Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đề Thi Thử.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.58 KB, 7 trang )

ĐỀ THI THỬ
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1 (8,0 điểm)
Có một đồn thuyền bn ra biển lớn, họ đi đến nhiều nơi để trao đổi, mua bán
hàng hóa. Một ngày kia gặp sóng to, gió lớn, các thuyền có nguy cơ bị nhấn chìm xuống
biển. May mắn là sau đó trời yên gió lặng. Dù thuyền buồm rách nát tả tơi, đói khát
nhưng họ vẫn cập bến an tồn.
Sau khi cứu sống họ, nhà vua giúp họ một số vật dụng cần thiết. Tuy nhiên ngài ra
điều kiện, các thuyền trưởng muốn bất cứ thứ gì cũng được nhưng chỉ được chọn một
loại cho thuyền mình mà thơi.
Đứng trước kho, các thuyền trưởng tha hồ lựa chọn. Có người chọn thực phẩm, có
kẻ chọn vàng, chọn ngọc…rồi sai người khệ nệ vác xuống thuyền. Chỉ có thuyền trưởng
nọ chọn một vật gọn trong tay rồi bỏ vào túi quần. Khơng ai biết ơng ta đã chọn vật gì.
Sau đó, các con thuyền căng buồm quay về cố hương. Nhưng rồi chẳng ai, thuyền
nào về đến quê nhà, tất cả đã mất tích ngồi khơi. Chỉ duy nhất thuyền của thuyền
trưởng nọ trở về quê hương được an toàn. Nhờ đâu thuyền của ơng ta về được q nhà?
Ơng bảo:
- Trong kho của nhà vua, tôi chỉ chọn lấy chiếc la bàn nên không bị lạc hướng lần
nữa.
(Dẫn theo “Phép màu để trở thành chính mình”, Nhan Húc Qn, trang
204)
Từ câu chuyện trên, anh/chị hãy viết một bài văn với nhan đề “Nếu chúng ta lựa
chọn lạc hướng?”
Câu 2 (12,0 điểm)
Nhà văn Anh, A.L.Huxley cho rằng: “Văn học giống như ánh sáng, nó có thể
xuyên thấu mọi thứ”.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào?. Hãy làm sáng tỏ qua văn bản “Chữ người tử
tù” của Nguyễn Tuân, “Vội vàng” của Xuân Diệu và “Tây Tiến” của Quang Dũng
(SGK Ngữ văn 11, NXB Giáo dục, Năm 2016).
HẾT
Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


Họ tên thí sinh ..........................................................SBD.....................Phịng thi:..........


Câu
1

Ý

Nội dung

Điểm

Từ câu chuyện đặt ra, hãy viết một bài văn với nhan đề “Nếu chúng
ta lựa chọn lạc hướng?”
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao
tác lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng; rút ra bài học nhận
thức và hành động:
1.1 Nêu khái quát nội dung ý nghĩa của câu chuyện.
- Câu chuyện kể về cách những thuyền trưởng chọn vật dụng cần thiết để
trở về quê hương:
+ Người lựa chọn thực phẩm, có kẻ chọn vàng, chọn ngọc…đó là những
vật dụng cần thiết, vật chất quý giá cho một chuyến đi xa, dài ngày.

+ Duy nhất thuyền trưởng nọ “chỉ chọn lấy chiếc la bàn” lên thuyền của
mình và nhờ có chiếc la bàn ấy mà thủy thủ đồn của ơng đã trở về quê
được an toàn.
- Câu chuyện trên, đã đem đến cho mỗi chúng ta một bài học về cách chọn
hướng đi trong cuộc sống. Việc chọn hướng đi đúng hay sai sẽ
quyết định đến cuộc đời của mỗi con người.

6,0

0,5
0,25

0,25

1.2 Giải thích:

1,0

- “Lạc hướng”: khơng chỉ hiểu là chọn đường đi, hướng đi khơng đúng mà
cịn là những sự lựa chọn sai lầm của con người trên đường đời. Có thể đó
là sự lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, chọn tình yêu, tình bạn…của
mỗi người trong cuộc sống.
- Như vậy, việc lựa chọn đúng hướng hay sai hướng nó sẽ quyết định
rất nhiều đến sự thành bại của mỗi cá nhân con người.
1.3 Bình luận, chứng minh

0,5

0,5
2,5


- Cuộc đời có nhiều ngã rẽ và đứng trước những ngã rẽ đó con người sẽ
phải chọn ngã rẽ nào cho phù hợp với năng lực, ước mơ, khát vọng và sở
thích của bản thân mình:
+ Nếu chúng ta chọn sai hướng đi chỉ trông thấy cái lợi trước mắt, khơng 0,5
nghĩ đến cái lợi lâu dài có nghĩa là ta đã đánh mất đi những cơ hội của
chính mình. Cũng giống như những vị thuyền trưởng kia chỉ chọn những
vật dụng cần thiết (vật chất: thực phẩm, vàng, ngọc…) cho mình mà khơng
nghĩ đến vật dụng chỉ hướng trên biển khơi ngàn trùng nên họ đã đánh mất
cơ hội trở về quê nhà.
+ Nếu chúng ta để cuộc đời của mình cho người khác lựa chọn, chỉ hướng 0,5


1.4

2

hoặc theo xu thế của đám đơng… thì chúng ta cũng đang đánh mất chính
mình, tự từ bỏ những đam mê, khát vọng của bản thân mình.
+ Lạc hướng trong suy nghĩ, hành động sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng cho mỗi bản thân con người như mất niềm tin vào cuộc sống, hủy
hoại nhân cách của chính mình nguy hại hơn nó sẽ có những tác động tiêu
cực tới đời sống xã hội, cộng đồng, đất nước
- Trong vô vàn ngã rẽ của cuộc đời, chúng ta chọn cho mình một hướng đi
đúng cho dù có phải trải qua mn vàn trơng gai, thử thách sóng gió thì
chúng ta vẫn đến được đích cuối cùng của nó giống như vị thuyền trưởng
kia chọn cho mình chiếc la bàn nhỏ nhưng lại là công cụ hữu hiệu để giúp
ông và thủy thủ đồn vượt qua mn trùng sóng gió biển khơi trở về quê
nhà.
(Học sinh làm sáng tỏ bằng những dẫn chứng tiêu biểu)

Bài học nhận thức và hành động, liên hệ bản thân

0,5
0,5
0,5

1,0

- Câu chuyện trên đã đem đến cho mỗi chúng ta bài học sâu sắc về tầm
quan trọng trong việc lựa chọn hướng đi của mỗi cá nhân trên đường đời.
Đứng trước nhiều ngã rẽ của cuộc đời chúng ta cần phải có đủ tỉnh táo, bản
lĩnh để đưa ra cách lựa chọn tốt nhất. Phải lắng nghe con tim mình để thấy
được những ước mơ, khát khao, đam mê.. Tránh lựa chọn hướng đi theo
xu thế của đám đông hay sự sắp đặt của người khác. Tuy nhiên, đôi khi
cũng cần phải tiếp thu sự góp ý, định hướng của những người đi trước để
sự lựa chọn hướng đi cho mình có hiệu quả hơn
- Phê phán những người thiếu chủ động trong cuộc sống, ln trơng chờ, ỷ
lại vào người khác mà khơng có chính kiến của bản thân trong cách chọn
hướng đi cho tương lai.
- Bạn sẽ chọn hướng đi cho mình như thế nào.
d. Sáng tạo

0,5

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,25

Nhà văn Anh, A.L.Huxley cho rằng: “Văn học giống như ánh sáng,
nó có thể xun thấu mọi thứ”. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến

trên. Hãy làm sáng tỏ qua văn bản “Chữ người tử tù” của
Nguyễn Tuân và “Vội vàng” của Xuân Diệu.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0,25
0,25

0,25

14,0

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trình bày suy nghĩ về ý kiến của nhà 0,25
văn Anh, A.L. Huxley:“Văn học giống như ánh sáng, nó có thể xuyên thấu mọi
thứ”. Chứng minh qua “Chữ người tử tù” của Nguyễn
Tuân và “Vội vàng” của Xuân Diệu.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác
lập luận; kết hợp tốt các lí lẽ, dẫn chứng; đánh giá khái quát
vấn đề nghị luận:
2.1 Giải thích ý kiến
1,0


- Ánh sáng: là gợi ra vẻ đẹp lung linh, kì diệu và có khả năng soi rọi, chiếu tỏ.
- Văn học giống như ánh sáng, nó có khả năng xuyên thấu mọi thứ: “Ánh sáng”
của văn học là vẻ đẹp của cảm xúc, tư tưởng, hình thức nghệ thuật…mà nhà
văn đã chuyển hóa vào trong tác phẩm. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu trong
việc soi sáng nhận thức, thắp sáng niềm tin, nâng cao hiểu biết của con người;
để lại những ấn tượng sâu sắc và có giá trị lâu dài. Luồng ánh sáng của văn học

có thể “xuyên thấu”, chiếu tỏ, soi rọi vào mọi phương diện, mọi ngóc ngách của
đời sống.
→ Như vậy, bằng lối diễn đạt so sánh, ý kiến đã đề cập đến chức năng
của văn học đối với đời sống con người.
3.2 Lí giải

0,25

- Văn học là hoạt động nhận thức và sáng tạo thẩm mĩ. Vì thế, giá trị thẩm mĩ
là một trong những chức năng cơ bản nhất của văn học. Nó được biểu hiện khi
tác phẩm văn học đem lại cho người đọc khoái cảm trước cái đẹp của đời sống
mà nhà văn khám phá, thể hiện. Đó là cái đẹp được chọn lọc, chưng cất, nhân
lên nhiều lần như một thứ “ánh sáng” diệu kì, đầy sức hấp dẫn. Văn học không
chỉ thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người, mà cịn giúp con người có khả
năng hành động và sáng tạo theo quy luật của cái đẹp.
- Văn học nghệ thuật tồn tại với tư cách là một hình thái nhận thức, có tác dụng
soi sáng, mở rộng sự hiểu biết cho con người. Văn học đưa ta tới những chân
trời hiểu biết mới, giúp ta hiểu hơn về cuộc sống con người ở mọi không gian
và thời gian. Từ đó giúp ta soi chiếu, liên hệ, nhận thức về chính bản thân mình.
- Văn học thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ, làm bừng sáng nhận thức của con
người cũng chính là văn học đang mở đường cho đạo đức, giúp con người
hướng thiện và hoàn thiện nhân cách.

0,75

3.3 Phân tích tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và “Vội
vàng” của Xuân Diệu để làm sáng tỏ ý kiến.

0,5


0,25
2,0

0,75

0,5


a

b

Học sinh dựa trên những hiểu biết về tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn
Tuân và “Vội vàng” của Xuân Diệu để chứng minh cho ý kiến trong đề bài.
Có thể có nhiều cách làm nhưng cần làm rõ ánh sáng của tác phẩm được thể
hiện ở hai phương diện: nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật.
Chứng minh qua tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
* Về nội dung tư tưởng: Tác phẩm là sự khẳng định và tôn vinh chiến thắng
của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người; đồng thời
bộc lộ tấm lịng hướng về, ý thức níu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của
cha ơng. Tác phẩm giúp ta cảm nhận được sức mạnh của cái đẹp, giúp con
người ta vươn tới cái chân, thiện mĩ ở đời, biết trân trọng và phát huy bản sắc
văn hóa của dân tộc. Cụ thể thứ “ánh sáng” mà Nguyễn Tuân đã khai thác, tôn
vinh cái Đẹp ở những chỗ, những người mà không ai ngờ tới nhất trong “Chữ
người tử tù”:
- Đó là Huấn Cao - một tử tù, một tên đại nghịch phiến loạn lại là một người
có tài viết chữ đẹp, có khí phách hiên ngang, có nhân cách sáng ngời cao cả,
một “thiên lương” trong sáng.
- Đó cũng là một viên quan cai ngục mà lại có một tâm hồn tài hoa nghệ sĩ,

biết giữ thiện căn, một tấm lịng biệt nhỡn liên tài hiếm có.
- Ở nơi ngục tù tăm tối lại diễn ra cảnh cho chữ vốn thanh cao, tao nhã. Đúng
là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Từ đó tác giả khảng định ánh
sáng của cái Đẹp nảy sinh từ mảnh đất chết, đẩy lùi bóng tối, cái ác và cái
xấu. Người tử tù lại cho chữ, ban phát cái đẹp, khuyên răn điều thiện. Quản
ngục lại khúm núm, vái lạy, nước mắt nghẹn ngào mà trở nên cao đẹp hơn
bao giờ. Cái Đẹp đã hịa quyện cùng cái Thiện và có sức mạnh nhân đạo hóa
lớn lao.
* Về nghệ thuật:
- Nguyễn Tuân đã tạo dựng một truyện ngắn đầy nhã thú, đem lại mĩ cảm cho
người thưởng thức. Điểm độc đáo của Nguyễn Tuân là đã xây dựng được một
cốt truyện hấp dẫn, xoay quanh tình huống gặp gỡ bất ngờ, giàu kịch tính.
- Nguyễn Tn đặc biệt tài tình trong việc phục chế lại một thời xưa cũ nay
chỉ còn vang bóng qua kĩ thuật truyện ngắn hiện đại : ngơn ngữ vừa cổ kính,
trang trọng (sự xuất hiện của từ Hán Việt, cách xưng hơ, hình ảnh biểu
tượng…), vừa mới mẻ, hiện đại, đậm chất tạo hình, điện ảnh; bút pháp miêu tả
nội tâm, tâm trạng, cuốn người đọc vào thế giới của cái
Đẹp phi thường, tài hoa, tài tử.
Chứng minh qua tác phẩm “Vội vàng” của Xuân Diệu
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

4,0
0,5
0,5

1,0

0,5
0,5


0,5

0,5

4,0
0,5


0,5
* Về nội dung tư tưởng: Bài thơ “Vội vàng” bộc lộ nét đẹp của một
quan niệm nhân sinh mới: sống tự giác và tích cực, sống với niềm khao
khát phát huy hết giá trị bản ngã tận hiến cho cuộc đời và cũng là một
cách tận hưởng cuộc đời. Bài thơ giúp ta cảm nhận về một lẽ sống mới
mẻ, tích cực; bộc lộ quan niệm nhân sinh tiến bộ.
- Khẳng định ý thức cá nhân mạnh mẽ với khát vọng táo bạo: tắt nắng,
buộc gió.
- Ánh sáng tỏa ra từ phát hiện về vẻ đẹp hồng tươi mơn mởn của cuộc
sống ngay giữa trần gian. Cảnh thiên đường trên mặt đất được nhìn bằng
đơi mắt xanh non biếc rờn của con người trong tuổi trẻ và tình yêu; vẻ
đẹp con người được lấy làm chuẩn mực cho vẻ đẹp tự nhiên...Quan
niệm thẩm mĩ giàu tính nhân văn: con người là chuẩn mực cho mọi cái
đẹp của vũ trụ, khác hẳn quan niệm lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm chuẩn
mực cho con người trong thơ xưa,… Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha
cuộc sống, đắm say trước hương sắc ngọt ngào của cuộc đời trần thế.
- Những mới mẻ trong quan niệm, triết lí về thời gian: thời gian tuyến
tính, một đi khơng trở lại, đối lập với quan niệm thời gian tuần hoàn của
thơ trung đại, từ đó bộc lộ niềm khao khát sống, nuối tiếc sự sống.
- Triết lý sống vội vàng và cái tôi nồng nàn, cuồng nhiệt, muốn tận
hưởng mọi vẻ đẹp của cuộc đời, bộc lộ khát khao sống mãnh liệt với
một tâm thế sống cuồng nhiệt, tích cực.

* Về nghệ thuật: “Vội vàng” là thi phẩm còn chứa đựng một thứ ánh
sáng đặc biệt. Ánh sáng đó tỏa ra từ thể thơ tự do, câu thơ ngắt dịng,
vắt dịng phóng túng theo mạch cảm xúc. Hình ảnh thơ độc đáo, tân kì,
phát huy triệt để năng lực cảm nhận của các giác quan (các so sánh, ẩn
dụ đặc sắc). Từ ngữ giàu tính tạo hình, dồn nén năng lượng cảm xúc
trong mỗi chữ, giọng điệu thiết tha, nồng nhiệt, đắm say,…nhịp điệu của
câu thơ ngắn dài linh hoạt theo mạch cảm xúc sục sơi, cuồng nhiệt; kết
cấu triết luận, logic giải thích, bình luận; từ ngữ gợi cảm, gợi tình và
nhiều phép tu từ đã giúp thi nhân giãi bày thành công những xúc cảm và
quan niệm sống vội vàng tiến bộ.
3.4 Đánh giá, mở rộng
-Khẳng định giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm“Chữ người tử
tù” và “Vội vàng”, cũng như tấm lòng, tài năng nghệ thuật của Nguyễn
Tuân, của Xuân Diệu.
- Ý kiến cũng khẳng định tác dụng kì diệu của văn học đối với con

0,25
0,75

0,5

0,5

1,0

2,0
0,25

0,25



người và cuộc sống.
0.75
- Bài học sáng tạo và bài học tiếp nhận:
+/ Đối với người nghệ sĩ: Mỗi nhà văn cần ý thức sâu sắc về thiên chức
và sứ mệnh cao cả của người cầm bút trong quá trình sáng tạo. Chỉ
những nhà văn có trách nhiệm với cuộc đời, với ngịi bút mới ln ý 0,75
thức về chức năng cao quý của văn học mỗi khi sáng tạo. Mỗi tác phẩm
của họ ra đời cũng vì thế mà có tư tưởng sâu sắc, có ý nghĩa lớn lao đối
với con người và cuộc đời.
+ Đối với người người tiếp nhận: Bạn đọc phải biết trân trọng sản phẩm
sáng tạo của nhà văn, có tình u tha thiết với cái đẹp, khơng ngừng
nâng cao trình độ hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm tiếp nhận, chủ động và
sáng tạo khi tiếp nhận tác phẩm … để có những phát hiện mới về tác
phẩm trên tầm cao của kiến thức, của tình yêu, say mê và rung cảm
mãnh liệt đối với văn chương.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới
0,25
mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
Hết



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×