Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tkc q3 chuong 23 he thong cau truc va thiet bi nang (rev3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.9 KB, 26 trang )

Chương

23
HỆ THỐNG CẦU TRỤC VÀ THIẾT BỊ NÂNG

Tháng 10/2017
Thực hiện:

Hồ Hữu Tâm

Kiểm tra:

Bùi Văn Tú

Ngày

Ký tên


MỤC LỤC
1.
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ SỰ CẦN THIẾT ............................................1
2.
TIÊU CHÍ THIẾT KẾ..................................................................................................2
2.1.
Thơng số đầu vào, đặc tính thiết bị ..............................................................................2
2.2.
Tiêu chuẩn áp dụng ....................................................................................................17
3.
LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ......................................................................................18
3.1.


Hệ thống cầu trục, tời và thiết bị nâng .......................................................................18
3.2.
Thang máy ..................................................................................................................22
4.
PHỤ LỤC ..................................................................................................................23
Phụ lục 1 – Danh mục các thiết bị nâng của nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 Mở rộng .........23


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

1.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ SỰ CẦN THIẾT

Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng được thiết kế nhằm mục đích vận hành và bảo trì
cho các thiết bị hoặc hệ thống trong nhà máy. Hệ thống bao gồm các thiết bị sau:
 Cầu trục/ tời nâng vận hành bằng điện.
 Cầu trục/ tời nâng vận hành bằng tay.
 Cổng trục.
 Cáp nâng, treo.
 Thiết bị dầm nâng chuyên dụng và các thiết bị phụ trợ.
 Các thang máy…
Hệ thống các thiết bị nâng tải được thiết kế để dịch chuyển các thiết bị hoặc các phần,
linh kiện nặng trong suốt quá trình lắp đặt vận hành và bảo trì. Trong nhà máy, hệ
thống cầu trục và thiết bị nâng được bố trí tại các khu vực sau: khu vực gian tuabin, lò
hơi, trạm bơm nước cấp, trạm bơm nước làm mát tuần hoàn, khu vực trạm bơm dầu,
nhà kho và xưởng sửa chữa, khu vực máy nghiền than, khu vực các quạt gió, quạt

khói, và các khu vực khác có thiết bị nặng lớn hơn 50 kg cần tháo lắp bảo dưỡng
thường xuyên.
Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng sẽ được chế tạo và lắp đặt tuân theo các điều khoản
về an toàn trong vận hành và bảo trì của người vận hành, của quy phạm an toàn lao
động cũng như tuân thủ theo các quy định quốc tế, trong nước trong việc thiết kế, chế
tạo và thử nghiệm.
Ngoài ra, do đặc thù của nhà máy nhiệt điện đốt than, vị trí nhà máy nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa và gần biển nên hệ thống cầu trục và thiết bị nâng cũng sẽ
được thiết kế để đảm bảo chịu được sự ăn mòn (than, bụi, ẩm, muối, …) trong suốt
tuổi thọ vận hành của nhà máy.
Bên cạnh hệ thống cầu trục, tời nâng phục vụ cho quá trình vận hành, bảo trì thiết bị,
nhà máy còn được trang bị các thiết bị nâng – thang máy để vận chuyển con người,
thiết bị ở các khu vực nhà điều khiển trung tâm, lò hơi, ống khói.
Việc thiết kế, chế tạo, lắp đặt và thử nghiệm thang máy sẽ phải tuân thủ các quy phạm
an toàn, các quy định, tiêu chuẩn quốc tế và trong nước. Ngoài ra, việc thiết kế thang
máy phải phù hợp cho nhà máy nhiệt điện đặt sát biển cũng như đặc trưng khí hậu
nhiệt đới gió mùa.

Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 1 / 24


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

2.
2.1.


Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

TIÊU CHÍ THIẾT KẾ
Thơng số đầu vào, đặc tính thiết bị

2.1.1. Hệ thống cầu trục, tời và các thiết bị nâng
Việc xác định thông số đầu vào cho q trình thiết kế hệ thống đóng vai trị rất quan
trọng. Thông số đầu vào của hệ thống cầu trục, tời và các thiết bị nâng cho một khu
vực bất kỳ bao gồm tải trọng nâng lớn nhất trong khu vực, bố trí kết cấu, thiết bị trong
khu vực đó.
Việc liệt kê tải trọng các thiết bị để có thể xác định được tải trọng nâng lớn nhất, qua
đó có thể lựa chọn công suất nâng tương ứng cho thiết bị nâng. Việc xác định bố trí kết
cấu và thiết bị để có thể xác định hành trình, chiều cao nâng…cho thiết bị nâng. Kết
hợp các thông số đầu vào như trên, ta có thể lựa chọn được các đặc tính thiết bị như
kiểu loại, tải trọng nâng, chiều cao nâng…cho các cầu trục, tời và thiết bị nâng cho các
khu vực một cách tương ứng.
Thông số đầu vào cho quá trình thiết kế được xác định qua bảng sau:
Khu vực
Khu vực A

Thơng số

Giá trị

Đơn vị

Các kích thước trong khu vực
-

Chiều dài


A

m

-

Chiều rộng

B

m

-

Chiều cao

C

m

N/A

N/A

Bố trí kết cấu, thiết bị (bản vẽ bố trí
tổng quan cho khu vực )
Tải trọng thiết bị
-


Thiết bị A

A

tấn

-

Thiết bị B…

B

tấn

-

Tải trọng lớn nhất

C

tấn

Trước khi tiến hành quá trình thiết kế chi tiết của hệ thống cho bất kì khu vực trong
nhà máy, nhà Thầu sẽ phải trình cho Chủ đầu tư các thơng số đầu vào như bảng trên để
xác định tải trọng nâng lớn nhất và chiều cao nâng, việc lựa chọn kiểu thiết bị nâng,
cầu trục, tời nâng điện hay tời tay…theo công suất nâng sẽ được trình bày trong mục 3
– Phân tích lựa chọn cơng nghệ.
1. u cầu chung
Hệ thống cầu trục, tời và các thiết bị nâng sẽ được thiết kế phù hợp cho nhà máy nhiệt
điện đặt sát biển cũng như đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 2 / 24


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Cầu trục, tời và các thiết bị nâng phải được thiết kế với 15% dự phòng của tải trọng
lớn nhất và phải tuân thủ theo các yêu cầu như sau:
 Các cầu trục, tời và thiết bị nâng sẽ chịu được công suất danh định khi quá tải 15%
lúc thơng thường mà khơng gây ra bất kì thiệt hại cho các bộ phận của máy.
 Độ lệch của cầu phải nhỏ hơn 1/800 dưới tải trọng đánh giá hoặc áp dụng luật và
tiêu chuẩn.
 Cầu: Các dầm cầu sẽ được làm từ từng đoạn dầm cán hoặc các đoạn hộp hàn. Các
cầu trục sẽ có đường ray bằng thép cho xe tời. Các đường ray sẽ được trang bị các
thiết bị chặn bánh xe tại mỗi đầu cuối của cầu để chặn hành trình của xe tời. Một
lối đi bộ sẽ được thiết lập trên toàn bộ chiều dài của cầu về phía trục truyền động.
Lối đi bộ phải rộng ít nhất 600mm với một lan can cao 1.100mm về phía hở và
xích an tồn tại tất cả các khe hở. Bản tựa cao 150mm sẽ được lắp đặt tại vị trí tay
vịn của lan can. Cơ cấu điều khiển cầu sẽ bao gồm một trục ngang truyền động từ
các bánh xe và sẽ được truyền động bằng động cơ điện và cơ cấu truyền động. Cầu
sẽ được điều khiển từ các xe có tải trọng đủ lớn phía sau để mang tải danh định.
Mỗi xe sẽ được trang bị các bộ giảm chấn.
a) Vận hành
Vị trí của cabin người vận hành sẽ ở cuối của cầu để khơng ảnh hưởng tới hành trình
của xe tời. Nhà cung cấp sẽ thiết kế trong cabin người vận hành các bộ điều khiển cần

thiết, thiết bị cảnh báo vận hành bằng chân, các thang cho phép đi lại giữa buồng điều
khiển tới sàn cầu và các thiết bị.
Cầu trục, tời và các thiết bị nâng sẽ có thể được vận hành từ cả cabin vận hành và các
công tắc nút nhấn treo nhưng hoạt động thì chỉ được hoạt động hoặc từ cabin vận hành
hoặc công tắc nút nhấn treo. Cơng tắc nút nhấn treo phải có nắp bảo vệ an toàn.
b) Xe tời
Khung của xe tời sẽ được làm từ thép hàn, thép đúc hoặc cấu trúc kim loại hàn được
hoặc là kết hợp các kiểu trên. Nó sẽ được thiết kế có cấu trúc bền vững để mang tải
đến đường ray của cầu mà khơng có sai lệch đáng kể nào. Mỗi móc nâng sẽ bao gồm
động cơ điện, hộp giảm tốc, tang quay, phanh hãm động cơ điện tự động và phanh hãm
tải cơ khí tự động. Các tang quay sẽ được làm từ kim loại hàn, thép đúc, tấm hàn hoặc
vật liệu tương đương, và sẽ được thiết kế để mang được tải trọng nghiền và tải trọng
cong.
c) Cáp nâng
Dây cáp sẽ được thiết kế phù hợp về cấu trúc và có các đặc tính bền dẻo và bền vững.
Khi móc nâng ở vị trí thấp nhất, ít nhất phải cịn một vịng dây khép kín duy trì ở tang
quay.
d) Móc nâng
Các móc nâng được làm từ thép chịu lực và có chốt an tồn.
Các móc sẽ là kiểu xoay với các ổ bi và có thể xoay trở tự do bằng tay khi mang đầy
tải.
Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 3 / 24


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2


Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

e) Bộ truyền động
Tất cả bộ truyền và các bánh răng được làm bằng thép hoặc vật liệu khác đạt độ cứng
và độ bền để đáp ứng tải yêu cầu. Tất cả các bộ truyền được trang bị vỏ hộp hoặc các
lớp bảo vệ để giữ dầu, bảo vệ khỏi bụi bẩn và thuận lợi khi kiểm tra.
f) Gối trục
Các kiểu gối trục được làm theo quy định của nhà chế tạo cầu trục, tời và các thiết bị
nâng. Tất cà các gối trục được cung cấp chất bơi trơn. Vỏ kín gối trục được thiết kế để
tránh bụi bẩn và ngăn không cho dầu hoặc mỡ bôi trơn ra ngoài.
g) Phanh hãm
Các phanh hãm được cung cấp thích hợp cho các chuyển động và chuyển hướng dự
tính trước. Phanh hãm cho chuyển động của cầu sẽ được điều hành bằng bàn đạp bằng
chân đặt trong cabin điều khiển và có momen xoắn ít nhất phải bằng momen cả động
cơ cầu đó. Phanh hãm cho chuyển động của xe tời được trang bị và có momen xoắn
tương đương đến lớn hơn động cơ của xe tời đó. Mỗi tời nâng độc lập sẽ có cả phanh
hãm động cơ điện tự động và phanh hãm cơ khí tự động. Cơng tắc giới hạn tời nâng sẽ
giới hạn hành trình đi lên của cụm tời nâng bằng cách chuyển điện từ động cơ sang
cấp cho phanh hãm. Công tắc giới hạn sẽ là hoặc mạch điện hay mạch điều khiển.
h) Đường ray
Mối nối, thiết bị chặn cuối và tất cả các bulông, đai ốc và đệm cần thiết sẽ được cung
cấp. Các nút cuối đường ray sẽ được lắp đặt. Tất cả đường ray sẽ được trang bị dây nối
đất.
i) Các thiết bị điện và điều khiển
Động cơ:
 Động cơ cầu trục sẽ là loại có vỏ bọc và đảo chiều.
 Động cơ cầu trục cho tời nâng, dịch chuyển, dịch chuyển ngang là loại công suất
không đổi.
Dây điện: Các dây điện và các thiết bị phụ trợ liên quan từ phòng điện trung tâm tới
cầu trục sẽ được cung cấp.

Đèn chiếu: Dàn đèn treo bên dưới cầu sẽ được cung cấp.
Dây dẫn cho xe tời: Các dây dẫn cho xe tời sẽ được nối chặt.
2. Yêu cầu cho hệ thống Cầu trục
Cầu trục cho nhà máy nhiệt điện bao gồm cầu trục một dầm và cầu trục hai dầm được
minh họa như hình bên dưới.

Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 4 / 24


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Cầu trục sẽ bao gồm nhưng không giới hạn các hạng mục như sau:
 Xe tời với các móc nâng chính và phụ (nếu có) và các phụ kiện nâng kết hợp.
 Các dầm cầu trục hoàn chỉnh với những tay vịn, lối đi và lối tiếp cận (nếu có).
 Đường ray, các phụ kiện cố định đường ray và thiết bị dừng.
 Các thiết bị chống va đập.
 Các động cơ nâng và động cơ di chuyển.
 Cabin vận hành hồn chỉnh có lắp điều hịa khơng khí (nếu có).
 Các thiết bị điện bao gồm các động cơ, các công tắc, bảng điều khiển, khởi động,
máy biến áp, rờ le, đèn chiếu, chấn lưu điện tử, dây điện, ống chứa dây, đường dẫn
chính, cầu dao tại chỗ và các dây dẫn cho đèn báo hiệu.
 Trục nâng, các đường dẫn kết nối cơ khí và các thiết bị điện, các thiết bị điều khiển
cần thiết cho vận hành cầu trục.
Cầu trục sẽ phải tuân theo các yêu cầu chung như mục 2.1.1.1 – Yêu cầu chung, các

tiêu chuẩn trong nước và quốc tế như mục 2.2 – Tiêu chuẩn áp dụng và các yêu cầu
như sau:
a) Vật liệu
 Những mối ghép hàn được thực hiện theo các quy định và phải tuân theo đặc tính
kỹ thuật phù hợp.
 Thép tấm và thép cấu trúc làm việc: thép tấm và thép cấu trúc phải được chế tạo
theo những yêu cầu của AISC, ASME, AWS và JIS. Việc chế tạo ngoài việc thực
hiện theo thực tế tốt nhất mà cịn phải phẳng, khơng cong hay nhấp nhơ.
 Đúc:

Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 5 / 24


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

+ Những vật đúc phải đúng mẫu và đạt những tiêu chuẩn và điều kiện, khơng có
những lỗ rỗ, xốp, điểm cứng, khuyết tật, rạn nứt và các tổn hại khác.
+ Những vật đúc sẽ không được sửa chữa, hàn trừ những lỗi nhỏ và không gây ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sức bền, khả năng sử dụng hoặc tính chất có thể gia cơng
của các vật đúc. Các vật đúc sẽ không được hàn sau khi ủ lần cuối.
 Hàn:
+ Các phần để được hàn điện sẽ được cắt chính xác để có kích thước và hình dạng
phù hợp. Các biên dạng hàn sẽ được chuẩn bị bằng cách cắt bằng mỏ đốt hoặc gia
công để phù hợp cho yêu cầu hàn để cho phép sự xâm nhập chính xác và kết hợp

tốt của mối hàn với kim loại cơ bản.
+ Bề mặt cắt phải khơng có các khuyết tật có thể nhìn thấy được, chẳng hạn các
khuyết tật rỗ hoặc hư hỏng bề mặt do việc cắt hoặc cắt ngọn lửa hình đuốc hoặc
các khuyết tật gây hư hại khác.
+ Bề mặt của các biên dạng hàn để được hàn phải đảm bảo khơng gỉ, khơng có dầu
hay các chất bôi trơn, và các vật liệu bên ngoài khác.
+ Các tấm mỏng sau khi cắt sẽ bị loại bỏ trừ các phần được cán mỏng ở các vị trí
cục bộ và có thể được cắt bỏ và thay thế bằng mối hàn của một khu vực mới trong
khu vực cắt bỏ. Các mối hàn sẽ được mài nhẵn để đảm bảo sự trơn tru.
 Kiểm tra: Các quy trình chế tạo ở trên sẽ phải chịu sự kiểm tra được mơ tả trong
các phần có liên quan của kỹ thuật này.
b) Các chi tiết cầu trục – kết cấu
 Các dầm:
+ Các dầm cầu chính phải là kết cấu loại hộp.
+ Các đường ray chữ T nặng phải được tựa đúng tâm và hàn vào các dầm. Các
phương án thay thế, bố trí đường ray và các thanh dầm cũng sẽ được xem xét.
+ Các tấm nối lớn và các tấm đệm nghiêng với các bulông phải được cung cấp tại
đầu cuối của các dầm để kết nối tới đầu cuối của gng để duy trì kết cấu bền
vững.
+ Các dầm cầu trục sẽ nhận một sai lệch dương lên trên để dầm cầu trục nằm ngang
tại tải danh định bao gồm cả xe tời. Sai lệch này không được vượt quá 1/800 (hoặc
theo luật hay tiêu chuẩn đã được phê duyệt) nhịp để tránh việc xe tời khơng tải bị
leo dốc.
 Xe gng cuối:

Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 6 / 24



Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

+ Các xe goòng được làm từ thép định hình hoặc các tấm thép hàn với nhau để tạo
nên các dầm phù hợp cho việc lắp các bánh xe.
+ Các cụm bánh xe có thể được bố trí để thay thế các bánh xe. Quy trình này sẽ
được mô tả chi tiết trong sách Hướng dẫn bảo hành.
+ Các xe goòng cuối sẽ được thiết kế để tiếp xúc với thiết bị dừng và mặt tiếp xúc sẽ
được trang bị các giảm chấn đàn hồi hoặc các đệm cao su. Các thiết bị dừng được
cung cấp từ nhà Thầu và chúng được thiết kế để tiếp xúc xe gng mà khơng
chạm vào bánh xe. Các thiết bị dừng được thiết kế để dừng các cầu trục hoạt động
với 125% tải. Các tính tốn thiết kể phải được giải trình. Các điểm dừng này sẽ
được đính vào cả 2 đầu cuối của đường ray.
 Bánh xe: Các bánh xe sẽ có rãnh đơi được gia cơng kiểu đường ray hoặc bằng
phẳng theo các kích cỡ và được làm bằng thép đúc được tôi, thép rèn hoặc thép
tấm hoặc sẽ có lốp thép ở tâm. Các rãnh sẽ được giảm dần và cong để tránh bị trật
bánh.
 Lối đi bộ: Tùy theo từng cầu trục, lối đi bộ sẽ được cung cấp hoặc không. Lối đi bộ
bằng thép tấm dạng carô với chiều rộng tối thiểu là 600mm sẽ trải suốt chiều dài
cầu trục về phía lái của máy cẩu và một lối tương tự ngắn hơn sẽ được bố trí về
phía bên kia của cầu để tiếp cận các điểm gom xe tời. Lối đi bộ sẽ có các tấm thép
chân cao 150mm về mỗi phía. Một lan can cao 1100mm với đường ray ở giữa sẽ
được cung cấp dọc theo mép ngoài của đường đi bộ và qua một đầu của cẩu trục.
 Cabin vận hành: Tùy theo từng cầu trục, lối đi bộ sẽ được cung cấp hoặc khơng.
Cabin vận hành có hệ thống điều hịa khơng khí bên trong, và được làm bằng vật
liệu khơng cháy. Cabin phải có kích cỡ đủ lớn để chứa các thiết bị để vận hành cầu
trục. Một cái thang hay cầu thang phải được cung cấp để nối từ cabin tới lối đi bộ

cầu trục. Một còi báo động điện vận hành bằng chân hoặc chuông báo động được
cung cấp và gắn bên dưới sàn cabin. Một bình chữa cháy cũng sẽ được cung cấp.
Cabin được lắp ở vị trí mà người vận hành có thể quan sát được cầu trục đang hoạt
động.
 Lối tiếp cận: Tùy theo từng cầu trục, lối đi bộ sẽ được cung cấp hoặc không. Lối
tiếp cận gồm hai điểm đến, mỗi cái ở mỗi đầu cuối của nhà Tuabin. Những bộ chỉ
báo được cung cấp cho phép người vận hành đến các phần cầu trục một cách chính
xác tại các điểm đến.
 Đường ray/ điểm dừng:
+ Nhà thầu phải cung cấp và thiết lập các đường ray và điểm dừng và đưa ra các
kích thước của dầm hỗ trợ đường ray được cung cấp từ nhà Thầu. Các đường ray
phải được thiết kế an toàn để đảm bảo hoạt động của cầu trục và cung cấp các phụ
kiện.
+ Các gối chặn bằng cao su sẽ được cung cấp tại điểm cuối của kết kết nâng và các
bánh xe. Các gối chặn này giúp cho việc ngăn chặn các bánh xe và kết cấu nâng
trước khi chúng ngừng hẳn trong suốt quãng đường 15cm (10cm cho các bánh xe)
Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 7 / 24


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

mà không vượt quá ứng suất bền trong kết cấu và thiết bị khi cơ cấu nâng đang
vận hành ở tải và tốc độ định mức.
c) Các chi tiết cầu trục – cơ khí

 Các ổ lăn: Các ổ lăn chống ma sát sẽ được sử dụng trong toàn bộ cầu trục. Các ổ
lăn cho các bánh xe cuối cầu trục sẽ là loại ổ bạc lót dạng ống.
 Rịng rọc cáp và móc cáp: Các rịng rọc sẽ được đóng kín hồn tồn trừ các lỗ mở
cho dây cáp nâng. Các phụ kiện bôi trơn sẽ được cung cấp để bơi trơn các ổ lăn
rịng rọc. Đường kính hiệu dụng của rịng rọc sẽ được cung cấp theo các mã và tiêu
chuẩn quốc tế.
 Các móc nâng và rịng rọc: Xe tời chính sẽ được lắp móc nâng cong có thể xoay,
tháo ráp được, được rèn và chuẩn hóa, và sẽ được lắp trên một gối trục cầu. Móc
nâng phụ được rèn và chuẩn hóa, có thể xoay, là loại đơn có chốt an tồn. Rịng
rọc sẽ được làm từ thép rèn và được chuẩn hóa và sẽ được bố rí để cho phép móc
nâng có thể xoay trong các mặt phẳng. Ròng rọc của xe tời chính được cung cấp
một quai chữ U và chốt an tồn cho phép kết nối móc cong hoặc kết nối với các
thiết bị nâng chuyên dụng cho tuabin và máy phát. Các thiết bị nâng chuyên dụng
này cho thiết bị nhà tuabin sẽ được cung cấp bởi nhà Thầu.
 Cầu trục sẽ có 3 hoặc nhiều hơn các động cơ dẫn động, các dịch chuyển nâng,
ngang, dọc sẽ được thực hiện bới các mô tơ khác nhau và các mô tơ này là độc lập.
Những động cơ trong cầu trục có thể được vận hành đồng thời. Cầu trục sẽ được
cung cấp các nút nhấn treo điều khiển cho chuyển động nâng, chuyển động ngang,
dọc cho việc vận hành ở mỗi mức sàn.
 Cơ cấu nâng: các tới nâng chính và phụ sẽ được thiết kế để treo tải giữa các dầm
cầu tại tất cả thời điểm. Phải cịn ít nhất 2 vịng dây cáp quang tang quấn khi móc
nâng mang tải ở vị trí thấp nhất. Các tang quay được thiết để quấn dây cáp trong 1
tầng và được dự phòng thêm 1 hoặc nửa vòng khi tải ở vị trí cao nhất. Một cơng
tắc 2 tốc độ vận hành bằng tay cho cơ cấu nâng sẽ được cung cấp cho hệ thống. Cơ
cấu thắng: các xe tời sẽ có 2 phanh hãm riêng biệt:
+ Hai phanh hãm sẽ là loại má phanh lò xo tự động hoạt động bằng điện loại tác
động trực tiếp để hãm trục bánh răng động cơ truyền động. Momen xoắn của
những phanh hãm này không nhỏ hơn momen xoắn trên truc động cơ khi mang
150 % tải lớn nhất.
+ Các phanh hãm phải có độ tin cậy cao và đóng ngay khi mất điện.

 Cơ cấu vận chuyển:
+ Sự dịch chuyển dọc của cầu trục phải đảm bảo tốc độ đồng bộ ở xe goòng. Một
trục chéo được cung cấp, dẫn động bằng động cơ điện AC đảo chiều, động cơ điện
này kết nối với bộ truyền động ít nhất với 1 bánh răng của mỗi đi cầu. Các xe
gng được thiết kế sao cho tải trọng tác động lên mỗi bánh là như nhau.
+ Các cẩu trục, bánh xe và các thiết bị nâng sẽ được cung cấp hệ thống phanh hãm
hiệu quả, an toàn và tự động, chúng được thiết kế để ngừng chuyển động và giữ
tải trong tất cả trường hợp vận hành thậm chí kể cả khi bị mất điện. Hệ thống
Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 8 / 24


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

phanh hãm cũng được thiết kế tương tự cho cả việc vận chuyển của xe tời và việc
nâng hạ.
+ Hệ thống phanh hãm thủy lực hoặc cơ khí vận hành bằng chân cũng sẽ được cung
cấp, chúng có công suất lớn hơn momen xoắn gây ra bởi động cơ dẫn động cầu
khi mang 100% tải lớn nhất.
 Cơ cấu dẫn động xe tời:
+ Việc dẫn động xe tời được thực hiện trên ít nhất 1 bánh xe về mỗi phía của xe tời.
Việc dẫn động này thực hiện bởi 1 động cơ AC đảo chiều.
+ Một phanh hãm có moment xoắn lớn hơn momen của động cơ dẫn động xe tời khi
mang 100% tải sẽ được cung cấp cho hệ thống, chúng sẽ hoạt động tự động hoặc
bằng cơng tắc giới hạn trang bị ở cuối hành trình của xe tời, hoặc bằng cách ngắt

nguồn điện cung cấp cho động cơ dẫn động.
+ Các thiết bị báo động được cung cấp và sẽ phát ra âm báo động khi tời hoạt động.
 Cáp nâng hạ:
+ Các sợi cáp nâng là các sợi thép.
+ Hệ số an toàn của các cáp nâng không được nhỏ hơn 5. Yêu cầu về sức bền của
cáp sẽ được quy định từ nhà Thầu để sản xuất cáp.
+ Các hệ thống cáp nâng phải được sắp xếp để tránh việc xoắn dây ngược bất cứ khi
nào có thể.
d) Bơi trơn
Cầu trục sẽ được cung cấp một hệ thống bôi trơn trung tâm với bơm tay.
e) Sơn hiển thị
Công suất của cầu trục và cẩu trục phụ sẽ được sơn trên các thiết bị để có thể nhìn thấy
rõ.
f) Kiểm tra trước khi lắp đặt
Trước khi lắp đặt, các đường ray sẽ được kiểm tra để lắp đặt chính xác và phù hợp.
Việc lắp đặt sẽ không được tiến hành cho đến khi việc lắp đặt đã chính xác và dung sai
đúng, ví dụ như khoảng cách của cầu trục, khoảng cách và mức giữa các đường ray,
mức dọc theo các đường ray và sự đồng tâm…Tất cả các ghi nhận sẽ phải được báo
cáo.
g) Sự lắp ráp
Cầu trục sẽ được cung cấp, lắp ráp và loại bỏ các thanh giằng có thể được yêu cầu để
duy trì hoặc sửa chữa hình dáng các bộ phận trong quá trình vận chuyển và lắp ráp.
Sau khi loại bỏ các thanh giằng tạm thời, các điểm hàn sẽ được tháo ra 1 cách trơn tru
và sửa chữa các khu vực bị hư hại bằng cách hàn.
Khi cẩu và cần trục được dựng lên, dung sai, khoảng cách và các kích thước quan
trong khác được biểu diễn trên bản vẽ phải được tuân thủ.
Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 9 / 24



Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

h) Xử lý công trường và lưu trữ các thiết bị
Là những nơi lắp đặt thiết bị, những nơi này cần được bảo vệ và ngăn chặn trong suốt
quá trình lưu trữ xử lý và lắp đặt.
Cần phải chăm sóc thường xuyên để tránh thiết bị bị hư hỏng, bẩn hoặc bị ăn mòn.
Nếu các thiết bị được đem đến cơng trường trước khi lắp đặt thì tồn bộ thiết bị kể cả
thiết bị bao gói cũng phải được cất ở 1 nơi sạch sẽ cũng như được bảo vệ.
i) Kiểm nghiệm
Kiểm tra vật liệu:
 Các vật liệu, phụ kiện và lắp ráp sẽ được kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định và
được thực hiện theo phương pháp tốt nhất áp dụng cho các loại có liên quan.
 Các yêu cầu kiểm tra và thử ngiệm sẽ được ghi nhận và phải có sự xác nhận.
 Các hồ sơ kiểm tra sẽ xác định các bộ phận, những cái vật liệu được sử dụng và
các giấy chứng nhận phải được chuẩn bị để có thể dễ dàng xác định các thông số
nếu đã tuân theo các tiêu chuẩn hay các thông số kỹ thuật đã áp dụng.
Kiểm tra mối hàn:
 Việc kiểm tra bằng hạt từ tính của các mối hàn sẽ được thực hiện bởi nhà Thầu.
Nơi những mối hàn chịu sự kiểm tra bằng tia X-quang, kĩ thuật được sử dụng và
những tiêu chuẩn áp dụng cho các mối hàn sẽ phải làm theo Đặc tính kỹ thuật này.
Kiểm tra các thiết bị điện:
 Nhà sản xuất phải tiến hành các thử nghiệm để đảm bảo các thiết bị được cung cấp
theo những tiêu chuẩn phù hợp và nó sẽ có chức năng phù hợp với kỹ thuật này.
Thử nghiệm và Vận hành: Việc thử nghiệm quá tải sẽ tại 125% SWL và phải được
đăng kí với chính quyền địa phương.

3. Yêu cầu cho Cổng trục
Cổng trục cho nhà máy nhiệt điện được minh hoạ như hình bên dưới.

Cổng trục sẽ bao gồm nhưng khơng giới hạn các hạng mục như sau:
Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 10 / 24


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Xe tời với móc nâng và các phụ kiện cần thiết.
 Các dầm cầu trục hoàn chỉnh với những tay vịn, lối đi và lối tiếp cận.
 Đường ray, các phụ kiện cố định đường ray và thiết bị dừng.
 Các thiết bị chống va đập.
 Các động cơ nâng và động cơ di chuyển.
 Kết cấu chân đỡ.
 Các thiết bị điện bao gồm các động cơ, các công tắc, bảng điều khiển, khởi động,
máy biến áp, rờ le, đèn chiếu, chấn lưu điện tử, dây điện, ống chứa dây, đường dẫn
chính, cầu dao tại chỗ và các dây dẫn cho đèn báo hiệu.
 Trục nâng, các đường dẫn kết nối cơ khí và các thiết bị điện, các thiết bị điều khiển
cần thiết cho vận hành cổng trục.
Cổng trục sẽ phải tuân theo các yêu cầu như mục 2.1.1.1 – Yêu cầu chung và các tiêu
chuẩn trong nước và quốc tế như trong mục 2.2 – Tiêu chuẩn áp dụng cũng như phải
tuân thủ các đã nêu trong mục 2.1.1.2 – Yêu cầu cho cầu trục đối với các hạng mục
tương ứng.

Ngoài ra, việc thiết kế cổng trục phải phù hợp cho thiết bị vận hành ngoài trời.
4. Yêu cầu cho tời nâng điện
Tời nâng điện cho nhà máy nhiệt điện được minh họa như hình bên dưới.

Tời nâng điện sẽ bao gồm nhưng khơng giới hạn các hạng mục như sau:
 Xe tời với các móc nâng và các phụ kiện.
 Đường ray, các phụ kiện cố định đường ray và thiết bị dừng.
 Các thiết bị chống va đập.
 Các động cơ nâng và động cơ di chuyển.

Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 11 / 24


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Các thiết bị điện cần thiết bao gồm các động cơ, các công tắc, bảng điều khiển,
khởi động, dây điện, ống chứa dây, đường dẫn chính, cầu dao tại chỗ và các dây
dẫn…
 Trục nâng, các đường dẫn kết nối cơ khí và các thiết bị điện, các thiết bị điều khiển
cần thiết cho vận hành tời nâng.
 Các sàn thao tác để kiểm tra, bảo trì hoặc các thiết bị tiếp cận chuyên dụng.
Tời nâng điện sẽ phải tuân theo các yêu cầu như mục 2.1.1.1 – Yêu cầu chung và các
tiêu chuẩn trong nước và quốc tế như trong mục 2.2 – Tiêu chuẩn áp dụng cũng như
phải tuân thủ các đã nêu trong mục 2.1.1.2 – Yêu cầu cho cầu trục đối với các hạng

mục tương ứng.
5. Yêu cầu cho tời nâng tay với ray dẫn
Tời nâng tay với ray dẫn được minh hoạ như hình bên dưới.

Tời nâng tay với ray dẫn sẽ bao gồm nhưng không giới hạn các hạng mục như sau:
 Xe tời với các móc nâng, xích nâng và các phụ kiện.
 Đường ray, các phụ kiện cố định đường ray và thiết bị dừng.
 Các thiết bị chống va đập.
 Các sàn thao tác để kiểm tra, bảo trì hoặc các thiết bị tiếp cận chuyên dụng.
Tời nâng tay với ray dẫn sẽ phải tuân theo các yêu cầu như mục 2.1.1.1 – Yêu cầu
chung và các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế như trong mục 2.2 – Tiêu chuẩn áp
dụng cũng như phải tuân thủ các đã nêu trong mục 2.1.1.2 – Yêu cầu cho cầu trục đối
với các hạng mục tương ứng.
6. Yêu cầu cho các thiết bị nâng khác
Các thiết bị nâng khác bao gồm các pă lăng và các xe nâng chuyên dụng được minh
họa như các hình bên dưới.

Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 12 / 24


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Các thiết bị nâng như pă lăng và các xe nâng chuyên dụng sẽ phải tuân theo các yêu
cầu như mục 2.1.2.1 – Yêu cầu chung và các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế như

trong mục 2.2 – Tiêu chuẩn áp dụng cũng như phải tuân thủ các đã nêu trong mục
2.1.2.2 – Yêu cầu cho cầu trục đối với các hạng mục tương ứng.
2.1.2. Thang máy
Thang máy trong nhà máy nhiệt điện sẽ được thiết kế nhằm mục đích tiếp cận tới các
khu vực nhà điều khiển trung tâm, lị hơi, ống khói.
 Nhà điều khiển trung tâm: thang máy cho khu vực nhà điều khiển trung tâm được
sử dụng vận chuyển con người tới các tầng trong toà nhà. Thang máy cho nhà điều
khiển trung tâm sẽ có cơng suất nâng khoảng 825 ~1.050 kg (11-14 người).
 Khu vực lò hơi: thang máy cho khu vực lò hơi được sử dụng để vận chuyển con
người, thiết bị tới các cao độ của lò hơi. Thang máy cho lị hơi sẽ có cơng suất
nâng khoảng 2.000 kg (20 người).
Khu vực ống khói: thang máy cho khu vực ống khói được vận chuyển để đưa con
người tới các cao độ của ống khói. Thang máy cho ống khói sẽ có cơng suất nâng
khoảng 300-500 kg (2-3 người).
a) Yêu cầu chung
Mỗi thang máy hoàn chỉnh sẽ bao gồm nhưng không giới hạn các hạng mục như sau:
 Cabin với một cửa trượt tư động gồm 2 phần.
 Đối trọng và lớp phủ bảo vệ đối trọng chạy trong hố trục thang máy.
 Cơ cấu nâng bao gồm bánh lái, hộp giảm tốc, ly hợp, mô tơ và thắng cũng như các
thiết bị bảo vệ mô tơ khi quá tải.
 Các cáp nâng và cáp điều khiển cũng như xích hoặc cáp đáy thang máy để bù lại
trọng lượng của cáp nâng.
 Các thanh ray dẫn cho cabin và đối trọng.
 Các thiết bị cần thiết để theo dõi tốc độ và thiết bị an toàn cho bánh răng của cabin.
 Các thiết bị cần thiết cho việc lựa chọn cao độ đến và mở cửa tự động.
Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 13 / 24



Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Các công tắc giới hạn, bộ đệm và ngừng cho cabin và đối trọng.
 Các cửa trục được thiết kế là cửa trượt chống cháy.
 Lớp lót trục giữa các cửa trục.
 Các thiết bị điện điều khiển hồn chỉnh bao gồ các cơng tắc, rờ le, công tắc thời
gian…cũng như các tủ điện điều khiển.
 Các thiết bị cần thiết để thơng gió cho thang máy như quạt, bộ lọc, đường ống
gió…
 Cơng tắc cách ly tồn bộ đường dây (cơng tắc chính).
 Tất cả các bảng điều khiển và các công tác điều khiển.
 Các thiết bị liên lạc cho cabin và buồng thang máy để kết nối tới hệ thống liên lạc
nội bộ bao gồm các dây cáp và các thiết bộ báo hiệu khẩn cấp hồn chỉnh.
 Hệ thống chiếu sáng và thơng gió cho cabin và trục.
 Hệ thống cung cấp điện cho tín hiệu báo động, hệ thống thơng gió và chiếu sáng
trong cabin.
 Các thiết bị cần thiết để kiểm tra và di chuyển trong buồng nâng.
 Tất cả dây cáp điện, dây điện từ cơng tắc cách ly chính trong buồng thang máy.
 Một bộ dụng cụ đặc biệt và tắc cơ để bảo trì thang máy.
Thang máy cho ống khói sẽ có thêm những yêu cầu như sau:
 Lồng thang máy hoàn chỉnh với cửa, buồng nâng, bộ nút nhấn và các thiết bị cần
thiết khác.
 Tất cả các thành phần, kết cấu thép cần thiết để chứa toàn bộ thang máy trên lồng
thang máy, dẫn hướng cho lồng, các thanh dầm đỡ, cơ cấu cơ khí…
 Giá đỡ, bộ đệm, các thiết bị an toàn, các bộ nút nhấn và các đèn hiển thị…
b) Yêu cầu kỹ thuật

Các thang máy phải được thiết kế, lắp đặt và thử nghiệm theo các tiêu chuẩn quốc tế
và trong nước và tuân thủ theo tiêu chuẩn có yêu cầu cao hơn. Các thang máy sẽ phải
đảm bảo các yêu cầu như bên dưới:
 Các thang máy được thiết kế là loại dây cáp kéo với cơ cấu kéo.
 Trong quá trình thi cơng lắp đặt, các phía của cabin (khơng có cửa) và sàn sẽ được
phủ bằng các tấm bảo vệ (tấm ván cứng hoặc tương đương).
 Các động cơ và hộp giảm tốc được thiết kế để có tối thiểu 180 lần khởi động/ dừng
trên 1 giờ. Các động cơ và hộp giảm tốc phải có lớp che chắn thích hợp.
 Các cơ cấu nâng sẽ là loại cơng nghiệp nặng thích hợp cho việc lắp đặt ngồi trời.
Các lớp phủ bảo vệ vá cách nhiệt bên ngoài cho buồng thang máy và trục nâng sẽ
được cung cấp.
Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 14 / 24


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Các cabin sẽ được làm từ thép không gỉ. Một lớp chống va đập sẽ được cung cấp ở
phía ngồi. Ở bề mặt trong cabin sẽ được cung cấp một bộ tay vịn bằng nhôm oxit
(anodized aluminum).
 Sàn cabin sẽ được làm bằng thép và có lớp phủ sàn platic (PVC hoặc tương
đương).
 Các thiết bị thông gió và chiếu sáng sẽ được gắn trên nóc cabin.
 Cabin sẽ có 1 lối vào, có cửa trượt tự động và làm bằng thép không gỉ.
 Các điểm dừng tại mỗi sàn sẽ được cung cấp.

 Các rào chắn ánh sáng quang điện sẽ được gắn tại lối vào cabin.
 Một bộ hiển thị gồm các nút nhấn gọi tầng và mũi tên ‘up’, ‘down’ sẽ được cung
cấp trong cabin.
 Nóc cabin sẽ được trang bị các rào chắn chống xoắn tại 3 phía. Một tấm thép có
gắn được gắn cố định trên rào chắn các thiết bị và ổ cắm điện cần thiết sẽ được
cung cấp cho các công tác kiểm tra, sửa chữa.
 Thang máy sẽ được trang bị thiết bị điều chỉnh quá tải (điều chỉnh được) với tín
hiệu thị giác và âm thanh trong cabin.
 Các bảng điều khiển cabin sẽ bao gồm các nút nhấn chọn tầng, các nút nhấn báo
động sự cố, nút nhấn điều khiển đóng mở cửa, các bộ hiển thị quá tải bằng âm
thanh và thị giác và nút hiển thị ‘out-of-service’, cũng như công tắc quạt.
 Các nút nhấn chọn tầng, bao gồm nút nhấn chọn bên ngoài sẽ được thiết kế dưới
dạng nút nhấn và phải hiển thị xác nhận đã chọn tầng.
 Các nút nhấn gọi tầng sẽ không xác nhận trong trường hợp cabin đang ở tại tầng
đó.
 Cửa và các điểm tiếp xúc đóng mở cửa phải được thiết kế kín hồn tồn, chống bụi
nhiều nhất có thể và có các tiếp điểm an tồn bổ sung để tránh thang máy vận hành
khi cửa chưa đóng đúng cách hoặc cửa mở khi thang máy đã hoạt động. Một thiết
bị mở khóa khẩn cấp sẽ được gắn trên mỗi cửa.
 Hệ thống chiếu sáng trục thang máy sẽ được cung cấp tại mỗi điểm dừng và
khoảng cách của mỗi cái là không quá 3 mét. Hệ thống chiếu sáng trục thang máy
sẽ được cung cấp một ổ cắm. Một công tắc cho mỗi cái sẽ được cung cấp trong
buồng thang máy và trong hố trục nâng.
 Các bộ dẫn hướng cho cabin và đối trọng sẽ được thiết kế dưới dạng con lăn.
 Các bộ đệm của cabin và đối trọng trong hố của trục nâng sẽ được thiết kế dạng
dầu thủy lực và sẽ được trang bị kính xem hoặc que thử mức dầu và có thiết bị
điện bảo vệ an tồn. Thiết bị này phải đảm bảo thang máy không hoạt động trong
trường hợp bộ đệm khơng mở rộng hồn tồn hoặc khơng hoạt động.
 Các bánh răng an toàn phải là kiểu mới và tiên tiến nhất. Các bánh răng kiểu an
toàn tạm thời là không được chấp nhận.

Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 15 / 24


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Điện thế điều hiển là 220 VAC. Toàn bộ các thiết bị chuyển mạch sẽ được lắp đặt
tại buồng máy thang máy và sẽ được lắp đặt cho trục.
 Thậm chí trong trường hợp mất điện từ nguồn chính của hệ thống chiếu sáng, thiết
bị cảnh báo và thơng gió, nguồn điện dự phịng sẽ phải giữ cho hệ thống thơng gió,
cảnh báo và chiếu sáng trong cabin hoạt động trong ít nhất 4 giờ.
 Cho hệ thống liên lạc, các dây cáp, cáp điện thoại sàng lọc sẽ được sử dụng.
 Hệ thống liên lạc sẽ được thiết kế kiểu treo tường. Trong cabin, các bộ liên lạc sẽ
được trong khe gần với bảng điều khiển cabin. Việc lắp và lựa chọn kiểu bộ liên
lạc sẽ phải được Chủ đầu tư xem xét và chấp thuận.
 Các bộ điều khiển sẽ được cung cấp 1 bộ điều chỉnh êm, cái sẽ tự động bù đắp sự
giãn dài của dây cáp trong quá trình nâng và xả tải và đảm bảo vị trí dừng cố định
của thang máy.
 Các kết nối của các thiết bị nâng phải có cơ chế chống rung để ngăn ngừa sự kích
thích của sự rung cơ học. Hệ thống thơng gió cưỡng bức sẽ được cung cấp trong
buồng máy thang máy để duy trì nhiệt độ tối đa khơng q 50 0C. Một bộ lọc bụi
sẽ được cung cấp tại cửa lấy gió.
 Phanh hãm sẽ là kiểu phanh hãm kép với động cơ thắng từ.
 Các bánh răng phải được kín hoàn toàn và ngâm trong dầu.
 Các bộ dẫn động sẽ được trang bị các bộ điều khiển điện tử để đảm bảo việc tăng

và giảm tốc một cách liên tục mà không phụ thuộc vào tải. Trong thời gian tiếp
theo, phanh hãm không được hoạt động trước khi dừng hẳn.
Đối với thang máy cho ống khói, các yêu cầu thêm như sau sẽ được áp dụng:
 Kiểu thang máy cho ống khói là kiểu thang máy xây dựng.
 Thang máy sẽ có khả nâng vận hành từ cao độ nền tới đỉnh ống khói các điểm
dừng trung gian giữa 2 vị trí này. Các điểm dừng trung gian sẽ được yêu cầu để
tiếp cận các khu vực cần kiểm tra, sửa chữa và phụ thuộc vào thiết kế của ống
khói.
 Cửa thang máy sẽ là loại thường đóng và thường mở và chỉ mở khi lồng thang máy
chạm tới các điểm dừng.
 Mái lồng sẽ được cung cấp một cửa thoát hiểm được kết nối tới hệ thống điều
khiển của máy nâng.
 Các bộ dẫn động gồm 2 bộ, bao gồm các động cơ AC lồng sóc, hộp giảm tốc, bánh
răng dẫn, bộ điều chỉnh quá tốc và phanh hãm. Bộ dẫn động sẽ được đặt trong lồng
dẫn động.
 Bộ điều khiển quá tốc bao gồm nhiều bánh răng để bảo vệ lồng thang máy tránh sự
quá tốc trong q trình đi xuống. Các chốt an tồn sẽ được cung cấp để đảm bảo sự
ăn khớp của bánh răng và đường ray.
Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 16 / 24


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Còi hú cho việc báo động khẩn cấp sẽ được cung cấp, việc báo động sẽ được thực

hiện bên trong lồng thang máy.
 Hệ thống phòng cháy chữa cháy cho thang máy sẽ được cung cấp.
2.2.

Tiêu chuẩn áp dụng

2.2.1. Tiêu chuẩn trong nước
Hệ thống cầu trục, tời nâng và thang máy được thiết kế tuân thủ các quy phạm kỹ thuật
an toàn hiện hành về thiết bị nâng hạ hoặc tương đương của Việt Nam như sau:
 TCVN 4244-2005: Thiết bị nâng. Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật.
 TCVN 5862 -1995: Thiết bị nâng- Chế độ làm việc.
 TCVN 5863 -1995: Thiết bị nâng - Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng.
 TCVN 5864 - 1995: Thiết bị nâng - Cáp thép, tang, rịng rọc, xích và đĩa xích u cầu an toàn.
 TCVN 4755-1989: Cần trục - Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thuỷ lực.
 TCVN 5206 -1990: Máy nâng hạ- Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
 TCVN 5207 -1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn chung.
 TCVN 5209 -1990: Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện.
 TCVN 5179 - 90: Máy nâng hạ- Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn.
 TCVN 5206 - 90: Máy nâng hạ- Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng.
 TCVN 5207 - 90: Máy nâng hạ cần contenơ - Yêu cầu về an toàn.
 TCVN 6395-2008: Thang máy điện- yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt .
 TCVN 6904-2001: Thang máy điện- Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu tạo
và lắp đặt.
 TCVN 6396-1998: Thang máy thuỷ lực- yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt.
 TCVN 6905-2001: Thang máy thuỷ lực- Phương pháp thử các yêu cầu an toàn về cấu
tạo và lắp đặt.
 TCVN 7628-2007: Thang máy - Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng.
 TCVN 5867 : 1995: Thang máy – Cabin, đối trọng, ray dẫn hướng yêu cầu an tồn.
Có thể kiểm định theo một tiêu chuẩn khác theo đề nghị của cơ sở sử dụng hay chế tạo
với điều kiện tiêu chuẩn đó có các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn bằng hoặc cao hơn so

với các chỉ tiêu quy định trong các Tiêu chuẩn Việt Nam.
2.2.2. Tiêu chuẩn quốc tế
Việc thiết kế, sản xuất, thử nghiệm và hiệu suất của cẩu trục được quy định, tuân theo
yêu cầu của các đạo luật, các tiêu chuẩn ISO mới nhất sau đây:
 ANSI B 30.2: Tiêu chuẩn về an tồn của Hoa Kì cho cần trục, cẩu trục và máy nâng.
Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 17 / 24


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 ANSI-830.2.0: Các luật về cầu trục làm việc trên không và cổng trục.
 ASME 30.2: Cầu trục trên khơng và cổng trục.
 ASME B30.9: Xích.
 ASME B30.10: Móc.
 ASME B30.11: Cầu trục 1 đường ray và cầu trục treo dưới sàn.
 ASME B30.16: Máy nâng làm việc trên không.
 ASME HST-1: Tiêu chuẩn về hiệu suất đối với máy tời điện xích.
 ASME HST-2: Tiêu chuẩn về hiệu suất của máy tời vận hành bằng tay.
 ASME A17.1: Tiêu chuẩn an toàn cho thang máy và thang cuốn.
 JIS: Các tiêu chuẩn Nhật Bản.
Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các bộ luật và những tiêu chuẩn về các đặc
tính kỹ thuật thì cái sau cùng sẽ được áp dụng.
3.
3.1.


LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ
Hệ thống cầu trục, tời và thiết bị nâng

Hệ thống cầu trục, tời và thiết bị nâng sẽ được cung cấp dựa trên tải trọng nâng lớn
nhất cũng như kết cấu của từng khu vực trong nhà máy. Tải trọng nâng này sẽ phụ
thuộc vào đặc tính của từng thiết bị, triết lý vận hành và bảo trì thiết bị của nhà cung
cấp thiết bị. Việc lựa chọn kiểu, loại dẫn động của các cầu trục, tời và thiết bị nâng
theo tải trọng như sau:
 Thiết bị nâng sẽ được trang bị cho các khu vực có tải trọng cần bảo trì từ 50 kg trở lên.
 Tải trọng lớn nhất trong khu vực từ 1,5 tấn trở xuống sẽ là kiểu tời nâng tay với
ray dẫn hoặc tời nâng điện.
 Tải trọng lớn nhất trong khu khu vực trên 1,5 tấn sẽ là kiểu cầu trục hoặc cổng trục
hoặc tời nâng vận hành bằng điện.
 Tải trọng lớn nhất trong khu vực trên 10 tấn sẽ là kiểu cầu trục vận hành bằng
điện. Tải trọng trên 30 tấn phải loại hai dầm và phải được trang bị thêm móc nâng
phụ.
 Ngồi ra, các pă lăng, thiết bị xe nâng chuyên dụng sẽ được cung cấp ở những nơi có
tải trọng nâng nhỏ mà khơng thể bố trí các thiết bị nâng ở trên hoặc ở các vị trí khơng
thể bố trí các sàn thao tác và khó tiếp cận.
Dựa trên thực tế vận hành và bảo trì trong nhà máy nhiệt điện, việc lựa chọn hệ thống
cầu trục, tời nâng cho các khu vực trong nhà máy như sau:

Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 18 / 24


Tổng Công Ty Phát Điện 3

Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

a) Gian tuabin
Gian tuabin là nơi có tải trọng nâng lớn nhất trong nhà máy, lên đến trên một trăm
(100) tấn. Việc lựa chọn công suất cầu trục sẽ dựa vào tải trọng lớn nhất của các thiết
bị trong gian tuabin và triết lý vận hành, bảo trì thiết bị của nhà sản xuất.
Gian tuabin sẽ được trang bị một (01) cầu trục làm việc trên cao (EOT) dẫn động điện
kết hợp cabin điều khiển với một móc nâng chính và một móc nâng phụ để nâng và di
chuyển các thiết bị phục vụ cơng tác bảo trì các thiết bị trong gian tuabin. Tải trọng
nâng cho phép của móc nâng phụ khơng dưới 20 tấn.
Cầu trục sẽ là loại hai dầm, bao gồm một (01) xe tời chạy trên các dầm và một cặp
đường ray cho phép các dầm di chuyển trải rộng theo chiều dài của gian tuabin.
Cầu trục sẽ phục vụ cho các thiết bị gắn liền với hai Máy phát tuabin 600MW trong
nhà tuabin và sẽ ở độ cao vừa đủ cho các móc nâng để nâng các thiết bị nằm trong
gian tuabin.
Các vật liệu được sử dụng cho các hệ thống cầu trục phải mới và khơng bị những
khuyết tật hay chưa hồn thiện.
Cầu trục cho gian tuabin sẽ bao gồm nhưng không giới hạn các thiết bị sau đây:
 Xe tời với các móc nâng chính và phụ và các phụ kiện nâng kết hợp.
 Các dầm cầu trục hoàn chỉnh với những tay vịn và lối đi.
 Đường ray, các phụ kiện cố định đường ray và thiết bị dừng.
 Các thiết bị chống va đập.
 Các động cơ nâng và động cơ di chuyển.
 Cabin vận hành hồn chỉnh có lắp điều hịa khơng khí.
 Các thiết bị điện bao gồm các động cơ, các công tắc, bảng điều khiển, khởi động,
máy biến áp, rờ le, đèn chiếu, chấn lưu điện tử, dây điện, ống chứa dây, đường dẫn
chính, cầu dao tại chỗ và các dây dẫn cho đèn báo hiệu.
 Trục nâng, các đường dẫn kết nối cơ khí và các thiết bị điện, các thiết bị điều khiển

cần thiết cho vận hành cầu trục.
Việc thử nghiệm cầu trục bao gồm cầu trục phụ trợ và phải đăng kí với địa phương.
Các thông số kỹ thuật của cầu trục gian tuabin như sau:
 Công suất định mức lớn nhất của
móc nâng chính:

Xác định sau

 Tốc độ nâng:

2,5 m/phút hoặc tương đương

 Tốc độ rão:

10% tốc độ cơ sở

 Công suất định mức tối thiểu móc nâng phụ:

Xác định sau

 Tốc độ móc nâng phụ:

4 m/phút hoặc tương đương

Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 19 / 24



Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Tốc độ rão:

10% tốc độ cơ bản

 Tốc độ xe tời dịch chuyển:

10 m/phút hoặc tương đương

(vô cấp)
 Tốc độ cầu dịch chuyển:

15 m/phút hoặc tương đương

(vô cấp)
 Bước cầu trục:

~32m

 Cấp làm việc:

A-1 as CMAA

 Các kết nối được thực hiện bằng bulông hoặc hàn. Việc sử dụng kết hợp cả hai
cách này là không được chấp nhận.
 Phanh hãm cho cầu trục gian tuanbin:

+ Móc nâng chính: 2 cái, loại phanh điện từ.
+ Móc nâng phụ: 2 cái, loại phanh điện từ.
+ Dịch chuyển ngang : 2 cái, loại phanh điện từ.
Phanh hãm là loại tác động lực.
Cầu trục cho gian tuabin sẽ phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật về cầu trục như trong mục
2.1.1.2 – Yêu cầu cho cầu trục.
b) Nhà bơm nước làm mát tuần hoàn
Trạm bơm nước làm mát tuần hoàn sẽ được cung cấp một (01) cầu trục làm việc trên
cao với một móc nâng chính và một móc nâng phụ để nâng và di chuyển các thiết bị
phục vụ cho cơng tác bảo trì trong trạm bơm.
Cầu trục sẽ là loại hai dầm, bao gồm một (01) xe tời chạy trên các dầm và một cặp
đường ray cho phép các dầm di chuyển trong trạm bơm.
Công suất cầu trục sẽ được lựa chọn dựa trên tải trọng lớn nhất của các thiết bị trong
trạm bơm nước làm mát và triết lý vận hành, bảo trì thiết bị của nhà sản xuất.
Các vật liệu được sử dụng cho các hệ thống cầu trục phải mới và không bị những
khuyết tật hay chưa hoàn thiện.
Cầu trục cho trạm bơm nước làm mát sẽ bao gồm nhưng không giới hạn các thiết bị
sau đây:
 Xe tời với móc nâng và các phụ kiện liên quan.
 Các dầm cầu trục.
 Các đường ray và thiết bị dừng.
 Động cơ nâng và di chuyển.
 Thiết bị điều khiển treo trên sàn.
 Các thiết bị điện bao gồm những động cơ, các nút nhấn treo,các công tắc, các bảng
điều khiển, bộ khởi động, các máy biến áp điều khiển, rờ le, đèn chiếu, dây dẫn,
Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 20 / 24



Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

các ống dẫn, dây dẫn chính, các tấm cách ly tại chỗ và các dây dẫn cung cấp cho
đèn chỉ thị.
Cầu trục sẽ được trang bị một bộ nút nhấn để thực hiện các chuyển động bao gồm:
 Xe tời chuyển động qua lại, tốc độ đơn:
đương

10 đến 20 m/phút hoặc tương

 Cầu chuyển động theo chiều dọc, tốc độ đơn :
đương

20 đến 40 m/phút hoặc tương

 Móc nâng, tốc độ bình thường:

2,5 m/phút hoặc tương đương

 Móc nâng, độ rão:

10% tốc độ bình thường

 Móc hạ xuống, tốc độ bình thường:

2,5 m/phút hoặc tương đương


 Móc hạ xuống, độ rão:

10% tốc độ bình thường

Cầu trục cho nhà bơm nước làm mát tuần hoàn sẽ phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật
về cầu trục như trong mục 2.1.1.2 – Yêu cầu cho cầu trục.
c) Khu vực cửa lấy nước trạm bơm làm mát tuần hoàn
Khu vực cửa lấy nước trạm bơm là khu vực ngồi trời, khơng có các kết cấu thích hợp
để bố trí các thiết bị nâng như cầu trục hay tời nâng. Do đó, thiết bị nâng cho khu vực
này sẽ được chọn là loại cổng trục.
Cổng trục được trang bị cho mục đích bảo trì, tháo dỡ, lắp ráp các khung lưới ở cửa
lấy nước trạm bơm.
Cổng trục cho khu vực cửa lấy nước trạm bơm sẽ bao gồm nhưng không giới hạn các
thiết bị như sau:
 Xe tời với móc nâng và các phụ kiện cần thiết.
 Các dầm cầu trục hoàn chỉnh với những tay vịn, lối đi và lối tiếp cận.
 Đường ray, các phụ kiện cố định đường ray và thiết bị dừng.
 Các thiết bị chống va đập.
 Các động cơ nâng và động cơ di chuyển.
 Kết cấu chân đỡ.
 Các thiết bị điện bao gồm các động cơ, các công tắc, bảng điều khiển, khởi động,
máy biến áp, rờ le, đèn chiếu, chấn lưu điện tử, dây điện, ống chứa dây, đường dẫn
chính, cầu dao tại chỗ và các dây dẫn cho đèn báo hiệu.
 Trục nâng, các đường dẫn kết nối cơ khí và các thiết bị điện, các thiết bị điều khiển
cần thiết cho vận hành cổng trục.
Cổng trục cho cửa lấy nước trạm bơm làm mát tuần hoàn sẽ phải tuân thủ các yêu cầu
kỹ thuật về cổng trục như trong mục 2.1.1.3 – Yêu cầu cho cổng trục.

Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng

Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 21 / 24


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

d) Các khu vực khác
Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng còn được cung cấp cho các khu vực khác trong nhà
máy như sau:
 Nóc lị hơi.
 Khu vực bơm nước cấp lò hơi
 Nhà máy nén khí.
 Bơm nước làm mát phụ.
 Nhà bơm dầu LDO.
 Nhà xử lý nước ngưng.
 Hệ thống xử lý nước.
 Hệ thống bơm nước chữa cháy.
 Hệ thống xử lý nước thải.
 Nhà châm clo.
 Bơm chân khơng bình ngưng.
 Khu vực bơm xử lý nước sơ bộ.
 Khu vực bộ sấy khơng khí.
 Khu vực quạt gió thứ cấp.
 Khu vực quạt khói.
 Khu vực quạt gió sơ cấp.
 Khu vực ESP.

 Khu vực máy nghiền mịn.
 Tháp chuyển tiếp than.
 Máy nghiền thơ.
 Các khu vực khác có tải trọng nâng lớn hơn 50 kg.
Việc thiết kế, lưu trữ, lắp đặt, kiểm nghiệm…các cầu trục, tời và thiết bị nâng sẽ phải
tuân thủ theo mục 2.1 về yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống cầu trục, tời và thiết bị nâng.
Việc lựa chọn kiểu loại thiết bị nâng theo sẽ phải tuân thủ theo mục 3.1 về lựa chọn
công nghệ hệ thống cầu trục, tời và thiết bị nâng.
Có thể tham chiếu tới mục 4 – Phụ lục để tham khảo về công suất và kiểu loại của hệ
thống cầu trục, tời và các thiết bị nâng cho các khu vực của một số nhà máy nhiệt điện.
3.2.

Thang máy

Thơng số chính của thang máy cho các khu vực như sau:
 Thang máy nhà điều khiển trung tâm:
Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

Trang 22 / 24


Tổng Công Ty Phát Điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

+ Công suất:

825 ~1.050 kg (11-14 người).


+ Loại:

Dẫn động điện.

+ Kích thước cabin:

1.400x1.350mm – 1.600x1.400mm.

+ Cửa cabin:

900mm.

+ Đường ray dẫn:

Từ 1.750x1.910mm to 2.050x1.910mm.

+ Vận tốc:

Từ 1,0m/s to 1,5m/s.

 Thang máy lị hơi:
+ Cơng suất:

2.000kg (20 người).

+ Loại:

Dẫn động điện.


+ Quãng đường di chuyển:

Tới cao độ bình sinh hơi lị hơi.

+ Kích thước cabin:

Khoảng 4.200x3.500mmx2.200mm.

+ Cửa cabin:

Khoảng 1.600x2.100.

+ Vận tốc:

Từ 1,0m/s to 1,5m/s.

 Thang máy ống khói:
+ Cơng suất:

300-500kg (2-3 người).

+ Loại:

Tời xây dựng.

+ Vận tốc:

1m/s.

+ Quãng đường di chuyển:


210m.

Việc thiết kế, lắp đặt và kiểm nghiệm thang máy sẽ phải tuân thủ các yêu cầu như trong
mục 2.1.2 về yêu cầu kỹ thuật cho thang máy.
4.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 – Danh mục các thiết bị nâng của nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 Mở
rộng
Stt

Khu vực

Tải trọng nâng, móc
nâng chính/ phụ (tấn)

Số lượng

Kiểu loại

110/40

1

Cầu trục 2 dầm

1


Gian tuabin

2

Cửa lấy nước trạm bơm
làm mát tuần hoàn

10

3

Nhà bơm nước làm mát
tuần hồn

57/15

4

Bơm nước làm mát
mạch kín

6

Quyển 3, Chương 23 – Hệ thống cầu trục và thiết bị nâng
Ấn bản 3, tháng 10/2017

1
1
1


Cổng trục
Cầu trục 2 dầm
Tời nâng điện
Trang 23 / 24


×