Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Câu 3.Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.42 KB, 2 trang )

Câu 3:(5.0 điểm) Cảm nhận của em về khổ thơ sau: “Buồn trông cửa bể chiều hôm
… Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
I. Mở bài : Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Nhắc đến ơng, người ta nhớ đến “
Truyện Kiều”- một tác phẩm đã nâng Tiếng Việt lên thành ngôn ngữ dân tộc. Đọc truyện, ta cảm nhận được trái tim
nhân hậu, đa cảm đối với con người của nhà thơ. Như Mộng Liên Đường chủ nhân trong lời tựa Truyện Kiều đã viết
“Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc cũng phải thấm
thìa, ngậm ngùi, day dứt đến đứt ruột”. Và có đọc tám câu thơ cuối của đoạn “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” ta mới cảm
nhận được nét tinh tế, được cái hay, cái đẹp của bút pháp tài ba của Nguyễn Du, đặc biệt là bút pháp “vịnh cảnh ngụ
tình”:
“Buồn trơng cửa bể chiều hơm
…Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
II. Thân bài
1.Khái quát đoạn trích : Đoạn trích nằm ở phàn hai « Gia biến và lưu lạc » của TK, giữa hai biến cố đau xót. Đây
là những biến cố giúp ta hiểu những bàng hoàng tê tái và sự lo âu về tương lại của nàng Kiều. Tại lầu Ngưng Bích,
Kiều khơng thơi buồn nhớ. Nàng nghĩ đến thân phận hoa trôi bèo nổi của mình rệu rã tâm hồn. Nàng cịn nhớ đến
Kim trọng, nhớ đến đêm uống rượu hẹn thề mà đắng cay. Thấy thương Kim Trọng rày trong mai chờ mòn mỏi. Rồi
nàng thương cha mẹ ngày đêm ngóng chờ. Song thân tuổi già hiu quạnh, khơng người kề cận mà xót xa trong lòng.
Càng suy nghĩ, nàng càng đau đớn và tuyệt vong. Nhìn ra bốn bề mong tìm lấy một sự trợ giúp nào đó. Thế nhưng,
càng mong đợi, lại càng thấy xa vời, mờ mịt hơn:
2.Cảm nhận 8 câu thơ : Đoạn thơ chia ra làm bốn cặp lục bát, mở đầu mỗi cảnh là điệp từ “buồn trông” xuất hiện
với âm hưởng trầm buồn, báo hiệu biết bao sóng gió, khó khăn phía trước. Đồng thời mỗi cặp lục bát cũng tương
ứng với một nét tâm trạng của Thúy Kiều.
Mở đầu là khung cảnh biển nước mênh mông:
“Buồn trơng cửa bể chiều hơm
Thuyền ai thấp thống cánh buồm xa xa”
Nguyễn Du sử dụng linh hoạt hai từ láy “thấp thoáng”, “ xa xa” và kết hợp với đại từ phiếm chỉ “ai” cho thấy nỗi
chờ đợi, trơng ngóng trong vô vọng của nàng. Không chỉ vậy, Nguyễn Du cũng rất tinh tế khi lựa chọn khoảng thời
gian để bộc lộ tâm trạng, đó là thời gian buổi chiều, gợi nhắc gợi nhớ về hơi ấm gia đình. Đúng lúc ấy lại xuất hiện
hình ảnh “cánh buồm” nhỏ bé trước “cửa bể” rộng lớn, làm cho nỗi hoang vắng mênh mơng càng lớn hơn. Đồng
thời “cánh buồn” đó cũng chính là ẩn dụ cho thân phận bé nhỏ, lẻ loi của nàng.
Đến khung cảnh thứ hai, Nguyễn Du dựng nên cảnh dịng nước với đóa hoa trơi. Cảnh vật được nhìn bằng ánh


mắt sầu não đến ghê gớm, trước mắt nàng lại hiện lên cảnh tan tác, chia lìa: “Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?”
Nàng Kiều tự ví bản thân mình với những cánh hoa mỏng manh, yếu đuối, thân phận chìm nổi lênh đênh khơng
biết đi đâu về đâu. Kết hợp với câu hỏi tu từ “biết là về đâu?” càng cho thấy rõ hơn nữa thân phận bọt bèo, bấp
bênh, vơ định của nàng. Trong dịng nước mênh mang, cánh hoa trôi chao đảo, cứ dập dềnh, quẩn quanh, khơng biết
trơi về đâu. Dịng nước ấy hay chính là dịng đời vạn biến. Cánh “hoa trơi man mác” trên “ngọn nước mới sa” gợi
lên thân phận nhỏ bé, mỏng manh, lênh đênh trơi dạt trên dịng đời vơ định không biết đi đâu về đâu. Số kiếp của
bông hoa hay cũng chính là số kiếp của đời Kiều đấy thôi. Càng nghĩ càng thêm đáng sợ. Lỡ sa bước vào cạm bẫy
cuộc đời giả trá, Kiều nào có hay. Để đến nỗi giờ đây nàng cũng không biết đời mình sẽ đi đâu về đâu. Rồi phận gái
long đong, tuổi xuân cao quý cũng sẽ bị cuộc đời vùi dập tan tành mà thôi. Câu hỏi tu từ như chạm vào nơi sâu thẳm
của trái tim người đọc.


Dựng nên bức tranh thứ 3 này, Nguyễn Du muốn nói với chúng ta rằng Kiều đang rất boăn khoăn và lo lắng
cho tương lai của mình. Đó là một tương lai vô định, càng nghĩ ngợi càng thấy mờ mịt. Càng nhìn xa càng thấy mịt
mờ. Dưới ánh mắt của Thúy Kiều, tất cả dường như mờ ảo, tan biển, ẩn giấu biết bao hồi nghi và bí mật :
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Hình ảnh cỏ, đã nhiều lần xuất hiện trong thơ Nguyễn Du, là sắc xanh non mơn mởn trong ngày hội xuân, đầy
sức sống: “Cỏ non xanh tận chân trời”. Nhưng đến đây sắc xanh ấy đâu còn nữa, mà thay vào đó là màu sắc của sự
tàn tạ, héo úa “rầu rầu”. Nội cỏ “rầu rầu” nhuốm màu đau thương trải rộng nơi “chân mây mặt đất” gợi cuộc sống
úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. “Cỏ” trong đôi mắt thấm đẫm tâm trạng của nàng Kiều
“rầu rầu” tàn lụi, héo úa. Tác giả tả màu xanh của cỏ nối tiếp nhau đến tận chân trời, nhưng màu xanh ấy không sắc
nét mà nhịe mờ, pha lẫn vào nhau, có phần đơn điệu. Màu cỏ héo úa như sắp tàn lụi như sắp từ biệt vũ trụ, kết thúc
cuộc đời ngắn ngủi. Màu cỏ hay cũng chính là tâm hồn của Thúy Kiều đang héo úa, heo hắt, rệu rã trước cuộc
đời. Phải chăng trong dịng nước mắt cơ đơn và tủi cực mà cái nhìn của nàng nhìn đâu cũng thấy vô vọng.
Đến bức tranh cuối cùng, một lần nữa nàng Kiều lắng lịng mình, để nghe những vang vọng của cuộc sống.
Nhưng những thứ nàng nghe được chỉ là chuỗi âm thanh khủng khiếp:
“Buồn trơng gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

Hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh ầm ầm của tiếng sóng “kêu quanh ghế ngồi” gợi tâm trạng lo sợ,
hãi hùng của Thúy Kiều. Nàng hoàn toàn tuyệt vọng trong cái nghịch cảnh trớ trêu của mình. Nó như báo trước
những trắc trở, như vẽ ra con đường gian nan mà nàng sẽ phải đi qua “Ầm ầm tiếng sóng”. Chỉ ngay sau lúc này,
dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”. Với những
nét vẽ này, Nguyễn Du khác họa đậm nét sự hoảng loạn, mất phương hướng trong tinh thần của Kiều. Nàng hoàng
toàn tuyệt vọng trước dòng đời khắc nghiệt. Nàng cầu cứu trăm phương nhưng bất lực.
Độc đáo hơn, khi những bức tranh tâm trạng được cụ Nguyễn Du sắp xếp theo trình tự tăng tiến. Từ cảm giác
hoang mang trước của biển, đến suy nghĩ về tương lai vô định, nổi trôi của kiếp đời con gái. Sau đó là sự tuyệt vọng
trước nghịch cảnh bế tắc, tối tăm. Cuối cùng, nàng rơi vào trạng thái hoang tưởng, tột cùng đau đớn và sợ hãi.
3. Đặc sắc NT: Với nghệ thuật ẩn dụ, hệ thống câu hỏi tu từ, các từ láy “thấp thoáng”, “xa xa”, “man
mác”,“rầu rầu”, “xanh xanh”, “ầm ầm”… đã góp phần làm nổi bật nỗi buồn nhiều bề trong tâm trạng Kiều.
Tác giả lấy ngoại cảnh để bộc lộ tâm cảnh. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần. Màu sắc từ nhạt đến đậm. Âm thanh
từ tĩnh đến động. Nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến cơn bão táp của nội tâm, cực điểm
của cảm xúc trong lịng Kiều. Tồn là hình ảnh về sự vơ định. Sự vật mong manh, dạt trơi. Lịng người chao đảo
nghiêng đổ dữ dội. Cuối cùng hoàn toàn rơi vào bế tắc, tuyệt vọng đến tận cùng. Lúc này, Kiều bất lực , buông xuôi
trước thực tại phũ phàng. Bởi thế, nàng ngây thơ mắc lừa Sở Khanh để rồi nàng bị đẩy xuống bùn nhơ của cuộc đời:
“Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”.
III. Kết bài :- 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đặc tả tâm trạng cô đơn, buồn tủi và khổ
đau của Thúy Kiều. Đoạn trích đã khẳng định sự kì tài của Nguyễn Du trong việc miêu tả nội tâm nhân vật bằng bút
pháp “tả cảnh ngụ tình” đặc sắc. Đồng thời ta cũng thấy được tấm lòng nhân đạo, niềm cảm thương sâu sắc mà
Nguyễn Du dành cho người con gái hồng nhan bạc mệnh. Khép lại đoạn thơ nhưng hình ảnh, âm thanh của nó vẫn
sẽ cịn lưu lại mãi trong tâm trí người đọc. Và ta tự hỏi liệu xã hội ngày nay có người con gái nào bất hạnh như
Kiều?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×