Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tkc q6 chuong 03 thiet ke nao vet (rev3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 25 trang )

Chương

3
THIẾT KẾ NẠO VÉT

Tháng 10/2017
Người thực hiện:

Nguyễn Đức Thanh

Người kiểm tra:

Phạm Anh Hùng

Ngày

Ký tên


MỤC LỤC
1.
2.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
3.
3.1.
3.2.


3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.

TỔNG QUAN ......................................................................................................... 1
YÊU CẦU THIẾT KẾ .............................................................................................. 2
Thông số tàu thiết kế ................................................................................................ 2
Lựa chọn mực nước thiết kế ..................................................................................... 5
Lựa chọn số chiều chạy tàu ...................................................................................... 6
Tốc độ cho phép của tàu trên kênh ........................................................................... 6
Tiêu chuẩn thiết kế................................................................................................... 7
Phần mềm áp dụng................................................................................................... 8
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ........................................................................................ 8
Chuẩn tắc luồng tàu ................................................................................................. 8
Khu neo đậu tàu ..................................................................................................... 15
Xác định khối lượng nạo vét .................................................................................. 15
Vị trí đổ thải nạo vét .............................................................................................. 16
Biện pháp thi công nạo vét luồng tàu ..................................................................... 17
Lưu ý trong thi công .............................................................................................. 20
Biện pháp bảo vệ môi trường ................................................................................. 20
Giám sát trong hoạt động nạo vét và nhận chìm vật liệu nạo vét............................. 22


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

1.


Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

TỔNG QUAN

Khi quy hoạch, thiết kế luồng tàu và bể cảng, cần xem xét chi tiết các mối liên hệ giữa
các phương tiện neo đậu, điều kiện bảo vệ và các điều kiện khác. Cần phải kiểm tra
các ảnh hưởng sau khi xây dựng cơng trình tới khu nước xung quanh, cơng trình lân
cận, địa hình, chế độ dịng chảy và các điều kiện mơi trường khác.
Sự phát triển của khu cảng trong tương lai cũng cần phải đưa vào xem xét. Ngoài ra,
cần đặc biệt chú ý khi quy hoạch thiết kế luồng tàu và bể cảng cho tàu vận chuyển
hàng nguy hiểm.
Các cơng trình trong bể cảng như luồng vào cảng, cửa vào, vũng quay tàu mà tại đó có
thể phát sinh các vấn đề khi tàu hoạt động, khi quy hoạch cần phải tham khảo ý kiến từ
những người có liên quan như thuyền trưởng, hoa tiêu.
Nguyên tắc quy hoạch tuyến luồng đảm bảo an toàn và khai thác thuận lợi như sau:
(1) Tuyến luồng hành hải có thể được định nghĩa như là một tuyến giao thơng thủy có
độ sâu phù hợp cho phép tàu lưu thông thuận lợi. Một tuyến luồng tốt cần thỏa mãn
các yêu cầu sau:
 Tuyến luồng thẳng nhất có thể;
 Chiều rộng và chiều sâu phù hợp khi xét đến các yếu tố hình dáng đường
bờ, địa hình đáy biển, sóng tàu gây ra đối với tàu khác;
 Điều kiện khí tượng và thủy hải văn bao gồm gió, dịng thủy triều là thuận
lợi cho lưu thơng;
 Đầy đủ hệ thống phao tiêu báo hiệu trợ giúp tàu lưu thơng.
(2) Khi thiết kế tuyến luồng, cần phân tích các quỹ đạo di chuyển của tàu khi vào bến
và rời bến được tham khảo dựa trên các cảng và bể cảng đã xây dựng. Cũng cần phải
tham khảo thêm các ý kiến của các chuyên gia trong các tổ chức hàng hải. Tiếp theo
cần xem xét tình trạng của hệ thống phao tiêu báo hiệu và hệ thống quản lý vận hành
trong bể cảng, khoảng cách từ các khu nước lân cận tới cảng, Phương án khai thác

tuyến luồng, góc vào bến, có sự trợ giúp của tàu lai dắt hay khơng.
(3) Đối với khu nước được sử dụng chính cho mục đích lưu thơng thì cần có các biện
pháp tránh neo đậu hay quay trở tàu trong phạm vi khu nước đó ngay cả khi khơng có
sự chỉ định cho các luồng tàu vào.
(4) Tuyến kênh ra vào cảng phải được lựa chọn với tính tốn thế nào để:
 Chi phí cho cơng tác thiết kế cơ bản và bảo dưỡng kênh sao cho ít nhất.
 Bảo đảm an toàn và thuận tiện cho tàu đi trên kênh và vào cảng.
 Bảo đảm có thể bố trí tổng thể cơng trình chắn sóng ở cảng một cách
thuận lợi.
 Có xét đến khả năng phát triển tương lai của cảng.
(5) Để đảm bảo điều kiện thứ nhất, yêu cầu đề ra là:

Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 1 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Khối lượng đất đào phải ít nhất, đất phải thuộc loại tương đối dễ đào và
đồng thời taluy luồng đào phải ổn định.
 Bảo đảm khả năng chọn phương thức thuận tiện nhất (ý nói về các loại
thiết bị nạo vét vét cách thi công) và dễ nhất để chuyên chở vμ đổ đất nạo
vét.
 Có thể bố trí đổ đất tại nơi tương đối gần kênh và đồng thời loại trừ khả
năng đất mang ra đổ lại chảy vào kênh.

 Phải chọn hướng tuyến kênh so với hướng chủ yếu của dòng chảy và di
động phù sa bảo đảm sao cho kênh bị bồi lấp ít nhất (tương đối); mặt khác
khi thiết bị nạo vét làm việc theo kiểu đổ tràn (hoặc độn đất) thì đảm bảo
lượng bùn lỏng đổ đi nhiều nhất ra phía bên ngoàn kênh.
(6) Để bảo đảm điều kiện thứ hai, nên làm thế nào cho:
 Tuyến kênh phải cố gắng là đường thẳng, trường hợp cần tạo những chỗ
ngoặt thì góc ngoặt phải nhọn và bán kính cong lớn nhất.
 Hướng của tuyến phải gần trùng với hướng gió và dịng chảy thịnh hành.
 Tại đoạn tiếp giáp giữa kênh dẫn với cửa cảng và từ cửa cảng trở vào một
đoạn ít nhất bằng chiều dài đường hãm của tàu tính tốn, phải khơng có
ngoặt và phương tuyến kênh tại đoạn này phải gần hoặc trùng với trục tim
của cửa vào cảng.
 Có thể đặt những cột báo hiệu trên địa hình, bảo đảm bố trí hợp lý các
mốc tiêu theo trục tim kênh sao cho các cột báo hiện nay có thể trơng thấy
được từ tàu và khơng bị chập lên các cơng trình hoặc cây cối cao hơn
chúng.
(7) Đối với kênh thiết kế ở khu vực cửa sông và bãi ngồi cửa sơng, nên đảm bảo
những u cầu bổ sung sau đây:
 Trước cũng như sau khi xây dựng kênh, khi mà mặt cắt thực tế của nhánh
sông sẽ tăng lên thì lưu lượng nước và phù sa trong nhánh sơng có đặt
tuyến sơng, vào thời kỳ nước lũ lớn, phải nhỏ nhất so với các nhánh khác.
 Sử dụng ít nhất các biện pháp bảo vệ bờ khỏi sóng do tàu gây ra.
2.
2.1.

U CẦU THIẾT KẾ
Thơng số tàu thiết kế

Xác định thơng số tàu thiết kế để tính tốn. Một số thơng số tàu thiết kế tham khảo như
sau:

Theo 22TCN222-95:
Loại tàu

Chiều dài tàu tính
tốn L (m)

Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Chiều rộng tàu
tính tốn L (m)

Mớn nước đầy
tải d (m)

Trang 2 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Loại tàu

Chiều dài tàu tính
tốn L (m)

Chiều rộng tàu
tính tốn L (m)


Mớn nước đầy
tải d (m)

Tàu
100.000DWT

266

37,0

14.6

Tàu 70.000DWT

242

33,4

12,9

Tàu 50.000DWT

222,5

30,25

11,5

Tàu 40.000DWT


213

28,5

10,8

Tàu 23.000DWT

180

23,5

9,5

Tàu 15.000DWT

157

20,2

8,6

Tàu 10.000DWT

144

18,5

8,0


Tàu 6.500DWT

124

16,3

7,2

Loại tàu

Chiều dài tàu tính
tốn L (m)

Chiều rộng tàu
tính tốn L (m)

Mớn nước đầy
tải d (m)

Tàu
100.000DWT

256

39,3

15.1

Tàu 70.000DWT


233

32,3

13,7

Tàu 55.000DWT

218

32,3

12,9

Tàu 30.000DWT

185

27,5

11,0

Tàu 18.000DWT

161

23,6

9,6


Theo OCDI:

Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 3 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Loại tàu

Chiều dài tàu tính
tốn L (m)

Chiều rộng tàu
tính tốn L (m)

Mớn nước đầy
tải d (m)

Tàu 12.000DWT

144

21,0


8,6

Tàu 10.000DWT

137

19,9

8,2

Tàu 5.000DWT

109

16,8

6,5

Loại tàu

Chiều dài tàu tính
tốn L (m)

Chiều rộng tàu
tính tốn L (m)

Mớn nước đầy
tải d (m)


Tàu than
100.000DWT

248

37,9

14,8

Tàu than
70.000DWT

224

32,3

13,3

Tàu than
50.000DWT

204

32,3

12,0

Tàu than
30.000DWT


176

26,1

10,3

Tàu than
20.000DWT

157

23,0

9,2

Tàu than
15.000DWT

145

21,0

8,4

Tàu than
10.000DWT

129

18,5


7,5

Tàu than
7.000DWT

116

16,6

6,7

Tàu than
5.000DWT

106

15,0

6,1

Theo PIANC:

Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 4 / 23


Tổng công ty Phát điện 3

Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

2.2.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Lựa chọn mực nước thiết kế

Mực nước thiết kế luồng tàu, vũng quay tàu được xác định theo Quy trình thiết kế
kênh biển.
Mực nước tính tốn quy định trên cơ sở đường biểu diễn nhiều năm của tần suất mực
nước hàng ngày trong suốt mùa vận tải, tùy thuộc vào số hiệu số giữa mực nước tần
suất 50% (H50%) và mực nước thấp nhất quan trắc được (Hmin). Đối với vùng biển có
thủy triều, đường biểu diễn tần suất mực nước hàng ngày vẽ theo các số liệu quan trắc
dao động mực nước giờ. Trên nguyên tắc đảm bảo thời gian cho tàu có thể xoay xở
trên vũng để rời cảng và hành hải trên luồng một cách an tồn, cũng như đảm bảo thời
gian để lưa thơng lượng tàu ra vào cảng trong ngày.
Trị số tần suất mực nước tính tốn
H50% - Hmin

Tần suất mực nước tính tốn

35

Hmin

70

99


105

98

140

97

Chú thích:
1- Đối với các đoạn kênh khác nhau ở cửa sơng mực nước tính tốn được xác
định có xét đến độ dốc mặt nước sông.
2- Đường biểu diễn tần suất mực nước hàng ngày đối với biển có thuỷ triều vẽ
theo các số liệu quan trắc hàng giờ trên cơ sở quan trắc dao động mực nước ít
nhất là 3 năm.
3- Khi hiệu số mực nước lớn hơn các trị số nêu trong bảng trên hoặc khi số
lượng tàu qua cảng tương đối ít (trong mấy ngày đêm mới có một tàu) thì mực
nước tính tốn được xác định trên cơ sở tính tốn kinh tế kỹ thuật - bằng cách
so sánh các chi phí nạo vét, các chi phí cho tàu và cảng do phải chờ đợi hoặc
phải chuyển tàu đi cảng khác vì khơng đủ chiều sâu nước trên kênh, mực nước
tối ưu là mực nước ứng với tổng các chi phí kể trên sẽ bé nhất. Phương pháp
tính tốn kinh tế kỹ thuật hướng dẫn ở phụ lục 1 của quy trình thiết kế kênh
biển.
Trong mọi trường hợp "mực nước thông tàu" lấy là mực nước tính tốn cần
được kiểm tra xem khả năng có được không và đã hợp lý chưa, "mực nước
thông tàu" là mực nước tồn tại trong thời gian triều lên đủ để thơng 2 chiều cho
tàu có mớn nước tính tốn khi tàu đến kênh vào lúc bắt đầu co mực nước này.
Để thơng hai chiều cho tàu có mớn nước tính tốn khi tàu đến kênh vào lúc bắt
đầu có mực nước này.
4- Mực nước tính tốn và chiều sâu kênh nên lấy ứng với không độ sâu dùng
trên các bản đồ đo sâu của vùng biển.


Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 5 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

2.3.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Lựa chọn số chiều chạy tàu

Dựa theo hướng dẫn của Quy trình thiết kế kênh biển.
Kênh được tính toán cho tàu chạy một chiều khi trị số thời gian được tính theo lý
thuyết Lk/Vmax bé hơn trị số thời gian trung bình giữa các chuyến chạy tàu đến kênh
(theo cả hai hướng) trong tháng có lưu lượng tàu lớn nhất, tức là:

Trong đó:
QT:

Lưu lượng tàu qua kênh trung bình trong một ngày đêm.

Lk:

Chiều dài kênh tính bằng km.


Vmax Tốc độ tàu chạy lớn nhất tính bằng km/h.
Khi Lk/Vmax > 24Q thì kênh tính tốn cho tàu chạy hai chiều với điều kiện là nếu các
chi phí thêm để nạo vét mở rộng kênh sẽ bé hơn các chi phí cho tàu và cảng vì tàu phải
chờ đợi qua kênh một chiều.
Nếu như điều kiện này không thỏa mãn thì qua kiểm tra tính hợp lý về mặt kinh phí
nếu làm kênh chạy một chiều với các trạm tránh tàu trên kênh. Số trạm tránh tàu phải
có ít nhất một trạm trên một đoạn kênh dài At.Vmax.
2.4.

Tốc độ cho phép của tàu trên kênh

Tốc độ tối đa tính tốn của tàu trên kênh phụ thuộc vào hình dạng và diện tích mặt cắt
ngang luồng đào. Trong mọi trường hợp tốc độ cho phép của tàu không được lớn hơn
0,9 tốc độ tới hạn Vth đặc tính cho mỗi mặt cắt của kênh và không được nhỏ hơn tốc
độ làm cho tàu bắt đầu khơng lái được (khi khơng có số liệu thì cần lấy tốc độ này
bằng 2-3 hảilý/h).
Chú thích:
Tốc độ tới hạn là tốc độ mà bắt đầu từ đó việc tăng thêm số vịng quay của máy,
thực tế không làm tăng thêm tốc độ tàu.
Trị số tốc độ tới hạn ở vùng nước cạn (V’th) và ở kênh có mặt cắt đầy đủ (V”th) xác
định theo các bảng 2a và 2b của quy trình thiết kế kênh biển. Theo bảng 2a sẽ xác định
được tốc độ tới hạn đối với trường hợp tính tốn khi H0/T=1,15÷1,20, bảng 2b dùng để
xác định tốc độ tới hạn khi cho trước độ dự trữ chiều sâu dưới sống đáy tàu.
Tốc độ tới hạn (Vth) trên kênh có mặt cắt khơng đầy đủ xác định theo công thức:

(Các ký hiệu xem ở hình 1).
Tốc độ tính tốn Vmax của tàu được quy định ở điều trên. Có xét đến điều kiện thiên
nhiên và điều kiện chạy tàu, xét đến sự cần thiết đảm bảo an toàn chạy tàu và đảm bảo
chiều rộng, dài quay trở có thể bé nhất, đồng thời cũng bảo đảm được trạng thái ổn
định của đất ở mái dốc luồng đào.

Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 6 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Chú thích:
Trên các kênh mà hiệu quả rút ngắn thời gian do tăng tốc độ chạy tàu có thể ảnh
hưởng nhiều đến giá thành vận chuyển hàng hoá thì tốc độ tối ưu là tốc độ
tương ứng với tổng chi phí nhỏ nhất về nạo vét và chi phí tính đổi của tàu trong
thời gian qua lại trên kênh.
2.5.

Tiêu chuẩn thiết kế
Bảng 1. Tiêu chuẩn được áp dụng trong thiết kế
No

Tiêu chuẩn

Mã hiệu

A

Tiêu chuẩn Việt Nam


1

Quy trình khai thác kỹ thuật Cơng trình cảng TCCS03:2010/CHHVN
biển và khu nước – Tiêu chuẩn cơ sở

2

Tiêu chuẩn thiết kế công nghệ cảng biển – TCCS04:2010/CHHVN
Tiểu chuẩn cơ sở

3

Quy định kỹ thuật khai thác cầu cảng

109/QĐ-CHHVN ngày
3 tháng 10, 2005

4

Tiêu chuẩn thiết kế cảng biển

22 TCN 207: 1992

5

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số liệu điều
kiện tự nhiên dùng trong xây dựng

QCVN 02:2009/BXD


6

Quy trình thi cơng & nghiệm thu cơng tác 924-QĐ/KT4
(21/4/1975)
nạo

7

Cơng tác đất - Thi cơng, nghiệm thu.

TCVN 4447:2012

8

Quy trình thiết kế kênh biển

115-QD-KT4

9

Quyết định về báo hiệu hàng hải

53/2005/QĐ-BGTVT

10

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu QCVN
hàng hải
20:2010/BGTVT


11

Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu – 22 TCN 289:2002
Cơng trình bến cảng

B

Tiêu chuẩn quốc tế, tài liệu áp dụng để
thiết kế

1

Technical Standards for Port and Harbor OCDI 2009

Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 7 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

No

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Tiêu chuẩn

Mã hiệu


Facilities in Japan

2.6.

2

Maritime structures – Part 1: Code of BS 6349– Part 1
practice for general criteria

3

Maritime structures – Part 5: Code of
practice for dredging and land reclamation

BS 6349– Part 5

Phần mềm áp dụng
Bảng 2. Bảng phần mềm áp dụng trong tính tốn

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9


3.

PHẦN MỀM
SLOPE/W (GeoStudio, America)
PLAXIS (PLAXIS, Netherland)
AUTODESK Civil 3D (Autodesk,
America)
Bentley Inroad Suite
Sumac
MICROSOFT EXCEL (Microsoft,
America)
MICROSOFT WORD (Microsoft,
America)
AUTODESK AUTO CAD
(Autodesk, America)
Các phần mềm hỗ trợ khác

ÁP DỤNG
Tính tốn mái dốc và ổn định nền đất
Tính tốn mái dốc và ổn định nền đất
Tính tốn nạo vét
Tính tốn nạo vét
Tính tốn khối lượng đào đắp
Hỗ trợ lập bảng tính, thuyết minh tính
tốn
Hỗ trợ lập thuyết minh tính tốn, thuyết
minh báo cáo
Lập bản vẽ Xây dựng


GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

3.1.

Chuẩn tắc luồng tàu

Các thơng số luồng tàu có thể xác định theo Qui trình thiết kế kênh biển - Ban hành
kèm theo quyết định số 115 - QĐ/KT4 ngày 12 tháng 01 năm 1976 của Bộ Giao
Thông Vận Tải.
3.1.1.

Bề rộng tuyến luồng

Chiều rộng chạy tàu của kênh B (chiều rộng tính ở cao độ chiều sâu chạy tàu) lấy phụ
thuộc vào chế độ thông tàu trên kênh, các đặc trưng của tàu tính tốn dùng trong thiết
kế.

Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 8 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Hình 1. Sơ họa vị trí tàu trên kênh
(Đường nét đứt chỉ vị trí giới hạn của tàu khi gió đẩy lệch)

Đối với kênh chạy tàu một chiều thì chiều rộng chạy tàu BC xác định theo cơng thức:
B C = Bhd + 2.C1 + B (m)
Trong đó:
Bhd: Chiều rộng dải hoạt động của tàu ở cao độ chiều sâu chạy tàu.

+ Trong đó trị số t. sinβ (t là thời gian tàu chệch hướng luồng, β là góc lệch), lấy
khơng đổi và bằng 3m. Cũng có thể xác định Bhd theo bảng, căn cứ vào tổng số
góc chênh do dịng chảy và do gió, tốc độ chạy tàu và chiều rộng tàu.
+ Góc chệch do dịng chảy α1 và góc chệch do gió α2 (hình 1) xác định theo bảng,
tuỳ thuộc vào tốc độ tàu Vmax, tốc độ dịng chảy vng góc và các góc chỉ hướng
qdc và qw của dịng chảy và gió biểu kiến (là gió đo được trên tàu đang chạy).
+ Bhd được xác định đối với tàu có hàng và tàu chạy balát, chiều rộng tính tốn Bhd
là chiều rộng lớn nhất quyết định các kích thước ngang của luồng đào tương ứng
với chiều sâu H0 và các mái dốc cho trước.
C1: Dự phòng chiều rộng giữa dải hoạt động của tàu và mái dốc kênh. Nếu chiều sâu
luồng luồng đào bé (khi Ht/H>0,7) và có độ dự phịng B thì cho phép lấy trị số C1 bé
hơn 0,5B.
Chú thích:

Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 9 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện


Nếu chiều sâu luồng luồng đào bé (khi Ht/H>0,7) và có độ dự phịng ΔB thì cho phép
lấy trị số C1 bé hơn 0,5B.B: Dự phòng chiều rộng do sa bồi trên kênh: ΔB=h0.(m1m0)
Chiều rộng chạy tàu của kênh giao thông hai chiều B đựợc xác định bằng cách cộng
thêm vào trị số chiều rộng tìm được theo cơng thức tính chiều rộng tàu một chiều với
trị số là một chiều rộng dải hoạt động của tàu đi ngược chiều và mật độ dự phòng
chiều rộng C giữa các dải hoạt động hai tàu. Trị số C lấy bằng chiều rộng của tàu lớn
nhất.
Việc lựa chọn tàu đi ngược chiều, cũng giống như những điều kiện cho việc tránh nhau
của hai tàu tính tốn được luận chứng bằng các tính tốn kinh tế, kỹ thuật trong đó sẽ
kiểm tra chiều rộng kênh cho hai tàu tránh nhau: một tàu có hàng và một tàu chạy
balát.
3.1.2.

Bán kính cong

Bán kính cong nhỏ nhất được quy định trong quy trình thiết kế kênh biển là Rmin =
4,5x Ltàu, đối với những tuyến luồng khơng bị giới hạn về khơng gian có thể lấy lớn
hơn.
Trị số tăng chiều rộng kênh ở đoạn cong xác định phụ thuộc vào tỷ số giữa bán kính
đoạn kênh cong R và chiều dài tính tốn của tàu theo bảng sau:
Bảng 1. Bảng trị số BC/L = K

3.1.3.

Chiều sâu luồng tàu

Chiều sâu luồng tàu được xác định theo công thức:
Hc = T+ Z + H (m)
H0 = HC + Z4 (m)
Trong đó:

-

T: Mớn nước của tàu, (m)

-

H: Trị số chuyển mực nước tính tốn về số khơng độ sâu (với dấu trừ nếu mực
nước tính tốn cao hơn và với dấu cộng nếu mực nước tính tốn thấp hơn số
khơng độ sâu) , (m)

-

Z4: Dự phịng chiều sâu do sa bồi, (m).

Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 10 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Dự phòng cho sa bồi z4 (thường xét riêng từng đoạn theo chiều dài kênh) hoặc
xét theo "tiêu chuẩn tạm thời về độ dự phòng chiều sâu cho sa bồi các kênh ra
vào ở biển". Hoặc xác định theo mức độ sa bồi của kênh, loại tàu nạo vét và
khoảng thời gian giữa các lần nạo vét đầy đủ duy tu, nhưng không lớn hơn 1,0 1,2m.
-


Chỉ tiêu cường độ sa bồi của kênh là lớp sa bồi hàng năm h; khi xét cho tương
lai nhiều năm, thì đại lượng này có thể thay đổi trong các giới hạn nêu ở bảng
10 của quy trình thiết kế kênh biển.Z: Tổng dự phòng chiều sâu chạy tàu, (m).
Z = Z0+Z1 + Z2 + Z3 (m)

Với:
+, Z0: Dự phòng cho độ lệch của tàu gây ra do chất hàng không cân đối hoặc
do bẻ lái đột ngột, (m).
+, Z1: Dự phòng chiều sâu chạy tàu bé nhất cần thiết để đảm bảo lái được tàu,
(m)
Dự phòng chiều sâu chạy tàu bé nhất z1, tuỳ thuộc vào mớn nước T của
tàu, và loại đất nằm ở lớp thấp hơn cao độ chiều sâu chạy tàu của kênh là
0,5m. Khi những loại đất khơng đồng nhất trong phạm vi nêu trên thì
trong tính tốn lấy đất chặt nhất.
Bảng 2. Dự phịng trừ chiều sâu Z1

(Theo Bảng 7 - Quy trình thiết kế kênh biển)
+, Z2: Dự phịng do sóng, (m)

Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 11 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện


Hình 2. Đồ thị xác định độ sâu dự phịng do sóng
Đối với tàu chạy một chiều và các tàu tránh nhau trên kênh có mặt cắt
khơng đầy đủ xác định theo đồ thị ở trên, tuỳ thuộc vào các thông số cho
trước L, T. H0 và chiều cao H3% của sóng có tần suất 3% (trong hệ thống
sóng) ở khu vực tàu chạy khi có gió tác dụng.
Khi sóng truyền đến theo hướng xiên thì dùng hệ số K2. Hệ số K2 phụ
thuộc vào trị số góc giữa trục luồng tàu với hướng sóng thịnh hành và
lấy bằng:
Góc giữa trục luồng tàu và hướng
sóng ()

K2

0º- 15º

1,0

15º- 35º

1,4

35º- 90º

1,7

Ở các kênh có mặt cắt đầy đủ thì z2 lấy bằng 0.
Ở những kênh chỉ có sóng bé khơng hạn chế sự đi lại của tàu thì để tính
tốn sẽ lấy trị số chiều cao sóng có tần suất 1% trong mùa vận tải.
+, Z3: Dự phòng về tốc độ cho sự thay đổi mớn nước của tàu khi đứng yên,

(m).

Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 12 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Dự phịng và tốc độ Z3, tính bằng m, khi một tàu đi riêng, tuỳ thuộc vào
giá trị của thông số N1, số Fơrút theo chiều sâu: FTH 

V max
g .H 0

Thông số N1 được xác định như sau:
a, Đối với kênh có mặt cắt đầy đủ thì N1=N, tức là bằng hệ số mặt cắt.
b, Đối với kênh có mặt cắt khơng đầy đủ thì N1=K3.N trong đó K3 là hệ
số xác định theo đồ thị ở Hình 3, tuỳ thuộc vào các trị số N và h0/H. Để
xác định hệ số mặt cắt (N) thì trong trường hợp này lấy SK là diện tích
mặt cắt của ngang của tàu ở dạng đầy đủ.

Hình 3. Đồ thị để xác định dự phòng độ sâu về tốc độ

Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017


Trang 13 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Hình 4. Đồ thị để xác định thơng số đối với kênh có mặt cắt khơng đầy đủ
3.1.4.

Khu nước trước bến

Diện tích khu nước trước bến phải thỏa mãn cho việc cập, rời bến (kể cả trường hợp có
sử dụng tàu lai dắt) và làm hàng của tàu tại bến.
1. Chiều dài khu nước trước bến:
Chiều dài khu nước trước bến, được lấy bằng (1,25÷1,5)Lt, tùy thuộc vào việc sử dụng
tàu lai dắt hay không sử dụng tàu lai dắt.
2. Bề rộng khu nước trước bến, được xác định theo công thức:
Chiều rộng khu nước trước bến được xác định theo đồ án thiết kế cụ thể, tùy thuộc vào
cách bố trí tàu đồng thời đậu và làm hàng tại bến, độ an toàn giữa tàu đậu, số lượng
bến, kiểu bến (bến nhô, bến liền bờ) và hướng tàu chạy trong khu nước.
Chiều rộng khu nước có thể tính như sau:

Bkn  3Bt (m)
Trong đó:
Bt – Bề rộng tàu tính tốn, (m).
(Ghi chú: tùy theo điều kiện thực tế có thể, có thể chọn các thơng số cơ bản của khu
nước bé hơn hoặc lớn hơn các kết quả tính tốn ở trên. Tuy nhiên cần đưa ra các quy

định khai thác cụ thể, để đảm bảo an toàn hàng hải)
3. Độ sâu chạy tàu
Độ sâu chạy tàu Hct là độ sâu bảo đảm an toàn cho tàu chạy với một vận tốc cho trước
trong điều kiện bất lợi nhất, xác định theo công thức:
Hct = T + Z0 + Z1 + Z2 + Z3 (m)
Độ sâu thiết kế H0 có tính đến sự bồi lấp của khu nước trong thời kỳ hàng hải, xác định
theo công thức:
Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 14 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

H0 = Hct + Z4 (m)
Trong đó:
T – Mớn nước đầy hàng của tàu tính tốn, (m)
Z0 – Độ dự phong cho sự nghiêng lệch tàu do xếp hàng hóa lên tàu khơng đều
và do hàng hóa bị xê dịch, (m).
Z1 – Độ dự phịng tối thiểu tính với an tồn lái tàu, (m)
Z2 – Độ dự phịng do sóng, (m)
Z3 – Độ dự phịng về tốc độ tính tới sừ thay đổi mớn nước của tàu khi chạy so
với mớn nước tàu neo đậu khi nước tĩnh, chỉ áp dụng đối với những tàu tự hành,
(m)
Z4 – Độ dự phòng do sa bồi, (m).
3.1.5.


Vũng quay tàu

Khu quay trở tàu là trung tâm khu nước của cảng. Diện tích của khu phụ thuộc vào
chiều dài tàu, chức năng của tàu. Đường kính tối thiểu của vũng quay tàu được xác
định như sau:
 Khi tàu tự quay trở: 4Lt.
 Khi tàu tự quay trở phải có sự hỗ trợ của tàu lai dắt: 2Lt.
3.2.

Khu neo đậu tàu

Khu neo đậu tàu phải đảm bảo đủ độ sâu và rộng cho tàu thiết kế lớn nhất neo đậu.
Khu neo đậu tàu nên chọn vị trí ở vùng nước có đặc điểm sau:
 Gần cảng, chiều sâu nước tự nhiên thích hợp, đáy biển bằng phẳng, neo
đậu tốt, ở vùng biển rộng thống, gió nhẹ, nước sâu và dịng chảy nhỏ,
thuận tiện cho tàu ra vào luồng.
 Nếu cần, khảo sát địa hình đáy biển và lấy mẫu.
3.3.
3.3.1.

Xác định khối lượng nạo vét
Mái dốc nạo vét

Căn cứ vào địa chất khu vực xây dựng cơng trình mà chọn mái dốc nạo vét phù hợp,
đảm bảo ổn định và chi phí nhỏ nhất.
Mái dốc nạo vét có thể thao khảo theo quy định 115-QĐ-KT4 Quy trình thiết kế kênh
biển như bảng dưới đây:
Bảng 3. Mái dốc nạo vét
Loại đất nạo vét


Mái dốc nạo vét

Bùn, sét, sét pha cát, trạng thái chảy

1:15 to 1:20

Bùn lẫn vỏ sò ốc

1:10 to 1:15

Bùn dẻo loại cát pha sét, cát pha bụi

1:7 to 1:10

Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 15 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Loại đất nạo vét

3.3.2.


Mái dốc nạo vét

Cát rời

1:7 to 1:9

Cát trung bình

1:5 to 1:7

Cát chặt

1:3 to 1:5

Sét và cát pha sét, dẻo mềm

1:3 to 1:4

Sét và cát pha sét, dẻo

1:2 to 1:3

Sét và sét pha cát, dẻo cứng

1:1 to 1:2

Khối lượng nạo vét

Phương pháp tính khối lượng nạo vét có thể sử dụng phương pháp trung bình mặt cắt
ngang. Ngun lý tính tốn như sau:

Từ diện tích nạo vét từng mặt cắt và khoảng cách giữa các mặt cắt, tính được khối
lượng nạo vét giữa 2 mặt cắt theo công thức:
Vi i 1 

S i  S i 1
Bi i 1
2

Trong đó:
Vi÷i+1: khối lượng nạo vét giữa hai mặt cắt thứ i và thứ i+1.
Si: diện tích nạo vét của mặt cắt ngang thứ i.
Si+1: diện tích nạo vét của mặt cắt ngang thứ i +1.
Bi÷i+1: khoảng cách giữa hai mặt cắt thứ i và thứ i+1.
Phần mềm tính tốn khối lượng nạo vét:
Một số phần mềm tính tốn nạo vét được áp dụng trong tính tốn như: Civil 3D;
Bentley inroads site; Mapsite,…
3.3.3.

Sai số nạo vét

Sai số nạo vét phụ thuộc vào thiết bị thi công nạo vét. Cần chọn thiết bị thi công hợp lý
và sai số là nhỏ nhất.
Sai số nạo vét có thể tham khảo theo một số tiêu chuẩn/ quy đinh như: mục 7.3.5 của
tiêu chuẩn TCVN 4447 : 2012 Công tác đất thi công và nghiệm thu; điều 157 của QT
924-QĐ/KT4 Thi công và nghiệm thu công tác nạo vét và bồi đất các cơng trình vận
tải sơng, biển thực hiện bằng phương pháp cơ giới.
3.4.

Vị trí đổ thải nạo vét


Vậy liệu nạo vét có thể đổ ở trên bờ hoặc dưới nước.
Vật liệu nạo vét phải được đổ tại vị trí được cơ quan quản lý quy định.
Vị trí đổ vật liệu nạo vét phải đảm bảo giảm thiểu đến mức tối đa các tác động ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh.
Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 16 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Bảng 4. Các tiêu chí lựa chọn vị trí đổ thải:
Tiêu chí

Yêu cầu

Khoảng cách đến điểm đổ Càng gần càng tốt

Mục tiêu
Giảm chi phí

Có khả năng tiếp nhận
lượng vật liệu nạo vét lớn

Độ lớn


Độ sâu của đáy của bãi Nên là vùng trũng
đổ thải và địa hình

Chế độ thủy văn

Không cản trở, thay đổi
động lực khu vực đổ thải
và khơng cản trở giao
thơng

Tránh các dịng chảy, hải Cản trở hay bị lôi cuốn
lưu

Đặc điểm sinh thái nơi đổ Nơi khơng có các hệ sinh
thái cần bảo vệ
Vùng đệm/cách ly

Có khoảng cách an tồn
đến nơi cần bảo vệ gần
nhất

Khả năng tiếp cận

Dễ dàng bằng các kỹ thuật Tạo thuận lợi cho công tác
thông thường
quan trắc

Lưu ý về xin phép vị trí đổ thải.
Theo Khoản 1 Điều 16 và Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21
tháng 5 năm 2014 của chính phủ thì nếu vị trí đổ thải nằm trong vùng biển ngoài 03

hải lý sẽ thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Do vậy, vị trí
ngồi 03 hải lý cần được thông qua Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
3.5.
3.5.1.

Biện pháp thi công nạo vét luồng tàu
Công tác chuẩn bị

Trước khi tiến hành công tác nạo vét cần thực hiện các công tác chuẩn bị sau:
 Đơn vị thi công cần phải thực hiện thủ tục xin phép cơ quan ban ngành
cho công tác thi công nạo vét, thanh thải các chướng ngại vật.
 Thông báo và phối hợp thực hiện với các Đơn vị liên quan khi cơng tác
nạo vét có khả năng làm ảnh hưởng đến các cơng trình hiện hữu.
 Định vị và cắm phao tiêu khu vực nạo vét.
 Thả phao báo hiệu khu vực nạo vét.
 Cắm mốc luồng chạy tàu để tàu chở đất đi tới bãi đổ.
 Thiết lập các trạm đo nước cơ sở và các trạm kiểm tra cố định.
Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 17 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Đo đạc kiểm tra và rà soát lại khối lượng nạo vét theo thiết kế.
 Cắm tiêu biển báo và trong trường hợp cần thiết tháo gỡ các đường cáp

điện và thông tin, đường ống nước và các cơng trình dưới nước khác nằm
trong khu vực nạo vét.
 Xây dựng đê quai ở khu vực đổ đất trên cạn và làm đập tràn (nếu đổ thải
trên cạn).
 Khảo sát và rà quét khu vực thi công bằng thợ lặn, thu dọn các chướng
ngại cản trở công tác thi công.
 Kiểm tra các điểm đo khống chế.
 Kiểm tra các thủ tục cần thiết và khảo sát khu vực đổ đất.
3.5.2.

Lựa chọn thiết bị

Căn cứ vào yêu cầu nạo vét luồng tàu và khu nước của cảng, điều kiện tự nhiên như
địa hình, địa chất và khí tượng thủy hải văn của khu vực nạo vét, khả năng huy động
thiết bị để lựa chọn thiết bị thi công thích hợp cho cơng trình.
Các yếu tố cơ bản để lựa chọn thiết bị thi công và lập phương án nạo vét bao gồm:
 Thông số cơ bản của luồng tàu và khu nước của cảng như: đường kính
vũng quay tàu, kích thước khu nước trước bến, bề rộng luồng cao trình
đáy nạo vét....
 Cự ly vận chuyển đất nạo vét tới vị trí đổ.
 Địa chất khu vực nạo vét.
 Luồng và thủy triều khu vực thi công.
 Khối lượng nạo vét và thời gian hoàn thành yêu cầu.
 Yêu cầu bảo vệ môi trường.
3.5.3.

Đặc điểm của một số thiết bị nạo vét
Bảng 5. Đặc điểm của một số loại thiết bị nạo vét

TT

1

Thiết bị
nạo vét
Tàu nạo
vét kiểu
hút vệt
và kiểu
hút cố
định có
khoang
chứa

Đặc điểm

Ưu điểm

Nhược điểm

Thích hợp với
nạo vét trên
sơng, ven biển
hoặc biển sâu và
có khả năng tự
chứa bùn.
Thường xả thải
bằng xả đáy hoặc
dùng bơm

Có khả năng thích ứng tốt

với thời tiết bất lợi, làm việc
đọc lập, ít ảnh hưởng đến
hoạt động của tàu thuyển
khác trong khu vực có tàu
thuyển đi lại, có khả năng
vận chuyển vật liệu trên
đường dài, năng suất cao,
quy trình làm việc đơn giản.

Khơng có khả năng nạo
vét các vật liệu có độ kết
dinh cao, khơng làm việc
được tại những khu vực
hàng hải hạn chế, các
nơi có điều kiện địa chất
phức tạm.

Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 18 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

TT

Thiết bị
nạo vét


Thiết kế chuẩn công trình Nhà máy Nhiệt điện

Đặc điểm

Ưu điểm

Nhược điểm

2

Tàu nạo
vét kiểu
hút cắt

Thường là không
tự hành. Công
tác nạo vét chỉ
tiến hành khi tàu
được neo lại và
việc cắt hút rất
mạnh và bơm xả
lên các xà lan
hoặc xả qua
đường ống lên
bãi thải.

Có khả năng nạo vét nhiều
loại vật liệu, bao gồm cả đá
đất cứng, có khả năng vận

chuyển vật liệu nạo vét bằng
bơm tới bãi đổ.
Có khả năng hoạt động
trong vùng nước nơng và
năng suất khá cao.

Phải neo cố định khi nạo
vét, hạn chế khi làm việc
với thời tiết xấu. Không
làm việc được tại những
khu vực hàng hải hạn
chế.

3

Tàu hút

Cấu tạo đơn giản, trọng
lượng nhẹ, chi phí đầu tư và
hoạt động thấp. Đơi khi nạo
vét được sâu dưới lịng biển,
vật liệu hạt.

Khơng phù hợp để nạo
vét những vật liệu có độ
kết dính lớn, địa chất
phức tạm, nhất là đất
cứng. Thiếu tính đa
năng.


4

Tàu nạo
vét gầu
ngoạm

Cáo tạo giống
với tàu nạo vét
kiểu hút cắt,
nhưng khơng có
đầu cắt. Do vậy
tàu này chỉ phù
hợp để nạo vét
những vật liệu
tơi hoặc vật liệu
dẽ vỡ khi phun
tia nước vào. Tàu
chủ yếu được sử
dụng để khai
thác cát.
Dùng cần cẩu
gầu ngoạm để
nạo vét.

Có thể đào được những loại
đất phức tạp, đất cứng mà
không chịu ảnh hưởng nhiều
của các mảnh vỡ, đôi khi cả
đá tảng nhỏ. Chiều sâu nạo
vét lớn.


Năng suất thấp và khó
tạo được một đáy biển
chính xác và bằng
phẳng.

3.5.4.

Tính tốn năng suất thiết bị
 Tính tốn năng suất thi cơng thực tế của thiết bị lựa chọn.
 Tính tốn thời gian vận chuyển đổ thải đối với các thiết bị. Và số lượng
thiết bị tham gia đổ thải.
 Tính tốn số lượng thiết bị tham gia thi cơng nạo vét
 Tính tốn thời gian thi công

Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 19 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

3.6.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Lưu ý trong thi cơng


Trong q trình thi cơng cần phải có thiết bị báo hiệu chướng ngại vật và cảnh báo an
toàn đường thủy để các phương tiện thủy nhận biết và tránh xa khu vực thi công.
Các cán bộ công nhân viên tham gia thi công cơng trình phải được đào tạo, hướng dẫn
an tồn lao động và đặc biệt là an tồn thi cơng trên nước. Cần được trang bị các thiết
bị phòng hộ lao động, trang bị các phương tiện thông tin để theo dõi tình hình thời tiết
để có kế hoạch phịng tránh và bảo vệ cơng trình khi có giơng bão ảnh hưởng đến khu
vực thi cơng nhằm bảo đảm an tồn cho người và phương tiện.
Khu vực thi công nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của sóng, gió nên cần thiết phải có
trang thiết bị bảo hộ, phịng hộ lao động thích hợp với điều kiện thi cơng trên sơng
nước. Các cán bộ, công nhân viên làm việc trên các thiết bị nổi phải có đầy đủ phao
cứu sinh, mỗi phương tiện thi công phải được trang bị Radio để thường xun theo dõi
nắm bắt tình hình thời tiết và có kế hoạch phịng tránh khi có thơng báo giơng bão ảnh
hưởng đến khu vực thi công cho cả người và phương tiện.
Đơn vị thi công phải thực hiện đúng theo các qui trình thi cơng và nghiệm thu của nhà
nước hiện hành.
Công tác định vị các điểm khống chế công trình phải đảm bảo các tuyến cơng trình
đúng theo thiết kế.
Quá trình nạo vét khu quay trở tàu và luồng tàu nếu gặp chướng ngại vật không thể
xúc lên được bằng tàu ngoạm thì đơn vị thi cơng phải báo cáo Chủ đầu tư và tư vấn để
có biện pháp giải quyết.
Trong q trình thi cơng các hạng mục cơng trình những vấn đề cần thay đổi hoặc phát
sinh đơn vị cần báo cáo Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế biết để cùng phối
hợp xử lý.
Trong q trình thi cơng u cầu TVGS, CĐT, Nhà thầu phối hợp chặt chẽ để xác định
khối lượng thi công theo các biện pháp làm cơ sở thanh quyết tốn theo đơn giá phê
duyệt.
3.7.
3.7.1.

Biện pháp bảo vệ mơi trường

Cơng tác nạo vét

Q trình thực hiện cơng tác đưa vật liệu nạo vét lên phương tiện và vận chuyển, nhận
chìm vật liệu nạo vét sử dụng các loại thiết bị như: Tàu cuốc gàu ngoạm và xà lan mở
đáy. Đối với xà lan vận chuyển phải gắn thiết bị định vị và được dẫn đường bằng phần
mềm dẫn đường nhằm đảm bảo xà lan di chuyển theo đúng hành trình đã được thiết
lập và đến đúng vị trí đã được quy định để nhận chìm vật liệu nạo vét.
Vật liệu nạo vét được đưa lên xà lan mở đáy bằng gầu ngoạm của tàu cuốc. Khối
lượng từng gàu ngoạm giữ ở mức khoảng 90% để giữ hiệu quả cho công tác nạo vét.
Để tránh sự rò rỉ của vật liệu nạo vét, gàu ngoạm của tàu cuốc sẽ được sắp xếp gần với
vị trí của xà lan nhằm giảm thiểu góc quay của cần gàu ngoạm.
Khi đưa vật liệu nạo vét lên xà lan mở đáy không được phép chất q đầy nhằm tránh
sự rị rỉ và làm ơ nhiễm biển khi di chuyển.

Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 20 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Hình 5. Đổ vật liệu nạo vét lên xà lan bằng gầu ngoạm
3.7.2.

Vận chuyển vật liệu nạo vét


Vật liệu nạo vét sau khi đưa lên xà lan mở đáy sẽ được vận chuyển đến vị trí để nhận
chìm. Xà lan sẽ được kiểm tra kỹ trước khi thực hiện nhằm tránh bùn tràn ra biển trong
lúc vận chuyển, các biện pháp kiểm soát sau đây sẽ được áp dụng:
 Vật liệu nạo vét không được chất đầy 100% lên xà lan mở đáy vận
chuyển.
 Sau khi chất vật liệu nạo vét lên xà lan, trước khi vận chuyển ra khu vực
nhận chìm, nước bề mặt tại khoang chứa vật liệu nạo vét trên xà lan sẽ
được bơm ra ngồi.
 Trường hợp khi có sóng lớn, khối lượng vật liệu nạo vét đưa lên xà lan sẽ
được giảm phù hợp nhằm đảm bảo an toàn, tránh sự cố rủi ro hoặc ngừng
vận chuyển.
Trong q trình vận chuyển từ cơng trường đến vị trí nhận chìm, xà lan thường xun
được kiểm tra kiểm sốt sự rị rỉ ra biển.
3.7.3.

Nhận chìm vật liệu nạo vét

Vật liệu nạo vét sau khi được vận chuyển bằng xà lan đến địa điểm cho phép sẽ được
nhận chìm theo hình thức: xà lan sẽ mở cửa khoang chứa vật liệu nạo vét phía dưới
đáy, vật liệu nạo vét sẽ rơi tự do ra khỏi khoang chứa và chìm xuống biển.
Hệ thống hàng rào ngăn bùn (sau đây gọi là lưới chắn bùn) là một cấu trúc
màng linh hoạt được lắp đặt để ngăn ngừa sự nhiễm bẩn và khuếch tán xảy ra trong
quá trình nạo vét và nhận chìm vật liệu trên biển để giảm ô nhiễm ở các khu vực xung
quanh.
Hệ thống hàng rào ngăn bùn bao gồm một phao nổi để đỡ lớp màn ngăn tạp
chất, hệ thống bùn nạo vét phân tán ra bên ngoài và hệ thống neo giữ lớp màn này.

Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017


Trang 21 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

3.8.
3.8.1.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Giám sát trong hoạt động nạo vét và nhận chìm vật liệu nạo vét
Lắp đặt hệ thống giám sát nạo vét trên phương tiện vận chuyển đổ bùn đất
nạo vét

Phương tiện tham gia vận chuyển đổ vật liệu nạo vét trong thi công nạo vét phải lắp
đặt hệ thống giám sát nạo vét.
Kết cấu hệ thống giám sát nạo vét lắp đặt trên phương tiện vận chuyển đổ vật liệu nạo
vét:
 Thiết bị AIS (Automatic Identification System - Hệ thống nhận dạng tự
động) để tự động cung cấp các thơng tin về hành trình di chuyển của
phương tiện nạo vét (vị trí, vận tốc, tên phương tiện), hỗ trợ tránh va, đảm
bảo an toàn hàng hải trong khu vực nạo vét.
 Thiết bị ghi hình (Camera) cung cấp các hình ảnh khoang chứa vật liệu
nạo vét khi bắt đầu di chuyển đi nhận chìm và trước khi nhận chìm tại vị
trí quy định.
u cầu thơng số kỹ thuật tối thiểu và điều kiện làm việc của hệ thống giám sát nạo
vét lắp đặt trên phương tiện vận chuyển đổ bùn đất nạo vét:
a) Thiết bị AIS phải đảm bảo tiêu chuẩn IEC 61162-1 và IEC 60945 do Ủy ban
Kỹ thuật điện quốc tế (IEC) công bố; đảm bảo hoạt động, truyền tải thường xuyên về

hành trình di chuyển của phương tiện nạo vét về trung tâm dữ liệu liên tục, ổn định để
Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải, các Tổng công ty Bảo đảm an tồn hàng
hải, Tư vấn giám sát có thể theo dõi, kiểm tra, giám sát qua hệ thống mạng internet.
b) Thiết bị ghi hình (Camera) phải đảm bảo điều kiện làm việc theo chuẩn IP 66
(có khả năng chống va đập, bụi, nước), độ phân giải hình ảnh tối thiểu 420 TV line, hỗ
trợ các chuẩn nén H.264, MPEG-4 và MJPEG, có tính năng hồng ngoại để có khả
năng ghi lại hình ảnh trong cả ban ngày và ban đêm, hiển thị đầy đủ thời gian thực tại
thời điểm ghi hình, dung lượng bộ nhớ đảm bảo ghi và lưu giữ hình ảnh liên tục trong
suốt q trình thi cơng nạo vét; phải lắp đặt ít nhất 02 thiết bị ghi hình để phịng ngừa
sự cố xảy ra.
Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 22 / 23


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

c) Hệ thống giám sát nạo vét phải được lắp đặt và bảo quản nhằm chống nước
và độ ẩm cao. Nguồn điện cung cấp cho hệ thống giám sát nạo vét hoạt động phải đảm
bảo liên tục và ổn định (24/24h).
d) Hệ thống giám sát nạo vét phải được lắp đặt tại vị trí phù hợp, cố định trên
phương tiện thi cơng (có kẹp chì và dán niêm phong), thuận lợi cho việc khai thác,
giám sát, ghi nhận lại hình ảnh trong q trình thi cơng, vận chuyển đổ bùn đất nạo
vét, không xảy ra hiện tượng di dời, tháo lắp, thay đổi vị trí trong tồn bộ q trình nạo
vét.
Tính an tồn dữ liệu của hệ thống giám sát nạo vét:

a) Các dữ liệu được ghi nhận phải đảm bảo khơng được xóa hoặc thay đổi trong
suốt thời gian lưu trữ.
b) Dữ liệu ghi và lưu trữ trong bộ nhớ phải được cài đặt mật khẩu trước khi
thực hiện cơng tác nạo vét và nhận chìm vật liệu nạo vét (mật khẩu do các Tổng công
ty Bảo đảm an toàn hàng hải chịu trách nhiệm quản lý và được cung cấp cho Cảng vụ
Hàng hải, Tư vấn giám sát để giám sát và kiểm tra khi cần thiết).

Quyển 6, Chương 3 – Thiết kế nạo vét
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 23 / 23


×