Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Tkc q7 chuong 2 khao sat dia chat (rev3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.26 KB, 52 trang )

Chương

2
KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

Tháng 10/2017
Người thực hiện:

Phạm Võ Nguyên Trường

Người kiểm tra:

Phạm Văn Phúc Tín

Ngày

Ký tên



MỤC LỤC
1.

TỔNG QUAN ......................................................................................................................... 1

1.1.

Cơ sở pháp lý........................................................................................................................... 1

1.2.


Yêu cầu thiết kế ....................................................................................................................... 1

1.3.

Yêu cầu đối với công tác khảo sát địa chất ............................................................................. 1

1.4.

Các hạng mục chính nhà máy nhiệt điện và phân chia khu vực chịu tải ................................. 2

1.5.

Các ký hiệu và thuật ngữ viết tắt ............................................................................................. 5

1.6.

Các giai đoạn - bước khảo sát và nhiệm vụ khảo sát .............................................................. 6

1.7.

Trình tự quản lý chất lượng cơng tác khảo sát ........................................................................ 6

1.8.

Trách nhiệm của các bên liên quan ......................................................................................... 7

2.

TIÊU CHÍ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT ...................................................................................... 7


2.1.

Thơng số khảo sát địa chất cấp thiết kế ................................................................................... 7

2.1.1.

Đo vẽ lập bản đồ địa chất........................................................................................................ 7

2.1.2.

Động đất.................................................................................................................................. 8

2.1.3.

Khoan đào thăm dị ................................................................................................................. 8

2.1.4.

Thăm dị địa vật lý .................................................................................................................. 8

2.1.5.

Thí nghiệm địa chất cơng trình hiện trường ......................................................................... 12

2.1.6.

Thí nghiệm địa chất thuỷ văn hiện trường ............................................................................ 13

2.1.7.


Thí nghiệm trong phịng ....................................................................................................... 14

2.2.

Tiêu chuẩn áp dụng ............................................................................................................... 20

2.2.1.

Đo vẽ lập bản đồ địa chất...................................................................................................... 20

2.2.2.

Động đất................................................................................................................................ 21

2.2.3.

Khoan đào thăm dò ............................................................................................................... 21

2.2.4.

Thăm dị địa vật lý ................................................................................................................ 22

2.2.5.

Thí nghiệm địa chất cơng trình hiện trường ......................................................................... 23

2.2.6.

Thí nghiệm địa chất thuỷ văn hiện trường ............................................................................ 24


2.2.7.

Thí nghiệm trong phịng ....................................................................................................... 25

2.2.8.

Phân loại đất đá cơng trình xây dựng.................................................................................... 30

2.2.9.

Tiêu chuẩn chung về công tác khảo sát địa chất ................................................................... 30

2.2.10.

Tiêu chuẩn thi cơng và xử lý nền móng ................................................................................ 31

2.3.

Phần mềm áp dụng ................................................................................................................ 32

3.

PHÂN TÍCH LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KỸ THUẬT.......................................................... 33

3.1.

Thành phần và khối lượng khảo sát ĐCCT cho Quy hoạch địa điểm ................................... 33

3.1.1.


Mục đích và nhiệm vụ .......................................................................................................... 33


3.1.2.

Thành phần công tác khảo sát ĐCCT ................................................................................... 33

3.1.3.

Nội dung và khối lượng khảo sát ĐCCT .............................................................................. 33

3.2.

Thành phần và khối lượng khảo sát ĐCCT cho lập báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi........... 35

3.2.1.

Mục đích và nhiệm vụ........................................................................................................... 35

3.2.2.

Thành phần công tác khảo sát ĐCCT ................................................................................... 35

3.2.3.

Nội dung và khối lượng khảo sát ĐCCT .............................................................................. 36

3.3.

Thành phần và khối lượng khảo sát ĐCCT cho lập báo cáo Nghiên cứu khả thi.................. 38


3.3.1.

Mục đích và nhiệm vụ........................................................................................................... 38

3.3.2.

Thành phần cơng tác khảo sát ĐCCT ................................................................................... 38

3.3.3.

Nội dung và khối lượng khảo sát ĐCCT .............................................................................. 38

3.4.

Thành phần và khối lượng khảo sát ĐCCT cho Thiết kế kỹ thuật ........................................ 41

3.4.1.

Mục đích và nhiệm vụ........................................................................................................... 41

3.4.2.

Thành phần công tác khảo sát ĐCCT ................................................................................... 42

3.4.3.

Nội dung và khối lượng khảo sát ĐCCT .............................................................................. 42

3.5.


Thành phần và khối lượng khảo sát ĐCCT cho Thiết kế bản vẽ thi cơng ............................. 45

3.5.1.

Mục đích và nhiệm vụ........................................................................................................... 45

3.5.2.

Thành phần công tác khảo sát ĐCCT ................................................................................... 46

3.5.3.

Nội dung và khối lượng khảo sát ĐCCT .............................................................................. 46

3.6.

Thành phần và khối lượng khảo sát ĐCCT cho giai đoạn vận hành nhà máy ...................... 47

3.6.1.

Mục đích và nhiệm vụ........................................................................................................... 47

3.6.2.

Thành phần công tác khảo sát ĐCCT ................................................................................... 47

3.6.3.

Nội dung và khối lượng khảo sát ĐCCT .............................................................................. 47



Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

1.
1.1.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

TỔNG QUAN
Cơ sở pháp lý

 Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội nước Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
 Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ về Quản lý
chất lượng và bảo trì cơng trình xây dựng;
 Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý
dự án đầu tư xây dựng;
 Căn cứ Quy định về Quản lý chất lượng cơng trình trong Tập đoàn Điện lực Việt
Nam ban hành kèm theo Quyết định số 60/QĐ-EVN ngày 17/02/2014 của Hội
đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
 Căn cứ Quy chế phân cấp đầu tư quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư trong Tập
đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 333/QĐ-EVN ngày
22/5/2014 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
 Căn cứ Quy định nội dung và trình tự khảo sát phục vụ thiết kế cơng trình nhiệt
điện áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam bàn hành kèm theo Quyết định số
1175/QĐ-EVN ngày 22/12/2014 của Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt
Nam.
1.2.


Yêu cầu thiết kế

Các dự án nhà máy nhiệt điện hầu hết nằm tại các vị trí dọc bờ biển hoặc bờ sông trải
dài khắp Việt Nam. Do đó địa chất tương đối đa dạng, có những khu vực địa chất
tương đối yếu với lớp bùn sét dày như khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng
châu thổ sơng Hồng. Các khu vực này cần có giải pháp nền móng cẩn thận, hợp lý sao
cho cơng trình đạt được sự ổn định cần thiết cũng như phải đảm bảo tiến độ cho dự
án. Ngoài ra đối với những khu vực có nền địa chất tốt hơn thì phải xem xét giải pháp
nền móng đơn giản, tiết kiệm, biện pháp thi cơng phù hợp.
Việc phân tích địa chất nền khu vực từ đó đánh giá sức chịu tải của nền đất được đặt
lên hàng đầu. Phần thiết kế chuẩn này sẽ dựa trên các khu vực cơ bản nhất để nhận
dạng địa chất nền của cơng trình.
Thiết kế dựa vào khu vực chịu tải trọng trong nhà máy để phân vùng khu vực chịu tải
từ đó xem xét đưa ra giải pháp nền móng hợp lý cho từng khu vực, hạng mục trong
nhà máy.
1.3.

Yêu cầu đối với công tác khảo sát địa chất

 Công tác khảo sát ĐCCT phục vụ thiết kế NMNĐ phải được tiến hành đối với tất
cả các hạng mục cơng trình chính theo tổng mặt bằng xây dựng cơng trình.
 Cơng tác khảo sát ĐCCT được bố trí phù hợp với quy mơ, kết cấu, đặc tính và
phạm vi ảnh hưởng của hạng mục cơng trình.

Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 1 /48



Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Công tác khảo sát ĐCCT phải cung cấp đầy đủ số liệu cần thiết để thiết kế nền
móng cơng trình với các thành phần, khối lượng và phương pháp thực hiện đầy đủ.
Nghiên cứu đầy đủ các đặc tính cơ lý của đất đá nền, đánh giá động đất khu vực
xây dựng cơng trình, điều kiện ĐCCT và ĐCTV.
 Công tác khảo sát ĐCCT phải được thực hiện theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn, văn
bản pháp quy được Nhà nước Việt Nam công nhận hoặc các tiêu chuẩn nước ngoài
tương đương cùng nội dung được quốc tế sử dụng rộng rãi.
 Mức độ thực hiện công tác khảo sát ĐCCT, nội dung thành phần công tác, khối
lượng tuỳ thuộc theo các giai đoạn - bước khảo sát, quy mơ cơng trình và các u
cầu khác của đơn vị thiết kế hoặc Chủ đầu tư.
1.4.

Các hạng mục chính nhà máy nhiệt điện và phân chia khu vực chịu tải

Căn cứ vào kết cấu các hạng mục trong nhà máy cũng như tải trọng thiết bị có thể
phân chia khu vực chịu tải trọng như sau:
KHU VỰC I: bao gồm các hạng mục chính chịu tải trọng lớn của nhà máy như khu
vực tua bin, lị hơi, ống khói, quạt hút, quạt đẩy.
KHU VỰC II: bao gồm hệ thống nhiên liệu với các tháp và băng tải có chiều cao lớn,
bước nhịp lớn và bồn dầu thể tích lớn.
KHU VỰC III: bao gồm các hệ thống phụ trợ, hệ thống thải xỉ, hệ thống xử lý nước
với các hạng mục có chiều cao thấp, chịu tải nhỏ.
KHU VỰC IV: khu vực bãi xỉ có kết cấu đặc trưng với tuyến đê bao bảo vệ bãi xỉ.
KHU VỰC V: bao gồm các hệ thống lấy nước, thải nước cho nhà máy có kết cấu đặc

trưng ngầm dưới đất và có tuyến kênh đào cần xét tính ổn định sạt lở.
Bảng 1.4.1: Phân chia khu vực chịu tải
PHÂN CHIA

KHU VỰC I

KHU VỰC III

STT
I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
II
1
2
3
4
5

Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017

TÊN HẠNG MỤC

HỆ THỐNG NHÀ MÁY CHÍNH
Nhà tuabin
Nhà điều khiển trung tâm
Lị hơi
Móng máy phát tuabin
Móng quạt gió FDF và kết cấu
Móng bộ khử bụi
Kết cấu đỡ ống hơi
Móng quạt gió IDF và kết cấu
Ống khói cao 210m
HẠNG MỤC PHỤ TRỢ
Trạm sản xuất H2
Phòng lò hơi khởi động
Nhà hành chính
Nhà kho và xưởng sửa chữa
Khu vực để xe hơi
Trang 2 /48


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

PHÂN CHIA

STT
6
7
III

KHU VỰC II


KHU VỰC III

TÊN HẠNG MỤC
Nhà để xe 2 bánh
Nhà căn tin
HỆ THỐNG CẤP NHIÊN LIỆU

1

HỆ THỐNG CẤP THAN

1

Kho chứa than khơ

2

Tường chắn gió

3

Bệ đỡ băng chuyển than

4

Tháp chuyển tiếp

5


Xưởng bảo trì và kho chứa vật liệu hệ thống cấp than

6

Phòng máy bơm nước rửa thiết bị vận chuyển than

7

Nhà điều khiển vận chuyển than

2

HỆ THỐNG CẤP DẦU

1
2
3
4
IV
1
2
3
4
5
6
V

Trạm bơm dầu
Móng bồn dầu thép
Tường chống cháy

Giá đỡ ống dẫn dầu
HỆ THỐNG THẢI XỈ
Trạm bơm nước rửa
Phịng máy nén khí
Phịng quạt sục khí
Bơm nước thu hồi
Hố lắng nước tro đáy và trạm bơm nước quay về
Móng đỡ silo tro
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THƠ VÀ NƯỚC KHỬ
KHỐNG
Nhà xử lý nước hóa chất
Kết cấu ngồi trời
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC TUẦN HỒN
Nhà Clo
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHUNG
Bể chứa nước thải
Bồn nước trung gian
Bể trung hồ
Bồn chứa EDTA
Trạm bơm
Bồn oxi hố điều khiển độ pH
Bồn hoà trộn
Bồn phản ứng
Bể lắng

1

KHU VỰC III


Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

1
2
2
1
3
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 3 /48


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

PHÂN CHIA

STT


TÊN HẠNG MỤC

10
11
12

14
15
VI
1
1
2
3
2
1
2
3
4

Bộ lọc không van
Bể gom bùn
Nhà khử nước
Khu xử lý nước bằng hoá chất, trạm pha chế và cấp hoá chất,
buồng quạt khuấy, phòng điện, phòng điều khiển
Trạm xử lý nước thải nhiễm đầu
Trạm xử lý nước thải sinh hoạt
HỆ THỐNG CUNG CẤP NƯỚC CCW
KÊNH DẪN NƯỚC
Cửa lấy nước
Kênh dẫn nước

Trạm bơm nước tuần hồn
HỆ THỐNG THẢI NƯỚC
Hố si phơng
Cống hộp thải nước
Miệng xả
Kênh hở thải nước

VII

HỆ THỐNG ĐIỆN

13

KHU VỰC V

KHU VỰC II

KHU VỰC III

KHU VỰC III

KHU VỰC IV

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

1
2
3

Sân phân phối điện 500kv/220kV

Móng máy biến áp chính
Móng máy biến áp tự dùng

4

Móng máy biến áp phụ trợ

5
6
7
VIII
1
IX
1
2
3
4
5
6
7
8
XI
1
2
3

Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Bồn dầu khẩn cấp cho máy biến áp

Nhà điều khiển sân phân phối
Hệ thống mương cáp và ống cáp
HỆ THỐNG CỨU HOẢ
Nhà làm việc và để xe cứu hoả
HẠNG MỤC XÂY DỰNG KHÁC
Hệ thống giá đỡ ống tổng hợp ngoài trời
Hệ thống ống cấp nước sinh hoạt ngồi trời
Nhà hải quan
Đường nội bộ
Hệ thống ống thốt nước khu vực nhà máy
Cổng và hàng rào
Nhà bảo vệ
Cảnh quan nhà máy
BÃI THẢI XỈ VÀ ĐÊ BAO
Bãi thải xỉ
Nhà hành chính bãi xỉ
Bể lọc nước xỉ

Trang 4 /48


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

1.5.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Các ký hiệu và thuật ngữ viết tắt


1

QHĐĐ:

Quy hoạch địa điểm xây dựng

2

NCTKT:

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

3

DAĐT:

Dự án đầu tư xây dựng cơng trình

4

NCKT:

Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

5

TKCS:

Thiết kế cơ sở


6

TKKT:

Thiết kế kỹ thuật

7

BVTC:

Thiết kế bản vẽ thi cơng

8

TĐCT:

Trắc địa cơng trình

9

ĐCCT:

Địa chất cơng trình

10

ĐCTV:

Địa chất thuỷ văn


11

KTTV:

Khí tượng thuỷ văn

12

VLXD:

Vật liệu xây dựng thiên nhiên

13

EVN:

Tập đồn Điện lực Việt Nam

14

EVNGENCO: Tổng công ty phát điện

15

BQLDA:

Ban Quản lý dự án

16


NTKS:

Nhà thầu khảo sát xây dựng

17

NTTK:

Nhà thầu thiết kế xây dựng

18

BCN:

Ban chủ nhiệm lập dự án

19

CNLDA:

Chủ nhiệm lậo dự án

20

CNKS:

Chủ nhiệm khảo sát

21


CTTK:

Chủ trì thiết kế

22

CTĐH:

Chủ trì bộ mơn địa hình

23

CTĐC:

Chủ trì bộ mơn địa chất

24

CTTV:

Chủ trì bộ mơn khí tượng thuỷ văn

Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 5 /48


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2


Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

25

NVKS:

Nhiệm vụ khảo sát xây dựng

26

PAKS:

Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

27

TTĐL:

Trung tâm điện lực

28

NMNĐ:

Nhà máy nhiệt điện

29

QCVN:


Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

30

TCVN:

Tiêu chuẩn quốc gia

31

BXD:

Bộ Xây dựng

32

BKHCN:

Bộ Khoa học và Công nghệ

33

BTNMT:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

34

BCT:


Bộ Công thương

35

BNNPTNT:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

36

BGTVT:

Bộ Giao thông Vận tải

1.6.

Các giai đoạn - bước khảo sát và nhiệm vụ khảo sát

 Các giai đoạn - bước khảo sát:
a) Lập quy hoạch địa điểm xây dựng Trung tâm điện lực
b) Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
c) Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
d) Thiết kế kỹ thuật
e) Thiết kế bản vẽ thi công
f) Vận hành nhà máy
 Nhiệm vụ cơng tác khảo sát:
a) Khảo sát địa hình (trắc địa cơng trình)
b) Khảo sát địa chất (địa chất cơng trình và địa chất thuỷ văn)
c) Khảo sát khí tượng thuỷ văn và hải văn (nếu có)

1.7.

Trình tự quản lý chất lượng cơng tác khảo sát
a) Lập, trình và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng
b) Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng
c) Lập, trình và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát
d) Thực hiện công tác khảo sát xây dựng

Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 6 /48


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

e) Giám sát công tác khảo sát xây dựng
f) Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng
g) Lập, trình và phê duyệt báo cáo khảo sát xây dựng
h) Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng
1.8.

Trách nhiệm của các bên liên quan

 Chủ đầu tư xây dựng có trách nhiệm:
a) Lựa chọn nhà thầu khảo sát;
b) Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng;

c) Phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
d) Tổ chức giám sát q trình thực hiện cơng tác khảo sát;
e) Tổ chức nghiệm thu kết quả khảo sát hiện trường, trong phòng và nội dung
báo cáo khảo sát;
f) Lưu trữ các kết quả khảo sát;
g) Trường hợp Chủ đầu tư thuê đơn vị Tư vấn giám sát thì đơn vị đó phải thực
hiện đầy đủ nhiệm vụ giám sát theo nhiệm vụ khảo sát xây dựng và phương án
kỹ thuật khảo sát đã được phê duyệt.
 Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm:
a) Lập và trình nhiệm vụ khảo sát xây dựng và phương án kỹ thuật khảo sát xây
dựng;
b) Thực hiện công tác khảo sát theo nhiệm vụ khảo sát xây dựng và phương án
kỹ thuật khảo sát đã được phê duyệt;
c) Các phương pháp khảo sát, lập báo cáo khảo sát phải được thực hiện đầy đủ
theo trình tự, tiêu chuẩn được ghi trong phương án kỹ thuật khảo sát đã được
phê duyệt. Trong trường hợp có sự sai lệch giữa PAKS với điều kiện thực tế thì
CNKS phải phối hợp với CNLDA kiến nghị BQL để có phương án hiệu chỉnh;
d) Tổ chức công tác giám sát nội bộ (giữa đơn vị tổng thầu và NTKS hoặc nội
bộ NTKS);
e) Tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở công tác khảo sát;
f) Lập và trình báo cáo khảo sát;
g) Bàn giao các kết quả khảo sát cho Chủ đầu tư.
2.

TIÊU CHÍ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

2.1.

Thông số khảo sát địa chất cấp thiết kế


2.1.1.

Đo vẽ lập bản đồ địa chất

Các loại tài liệu, bản đồ, bản vẽ ĐCCT của công tác như sau:
Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 7 /48


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Bản đồ địa chất và khoáng sản thu thập các tỷ lệ 1:200.000, 1:50.000;
 Bản đồ tài liệu thực tế các tỷ lệ 1:50.000 - 1:1.000;
 Sơ đồ địa chất các tỷ lệ 1:50.000 - 1:10.000;
 Bản đồ địa chất cơng trình và mặt cắt ĐCCT các tỷ lệ 1:10.000 - 1:1.000;
 Bản đồ phân bố và tính tốn VLXD các tỷ lệ 1:5.000 - 1:1.000;
 Các báo cáo thuyết minh bản đồ ĐCCT, mô tả điểm lộ:
 Các loại bản đồ khác tương ứng tỷ lệ bản đồ ĐCCT: địa mạo và trầm tích đệ
tứ, địa chất thuỷ văn, phân khu ĐCCT, ...;
 Các kết quả thí nghiệm trong phịng phục vụ cơng tác đo vẽ bản đồ ĐCCT:
thạch học, mẫu đất, mẫu đá, mẫu nước, mẫu VLXD, ...
2.1.2.

Động đất


Các loại tài liệu, bản đồ của cơng tác cần có như sau:
 Thu thập các bản đồ kiến tạo - động đất các tỷ lệ 1:1.000.000 - 1:500.000;
 Bản đồ vi phân vùng động đất (nếu thực hiện) các tỷ lệ;
 Bản đồ - sơ đồ đứt gãy có khả năng hoạt động và địa động lực giai đoạn hiện
đại (nếu thực hiện công tác vi phân vùng động đất) các tỷ lệ;
 Báo cáo đánh giá độ nguy hiểm động đất và vi phân vùng động đất (nếu thực
hiện báo cáo đánh giá động đất);
 Bảng tổng hợp (danh mục) động đất khu vực công trình và lân cận (nếu thực
hiện báo cáo đánh giá động đất);
 Cung cấp các giá trị đỉnh gia tốc nền (PGA, agR) và cấp động đất (theo MSK64) tương ứng với động đất cực đại có thêể xảy ra (MCE), động đất thiết kế
cực đại (MDE), động đất vận hành cơ sở (OBE), phổ phản ứng và băng gia
tốc.
2.1.3.

Khoan đào thăm dị

Các loại tài liệu cần có như sau:
 Hình trụ nõn khoan, hình trụ hố đào (nếu có);
 Ảnh nõn khoan, ảnh chụp hố đào (nếu có);
 Các tài liệu thí nghiệm hiện trường và trong phịng khác có liên quan và đính
kèm cùng với tài liệu hố khoan.
2.1.4.

Thăm dị địa vật lý

Các loại cơng tác thăm dị địa vật lý thường được sử dụng như sau:

Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017


Trang 8 /48


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Bảng 2.1.4.1: Danh mục các thăm dò địa vật lý và thơng số
STT

Tên thí nghiệm

Mục đích áp dụng

Thơng số

1

Đo địa chấn phản Là phương pháp thăm dò địa Băng địa chấn;
xạ
vật lý phát sóng đàn hồi vào Bản đồ địa chấn;
mơi trường và bố trí thu trên
mặt các sóng phản xạ từ các Mặt cắt địa chấn.
ranh giới địa chấn ở các tầng
đất đá dưới sâu. Xác định
được các ranh giới kết hợp với
xem xét định tính đăc trưng
động lực của sóng cho phép
xác lập cấu trúc địa chất của

vùng và định vị đối tượng
quan tâm như các tầng chứa
khoáng sản, đứt gãy, ...

2

Đo địa chấn khúc Là phương pháp thăm dò địa Băng địa chấn;
xạ
vật lý phát sóng địa chấn vào Bản đồ địa chấn;
Địa chấn khúc xạ mơi trường và bố trí thu trên Mặt cắt địa chấn.
theo cơng nghệ mặt các sóng thứ cấp phát sinh
tomography
hay do khúc xạ sóng ở các tầng đất
mặt cắt ảnh địa đá dưới sâu, từ đó xác định
chấn
(seismic được phân bố tốc độ truyền
sóng và các ranh giới địa chấn,
imaging)
giải đốn ra cấu trúc địa chất
và tính chất, trạng thái, thành
phần của đất đá.

3

Đo sâu điện - mặt Là phương pháp khảo sát khả
cắt điện
năng dẫn điện của các lớp bên
dưới bề mặt, hiệu quả trong
việc xác định các ranh giới
giữa các loại vật liệu có sự

tương phản điện trở suất.
Được sử dụng để xác định các
đới phá huỷ kiến tạo, ranh giới
giữa các loại đá có thành phần
thạch học khác nhau, xác định
hướng nứt nẻ của đá gốc, xác
định tham số điện trở suất
phục vụ thiết kế chống sét.

4

Thí nghiệm
chấn xuyên

Đồ thị theo tỷ lệ
loga của giá trị điện
trở suất biểu kiến
với khoảng cách
điện cực;
Đồ thị đo sâu vòng;
Mặt cắt điện.

địa Được thực hiện để cung cấp VP - vận tốc sóng
hố các thơng tin về tính chất đàn

Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 9 /48



Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

STT

Tên thí nghiệm
khoan

5

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Mục đích áp dụng
hồi của đất đá, số liệu dùng để
phân tích thiết kế chịu động
đất, nghiên cứu khả năng hố
lỏng và thiết kế nền móng
cơng trình.

Thơng số
dọc;
VS - vận tốc sóng
ngang;
Biểu đồ sóng;

Các tham số khác:
Thí nghiệm địa Được sử dụng để đo lát cắt tốc
chấn dọc hố khoan độ truyền sóng dọc và sóng G - mô đun cắt;
ngang theo chiều sâu phục vụ K - mô đun đàn hồi

thiết kế kháng chấn.
động;
 - tỷ số Poisson;
E - mô đun Young;
T0 - chu kỳ dao
động cơ bản của
nền đất;
A - hệ số khuếch
đại của nền đất;
VS30 - vận tốc sóng
ngang ở độ sâu
30m.

6

Karota (địa vật lý Là một lĩnh vực của thăm dò
hố khoan)
địa vật lý, thực hiện các quan
sát đo đạc địa vật lý trong hố
khoan, từ đó phân tích, giải
đốn tài liệu để phân chia đất
đá trong không gian quanh hố
khoan theo thành phần, tính
chất và trạng thái của chúng.

Kết quả phân tích
được liên kết với
cột địa tầng hố
khoan và biểu diễn
thanh băng ghi địa

vật lý hố khoan.

Ngoài ra, địa chấn mặt cắt thẳng đứng (VSP) được thực hiện để quan sát trường
sóng địa chấn trong lịng đất dọc theo hố khoan để thu được tham số tốc độ
truyền các sóng, phục vụ liên kết cho tài liệu địa chấn phản xạ.
Các phương pháp chính được sử dụng cho cơng tác thăm dò địa vật lý hố khoan
như sau:
 Các phương pháp điện:

Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 10 /48


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

+ Đo điện trở suất;
+ Đo ảnh điện (resistivity imaging);
+ Đo điện trở dung dịch;
+ Đo điện phân cực kích thích;
+ Đo điện trường thiên nhiên;
+ Đo cảm ứng điện từ.
 Các phương pháp phóng xạ:
+ Đo gamma tự nhiên;
+ Đo phổ gamma tự nhiên;
+ Đo mật độ;

+ Đo neutron-gamma.
 Phương pháp từ trường:
+ Đo độ từ cảm.
 Các phương pháp âm học:
+ Đo âm thanh (sonic log);
+ Suspension PS logging (do công ty OYO của Nhật phát minh và cung cấp
thiết bị).
 Các phương pháp khác:
+ Đo đường kính hố khoan;
+ Đo độ lệch;
+ Chụp ảnh thành hố khoan;
+ Lấy mẫu trong hố khoan; ...
Một số phương pháp thăm dò từ được sử dụng trong thăm dò địa vật lý có thể
được sử dụng phục vụ thiết kế xây dựng các nhà máy điện thuộc cấp đặc biệt như
sau:
 Phương pháp đo trường từ khu vực;
 Phương pháp đo trường từ chi tiết;
 Phương pháp đo trường từ độ chính xác cao;
 Phương pháp đo biến thiên từ.
Một số phương pháp thăm dò điện được sử dụng trong thăm dị địa vật lý có thể
được sử dụng phục vụ thiết kế xây dựng các nhà máy điện thuộc cấp đặc biệt như
sau:
 Phương pháp điện trường thiên nhiên;
 Phương pháp nạp điện;
Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 11 /48



Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

 Phương pháp mặt cắt điện trở;
 Phương pháp phân cực kích thích;
 Phương pháp ảnh điện;
 Phương pháp đo sâu trường chuyển;
 Phương pháp từ tellua;
 Phương pháp rada xuyên đất;
 Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân;
 Phương pháp điện từ tần số rất thấp (VLF).
2.1.5.

Thí nghiệm địa chất cơng trình hiện trường

Bảng 2.1.5.1: Danh mục các thí nghiệm ĐCCT hiện trường và thơng số
STT

Tên thí nghiệm

Mục đích áp dụng

Thơng số

1

Thí nghiệm xun Xác định sức kháng xuyên NSPT
tiêu chuẩn (SPT)

tiêu chuẩn hay số búa cần thiết
để đóng mũi xun vào trong
đất ngun dạng 30cm.

2

Thí nghiệm xuyên Xác định sức kháng xuyên, sử
tĩnh (CPT)
dụng trong đất dính và đất rời
có hàm lượng các hạt lớn hơn
10 mm nhỏ hơn 25%. Làm rõ
tính đồng nhất của địa tầng,
đặc tính biến dạng và sức chịu
tải của đất nền, dự tính sức
chịu tải của cọc đơn.

qc - sức kháng đơn
vị mũi cơn;

Thí nghiệm xun
tĩnh có đo áp lực
nước
lỗ
rỗng
(CPTu)

Như CPT và đo
thêm các thông số:

3


Xác định sức kháng xuyên, sử
dụng trong đất dính và đất rời
có kích thước hạt lớn nhất nhỏ
hơn đường kính của đầu
xun, thực hiện như cơng tác
xuyên tĩnh.

fs - ma sát thành
đơn vị;
Fr - tỷ sức kháng.

u - áp lực nước lỗ
rỗng;
u0 - áp lực thuỷ
tĩnh;
u - áp lực nước lỗ
rỗng dư.

4

Thí nghiệm cắt Xác định sức kháng cắt khơng
cánh hiện trường thốt nước của đất, được sử
(VST)
dụng cho các loại đất dính
mềm yếu, bão hồ nước.

Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017


Su - sức kháng cắt
khơng thốt nước
của đất nguyên
dạng;
Trang 12 /48


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

STT

Tên thí nghiệm

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Mục đích áp dụng

Thơng số
Su' - sức kháng cắt
khơng thốt nước
của đất phá huỷ;
S - độ nhạy của đất
(là tỷ số Su / Su').

5

Thí nghiệm
định mơ đun
dạng

tại
trường bằng
nén phẳng

6

xác Xác định mô đun biến dạng để
biến tính tốn độ lún của cơng
hiện trình.
tấm

Thí nghiệm CBR Thử nghiệm và tính tốn để
hiện trường
xác định chỉ số CBR của đất
nền, các lớp móng bằng vật
liệu rời tại hiện trường.

E - mô đun biến
dạng;
Biểu đồ quan hệ
giữa lún và áp lực
tác dụng bao gồm
các chu kỳ gia tải
và dỡ tải, quan hệ
giữa lún và thời
gian ở các cấp gia
tải thí nghiệm.
CBR;
Đồ thị quan hệ áp
lực nén - chiều sâu

xuyên;
Độ ẩm và khối
lượng thể tích khơ
của lớp vật liệu.

7

Thí nghiệm nén
ngang trong đất
trong hố khoan
(PMT)

Được sử dụng cho các lớp đất EPMT - mơ đun biến
rời và đất dính ở các độ sâu dạng ngang của đất;
khác nhau để xác định đặc tính P - áp lực giới hạn.
L
biến dạng và mơ đun biến
dạng ngang.

8

Thí nghiệm xác Xác định điệm trở của đất theo ρ (Ωm) - điện trở
định điện trở của độ sâu để cung cấp các thông suất.
đất
số thiết kế chống sét và tiếp
địa.

2.1.6.

Thí nghiệm địa chất thuỷ văn hiện trường


Bảng 2.1.6.1: Danh mục các thí nghiệm ĐCTV hiện trường và thơng số
STT
1

Tên thí nghiệm

Mục đích áp dụng

Thơng số

Thí nghiệm đổ Xác định hệ số thấm của đất Hệ số thấm.
nước trong hố đào

Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 13 /48


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

STT

Tên thí nghiệm

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Mục đích áp dụng


Thơng số

và hố khoan tại đá chứa nước.
hiện trường
2

Thí nghiệm hút Xác định hệ số thấm, lưu Hệ số thấm;
nước từ các lỗ lượng của đất đá chứa nước Lưu lượng.
khoan
thành hố móng, độ dốc thuỷ
lực và khả năng có thể sinh ra
áp lực thuỷ động.

3

Thí nghiệp ép nước Xác định độ thấm nước, khả Giá trị Lugeon.
trong hố khoan
năng hấp thụ nước của đá gốc
nứt nẻ.

4

Thí nghiệm đo áp Xác định sự biến đổi áp lực u - áp lực nước lỗ
lực nước lỗ rỗng nước lỗ rỗng tại hiện trường rỗng do gia tải
trong đất
đất tự nhiên trong xây dựng.

5


Quan trắc nước Quan trắc động thái nước dưới
dưới đất trong hố đất.
khoan

6

Thiết kế và lắp đặt Quan trắc nước dưới đất.
giếng quan trắc
nước dưới đất

2.1.7.

Thí nghiệm trong phịng

Bảng 2.1.7.1: Danh mục các thí nghiệm trong phịng cho mẫu đất và thơng số
STT

Tên thí nghiệm

1

Xác định
phần hạt

2

Hạn độ Atterberg

3


Mục đích áp dụng

Thơng số

thành Dùng để xác định thành phần Phân chia đất thành
hạt của đất loại cát và đất loại từng nhóm các cỡ
sét.
hạt gần nhau về độ
lớn và xác định
hàm lượng phần
trăm của chúng.

Xác định độ ẩm

Dùng để xác định giới hạn dẻo
và giới hạn chảy của đất dính
chứa phần lớn các hạt có kích
thước nhỏ hơn 1mm và có giới
hạn dẻo.

WP - Giới hạn dẻo;
WL - Giới hạn chảy;
IP - Chỉ số dẻo;
B - Chỉ số sệt.

Dùng để xác định độ ẩm của W - độ ẩm của đất.

Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017


Trang 14 /48


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

STT

Tên thí nghiệm

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Mục đích áp dụng

Thơng số

đất loại sét và loại đất cát.
4

Xác định
trọng

dung Dùng để xác định khối lượng γw - khối lượng thể
thể tích của đất (dung trọng).
tích tự nhiên hay
dung
trọng
tự
nhiên;
γd - khối lượng thể

tích cốt đất hay
dung trọng khô.

5

Xác định tỷ trọng

Dùng để xác định khối lượng Gs - khối lượng
riêng của đất loại cát và đất riêng hay tỷ trọng.
loại sét.

6

Nén cố kết

Xác định tính nén lún (trong
điều kiện khơng nở hơng) của
đất có kết cấu nguyên dạng
hoặc không nguyên dạng ở độ
ẩm tự nhiên hoặc bão hoà
nước.

e0 - hê số rỗng ban
đầu;
av1-2 - hệ số nén lún;
Cc - chỉ số nén;
Cr - chỉ số nén lại;
pc - áp lực tiến cố
kết;
Es1-2 - mô đun nén;

Cv - hệ số cố kết
đứng;
Ch - hệ số cố kết
ngang;
Kv - hệ số thấm
đứng;
Kh - hệ số thấm
ngang.

7

Nén nở hông

Dùng để xác định độ bền của qu - tải trọng phá
đất bằng phương pháp nén hoại của đất.
mẫu đất hình trụ nở hơng tự
do.

8

Kháng cắt phẳng

Dùng để xác định sức chống C - lực dính kết;
cắt của đất nguyên dạng hoặc φ - góc ma sát
chế bị.
trong.

Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017


Trang 15 /48


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

STT

Tên thí nghiệm

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Mục đích áp dụng

Thơng số

9

Nén 3 trục UU

Dùng để xác định độ bền của Cu - lực dính kết;
đất bằng phương pháp nén 3 φ - góc ma sát
u
trục theo sơ đồ khơng thốt trong.
nước, khơng cố kết.

10

Nén 3 trục CU


Dùng để xác định độ bền của
đất bằng phương pháp nén 3
trục theo sơ đồ không thốt
nước, cố kết.

Ccu - lực dính kết
tổng;
φcu - góc ma sát
trong tổng;
C'cu - lực dính kết
hữu hiệu;
Φ'cu - góc ma sát
trong hữu hiệu.

11

Nén 3 trục CD

Dùng để xác định độ bền của Cd - lực dính kết;
đất bằng phương pháp nén 3 φ - góc ma sát
d
trục theo sơ đồ thốt nước, cố trong.
kết.

12

Hệ số thấm

Dùng để thí nghiệm hệ số K - hệ số thấm.
thấm của mẫu đất bằng

phương pháp cột áp khơng đổi
và cột áp thay đổi.

13

Thí nghiệm đầm Dùng để xác định độ chặt tiêu tc - độ chặt tiêu
nện tiêu chuẩn
chuẩn của đất loại cát và đất chuẩn;
loại sét.
W - độ ẩm tốt nhất
của đất.

14

Thí nghiệm cắt Dùng để xác định sức chống
cánh hạt mịn trong cắt của đất bằng thí nghiệm
phịng
cắt cánh trong phịng, áp dụng
cho đất hạt mịn bão hoà nước,
mềm yếu.

15

Cu - độ bền chống
cắt khơng thốt
nước hay lực dính
kết;
St - độ nhạy của
đất.


Xác
định
hàm Dùng để xác định hàm lượng
lượng chất hữu cơ chất hữu cơ của đất, áp dụng
của đất
cho các loại đất sét, bụi và cát
pha sét, đất sạn sỏi chứa hơn
15% khối lượng vật liệu bụi
và sét.

Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 16 /48


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

STT
16

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Tên thí nghiệm

Mục đích áp dụng

Thơng số


Xác định tổng hàm
lượng

hàm
lượng các ion thành
phần muối hoà tan
của đất

Dùng để xác định tổng hàm
lượng và hàm lượng của các
ion thành phần muối hoà tan
của đất, áp dụng cho đất hạt
min, đất cát và đất sỏi có hơn
15% hàm lượng vật liệu hạt
mịn.

Tổng hàm lượng
muối hoà tan;
Hàm lượng
anion
CO3
HCO3;

các


Hàm lượng Cl-;
Hàm lượng SO42-;
Hàm lượng Ca2+ và
Mg2+;

Độ pH của nước
chiết muối hoà tan
từ đất.

17

Xác định góc nghỉ Dùng để xác định góc nghỉ tự
tự nhiên của đất rời nhiên của đất rời, áp dụng cho
đất loại cát và san sỏi hạt nhỏ
(cỡ hạt 2-5mm).

α - góc nghiêng
giới hạn của mái
dốc đất rời có kết
cấu xốp nhất ở
trạng thái khô hoặc
ngâm trong nước.

18

Xác định các đặc Dùng để xác định các đặc
trưng tan rã của đất trưng tan rã của các loại đất
hạt mịn không chứa hoặc chứa
hạt sỏi sạn với hàm lượng
không quá 10%.

Dd - độ tan rã của
đất;

Xác định các đặc Dùng để xác định độ trương

trưng trương nở của nở của đất sét và đất bụi
đất
không chứa sạn sỏi nguyên
dạng hoặc chế bị được đầm
chặt với độ ẩm và dung trọng
khô theo yêu cầu.

De - độ trương nở
thể tích của đất;

Xác định các đặc Dùng để xác định độ co ngót
trưng co ngót của của đất sét và đất bụi khơng
đất
chứa sạn sỏi nguyên dạng
hoặc chế bị được đầm chặt với
độ ẩm và dung trọng khô theo
yêu cầu.

Ds - độ co ngót thể
tích của đất;

19

20

21

Tốc độ tan rã;
Hình thức tan rã.


We - độ ẩm trương
nở của đất;
Pe - áp lực trương
nở của đất.

Ws - giới hạn co
ngót của đất.

Xác định các đặc Dùng để xác định các đặc Hệ số lún ướt tương

Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 17 /48


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

STT

Tên thí nghiệm

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Mục đích áp dụng

Thơng số

trưng lún ướt của trưng lún ướt của đất nguyên đối của đất.

đất
dạng hoặc chế bị với độ chặt
và độ ẩm yêu cầu, áp dụng cho
đất hạt mịn và đất cát pha sét
hoặc bụi, khơng chứa sạn sỏi.
22

Xác định sunfat hồ Dùng để xác định hàm lượng SO42tan
sunfat trong đất và các vật liệu
giống đất.

23

Xác định độ chặt Áp dụng cho đất rời, thoát
tương đối của vật nước tự do bao gồm:
liệu rời
Đất cát có thể chứa sạn sỏi hạt
nhỏ (lọt sàng 5mm) và một ít
(<10% hàm lượng) vật liệu hạt
nhỏ hơn 0,05mm.
Đất sỏi sạn hạt lọt sàng 20mm
và có thể có tới 10% hàm
lượng hạt cỡ từ 20-30mm và
một ít (<10% hàm lượng) vật
liệu hạt nhỏ hơn 0,05mm.

24

Xác định các chỉ
tiêu hoá đất khác


ID - độ chặt tương
đối của đất rời;
emax - hệ số rỗng
lớn nhất;
emin - hệ số rỗng
nhỏ nhất;
cmax - dung trọng
khô lớn nhất,
cmin - dung trọng
khô nhỏ nhất.
pH;
Cl-;
Ca+2 - Mg2+;
NH4+.

Bảng 2.1.7.2: Danh mục các thí nghiệm trong phịng cho mẫu đá và thơng số
STT

Tên thí nghiệm

Mục đích áp dụng

Thông số

1

Xác định độ ẩm

Độ ẩm.


2

Xác định
trọng

Dung trọng

3

Xác định tỷ trọng

Tỷ trọng.

4

Xác định độ bão
hoà

Độ bão hoà tự do;

dung

Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Độ bão hoà cưỡng
bức.

Trang 18 /48



Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

STT

Tên thí nghiệm

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Mục đích áp dụng

Thơng số

5

Thành phần thạch Dùng để phân tích thành phần Tên đá.
học
thạch học của đá bằng soi kính
lát mỏng để xác định tên đá.

6

Thí nghiệm kháng Dùng để xác định cường độ
nén
kháng nén 1 trục của mẫu đá
trong trạng thái khơ gió và bão
hồ.


Cường độ kháng
nén khơ gió;
Cường độ kháng
nén bão hồ.

7

Thí nghiệm kháng Dùng để xác định cường độ Cường độ kháng
kéo
kháng kéo của mẫu đá trong kéo khơ gió;
trạng thái khơ gió và bão hồ. Cường độ kháng
kéo bão hồ.

8

Thí nghiệm cắt mẫu Dùng để xác định cường độ Cường độ kháng cắt
đá
kháng cắt của mặt khé nứt của mặt khe nứt
trogn mẫu đá.
trong đá.

9

Xác định độ nén
dập và hệ số mềm
hố

Độ nén dập của đá;

10


Xác định mơ đun
đàn hồi mẫu đá

Mơ đun đàn hồi.

11

Thí nghiệm
Angeles

Hệ số mềm hố.

Los Dùng để xác định độ hao mòn Độ hao mòn.
khi va đập của cốt liệu lớn.

Bảng 2.1.7.3: Danh mục các thí nghiệm trong phịng cho mẫu nước và các thơng
số chính
STT

Tên thí nghiệm

1

Xác định pH

2

Xác định tổng canxi
và magiê phương

pháp chuẩn độ
EDTA

Mục đích áp dụng

Thơng số
pH

Dùng phương pháp chuẩn độ Tổng độ cứng.
EDTA để xác định tổng nồng
độ canxi và magiê trong nước
ngầm, nước mặt và nước
uống, không áp dụng cho
nước thải và các loại nước có
nồng độ muối cao như nước
biển.

Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 19 /48


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2

STT

Tên thí nghiệm


Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Mục đích áp dụng

Thơng số

3

Xác định sắt bằng Dùng để xác định hàm lượng Fe2+;
phương pháp trắc tổng sắt hồ tan và khơng tan. Fe3+.
phổ dùng thuốc thử
1.10-Phenantrolin

4

Xác
định
lượng canxi

hàm

Ca2+

5

Xác
định
lượng magiê

hàm


Mg2+

6

Xác định amoni
bằng phương pháp
chưng cất và chuẩn
độ

NH4+

7

Xác định clorua Dùng để xác định clorua hoà Clbằng chuẩn độ bạc tan trong nước.
nitrat với chỉ thị
cromat

8

Xác định sunfat Dùng để xác định sunfat trong SO42bằng phương pháp nước.
trọng lượng sử
dụng bari clorua

9

Các phương pháp
phân tích hố học
khác dành cho nước
dùng trong xây

dựng

CO2 tự do;
CO2 ăn mòn;
Độ cứng tạm thời;
Độ cứng vĩnh viễn;
HCO3-.

2.2.

Tiêu chuẩn áp dụng

2.2.1.

Đo vẽ lập bản đồ địa chất

 TCVN 9156:2012 - Cơng trình thuỷ lợi - Phương pháp đo vẽ lập bản đồ địa
chất cơng trình tỷ lệ lớn.
 Quyết định số 54/2000/QĐ-BCN ngày 14/9/2000 của Bộ công nghiệp về việc
ban hành Quy chế lập bản đồ ĐCCT tỷ lệ 1:50.000 (1:25.000).
 QCVN 49:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lập bản đồ địa
chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền.
Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 20 /48


Tổng công ty Phát điện 3
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Điện 2


2.2.2.

Thiết kế chuẩn cơng trình Nhà máy Nhiệt điện

Động đất

Đối với các cơng trình khơng thuộc cấp đặc biệt, số liệu động đất có thể được
tham khảo từ:
 QCVN 02:2009/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số liệu điều kiện tự
nhiên dùng trong xây dựng.
 TCVN 9386:2012 - Thiết kế cơng trình chịu động đất.
 TCVN 4253:2012 - Cơng trình thuỷ lợi - Nền các cơng trình thuỷ cơng - u
cầu thiết kế - bảng A.5 Phân loại theo tính chất phá hoại tính liền khối của đá
(phân loại đứt gãy và khe nứt).
 Căn cứ quy chuẩn QCVN 03:2009/BXD về nguyên tắc phân loại, phân cấp
cơng trình dân dụng, cơng nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đơ thị để phân cấp cơng
trình Nhà máy nhiệt điện và công văn số 114/BXD-KHCN ngày 25/3/2010 về
việc hướng dẫn áp dụng QCVN 02:2009/BXD đối với nghiên cứu động đất.
Các NMNĐ khơng thuộc cấp cơng trình đặc biệt sẽ khơng cần phải có nghiên
cứu vi phân vùng động đất.
 Đối với cơng trình cấp đặc biệt hoặc cơng trình cần có nghiên cứu đánh giá
động đất theo u cầu của thiết kế và sự chấp thuận của Chủ đầu tư, báo cáo
nghiên cứu động đất sẽ được lập bởi cơ quan chuyên môn được cấp phép như
Viện vật lý địa cầu. Các tiêu chuẩn, quy định áp dụng theo các thông tư
hướng dẫn và quy định thực hiện công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Bộ Khoa học Cơng nghệ.
 Trong trường hợp cơng trình nằm trong vùng có điều kiện địa chấn phức tạp
với cấp động đất lớn hơn cấp VII (MSK-64) thì việc đề xuất có nghiên cứu
riêng về đánh giá điều kiện động đất nguy hiểm sẽ theo yêu cầu của thiết kế

và sự chấp thuận của Chủ đầu tư.
2.2.3.

Khoan đào thăm dò

 TCVN 9437:2012 - Khoan thăm dị địa chất cơng trình.
 TCVN 9155:2012 - Cơng trình thuỷ lợi - u cầu kỹ thuật khoan máy trong
công tác khảo sát địa chất.
 22 TCN 259:2000 - Quy trình khoan thăm dị địa chất cơng trình.
 14 TCN 6:1985 - Quy trình kỹ thuật khoan tay.
 ASTM D 2113 - Tiêu chuẩn hướng dẫn khoan và lấy mẫu đá cho khảo sát
hiện trường.
 ASTM D 5783 - Tiêu chuẩn hướng dẫn sử dụng khoan xoay lấy mẫu với dung
dịch nước cho khảo sát địa kỹ thuật môi trường và lắp đặt các thiết bị quan
trắc chất lượng nước dưới đất.

Quyển 7, Chương 2 – Khảo sát địa chất
Ấn bản 03, tháng 10/2017

Trang 21 /48


×