Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Để sản xuất rau trong mùa đông đạt hiệu quả cao pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.42 KB, 3 trang )

Để sản xuất rau trong mùa đông đạt
hiệu quả cao
Các loại rau màu thường rất mẫn cảm với nhiệt độ và ẩm độ
không khí, nên khi mưa nhiều, độ ẩm cao thì năng suất thường
không cao. Đáng chú ý hơn là khi độ ẩm cao thường là điều kiện
thuận lợi cho nhiều loài sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại
làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, sản xuất
rau trong mùa đông, nông dân cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ
thuật để đạt được hiệu quả cao.
Trong cách chọn và làm đất, cần chọn nơi đất cao, bố trí hệ
thống kênh mương đầy đủ và hợp lý để thoát nước tốt, không để
rau màu bị ngập úng. Nếu ở những nơi đất thấp thì cần lên liếp
cao. Trong mùa mưa, không nên làm đất quá nhuyễn vì nước
mưa nhiều dễ làm cho đất bị lèn gây ra thiếu ô xy, cây sẽ bị
nghẹt rễ dẫn đến kém sinh trưởng.
Có thể sử dụng màng phủ nông nghiệp để trồng các loại rau màu
sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng xấu của thời tiết trong giai đoạn mưa
dầm và tạo môi trường thích hợp cho cây sinh trưởng khỏe, hạn
chế sâu bệnh và tăng năng suất. Sau khi làm đất, lên liếp, bón
phân lót thì trải màng phủ, lấy đất ém chặt mép bạt, đục lỗ và
cấy cây theo khoảng cách của từng loại rau màu.
Chọn mua giống tốt, khỏe mạnh có nguồn gốc rõ ràng. Trong
mùa mưa do mưa nhiều, thiếu ánh sáng, khả năng quang hợp
kém vì thế nông dân bà nên chọn trồng các loại rau lá nhỏ, có bộ
tán lá gọn, thời gian sinh trưởng ngắn, sớm cho thu hoạch. Đất
trong mùa mưa cần bón thêm vôi bột với liều lượng 50 kg vôi
cho 1 sào nhằm giúp giảm phèn, góp phần tiêu diệt các mầm
bệnh trong đất và cung cấp thêm lượng can xi cho cây trồng
giúp phòng một số bệnh thường gặp trên rau màu như: thối rễ,
thối trái, nứt trái…
Sau khi lên liếp thì bón vôi rồi tháo nước vào cho ngập hết liếp


trồng từ 1 - 2 ngày nhằm tiêu độc, rửa phèn sau đó rút cạn nước
rồi mới bón lót và làm đất. Bón lót với liều lượng mỗi sào: phân
NPK 16-16-8 với lượng 15 kg; phân chuồng hoai từ 500 - 700
kg. Ngoài ra, có thể bón thêm các loại phân hữu cơ vi sinh, các
chế phẩm sinh học nhằm tăng cường khả năng chống chịu bệnh,
tăng chất lượng và mẫu mã sản phẩm sẽ đẹp hơn, hấp dẫn người
tiêu dùng hơn nên giá bán sẽ cao hơn.
Đặc biệt chú ý đến việc bón tăng hay giảm lượng phân đạm cần
thiết tùy theo nhiệt độ, ẩm độ và sự phát triển của cây theo từng
giai đoạn. Không nên bón nhiều đạm rau sẽ bị rợp tạo điều kiện
thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây
hại. Rau là cây trồng cạn nên không chịu được ngập úng do đó
cần điều chỉnh mực nước trong mương, rãnh cho hợp lý, sau các
trận mưa to cần khơi thông mương rãnh để thoát nước nhanh,
không để ngập nước dễ gây thối rễ, chết cây và tạo điều kiện cho
nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.
Cần phải làm sạch cỏ để hạn chế đến mức tối đa sự cạnh tranh
dinh dưỡng của cỏ với cây trồng, đồng thời loại bỏ được nơi trú
ngụ, ẩn nấp và nguồn lây lan của nấm bệnh, côn trùng gây hại
cho rau màu. Thường xuyên tỉa bỏ bớt chồi, nhánh vô hiệu, bấm
ngọn để cây ra các nhánh phụ nhằm hạn chế chiều cao tránh đổ
ngã.
Cắt bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, các cành, nhánh vô hiệu nhằm
tạo độ thông thoáng trên mặt liếp, làm giảm độ ẩm, góp phần
hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây hại của sâu bệnh. Đối với
một số loại rau màu như cà chua, dưa chuột, dưa leo, mướp
đắng, đậu leo cần phải làm giàn chắc chắn hơn để tránh đổ ngã
nhằm giúp cho cây phát triển, quang hợp tốt hơn, thu hoạch
được dài hơn, năng suất cao hơn.
Trong mùa mưa do nhiệt độ và ẩm độ tăng cao rất thuận lợi cho

nhiều loại côn trùng, nấm bệnh phát triển gây hại trên nhiều loại
rau màu nên nông dân cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện
và có biện pháp phòng trị kịp thời các đối tượng gây hại không
để dịch bệnh lây lan gây hại trên diện rộng. Ưu tiên sử dụng các
loại thuốc đặc hiệu, phun phòng, trừ tập trung, đúng lúc và phải
đặc biệt chú ý thời gian cách ly đúng theo qui định để tránh ngộ
độc thực phẩm cho người sử dụng

×