Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 181 trang )

MỤC LỤC
Góp ý sửa đổi, bổ sung các quy định về phạm vi hoạt động của Ngân
hàng thương mại
PGS. TS. Nguyễn Văn Vân

1

Bàn về một số bất cập, hạn chế trong dự thảo Luật các tổ chức tín dụng
và kiến nghị hồn thiện
TS. Phan Phương Nam

11

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng-Nhìn từ góc độ chi
nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
Trần Ngọc Thuỵ

21

Một số góp ý nhằm hồn thiện dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa
đổi)
ThS. Trần Thanh Bình, Nguyễn Phú Kim Thư, Trần Ngọc Thanh Nguyên

30

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức tài chính vi mơ
TS. Nguyễn Xn Bang, ThS. Hoàng Văn Thành

43

Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng theo quy định của


Luật các tổ chức tín dụng và luật doanh nghiệp 2020
Nguyễn Thu Thuỷ

50

Kiểm sốt giao dịch có khả năng tư lợi trong hoạt động của ngân hàng
thương mại và một số góp ý hồn thiện dự thảo Luật các tổ chức tín
dụng sửa đổi
ThS. Trần Linh Huân, Lê Thị Châu Giang

59

Đề nghị bổ sung quy định liên quan đến chế định tài sản bảo đảm vào
Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi
ThS. Thái Văn Đồn

70

Góp ý quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng
trong dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
TS. Trương Thị Tuyết Minh

79

Thực trạng và một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín
dụng về vấn đề xử lý nợ xấu
ThS. Nguyễn Thị Hoài Thu

91


Tác động dự thảo Luật các tổ chức tín dụng mới lên hoạt động xử lý
nợ xấu của ngân hàng thương mại

102


ThS. Văn Thành Khánh Linh
Quy định về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo dự thảo Luật
các tổ chức tín dụng sửa đổi và một số góp ý hồn thiện
ThS. Trần Linh Hn, Lê Phạm Anh Thơ

116

Quy định pháp luật về cung ứng dữ liệu cá nhân trong hoạt động ngân
hàng
ThS. Lê Thị Ngân Hà, Nguyễn Văn Dương

127

Pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng của tổ chức cung ứng dịch
vụ trung gian thanh toán và kinh nghiệm từ pháp luật Hoa Kỳ
ThS. Nguyễn Thị Bích Mai

142

Rủi ro về bảo mật thơng tin đối với việc định danh khách hàng điện tử
(eKYC) trong hoạt động ngân hàng – kinh nghiệm từ nước ngoài và

156


bài học cho Việt Nam
Nguyễn Thái Thảo Vy, Nguyễn Thái Hà, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phùng
Lê Bảo Ngọc
Cơ sở thiết lập khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đại lý ngân hàng
ThS. Nguyễn Thị Thương, ThS. Lê Thị Ngân Hà

165


GÓP Ý SỬA ĐỔI BỔ SUNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
PGS.TS. Nguyễn Văn Vân
Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật Tp HCM
Abstract: The article analyses and compare the regulations of the scope of
activity for commercial banks under the Law on Financial Institutions 2010, as amended
on 2017 with Draft of Law on Financial Institutions (as amended). Through identifying
the shortcomings and limitations in the application of the current Law on Financial
Institutions, in contingent with comparison and evaluation of foreseeable impact, the
author suggests some recommendations to enhance the Draft of Law on Financial
Institutions (as amended).
Keywords: banking activity; commercial banks; issuing credits, trust; capital
investment.
Tóm tắt: Bài viết phân tích so sánh các quy định về phạm vi hoạt động của ngân
hàng thương mại trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017
với Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Thông qua việc nhận diện các bất cập,
hạn chế từ thực tiễn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, kết hợp phân tích so
sánh, đánh giá dự báo tác động tác giả đề xuất một số ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Luật
các TCTD (sửa đổi).
Từ khóa: Hoạt động ngân hàng; ngân hàng thương mại; cấp tín dụng, ủy thác
ngân hàng; đầu tư vốn

Mở đầu: Ngân hàng thương mại (NHTM) là một doanh nghiệp, được thành lập
để thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, xuất phát từ những đặc
trưng, vị trí và vai trị của hoạt động ngân hàng nên pháp luật phải phân định và giới
hạn phạm vi hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng thương mại
nói riêng. Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội thơng qua ngày
16/6/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số
17/2017/QH14 ngày 20/11/2017 (“Luật Các TCTD hiện hành”) đã quy định khá chi tiết
về hoạt động của các NHTM1. Luật Các TCTD hiện hành đã hoàn thành sứ mệnh của
mình sau 13 năm thực hiện. Luật các TCTD hiện hành đáp ứng được yêu cầu quản lý

1

Luật Các TCTD 2010, sửa đổi bổ sung 2017 đã thiết kế 01 chương độc lập (chương IV) để quy định về hoạt
động của TCTD nói. Cấu trúc chương 4, gồm mục 1: những quy định chung, tương ứng các mục còn lại (2,3,4
vat 5) là các quy định đặc thù cho từng loại hình tổ chức tín dụng.

1


và định hướng cho hoạt động, phát triển các TCTD trong một thời kỳ khá dài, góp phần
tạo sự ổn định về môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng2.
Thực hiện Nghị quyết số 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội và Nghị
quyết số 33/2023/UBTVQH15 ngày 17/3/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Ban
soạn thảo Dự án Luật Các TCTD (sửa đổi) (“Dự thảo”) công bố để lấy ý kiến đóng
góp3.
Theo Tờ trình số 270/TTr – CP, ngày 22 tháng 05 năm 2023 của Chính phủ gửi
Quốc Hội thì Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) chủ yếu tập trung ở khâu tăng cường
quản lý, giám sát và quản trị nội bộ mà chưa có những sửa đổi mang tính đột phá trong
các quy định về phạm vi hoạt động của các TCTD nói chung và của NHTM nói riêng.
Một vài nội dung liên quan đến hoạt động TCTD, nhưng tập trung cho mục đích “tạo

lập hành lang pháp lý cho việc cung ứng dịch vụ ngân hàng qua phương tiện điện tử,
thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng như bổ sung quy định điều chỉnh
hoạt động cấp tín dụng bằng phương tiện điện tử tại các quy định về quy định nội bộ,
quy định về xét duyệt cấp tín dụng, quy định về lưu trữ hồ sơ tín dụng”.
Do vậy, bài viết này nhằm góp thêm một số bình luận và nhận định về những
quy định về phạm vi hoạt động của các ngân hàng thương mại. Bằng phương pháp so
sánh luật học và phương pháp phân tích – tổng hợp, tác giả phân tích so sánh các nội
dung pháp lý về hoạt động của các NHTM theo Luật Các TCTD hiện hành đồng thời
đánh giá dự báo tác động các nội dung sửa đổi (mới) trong Dự thảo.
Nội dung các góp ý:
1. Về nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
thương mại. Dự thảo tiếp tục duy trì nguyên tắc giới hạn phạm vi kinh doanh và chế độ
cấp phép. Thông qua kỹ thuật chọn – cho, tại khoản 2 Điều 90 Luật hiện hành, tương
ứng khoản 2 Điều 89 Dự thảo khẳng định: “Tổ chức tín dụng không được tiến hành bất
kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh
khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng”.
Trên ngun tắc đó, hoạt động của NHTM có thể tạm chia thành các nhóm:
Nhóm 1: Những hoạt động ngân hàng cơ bản (huy động vốn/ cấp tín dung, cung
cấp dịch vụ thanh tốn qua tài khoản, ...) được quy định tại Điều 97 và cụ thể hóa từ
Điều 98 đến Điều 105 Dự thảo. Các NHTM đương nhiên được thực hiện tất cả hoạt

2

NHNNVN (2023) Báo cáo số 55/2023/BC-NHNH ngày 22 tháng 5 năm 2023 Tổng kết thi hành Luật Các tổ
chức tín dụng năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2017
3
Trong bài viết này, tác giả sử dụng Dự thảo ngày 01/8/2023 từ website: Dự thảo online (quochoi.vn), truy cập
ngày 25/10/2023

2



động thuộc nhóm này sau được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động (mà không cần
các “giấy phép con”) bởi lẽ đây là các hoạt động ngân hàng cơ bản của NHTM.
Nhóm 2: Những hoạt động kinh doanh mà NHTM chỉ được thực hiện sau khi
NHNNVN cấp phép, hoặc phải tuân thủ các thủ tục, quy trình theo hướng dẫn của
NHNN. Cần nhấn mạnh rằng, NHNNVN chỉ có quyền cho phép các hoạt động kinh
doanh đã được ghi nhận trong Luật Các TCTD, mà không phải bất kỳ hoạt động nào.
Nói cách khác, NHTM chỉ có thể kinh doanh một hoạt động nào đó thuộc nhóm (2)
phải hội đủ 2 điều kiện: (a) Luật các TCTD có trực tiếp quy định dành cho NHTM; và
(b) Có Giấy phép (riêng) do NHNNVN cấp hoặc một hình thức tương tự.
Nhóm 3: Những hoạt động mà khi thực hiện phải thành lập công ty con, công ty
liên kết như: Bảo lãnh phát hành chứng khốn, mơi giới chứng khốn; quản lý, phân
phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua,
bán cổ phiếu; cho thuê tài chính; bảo hiểm. Nếu cho rằng đây là hoạt động kinh doanh
của NHTM là khơng chính xác vì theo quy định pháp luật thì khi có nhu cầu thực hiện
một trong các lĩnh vực kinh doanh này, NHTM phải thành lập công ty con, công ty liên
kết. Các công ty được thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành. Về mặt
pháp lý, chủ thể kinh doanh các hoạt động này là các cơng ty chứng khốn/ công ty bảo
hiểm…. NHTM chỉ là nhà đầu tư vốn/ chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ.
Nhóm 4: Những hoạt động mà NHTM khơng được thực hiện. Theo khoản 2 Điều
90 Luật Các TCTD hiện hành, tương ứng khoản 2 Điều 89 Dự thảo thì “Tổ chức tín
dụng khơng được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân
hàng, hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp
cho tổ chức tín dụng”. Xét về kỹ thuật lập pháp đây là loại quy phạm pháp luật cấm ngoại trừ (chọn – cho). Trong danh mục cho phép khơng có hoạt động kinh doanh bất
động sản, đương nhiên HNTM không được kinh doanh bất động sản. Tuy vậy, tại điều
132 Luật Các TCTD hiện hành, tương ứng Điều 132 Dự thảo, các nhà làm luật lại tiếp
tục sử dụng kỹ thuật cấm- ngoại trừ khi lại quy định: “Tổ chức tín dụng khơng được
kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp sau đây4:…..: Sự tồn tại quy định này có
thể giải thích là nhà làm luật muốn nhấn mạnh rằng TCTD không được kinh doanh bất


4

Điều 132: Tổ chức tín dụng khơng được kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp sau đây:
1. Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng
phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng.
2. Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết, thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng.
3. Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo
đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để bảo đảm tỷ lệ
đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định quy định tại Điều 140 của Luật này.

3


động sản, nhưng xét về kỹ thuật lập pháp thì việc nhấn mạnh này là thừa và có thể gây
nhầm lẫn là NHTM chỉ bị cấm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Mặc khác, Điều 132 Luật Các TCTD hiện hành, tương ứng Điều 131 Dư thảo
nằm trong chương V “Các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD” mà
không phải là chương IV “Hoạt động của các TCTD”, sẽ tạo những nhầm lẫn nhất định
trong áp dụng pháp luật.
2. Dự thảo kế thừa các quy định hiện hành trong Luật các TCTD, đã phân biệt
rõ phạm vi hoạt động của từng loại TCTD, giữa nhóm TCTD là NH và TCTD phi ngân
hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ…. Tuy nhiên, nhóm các chủ thể
khơng phải là các TCTD nhưng có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động thanh
tốn khơng bằng tiền mặt chưa được Dự thảo bổ sung.
Thật vậy, hiện nay các chủ thể cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho khách
hàng là các tổ chức, cá nhân không chỉ các ngân hàng thương mại mà có các tổ chức
kinh tế (khơng phải là TCTD) được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện
dịch vụ trung gian thanh toán5, bao gồm: (a) dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện
tử (dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử và dịch vụ cổng thanh toán

điện tử) và (b) dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán (dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, dịch vụ
hỗ trợ chuyển tiền điện tử và dịch vụ ví điện tử) 6. Mỗi chủ thể tham gia hệ thống thanh
tốn có vị trí, vai trị, chức năng mục tiêu rất khác nhau. Quyền và quyền nghĩa vụ, trách
nhiệm pháp lý của các mỗi nhóm chủ thể này là khác nhau, phụ thuộc vào từng phương
thức thanh toán. Mặc dù, các chủ thể này không phải là TCTD nhưng đã đến lúc cần
khẳng định địa vị pháp lý của các chủ thể này trong đạo luật mà không chỉ quy định
trong các thông tư của NHNNVN. Chỉ khi định vị được vị trí pháp lý, quyền và nghĩa
vụ của mỗi chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về thanh toán điện tử thì mới xác định
được chủ thể bị tác động bởi các rủi ro pháp lý, phân định yếu tố lỗi và xác định chính
xác trách nhiệm bồi thường thiệt hại kể cả các trách nhiệm pháp lý khác trước khách
hàng sử dụng dịch vụ.
3. Về phân bổ nguồn vốn trong hoạt động cấp tín dụng từ các NHTM cho nền
kinh tế. Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay khá đa dạng về loại hình, có phân định
rạch rịi nhóm TCTD hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận (trong đó có NHTM) với nhóm

5

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 02/7/2021 có 43 tổ chức không phải là ngân
hàng được nhnn cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn. Xem: NHNN - Các tổ chức
CUDVTGTT khơng phải là ngân hàng (sbv.gov.vn) cập nhật
6
Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh tốn đã được sửa đổi, bổ sung bởi:Thơng tư số 20/2016/TT-NHNN ngày
30 tháng 6 năm 2016; Thông tư số 30/2016/TT-NHNN ngày 14 tháng 10 năm 2016 và Thông tư số 23/2019/TTNHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019

4


các TCTD khác như ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng chính
sách xã hội, tổ chức tài chính vi mơ.

Qua 13 năm thực hiện Luật Các TCTD hiện hành cho thấy:
Thứ nhất, để thực hiện mục tiêu chính sách xã hội, hợp tác, tương trợ nội bộ cộng
đồng …. trong thời gian qua đã thành lập NHCSXH VN, NHHTX, hệ thống Quỹ tín
dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mơ. Mặc dù số lượng các TCTD thuộc nhóm
này (khơng đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu) chiếm số lượng tương đối lớn nhưng
tiềm lực tài chính khơng cao, chưa đảm nhận được vai trị sứ mệnh của nó trong nên
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Người nghèo cần vốn sản xuất kinh
doanh, thanh niên cần vốn để khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần vốn để thực
hiện các dự án đầu tư nông nghiệp xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hồn… nhưng khó
tiếp cận nguồn vốn từ các NHTM, do khơng có tài sản thế chấp và các rào cản khác.
Thứ hai, tổng dư nợ tín dụng từ hệ thống NHTM cho các dự án đầu tư kinh
doanh bất động sản chiếm tỷ trọng lớn, không cân xứng. Theo tác giả Nguyễn Thị Mùi,
thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính thì, những năm vừa qua, “tăng trưởng
tín dụng của các NHTM trong lĩnh vực bất động sản đều ở mức cao hơn mức tăng
trưởng chung của nền kinh tế. Từ năm 2017 đến năm 2019, tín dụng đối với lĩnh vực v
tăng trưởng từ 19% đến 20%/năm và cao hơn tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh
tế (2017: 18,17%; 2018: 13,89 %; 2019: 13,65%). Năm 2020 và 2021, tác động của
dịch Covid-19, dư nợ tín dụng bất động sản vẫn có sự tăng trưởng, tuy ở mức thấp hơn
(năm 2020: 12,06%, năm 2021: 15,37%), nhưng vẫn cao hơn mức tăng trưởng tín dụng
bình quân của nền kinh tế. Đến 31/12/ 2022, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động
sản của các NHTM đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 24% so với 2021. Trong
đó, dư nợ tín dụng BĐS tập trung vào mục đích tiêu dùng chiếm 68% và dư nợ đối với
hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 32% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản”.7
Một lý do dễ hiểu rằng các NHTM ưu tiên cấp tín dụng cho dự án bất động sản do lãi
suất cao, chi phí tín dụng thấp, tài sản thế chấp là QSD đất và bất động sản trên đất dễ
định giá và giá ổn định…. . Tuy nhiên, nhưng khi thị trường bất động sản đóng băng thì
hệ thống ngân hàng “thất thủ”, an ninh tiền tệ, sự an tồn hệ thống tài chính ngân hàng
quốc gia và tiền gửi của công chúng tại các NHTM biến thành “con tin” 8 buộc Nhà
nước dùng ngân sách (tiền thuế của dân) để giải cứu.
7


Nguyễn Thị Mùi (2023) Những năm vừa qua, tăng trưởng tín dụng của các NHTM trong lĩnh vực BĐS đều ở
mức cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế.
8
Thuật ngữ của Pgs Ts Nguyễn Khắc Quốc Bảo (Trường Đại học kinh tế Tp HCM) sử dụng khi trả lời phóng
vấn của phóng viên. Xem thêm: Tiến Long (2023) Đừng bắt nền kinh tế làm 'con tin' để kêu gọi giải cứu bất
động sản, Báo Tuổi trẻ online ngày 09/02/2023 Đừng bắt nền kinh tế làm 'con tin' để kêu gọi giải cứu bất động
sản - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)

5


Thứ ba, chúng ta đang tuyệt đối hóa sự khác biệt trong mục tiêu của hai nhóm
TCTD; tuyệt đối hóa quyền tự do kinh doanh của các NHTM. Nhà nước chưa can thiệp
hiệu quả vào việc phân bổ tỷ trọng dư nợ tín dụng từ các NHTM cho nền kinh tế, dẫn
đến các NHTM tích tụ trong tay quyền năng gần như tự do tuyệt đối trong phân bổ
nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế.
Tác giả bài viết hồn tồn chia sẻ quan điểm của Nguyễn Kiên Bích Tuyền, khi
nhận định rằng “cơ cấu tín dụng hiện nay cần được định hướng tập trung hơn nữa vào
mảng sản xuất, kinh doanh, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, vào các dự án đáp ứng
yêu cầu về môi trường, vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn” và “Việc khuyến khích
phân bổ dịng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cho vay trong lĩnh vực nông
nghiệp, cho các dự án đáp ứng yêu cầu về môi trường nên được cụ thể hóa bằng các
quy định pháp luật về giới hạn tỉ lệ mức vốn tối thiểu cho các lĩnh vực này” 9
Từ thực tiễn trên, tác giả bài viết cho rằng:
Một là, có đủ cơ sở pháp lý- kinh tế để Nhà nước can thiệp, yêu cầu mỗi NHTM
phải phân bổ một tỷ lệ % tối thiểu trong tổng dư nợ tín dụng cho các dự án phát triển
nơng nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn, khởi nghiệp, kinh tế số…Không phủ nhận nguyên
tắc tự do kinh doanh nhưng, nhưng nguyên tắc này chỉ nên giới hạn trong việc định đoạt
vốn chủ sở hữu. Đối với nguồn vốn huy động (để cấp tín dụng) thì NHTM chỉ là chủ

thể phân phối lại nguồn vốn xã hội cho nền kinh tế.
Hai là, các công cụ dự trữ bắt buộc, lãi suất kể cả việc yêu cầu các NHTM mua
các giấy tờ có giá … do NHNNVN phát hành, được áp dụng trong thời gian qua mang
lại những hiệu quả nhất định. Việc quy định các tỷ lệ tối thiểu trong tổng dư nợ tín cho
những vực cụ thể nào đó của nền kinh tế khơng hẳn là biện pháp hành chính hoặc trái
với nguyên tắc tự do kinh doanh;
Ba là, giải pháp để các NHTM tự nguyện thực hiện và không bị “tổn thương”
khi thực hiện các quy định này, cần thực hiện song hành cùng các biện pháp kinh tế
như miễn giảm thuế, tái cấp vốn, lãi suất đầu vào và cơ hội tiếp cận nguồn vốn tài trợ,
ủy thác theo các chương trình, dự án (bảo vệ mơi trường, kinh tế tuần hồn, khởi nghiệp,
xóa đói giảm nghèo…) của Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tài chính.
Tóm lại, đã đến lúc cần luật hóa quy định này để có căn cứ pháp lý để định hướng
và điều tiết nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, góp phần điều tiết và phát triển kinh tế
bền vững đồng thời để ngăn ngừa những rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Nếu những quy
định đó được ghi nhận trong văn bản có giá trị pháp lý cao nhất (trong lĩnh vực tiền tệ,

9

Nguyễn Kiên Bích Tuyền (2018) Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại ở Việt Nam,
Luận án tiến sỹ Luật kinh tế- Trường Đại học Luật Tp HCM.

6


ngân hàng) sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để Chính phủ và NHNNVN ban hành những
văn bản dưới luật để định hướng và điều hành hiệu quả nguồn vốn cho nền kinh tế mà
không bị coi là vi phạm nguyên tắc tự do kinh doanh.
4. Việc bổ sung thư tín dụng vào hoạt động cấp tín dụng của NHTM (điểm e,
Khoản 3 Điều 97 Dự thảo) vào nhóm nghiệp vụ cấp tín dụng của NHTM khơng phải là
điểm mới hay mở rộng phạm vi hoạt động cấp tín dụng. Thật vậy, trong Luật các TCTD

hiện hành đã giải thích: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân
sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc
có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo
lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
Xét về bản chất kinh tế - pháp lý thì thư tín dụng là một nghiệp vụ cấp tín dụng
do Ngân hàng phát hành cam kết với người thụ hưởng LC sẽ thanh toán cho người thụ
hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ theo yêu
cầu. Tương tự bảo lãnh ngân hàng, sau khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc chấp
nhận hối phiếu, NHPH sẽ ghi nợ cho khách hàng. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong
thời gian cũng khẳng định bản chất của LC là một nội dung của cấp tín dụng. Trong các
hướng dẫn của NHNNVN, khi xác định tổng dư nợ cấp tín dụng và về các hạn mức,
giới hạn an tồn thì thì giá trị thư tín dụng thuộc tổng dư nợ cấp tín dụng. Việc ghi nhận
nghiệp vụ phát hành thư tín dụng cho khách hàng là một nghiệp vụ của cấp tín dụng chỉ
là xác nhận lại hoặc làm rõ hơn chứ khơng phải là một quy định mới, hồn tồn khơng
dẫn đến một biến động nào trong hoạt động của các NHTM sau khi Dự thảo được thông
qua và có hiệu lực thi hành.
5. Bổ sung hoạt động dịch vụ ngân quỹ, ủy thác, nhận ủy thác, giao đại lý, làm
đại lý. Điều 106 Luật Các TCTD hiện hành, quy định: “Ngân hàng thương mại được
quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng,
kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước” Sau đó,
NHNNVN đã ban hành các Thơng tư số 30/2014/TT-NHNN ngày 06 tháng 11 năm
2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ
chức; Thông tư số 14/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2014/TT-NHNN
ngày 06/11/2014.
Trong thời gian qua, hoạt động ủy thác là nội dung thu hút sự quan tâm và tranh
luận đa chiều cũng là lĩnh vực phát sinh nhiều sai phạm trong thực tiễn áp dụng. Những
ý kiến dựa vào quy định: “Ngân hàng thương mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác,
đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng” để cho rằng NHTM có quyền
7



ủy thác cho bất kỳ chủ thể nào để thực hiện bất kỳ hoạt động nào là khơng chính xác.
Bản chất của ủy thác là “việc một bên (bên ủy thác) giao vốn bằng tiền cho một bên
khác (bên nhận ủy thác) để thực hiện hoạt động như: Cho vay; Góp vốn, mua cổ phần;
Đầu tư; Mua trái phiếu doanh nghiệp... (gọi chung là đối tượng ủy thác), bên ủy thác
chịu mọi rủi ro, bên nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác”. Điều kiện tiên quyết để
giao dịch ủy thác có hiệu lực là Bên ủy thác (NHTM) phải có quyền (được phép) thực
hiện hoạt động kinh doanh cụ thể đó. Tức là Bên ủy thác khơng thể ủy thác những cơng
việc mà chính NHTM đó khơng có quyền thực hiện. Việc một số NHTM chuyển giao
vốn cho nhân viên của mình để các nhân viên này gửi tiền tại các NHTM khác theo quy
chế tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân dưới danh nghĩa “ủy thác” theo Điều 104
Luật Các TCTD hiện hành là không phù hợp.
Như vậy, các sai phạm trên khơng có ngun nhân từ phía pháp luật, cụ thể là
Luật Các TCTD mà do việc diễn giải pháp luật khơng chính xác.
Theo quan điểm tác giả, không nhất thiết phải sửa đổi nội dung này trong Dự
thảo mà chỉ cần NHNN ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết hoạt động ủy thác và nhận
ủy thác, ở đó nhấn mạnh đối tượng ủy thác chỉ giới hạn trong phạm vi các hoạt động
kinh doanh mà NHTM ủy thác/ nhận ủy thác được phép thực hiện theo giấy phép có
hiệu lực tại thời điểm ủy thác.
6. Về hoạt động làm đại lý của NHTM. Thực tiễn hoạt động của các NHTM
trong thời gian qua cho thấy một vài trường hợp NHTM lạm dụng vị thế của mình khi
thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm với mục đích trục lợi. Chúng tơi cho rằng, pháp
luật ngân hàng (Luật Các TCTD) không thể mở rộng phạm vi điều chỉnh của mình sang
lĩnh vực đại lý bảo hiểm để ngăn chặn tình trạng này mà thuộc phạm vi điều chỉnh của
pháp luật chuyên ngành (pháp luật bảo hiểm). Trong phạm vi thẩm quyền của
NHNNVN khi ban hành thông tư hướng dẫn và cấp phép NHTM làm đại lý trong lĩnh
vực hoạt động ngân hàng, bảo hiểm theo Điều 106 Luật Các TCTD hiện hành (tương
ứng Điều 104 Dự thảo) cần xem xét áp dụng khái niệm “người có liên quan” để nhận
diện và ngăn ngừa các giao dịch nội bộ với mục đích trục lợi và lạm dụng vị thế, ảnh

hưởng để thu lợi bất chính từ cơng việc đại lý.
7. Về thuật ngữ “góp vốn, mua cổ phần”. Điều 103 Luật Các TCTD hiện hành
và tương ứng ở Điều 102 Dự thảo đều sử dụng thuật ngữ “góp vốn, mua cổ phần” và
theo giải thích tại khoản 24, Điều 410 là chưa bao quát tất cả các hoạt động đầu tư vốn
10

khoản 24, Điều 4 Luật Các TCTD giải thích: “Góp vốn, mua cổ phần là việc tổ chức tín dụng góp vốn cấu thành
vốn điều lệ, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác, bao gồm cả việc cấp vốn, góp vốn vào
cơng ty con, cơng ty liên kết của tổ chức tín dụng; góp vốn vào quỹ đầu tư và ủy thác vốn cho các tổ chức khác
góp vốn, mua cổ phần theo các hình thức nêu trên

8


của NHTM. Một số hoạt động như nhận chuyển nhượng phần vốn góp; chuyển nợ thành
vốn; mua các loại trái phiếu chuyển đổi, mua quyền mua cổ phần, kể cả việc góp vốn
vào các cơng ty đầu tư đầu tư chứng khốn....bị bỏ sót. Việc liệt kê tên gọi sẽ không thể
bao quát hết mọi hoạt động đầu tư vốn. Do vậy, thay vì liệt kê theo tên gọi các hoạt
động đơn lẻ (góp vốn, mua cổ phần) thì sử dụng thuật ngữ “đầu tư vốn” và phần giải
thích từ ngữ sẽ định nghĩa bao quát hoạt động này.
8. Do trật tự và vị trí các cụm từ trong quy định tại Khoản 2 Điều 103 Luật Các
TCTD hiện hành như sau: “Ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại công
ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh sau đây:...” nên có nhiều
cách hiểu khơng chính xác quy định này. Xét ở phương diện tổng thể, có thể “đốn” ý
định của nhà làm luật là: “Khi có nhu cầu/ hội đủ điều kiện để kinh doanh các hoạt
động .... thì NHTM khơng được TRỰC TIẾP kinh doanh mà PHẢI thành lập công ty
con, công ty liên kết để các công ty này thực hiện các hoạt động kinh doanh đó”. Do
vậy, để tránh nhầm lẫn khi diễn giải và áp dụng, Dự thảo nên làm rõ, ví dụ: “Khi có nhu
cầu kinh doanh một trong các lĩnh vực sau đây, NHTM phải thành lập công ty con, công
ty liên kết.....” hoặc “để thực hiện các hoạt động kinh doanh dưới đây, NHTM phải

thành lập công ty con, công ty liên kết...”
9. Sử dụng vốn của NHTM để đầu tư vào các lĩnh vực khác. Quy định NHTM
được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm,
chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín
dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh tốn, thơng tin tín dụng (mục b khoản
4 điều 103 Luật các TCTD hiện hành, tương ứng khoản 4 Điều 102 Dự thảo11 là quy
định còn mơ hồ, có thể gây nhầm lẫn trong áp dụng.
Thứ nhất, cùng lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán nhưng khoản 2 Điều
104 Dự thảo quy định: “NHTM PHẢI thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết”;
Khoản 4 Điều 104 Dự thảo quy định: “NHTM ĐƯỢC góp vốn mua cổ phần của doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực….”. Mặc dù Dự thảo có sự “chốt chặn” bằng cách trao
thẩm quyền cho NHTNNVN tại khoản 5 Điều 104 Dự thảo12 nhưng rõ ràng, nếu
NHTM nắm giữ vượt tỷ lệ 11% ( công ty liên kết) hoặc trên 50% ( công ty con) của
11

4. Ngân hàng thương mại được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
a) Bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng
tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh tốn, thơng tin tín dụng;
b) Lĩnh vực khác không quy định tại điểm a khoản này.
12
Khoản 5 Điều 104 Dự thảo: “5. Việc thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết theo quy định tại khoản 2
và khoản 3 Điều này và việc góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại theo quy định tại điểm b khoản 4
Điều này phải được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước quy định
cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận.
Điều kiện, thủ tục và trình tự thành lập cơng ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại thực hiện theo quy
định của pháp luật có liên quan.”

9



doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán theo K 4, Đ. 104 thì lúc này làm mờ ranh giới
giữa K.2 (phải) và K 4 (được).
Thứ hai, Có hay khơng giới hạn các hoạt động kinh doanh quy định tại điểm b
khoản 4 Điều 104 Dự thảo? Nếu diễn giải theo cách thứ nhất là những hoạt động ở
điểm (b) là các hoạt động tương tự như điểm (a) nhưng chưa liệt kê trong điểm (a), tức
chỉ giới hạn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng - tiền tệ; Nếu diễn giải theo cách thứ
hai là bất kỳ hoạt động kinh doanh nào trong nền kinh tế, chưa được liệt kê trong điểm
(a), kể cả các hoạt động sản xuất, thương mai, vận tải, kinh doanh bất động sản, du lịch
nhà hàng…
Kết luận: Những quy định về phạm vi hoạt động của NHTM trong Dự thảo
khơng có nhiều điểm mới do với Luật Các TCTD hiện hành mặc dù thực tiễn áp dụng
pháp luật cho thấy đây là nội dung quan trọng và phức tạp. Dự thảo vẫn tiếp diễn công
thức “NHNN quy định chi tiết” “theo quy định của NHNN” “NHNN xem xét, quyết
định” “NHNN hướng dẫn”. Không phủ nhận vai trị của NHNNVN trong điều hành
chính sách tiền tệ quốc gia, đảm bảo ổn định , an toàn hệ thống hàng và những đặc thù
trong hoạt động ngân hàng… nhưng những nội dung quan trọng, đã được áp dụng ổn
định, được thực tiễn kiểm nghiệm thì có thể đưa vào trong Luật Các TCTD, với tính
chất là văn bản có giá trị pháp lý cao trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng.

10


BÀN VỀ MỘT SỐ BẤT CẬP, HẠN CHẾ TRONG DỰ THẢO LUẬT CÁC TỔ
CHỨC TÍN DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN
TS. Phan Phương Nam
Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Luật Tp HCM
Tóm tắt:
Trong nền kinh tế, hoạt động trung gian tài chính đóng vai trị quan trọng nhằm
đáp ứng nhu cầu về vốn. Trong các định chế tài chính, các tổ chức tín dụng là chủ thể
tiến hành hoạt động trung gian tài chính và góp phần khơng nhỏ vào hoạt động cung

ứng vốn cho sự phát triển của nền kinh tế. Để đảm bảo cho các tổ chức tín dụng phát
huy hiệu quả của hoạt động ngân hàng thì pháp luật quy định về thành lập, hoạt động
của các tổ chức tín dụng phải hợp lý, chính xác và đáp ứng nhu cầu phát triển trong quá
trình hội nhập. Chính vì vậy, khi xây dựng Dự thảo Luật các TCTD, các cơ quan có
thẩm quyền cũng đã tiến hành xin ý kiến từ nhiều đối tượng, thành phần của đất nước
để thể hiện sự cầu thị, hoàn thiện các quy định này để đáp ứng nhu cầu trên. Bài viết
này khơng đi phân tích q sâu các vấn đề về lý luận liên quan đến các hoạt động ngân
hàng mà bài viết chỉ muốn phân tích và chỉ ra được những bất cập, hạn chế của các quy
định trong dự thảo để từ đó đưa ra kiến nghị hồn thiện các quy định này.
Từ khóa: Tổ chức tín dụng, dự thảo, hoạt động ngân hàng, cấp tín dụng, đại hội đồng
cổ đông, hội đồng quản trị.
1. Đặt vấn đề
Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) số 47/2010/QH12 được Quốc hội thông qua
ngày 16 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2011. Như vậy, đã
hơn 12 năm Luật các TCTD được áp dụng, thực hiện. Trong khoản thời gian đó, Luật
các TCTD đã tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc cho sự triển mạnh mẽ của hệ thống ngân
hàng của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu về vốn, phát triển
nền kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công nêu trên, Luật các
TCTD hiện hành cũng đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế nhất định như: các quy định về xử
lý nợ của các TCTD chưa đầy đủ gây khó khăn không nhỏ trong hoạt động xử lý nợ thu
hồi vốn của TCTD, việc xử lý các TCTD đứng bên bờ vực phá sản cũng chưa giải quyết
được một các ổn thỏa gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống ngân hàng. Mặc dù
đã có những quy định mang tính bổ sung như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14, Nghị quyết số 42/2017/QH14 Về thí điểm
xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ra đời nhưng
những vẫn đó đó cũng chỉ sửa đổi những vấn đề mang tính nổi bật chứa chưa phải là
11


giải quyết toàn bộ những điểm chưa hợp lý của Luật các TCTD năm 2010. Vì vậy, nhu

cầu sửa đổi một cách toàn diện luật này là thật sự cần thiết. Đó là lý do dự thảo Luật
các TCTD ra đời. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu một số
bất cập, hạn chế trong dự thảo để từ đó đưa ra những kiến nghị hướng đến góp phần
hồn thiện các quy định của dự thảo Luật các TCTD.
2. Những thành công của Dự thảo Luật các TCTD
Về cơ bản, chúng tôi cho rằng Dự thảo Luật các TCTD đã có những thành cơng
sau:
Một là, Dự thảo Luật các TCTD kế thừa những quy định cũ của Luật Các tổ
chức tín dụng (TCTD) số 47/2010/QH12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14. Bên cạnh đó, Dự thảo Luật các TCTD cũng đã
có bổ sung nguyên tắc áp dụng pháp luật đối với hoạt động xử lý nợ xấu, xử lý tài sản
bảo đảm của khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu.
Nguyên tắc này là luật hóa trên cơ sở quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14; sửa đổi,
bổ sung và cập nhật một số từ ngữ, giải thích từ ngữ cho đồng bộ với quy định tại các
văn bản chuyên ngành khái niệm về tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cấp tín dụng..., một
số quy định liên quan đến trách nhiệm phòng, chống rửa tiền, bổ sung quy định điều
chỉnh đối với hoạt động ngân hàng bằng phương tiện điện tử, bổ sung quy định áp dụng
riêng cho các khoản vay tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đời sống có mức giá trị nhỏ, cấp
tín dụng qua thẻ theo hướng đơn giản, thuận tiện hơn…
Hai là, Dự thảo Luật các TCTD đã dành một chương (Chương IX) để quy định
chi tiết về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Quy định này trong Dự thảo
Luật các TCTD được kế thừa từ những quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 về
thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và sửa đổi, bổ sung một số nội dung.
Theo đó, Dự thảo Luật các TCTD kế thừa các quy định về bán nợ xấu và tài sản bảo
đảm; mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền
với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; kê biên tài sản bảo đảm của
bên phải thi hành án. Bên cạnh đó, Dự thảo Luật các TCTD cũng có những quy định rõ
hơn về nợ xấu của các TCTD; mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, về
quyền thu giữ tài sản bảo đảm và hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình
sự, vụ việc vi phạm hành chính.

3. Những bất cập, hạn chế trong Dự thảo Luật các TCTD
Bên cạnh những thành công trên, Dự thảo Luật các TCTD cũng cịn đó một số
hạn chế và bất cập sau:

12


Thứ nhất, quy định về phạm vi áp dụng trong dự thảo Luật các TCTD là
chưa chính xác. Bởi lẽ theo quy định tại Điều 3 Dư thảo Luật các TCTD thì: “Trường
hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và các luật khác có liên quan về thành lập, tổ
chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể, phá sản TCTD; thanh lý, phong
tỏa vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; việc thành lập, tổ chức, hoạt động
của chi nhánh ngân hàng nước ngồi, văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước
ngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng; việc xử lý nợ xấu và xử lý tài
sản bảo đảm của khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thì áp dụng theo quy định của Luật này”. Tuy
nhiên, rõ ràng quy định trên là chưa phù hợp và chưa chính xác. Bởi lẽ đối với những
vấn đề mang tính đặc thù thì việc chỉ áp dụng Luật các TCTD không giải quyết được
tồn bộ vấn đề mà cịn cần phải áp dụng các văn bản khác mang tính chuyên ngành hơn
cho phù hợp để giải quyết.
Ví dụ: cũng trong q trình hoạt động của TCTD nhưng nếu TCTD là công ty
đại chúng thì tổ chức, hoạt động của TCTD này bên cạnh sự tuân thủ theo Luật các
TCTD còn phải tuân thủ theo Luật chứng khoán mới đảm bảo đúng quy định. Với cách
tuyên bố tại điều 3 của dự thảo Luật các TCTD vơ hình chung làm những quy định
trong Luật chứng khốn khơng áp dụng được cho các TCTD liên quan về tổ chức, hoạt
động của TCTD sao?
Thật ra, điều này sẽ không là vấn đề lớn nếu các quy định của dự thảo Luật các
TCTD bao hàm và đã cập nhật các quy định pháp luật ở các ngành luật khác vào. Tuy
nhiên, khi đối chiếu rất nhiều các quy dịnh của Dự thảo Luật các TCTD thấy rằng đơi
khi dự thảo Luật các TCTD cịn lạc hậu hơn so với các quy định pháp luật khác nhưng

theo tuyên bố này thì chỉ được áp dụng các quy định trong dự thảo Luật các TCTD là
điều vơ lý.
Ví dụ: Khi quy dịnh về thành viên độc lập thì Khoản 1 Điều 69 dự thảo Luật các
TCTD quy định: “Hội đồng quản trị phải có ít nhất 02 thành viên độc lập”. Tuy nhiên
theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 276 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi
tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán lại ghi nhận: “Số lượng thành viên Hội
đồng quản trị độc lập của công ty niêm yết phải đảm bảo quy định sau:…c) Có tối thiểu
03 thành viên độc lập trong trường hợp cơng ty có số thành viên Hội đồng quản trị từ
09 đến 11 thành viên”. Vậy nếu TCTD bầu chỉ có 2 thành viên độc lập thì đúng theo
Luật các TCTD nhưng nếu đây là TCTD có chứng khốn niêm yết thì số lượng thành
viên độc lập trên là khơng đúng quy định của pháp luật chứng khốn. Căn cứ vào Điều

13


3 dự thảo Luật các TCTD thì TCTD trên làm khơng sai nhưng rõ rang nó làm giảm đi
ý nghĩa của việc quy định về số lượng thành viên độc lập trong công ty đại chúng.
Thật chất, Dự thảo Luật các TCTD chỉ nên quy định các vấn đề đặc thù về thành
lập, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể, phá sản tổ chức tín dụng; thanh lý, phong
tỏa vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; việc thành lập, tổ chức, hoạt động
của chi nhánh ngân hàng nước ngồi, văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước
ngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng; việc xử lý nợ xấu và xử lý tài
sản bảo đảm của khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngồi, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu. Còn các vấn đề về tổ chức, hoạt động, Luật các
TCTD chỉ quy định khi có những đặc thù riêng, cịn các vấn đề cơ bản khác thì giao
cho Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán quy định sẽ hợp lý hơn.
Với bất cập này, chúng tôi cho rằng cần xem xét và giải quyết theo hai hướng:
i)
Đối với trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật các TCTD và các
quy định pháp luật khác có liên quan về thành lập, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải

thể, phá sản tổ chức tín dụng; thanh lý, phong tỏa vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng
nước ngoài; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt
động ngân hàng; việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của các
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thì
áp dụng theo quy định của Luật các TCTD. Còn các nội dung khác sẽ ưu tiên áp dụng
các quy định pháp luật chuyên ngành khác.
ii)
Vẫn giữ nguyên như trong dự thảo nhưng cần lưu ý và rà soát những nội
dung quy định chi tiết bên dưới và cân nhắc cái nào là quy định chỉ có trong TCTD, nội
dung nào thì cần quy định thêm cụm từ “theo các quy định pháp luật khác”.
Theo đánh giá mang tính riêng, chúng tơi cho rằng áp dụng phương án hai là hợp
lý hơn. Vì lúc này những quy định trong lĩnh vực TCTD là mang tính đặc thù nên có
quy định riêng để áp dụng cho TCTD. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp các quy
định này này điều là chính xác và thống nhất với các quy định khác, đơi khi cịn mang
tính lạc hậu hơn các quy định khác. Vì vậy, cần có bộ phận rà soát để đảm bảo cập nhật
quy định trong các văn bản pháp luật khác vào trong Luật các TCTD cũng như vẫn để
nỏ khả năng áp dụng các quy định khác nếu cần thiết.
Thứ hai, một số định nghĩa trong dự thảo Luật các TCTD là chưa chính xác. Cụ
thể:
Một là, khái niệm về hoạt động ngân hàng nên chăng cần xem xét lại. Theo
Khoản 12 điều 4 Dự thảo Luật các TCTD thì: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh,
14


cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi; b)
Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”. Vậy các cơ sở cầm đồ có
tiến hành hoạt động ngân hàng không? Bản chất hoạt động của các cơ sở này là cho vay
trên cơ sở cầm cố tài sản. Các cơ sở này cũng hoạt động một cách thường xuyên, liên
tục và vì mục tiêu lợi nhuận. Đồng thời tại Khoản 14 Điều 4 Dự thảo Luật các TCTD

cũng xác định: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản
tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng
và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Do đó, các cơ sở cầm đồ này về cơ bản cũng thỏa
mãn định nghĩa về hoạt động ngân hàng vì pháp luật đâu buộc họ phải tiến hành tất cả
ba hoạt động nêu trên mà chỉ là một hoạt động trong ba hoạt động là hoạt động cấp tín
dụng (cụ thể là hoạt động cho vay). Do đó, theo tác giả, nên chăng pháp luật cần xem
xét lại về cách hiểu hoạt động ngân hàng. Theo đó, nên chăng hãy xem hoạt động trung
gian tài chính mới là cốt lõi hơn so với hoạt động chỉ nhận tiền gửi hoặc chỉ cấp tín
dụng. Chính trung gian tài chính mới là điểm quan trọng trong hoạt động ngân hàng và
là cơ sở giúp hoạt động ngân hàng khác với các hoạt động tài chính khác. Tương tự,
quy định này cũng làm cho khó giải thích khi cơng ty chứng khốn thực hiện hoạt động
giao dịch ký quỹ13. Bởi theo cách quy định hiện hành có thể cho rằng chính cơng ty
chứng khoán khi thực hiện hoạt động này cũng là thực hiện hoạt động ngân hàng vì đã
cho vay để nhà đầu tư mua chứng khoán.
Hai là, định nghĩa “ngân hàng” trong dự thảo cũng chưa hồn tồn chính xác.
Khoản 2 Điều 4 dự thảo Luật các TCTD xác định: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín
dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này”.
Như vậy, về bản chất, ngân hàng sẽ tiến hành tất cả các hoạt động: i) nhận tiền gửi, ii)
cấp tín dụng (cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn và bảo lãnh ngân
hàng) và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 102 Dự
thảo Luật các TCTD cũng xác định: “Ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua
lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh sau đây:…b) Cho
thuê tài chính;…”. Theo đó, ngân hàng thương mại rõ ràng khơng được phép tiến hành
hoạt động cho th tài chính mặc dù đây cũng chính là hoạt động ngân hàng. Điều này
cho thấy sự thiếu thống nhất trong các quy định của pháp luật.

13

Khoản 10 Điều 2 Thông tư 120/2020/TT-BTC Quy định giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch và

chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khốn
: ” Giao dịch ký quỹ tại cơng ty chứng khoán (sau đây gọi là giao dịch ký quỹ) là giao dịch mua chứng khốn có
sử dụng tiền vay của cơng ty chứng khốn, trong đó chứng khốn có được từ giao dịch này và các chứng khốn
khác được giao dịch ký quỹ của nhà đầu tư được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay trên.”

15


Thứ ba, quy định chưa hợp lý về thẩm quyền của Ban kiểm soát của TCTD
khi triệu tập ĐHĐCĐ. Theo đó, trong dự thảo xác định tại khoản 10 Điều 52 Dự thảo
thì thẩm quyền của BKS là: “Triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường trong trường
hợp Hội đồng quản trị có quyết định vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật này hoặc
vượt quá thẩm quyền được giao và trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của tổ
chức tín dụng.” Rõ ràng quy định này là chưa ổn. Bởi lẽ ban kiểm soát là do ĐHĐCĐ
bầu với chức năng để bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư14 do vậy nếu chỉ trao cho
BKS các quyền trên là chưa đủ để BKS hoàn thành chức năng của mình. Bên cạnh đó
nếu so sánh với điều 67 Dự thảo Luật các TCTD thì quy định ở nội dung này là tương
đồng và thống nhất với nhau nhưng nếu so sánh với tổng thể và chức năng chung của
BKS thì quy định này là chưa phù hợp. Vì nếu như HĐQT khơng tiến hành triệu tập
ĐHĐCĐ trong các trường hợp như: số thành viên Hội đồng quản trị, BKS cịn lại ít hơn
số thành viên tối thiểu; cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu trên 10% tổng số cổ phần
phổ thông hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ yêu cầu thì xử lý như
thế nào? Dự thảo Luật các TCTD khơng nêu thì việc này việc xử lý ra sao? Có thể có ý
kiến cho rằng trong trường hợp này cần áp dụng Khoản 2 Điều 140 Luật doanh nghiệp
năm 2020. Theo đó, Luật doanh nghiệp có quy định “trong thời hạn 30 ngày tiếp theo,
Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy
định của Luật này”. Tuy nhiên, đó chỉ là suy luận vì theo điều 52 dự thảo Luật các
TCTD không đề cập đến quyền hạn này của BKS. Hay ớ khía cạnh khác thì có thể có
quan điểm cho rằng BKS vẫn có thể áp dụng quy định: “Triệu tập Đại hội đồng cổ đông
bất thường trong … trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng”.

Tuy vậy, nếu Điều lệ của TCTD khơng dự kiến các trường hợp này thì cũng khơng có
thì cũng khơng có hướng xử lý trong trường hợp trên. Vậy ai sẽ là người đóng vai trò
triệu tập ĐHĐCĐ trong trường hợp này để bảo vệ các cổ đông trước hành vi vi phạm
của HĐQT. Do vậy, việc pháp luật cần phải quy định rõ ràng mà tránh việc giao quá
nhiều cho Điều lệ quy định để dự phịng điều lệ thiếu sót và việc bảo vệ cô đông không
được đảm bảo.
Thứ tư, quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp trong dự thảo Luật các
TCTD cịn chưa rõ ràng. Điều này thể hiện thơng qua các nội dung sau:
Một là, quy định về một trong các điều kiện để được bầu, bổ nhiệm làm thành
viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng
giám đốc hoặc Giám đốc của TCTD phải là người có đạo đức nghề nghiệp theo quy
14

Nguyễn Ngọc Khánh (2023), “Thiết chế Ban kiểm sốt trong cơng ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm
2020” theo truy cập ngày 1/10/2023

16


định của NHNN là còn chưa rõ ràng. Theo dự thảo Luật các TCTD thì việc xét một cá
nhân có đảm bảo yếu tố “Có đạo đức nghề nghiệp” sẽ thực hiện “theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước”. Tuy nhiên, điều này có nên hay khơng? Vì về cơ bản được xem
là có đạo dức nghề nghiệp hay khơng thì cần phải đối chiếu vào Quy tắc đạo đức của
nghề nghiệp đó. Vậy với quy định trong Dự thảo sẽ có thể dẫn đến hai ý: i) NHNN sẽ
là cơ quan ban hành Quy tắc đạo đức của ngân hàng để làm cơ sở cho việc xác định một
cá nhân nào đó có hay khơng có đạo đức nghề nghiệp ngân hàng hoặc ii) NHNN sẽ chỉ
quy định như thế nào là có hay khơng có đạo đức ngân hàng còn Quy tắc đạo dức sẽ do
Hiệp hội Ngân hàng quy định. Chúng tôi cho rằng hướng thứ hai là phù hợp. Bởi lẽ hiện
nay Hiệp hội Ngân hàng đã có Quyết định số 11/QĐ-HHNH ngày 25/02/2019 “Về việc
ban hành Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng”.

Do vậy việc hiểu theo nghĩa thứ nhất là chưa ổn vì nên để quy tắc này cho tổ chức nghề
nghiệp ban hành sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên, nếu hiể theo nghĩa thứ hai thì toi cho
rằng việc thêm cụm từ “theo quy định của Ngân hàng Nhà nước” là không cần thiết.
Bởi khi chúng ta thừa nhận Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của
cán bộ ngân hàng do Hiệp hội Ngân hàng ban hành thì chỉ cần các quy định về xử lý vi
phạm chặt chẽ thì chúng ta đã có cơ sở để xác định ai là chủ thể có hay khơng có hành
vi vi phạm. Bên cạnh đó, các văn bản về xử lý vi phạm khơng chỉ tồn tại dưới hình thức
Thơng tư mà cịn tồn tại dưới hình thức Nghị định. Không lẽ lúc này, trong các Nghị
định không được quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp
hoặc các quyết định xử phạt căn cứ vào quy định của Nghị định sẽ không được coi là
cơ sở để xác định một cá nhân nào đó có đạo đức nghề nghiệp hay khơng trong q
trình xem xét chủ thể đó có đảm bảo tiêu chí nào để đưa vào chức danh lãnh đạo sao?
Hai là, quy định về tiêu chuẩn để một cá nhân có thể được bổ nhiệm và các chức
danh như Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế tốn trưởng, Giám đốc Chi nhánh,
Giám đốc công ty con và các chức danh tương đương còn chưa đảm bảo. Bởi lẽ theo
quy định tại Khoản 5 Điều 41 dự thảo Luật các TCTD thì trong các tiêu chí để bổ nhiệm
làm Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế tốn trưởng, Giám đốc Chi nhánh,
Giám đốc công ty con và các chức danh tương đương lại khơng có quy định về tiêu
chuẩn “có đạo dức nghề nghiệp”. Về lý thuyết “đạo đức nghề nghiệp là những phẩm
chất cần có của mỗi người theo đúng những quy tắc chuẩn mực của một nghề nhất định
được cộng đồng xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, thái độ của con người trong
quan hệ với con người, tự nhiên và xã hội khi hành nghề”15. Do đó, về ngun tắc, các
15

Nguyễn Huy Phịng (2013), “Đạo đức nghề nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” theo
truy cập ngày 15/10/2023.

17



chức danh trên là chức danh quản lý trong TCTD nên những người đang đảm nhận các
chức danh này cũng cần phải là người có đạo đức nghề nghiệp. Mặc dù khơng có gì
đảm bảo rằng khi u cầu những người quản lý phải có đạo đức nghề nghiệp sẽ có tác
dụng loại trừ hết mọi tiêu cực trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng16 nhưng ít
nhất với tư cách là người quản lý thì những người đảm nhận chức danh này phải đảm
bảo yêu cầu cơ bản của hoạt động nghề nghiệp. Do vậy, việc thiếu vắng tiêu chuẩn này
trong tiêu chuẩn của Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế tốn trưởng, Giám đốc
Chi nhánh, Giám đốc công ty con và các chức danh tương đương trong TCTD của dự
thảo là điều chưa hợp lý và cần phải xem xét bổ sung cho hoàn thiện.
4. Kiến nghị hoàn thiện những bất cập, hạn chế trong Dự thảo Luật các TCTD
Thứ nhất, đối với bất cập trong quy định về phạm vi áp dụng trong dự thảo Luật
các TCTD, chúng tôi kiến nghị Dự thảo Luật các TCTD cần xem xét và giải quyết theo
hai hướng:
i.
Đối với trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật các TCTD và các
quy định pháp luật khác có liên quan về thành lập, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải
thể, phá sản tổ chức tín dụng; thanh lý, phong tỏa vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng
nước ngoài; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngồi,
văn phịng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt
động ngân hàng; việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của các
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thì
áp dụng theo quy định của Luật các TCTD. Còn các nội dung khác thì ưu tiên áp dụng
các quy định pháp luật chuyên ngành khác.
ii.
Vẫn giữ nguyên như trong dự thảo nhưng cần lưu ý và rà soát những nội
dung quy định chi tiết bên dưới và cân nhắc cái nào là quy định chỉ có trong TCTD, nội
dung nào thì cần quy định thêm cụm từ “theo các quy định pháp luật khác”.
Theo đánh giá mang tính riêng, chúng tôi cho rằng áp dụng phương án hai là hợp
lý hơn. Vì lúc này những quy định trong lĩnh vực TCTD là mang tính đặc thù nên có
quy định riêng để áp dụng cho TCTD. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp các quy

định này này điều là chính xác và thống nhất với các quy định khác, đôi khi cịn mang
tính lạc hậu hơn các quy định khác. Vì vậy, cần có bộ phận rà sốt để đảm bảo cập nhật
quy định trong các văn bản pháp luật khác vào trong Luật các TCTD cũng như vẫn để
ngỏ khả năng áp dụng các quy định khác nếu cần thiết.
16

Đặng Cơng Tráng, Hồ Hữu Tuấn, Trần Vũ Hồng Long (2017), “Giá trị đạo đức nghề nghiệp và ý thức tuân
thủ pháp luật trong hệ thống ngân hàng: Thực tiễn từ các ngân hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí
Minh” theo truy cập ngày 13/10/2023.

18


Thứ hai, đối với bất cập trong một số định nghĩa của dự thảo Luật các
TCTD, chúng tôi kiến nghị như sau:
Một là, cần thay đổi cách tiếp cận hoạt động ngân hàng theo hướng xác định
“hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các
nghiệp vụ sau đây: a) trung gian tài chính; b) cung ứng dịch vụ thanh tốn qua tài
khoản”. Trong đó, hoạt động trung gian tài chính sẽ bao gồm nhận tiền gửi và cấp tín
dụng nhưng dịng tài chính sử dụng trong hoạt động cấp tín dụng là chủ yếu sử dụng từ
nguồn vốn huy động. Điều này sẽ giúp cho bản chất hoạt động ngân hàng được rõ nét
hơn. Ngoài ra, cách tiếp cận này sẽ làm cho việc giải thích hoạt động cho vay của các
cơ sở kinh doanh cầm đồ, hoạt động cho vay của cơng ty chứng khốn khơng là hoạt
động ngân hàng vì nguồn tài chính cho vay của các chủ thể này là đựa trên nguồn vốn
tự có của họ mà khơng phải là nguồn vốn huy động.
Hai là, cần thay đổi cách tiếp cận về thuật ngữ ngân hàng. Theo dó, cần xác định:
“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện đa số các hoạt động
ngân hàng theo quy định của Luật này”. Điều đó để có thể thấy ngân hàng khơng được
thực hiện tồn bộ tất cả các hoạt động ngân hàng. Cụ thể là hoạt động chi thuê tài chính
là hoạt động mà ngân hàng không được phép trực tiếp thực hiện. Việc sửa đổi này đảm

bảo tính thống nhất và chính xác trong các quy định của pháp luật.
Thứ ba, đối với bất cập trong quy định về thẩm quyền của Ban kiểm sốt
của TCTD khi triệu tập ĐHĐCĐ, chúng tơi kiến nghị cần quy định bổ sung rằng Ban
kiểm sốt có quyền “Triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường trong … trường hợp
khác theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hoặc tại Điều lệ của TCTD. Việc bổ
sung này nhằm đảm bảo BKS vẫn có thể triệu tập ĐHĐCĐ trong các trường hợp HĐQT
không tiến hành triệu tập ĐHĐCĐ khi số thành viên Hội đồng quản trị, BKS cịn lại ít
hơn số thành viên tối thiểu; cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu trên 10% tổng số cổ
phần phổ thông hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ và đã có những
chủ thể có quyền yêu cầu. Việc bổ sung này giúp cho BKS làm tốt và hiệu quả hơn công
việc của mình, đúng chức trách và bảo vệ tốt hơn cho cổ đông của TCTD.
Thứ tư, với bất cập trong quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối
với người quản lý trong TCTD, chúng tôi kiến nghị
Một là, bỏ cụm từ “theo quy định của NHNN”. Bởi lẽ như đã trình bày thì Hiệp
Hội Ngân hàng đã ban hành ban hành Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc
ứng xử của cán bộ ngân hàng nên có thể xem đó là cơ sở để xác định đạo đức nghề
nghiệp của một cá nhân. Nếu những chủ thể này vi phạm các quy định này thì lúc đó đã

19


có cơ sở họ khơng có đạo đức nghề nghiệp để xác đnịh họ đạt tiêu chuẩn hay không đạt
tiêu chuẩn. Nhiệm vụ
của NHNN lúc này là làm sao xây dựng những chế tài hợp lý cho các hành vi vi phạm
chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngân hàng để các cơ quan có thẩm quyền ban hành,
làm cơ sở vững chắc hơn cho các lý lẽ từ chối bổ nhiệm, hoặc những cơ sở pháp lý rõ
ràng cho việc giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về nộ dung này.
Hai là, cũng cần bổ sung vào tiêu chuẩn để bổ nhiệm các chức danh Phó Tổng
giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty
con và các chức danh tương đương trong TCTD là “có đạo đức nghề nghiệp”. Bởi lẽ

như phân tích trên, đạo đức nghề nghiệp là áp dụng chung cho tất cả các nhân viên
ngành ngân hàng. Do vậy, khơng vì lý gì mà những người quản lý lại khơng có tiêu
chuẩn này. Việc bổ sug trên làm minh bạch, rõ ràng hơn cho các tiêu chuẩn trở thành
người quản lý của TCTD.
Việc ban hành Luật các TCTD trên cơ sở kế thừa các quy định cũ cũng như xây
dựng các quy định mới để điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội là
điều cần thiết và là chủ trương hợp lý. Tuy nhiên, để đảm bảo điều chỉnh hiệu quả và
chính xác thì rất cần sự nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm cũng như tiếp thu ý kiến đóng
góp từ nhiều thành phần, chủ thể. Những kiến nghị mà chúng tôi đưa ra được thể hiện
dưới góc nhìn nhất định của người nghiên cứu nhằm muốn góp phần vào q trình hồn
thiện các quy định pháp luật ngân hàng, giúp cho các quy định ngày càng điều chỉnh
hợp lý và tác động để hoạt động ngân hàng phát triển lành mạnh, ổn định, giúp cho hoạt
động cúng ứng vốn cho nền kinh tế được tốt hơn

20


GÓP Ý SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG – NHÌN TỪ
GĨC ĐỘ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM
Trần Ngọc Thụy
Phịng Pháp chế, Ngân hàng Cathay United Bank – Chi nhánh Tp. HCM
Tóm tắt: Dưới góc nhìn của chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam, bài viết tập
trung phân tích và làm rõ những hạn chế, bất cập mà Cathay United Bank gặp phải trong
quá trình áp dụng Luật các tổ chức tín dụng 2010 trên thực tiễn đồng thời đưa ra những
kiến nghị có liên quan nhằm góp ý cho dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín
dụng.
Từ khố: chi nhánh ngân hàng nước ngồi, kiến nghị, Luật các tổ chức tín dụng.
Abstract: From the perspective of foreign bank branches in Vietnam, the article focuses
on analyzing and clarifying the limitations and shortcomings that Cathay United Bank
encountered while applying the 2010 Law on Credit Institutions in practice.

Stimultaneously, the article also suggests relevant recommendations to contribute to the
draft of Law on Credit Institutions.
Keywords: Foreign bank branches, recommendations, Law on credit institutions.
Luật các tổ chức tín dụng hiện hành sau 12 năm đi vào thực tiễn đã và đang bộc
lộ nhiều bất cập. Sự phát triển của các quan hệ xã hội đã làm phát sinh nhiều vấn đề
mới, mà ở đó cần có sự xem xét, nhìn nhận, đánh giá để có thể bổ sung điều chỉnh phù
hợp với sự thay đổi của xã hội, sự đa dạng của các hoạt động ngân hàng. Dưới góc độ
ngân hàng nước ngồi hoạt động ở Việt Nam, qua thực tiễn áp dụng pháp luật trong
thời gian qua, chúng tôi ghi nhận và đề xuất một số các vấn đề sau:
1.

Áp dụng tập quán thương mại
“Điều 3. Áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng, điều ước quốc tế, tập quán
thương mại quốc tế và các luật có liên quan
………………..
4. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngân hàng được quyền thỏa thuận áp
dụng tập quán thương mại, bao gồm:
a) Tập quán thương mại quốc tế do Phòng Thương mại quốc tế ban hành;
b) Tập quán thương mại khác không trái với pháp luật của Việt Nam.”

21


Vấn đề đặt ra:
- Tập quán thương mại quốc tế do Phòng Thương mại quốc tế ban hành nêu tại
điểm a, Khoản 4, Điều 3 có được phép trái với pháp luật Việt Nam/các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (như điểm b bên dưới) hay không?
- Cụm từ "pháp luật Việt Nam" có nội hàm rất rộng và bao gồm hầu như toàn bộ
hệ thống pháp luật Việt Nam – vốn có nhiều chỗ khơng nhất qn và chưa rõ
ràng, cụ thể. Đề xuất rút gọn ở phạm vi “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật

Việt Nam” thôi. Thực tế, “các nguyên tắc cơ bản” trên tinh thần của Bộ luật Dân
sự cũng rất rộng, và cũng đã gây khơng ít khó khăn cho các đối tượng áp dụng
hiện nay, đặc biệt là ở khía cạnh công nhận và cho thi hành bản án, quyết định
của tịa án/trọng tài nước ngồi khi mà tịa án Việt Nam có quyền giải thích khá
rộng “cái gọi là” ngun tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
- Đề xuất làm rõ các vấn đề như nêu trên để tránh những cách hiểu không nhất
quán trong việc áp dụng tập quán thương mại và trong việc giải thích “nguyên
2.

tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”
Tư cách pháp nhân của chi nhánh ngân hàng nước ngồi
“Điều 4. Giải thích từ ngữ:
………………..
9. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước
ngồi, khơng có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu
trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.”
Vấn đề đặt ra:
- Dù có thể mục đích của quy định này là để ràng buộc hơn nữa trách nhiệm của
ngân hàng mẹ đối với các nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam và cụm
từ “khơng có tư cách pháp nhân” này vốn đã có trong Luật các tổ chức tín dụng
2010, nhưng cụm từ này thực tế đã gây ra rất nhiều khó khăn liên quan đến tư
cách pháp lý khi tham gia ký kết hợp đồng của chi nhánh ngân hàng nước ngoài
theo Bộ luật Dân sự cũng như tư cách pháp lý khi tham gia tố tụng của chi nhánh
ngân hàng nước ngoài theo Bộ luật Tố tụng Dân sự.
- Dù quy định theo Luật các tổ chức tín dụng là như vậy nhưng nếu xét từ khía
cạnh của Luật doanh nghiệp thì:
(i)

Chi nhánh Ngân hàng nước ngồi có vốn riêng, Giấy phép hoạt động
riêng, và cũng phải đăng ký/thông báo với Sở Kế hoạch và Đầu tư tại từng

địa phương nơi đặt trụ sở. Và thậm chí là trên trang portal đăng ký trực
22


(ii)

tuyến của Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng
khơng có trường “Chi nhánh” để chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhập
vào. Thực tế, chúng tôi đã phải nhập vào trường “công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên” khi nộp hồ sơ trực tuyến cho Phòng Đăng ký Kinh
doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chi nhánh Ngân hàng nước ngồi hạch tốn kế toán như một doanh
nghiệp, thực hiện ký kết hợp đồng với khách hàng để cung cấp các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng và các hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với
bên thứ ba

- Thực tế khi nộp hồ sơ ra tòa đối với những trường hợp khách hàng của chúng tơi
khơng thanh tốn nợ hoặc vì lý do khác, chúng tơi đã gặp rất nhiều khó khăn liên
quan đến tư cách pháp lý của Chi nhánh Ngân hàng nước ngồi. Có tịa thì cho
rằng chúng tơi có tư cách pháp lý độc lập nên đồng ý để cho Chi nhánh đứng tên
bên khởi kiện và thụ lý hồ sơ giải quyết theo thẩm quyền của tịa án có liên quan.
Tuy nhiên, có tịa án lại từ chối nhận hồ sơ vì cho rằng Chi nhánh ngân hàng
nước ngồi khơng có tư cách pháp nhân, nên u cầu Ngân hàng mẹ phải là bên
khởi kiện, trong khi các hồ sơ cho vay thì đều là Chi nhánh đứng ra ký với khách
hàng. Điều này thực sự gây rất nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ
sơ và thậm chí là cho dù hồ sơ được thụ lý rồi, sau đấy vẫn có thể bị trả lại để
làm lại hồ sơ vì quan điểm của từng cán bộ tịa án có thể khác nhau.
- Do vậy, đề xuất loại bỏ cụm từ “khơng có tư cách pháp nhân” này trong định
nghĩa nêu trên.
3.

Cung cấp thông tin
“Điều 13. Cung cấp thơng tin
……………….
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi được trao đổi thơng tin
với nhau về hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
Điều 14. Bảo mật thơng tin
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng được cung cấp
thơng tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi,
trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.”
Vấn đề đặt ra:

23


×