Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kỹ thuật trồng dưa bở, dưa hấu doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.64 KB, 7 trang )

Kỹ thuật trồng dưa bở, dưa hấu
1. Trồng dưa hấu

Cách trồng

Trồng trên đất luân canh với cây lúa nước 2-3 vụ hoặc những cây trồng không
cùng họ bầu bí. Chọn đất thịt nhẹ, cát pha, chủ động nước.

Lượng giống khoảng 5-20g/sào Bắc bộ.
Lên luống cao 30-40cm, rộng 5-5,5m, trồng 2 hàng ở giữa luống, cây cách cây
40cm, giữa các cây trên hai hàng đơn của một luống kép, nên bố trí trồng so le
nhau để tận dụng ánh sáng mặt trời.
Lượng hạt giống cho mỗi sào khoảng 5-20g, còn trồng cây khoảng 360-370
cây/sào.

Lượng phân bón cho 1 sào: phân chuồng hoai mục (0,8-1 tấn) + supe lân (20-25kg)
+ đạm (8-10kg) + kali sunfat (12-15kg), bón 20-25kg vôi bột trước khi bừa lần
cuối nếu đất hơi chua (pH<6). Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân, một nửa
lượng đạm, kali, bón cách hốc 10-15cm.

Ngâm hạt trong nước sạch 5-6 giờ, rồi gói trong khăn ủ từ 25-30 giờ đến nứt nanh
hoặc ươm cây con trong bầu được 2 lá thật thì bứng đem trồng. Sử dụng màng phủ
nông nghiệp che mặt luống trước khi trồng sẽ hạn chế được cỏ dại và một số sâu
bệnh hại cho dưa và tăng năng suất 25-30%.

Trước khi phủ gạt cần bón lót tất cả các loại phân (cách hốc 10-15cm), phun thuốc
trừ cỏ (Ronstar, Dual), dùng lon sữa cắt răng cưa chụp lỗ theo khoảng cách đã định
rồi cấy cây giống hoặc gieo hạt vào đó. Sau trồng khoảng 20-25 ngày bón thúc lần
1 với lượng 1/4 đạm, kali, bón cách gốc 20cm, kết hợp vun xới và nhặt cỏ; bón
thúc lần 2 khi quả to bằng nắm tay bón lượng đạm và kali còn lại.


Chăm sóc

Khi dưa có 4-5 lá thật, bắt đầu phân nhánh, cần sửa dây chọn cành. Mỗi cây dưa
chỉ để một thân chính và hai nhánh cấp 1 phía gần gốc. Tỉa bỏ hết các nhánh ra sau
của thân chính (nhánh ra trên nách lá nhánh cấp 1). Tiến hành thụ phấn bổ sung
cho dưa vào lúc 6- 9 giờ trong ngày. Nên chọn trái ở nách lá thứ 9-10 trên thân
chính và lá thứ 5-6 trên thân phụ thì quả mới to đều và đẹp.
Cần tưới ẩm đều cho dưa, nhất là thời kỳ quả đang lớn.

Phòng trừ sâu bệnh

- Sâu xám hại cây con: mỗi hốc rắc xung quanh 4-5 hạt Basudin khoảng 0,5kg
thuốc/sào.
- Rầy rệp: dùng thuốc Trebon, Actara.
- Sâu xanh, sâu khoang hại lá, sâu đục quả: dùng thuốc Regent, Karata, Sherpa. -
Bệnh sẹo quả, phấn trắng, mốc sương: Dùng thuốc Carbezin, Canvil, Ricide, Tilt-
super phun kết hợp hoặc luân phiên định kỳ 10-15 ngày/lần.

Thu hoạch

Khi quả được 55-60 ngày vỏ đã cứng, có màu đặc trưng cho từng giống, cuống nhỏ
hơi héo thắt lại là lúc cần thu hoạch.

2. Kĩ thuật trồng dưa bở

Yêu cầu sinh thái

Dưa bở đòi hỏi sinh trưởng và tạo quả ở điều kiện khí hậu khô, ấm áp và đầy đủ
ánh sáng. Biên độ nhiệt tối thích là từ 18-28oC. Ở nhiệt độ dưới 12oC, dưa bở sẽ
sinh trưởng kém bà bị chết rét. Có thể trồng Dưa bở ở khu vực có độ cao 1000m so

với mặt nước biển hoặc thấp hơn.

Dưa bở sinh trưởng tốt trên các loại đất có tầng mặt dày, giàu dinh dưỡng, thoát
nước tốt. Có độ pH 6-7. Trong quá trình sinh trưởng, Dưa bở cần tưới nước rất ít
hoặc nhỏ giọt.

Nhân giống và gây trồng

Dưa bở được nhân giống chủ yếu bằng hạt. Đất cần cày bừa kĩ, làm sạch cỏ và lên
luống. Cây được trồng theo khóm, mỗi khóm 2-3 hạt, sau đó phủ một lớp đất dày
2-3cm. Khi hạt nảy mầm sẽ tỉa thưa dần để lại những cây to khỏe. Dưa bở có thể
được trồng theo rạch, cây cách cây 50-75cm và hàng c hàng 150-200cm. Mật độ
trồng trong khoảng 10000-15000 cây/ha. Cũng có thể gieo hạt trong vườn ươm cho
đến khi cây con được 4 tuần tuổi thì đưa ra trồng trên diện tích đại trà. Nếu gieo
hạt trực tiếp trên đồng ruộng thì mỗi ha cần tới 1,5-2kg hạt giống nhưng nếu gieo
bầu đất trước thì chỉ cần 0,5kg hạt giống cho 1ha.

Chăm sóc

Dưa bở thường được trồng trên các thửa ruộng cao sau khi đã thu hoạch lúa. Gieo
trồng dưa bở luân canh vớI lúa nước thường trành được các mầm sâu bệnh và
tuyến trùng gây hạI đốI vớI bầu bí. Sau khi gặt lúa, đất được cày phơi ảI, bừa kĩ,
làm sạch cỏ,lên luống trước khi trồng. Tùy theo độ phì và cấu tượng của đất mà
chọn lựa các biện pháp bón phân thích hợp. Để cho 20 tấn quả, dưa bở đã lấy đi
trong đất một lượng chất dinh dưỡng khá lớn gồm: 60-120kg Nitơ, 20-40kg P2O5,
120-140kg K2O, 100-140kg CaO và 20-60kg MgO.

Nhu cầu về phân bón với dưa bở rất cao, lượng phân hữu cơ bón lót cần từ 20-
35tấn/ha. Trong quá trình sinh trưởng việc bổ sung thêm nước phân NPK loãng là
rất cần thiết.


Ngoài ra, cần sử dụng rơm rạ để phủ quanh gốc cây và tỉa thưa bớt lá và quả (mỗI
cây chỉ để lài 3-5 quả) là những biện pháp cần chú ý đốI vớI ngườI trồng dưa.

Sâu bệnh

Cũng như ở nhiều loài dưa khác, héo rũ là một loại bệnh rất nguy hại do nấm
Fusarium oxysporum f.sp. melonis gầy ra. Để đối phó với các loại bệnh này cần
chọn những giống dưa bở có tính chống bệnh khỏe. Bệnh bột trắng Sphaerothoca
fuliginae và Erysiphe cichoracearum trên dưa bở có thể phòng trừ bằng các loại
thuốc diệt nấm. Ngoài ra có thể trồng một số dòng lai F1 kháng nấm. Mốc lông tơ
(pseudoperonospora cubensis) là bệnh rất nguy hiểm cho dưa bở ở những vùng khí
hậu nóng ẩm. Với loại bệnh này, có thể sử dụng thuốc diệt nấm để phòng trừ. Bệnh
rỉ dịch nhựa trên cây do Dydimella bryoniae gây ra trong điều kiện khí hậu nóng
ẩm. Bệnh muội than Glomerella cingulata và bệnh đốm lá do Pseodomonas
syringae cũng thường xuất hiện ở nhiều khu vực.

Ngoài ra còn có vi khuẩn gây thối rễ Erwinia tracheipilia tác nhân truyền bệnh là
rệp, rầy và côn trùng.

Một số loại virut gây bệnh khác như virut trên bầu bí, virut trên dưa hấu, virut trên
đu đủ và virut khảm vàng cùng do bọ chét Aphis gossipii mang đến cũng gây tác
hại lớn với sinh trưởng và phát triển của dưa bở.

Trên các vùng đất trồng dưa bở còn thường gặp các loại bọ trĩ, bọ vắt, bọ chét,
bướm ăn quả, bọ cánh cứng, sâu ăn lá và ruồi gây hại trên quả non. Ngoài ra còn
gặp tuyến trùng ở rễ.

Biện pháp phòng tích cực là chọn các giống dưa bở có tính kháng bệnh khỏe, gieo
trồng luân canh với lúa nước và xử lí đất bằng thuốc diệt nấm trước khi trồng.


×