Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố bắc giang, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.63 KB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN KHẮC ĐỨC

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 2
THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của
tơi. Các số liệu, báo cáo, kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được sử dụng trong bất kỳ khóa luận, luận văn, luận án nào.

Tôi xin cam đoan các thông tin trong luận văn đều được ghi rõ
nguồn gốc và trích dẫn đầy đủ.
Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn



Nguyễn Khắc Đức

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này, tơi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của các tập thể, cá nhân trong và ngồi trường.

Trước hết, tơi xin được bầy tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc
nhất tới GS.TS. Đỗ Kim Chung đã dành nhiều thời gian tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tồn thể các thầy cơ giáo Học viện Nơng Nghiệp Việt
Nam, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và phát triển nông thôn đã trực tiếp giảng dạy
và bồi dưỡng kiến thức cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành tới tập thể các đồng chí lãnh đạo Ban
Quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang và các phịng,
ban, ngành có liên quan; Đảng ủy-HĐND - UBND thành phố Bắc Giang cùng đại diện các
đơn vị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong q trình nghiên cứu.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân đã
ln giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập cũng như thực hiện luận văn của mình.

Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Khắc Đức

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................i
Lời cảm ơn............................................................................................................................................ii
Mục lục...................................................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................................vi
Danh mục bảng................................................................................................................................vii
Danh mục đồ thị, sơ đồ.............................................................................................................viii
Danh mục hộp....................................................................................................................................ix
Trích yếu luận văn.............................................................................................................................x
Thesis abstract.................................................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung...................................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể...................................................................................................................2

1.4.


Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..............................................................................3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ

nguồn ngân sách nhà nước......................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách

nhà nước...............................................................................................................................5
2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn

ngân sách nhà nước......................................................................................................5
2.1.2.

Quy trình, nguyên tắc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân

sách nhà nước...................................................................................................................7
2.1.3.


Đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản............................................................10

2.1.4.

Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản..................................................................11

2.1.5.

Nội dung nghiên cứu công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ

nguồn ngân sách nhà nước....................................................................................12

iii


2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ

nguồn ngân sách nhà nước....................................................................................21
2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách

nhà nước.............................................................................................................................23
2.2.1.

Kinh nghiệm một số nước trên thế giới..........................................................23


2.2.2.

Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước....................................24

2.2.3.

Những bài học kinh nghiệm vận dụng cho công tác quản lý vốn đầu tư xây

dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước của ban quản lý dự án đầu tư

xây dựng số 2 thành phố Bắc Giang.................................................................27
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................28
3.1.

Đặc điểm cơ bản của thành phố bắc giang và ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

số 2 thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang...........................................................28

3.1.1.

Đặc điểm cơ bản thành phố Bắc Giang...........................................................28

3.1.2.

Tổng quan về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc

Giang, tỉnh Bắc Giang.................................................................................................33
3.2.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................................36


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...............................................................36

3.2.2.

Phương pháp thu thập tài liệu/thơng tin.........................................................37

3.2.3.

Phương pháp phân tích.............................................................................................39

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.......................................................................41
4.1.

Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại ban quản lý dự án

đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.......................41

4.1.1.

Công tác quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của Ban quản lý dự án số 2
41

4.1.2.


Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Ban

quản lý dự án số 2 Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang .................44
4.1.3.

Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng............................................................51

4.1.4.

Cơng tác tạm ứng, thanh, quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Ban

quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 Thành phố Bắc Giang ...............53
4.1.5.

Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn

ngân sách nhà nước....................................................................................................61
4.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng

cơ bản của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2, thành phố Bắc Giang
...................................................................................................................................................64

iv


4.2.1.


Cơ chế, chính sách về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản............64

4.2.2.

Đội ngũ cán bộ tham gia công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản 66

4.2.3.

Bộ máy quản lý và điều hành công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc Giang
...................................................................................................................................................67

4.2.4.

Quy trình nghiệp vụ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản..................69

4.2.5.

Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý dự án........................................70

4.3.

Giải pháp quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách nhà nước

tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc

Giang 71
4.3.1.


Căn cứ đề xuất giải pháp..........................................................................................71

4.3.2.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư xây

dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án số 2,

thành phố Bắc Giang...................................................................................................73
Phần 5. Kết luận và kiến nghị..................................................................................................85
5.1.

Kết luận.................................................................................................................................85

5.2.

Kiến nghị..............................................................................................................................86

Tài liệu tham khảo..........................................................................................................................87
Phụ lục...................................................................................................................................................89

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BC KTKT


Báo cáo kinh tế kỹ thuật

BVTC

Bản vẽ thi cơng

CT

Cơng trình

DT

Dự tốn

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GSCT

Giám sát cơng trình

HĐND

Hội đồng nhân dân


HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KDL

Khu du lịch

KH

Kế hoạch

KLHT

Khối lượng hoàn thành

KTXH

Kinh tế xã hội

NSNN

Ngân sách Nhà nước




Quyết định

QLCL

Quản lý chất lượng

QLDA

Quản lý dự án

QLĐT

Quản lý đô thị

QLNN

Quản lý Nhà nước

TW

Trung ương

UBND

Uỷ ban nhân dân

VĐT

Vốn đầu tư


XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra ..................................................................................

38

Bảng 4.1. Cơ cấu nguồn vốn của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 .................

42

Bảng 4.2. Phân bổ vốn theo ngành/ lĩnh vực xây dựng cơ bản giai đoạn 2014 –
2016 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 ......................................

43

Bảng 4.3. Cơ cấu kế hoạch vốn của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 theo
chi phí ...........................................................................................................

47

Bảng 4.4. Phân bổ kế hoạch vốn theo loại dự án .........................................................

48


Bảng 4.5. Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng số 2 ....................................................................................

50

Bảng 4.6. Đánh giá về những khó khăn trong cơng tác đền bù, giải phóng mặt
bằng ..............................................................................................................

52

Bảng 4.7. Giá bồi thường dự án đầu tư xây dựng công trình kè hồ làng Thương
của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc Giang năm
2016 ..............................................................................................................

52

Bảng 4.8. Báo cáo tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai
đoạn 2014 – 2016 .........................................................................................

54

Bảng 4.9. Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành của Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng số 2 ...............................................................................................

59

Bảng 4.10. Kết quả thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành/ lĩnh vực
giai đoạn 2014 – 2016 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 ..........


60

Bảng 4.11. Đánh giá về tính kịp thời của cơng tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư
xây dựng cơ bản (n=46) ...............................................................................

60

Bảng 4.12. Đánh giá về những khó khăn trong cơng tác tạm ứng và ............................

61

Bảng 4.13. Số cơng trình, dự án tiến hành thanh, kiểm tra giai đoạn 2014-2016 ..........

62

Bảng 4.14. Giá trị của các cơng trình bị thu hồi, xử phạt hành chính sau cơng tác
thanh, kiểm tra năm 2016 .............................................................................

63

Bảng 4.15. Mức độ của công tác giám sát vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở ban quản
lý xây dựng số 2 ...........................................................................................

64

Bảng 4.16. So sánh phương pháp quản lý vốn tạm ứng .................................................

65

Bảng 4.17. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý ....................................................


67

Bảng 4.18. Đánh giá về quy trình nghiệp vụ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản .......

69

vii


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Đồ thị 4.1. Cơ cấu phân bổ vốn theo lĩnh vực.............................................................44
Sơ đồ 2.1.Quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước. . .8
Sơ đồ 2.2. Quy trình lập kế hoạch và phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
theo quy định của Nhà nước...........................................................................15
Sơ đồ 2.3.Trình tự thẩm tra quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản..........20
Sơ đồ 4.1. Quy trình luân chuyển hồ sơ, chứng từ thanh toán vốn đầu tư tại Kho
bạc nhà nước Thành phố Bắc Giang.........................................................57
Sơ đồ 4.2. Bộ máy quản lý và điều hành của Ban quản lý dự án xây dựng số 2,
thành phố Bắc Giang............................................................................................68

viii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Ý kiến về công tác phân bổ vốn đầu tư xây dựng..............................50

Hộp 4.2.


Ý kiến của cán bộ quản lý dự án về cơng tác giải phóng mặt bằng
51

Hộp 4.3.

Quy trình quyết tốn nhiều điểm bất cập.................................................59

Hộp 4.4.

Ý kiến về cách làm việc và trình độ chun mơn của cán bộ ban quản

lý dự án..........................................................................................................................66
Hộp 4.5.

Ý kiến về bộ máy quản lý điều hành của Ban quản lý dự án xây dựng số 2. 68

Hộp 4.6.

Ý kiến về thủ tục hành chính trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản .. 69

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1.

Tên tác giả: Nguyễn Khắc Đức

2.


Tên Luận Văn: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước

tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”.

3. Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

4.

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

5.

Kết quả nghiên cứu chính
Thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Bắc Giang,
với vị trí thuận lợi về giao thơng, cách thủ đơ Hà Nội 50 km về phía Bắc, ở vị trí trung lộ
trên tuyến giao thơng huyết mạch chiến lược (gồm đường bộ, đường sắt liên vận quốc
tế) nối Thủ đô Hà Nội với thành phố Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng. Hiện nay,
công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dân
sinh được tỉnh đặc biệt quan tâm đầu tư. Trong đó việc triển khai các chương trình, dự
án xây dựng được giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc
Giang thực hiện, nhiều dự án đã được hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng phát huy
được hiệu quả quả góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân thành phố. Tuy nhiên, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa
bàn thành phố thời gian qua vẫn còn những tồn tại, các dự án triển khai chậm tiến độ,
tình trạng thất thốt, lãng phí kém hiệu quả trong đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN, …
vẫn thường xuyên xảy ra. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả thực hiện đề tài: “Quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư

xây dựng số 2 thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”.

Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng
đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách Nhà
nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc Giang, trong đó
các số liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm
2016, số liệu sơ cấp thu thập năm 2016, 2017. Từ đó đề xuất những giải pháp
nhằm hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân
sách Nhà nước cho thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang trong những năm tới.
Đề tài tiến hành điều tra nghiên cứu thông qua phỏng trực tiếp các cán bộ, chuyên
viên về lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Uỷ ban nhân dân thành phố Bắc Giang,
phịng quản lý đơ thị; các cán bộ, chuyên viên phụ trách bộ phận kiểm soát chi ngân sách nhà
nước, thanh toán vốn đầu tư của phòng giao dịch kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Giang; các cán
bộ chuyên viên quản lý tài chính, đầu tư của phịng tài chính kế hoạch và các cán bộ trực tiếp
tham gia công tác quản lý dự án thuộc các phòng của Ban quản lý dự án

x


đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc Giang, cùng với đại diện các doanh nghiệp triển
khai thực hiện các dự án, đại diện các đoàn thanh tra, kiểm toán đối với các dự án và đại
diện đơn vị sử dụng các cơng trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Bắc Giang.
Luận văn chỉ ra, hiện nay công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ
bản đã thực hiện đúng quy định, bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.
Tuy nhiên, nguồn vốn huy động còn hạn chế nên việc phân bổ vốn cho một số cơng trình, dự
án cịn dàn trải, kéo dài trong nhiều năm; cơng tác tạm ứng và thanh tốn vốn đầu tư đã tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi cơng các cơng trình xây dựng cơ
bản, đáp ứng tiến độ giải ngân chung của thành phố. Xong, hiện tại cơng tác này vẫn cịn
chậm so với u cầu. Ngun nhân tình trạng này có thể kể đến ở đây là: số lượng dự án,
công trình ngày một nhiều; số lượng dự án, quy mơ đầu tư của dự án ngày càng tăng; nguồn

nhân lực, cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng cịn gặp nhiều khoá khăn, hạn chế; cán bộ
quyết toán thường phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ; công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán
vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao chất lượng các
cơng trình xây dựng cơ bản trên địa bàn quận và chống lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà
nước thơng qua việc phát hiện những sai phạm trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng số 2, thành phố Bắc Giang. Tuy nhiên, cơng tác thẩm tra, phê duyệt
quyết tốn cịn mang tính hình thức, chưa chun sâu do thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn
và điều kiện trang thiết bị phục vụ cơng tác này cịn hạn chế.

Đặc biệt luận văn đề ra định hướng và giải pháp về công tác quản lý vốn đầu tư
từ nguồn ngân sách nhà nước trong cơng trình xây dựng cơ bản ở Ban quản lý dự án
xây dựng số 2, thành phố Bắc Giang như sau: a) Nhóm giải pháp đối với cơng tác lập kế
hoạch và phân bổ vốn; b) Nhóm giải pháp đối với cơng tác đấu thầu; c) Nhóm giải pháp
đối với cơng tác tạm ứng và thanh tốn vốn đầu tư; d) Nhóm giải pháp đối với cơng tác
quyết tốn vốn đầu tư; e)Nhóm giải pháp đối với cơng tác kiểm tra, thanh tra, kiểm tốn.
Để hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà
nước cho thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang trong những năm tới , luận văn đưa ra kiến
nghị với Trung ương về việc đưa ra các quy định nhằm khắc phục tình trạng đầu tư phân tán,
dàn trải, đồng thời có chính sách cụ thể đối với những dự án đầu tư bằng hình thức tín dụng;
bổ sung hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật, chế độ kế toán chủ đầu tư và quy định về lợi
nhuận định mức phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ và cơ chế thị trường.
Bên cạnh đó luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đối với địa phương như: hoàn thiện quy
hoạch phát triển hạ tầng đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; tiến hành cơng khai, minh
bạch, chống khép kín đầu tư từ ngân sách nhà nước; hồn thiện cơng tác thẩm định và phê
duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước; đặc biệt là hồn thiện
cơng tác đền bù giải phỏng mặt bằng các dự án.

Từ khoá: Quản lý; đầu tư; xây dựng cơ bản; ngân sách nhà nước.

xi



THESIS ABSTRACT
1.

Author: Nguyen Khac Duc

2.

Thesis title: “Management of basic construction investment from state budget in Bac

Giang city’s construction project management board unit No. 2, Bac Giang Province”.

3. Major: Economic management

Code: 60 34 04 10

4.

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture

5.

Main findings and Conclusions:
Bac Giang city is the economic – cultural – political center of Bac Giang Province
with convenient traffic location which is 50 km far from Hanoi in the north, in the middle
of strategic traffic route (including roads, international railways) connecting Hanoi capital
city to Lang Son city and Dong Dang international border gate. Currently, the province
specially concerns and invests in planning and management of urban planning,
construction of infrastructure for people’s life. Bac Giang city’s construction project

management unit No. 2 has been assigned for the implementation of construction
programs and projects. Many projects had been completed and started to be explored
and used, which showed the effectiveness contributing to economic restructure and
improvement of material and spiritual life of residents in the city. However, the
management of investment sources for basic construction in the city recently has
shortcomings,

the

projects

have

slow

progress,

creating

loss,

wasting

and

ineffectiveness situation in basic construction investment from state budget. From the
above-mentioned situation, the author propose the topic: “Management of basic
construction investment from state budget in Bac Giang city’s construction project
management board unit No. 2, Bac Giang Province”.
The thesis focuses on studying and evaluating the current situation and affecting

factors to the management of basic construction investment from state budget in Bac Giang
city’s construction project management board unit No. 2, in which the secondary data was
collected from 2014 to 2016 and primary data was collected in 2016 and 2017. Then propose
countermeasures to enhance the management of basic construction investment from state
budget for Bac Giang city, Bac Giang Province in the next coming years.
The surveys of the thesis are direct interview officials, staffs specialized in the field of
basic construction investment management of Division of Urban Management, Bac Giang City
People’s Committee; officials and staffs in charge of state budget expenditure control,
investment payment of division of finance and planning and officials involved directly in
management of projects belonging to divisions of Bac Giang city’s construction project
management board unit No. 2; and representatives of the enterprises implementing

xii


projects, representatives of investigation and auditing team for projects and
representatives of the units using basic construction works in Bac Giang City.
The thesis shows that at present, planning and allocation of basic construction
investment source follow the regulations, ensuring the socio-economic development
objectives of the city. However, mobilized capital is still limited; therefore, the capital
allocation to some works and projects is spread out and lasts in many years. The
advance payment and payment for investment cost have created convenient conditions
for contractors to accelerate the progress to construct the basic construction works,
meeting the general disbursement progress of the city. But this item is still slow
compared with the requirements. The reasons for this situation are: number of projects
and works have been increasing; number of projects and investment scale of projects
have been increasing; human resources, compensation and land clearance is facing with
many difficulties and limitations; officials in charge of final settlement must do other
tasks; investigation, monitoring and auditing of basic construction investment capital
have contributed to improve the quality of basic construction works in the districts and

avoid wasting of state budget by detecting violations in basic construction investment in
Bac Giang city’s construction project management board unit No. 2. However, appraisal
and approval of final settlement is still formalistic and not intensive and specific due to
insufficient professional staffs and limited equipment and conditions for this work.
Especially, thesis proposes the direction and countermeasures for management of
investment capital from state budget in basic construction works in Bac Giang city’s
construction project management board unit No. 2 as follows: a) Countermeasures for
planning and capital allocation; b) Countermeasures for bidding; c) Countermeasures for
advance payment and payment of investment capital; d) Countermeasures for final settlement
of investment capital; e) Countermeasures for investigation, monitoring and auditting.
In order to enhance management of basic construction investment capital from state
budget in Bac Giang City, Bac Giang Province in the next coming years, the thesis shows
recommendation to the central government about stipulating regulations in order to avoid
scattered and spread investment situation, as well as having specific policies for investment
projects by credit form; add the system of economic and technical norms, investors’
accounting regime, and regulate profit norm suitable with the development of science and
technology and market mechanism. Besides, the thesis also gives recommendations to the
localities such as: complete urban infrustructure development plan, socio-economic
development plan; conduct transperancy and avoid the closed investment from state budget;
strengthen appraisal and approval of basic construction investment projects from state
budget; especially enhance the land clearance activities of projects.

Key words: Management; investment; basic construction; state budget.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh

Bắc Giang, với vị trí thuận lợi về giao thông, cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía
Bắc, ở vị trí trung lộ trên tuyến giao thông huyết mạch chiến lược (gồm đường
bộ, đường sắt liên vận quốc tế) nối Thủ đô Hà Nội với thành phố Lạng Sơn và
cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng. Được xác định là vị trí đầu mối giao thông cấp liên
vùng quan trọng: nằm cận kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống
đường bộ gồm các quốc lộ 1A cũ và mới, 31, 37, tỉnh lộ 398, 293…; các tuyến
đường sắt: Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Kép - Hạ Long, Hà Nội - Kép - Thái
Ngun chạy qua; có tuyến đường sơng nối thành phố với các trung tâm công
nghiệp, thương mại, du lịch lớn như Phả Lại, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử, Hải
Phòng; tiếp cận thuận lợi với cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa Gia
Lâm, cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng và các cửa khẩu quốc tế trên biên
giới Lạng Sơn nên có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội
cũng như đầu tư phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố Bắc Giang.
Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ dân sinh có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, sau khi mở rộng địa
giới hành chính, thành phố đã hồn thành điều chỉnh Quy hoạch chung thành
phố đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050; rà soát, lập và triển khai quy hoạch
phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị đảm bảo kết nối đồng bộ hạ tầng đô thị gắn
với phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố đã ban hành “Quy chế quản lý quy
hoạch, kiến trúc đô thị”; điều chỉnh địa giới hành chính 05 phường, xã và thành
lập 03 phường (Đa Mai, Dĩnh Kế, Xương Giang) trên cơ sở 03 xã cũ. Hạ tầng đô
thị được quan tâm đầu tư. Nhiều dự án trọng điểm được đã hoàn thành, tạo điểm
nhấn mới về cảnh quan, không gian đô thị như: khu dân cư số 2, số 3; khu Cống
Ngóc - Bến xe; khu dân cư Phía Nam Dĩnh Kế; Cơng viên và tượng đài Hồng
Hoa Thám; khn viên và tượng đài chiến thắng tại đầu cầu Bắc Giang; công
viên và tượng đài Ngô Gia Tự; Kè hồ Làng Thương, TP Bắc Giang. Kè hồ Đầm
Sen, thành phố Bắc Giang; Cải tạo, nâng cấp đường 295B thành phố Bắc Giang,
đường tỉnh 398,... đặc biệt Ban QLDA Đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc Giang
được giao thực hiện dự án có vốn đầu tư nước ngồi như dự án “Dự án


1


phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kong mở
rộng giai đoạn II” do Ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của tỉnh Bắc Giang.
Thành phố Bắc Giang đã luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của tỉnh
trên tất cả các mặt, các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản
(XDCB). Nhiều dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng đã phát huy được
hiệu quả góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân thành phố. Tuy nhiên, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên
địa bàn Thành Phố thời gian qua vẫn còn những tồn tại, tình trạng thất thốt,
lãng phí kém hiệu quả trong đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN vẫn thường xuyên
xảy ra. Các nguyên nhân chủ yếu làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ
NSNN trên địa bàn thành phố còn tồn tại là: việc quy hoạch, lập kế hoạch, bố trí
vốn đầu tư XDCB cịn phân tán, dàn trải...Thêm vào đó, do đặc thù của vốn đầu
tư XDCB là rất lớn, thời gian đầu tư dài nên dễ xảy ra tình trạng thất thốt vốn
đầu tư XDCB của Nhà nước. Vậy vấn đề đặt ra là cần thiết phải nghiên cứu để
đưa ra những giải pháp nhằm quản lý có hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ nguồn
NSNN trên địa bàn thành phố góp phần khắc phục những tồn tại, bất cập để sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn XDCB nói chung và nguồn vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước cho XDCB nói riêng.

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước tại Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư

xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án
(QLDA) đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
trong những năm qua, đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện cơng
tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước
cho thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang trong những năm tới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước.

2


-

Phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới

quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước tại Ban
QLDA đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
-

Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác

quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước tại Ban
QLDA đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở mục tiêu của đề tài, tác giả đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau:

1)

Lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn ngân sách Nhà nước như thế nào?
2)
Thực trạng về công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn ngân sách Nhà nước tại Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 thành
phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang những năm qua như thế nào?
3)
Đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước tại Ban QLDA đầu tư
xây dựng số 2 thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang?
4)

Các giải pháp nào cần thiết nhằm hồn thiện cơng tác quản lý

vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước tại Ban QLDA
đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang?

1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quản lý
vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại Ban QLDA đầu tư xây dựng số
2 thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang;
Các cán bộ, chuyên viên về lĩnh vực quản lý đầu tư XDCB của UBND thành
phố Bắc Giang, phịng quản lý đơ thị; các cán bộ, chuyên viên phụ trách bộ phận
kiểm soát chi ngân sách nhà nước, thanh toán vốn đầu tư của phòng giao dịch kho
bạc nhà nước tỉnh Bắc Giang; các cán bộ chuyên viên quản lý tài chính, đầu tư của
phịng tài chính kế hoạch và các cán bộ trực tiếp tham gia công tác quản lý dự án
thuộc các phòng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc Giang,
cùng với đại diện các doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án, đại diện các đồn
thanh tra, kiểm tốn đối với các dự án và đại diện đơn vị sử dụng các cơng trình xây

dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Bắc Giang.

3


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung liên
quan đến công tác quản lý vốn đầu từ XDCB từ nguồn NSNN tại Ban
QLDA đầu tư xây dựng số 2 thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang và đề
xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý này tại địa phương.
Về không gian: Đề tài được nghiên cứu ở địa bàn thành phố
Bắc Giang. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung vào những dự án, cơng trình
XDCB trọng điểm của thành phố Ban QLDA đầu tư xây dựng số 2 thành
phố Bắc Giang làm Chủ đầu tư.
-

Về thời gian: Đề tài sử dụng thông tin, số liệu liên quan từ năm

2014 đến năm 2016. Thời gian thực hiện đề tài từ năm 2016 - 2017.

1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
Luận văn đã đánh giá thực trạng tình hình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại BQLDA đầu tư xây dựng số 2 trên địa bàn
thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.

Luận văn đã thu thập, tổng hợp và phân tích sự đánh giá của
các cá nhân tham gia công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ

nguồn vốn NSNN trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
hiện nay. So sánh các ý kiến trả lời của các đối tượng khác nhau.
Luận văn đã đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại BQLDA đầu tư xây dựng số 2
trên địa bàn thành phố Bắc Giang trong thời gian tới. Các giải pháp này là sự
vận dụng linh hoạt giữa công cụ và phương pháp trong quản lý Nhà nước
tác động trực tiếp vào các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng cơ bản.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn ngân sách nhà nước
2.1.1.1. Đầu tư xây dựng cơ bản
Xây dựng cơ bản là hoạt động có chức năng tái sản xuất giản đơn và
tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định có tổ chức sản xuất và khơng có tổ
chức sản xuất các ngành kinh tế thơng qua các hoạt động xây dựng mới, xây
dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hố hay khơi phục các tài sản cố định.
Đầu tư XDCB là một loại hình đầu tư trong đó việc bỏ vốn được xác định rõ
và giới hạn trong phạm vi tạo ra những sản phẩm cơng trình xây dựng. Đó là
cơ sở vật chất kỹ thuật hoặc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế như hệ thống
giao thông vận tải, kè hồ, trường học, HTKT khu dân cư,...

Bên cạnh những vai trò đã nêu trên về đầu tư, đầu tư XDCB là hoạt
động có vai trị quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã
hội, là nhân tố quan trọng làm thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc

dân của mỗi quốc gia, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất
nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Bùi Mạnh Cường, 2006).

2.1.1.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là tồn bộ chi phí để đạt được
mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây
dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí về thiết kế và xây dựng, chi phí về
mua sắm và lắp đặt thiết bị, các chi phí khác ghi trong tổng dự tốn.
Vốn đầu tư XDCB là tồn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tư bao
gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết
bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự tốn (Bộ Tài chính, 2015).
Vốn đầu tư XDCB là một bộ phận trong chi đầu tư phát triển của ngân sách
nhà nước. Như vậy, có thể hiểu vốn đầu tư XDCB là nguồn tiền được huy động đầu
tư cho xây dựng cơ bản. Hay nói cách khác vốn đầu tư XDCB là tổng chi phí bằng
tiền để tái sản xuất tài sản cố định có tính chất sản xuất hoặc phi sản xuất.

5




mọi quốc gia, nguồn vốn đầu tư XDCB trước hết và chủ yếu

được tích lũy từ nền kinh tế, tức phần tiết kiệm sau tiêu dùng (của cá nhân và
Chính phủ) từ GDP. Nguồn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế xét về lâu dài là nguồn
đảm bảo cho sự tăng trưởng ổn định, là điều kiện đảm bảo tính độc lập tự chủ
quốc gia. Tuy nhiên, ngồi nguồn tích luỹ nội bộ, các quốc gia có thể huy động
nguồn vốn nước ngoài cho đầu tư XDCB.

2.1.1.3. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước

Vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là khoản vốn Ngân sách
được Nhà nước dành cho việc đầu tư xây dựng các cơng trình kết
cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội mà khơng có khả năng thu hồi vốn cũng
như các khoản chi đầu tư khác theo quy định của Luật NSNN.
* Phân loại nguồn vốn đầu tư XDCB:
Căn cứ vào yêu cầu nghiên cứu và quản lý, vốn đầu tư xây dựng nói
chung được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau như theo nguồn vốn,
theo loại hình xây dựng, theo công dụng đầu tư, theo cấu thành vốn đầu tư
hoặc theo giai đoạn đầu tư... Từ đó có thể thấy nguồn vốn cho đầu tư phát
triển nói chung và đầu tư XDCB nói riêng bao gồm những nguồn sau:

i)

Nguồn vốn trong nước: Đây là nguồn vốn có vai trò quyết định

tới sự phát triển kinh tế của đất nước, nguồn này chiếm tỷ trọng lớn và
được quản lý chặt chẽ, nó được hình thành từ các nguồn sau:
-

Nguồn vốn Ngân sách nhà nước: Gồm ngân sách Trung ương và địa

phương, được hình thành từ sự tích luỹ của nền kinh tế và một số nguồn khác;

Nguồn vốn của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ
thuộc các thành phần kinh tế khác.
ii)
Nguồn vốn nước ngoài: Nguồn này bao gồm cả đầu tư trực
tiếp và đầu tư gián tiếp thơng qua các hình thức liên doanh, liên kết hợp
đồng hợp tác kinh doanh.
Nguồn vốn này có vai trị hết sức quan trọng tác động đến sự phát

triển kinh tế của mỗi quốc gia nhất là trong việc thực hiện các dự án đầu tư.

2.1.1.4. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể vào các đối tượng quản lý
nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Quản lý dự án đầu tư là sự tác động liên

6



×