình thức trọn gói và hình thức theo tỷ lệ phần trăm) là giá
hợp đồng xây dựng khơng thay đổi trong suốt q trình thực hiện hợp đồng đối với các
công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh có
qui định trong hợp đồng (nếu có) (Thơng tư số 06/2007/TT-BXD).
12


b) Giá hợp đồng trọn gói áp dụng cho các trường hợp sau:
- Cơng trình hoặc gói thầu đã xác định rõ về khối lượng, chất lượng, thời gian thực
hiện hoặc trong một số trường hợp không thể xác định được khối lượng và Bên nhận thầu
có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính tốn, xác định giá trọn gói và chấp nhận các
rủi ro liên quan đến việc xác định giá trọn gói;
- Gói thầu hoặc phần việc tư vấn thông thường, đơn giản mà giá hợp đồng được xác
định theo phần trăm giá trị cơng trình hoặc khối lượng công việc.

Tất cả các loại hợp đồng xây dựng đều có thể áp dụng giá hợp đồng trọn gói khi đủ
điều kiện xác định giá hợp đồng trước khi ký kết, kể cả hình thức giá hợp đồng xác định
theo tỷ lệ (%) giá trị cơng trình hoặc khối lượng công việc tư vấn thông thường.
c) Đối với công việc xây lắp:
Trước khi ký kết hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công
việc theo thiết kế được duyệt, nếu nhà thầu (bao gồm cả nhà thầu được chỉ định thầu) hoặc
chủ đầu tư phát hiện bảng khối lượng cơng việc bóc tách từ thiết kế chưa chính xác, chủ
đầu tư cần báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc bổ sung khối lượng công
việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế. Trường hợp cần cắt giảm khối lượng công việc để
đảm bảo phù hợp với thiết kế thì chủ đầu tư khơng cần báo cáo người có thẩm quyền. Đối
với công việc xây lắp này, sau khi hợp đồng theo hình thức trọn gói được ký kết, khối
lượng công việc thực tế nhà thầu đã thực hiện để hồn thành theo thiết kế (nhiều hơn hay ít
hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng) không ảnh hưởng tới số tiền thanh toán cho
nhà thầu (Nghị định số 58/2008/NĐ-CP).
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng cơng việc.
Trường hợp có thất thốt xảy ra (do tính tốn sai số lượng, khối lượng cơng việc) thì cá
nhân, tổ chức thuộc chủ đầu tư làm sai có trách nhiệm đền bù và xử lý theo quy định của
pháp luật. Trường hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời
thầu, hồ sơ yêu cầu, lập dự tốn có quy định về việc xử lý đối với việc tính tốn sai số
lượng, khối lượng cơng việc thì chủ đầu tư được đền bù theo thỏa thuận trong hợp đồng
với nhà thầu tư vấn này.
5.2.2. Giá hợp đồng theo đơn giá cố định
a) Khái niệm: Giá hợp đồng theo đơn giá cố định (hình thức theo đơn giá và hình
thức theo thời gian quy định trong Luật Đấu thầu): là giá hợp đồng xây dựng được xác
định trên cơ sở khối lượng cơng việc tạm tính và đơn giá từng công việc trong hợp đồng là
cố định và khơng thay đổi trong suốt q trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp
được phép điều chỉnh qui định trong hợp đồng (nếu có) - (Thơng tư số 06/2007/TT-BXD).
b) Giá hợp đồng theo đơn giá cố định áp dụng cho các cơng trình hoặc gói thầu
khơng đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng nhưng đủ điều kiện xác định về các
đơn giá thực hiện công việc và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính

tốn, xác định đơn giá xây dựng cơng trình cố định và các rủi ro liên quan đến việc xác
định đơn giá. Đơn giá cố định khơng thay đổi trong suốt q trình thực hiện hợp đồng, trừ
các trường hợp được phép điều chỉnh đã ghi rõ trong hợp đồng.
Đơn giá cố định có thể là đơn giá đầy đủ đối với các công việc thi công xây dựng,
đơn giá nhân công theo thời gian (tháng, tuần, ngày hoặc giờ) đối với một số công việc tư
vấn.
13


c) Đối với công việc xây lắp, trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu
đã thực hiện để hồn thành theo đúng thiết kế ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp
đồng, nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần khối lượng thực tế đã thực hiện. Trường hợp
khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế
nhiều hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu được thanh toán cho phần
chênh lệch khối lượng công việc này (Nghị định số 58/2008/NĐ-CP).
Chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu chịu trách nhiệm xác nhận vào biên bản
nghiệm thu khối lượng hoàn thành để làm cơ sở thanh toán cho nhà thầu.
5.2.3. Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh
a) Khái niệm: Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh là giá hợp đồng xây dựng mà khối
lượng công việc và đơn giá cho công việc trong hợp đồng được phép điều chỉnh trong các
trường hợp được qui định tại hợp đồng xây dựng.
b) Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu mà ở
thời điểm ký kết hợp đồng xây dựng khơng đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng
công việc cần thực hiện hoặc các yếu tố chi phí để xác định đơn giá thực hiện các công
việc.
Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh (tại thời điểm ký kết giá hợp đồng chỉ là tạm tính)
sẽ được điều chỉnh thay đổi khi có đủ điều kiện xác định khối lượng, đơn giá thực hiện
theo qui định trong hợp đồng NĐ 99/2007/NĐ-CP, Thông tư số 06/2007/TT-BXD.
5.2.4. Giá kết hợp
a) Khái niệm: Giá hợp đồng kết hợp: là giá hợp đồng được xác định theo các hình

thức qui định tại điểm 2.1, 2.2 và 2.3 nêu trên.
b) Giá hợp đồng kết hợp áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu có qui mơ lớn, kỹ
thuật phức tạp và thời gian thực hiện kéo dài. Bên giao thầu và bên nhận thầu căn cứ vào
các loại công việc trong hợp đồng để thoả thuận, xác định các loại cơng việc áp dụng theo
giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định hay giá hợp đồng theo giá điều
chỉnh cho phù hợp Thông tư số 06/2007/TT-BXD.
5.3. Phương thức xác định giá các loại hợp đồng xây dựng
5.3.1. Xác định giá hợp đồng tư vấn xây dựng
- Theo thời gian thực hiện công việc tư vấn:
Hợp đồng theo thời gian là hợp đồng áp dụng cho các nhà thầu mà công việc của họ
liên quan nhiều đến thời gian làm việc trong cơng trình xây dựng, như mức thù lao chuyên
gia...
- Theo tỷ lệ % giá trị công việc được tư vấn:
Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm là hợp đồng mà giá trị hợp đồng được tính theo phần
trăm giá trị cơng trình hoặc khối lượng cơng việc. Khi nhà thầu hồn thành các nghĩa vụ
theo hợp đồng, chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu số tiền bằng tỷ lệ phần trăm được xác
định trong hợp đồng nhân với giá trị cơng trình hoặc khối lượng cơng việc đã hồn thành.
- Khốn trọn gói về chi phí thực hiện:
Hợp đồng khốn gọn là hợp đồng mà giá trị hợp đồng khó xác định về khối lượng
hoặc giá trị hoặc hợp đồng cần thực hiện trong thời gian ngắn.
5.3.2. Xác định giá hợp đồng thi công xây dựng và lắp đặt
14


Giá hợp đồng thi công xây dựng và lắp đặt được xác định gồm các yếu tố chi phí sau:
- Các yếu tố chi phí cần thiết cho việc thi công và lắp đặt (vật liệu, nhân công, máy
thi công, chi phí chung, chi phí chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng...);
- Các chi phí về chuẩn bị công trường, xây dựng nhà tạm phục vụ thi công (nếu cần
thiết) của nhà thầu;
- Dự phòng cho phần khối lượng công việc không lường hết và trượt giá trong thời

gian thực hiện cơng việc, cơng trình xây dựng.
- Lợi nhuận dự tính của nhà thầu, các khoản thuế phải nộp đối với sản phẩm xây
dựng theo quy định
5.3.3. Xác định giá của hợp đồng tổng thầu
Giá hợp đồng tổng thầu được xác định gồm các yếu tố chi phí sau:
- Các chi phí cần thiết để thực hiện tồn bộ các cơng việc của hợp đồng và các chi
phí có liên quan đến việc tổ chức, quản lý thực hiện công việc, thực hiện việc chuyển giao
công nghệ, kỹ thuật và kinh nghiệm từ tổng thầu.
- Việc xác định giá của hợp đồng tổng thầu còn tuỳ thuộc vào phương thức lựa chọn
nhà thầu và mức độ giao thầu về thiết kế xây dựng cơng trình.
VI. ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG VÀ ĐIỀU CHỈNH GIÁ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
6.1. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
Điều 57 LĐT (sửa đổi) quy định:
a) Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng đối với hình thức hợp đồng theo đơn giá,
hình thức hợp đồng theo thời gian và được thực hiện theo quy định sau:
- Trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp
đến giá hợp đồng thì được điều chỉnh theo các chính sách này kể từ thời điểm các chính
sách này có hiệu lực;
- Trường hợp có khối lượng, số lượng tăng hoặc giảm trong quá trình thực hiện hợp
đồng nhưng trong phạm vi của hồ sơ mời thầu và không do lỗi của nhà thầu gây ra thì việc
tính giá trị tăng hoặc giảm phải căn cứ vào đơn giá của hợp đồng;
- Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng do Nhà nước kiểm
sốt có biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng thì phải báo cáo
người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
b) Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng theo
hợp đồng đã ký và phải được chủ đầu tư xem xét, quyết định. Giá hợp đồng sau điều chỉnh
không dẫn đến làm tăng tổng mức đầu tư được duyệt, trừ trường hợp được người có thẩm
quyền quyết định đầu tư cho phép.
c) Trường hợp có phát sinh hợp lý những cơng việc ngồi quy định trong hợp đồng
mà khơng làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư thỏa thuận với

nhà thầu đã ký hợp đồng để tính tốn bổ sung các cơng việc phát sinh và ký kết phụ lục bổ
sung hợp đồng; trường hợp thỏa thuận khơng thành thì nội dung cơng việc phát sinh đó
hình thành một gói thầu mới và tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này.
Điều 52 NĐ 58/2008/NĐ-CP quy định:
15


Trường hợp có phát sinh hợp lý những cơng việc ngồi quy định trong hợp đồng mà
khơng làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc tổng mức đầu tư (đối với cơng việc xây lắp áp
dụng hình thức trọn gói là ngồi khối lượng cơng việc phải thực hiện theo thiết kế, đối với
cơng việc xây lắp áp dụng hình thức theo đơn giá là ngồi khối lượng cơng việc trong hợp
đồng), thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 57 của Luật Đấu thầu. Trường hợp bổ
sung cơng việc phát sinh thì chủ đầu tư và nhà thầu phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng
theo nguyên tắc sau:
- Trường hợp khối lượng công việc phát sinh này nhỏ hơn 20% khối lượng công việc
tương ứng ghi trong hợp đồng mà đã có đơn giá trong hợp đồng thì sử dụng đơn giá đã ghi
trong hợp đồng để thanh tốn;
- Trường hợp khối lượng cơng việc phát sinh này từ 20% khối lượng công việc
tương ứng trở lên ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng công việc phát sinh chưa có đơn giá
trong hợp đồng thì chủ đầu tư và nhà thầu thống nhất xác định đơn giá mới theo các
nguyên tắc quy định trong hợp đồng về đơn giá các khối lượng phát sinh.
Đối với phần công việc xây lắp, trước khi ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng cần phê
duyệt dự toán đối với khối lượng công việc phát sinh theo quy định của pháp luật.
6.2. Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng
Việc điều chỉnh giá hợp đồng phải được ghi trong hợp đồng và phù hợp với hồ sơ
mời thầu, hồ sơ dự thầu và kết quả đàm phán hợp đồng. Trong hợp đồng các bên qui định
rõ các trường hợp được điều chỉnh hợp đồng, phương pháp, cách thức, phạm vi điều chỉnh
giá hợp đồng.
6.2.1. Các trường hợp điều chỉnh giá hợp đồng
Việc điều chỉnh giá trong hợp đồng xây dựng phải ghi trong hợp đồng xây dựng và

được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây (NĐ 99/2007/NĐ-CP):
a) Bổ sung các cơng việc ngồi phạm vi hợp đồng đã ký kết;
b) Các trường hợp phải điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng gồm:
- Khi ký kết hợp đồng có sử dụng các đơn giá tạm tính đối với những cơng việc
(hoặc khối lượng công việc) mà ở thời điểm ký hợp đồng Bên giao thầu và Bên nhận thầu
chưa đủ điều kiện xác định chính xác đơn giá và đồng ý điều chỉnh khi có đủ điều kiện;
- Khi khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng mà nhà
thầu phải thực hiện theo hợp đồng thì xem xét điều chỉnh đơn giá của khối lượng phát sinh
đó;
- Các đơn giá mà chủ đầu tư và nhà thầu đồng ý xem xét, điều chỉnh lại sau khoảng
thời gian nhất định kể từ khi thực hiện hợp đồng và đã được ghi rõ trong hợp đồng;
- Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng có biến động lớn ảnh
hưởng trực tiếp tới việc thực hiện hợp đồng hoặc khi nhà nước thay đổi các chính sách có
liên quan thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Do các trường hợp bất khả kháng được quy định trong hợp đồng.
c) Các khoản trượt giá đã quy định trong hợp đồng. Các căn cứ để tính trượt giá
được xác định vào thời điểm 28 ngày trước ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán.
6.2.2. Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng
16


Việc điều chỉnh giá hợp đồng áp dụng đối với hình thức theo đơn giá, hình thức theo
thời gian. Trong hợp đồng cần phải quy định rõ nội dung điều chỉnh, phương pháp và thời
gian tính điều chỉnh, cơ sở dữ liệu đầu vào để tính điều chỉnh giá;
Việc điều chỉnh giá được thực hiện thông qua điều chỉnh khối lượng công việc quy
định tại khoản 2 Điều 49 NĐ 99/2007/NĐ-CP; điều chỉnh đơn giá hoặc điều chỉnh giá hợp
đồng do trượt giá.
1. Cơ sở điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng
- Thực hiện các bước công việc theo thoả thuận trong hợp đồng đã ký.
- Khối lượng: Điều kiện thoả thuận trong hợp đồng; khối lượng nghiệm thu.

- Đơn giá: Điều kiện về đơn giá đã thoả thuận; Công thức trượt giá; Các căn cứ xác
định hệ số trượt giá.
2. Điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng xây dựng
- Nguyên tắc điều chỉnh
- Các trường hợp được điều chỉnh đơn giá hợp đồng (như khoản b) mục 1 trên đây).
- Điều chỉnh đơn giá: Căn cứ vào các trường hợp được điều chỉnh giá hợp đồng, chủ
đầu tư được quyền phê duyệt đơn giá hợp đồng điều chỉnh và tự chịu trách nhiệm về việc
phê duyệt của mình. Đối với các cơng trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trước khi phê
duyệt đơn giá hợp đồng điều chỉnh chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư.
3. Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng
Phương pháp điều chỉnh giá quy định trong hợp đồng phải bảo đảm phù hợp với tính
chất cơng việc nêu trong hợp đồng. Các cơ sở dữ liệu đầu vào để tính tốn điều chỉnh giá
phải phù hợp với nội dung công việc. Trong hợp đồng cần quy định sử dụng báo giá, hoặc
chỉ số giá của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương, trung ương hoặc cơ quan chuyên
ngành độc lập của nước ngoài ban hành đối với các chi phí có nguồn gốc từ nước ngồi
(Điều 52 Nghị định số 58/2008/NĐ-CP);
Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng do Nhà nước kiểm
soát (do Nhà nước định giá) biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp
đồng mà trong hợp đồng thỏa thuận có điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh theo quy định
tại điểm c khoản 1 Điều 57 của Luật Đấu thầu theo nguyên tắc áp dụng giá mới đối với
những phần công việc được thực hiện vào thời điểm có biến động giá theo cơng bố giá của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Trường hợp nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp
đến giá hợp đồng thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật Đấu
thầu.
- Trong phạm vi giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, việc điều
chỉnh giá hợp đồng xây dựng phải được Bên giao thầu và Bên nhận thầu ghi rõ trong hợp
đồng xây dựng.
- Trường hợp giá hợp đồng sau khi điều chỉnh vượt giá gói thầu trong kế hoạch đấu
thầu được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền chấp thuận trước khi

phê duyệt giá hợp đồng điều chỉnh.
- Việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng của dự án không được vượt tổng mức đầu
tư trong dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Điều 23 NĐ 99/2007/NĐ-CP).
17


Khi điều chỉnh giá hợp đồng thì khối lượng cơng việc thanh toán được xác định trên
cơ sở khối lượng các cơng việc hồn thành được nghiệm thu, đơn giá thanh tốn các cơng
việc được xác định theo các điều khoản trong hợp đồng như việc xác định lại đơn giá hoặc
điều chỉnh lại đơn giá trong hợp đồng theo hệ số điều chỉnh. Có thể tham khảo một hoặc
kết hợp các phương pháp sau để điều chỉnh giá hợp đồng (Thông tư số 06/2007/TT-BXD):
- Sử dụng các chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, các Tổ chức tư vấn, Tổng cục
Thống kê cơng bố;
- Phương pháp tính tốn bù trừ trực tiếp;
- Cơng thức xác định hệ số điều chỉnh như Phụ lục số 5 kèm theo Thơng tư số
06/2007/TT-BXD (25/7/2007).
CƠNG THỨC ĐIỀU CHỈNH GIÁ
Pn a  b

Ln
E
M
 c n  d n  ...
Lo
Eo
Mo

Trong đó:
- “Pn”: hệ số điều chỉnh (tăng hoặc giảm) được áp dụng cho thanh tốn hợp đồng đối
với các cơng việc được tiến hành trong thời gian “n” theo tiền tệ tương ứng.

- “a” : là hệ số cố định, được nêu trong bảng số liệu điều chỉnh tương ứng, thể hiện
phần khơng điều chỉnh của các khoản thanh tốn theo hợp đồng.
- “b”, “c”, “d” ... : là những hệ số biểu hiện tỷ lệ (tỷ trọng) của mỗi phần chi phí liên
quan đến việc thực hiện cơng việc được nêu trong bảng số liệu điều chỉnh tương ứng, như:
chi phí nhân cơng, chi phí máy (thiết bị), chi phí vật liệu, ...
- “Ln”, “En”, “Mn”, ...: là các chỉ số giá hiện thời hoặc những giá điều chỉnh cho thời
gian “n” được thể hiện bằng tiền tệ thanh toán tương ứng, mỗi chỉ số hoặc giá được áp
dụng cho một loại chi phí tương ứng trong bảng số liệu điều chỉnh vào thời điểm 28 ngày
trước ngày bên nhận thầu nộp hồ sơ thanh toán.
- “Lo”, “Eo”, “Mo”, ...: là các chỉ số giá cơ bản hoặc những giá điều chỉnh, được thể
hiện bằng tiền tệ thanh toán tương ứng, mỗi chỉ số hoặc giá được áp dụng cho một loại chi
phí tương ứng trong bảng số liệu điều chỉnh vào thời điểm 28 ngày trước ngày khởi công.
Các hệ số “a”, “b”, “c”, “d”, ... và các chỉ số L o, Eo, Mo, ... phải được xác định trong
hồ sơ dự thầu và là tài liệu kèm theo hợp đồng.
Khi áp dụng các chỉ số giá hoặc các giá điều chỉnh được nêu trong bảng số liệu điều
chỉnh nếu có nghi ngờ về nguồn của chúng, thì bên giao thầu, nhà tư vấn (nếu có) sẽ xác
định để sáng tỏ về nguồn gốc của các chỉ số hoặc giá điều chỉnh này.
Trong trường hợp mà “tiền tệ của chỉ số giá hoặc giá điều chỉnh” (được nêu trong
bảng) không phải là tiền tệ thanh tốn tương ứng, thì sẽ được chuyển đổi sang tiền tệ thanh
toán tương ứng theo tỷ giá bán ra do Ngân hàng Trung ương của nước sở tại ấn định vào
ngày đã nêu trên (ngày mà chỉ số giá hoặc giá điều chỉnh sẽ được yêu cầu áp dụng).
Khi mà mỗi chỉ số giá hoặc giá điều chỉnh hiện hành chưa có, bên giao thầu, nhà tư
vấn (nếu có) sẽ xác định chỉ số giá hoặc giá điều chỉnh tạm thời để cấp chứng nhận thanh
toán tạm thời. Khi một chỉ số giá hoặc giá điều chỉnh hiện hành đã có thì việc điều chỉnh
sẽ được tính tốn lại cho phù hợp.
Nếu bên nhận thầu khơng hồn thành cơng trình trong khoảng thời gian hồn thành,
việc điều chỉnh giá sẽ được thực hiện dựa trên mỗi chỉ số giá hoặc giá điều chỉnh được áp
dụng vào thời điểm 28 ngày trước ngày hết hạn thời gian hồn thành cơng trình hoặc chỉ số
hoặc giá cả hiện hành (tuỳ theo cách thức nào thuận lợi hơn cho bên giao thầu).
18



6.2.3. Đơn giá khối lượng cơng việc phát sinh ngồi hợp đồng xây dựng
Đơn giá khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng xây dựng được quy định tại
Điều 27 NĐ 99/2007/NĐ-CP.
a) Khối lượng cơng việc phát sinh ngồi hợp đồng xây dựng bao gồm:
- Những khối lượng công việc bổ sung ngồi phạm vi cơng việc quy định đối với
hợp đồng áp dụng phương thức giá hợp đồng trọn gói;
- Những khối lượng cơng việc khơng có đơn giá hoặc những khối lượng cơng việc
có đơn giá nhưng phát sinh, bổ sung thêm khối lượng đối với hợp đồng áp dụng phương
thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định và giá điều chỉnh quy định tại khoản 2 và khoản 3
Điều 21 NĐ 99/2007/NĐ-CP.
b) Đối với khối lượng công việc phát sinh nhỏ hơn 20% khối lượng cơng việc tương
ứng ghi trong hợp đồng và đã có đơn giá trong hợp đồng thì sử dụng dụng đơn giá đã ghi
trong hợp đồng để thanh toán.
c) Đối với khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương
ứng ghi trong hợp đồng hoặc khối lượng cơng việc phát sinh chưa có đơn giá trong hợp
đồng thì Bên giao thầu và Bên nhận thầu thống nhất xác định theo các nguyên tắc quy định
trong hợp đồng về đơn giá các khối lượng phát sinh.
d) Đối với cơng việc bổ sung ngồi phạm vi cơng việc quy định của hợp đồng áp
dụng phương thức giá hợp đồng trọn gói thì giá trị bổ sung sẽ được lập dự toán. Bên giao
thầu và Bên nhận thầu đàm phán thống nhất ký hợp đồng bổ sung giá trị phát sinh này.
e) Chủ đầu tư được quyền phê duyệt đơn giá cho khối lượng cơng việc phát sinh,
thanh tốn khối lượng phát sinh và tự chịu trách nhiệm về việc phê duyệt, thanh tốn này.
Đối với các cơng trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước chủ đầu tư phải báo cáo người
quyết định đầu tư trước khi phê duyệt đơn giá các công việc phát sinh và thanh tốn khối
lượng phát sinh,
VII. TẠM ỨNG, THANH TỐN, QUYẾT TỐN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
7.1. Tạm ứng hợp đồng
a) Nguyên tắc:

Tạm ứng hợp đồng phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng, số lần tạm ứng, giai
đoạn tạm ứng và các điều kiện các bên đã ký kết.
b) Mức tạm ứng:
Mức tạm ứng vốn để thực hiện hợp đồng được quy định theo loại hợp đồng.
Việc tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơng trình phải được quy định trong hợp đồng
xây dựng và thực hiện ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực. Mức tạm ứng vốn đầu tư xây
dựng cơng trình được quy định như sau (Điều 24 NĐ 99/2007/NĐ-CP):
- Đối với hợp đồng tư vấn, mức tạm ứng vốn tối thiểu là 25% giá hợp đồng;
- Đối với hợp đồng thi công xây dựng, mức tạm ứng vốn tối thiểu là 10% giá hợp
đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên; tối thiểu 15% đối với hợp đồng có
giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng và tối thiểu 20% đối với các hợp đồng có giá trị dưới
10 tỷ đồng;
- Đối với hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị tuỳ theo giá trị hợp đồng nhưng mức
tạm ứng không thấp hơn 10% giá hợp đồng;
19


- Đối với hợp đồng thực hiện theo hình thức EPC, việc tạm ứng vốn để mua thiết bị
được căn cứ theo tiến độ cung ứng trong hợp đồng; các công việc khác như thiết kế, xây
dựng mức tạm ứng tối thiểu là 15% giá trị phần cơng việc đó trong hợp đồng.
Vốn tạm ứng cho cơng việc giải phóng mặt bằng được thực hiện theo kế hoạch giải
phóng mặt bằng.
Bên giao thầu thống nhất kế hoạch tạm ứng với Bên nhận thầu để sản xuất trước một
số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn bảo đảm thi công hoặc mua một
số vật tư phải dự trữ theo mùa.
c) Thu hồi vốn tạm ứng:
Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào các lần thanh toán. Việc thu hồi vốn tạm ứng
được bắt đầu ngay khi thanh toán lần đầu và kết thúc khi khối lượng đã thanh toán đạt 80%
giá trị hợp đồng. Đối với cơng việc giải phóng mặt bằng, việc thu hồi vốn tạm ứng kết thúc
sau khi đã thực hiện xong công việc giải phóng mặt bằng (Điều 25 NĐ 99/2007/NĐ-CP).

Ghi chú:
Việc tạm ứng và thu hồi vốn cho các cơng trình xây dựng nói chung, cho các cơng
trình đặc thù và cho vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư được quy định cụ thể trong Thông tư
27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ tài chính. Phần này được thể hiện trong Phụ lục
08-1.
7.2. Thanh toán hợp đồng xây dựng
7.2.1. Nguyên tắc và hồ sơ thanh toán
a) Nguyên tắc thanh toán
Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều
kiện trong hợp đồng mà các bên tham gia hợp đồng đã ký kết. Số lần thanh toán, giai đoạn
thanh toán và điều kiện thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng (Điều 25 NĐ 99/2007/
NĐ-CP).
b) Hồ sơ thanh toán (Điều 53 Nghị định số 58/2008/NĐ-CP và Điều 26 NĐ 99/2007/
NĐ-CP)
Các tài liệu, chứng nhận cần thiết trong hồ sơ thanh toán phải được ghi rõ trong hợp
đồng xây dựng. Hồ sơ thanh toán do Bên nhận thầu lập bao gồm các tài liệu chủ yếu sau:
- Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh tốn có xác nhận
của đại diện nhà thầu, Bên giao thầu và tư vấn giám sát (nếu có);
- Bản xác nhận khối lượng điều chỉnh tăng hoặc giảm so với hợp đồng có xác nhận
của đại diện nhà thầu, Bên giao thầu và tư vấn giám sát (nếu có);
- Bảng tính giá trị đề nghị thanh tốn trên cơ sở khối lượng cơng việc hồn thành đã
được xác nhận và đơn giá ghi trong hợp đồng;
- Đề nghị thanh tốn của Bên nhận thầu trong đó nêu rõ khối lượng đã hoàn thành và
giá trị hoàn thành, giá trị tăng (giảm) so với hợp đồng, giá trị đã tạm ứng, giá trị đề nghị
thanh toán trong giai đoạn.
Đối với trường hợp thanh toán hợp đồng theo giá hợp đồng trọn gói: biên bản xác
nhận khối lượng tại điểm a) khoản 1 Điều 26 NĐ 99/2007/NĐ-CP là xác nhận hồn thành
cơng trình, hạng mục cơng trình, cơng việc của cơng trình phù hợp với thiết kế (khơng cần
xác nhận khối lượng hồn thành chi tiết).
7.2.2. Thanh tốn đối với giá hợp đồng trọn gói

20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×