Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Ebook Bác Hồ với Bắc Thái (Tập 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 109 trang )

BÁC HỒ
VỚI
BẮC THÁI

1


2


LỜI GIỚI THIỆU
“Từ buổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng, Hồ Chủ Tịch đã cống hiến
trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế
giới”(1). Người là lãnh tụ vĩ đại kính yêu của Đảng ta, của giai cấp công nhân,
nhân dân và dân tộc Việt Nam ta, là ngọn cờ chói lọi lãnh đạo toàn đảng, toàn
dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, đưa cách mạng
nước ta liên tục tiến lên từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đối với tỉnh Bắc Thái - trước đây là một trong những căn cứ địa cách
mạng và kháng chiến của cả nước, ngày nay là một trong những tỉnh có khu
cơng nghiệp tập trung lớn của Tổ quốc - Bác Hồ mn vàn kính u đã quan
tâm và luôn luôn theo dõi những bước phát triển của phong trào cách mạng
tỉnh ta. Nhiều lần Người đến thăm, nói chuyện, viết thư cổ vũ và huấn thị cho
các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, đồn thể nhân dân, các lực lượng vũ
trang, động viên cán bộ, đảng viên, đoàn viên, chiến sĩ và đồng bào các dân
tộc trong tỉnh hăng hái tiến lên làm tròn nhiệm vụ trong cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ và xã hội chủ nghĩa của từng thời kỳ lịch sử.
Để tỏ lòng biết ơn và mãi mãi ghi lòng tạc dạ những lời dạy vô cùng quý
giá, rất thân thiết của Hồ Chủ Tịch kính yêu đối với cán bộ và nhân dân các
dân tộc tỉnh ta. Chúng ta nguyện ra sức học tập tư tưởng, đường lối, đạo đức,
tác phong của Người; nguyện suốt đời phấn đấu cho lý tưởng xã hội chủ
nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, cụ thể là


thực hiện bằng được mọi nhiệm vụ trước mắt mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
hai đã đề ra.
Thi hành chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Bắc Thái về việc sưu
tầm và trình bày những tài liệu về Hồ Chủ tịch với phong trào cách mạng Bắc
Thái một cách trung thực, tương đối có hệ thống và ngày càng đầy đủ, Ban
nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Bắc Thái biên soạn cuốn sách “Bác Hồ với Bắc

(1)

Điếu văn của Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam, do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ
nhất đọc tại lễ truy điệu trọng thể Hồ Chủ Tịch- ngày 9-9-1969.

3


Thái” gồm nhiều tập. Tập này có một số bài nói chuyện, thư, điện của Hồ Chủ
tịch và một số bài phát biểu, thư quyết tâm, báo cáo…của các cấp lãnh đạo,
cán bộ và nhân dân địa phương, nhằm cung cấp thêm tài liệu cho các đồng
chí, đồng bào và bạn đọc.
Với sự cộng tác và giúp đỡ của nhiều cơ quan, cán bộ ở Trung ương và
địa phương, đập đầu ra mắt bạn đọc vào dịp kỷ niệm lần thứ 88 ngày sinh Hồ
Chủ tịch - ngày 19-5-1978.
Vì thời gian sưu tầm tài liệu gấp rút, chắc chắn là cuốn sách cịn nhiều
thiếu sót, rất mong được các cơ quan, các đồng chí và bạn đọc góp ý phê bình
để lần xuất bản sau được tốt đẹp hơn.
BAN NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG
TỈNH BẮC THÁI

4



NHỮNG LỜI BÁC DẠY

5


Trước đây, nhân dân ta đã nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, trường kỳ
kháng chiến, thì ngày nay chúng ta càng phải nêu cao tinh thần tự lực cánh
sinh, cần kiệm xây dựng nước nhà. Mọi người đều phải nâng cao tinh thần
làm chủ tập thể, không sợ khó khăn, gian khổ, quyết tâm phấn đấu, làm trọn
nhiệm vụ của mình.

(Bài viết của HỒ CHỦ TỊCH nhân dịp kỷ
niệm lần thứ 33 ngày thành lập Đảng cộng
sản Việt Nam - ngày 3 tháng 2 năm 1963)

6


GỬI ĐỒNG BÀO CÁC TỈNH THÁI NGUYÊN
BẮC CẠN, CAO BẰNG, BẮC GIANG
Gần đây các đồng bào các giới phụ lão, nam, nữ thanh niên, nhi đồng và
đồng bào Kinh, Thổ, Nùng, Mán, Mèo v.v…có gửi thư hỏi thăm tơi. Vì tôi
nhiều việc không thể trả lời riêng cho mỗi một đồn thể hay mỗi một đồng
bào, vậy tơi xin cảm ơn chung tất cả. Tuy hiện nay tôi ở Hà Nội, xa cách với
đồng bào, nhưng không bao giờ tôi qn đồng bào. Tơi ln ln nhớ đến
lịng u mến và giúp đỡ của đồng bào trong thời gian tôi ở Thượng du. Tơi
ln ln nhớ đến tình thân mật của các đồng bào đối với tôi trong những lúc
chúng ta làm việc với nhau.
Tôi luôn nhớ đến lúc tôi đau ốm, anh chị em săn sóc ân cần như ruột thịt.

Vì vậy, người tơi tuy xa cách nhưng lịng tơi ln ln gần anh em. Tơi chắc
rằng tình thân ái không bao giờ phai nhạt.
Vậy tôi xin đồng bào nhận lời cảm ơn và lời chào thân ái của tơi.

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 1946
HỒ CHÍ MINH

Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch - Tập 1 - Nhà xuất bản Sự thật - Trang 81
7


Hỡi đồng bào tồn quốc!
Chúng ta muốn hịa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng, chúng
ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm
cướp nước ta lần nữa.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn
giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh
thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng
gươm, khơng có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra
sức chống thực dân cứu nước
(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày
20-12-1946) (của HỒ CHỦ TỊCH).
HỒ CHÍ MINH - Vì độc lập tự do - Vì Chủ
nghĩa xã hội - ST- 1970 trang 67.

8



TRÍCH THƯ GỬI ĐỒNG BÀO CÁC TỈNH CAO, BẮC, LẠNG

Nhân ngày kỷ niệm Độc lập, tôi gửi lời thân ái hỏi thăm đồng bào.
Tôi luôn luôn nhớ đến những ngày tơi cơng tác ở tỉnh ta. Cùng mấy đồng
chí trong tỉnh, trèo đèo lặn suối, ở núi nằm hang. Khi thì cùng 5, 7 anh chị em
bí mật tun truyền, huấn luyện tổ chức. Khi thì cùng các anh em du kích
đánh Nhật, chống Pháp, trừ việt gian. Anh em no đói có nhau, đồng lịng mơt
chí. Do đó mà đào tạo nên những cán bộ quân sự và chính trị.
Tôi không bao giờ quên, trong những ngày gian nan cực khổ đó, đồng
bào trong tỉnh ta, các cụ già, các chị em phụ nữ, anh em nông dân, các em
thanh niên, các cháu nhi đồng, ai cũng hăng hái giúp đỡ. Mặc dầu Tây và
Nhật thẳng tay khủng bố, đốt làng phá nhà, bắt người, nhưng đồng bào vẫn
kiên quyết giúp đỡ cách mệnh. Đồng bào Thổ, đồng bào Nùng, đồng bào
Mán, đồng bào Mèo, cho đến anh em Hoa kiều, người thì giúp chúng tơi ăn,
kẻ thì cho chúng tơi áo, Có những đồng bào nhịn ăn nhịn mặc, bán trâu bán
ruộng để giúp tôi làm cách mệnh. Thật là q hóa vơ cùng.
Ngày nay, nước ta tuy đã độc lập, nhưng thực dân Tây còn muốn cướp
nước ta, để bắt chúng đi phu, đóng thuế, nộp thóc, trồng đay…không cho
chúng ta tổ chức học hành, như trong thời kỳ nơ lệ.
Vì vậy chúng ta phải kháng chiến cứu nước.
Đồng bào tỉnh ta đã rất hăng hái giúp cách mệnh trong mấy năm trước.
Tôi chắc đồng bào cũng hăng hái ủng hộ kháng chiến trong lúc này.
Việt Bắc trước kia là căn cứ của cách mệnh đã nổi tiếng khắp cả nước,
khắp thế giới. Thì ngày nay, Việt Bắc phải thành căn cứ của kháng chiến, để
giữ lấy địa vị và cái danh giá vẻ vang của mình.
Cách mệnh đã do Việt Bắc mà thành cơng. Thì kháng chiến sẽ do Việt
Bắc mà thắng lợi. Mong đồng bào đều gắng sức.
Chào thân ái và quyết thắng
Ngày 2 tháng 9 năm 1947

Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch - Tập 1 - Nhà xuất bản Sự thật - Trang 213 – 214.
9


CƠNG ĐIỆN: HỒ CHỦ TỊCH GỬI TỒN THỂ
CÁN BỘ KHU I, NHÂN DỊP KỶ NIỆM MỘT NĂM
KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC (1)
Sau một năm kháng chiến chúng ta cần phải xét lại kinh nghiệm trong
một năm vừa qua, để cố gắng phát triển các ưu điểm và sửa chữa những
khuyết điểm. Từ ngày kháng chiến, anh em cán bộ Khu I vẫn gắng sức, ưu
điểm cũng có một ít, nhưng khuyết điểm cần phải sửa chữa ngay.
Dân vận: Đồng bào thiểu số rất trung thành, chịu khó, thường bỏ cơng
việc làm ăn để đi giúp việc phá hoại, tiếp tế, giao thông v.v….nhưng đối với ý
nghĩa kháng chiến, dân chủ cộng hòa, nhiệm vụ của dân trong lúc kháng
chiến, và quyền lợi hạnh phúc sau khi kháng chiến thành cơng, vì sao phải
đồn kết chặt chẽ, tăng gia sản xuất.v.v… thì chưa hiểu thấu. Đó là vì cán bộ
chính trị chưa biết giải thích rõ ràng, chưa biết tuyên truyền rộng rãi.
Chiến công kém: Các khu khác đã lập được nhiều chiến công rực rỡ
như trận Thất khê, trận Sông lô v.v…. thế mà Khu I chưa có thắng trận nào vẻ
vang. Đó là vì cán bộ Qân sự chưa học tập được nhiều chiến lược, chiến thuật
khơn khéo, chưa có mưu cao, dũng cảm bằng người.
Trừ gian kém: Những cuộc địch tấn công Cao Bằng, Bắc Kạn chứng
tỏ rằng chúng lợi dụng Việt gian rất nhiều, là vì cơng việc phịng gian của ta
khơng chu đáo, cẩn thận. Đó là cơng tác của cơng an cịn sơ suất, chưa làm
trịn nhiệm vụ.
Công việc chưa được ngăn nắp: Tất cả các tổ chức và công việc, từ to
đến nhỏ, từ cấp trên đến cấp dưới, đều chậm trễ, rời rạc, chưa được ngăn nắp,
chưa được bí mật, chưa được quân sự hố. Đó là vì tồn thể cán bộ chưa ra
sức, hoặc kinh nghiệm chưa cố gắng tìm tịi, để tổ chức và công tác cho hợp
thời, hợp lý.


(1) Công điện này gửi đến Ủy ban kháng chiến chiến khu I vào tháng 1 – 1948. Ủy ban kháng
chiến chiến Khu I đã sao lục gửi đến Ủy ban kháng chiến kiêm hành chính các tỉnh trong
khu: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Phúc Yên, ngày 15-1-1948.
(Ghi chú của B.T)
Tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng Việt Bắc.

10


Mong rằng các đồng chí cán bộ chính trị, quân sự, chuyên môn, từ đây
sẽ đem cả tinh thần, lực lượng thi đua nhau, dùm giúp nhau, khuyên tặng
nhau, mà sửa chữa những khuyết điểm nói trên, làm sao cho Khu I trở nên
ngang hàng với những khu hạng nhất trong cả nước, để chia một phần vinh dự
trong nước kháng chiến thắng lợi sau này.

Chào thân ái và quyết thắng
HỒ CHÍ MINH

11


12


THƯ GỬI ĐỒNG BÀO TỈNH BẮC CẠN
SAU KHI ĐƯỢC GIẢI PHÓNG
(Tháng Tám 1949)
Cùng chiến sĩ Vệ quốc quân và dân qn du kích.
Cùng đồng bào tồn tỉnh Bắc Kạn và đồng bào thị xã Bắc Cạn.

Sau hai năm ra sức bám lấy Bắc Kạn, ngày nay giặc Pháp đã bị đuổi ra
khỏi căn cứ quan trọng ấy.
Sau hai năm dưới gót giầy dã man tàn nhẫn của quân Pháp, ngày nay
Bắc Kạn đã được giải phóng.
Đó là nhờ sự chiến đấu anh dũng của quân đội, nhờ lòng kiên quyết
kháng chiến của đồng bào, nhờ đồng bào trong thị xã đã hăng hái hưởng ứng.
Đó là nhờ quân và dân ta nhất trí, trong đánh ra, ngồi đánh vào mà có
thắng lợi ấy.
Tơi thay mặt Chính phủ gửi lời thân ái khen ngợi bộ đội và dân quân du
kích cùng đồng bào Bắc Kạn. Tôi gửi lời thân ái an ủi đồng bào thị xã Bắc
Kạn đã được trở lại trong cánh tay yêu mến của Tổ quốc.
Trong cuộc trường kỳ kháng chiến của ta, lần này, là lần đầu tiên một
thị xã quan trọng đã được giải phóng. Cuộc thắng lợi này sẽ làm đà cho những
thắng lợi khác to lớn hơn, vẻ vang hơn.
Tuy vậy, tôi cần nhắc lại, quân và dân ta phải luôn luôn nhớ rằng: Càng
thất bại thì giặc Pháp càng liều mạng, càng dã man. Ta càng gần thắng lợi to,
thì càng phải đề phịng gặp khó khăn nhiều.
Vì vậy chúng ta tuyệt đối chớ chủ quan khinh địch, chớ sơ suất kiêu
ngạo. Trái lại, càng thắng lợi, chúng ta càng phải cẩn thận, càng phải đề
phòng và chuẩn bị, càng phải cố gắng về mọi mặt, để giải quyết những sự khó
khăn mới và để tiến đến thắng lợi hoàn toàn, để tranh lấy thống nhất và độc
lập hoàn toàn và thực sự .
Chào thân ái và quyết thắng
HỒ CHÍ MINH

Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch - Tập 1 - Nhà xuất bản Sự thật 1960 – tr 314
13


HUẤN THỊ

VỀ CHIẾN DỊCH CAO - BẮC - LẠNG
Hỡi các chiến sĩ yêu quý,
Vệ quốc đoàn,
Bộ đội địa phương,
Dân quân du kích,
Chiến dịch Cao - Bắc - Lạng rất quan trọng.
Chúng ta quyết đánh thắng trận này.
Để thắng trận này, các chiến sĩ ở mặt trận ấy phải kiên quyết, dũng cảm
trăm phần trăm; các chiến sĩ các khu, các mặt trận khác phải ra sức thi đua
giết giặc lập công, để hết sức tiêu diệt địch, khiển chế địch, không cho chúng
tiếp viện mặt trận Cao - Bắc - Lạng.
Thắng lợi ở Cao - Bắc - Lạng là thắng lợi chung của các chiến sĩ toàn
quốc.
Vậy sau khi chiến dịch Cao - Bắc - Lạng đã thắng lợi, các địa phương
phải lập tức báo cáo kết quả trong dịp thi đua “giết giặc lập cơng” này.
Ai có cơng to, Chính phủ sẽ thưởng.
Hỡi các chiến sĩ yêu quý,
Đơn vị này phải thi đua với đơn vị khác, địa phương này thi đua với địa
phương khác.
Cuộc thi đua “giết giặc lập công” và chiến dịch Cao - Bắc - Lạng nhất
định sẽ thắng lợi.
Toàn thể các chiến sĩ tiến lên!
Thắng lợi đang chờ các chú
Tôi đang chờ để khen thưởng các chú.
Chào thân ái và quyết thắng
Ngày 2 tháng 9 năm 1950
HỒ CHÍ MINH
Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch - Tập 1 - Nhà xuất bản Sự thật - Trang 213 – 214.
14



HỒ CHỦ TỊCH
KÊU GỌI ĐỒNG BÀO CAO - BẮC - LẠNG
Hỡi đồng bào yêu quý.
Quân ta đã mở chiến dịch trên mặt trận Cao - Bắc - Lạng .
Chiến dịch này rất quan trọngc ho Cao - Bắc - Lạng và cho cả toàn
quốc.
Đồng bào ba tỉnh đã cố gắng rất nhiều trong việc chuẩn bị chiến dịch
như: góp quân lương, sửa đường xá, vận tải, chuyên chở, giúp đỡ bộ đội
v.v…
Tơi trân trọng thay mặt Chính phủ và qn đội cảm tạ đồng bào.
Tơi kêu gọi tồn thể đồng bào ba tỉnh, các uỷ ban kháng chiến và hành
chính, các đoàn thể nhân dân cố gắng thêm nữa, tiếp tục giúp đỡ cho bộ đội ta
trước mặt trận, để quân ta giết nhiều địch, đánh thắng to.
Đồng bào hãy tiến lên làm gương kiểu mẫu cho nhân dân toàn quốc,
giúp cho chiến dịch được thắng lợi.
Chào thân ái và quyết thắng
Ngày 2 tháng 9 năm 1950
HỒ CHÍ MINH

15


THƯ CỦA HỒ CHỦ TỊCH
GỬI ĐỒNG BÀO CAO - BẮC - LẠNG
Cùng đồng bào Cao - Bắc - Lạng
Hỡi đồng bào thân mến,
Chúng ta đã thắng to trong chiến dịch Cao - Bắc - Lạng.
Có cuộc thắng lợi đó là;
- Vì đồng bào ba tỉnh đã rất hăng hái tham gia kháng chiến,

- Vì bộ đội ta dũng cảm
- Vì Chính phủ ta rất kiên quyết,
- Vì qn, dân, chính ta đồn kết chặt chẽ.
Tơi rất vui lịng thay mặt Chính phủ cảm ơn và khen ngợi đồng bào. Tơi
đặc biệt nêu cao công lao của phụ nữ Cao - Bắc - Lạng. Hàng vạn chị em
Kinh, Thổ, Trại, Nùng v.v… đã không quản ngại xa xôi, mệt nhọc, trèo non,
lội suối, ăn gió nằm sương, đã thi đua làm việc sửa, đường vận tại, giúp đỡ bộ
đội, để góp một phần vào thắng lợi.
Chúng ta đã thắng lợi trong chiến dịch này, song chúng ta phải biết rằng:
để tiêu diệt hết giặc pháp, để chống bọn can thiệp Mỹ, để giải phóng hồn
tồn Tổ quốc, chúng ta cịn trải qua nhiều sự khó khăn, gian khổ hơn nữa.
Chúng ta chớ vì thắng lợi mà khinh địch.
Nhưng với sức đại đoàn kết, tinh thần hăng hái và bền bỉ của đồng bào,
với sự dũng cảm của bộ đội, với lòng kiên quyết của Chính phủ, chúng ta
nhất định vượt qua tất cả mọi khó khăn để tranh lấy hồn tồn thắng lợi.
Đồng bào Cao - Bắc - Lạng đã làm kiểu mẫu trong việc động viên nhân
lực, vật lực cho kháng chiến. tôi chắc rằng đồng bào 3 tỉnh sẽ luôn luôn cố
gắng thêm để giữ lấy địa vị vẻ vang ấy mãi.
Tôi chắc rằng đồng bào các nơi khác sẽ ra sức thi đua với đồng bào Cao
- Bắc - Lạng trong công việc thi hành tổng động viên, cho nên:
Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi!
Thống nhất độc lập nhất định thành công!
Chào thân ái và quyết thắng
Ngày 9 tháng 10 năm 1950
HỒ CHÍ MINH
16


HUẤN THỊ CỦA HỒ CHỦ TỊCH NHÂN DỊP
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CHIẾN DỊCH LÊ HỒNG PHONG II

Về Hội nghị tổng kết, Bác có mấy ý kiến:
Trong hội nghị này, có những cán bộ đã trực tiếp tham gia chiến dịch về
kiểm thảo ưu điểm, khuyết điểm. Lại có cán bộ các khu, các đơn vị, các cơ
quan khồng tham gia chiến dịch, đến để học tập kinh nghiệp. Tự phê bình,
phê bình, tổng kết, phổ biến và học tập kinh nghiệm, đó là việc rất hay, nên
gây thành một tác phong chung trong qn đội, chính quyền và đồn thể.
Trong việc tổng kết này có mấy điểm cần chú ý:
1- Đề cao kỷ luật.
Trên dưới đều phải giữ kỷ luật. Phải kiểm thảo từ dưới lên, từ trên
xuống. Cấp nào cũng phải kiểm thảo. Phải làm cho tất cả mọi người đội viên,
cũng như cán bộ đều thấm nhuần, thì mới có kết quả.
2. Triệt để thi hành mệnh lệnh cấp trên.
Mệnh lệnh cấp trên đưa xuống thì phải tuyệt đối phục tùng và triệt để
thi hành. Trung quốc có câu: “Quân lệnh như sơn” nghĩa là lệnh cấp trên đã ra
thì vơ luận thế nào cũng phải làm. Khơng nên hiểu lầm dân chủ. Khi chưa
quyết định thì tha hồ bàn cãi. Nhưng khi đã quyết định rồi thì khơng được bàn
cãi nữa, có bàn cãi cũng chỉ là để bản cách thi hành cho được, cho nhanh,
không phải để đề nghị, không thực hiện. Phải chấm chỉ những hành động tự
do, quá trớn ấy.
3. Thương yêu đội viên.
Cán bộ phải thương yêu đội viên. Đối với anh em ốm yếu, thương tật,
cán bộ phải trông nom, thăm hỏi, Người đội trưởng, người chính trị viên phải
là người anh, người chị, người bạn của đội viên. Chưa làm được như vậy là
chưa hết nhiệm vụ. Cán bộ có thân đội viên như chân tay, thì đội viên mới
thân cán bộ như ruột thịt. Có như thế thì chỉ thị, mệnh lệnh và kế hoạch cấp
trên đưa xuống, đội viên sẽ tích cực và triệt để thi hành. Phải khen thưởng các

17



chiến sĩ có cơng, cất nhắc các cán bộ và đội viên tiến bộ, nhất là đối với
những người đã ở trong quân đội lâu năm.
4. Tôn trọng nhân dân.
Phải biết trọng nhân dân. Tơn trọng có nhiều cách, khơng phải ở chỗ
chào hỏi, kính thưa có lễ phép mà đủ. Khơng được phung phí nhân lực, vật
lực của dân. Khi huy động nên vừa phải, không nên nhiều quá, lãng phí và vơ
ích. Phải khơn khéo tránh điều gì có hại cho đời sống nhân dân. Biết giúp đỡ
nhân dân cũng là biết tôn trọng dân: mùa tới phải gặt hộ dân: dạy bình dân
học vụ cho dân quân và bộ đội địa phương ở đó.
5. Giữ gìn của công, chiến lợi phẩm
Của công là do mồ hôi nước mắt của đồng bào góp lại. Bộ đội phải giữ
gìn bảo vệ, khơng được hoang phí. Phải chấm dứt những hành động bán gạo
của dân góp cho, làm hư hỏng dụng cụ, bắn phí đạn được.
Chiến lợi phẩm cũng là của công, của nhân dân, của quốc gia, không
phải của địch, Súng đạn, thuốc men, dụng cụ, lương thực là máu mủ của đồng
bào. Chiến sĩ ta lại phải đổ máu mới lấy lại được. Phải biết thương tiếc giữ
gìn, bảo vệ. Khơng được phung phí, hoặc chiếm làm của riêng cá nhân. Khi
canh gác phải biết thu dọn cho ngăn nắp, và che mưa nắng cho chu đáo.
6. Thành thật tự phê bình và phê bình.
Trong báo cáo trình bày ở Hội nghị phải chú trọng điều đó. Tự phê bình
và phê bình phải thật thà vạch khuyết điểm. Có lỗi mà khơng vạch ra khơng
khác gì người có bệnh mà không chịu khai với thầy thuốc. Làm nhiều cơng
việc thì khó mà hồn tồn tránh khỏi khuyết điểm. Cho nên phải dùng cách
phê bình và tự phê bình để giúp nhau sửa chữa, và kiên quyết sửa chữa để
cùng nhau tiến bộ. Vạch khuyết điểm để sửa chữa, nhưng cũng phải nêu ra ưu
điểm để phát huy. Muốn tự phê bình có kết quả, cán bộ các cấp, nhất là cán
bộ cao cấp phải làm gương trước.
Chiến dịch này có nhiều kinh nghiệm, tốt xấu đều có, cần phải tổng kết,
phổ biến và học tập. Tóm lại có mấy điểm chính:


18


1. Trung ương lãnh đạo sáng suốt. Các cấp địa phương chỉ đạo đúng đắn.
Các cơ quan, Quân, Dân, Chính đồn kết, phối hợp chặt chẽ, hành động nhất
trí.
2. Chiến sĩ ta rất hăng hái, anh dũng, Những gương chặt nốt tay bị
thương cho dễ xung phong, ôm thuốc nổ nhảy xổ vào cộng sự địch, nhịn đói
3,4 ngày, đánh vẫn cứ hăng, tích cực và quả cảm chiến đấu, v.v….đã tỏ rõ
điều đó.
3. Nhân dân ta rất tốt. Chưa bao giờ có những đồn phụ nữ Kinh, Mán,
Thổ, Nùng.v..v.. đi tiếp tế vận tải đơng đảo như vậy. Khó nhọc, khổ sở, nguy
hiểm, mà vẫn hăng hái, vui vẻ, dũng cảm.Thật là đáng khâm phục. Được như
vậy một phần là do đồng chí Ninh và cán bộ Liên khu đã làm đúng chính sách
của Đảng và Chính phủ, một phần thì do đồng bào nồng nàn yêu nước, hăng
hái hy sinh.
4. Giặc chủ quan, khinh địch, không ngờ ta mạnh như vậy và tiến bộ
nhanh như vậy, nên chúng hớ hênh khơng đề phịng cẩn thận.
Đó là những kinh nghiệm lớn. Khi báo cáo tổng kết phải nêu lên.

NHỮNG ĐIỂM KHÁC CẦN CHÚ Ý
1. Về Tuyên truyền.
Địch tuyên truyền cho ta nhiều hơn. Ta chưa tập trung hết mọi phương
tiện và huy động hết mọi khả năng, cho nên thông tin rất chậm, phổ biến
không rộng. Chiến dịch kết thúc ngày 15-10 mà mãi đến 30-10 nhân dân và
cán bộ nhiều nơi chưa biết, hoặc mới biết qua loa, hoặc biết mà không biết
cách phổ biến. Tuyên truyền trong tù binh, binh lính địch và tuyên truyền
quốc tế cũng rất kém. Ta chưa biết trích những câu đăng trong các báo địch
ốn trách bọn chỉ huy, bọn chính khách, bọn chính quyền thực dân lo ăn chơi,
tranh tư lợi, trong lúc binh lính tử trận “khơng hương hoa, khơng nước mắt”

để làm truyền đơn dịch vận, để giải thích cho tù binh và tuyên truyền cho
nhân dân trong vùng tạm bị chiếm
19


2. Chớ chủ quan, khinh địch.
Chớ chủ quan tếu, cho rằng từ nay về sau sẽ thắng lợi mãi, không gặp
khó khăn, thất bại nữa. Trận thắng này mới chỉ là một thắng lợi bước đầu, ta
còn phải cố gắng nhiều, giành nhiều thắng lợi như thế, hay lớn hơn nữa, mới
chuyển sang Tổng phản công được. Từ nay cho đến khi hồn tồn thắng lợi,
ta cịn gặp nhiều khó khăn, có thể cịn phải qua nhiều thất bại. Đánh nhau có
thắng có bại là thường. Điều cốt yếu là ta giành được thắng lợi cuối cùng.
Phải dạy cho tất cả cán bộ, đội viên nhân dân hiểu rõ như vậy, để thắng không
kiêu, bại không nản, luôn luôn nỗ lực, cố gắng vượt mọi khó khăn gian khổ,
tiến tới thắng lợi cuối cùng.
Chớ khinh địch. Không phải địch co lại để nằm yên, mà co lại để rồi
nhảy ra. Chúng đang cố tranh thủ thời gian chuẩn bị để trả thù. Trong lúc chờ
đợi, địch ra sức oanh tạc, bắn phá để khủng bố tinh thần ta như ở Hà Giang,
Tuyên Quang, Bắc Giang vừa rồi.
3. Phải tranh thủ thời gian.
Ta cũng phải tranh thủ thời gian chuẩn bị. Đó là một điều kiện, để thắng
đối phương. Trong quân sự, thời gian rất quan trọng, điều kiện thiên thời
đứng vào bậc nhất, trước địa lợi và nhân hồ. Có tranh thủ thời gian, mới bảo
đảm được yếu tố thắng địch. Cũng để tranh thủ thời gian mà Hội nghị này
phải họp ngắn. Báo cáo phải gọn gàng nêu cho được điểm chính cần thiết,
khơng nên nói dài dịng, mất thì giờ vơ ích.
4. Điều cuối cùng là phải tuyệt đối giữ bí mật.
Bí mật là một điều rất quan trọng. Tất cả mọi người đều phải giữ bí mật.
Phải tìm mọi cách giữ bí mật cho tất cả mọi công việc, trong tất cả mọi trường
hợp: trong quán nước, trong câu chuyện, trong công việc, nhất nhất đều phải

giữ bí mật. Riêng bộ đội và các cơ quan giữ bí mật chưa đủ. Phải dạy cho dân
biết giữ bí mật mới có bí mật hồn tồn. Giữ được bí mật tức là một bước
thắng lợi rồi.

20


Tất cả những điều trên. Hội nghị này phải giải quyết một phần, sau Hội
nghị quyết tâm thực hiện được 8 phần 10 nữa thì nhất định các trận sau sẽ
thắng.
Đảng, Chính Phủ và nhân dân kêu gọi tất cả cán bộ và tất cả chiến sĩ
phải làm cho bằng được.

Năm 1950
HỒ CHÍ MINH

Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch - Tập II - Nhà xuất bản Sự thật 1956 (từ trang 43
đến trang 47)
21


THƯ HỒ CHỦ TỊCH GỬI CÁC CÁN BỘ
BẮC KẠN
Gửi các đồng chí cán bộ tỉnh Bắc Kạn.
Những việc Bác dặn làm, như:
- Mua thóc kịp thời: Nếu nay chưa lĩnh được tiền thì phái người chắc
chắn đến thẳng cục Chính trị bộ Tổng tư lệnh, hỏi cục trưởng là đồng chí
Thanh, mà lấy. Bác đã dặn đồng chí Thanh rồi.
- Đắp đường, sửa đường:Phải tổ chức thế nào cho công việc mau chóng,
mỹ mãn, mà đỡ hao phí sức người, sức vật. Dùng cách thi đua.

- Gặt hái kịp thời: Phải tổ chức, cổ động, giúp đỡ dân gặt hái cho mau, chớ
để lúa bị ngâm nước, hư hỏng. Thi đua tăng gia sản xuất một cách thiết thực.
- Chén gạo tiết kiệm – Việc này tuy dễ, song cũng phải có kế hoạch chu
đáo. Phải tun truyền, giải thích, cổ động, thi đua. Phải có kế hoạch: ai phụ
trách thu góp, thu góp cách thế nào, cất trữ, sử dụng thế nào, v.v…
- Quán nghỉ cán bộ - Việc này cần làm, để cho cán bộ đi công tác xã,
khỏi bị bọn đầu cơ bóc lột. Phụ nữ và thanh niên nên phụ trách làm. Đồn thể
và chính quyền giúp sức và kiểm tra.
- Lề lối làm việc - Mọi việc bất kỳ to nhỏ, phải có kế hoạch, phải bàn
bạc kỹ. Phải giải thích cho dân hiểu rõ, sao cho dân vui vẻ thi đua làm. Hết
sức tránh bệnh quan liêu, bệnh mệnh lệnh.
- Giản chính, linh cán - các cơ quan chính quyền và đồn thể cần phải
triệt để giản chính. Đó là tiết kiệm sức người. Song đồng thời phải nâng cao
năng suất công tác của mỗi người, mỗi cơ quan, phải lựa chọn cán bộ, dùng
cán bộ cho đúng - thế gọi là tinh cán. Hai việc phải đi đối với nhau.
- Phải thường báo cáo kết quả những việc trên cho Bác biết. Báo cáo
gồm cả khuyết điểm và ưu điểm. Chúc các chú, các cô sức khoẻ và công tác
tiến bộ.
Chào thân ái và quyết thắng
Thượng tuần tháng 11 - 1950
BÁC HỒ
22


HỒ CHỦ TỊCH GỬI CÁC CHÁU NAM, NỮ THANH NIÊN
LIÊN PHÂN ĐỘI 205, HUYỆN BẠCH THÔNG

Ngày 29 - 10 - 1951
Bác được Uỷ ban và đoàn thể báo cáo:
Các cháu thi đua làm việc suốt đêm để chữa đường, làm cho giao thông

mau khôi phục.
Vậy Bác gửi lời thân ái khen các cháu

Hơn các cháu
HỒ CHÍ MINH

Tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng Việt Bắc.

23


HỒ CHỦ TỊCH NÓI CHUYỆN TRONG
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
ĐỢT I Ở THÁI NGUYÊN
Trong công tác giảm tô và cải cách ruộng đất, về việc chấp hành chính
sách, có một số cán bộ làm rất tốt; nhưng cũng có một số cán bộ làm sai, đi
đường quanh, mất nhiều thì giờ mà kết quả khơng tốt. Giảm tô và cải cách
ruộng đất phải nắm vững đường lối chính sách, phải nhận rõ lực lượng chính
của ta ở đâu, phải biết dựa vào bần cố nơng, đồn kết trung nơng. Cho nên
Trung ương và Chính phủ ln ln nêu ra: Cần phải đồn kết nơng dân lao
động. Nếu biết đồn kết nơng dân lao động, thì việc gì làm cũng có kết quả
tốt; nếu khơng biết đồn kết nơng dân lao động thì cơng việc sẽ khơng chạy,
kéo dài thời gian, mà kết quả không tốt.
Phải biết phân hoá địa chủ. Giai cấp địa chỉ là kẻ thù của nông dân,
nhưng họ không phải là thống nhất. Nếu biết phân hố địa chủ, thì cơng việc
sẽ dễ dàng hơn. Lúc học điểm đó, thì nhiều cán bộ cho là hiểu rồi, nhưng lúc
làm thì sai. Có người có tư tưởng “thà tả hơn hữu”, thế là không đúng. Tả
cũng tếu, mà hữu cũng tếu. Phải biết nắm vững chính sách, biết dựa vào quần
chúng, biết phân hố địa chủ.
Trong cơng tác, các cơ các chú ai cũng có nhiều hay ít thành tích, mặc

dầu ai cũng có khuyết điểm nhiều hay ít. Thành tích chung của các cơ các chú
trong đợt này là chịu khổ, “ba cùng” hơn trước.
Trong đợt bốn giảm tơ, có nhiều người chỉ “một cùng”, “hai cùng” hoặc
“hai cùng rưỡi”; chứ không thật “ba cùng”. Cần phải hiểu, có ba cùng thì mới
gần gũi được nông dân. Hiểu rõ tâm lý nông dân, mới phát động được nông
dân đánh đổ giai cấp địa chủ, giảm tô và cải cách ruộng đất mới thành công.
Nếu khơng ba cùng thì xa quần chúng, cơng tác khơng có kết quả tốt. Vì vậy
đợt sau các cơ các chú phải thật thà ba cùng. Nông dân đời này qua đời khác
chịu đựng cực khổ, các cô các chú “ba cùng” mấy tháng nay đã thấm vào đâu,
nếu không chịu được thì cịn làm gì.
24


Về mặt đoàn kết nội bộ, cán bộ cũ giúp cán bộ mới, trong đợt vừa rồi
cũng khá; nhưng nói như vậy khơng phải là khơng có khuyết điểm. Có một số
cán bộ cũ tự kiêu, tự đại, cậy mình đã đi phát động vài đợt rồi, không chịu
nghiên cứu chỉ thị cấp trên, lơ là giúp cán bộ mới. Các cơ các chú nên nhớ; vì
tình hình thay đổi ln, nếu khơng học tập thì thối bộ, thối bộ thì khơng thể
thành cơng.
Khuyết điểm khá phổ biến là : Muốn nghỉ. Có người đã làm vài ba đợt
rồi, bây giờ muốn vào thành phố. Thế là không đúng. Lấy một thí dụ gần đây:
- Thử hỏi các cơ các chú: Thời gian Bác đấu tranh so với thời gian các cơ chú
đấu tranh, thì ai đấu tranh dài hơn ? (Cả hội trường đáp: “Bác đấu tranh dài
hơn ạ”). Bác đấu tranh lâu, mà không xin nghỉ, các cô các chú mới một vài
đợt, tại sao đã muốn xin nghỉ ?
Sở dĩ các cô các chú muốn nghỉ, muốn vào thành phố là vì chưa nhận rõ
cải cách ruộng đất là quan trọng. Các cô các chú đã đọc nghị quyết của Trung
ương: Cải cách ruộng là một trong ba nhiệm vụ chính của Đảng và Chính phủ
đã đề ra. Muốn vào thành phố, không muốn đi cải cách ruộng đất, thế là trốn
nhiệm vụ.

Bất kỳ chỗ nào, bất kỳ việc gì, Đảng và Chính phủ đã giao thì các cô các
chú phải quyết tâm làm cho trọng, không nên muốn thế này, thế khác.
Các cô các chú muốn gì ? Muốn làm cách mạng, cải cách ruộng đất tức
là việc cách mạng. Cho nên chớ “đứng núi này, trông núi nọ”.
Các cô các chú phải hiểu: thi hành chính sách cải cách ruộng đất làm một
trong ba nhiệm vụ chính của Đảng, của Chính phủ, của nhân dân. Đó là nhiệm
vụ vẻ vang, nặng nề. Khơng phải xơng ra mặt trận giết giặc mới là chiến sĩ.
Các cô các chú cũng là những chiến sĩ, những chiến sĩ trên mặt trận chống
phong kiến. Đã là chiến sĩ thì khơng thể nói muốn đi mặt trận này, khơng
muốn đi mặt trận khác, mà phải làm tròn nhiệm vụ chiến. Bao giờ cải cách
ruộng đất thành cơng thì các cơ các chú sẽ được một thời gian nghỉ ngơi.
Trong khi cải cách ruộng đất chưa thành cơng, thì các cơ các chú chưa được
nghỉ.
25


×