Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Tkc q3 chuong 21 he thong phong chay chua chay (rev3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 47 trang )

Chương

21
HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Tháng 10/2017
Thực hiện:

Đinh Tiến Liêm

Kiểm tra:

Vũ Huy Bích

Ngày

Ký tên


MỤC LỤC
1.
1.1.
1.2.
2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
3.
3.1.
3.2.


3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.
3.9.
4.
4.1.
4.2.
5.

TỔNG QUAN HỆ THỐNG VÀ SỰ CẦN THIẾT..................................................1
Tổng quan về hệ thống Phòng cháy chữa cháy ............................................................1
Sự cần thiết ...................................................................................................................2
CƠ SỞ THIẾT KẾ.....................................................................................................2
Tiêu chuẩn thiết kế .......................................................................................................2
Yêu cầu về Hệ thống Phòng cháy chữa cháy ...............................................................5
Phân loại nguy cơ cháy nổ của tồ nhà / cơng trình và bậc chịu lửa..........................10
Phân vùng nguy hiểm và xác định vùng nguy hiểm ..................................................11
PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP PHỊNG CHÁY CHỮA CHÁY 13
Triết lý lựa chọn giải pháp Phòng cháy chữa cháy ....................................................13
Nhà Tuabin .................................................................................................................13
Lò hơi .........................................................................................................................14
Hệ thống cung cấp và xử lý than ................................................................................14
Nhà điều khiển trung tâm ...........................................................................................15
Máy biến áp chính và phụ trợ .....................................................................................15
Nhà bơm dầu ..............................................................................................................15
Giải pháp phòng cháy chữa cháy cho Bồn chứa dầu .................................................16
Nhà sản xuất hydro .....................................................................................................16

THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ...................................28
Hệ thống báo cháy tự động ........................................................................................28
Hệ thống phòng cháy..................................................................................................35
PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................45


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG VÀ SỰ CẦN THIẾT
1.1.

Tổng quan về hệ thống Phòng cháy chữa cháy

Hệ thống Phòng cháy chữa cháy là một trong những hệ thống phụ trợ có vai trị quan
trọng trong Nhà máy điện nói chung và Nhà máy nhiệt điện nói riêng. Hệ thống được
thiết kế và lắp đặt đảm bảo tuân thủ theo Luật phịng cháy chữa cháy, các Nghị định,
Thơng tư hướng dẫn, các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế liên quan hiện hành được
phép áp dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy và giảm thiểu mức
độ nguy hiểm của đám cháy đối với con người và thiết bị.
Hệ thống Phòng cháy chữa cháy cho Nhà máy nhiệt điện có thể phân thành 2 loại: hệ
thống phòng cháy chữa cháy chủ động (active) và hệ thống phòng cháy chữa cháy bị
động (passive).
Hệ thống phòng cháy chữa cháy chủ động có nhiệm vụ phát hiện và dập đám cháy bao
gồm các hệ thống và phương tiện phòng cháy chữa cháy như sau. Hệ thống chủ động
được yêu cầu trang bị cho tất cả các hạng mục/hệ thống/tòa nhà của nhà máy nhiệt
điện.
 Hệ thống chữa cháy

+ Hệ thống chữa cháy bằng nước: bao gồm hệ thống cấp nước và mạch vịng các trụ
chữa cháy ngồi trời; hệ thống chữa cháy trong nhà (hay còn gọi hệ thống chữa
cháy vách tường); hệ thống phun nước tự động (sprinkler system); hệ thống phun
sương tự động (spray system); hệ thống xả tràn (deluge system).
+ Hệ thống chữa cháy bằng khí: bao gồm hệ thống khí CO2 chữa cháy; hệ thống khí
trơ chữa cháy (FM200).
+ Hệ thống chữa cháy bằng bọt (foam system).
+ Hệ thống bình chữa cháy xách tay: bao gồm bình xách tay CO2, bình bột chữa
cháy, bình bọt chữa cháy,…
 Hệ thống báo cháy
 Các phương tiện phòng cháy chữa cháy bao gồm xe chữa cháy, quần áo bảo hộ,
nón bảo hộ và các thiết bị chữa cháy khác.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy bị động có vai trị làm giảm thiểu khả năng cháy lan
và mức độ phá hủy của đám cháy bao gồm các tường bao ngăn cháy, kết cấu chống
cháy,…cho tòa nhà. Hệ thống bị động được yêu cầu trang bị cho các khu vực được
đánh giá thuộc vùng nguy hiểm, và thời gian chống cháy cho các kết cấu này sẽ được
xác định căn cứ trên bậc chịu lửa.
Hệ thống Phòng cháy chữa cháy được thiết kế và lắp đặt cho toàn bộ các hạng mục, hệ
thống, tòa nhà trong khu vực Nhà máy nhiệt điện. Mỗi khu vực sẽ được trang bị hệ
thống phòng cháy chữa cháy, loại thiết bị báo cháy tương ứng tuân thủ theo theo Luật
phòng cháy chữa cháy, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, các tiêu chuẩn Việt Nam
và Quốc tế liên quan.
Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 1 / 45


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2


1.2.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Sự cần thiết

Cháy nổ đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng cần có biện pháp giải quyết cấp
bách trong xã hội hiện nay, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người và tài sản.
Hậu quả của việc cháy nổ không thể lường trước được và hầu như khơng có biện pháp
để loại trừ được hết xác suất xảy ra cháy nổ.
Nguy cơ cháy nổ luôn luôn tồn tại bất kỳ nơi đâu, bất cứ lúc nào bởi vì bất kỳ cơng
trình dân dụng hay cơng nghiệp nào cũng luôn luôn tồn tại vật liệu gây cháy nổ (bao
gồm các trang thiết bị, vật chất,…) và nguồn gây cháy (nguồn điện, khí đốt,…). Hai
nguồn này ln tồn tại song song với nhau.
Do vậy, hệ thống Phòng cháy chữa cháy cần phải được trang bị để giảm thiểu nguy cơ
xảy ra cháy đến mức thấp nhất (phòng cháy) và giảm thiểu mức độ nguy hiểm của đám
cháy cho vật chất và con người (chữa cháy).
Nhà máy nhiệt điện với nhiều hệ thống và khu vực có nguy cơ cháy nổ cao như khu
vực bồn dầu, khu vực nhà hydro, trạm khí nén, máy biến thế, gian tuabin lò hơi,…kết
hợp với tầm quan trọng to lớn của Nhà máy nhiệt điện trong việc đóng góp nguồn điện
cho hệ thống điện quốc gia, cho phát triển kinh tế xã hội thì việc thiết lập hệ thống
phịng chống chữa cháy cho Nhà máy nhiệt điện là việc hết sức cần thiết và bắt buộc.
Khi đó, các thiết bị báo cháy của hệ thống báo cháy tự động sẽ cảnh báo cho mọi
người biết tín hiệu và vị trí đám cháy khi vừa bộc phát để sơ tán kịp thời và có các
biện pháp chữa cháy bằng tay kết hợp với các hệ thống chữa cháy tự động để dập tắt
đám cháy trước khi lan rộng qua các khu vực khác.
Đặc biệt, hệ thống Phòng cháy chữa cháy cho Nhà máy nhiệt điện cũng đã được quy
định trong các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy Việt Nam và Quốc tế liên quan, do
vậy cần thiết phải trang bị.

2. CƠ SỞ THIẾT KẾ
2.1.

Tiêu chuẩn thiết kế

Hệ thống Phòng cháy chữa cháy được thiết kế, thi công và xây dựng căn cứ trên Luật
Phòng cháy chữa cháy ngày 19/06/2001, cùng với các Nghị định, Thông tư, Quy
chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế liên quan hiện hành.
2.1.1. Nghị định, Thông tư và Hướng dẫn
 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 về quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC.
 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2012 của Chính phủ Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị
định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 quy định chế độ bảo hiểm
cháy, nổ bắt buộc.
 Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2005 của chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy và chữa cháy.
Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 2 / 45


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 2 năm 2001 của Chính phủ quy định

về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
 Nghị định số 10/CP ngày 17 tháng 2 năm 1993 của chính phủ về việc ban hành
quy định về bảo vệ an tồn các cơng trình xăng dầu.
 Thơng tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an về việc
hướng dẫn thi hành nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phịng cháy và chữa cháy.
 Thơng tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014về Phịng cháy chữa cháy.
 Thơng tư liên bộ số 10/TT-LB ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Bộ Nội vụ và Bộ
Xây dựng hướng dẫn về việc cấp nước chữa cháy đô thị.
 Thông tư số 05/TT/TM-NV ngày 1 tháng 10 năm 1993 của liên Bộ Thương mại Nội vụ hướng dẫn thi hành nghị định số 10/CP ngày 17 tháng 2 năm 1993 của
chính phủ ban hành quy định và bảo vệ an tồn các cơng trình xăng dầu.
 Chỉ thị số 02/2006/TTG ngày 23 tháng 1 năm 2006 của thủ tướng chính phủ về
việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả cơng tác phịng cháy và chữa
cháy.
 Quy định về bảo vệ an toàn các cơng trình xăng dầu (kèm theo nghị số 10/CP ngày
17 tháng 2 năm 1993 của chính phủ).
 Quy chuẩn QCVN 06:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an tồn cháy
cho tịa nhà và cơng trình.
 Cùng với các thơng tư, nghị định và chỉ thị khác có liên quan.
2.1.2. Tiêu chuẩn Việt Nam
 TCVN 2622 Phòng cháy chữa cháy cho Nhà và cơng trình
 TCVN 5760 Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu thiết kế và áp dụng
 TCVN 5738 Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ thuật
 TCVN 5307 Kho chứa xăng dầu và sản phẩm dầu mỏ
 TCVN 6153 An tồn cho bình chứa áp lực - Thiết kế, lắp đặt và sử dụng
 TCVN 6101 Thiết bị chữa cháy bằng CO2
 TCVN 4090 Đường ống dẫn dầu và sản phẩm dầu mỏ - Tiêu chuẩn thiết kế
 20 TCN 46 Chống sét trong công tác xây dựng
 TCN Chế tạo thiết bị điện – Yêu cầu chung
 TCVN 6101 Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống chữa cháy bằng CO2 - Thiết kế và

lắp đặt
 TCVN 5303: 1990 An toàn cháy - thuật ngữ và định nghĩa.
 TCVN 3254:1989 An toàn cháy – yêu cầu chung
Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 3 / 45


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 TCVN 4878:1989 Phân loại cháy
 TCVN 4879: 1989 Dấu hiệu an toàn
 TCVN 5040: 1990 Thiết bị phòng cháy và chữa cháy – Ký hiệu
 TCVN 6103: 1996 Phòng cháy chữa cháy - Thuật ngữ - Khống chế khói
 TCVN 6305: 1997 Phịng cháy chữa cháy - Hệ thống Sprinkler tự động
 TCVN 7336: 2003 Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống sprinkler tự động – yêu cầu
thiết kế và lắp đặt.
 TCVN 7161: 2002 Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ
thống.
 TCVN 6379: 1998 Thiết bị chữa cháy - Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật.
 TCVN 7435-1: 2004 Phịng cháy, chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy
chữa cháy
 TCVN 5279: 1990 An toàn cháy nổ - Bụi cháy – Yêu cầu chung.
 TCVN 3255-1986 An toàn nổ - Yêu cầu chung.
 TCVN 4586-1997 Vật liệu nổ công nghiệp – Yêu cầu an toàn về bảo quản, vận
chuyển và sử dụng.

 TCVN 6174-1997 Vật liệu nổ công nghiệp – yêu cầu an toàn về sản xuất, thử nổ
và nghiệm thu.
 TCVN 5334-1991 Thiết bị điện kho dầu và sản phẩm dầu quy phạm kỹ thuật an
toàn trong thiết kế và lắp đặt.
 TCVN 5684: 2003 An tồn cháy các cơng trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu
cầu chung.
 TCVN 3991: 1985 Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng - Thuật ngữ Định nghĩa
 TCVN 6160: 1996 Phòng cháy, chữa cháy – Nhà cao tầng yêu cầu thiết kế.
 TCVN 4317-1986 Nhà kho – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
 TCVN 4513-1988 Cấp nước bên trong tiêu chuẩn thiết kế
 TCVN 6100: 1996 Hệ thống chữa cháy-Chất chữa cháy Cacbondioxit
 TCVN 6102: 1995 Hệ thống chữa cháy-Chất chữa cháy. Bột
 TCN 33-1985 Cấp nước mạng lưới bên ngồi và cơng trình – tiêu chuẩn thiết kế.
 TCN 25-1991 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình cơng cộng – Tiêu
chuẩn thiết kế.
 TCN 18-24 Quy phạm trang bị điện – Quy định chung .

Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 4 / 45


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 TCN 46-84 Chống sét cho các công trình xây dựng cơng cộng – Tiêu chuẩn thiết
kế.

 TCXD 218: 1998 Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy – Quy định chung.
 Ngồi ra cịn áp dụng các tiêu chuẩn khác có liên quan.
2.1.3. Tiêu chuẩn NFPA và các tiêu chuẩn Quốc tế khác
 NFPA 10 - Tiêu chuẩn về bình chữa cháy xách tay.
 NFPA 11/16 - Tiêu chuẩn chữa cháy bọt hịa khơng khí.
 NFPA 12 - Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống chữa cháy CO2 tự động.
 NFPA 20 - Tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống bơm cứu hỏa.
 NFPA 24 - Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống trụ nước chữa cháy ngoài trời.
 NFPA 14 - Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống trụ nước chữa cháy trong nhà.
 NFPA 13 - Tiêu chuẩn thiết kế, lắp đặt hệ thống đầu phun tự động Hệ thống phun
Sprinkler.
 NFPA 15 - Tiêu chuẩn thiết kế, lắp đặt hệ thống đầu phun sương.
 NFPA 120 - Tiêu chuẩn PCCC cho kho than.
 NFPA 72 - Thiết kế và lắp đặt hệ thống báo cháy.
 NFPA 30 - Quy chuẩn chất lỏng dễ bắt lửa và dễ cháy.
 NFPA 51B - Tiêu chuẩn PCCC cho quá trình hàn, pha cắt.
 NFPA 85 – Quy chuẩn về mối nguy hiểm lò hơi và hệ thống buồng đốt.
 NFPA 70 - Quy chuẩn trang bị điện.
 NFPA2001 - Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí sạch.
 NFPA 850 - Hệ thống PCCC cho nhà máy phát điện và sân phân phối cao áp.
 ANSI: Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ.
 ASTM: Hiệp hội kiểm thử nghiệm và vật liệu Mỹ.
2.2.

Yêu cầu về Hệ thống Phòng cháy chữa cháy

Để thiết kế được hệ thống phòng cháy chữa cháy một cách đầy đủ và phù hợp, trước
tiên cần phải nắm rõ được một số yêu cầu trực tiếp cũng như gián tiếp cần thiết cho hệ
thống. Trên cơ sở đó, hoạch định từng phương án phòng cháy chữa cháy cụ thể cho
mỗi hạng mục của nhà máy nhiệt điện. Các yêu cầu dưới đây được đúc kết trên cơ sở

một số tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy.
2.2.1. Yêu cầu về mức độ tin cậy và hiệu quả của hệ thống
Việc đầu tư lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động và bằng tay cho Nhà máy
khơng có nghĩa là vấn đề ngăn ngừa và ngăn chặn sự cố cháy, nổ trong khu vực đã
được giải quyết. Trong q trình khai thác sử dụng, có thể có những sự cố nhất định
Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 5 / 45


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

làm cho hệ thống không hoạt động tự động đầy đủ. Nhiệm vụ đặt ra của hệ thống là
phát hiện kịp thời và cứu chữa hiệu quả các đám cháy. Vì vậy, một trong những nhiệm
vụ quan trọng đề ra nhằm góp phần nâng cao an tồn cho Nhà máy là đảm bảo độ tin
cậy của các thiết bị trong hệ thống.
Mức độ an tồn phịng chống cháy phụ thuộc trực tiếp vào độ tin cậy của các thiết bị
báo cháy và chữa cháy tự động.
Hệ thống được thiết kế và lắp đặt phải đảm bảo phát hiện sớm các nguy cơ có thể dẫn
đến cháy nổ (do hiện tượng quá nhiệt của các thiết bị, máy công tác..., hiện tượng rị rỉ
các chất dầu mỡ và tích tụ thành khí dễ cháy), phát hiện chính xác khu vực xảy ra cháy
nổ và cảnh báo kịp thời có thể bảo vệ người vận hành và trang thiết bị, tránh những
thiệt hại do cháy nổ gây ra.
Các thiết bị của hệ thống tự động phòng chống cháy phải đảm bảo các yêu cầu về độ
bền, độ ổn định thực hiện đầy đủ các chức năng thiết kế trong suốt quá trình sử dụng.
Các thiết bị sử dụng phải đảm bảo dễ thay thế, sửa chữa cũng như phải thông dụng sử

dụng dễ dàng và thao tác tiện lợi.
Khi thiết kế và lắp đặt hệ thống cần phải tính tốn đủ khối lượng thiết bị tương thích
dự phịng cho việc thay thế đảm bảo hoạt động của hệ thống trong thời gian ít nhất là 1
năm.
Tồn bộ hệ thống phải được vận hành đúng theo kỹ thuật, bảo dưỡng định kỳ đảm bảo
tình trạng hoạt động thường xuyên liên tục, thực hiện đầy đủ các chức năng trong thời
hạn khai thác. Những sự cố hoặc từ chối hoạt động của hệ thống chỉ được phép xảy ra
trong giới hạn thiết kế và chế tạo cho phép.
2.2.2. Yêu cầu về điều khiển
Để đơn giản tối đa quy trình xử lý hệ thống Phịng cháy chữa cháy khi có sự cố cháy,
nổ xảy ra:
 Yêu cầu hệ thống phải được tự động hóa điều khiển ở mức cao nhất có thể.
 Các tín hiệu báo và chữa cháy cho các khu vực khác nhau phải được xử lý độc lập
đảm bảo khả năng điều khiển kỹ cả trong tình trạng nguy cấp do cùng lúc xuất hiện
cháy ở nhiều khu vực khác nhau.
 Mọi thiết bị điều khiển ln phải có chế độ xử lý bằng tay, có bảng hướng dẫn vận
hành và phải được bố trí ở vị trí hợp lý để giúp cho người vận hành không gặp trở
ngại khi có sự cố đối với phần điều khiển.
2.2.3. Yêu cầu hệ thống giao thông trong nhà máy
Theo tiêu chuẩn TCVN 2622-1995 - Phịng cháy, chống cháy cho nhà và cơng trình,
yêu cầu thiết kế và Quy chuẩn QCVN 06:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
an toàn cháy cho tịa nhà và cơng trình, khi thiết kế xây dựng các hạng mục đường
giao thông trong khu vực sẽ được xem xét đáp ứng các yêu cầu sau:
 Trong công trình đều bố trí đường giao thơng đến từng hạng mục và kết hợp giữa
yêu cầu của công nghệ với đường cho xe chữa cháy bên ngoài.
Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 6 / 45



Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Các tuyến đường được thiết kế chạy dọc theo bốn phía các tịa nhà, khơng có
đường cụt.
 Chiều rộng các tuyến đường được thiết kế phù hợp .
 Mặt đường được gia cố chịu được trọng tải của xe chữa cháy và đảm bảo thoát
nước tự nhiên bề mặt.
Đường trong nhà máy sẽ được bố trí dạng vịng khép kín, kết hợp giữa đường sửa chữa
và đường chữa cháy. Khu nhà máy chính và kho than sẽ có tuyến đường vịng xung
quanh. Tuyến đường chính có chiều rộng 7m, các tuyến khác 4m. Tải thiết kế cho
đường dựa trên cơ sở tiêu chuẩn ngành số 20- Áp dụng cho xe tải. Nếu đường trong
nhà máy đi dưới các tuyến cầu dẫn nó cần được đảm bảo chiều cao tĩnh không thấp
hơn 5.0m, khoảng cách nhỏ nhất từ lề đường đến các tồ nhà/cơng trình sẽ phải lớn
hơn 1.5m.
Các xe chữa cháy có thể ra vào các tồ nhà chính cũng như các tồ nhà phụ trợ một
cách dễ dàng.
Khu vực xung quanh bồn dầu phải có đường để cho xe chữa cháy ra vào. Các xe chữa
cháy phải tới được gần bồn dầu để chữa cháy trong trường hợp xảy ra cháy.
2.2.4. Yêu cầu về trang thiết bị phịng cháy chữa cháy
Việc tính tốn lựa chọn phương tiện, thiết bị phương án phòng và chống cháy được
dựa trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng các yếu tố, đặc tính riêng của từng khu vực cần bảo
vệ, đặc tính của nguồn phát sinh cháy, các biện pháp thích hợp để hạn chế sự lan tràn
của đám cháy để lựa chọn các chất chữa cháy, hệ thống chữa cháy ngăn chặn và kiểm
sốt q trình cháy thích hợp.
Sau khi đã lựa chọn được phương án, loại phương tiện và thiết bị thích hợp thì việc
tính chọn chủng loại, số lượng của các thiết bị thuộc hệ thống cũng đã được xem xét

và tính tốn chi tiết đảm bảo thoả các yêu cầu kỹ thuật.
Nhà máy cần thiết phải lập phương án chữa cháy có thể cho từng hạng mục cơng trình
trong nhà máy.
Các trang thiết bị của hệ thống PCCC được cung cấp phải có chứng chỉ chứng nhận
của UL (Underwriters Laboratory), FM hoặc các tổ chức có uy tín khác.
 UL (Underwriters Laboratory) là tên viết tắt của tổ chức hợp tác giữa các phịng thí
nghiệm. Tổ chức này có 3 nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản
phẩm và vật liệu liên quan đến những nguy hiểm tác động đến cuộc sống hoặc tài
sản, lập danh mục các sản phẩm hàng hóa an tồn và xây dựng tiêu chuẩn.
Tổ chức UL kiểm tra mức độ an toàn của các thiết bị điện tử. Nếu một thiết bị nào
có tên trong danh mục UL-listed có nghĩa là thiết bị đó đã được tổ chức UL kiểm
tra

xác
nhận
đạt
tiêu
chuẩn
an
tồn
của
UL.
Dấu hiệu UL được gắn trên các sản phẩm có nghĩa là tổ chức UL đã kiểm tra và
chứng nhận mẫu đại diện.
 FM approvals (Factory Mutual approvals) là tổ chức đánh giá và kiểm định sản
phẩm, dịch vụ độc lập hàng đầu thế giới. Họ kiểm tra và đánh giá về chất lượng,
Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 7 / 45



Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

mức độ phòng ngừa rủi ro của các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực công nghiệp
& thương mại. Qua quá trình kiểm tra, các sản phẩm dịch vụ sẽ được chứng nhận
đạt các tiêu chuẩn khắt khe nhất về chất lượng, tiêu chuẩn kĩ thuật và hiệu suất làm
việc.
2.2.5. Bậc chịu lửa và lối thoát hiểm
Bậc chịu lửa, các cấu kiện cho hạng mục cơng trình, tường ngăn cháy, lối thoát hiểm
cầu thang, chiếu nghỉ, tấm ngăn cháy... của từng hạng mục cơng trình thuộc vùng nguy
hiểm sẽ được xem xét thiết kế tuân theo TCVN 2622-1995 và Quy chuẩn QCVN
06:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an tồn cháy cho tịa nhà và cơng
trình.
Các vật liệu sử dụng cho các cấu kiện chính như cột, tường, sàn…được thiết kế bằng
vật liệu thích hợp, và có giới hạn chịu lửa ít nhất 1 giờ.
Tồn bộ các hạng mục cơng trình là các cấu kiện khó cháy hoặc làm bằng vật liệu
ngăn cháy. Một số loại vật liệu ngăn cháy cơ bản như sau:
 Gạch chống cháy
 Sơn chống cháy
 Vữa chống cháy
 Bê tông chịu lửa cách nhiệt
 Calcium silicate
 Vải chống cháy
 Tấm eron,...
Toàn bộ các hạng mục cơng trình được thiết kế với lối thốt hiểm (cửa ra vào cho tồn
bộ các hạng mục và cầu thang đối với Nhà hành chính, Nhà điều khiển, Nhà kho

Xưởng sửa chữa, Trạm bơm chữa cháy… được bố trí khơng ít hơn 2 lối thốt hiểm
hoặc 2 cầu thang và các lối thoát nạn này được bố trí phân tán.
Trong mỗi tồ nhà chính có ít nhất 2 cửa thoát hiểm để tổ chức cho nhân viên vận
hành thốt ra ngồi khi có nguy hiểm. Số lượng cửa thoát hiểm được xác định trong
bảng 4 và 5 mục 7.7 tiêu chuẩn TCVN 2622-1995.
Khoảng cách tối thiểu L (m) giữa các lối thốt hiểm được tính tốn theo công thức sau
đây (Mục 3.2.8 Quy chuẩn QCVN 06:2010/BXD):
 Tính cho các lối ra từ gian phịng:



 Tính cho các lối ra từ hành lang:
Trong đó:

P – Chu vi gian phịng (m)
n – Số lối thốt nạn
D – Chiều dài hàng lang (m)

Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 8 / 45


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Các bộ phận ngăn cháy phải được thiết kế sao cho không cho phép lửa cháy lan theo

qui định của PCCC. Chi tiết quy định về các bộ phận ngăn cháy tham khảo mục 6,
TCVN 2622 – 1995.
 Các bộ phận ngăn cháy của ngôi nhà bao gồm tường, vách ngăn cháy, sàn ngăn
cháy, vùng ngăn cháy; khoang ngăn cháy; lỗ cửa và cửa ngăn cháy, van ngăn cháy.
 Các bộ phận ngăn cháy phải làm bằng vật liệu không cháy. Cửa đi, cửa sổ và lỗ
cửa và các cấu trúc bố trí ở bộ phận ngăn cháy phải được làm từ vật liệu khơng
cháy hoặc khó cháy với giới hạn chịu lửa quy định.
 Tường ngăn cháy phải được xây dựng từ móng hay dầm móng đến hết chiều cao
của ngôi nhà, cắt qua tất cả các cấu trúc và các tầng. Cho phép đặt tường ngăn
cháy trực tiếp lên kết cấu khung làm từ vật liệu khơng cháy của nhà hay cơng trình
với điều kiện giới hạn chịu lửa của phần khung tiếp giáp với tường ngăn cháy
không được thấp hơn giới hạn chịu lửa của tường ngăn cháy.
 Sàn ngăn cháy phải gắn kín với tường ngồi làm từ vật liệu khơng cháy. Khi tường
ngồi của ngơi nhà có khả năng lan truyền cháy hoặc có lắp kính thì sàn ngăn cháy
phải cắt qua tường và phần lắp kính đó,…
 Khác.
Trên cơ sở bậc chịu lửa và giới hạn chịu lửa của tòa nhà và cơng trình để thiết kế các
bộ phận ngăn cháy cho phù hợp (tham khảo phụ lục C và phụ lục D của tiêu chuẩn
Việt Nam TCVN 2622 – 1995).
Nhà máy nhiệt điện là một cơng trình cơng nghiệp bao gồm nhiều tịa nhà và hạng mục
cơng trình, do vậy có thể căn cứ vào phụ lục C và phụ lục D của tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 2622 – 1995 để thiết kế các bộ phận ngăn cháy phù hợp cho từng hạng mục cụ
thể trên cở sở các quy định về bậc chịu lửa của các hạng mục này trong bảng bên dưới.
2.2.6. Khoảng cách phịng cháy giữa các tồ nhà
Thiết kế tổng mặt bằng của nhà máy sẽ tuân thủ theo qui định trong “Tiêu chuẩn thiết
kế phòng cháy chữa cháy tồ nhà và cơng trình (TCVN 2622-1995) và Quy chuẩn
QCVN 06:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an tồn cháy cho tịa nhà và
cơng trình, sẽ đáp ứng yêu cầu về khoảng cách chống bắt cháy giữa các tồ nhà và
cơng trình xây dựng, nhà kho và các hạng mục khác.
Đặc biệt, các hạng mục có khả năng bắt lửa và dễ nổ như nhà hydro, bồn dầu được bố

trí ở xa các khu vực gian máy chính và kho than. Đường chữa cháy sẽ được xây dựng
xung quanh các hạng mục. Khoảng cách giữa các hạng mục dễ bắt lửa, dễ nổ và các
tồ nhà/cơng trình xung quanh phải đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn trên.
Ngồi ra, các tồ nhà/cơng trình sản xuất quan trọng sẽ được bố trí với những dải cây
xanh ngăn cách để giảm ảnh hưởng của lửa, đảm bảo an toàn cho vận hành.
Mức độ gây cháy của các toà nhà được phân loại tuân theo tiêu chuẩn TCVN 26221995.
2.2.7. Tường ngăn cháy
Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 9 / 45


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Tường ngăn cháy cho các hạng mục trong nhà máy được xây dựng tuân theo tiêu
chuẩn NFPA 221 và tiêu chuẩn TCVN 2622-1995.
Theo yêu cầu đối với công tác phòng chống cháy tất cả các cụm ống, các cụm máng
cáp, các vách ngăn phải được cách ly bằng các vật liệu chịu lửa.
Trong các toà nhà chứa các thiết bị điện phải được cách ly bằng tường ngăn cháy có
khả năng chịu lửa trên 2 giờ tùy thuộc vào đánh giá mức độ nguy hiểm của khu vực.
Cần thiết phải trang bị tường ngăn cháy ở xung quanh các máy biến áp, bồn chứa dầu
bôi trơn cho tua bin hơi.
2.2.8. Kết cấu tòa nhà
Giới hạn bậc chịu lửa của các kết cấu trong tồ nhà/cơng trình khác nhau sẽ tuân thủ
nghiêm ngặt các qui định của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622-1995 và các tiêu
chuẩn quốc tế hiện hành.

Thông thường, vật liệu không bắt cháy được lựa chọn cho các kết cấu được đánh giá
thuộc vùng nguy hiểm và căn cứ vào mức độ nguy hiểm để xác định thời gian chịu lửa
cần thiết của kết cấu. Có thể sử dụng khung bê tông cốt thép, dầm, kèo bằng thép, lưới
thép, sàn bê tông, gạch ốp tường cả bên trong và ngoài. Tường ngăn cho một số khu
vực thuộc vùng nguy hiểm là loại tường chống cháy với giới hạn bắt cháy có thể lên
đến 2,5h. Các lỗ xuyên tường sẽ được làm kín, cửa và cửa sổ là loại chống cháy; tường
ngăn cho các phòng điện, tầng cáp và giữa các khu làm việc trong vùng nguy hiểm sẽ
sử dụng các vật liệu không bắt cháy với giới hạn chịu lửa lớn hơn hoặc bằng 1h.
2.3.

Phân loại nguy cơ cháy nổ của tồ nhà / cơng trình và bậc chịu lửa

Căn cứ vào QCVN 06-2010/BXD và TCVN 2622-1995, Phân loại nguy cơ cháy nổ
của tồ nhà/cơng trình và bậc chịu lửa được đưa ra trong bảngsau:
Bảng 1. Phân loại nguy cháy nổ của tồ nhà/cơng trình và bậc chịu lửa
Nguy cơ
cháy nổ

Bậc chịu
lửa

Gian tuabin

D

V

Nhà điều khiển trung tâm

D


II

Nhà phụ trợ nhà điều khiển trung tâm

D

III

Gian lò hơi

D

V

Trạm bơm nước làm mát

E

V

Trạm sản xuất clo và nhà điện và điều khiển trạm bơm
nước làm mát

E

V

Trạm bơm dầu LDO


B

II

Hạng mục

Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 10 / 45


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Nguy cơ
cháy nổ

Bậc chịu
lửa

Khu vực trạm chứa bình khí N2

E

V

Trạm bơm Phịng cháy chữa cháy


C

V

Khu vực trạm bơm nước dịch vụ, sinh hoạt và khử
khống

E

V

Trạm bình chứa khí Hydro và CO2

A

II

Trạm xử lý nước và khu chứa hóa chất

C

III

Trạm xử lý nước ngưng và khu chứa hóa chất

E

V


Trạm xử lý nước thải

C

V

Nhà điện và điều khiển hệ thống vận chuyển than

D

III

Khu vực kho chứa than

C

V

Gara chứa xe ủi

D

V

Các tháp chuyển tiếp và nhà nghiền than

C

V


Nhà điện và điều khiển ESP, FGD và AHS

D

II

Trạn quạt thổi tro bay

E

V

Nhà bảo vệ cổng chính

E

V

Tháp canh

E

V

Hạng mục

Ghi chú: Ngồi những tồ nhà/cơng trình nêu trong bảng trên, nguy cơ cháy nổ và bậc
chịu lửa của các tồ nhà khác nếu có sẽ được thiết kế phù hợp với các qui định của tiêu
chuẩn quốc tế hiện hành “Tiêu chuẩn thiết kế PCCC của toà nhà”.
2.4.


Phân vùng nguy hiểm và xác định vùng nguy hiểm

2.4.1. Phân vùng nguy hiểm
Theo tiêu chuẩn NFPA 10, phân vùng nguy hiểm được trình bày dưới đây:
 Vùng ít nguy hiểm: Vùng ít nguy hiểm là những nơi chứa một lượng ít vật liệu dễ
cháy nhóm A như gỗ, vật trang trí. Vùng nay bao gồm các tịa nhà hay phòng được
sử dụng làm văn phòng, phòng học, nhà thờ, xưởng lắp ráp, khu vực phòng ở của
khách sạn/nhà trọ, v.v. Việc phân loại này đề cập đến các vật liệu chính bao gồm
cả vật liệu khơng cháy hoặc được bố trí để ngọn lửa khơng thể lan truyền một cách
Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 11 / 45


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

nhanh chóng. Bao gồm cả một lượng ít vật liệu dễ bắt lửa nhóm B được sử dụng
cho máy móc, gian trưng bày nghệ thuật, v.v được chứa trong các bình chứa đóng
kín và lưu trữ an tồn.
 Khu vực nguy hiểm trung bình: là những nơi chứa số lượng lớn các chất dễ cháy
nhóm A và chất dễ bắt lửa nhóm B hơn khu vực nguy hiểm thấp. Các khu vực này
bao gồm nhà ăn, cửa hàng buôn bán và chứa phụ gia, sản xuất nhẹ, khu vực nghiên
cứu, phịng trưng bày ơtơ, bãi đổ xe, nhà kho hoặc các khu vực dịch vụ hỗ trợ cho
khu vực nguy hiểm thấp, và nhà kho chứa hàng hóa nhóm I và nhóm II theo định
nghĩa của NFPA 13, tiêu chuẩn về việc lắp đặt hệ thống sprinkler.

 Khu vực nguy hiểm cao: là những khu vực có chứa, sản xuất, sử dụng, các thành
phẩm hoặc hợp chất của các chất dễ cháy nhóm A và chất dễ bắt lửa nhóm B với
số lượng nhiều hơn khu vực nguy hiểm trung bình. Các khu vực này bao gồm
xưởng mộc, sửa chữa phương tiện vận tải, dịch vụ cho tàu thuyền và máy bay, khu
vực nấu ăn, phòng trưng bày sản phẩm đơn lẻ, trung tâm triển lãm hàng hóa, và
khu vực sản xuất hoặc lưu trữ như sơn, nhuộm, sơn phủ bao gồm vận chuyển chất
lỏng dễ bắt lửa. Nó cũng bao gồm nhà kho chứa thành phẩm hoặc bán thành phẩm
của các hàng hóa nhóm I và nhóm II.
Theo tiêu chuẩn IEC 79, vùng nguy hiểm được phân loại thành các vùng theo tần xuất
hiện diện và khoảng thời gian tích tụ khí có thể gây cháy nổ trong môi trường xung
quanh như sau:
 Vùng 0: là vùng mà khí cháy nổ bao gồm hỗn hợp của khí chất dễ cháy ở dạng khí,
hơi sương ln xuất hiện hoặc xuất hiện trong thời gian dài.
 Vùng 1: là vùng mà khí cháy nổ chứa hỗn hợp của chất dễ cháy ở dạng khí, hơi
hoặc sương có thể ln xuất hiện trong điều kiện vận hành bình thường.
 Vùng 2: là vùng mà khí cháy nổ chứa hỗn hợp của chất dễ cháy ở dạng khí, hơi
hoặc sương khơng xuất hiện trong điều kiện vận hành bình thường và nếu có xuất
hiện nó cũng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn.
Có 3 loại cơ bản có khả năng phóng thích ra nguồn khí dễ cháy như liệt kê ở bên dưới
theo tần suất suy giảm hoặc xuất hiện của khí cháy nổ: Loại liên tục, loại sơ cấp và
loại thứ cấp.
Nguồn phóng thích khí, hơi hoặc sương dễ cháy vào khơng khí tạo ra chất dễ cháy nổ.
Các khu vực nguy hiểm sẽ được trang bị các thiết bị chữa cháy, hệ thống phát hiện
cháy và báo cháy tự động. Các khu vực sau đây trong nhà máy được xác định là vùng
nguy hiểm:
 Khu vực máy biến áp
 Khu vực bồn chứa dầu (dầu mồi, dầu bôi trơn,…)
 Trạm bơm dầu nhiên liệu
 Trạm chứa hydro
 Bộ làm kín bằng H2 (gần máy phát)

Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 12 / 45


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

3. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP PHỊNG CHÁY CHỮA CHÁY
3.1.

Triết lý lựa chọn giải pháp Phịng cháy chữa cháy

Việc lựa chọn các giải pháp Phòng cháy chữa cháy cho các hạng mục của Nhà máy
nhiệt điện phụ thuộc vào nguồn gây cháy và các kịch bản cháy có thể xảy ra bên trong
khu vực đó. Sau đó căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy định liên quan để xác định quy mô
công suất và giải pháp bố trí cho từng loại.
3.1.1. Hệ thống báo cháy
Đám cháy phát triển nhanh chóng và cần được phát hiện càng sớm càng tốt để tiến
hành chữa cháy dưới dạng tự động hoặc bằng tay. Hiệu quả của việc chữa cháy bằng
tay nói chung giảm theo thời gian: một ngọn lửa nhỏ và bị giới hạn dễ dàng ngăn chặn
hơn là một ngọn lửa bùng cháy hồn tồn. Do đó, việc lựa chọn các hệ thống phát hiện
và báo cháy phải dựa trên đặc điểm của các kịch bản cháy. Lựa chọn thiết bị báo cháy
cần xem xét điều kiện môi trường của khu vực hoặc khu vực xung quanh.
3.1.2. Hệ thống chữa cháy
Các cơ sở vật chất quan trọng của nhà máy cần được trang bị các hệ thống chữa cháy
để giúp giảm thiểu nhanh chóng các hậu quả tiềm ẩn của đám cháy. Nói chung, một hệ

thống chữa cháy không chỉ được xem như một thiết bị chữa cháy mà cịn là phương
tiện để kiểm sốt lửa lan đến các cơ sở lân cận. Việc lựa chọn loại hệ thống chữa cháy
phải dựa trên kịch bản cháy của từng khu vực.
Việc cung cấp các hệ thống chữa cháy làm giảm hậu quả của đám cháy cũng như kiểm
soát đám cháy cục bộ. Để kiểm soát trực tiếp các đám cháy, các hệ thống chữa cháy
cần được lắp đặt trực tiếp trên các khu vực trọng điểm và các thành phần được bảo vệ.
3.2.

Nhà Tuabin

Khu vực nhà tua bin hơi bao gồm một số hệ thống chứa dầu cho việc bôi trơn, nâng hạ
hoặc vận hành và hydro làm mát máy phát điện. Việc rị rỉ hoặc thất thốt có thể được
phát hiện bởi các báo động áp suất dòng chảy trong đường ống cấp cũng như trong
đường ống hồi. Nếu xem xét hợp lý, việc phát hiện rò rỉ sẽ dẫn đến việc đóng tự động
đường cấp nhằm giảm thiểu sự rò rỉ. Tuy nhiên, cần xem xét đến hậu quả của việc
đóng ngắt nhanh chóng của từng hệ thống.
Kịch bản cháy chủ yếu trong nhà tuabin là cháy bồn chứa hoặc vòi phun phát sinh từ
việc bốc cháy của một số loại dầu hydrocacbon (dầu bôi trơn, dầu lót và dầu chèn), các
tia lửa hoặc các vụ nổ từ sự rò rỉ hydrogen, đám cháy do hỏng thiết bị điện và hầm
cáp.
3.2.1. Hệ thống kiểm tra và báo cháy
Các thiết bị dò nhiệt được cung cấp gần các khu vực tiềm ẩn đám cháy như khu vực
tràn dầu, khu vực dễ rị rỉ, các thiết bị nóng như vòng bi trên tuabin và máy phát điện,
thiết bị điện,…
Thiết bị dị khói được cung cấp trong các phịng máy chuyển mạch, phòng MCC và
các phòng điện tại chỗ.
Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 13 / 45



Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Thiết bị dò hydrogen được cung cấp ở khu vực máy phát điện nơi sẽ có sự rị rỉ hyđrô.
3.2.2. Hệ thống chữa cháy
Nhà tuabin được trang bị hệ thống chữa cháy trong nhà, hệ thống chữa cháy CO2 tự
động, hệ thống phun nước và hệ thống phun sương.
Các trụ nước chữa cháy ngoài trời được cung cấp để bảo vệ kết cấu từ các vụ cháy nổ
ngoài trời. Bệ đỡ máy phát điện được cung cấp với hệ thống phun nước kích hoạt
trước. Hệ thống phun sương được cung cấp để bảo vệ hệ thống dầu bôi trơn.
Hệ thống chống cháy CO2 tự động được cung cấp cho vịng trượt máy phát điện, thiết
bị kích từ và phòng thiết bị điện trung thế.
3.3.

Lò hơi

Khu vực lò hơi bao gồm lò hơi đốt than, máy nghiền than, bunke than, hệ thống dầu
bôi trơn, và hệ thống ống dẫn dầu nhiên liệu.
Lò hơi sử dụng than làm nhiên liệu chính và dầu LDO như nhiên liệu khởi động và đốt
bổ sung ở tải thấp. Bụi than cũng gây ra nguy cơ nổ ở điều kiện nhất định. Việc rò rỉ
dầu nhiên liệu có thể dẫn đến cháy ở khu vực chứa dầu hoặc vòi phun.
3.3.1. Hệ thống phát hiện cháy
Các đầu dò nhiệt được cung cấp và lắp đặt xung quanh khu vực lò hơi (vòi đốt, máy
nghiền than, silo chứa than).
3.3.2. Hệ thống chữa cháy
Lò hơi được trang bị hệ thống chữa cháy trong nhà, hệ thống chữa cháy CO2 tự động,

hệ thống phun nước và hệ thống phun sương tự động.
Các trụ nước chữa cháy ngoài trời được cung cấp để bảo vệ kết cấu khỏi các đám cháy
bên ngoài.
Hệ thống chống cháy CO2 được cung cấp tại silo than, máy nghiền than, và các bộ cấp
than.
Hệ thống phun sương được cung cấp cho khu vực các vịi đốt, bộ sấy khơng khí, và hệ
thống dầu bơi trơn của máy nghiền than. Khu vực quạt gió và quạt khói được cung cấp
với hệ thống phun nước ướt.
3.4.

Hệ thống cung cấp và xử lý than

Hệ thống cung cấp và xử lý than bao gồm khu vực cảng than, kho chứa than, băng tải
than, máy nghiền và tháp chuyển tiếp, các buồng điện và điều khiển.
Kịch bản cháy chính trong hệ thống này là cháy than do tự phát hoặc vật liệu nóng vơ
tình đặt rơi vào đống than, bụi than bị cháy bởi thiết bị điện bị hỏng và phát sinh tia
lửa điện.
3.4.1. Hệ thống phát hiện cháy
Dây dò nhiệt được cung cấp và lắp đặt dọc theo các băng tải than. Đầu báo nhiệt được
cung cấp trong khu vực máy nghiền và tháp chuyển tiếp than.
Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 14 / 45


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện


Các đầu báo khói được cung cấp và lắp đặt trong tất cả các phòng của các nhà điện và
điều khiển tại chỗ.
3.4.2. Hệ thống chữa cháy
Các băng tải than, nhà nghiền và tháp chuyển tiếp than được trang bị hệ thống phun
nước ướt.
Tất cả nhà điều khiển và điện được trang bị hệ thống chữa cháy trong nhà, hệ thống
phun nước ướt, và hệ thống chữa cháy bằng khí FM200. Hệ thống chữa cháy FM200
được cung cấp cho phịng điều khiển và phịng máy vi tính.
3.5.

Nhà điều khiển trung tâm

Nhà điều khiển trung tâm bao gồm các phòng chuyển mạch và các thiết bị điện khác,
bao gồm phịng truyền cáp. Kịch bản cháy chính trong nhà điều khiển trung tâm này là
do lỗi thiết bị điện và phịng cấp. Hydrogen tích tụ trong phịng pin có thể gây nổ.
3.5.1. Hệ thống phát hiện cháy
Đầu dị khói được cung cấp trong tất cả các phòng, ngoại trừ phòng pin được trang bị
đầu dị khí hydrogen và đầu dị nhiệt. Phịng điều khiển chính được trang bị hệ thống
phát hiện khói hút vào và các đầu dị khói dưới sàn nhà và trần nhà trống.
Ngồi ra, khi có sự cố cháy xảy ra, các hệ thống thơng gió và điều hịa khơng khí trong
khu vực Nhà điều khiển trung tâm sẽ được dừng tự động bởi các liên động tích hợp
với hệ thống báo cháy để phịng tránh việc cháy lan.
3.5.2. Hệ thống chữa cháy
Nhà điều khiển trung tâm được trang bị hệ thống chữa cháy trong nhà, hệ thống phun
nước ướt, và hệ thống chữa cháy FM200. Hệ thống FM200 được cung cấp trong các
phịng điều khiển chính, máy tính, điện tử, truyền thơng, và phịng đo đếm. Tất cả các
phòng khác và phòng truyền cáp được cung cấp với hệ thống phun nước ướt.
3.6.


Máy biến áp chính và phụ trợ

Kịch bản cháy tại các máy biến áp này là cháy dầu do hỏng các thiết bị chứa dầu, ngăn
dầu. Việc cháy nổ máy biến áp có thể gây tử vong và thương tích nghiêm trọng cho
người ở ngay khu vực, gây mất điện và có thể cháy lan tới các khu vực lân cận.
3.6.1. Hệ thống phát hiện cháy
Các đầu dò nhiệt được cung cấp ở mỗi máy biến áp để kích hoạt hệ thống phun nước
được cung cấp ở mỗi máy biến áp.
3.6.2. Hệ thống chữa cháy
Máy biến áp được trang bị hệ thống phun sương.
3.7.

Nhà bơm dầu

Trạm bơm dầu LDO cung cấp nhiên liệu khởi động và đốt bổ sung cho lò hơi. Do vậy,
lượng lớn dầu được bơm qua khu vực nhà bơm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng
nêu xảy ra sự cố cháy, có thể dẫn đến mất điện cho tổ máy.
Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 15 / 45


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Việc rị rỉ dầu, nếu khơng phát hiện, có thể dẫn đến cháy nổ. Một kịch bản cháy khác
là do lỗi thiết bị điện. Mặc dù có thể khơng ảnh hưởng đến việc phát điện nhưng vẫn

có thể gây tử vong và thương tích cho nhân viên vận hành trong khu vực trạm bơm
này.
3.7.1. Hệ thống phát hiện cháy
Việc phát hiện đám cháy sớm có thể ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng. Trạm
bơm dầu được trang bị các đầu dị nhiệt để kích hoạt hệ thống chữa cháy.
3.7.2. Hệ thống chữa cháy
Trạm bơm dầu được trang bị hệ thống phun nước bọt / nước để đáp ứng ngay lập tức
trong trường hợp xảy ra cháy.
3.8.

Giải pháp phòng cháy chữa cháy cho Bồn chứa dầu

Nhà máy điện sử dụng các bể chứa LDO để cung cấp nhiên liệu khởi động và bổ sung
cho lò hơi. Các bồn chứa dầu được bao quanh bởi các đê chắn có cơng suất tương
đương bể chứa dầu. Kịch bản cháy xảy ra trong khu vực này là do cháy dầu trong bể
chứa hoặc bên trong đê chắn dầu do sự cố đường ống hoặc bể chứa. Một vụ tràn dầu,
nếu không phát hiện, có thể dẫn đến cháy nổ. Mặc dù có thể sẽ khơng gây ra việc
ngừng phát điện, nhưng có thể gây thương tích cho nhân viên vận hành ở khu vực lân
cận.
3.8.1. Hệ thống phát hiện cháy
Việc phát hiện đám cháy sớm có thể ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng. Bể chứa
được trang bị các đầu dò nhiệt để kích hoạt hệ thống chữa cháy.
3.8.2. Hệ thống chữa cháy
Các bể chứa được trang bị hệ thống chữa cháy bọt, hệ thống phun sương làm mát.
3.9.

Nhà sản xuất hydro

Nguy cơ cháy nổ chính trong nhà sản xuất hydro bao gồm khí hydro, cũng như các
thiết bị cơ và điện. Kịch bản cháy dự kiến trong khu vực này bao gồm cháy nổ các

thiết bị điện và khí hydro. Hệ thống tự động cách ly các bồn chứa hydro và đóng ngắt
hệ thống sản xuất hydro cần được xem xét khi phát hiện ra khí hydro bị rị rỉ.
3.9.1. Hệ thống phát hiện cháy
Nhà sản xuất hydro được trang bị các đầu dị khói, dị nhiệt và các đầu dị khí
hydrogen để dễ dàng phát hiện và phản ứng nhanh trong trường hợp có đám cháy. Phát
hiện khí rị rỉ và đám cháy sớm có thể ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng.
3.9.2. Hệ thống chữa cháy
Trạm sản xuất hydro được trang bị hệ thống phun sương và bình chữa cháy xách tay.
Trên cơ sở các phân tích bên trên, các giải pháp cho hệ thống phòng cháy chữa cháy
của các hạng mục trong Nhà máy nhiệt điện được tổng hợp trong bảng dưới đây.

Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 16 / 45


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Bảng 2.
Stt

Khu vực
Tịa nhà

1

Tồn bộ
khu vực

nhà máy
điện

2

Nhà
tuabin

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Bảng tổng hợp giải pháp phòng cháy chữa cháy cho các hạng mục của Nhà máy nhiệt điện

Mô tả

Nguồn cháy

Tiêu
chuẩn yêu
cầu
- NFPA
850
- NFPA
850

Hệ thống chữa cháy
Loại
- Trụ chữa cháy ngoài
trời
- Trụ chữa cháy trong
nhà

- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất & CO2)
- Trụ chữa cháy trong
nhà
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất & CO2)

Tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế

Hệ thống báo cháy
Tiêu chuẩn, quy
Loại
chuẩn thiết kế

- TCVN 6379:1998; - TCVN 5739:1993
- NFPA 24

- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- TCVN 2622:1995; TCVN 3890:2009
- TCVN 6100:1996;TCVN 6102:1996
- NFPA 10; NFPA 14

- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001

- NFPA 70
- NFPA 72

- TCVN 2622:1995; TCVN 3890:2009
- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- NFPA 14; NFPA 10

- Đầu báo nhiệt
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- Khu vực nhà
chung

- Máy móc,
thiết bị

- Tầng hầm

- Máy móc,
thiết bị

- NFPA
850

- Dầu


- NFPA
850

- Hệ thống phun nước cố
định (xả tràn)

- TCVN 7336:2003
- NFPA 15

- Đầu báo nhiệt
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- Dầu bôi trơn

- NFPA
850

- Hệ thống phun nước cố
định (xả tràn)

- TCVN 7336:2003
- NFPA 15

- Đầu báo nhiệt
- Nút nhấn


- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- Dầu chèn
khí hydro

- NFPA
850

- Hệ thống phun nước cố
định (xả tràn)

- TCVN 7336:2003
- NFPA 15

- Đầu báo nhiệt
- Nút nhấn

- Bộ điều khiển
thủy lực

- Dầu thủy lực

- NFPA
850

- Hệ thống phun nước cố
định (xả tràn)


- TCVN 7336:2003
- NFPA 15

- Đầu báo nhiệt
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72
- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- Bộ dầu bôi trơn
bơm nước cấp
BFPT (2 bộ/tổ
máy)

- Dầu bôi trơn

- NFPA
850

- Hệ thống phun nước cố
định (xả tràn)

- TCVN 7336:2003
- NFPA 15

- Đầu báo nhiệt

- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- Bệ đỡ tuabin máy
phát

- Dầu bôi trơn

- NFPA
850

- Hệ thống sprinkler kích
hoạt trước

- TCVN 7336:2003
- NFPA 13

- Đầu báo nhiệt
- Nút nhấn

- Đường ống dầu

- Dầu bôi trơn

- NFPA

- Hệ thống sprinkler ướt


- TCVN 7336:2003

- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72
- TCVN 5738:2001

- Bồn chưa dầu bôi
trơn tuabin máy
phát (trong nhà),
bơm, và các bộ
làm mát.
- Thiết bị bôi trơn
tuabin/ các bộ điều
chỉnh dầu bôi trơn
tuabin máy phát
- Hệ thống dầu
chèn hydo máy
phát

Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 17 / 45


Tổng Công Ty Phát Điện 3

Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Stt

Khu vực
Tịa nhà

Mơ tả
bơi trơn tuabin
(Đường ống dầu
bôi trơn bên dưới
àn thao tác và bên
dưới sàn lửng)
- Hệ thống xả dầu
bôi trơn (bơm dầu
bẩn hoặc hố thu)

Hệ thống chữa cháy
Loại

Tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế
- NFPA 13
- NFPA 850

Hệ thống báo cháy
Tiêu chuẩn, quy
Loại
chuẩn thiết kế
- NFPA 70
- NFPA 72


- TCVN
5738:2001- NFPA
70- NFPA 72
- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- NFPA
850

- Hệ thống sprinkler ướt

- TCVN 7336:2003- NFPA 13- NFPA
850

- Nút nhấn

- Phòng tủ điện
trung thế

- Tủ điện
- Cáp điện

- NFPA
850

- Hệ thống CO2 tự động
- Bình chữa cháy xách
tay (CO2)


- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 6101:1996
- NFPA 12; NFPA 10

- Đầu báo khói
- Nút nhấn

- Phòng tủ điện
chung
- Phòng tủ điều
khiển trung thế

- Các tủ điện

- NFPA
850

- Bình chữa cháy xách
tay (CO2)

- TCVN 6100:1996
- TCVN 6102:1996
- NFPA 10

- Đầu báo khói
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70

- NFPA 72

- Bình chữa cháy xách
tay (CO2)

- TCVN 6100:1996
- TCVN 6102:1996
- NFPA 10

- Nút nhấn
- Hệ thống báo khói
hút vào (VESDA)
- Đầu báo khói dưới
sàn nhà & trần trống)

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 6379:1998; TCVN 5739:1993
- TCVN 7336:2003
- NFPA 10; NFPA 24; NFPA 15

- Đầu báo nhiệt
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72


- TCVN 2622:1995; TCVN 3890:2009
- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- NFPA 10; NFPA 14

- Đầu báo khí hydro
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- Hệ thống chữa cháy
CO2 tự động

- TCVN 6101:1996
- NFPA 12

- Đầu báo nhiệt
- Nút nhấn

- NFPA
850

- Hệ thống chữa cháy
CO2 tự động

- TCVN 6101:1996
- NFPA 12


- Đầu báo nhiệt
- Nút nhấn

- NFPA

- Trụ chữa cháy ngoài

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996

- Đầu báo khói- Nút

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72
- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72
- TCVN

- Thiết bị điều
khiển

- NFPA
850

- Bồn dầu sạch/bẩn
(Ngồi trời)

- Dầu bơi trơn


- NFPA
850

- Khu vực dễ rị rỉ
hydro tại máy phát

- Khí hydro

- NFPA
850

- Vịng trượt máy
phát
- Bộ kích từ
Nhà

Tiêu
chuẩn u
cầu
850

- Dầu bơi trơn

- Phịng điện tử

3

Nguồn cháy

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện


- Đánh lửa
bằng hồ
quang
- Đánh lửa
bằng hồ
quang
- Thiết bị điều

Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

- Hệ thống phu nước cố
định (xả tràn)
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất khơ)
- Trụ chữa cháy ngồi
trời
- Trụ chữa cháy trong
nhà
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất & CO2)

Trang 18 / 45


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Stt


Khu vực
Tịa nhà

Mơ tả

khiển

CEMS

4

Máy phát
Diesel dự
phịng

Phịng máy phát
diesel dự phòng

Bồn dầu ngày cho
máy phát Diesel dự
phòng.

5

Máy biến
áp có dầu

- Máy biến áp
chính x 2 bộ


- Máy biến áp phụ
trợ x 4 bộ

6

Khu lò
hơi

Nguồn cháy

- Dầu Diesel

- Dầu Diesel

- Dầu làm
mát/cách ly

- Dầu làm
mát/cách ly

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Tiêu
chuẩn u
cầu
850

- NFPA
850


- NFPA
850

- NFPA
850

- NFPA
850

- NFPA
850

- Sàn đi lại

Hệ thống chữa cháy
Loại

Tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế

trời
- Bình chữa cháy xách
tay (CO2)
- Hệ thống phun nước cố
định (xả tràn)
- Trụ chữa cháy ngồi
trời
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất khơ &
CO2)

- Hệ thống phun
nước/bọt
- Trụ chữa cháy bọt
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất khô &
CO2)
- Hệ thống phun nước cố
định (xả tràn)
- Trụ chữa cháy ngồi
trời
- Bình chữa cháy xách
tay (CO2)
- Hệ thống phun nước cố
định (xả tràn)
- Trụ chữa cháy ngồi
trời
- Bình chữa cháy xách
tay (CO2)
- Trụ chữa cháy trong
nhà
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất & CO2)

- TCVN 6379:1998; TCVN 5739:1993
- NFPA 10; NFPA 24

nhấn

Hệ thống báo cháy
Tiêu chuẩn, quy

Loại
chuẩn thiết kế
5738:2001- NFPA
70- NFPA 72

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 6379:1998; TCVN 5739:1993
- TCVN 7336:2003
- NFPA 10; NFPA 15
- NFPA 24

- Đầu báo nhiệt
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- TCVN 2622:1995; TCVN 3890:2009
- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 7278:2003; TCVN 5684:2003
- TCVN 7336:2003
- NFPA 10; NFPA 11
- NFPA 14; NFPA 16

- Đầu báo nhiệt
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70

- NFPA 72

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 6379:1998; TCVN 5739:1993
- TCVN 7336:2003
- NFPA 10; NFPA 15; NFPA 24; NFPA
850

- Đầu báo nhiệt/Dây
báo nhiệt- Nút nhấn

- TCVN
5738:2001- NFPA
70- NFPA 72

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 6379:1998; TCVN 5739:1993
- TCVN 7336:2003
- NFPA 10; NFPA 15; NFPA 24
- NFPA 850

- Đầu báo nhiệt/Dây
báo nhiệt
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- TCVN 2622:1995; TCVN 3890:2009

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- NFPA 10; NFPA 14

- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- Vòi đốt ở mặt
trước và sau

- Dầu DO
- Than

- NFPA
850

- Hệ thống phun nước cố
định (xả tràn)

- TCVN 7336:2003
- NFPA 15; NFPA 850

- Đầu báo nhiệt
- Nút nhấn

- Sàn tripper

- Than


- NFPA
850

- Hệ thống phun
sprinkler kiểu ướt

- TCVN 2622:1995; TCVN 3890:2009
- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996

- Nút nhấn

Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72
- TCVN
5738:2001- NFPA

Trang 19 / 45


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Stt

Khu vực

Tịa nhà

Mơ tả

- Bộ sấy khơng khí

- Silo than
- Bộ tiếp than

Nguồn cháy

- Sự tích lũy
than khơng
cháy

- Than

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Tiêu
chuẩn yêu
cầu

- NFPA
850

- NFPA
850

- Máy nghiền than


- Than

- NFPA
850

- Bơm dầu bôi trơn
máy nghiền than &
Bồn chứa dầu bôi
trơn

- Dầu bơi trơn

- NFPA
850

- Quạt gió vá quạt
khói

- Máy móc
thiết bị

- NFPA
850

Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Hệ thống chữa cháy
Loại


Tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế

- Trụ chữa cháy trong
nhà
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất khơ &
CO2)
- Hệ thống phun nước cố
định bằng tay.
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất khơ &
CO2)
- Trụ chữa cháy trong
nhà
- Hệ thống chữa cháy
CO2 tự động.
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất khơ &
CO2)
- Hệ thống phun nước
bằng tay cố định
- Trụ chữa cháy trong
nhà
- Hệ thống chữa cháy
CO2 tự động.
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất khô &
CO2)
- Hệ thống hơi chữa cháy

- Hệ thống phun nước cố
định (xả tràn)
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất khơ &
CO2)
- Hệ thống sprinkler kiểu
ướt
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất khơ &
CO2)

- TCVN 7336:2003
- NFPA 10; NFPA 13; NFPA 14; NFPA
850

Hệ thống báo cháy
Tiêu chuẩn, quy
Loại
chuẩn thiết kế
70- NFPA 72

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 7336:2003
- NFPA 10; NFPA 15

- Báo nhiệt (bằng cặp
nhiệt)
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001

- NFPA 70
- NFPA 72

- TCVN 2622:1995; TCVN 3890:2009
- TCVN 6100:1996; TCVN 6101:1996
- TCVN 6102:1996
- NFPA 10; NFPA 14; NFPA 12
- NFPA 850

- Nút nhấn
- công tắc nhiệt (silo
than)
- bộ chuyển đổi tín
hiệu nhiệt (bộ cấp
than)

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- TCVN 2622:1995; TCVN 3890:2009
- TCVN 6100:1996; TCVN 6101:1996
- TCVN 6102:1996; TCVN 7336:2003
- NFPA 10; NFPA 12; NFPA 14; NFPA
15
- NFPA 850

- Nút nhấn
- Cảm biến nhiệt


- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 7336:2003
- NFPA 10; NFPA 15; NFPA 850

- Đầu báo nhiệt
- Nút nhấn

- TCVN
5738:2001- NFPA
70- NFPA 72

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 7336:2003
- NFPA 10; NFPA 13

- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

Trang 20 / 45


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2


Stt

7

8

9

Khu vực
Tòa nhà
Bộ lọc bụi
tĩnh điện
(ESP)

Nhà sản
xuất Clo

Nhà điều
khiển
trung tâm

Mơ tả

Nguồn cháy

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Tiêu
chuẩn yêu

cầu

- Khu vực chung

- Chất rắn và
lỏng cháy
khơng hồn
tồn

- NFPA
850

- Máy biến áp
chỉnh lưu (dầu
cách ly có nhiệt độ
cháy cao)

- Đánh lữa
bằng hồ
quang

- NFPA
850

- Phịng thiết bị

- Máy móc

- NFPA
850


- Phịng điều khiển

- Thiết bị điều
khiển

- Tất các các
phịng và khu vực
khác ngồi trừ các
khu vực liệt kê
dưới đây.

- Vật liệu dễ
cháy trong
văn phòng

- Phòng pin

Hệ thống chữa cháy
Loại
- Trụ chữa cháy ngoài
trời
- Súng phun nước
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất khơ &
CO2)
- Bình chữa cháy xách
tay (CO2)
- Hệ thống phun nước cố
định (spray water)

- Trụ chữa cháy trong
nhà
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất & CO2)

Tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế

Hệ thống báo cháy
Tiêu chuẩn, quy
Loại
chuẩn thiết kế

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 6379:1998; TCVN 5739:1993
- NFPA 10; NFPA 24

- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- TCVN 6101:1996
- NFPA 10

- Nút nhấn
- Đầu báo nhiệt

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70

- NFPA 72

- TCVN 2622:1995; TCVN 3890:2009
- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- NFPA 10; NFPA 14

- Đầu báo khói
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất khơ &
CO2)

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- NFPA 10

- Nút nhấn
- Hệ thống báo khói
hút vào (VESDA)
- Đầu báo khói dưới
sàn nhà & trần trống)

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72


- NFPA
850

- Hệ thống sprinkler kiểu
ướt
- Trụ chữa cháy trong
nhà
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất khơ &
CO2)

- TCVN 2622:1995; TCVN 3890:2009
- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 7336:2003
- NFPA 10; NFPA 13; NFPA 14

- Đầu báo khói
- Nút nhấn

- TCVN
5738:2001- NFPA
70- NFPA 72

- Khí hydro

- NFPA
850

- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất & CO2)


- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- NFPA 10

- Đầu báo khí hydro
- Nút nhấn
- Đầu báo nhiệt

- Phòng tủ máy cắt
- Phịng DC &
UPS

- Tủ máy cắt
điện

- NFPA
850

- Bình chữa cháy xách
tay (CO2)

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- NFPA 10

- Đầu báo khói
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- Phịng điều khiển
chính (CCR)
- Phịng máy tính
- Phịng điện tử

- Thiết bị điều
khiển

- NFPA
850

- Hệ thống chữa cháy
FM200
- Bình chữa cháy xách
tay (CO2)

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 7161:2009
- NFPA 10; NFPA 2001

- Nút nhấn
- Hệ thống báo khói
hút vào (VESDA)
- Đầu báo khói dưới
sàn nhà & trần trống)


Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

Trang 21 / 45


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Stt

Khu vực
Tịa nhà

Mơ tả

Nguồn cháy

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Tiêu
chuẩn u
cầu

- Phịng thơng tin
- Phòng đo đếm


- Thiết bị điều
khiển

- NFPA
850

- Phòng cáp

- Cáp điện

- NFPA
850

10

Phòng
phụ trợ
Nhà điều
khiển
trung tâm

- Tất cả các phòng
và khu vực

- Vật liệu dễ
cháy trong
phòng

- NFPA

850

11

Nhà điều
khiển EP,
ASH &
FGD

- Tất cả các phòng
và khu vực trừ các
hạng mục liệt kê
bên dưới

- Vật liệu dễ
cháy trong
phòng

- NFPA
850

- Phòng điều khiển
FGD/ESP/ASH

- Thiết bị điều
khiển

- NFPA
850


- Phòng cáp

- Cáp điện

- NFPA
850

- Phòng tủ máy cắt

- Tủ máy cắt

- NFPA
850

- Tất cả các phòng
và khu vực trừ các

- Vật liệu dễ
cháy trong

- NFPA
850

12

Nhà điều
khiển

Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017


Hệ thống chữa cháy
Loại
- Hệ thống chữa cháy
FM200
- Bình chữa cháy xách
tay (CO2)
- Hệ thống sprinkler kiểu
ướt
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất khơ &
CO2)
- Hệ thống sprinkler kiểu
ướt
- Trụ chữa cháy trong
nhà
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất khơ &
CO2)
- Hệ thống sprinkler kiểu
ướt
- Trụ chữa cháy trong
nhà
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất khơ &
CO2)
- Hệ thống chữa cháy
FM200
- Bình chữa cháy xách
tay (CO2)

- Hệ thống sprinkler kiểu
ướt
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất khô &
CO2)

Tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế

Hệ thống báo cháy
Tiêu chuẩn, quy
Loại
chuẩn thiết kế

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 7161:2009
- NFPA 10; NFPA 2001

- Đầu báo khói
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 7336:2003
- NFPA 10; NFPA 13

- Đầu báo khói
- Nút nhấn


- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- TCVN 2622:1995; TCVN 3890:2009
- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 7336:2003
- NFPA 10; NFPA 13; NFPA 14

- Đầu báo khói
- Nút nhấn

- TCVN
5738:2001- NFPA
70- NFPA 72

- TCVN 2622:1995; TCVN 3890:2009
- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 7336:2003
- NFPA 10; NFPA 13; NFPA 14

- Đầu báo khói
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996

- TCVN 7161:2009
- NFPA 10; NFPA 2001

- Nút nhấn
- Đầu báo khói

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 7336:2003
- NFPA 10; NFPA 13

- Đầu báo khói
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- Bình chữa cháy xách
tay và xe đẩy (CO2)

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- NFPA 10

- Đầu báo khói
- Nút nhấn


- Hệ thống sprinkler kiểu
ướt

- TCVN 2622:1995; TCVN 3890:2009
- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996

- Đầu báo khói
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72
- TCVN
5738:2001- NFPA

Trang 22 / 45


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Stt

Khu vực
Tòa nhà
CHS

15

Trạm bơm

dầu LDO
(bao gồm
các bồn
chứa bọt)

Mơ tả

Nguồn cháy

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Tiêu
chuẩn yêu
cầu

hạng mục liệt kê
bên dưới

phòng

- Phòng điều khiển
và phịng máy tính

- Thiết bị điều
khiển

- NFPA
850

- Phịng tủ máy cắt


- Tủ máy cắt

- NFPA
850

- Sàn rải cáp

- Bó cáp

- NFPA
850

- Phòng điện

- Tủ máy cắt
điện

- NFPA
850

- Dầu LDO

- NFPA
850

16

Bồn chứa
dầu LDO


- Dầu LDO

- NFPA
850

17

Khu vực
bốc dỡ
cho xe tải

- Dầu LDO

- NFPA
850

Quyển 3, Chương 21 – Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Hệ thống chữa cháy
Loại

Tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế

Hệ thống báo cháy
Tiêu chuẩn, quy
Loại
chuẩn thiết kế
70- NFPA 72


- Trụ chữa cháy trong
nhà
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất khơ &
CO2)
- Hệ thống chữa cháy
FM200
- Bình chữa cháy xách
tay (CO2)

- TCVN 7336:2003;
- NFPA 10; NFPA 13; NFPA 14

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 7161:2009
- NFPA 10; NFPA 2001

- Nút nhấn
- Đầu báo khói

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- Bình chữa cháy xách
tay (CO2)

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- NFPA 10


- Đầu báo khói
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 7336:2003
- NFPA 10; NFPA 13

- Đầu báo khói
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- TCVN 2622:1995; TCVN 3890:2009
- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- NFPA 10; NFPA 14

- Đầu báo khói
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72


- TCVN 2622:1995; TCVN 3890:2009
- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 7278:2003; TCVN 5684:2003
- TCVN 7336:2003
- NFPA 10; NFPA 11; NFPA 14; NFPA
16

- Đầu báo nhiệt
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 6379:1998; TCVN 5739:1993
- TCVN 7336:2003; TCVN 7278:2003
- TCVN 5684:2003
- NFPA 10; NFPA 11; NFPA 15; NFPA
24

- Đầu báo nhiệt/Dây
báo nhiệt
- Nút nhấn

- TCVN 5738:2001
- NFPA 70
- NFPA 72

- TCVN 2622:1995; TCVN 3890:2009

- TCVN 6100:1996; TCVN 6102:1996
- TCVN 7278:2003; TCVN 5684:2003

- Nút nhấn

- TCVN
5738:2001- NFPA
70- NFPA 72

- Hệ thống sprinkler kiểu
ướt
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất khơ &
CO2)
- Trụ chữa cháy trong
nhà
- Bình chữa cháy xách
tay (CO2)
- Hệ thống sprinkler
nước/bọt
-Trụ chữa cháy bọt
- Bình chữa cháy xách
tay (hóa chất khơ, CO2,
và bọt)
- Hệ thống phun bọt cố
định
- Hệ thống phun nước
làm mát
- Trụ chữa cháy bọt
- Bình chữa cháy xách

tay (hóa chất khơ)
- Trụ chữa cháy bọt
- Bình chữa cháy xách
tay (bọt)

Trang 23 / 45


×