Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh (Phần 3 Quân sự chung)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.42 MB, 114 trang )

60
NGUYỄN ĐỨC THÀNH (Chủ biên)

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
HỌC PHẦN 3

QN SỰ CHUNG

NHÀ XUẤT BẢN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN ĐỨC THÀNH (Chủ biên)

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
HỌC PHẦN 3

QUÂN SỰ CHUNG

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022


NHÓM TÁC GIẢ BIÊN SOẠN
TT

2

Họ và tên

1



PGS.TS. Nguyễn Đức Thành

2

ThS. Cao Xn Giang

3

ThS. Ngơ Văn Quang

4

ThS. Huỳnh Vạng Phước

5

CN. Hồng Văn Nam

6

CN. Nguyễn Thị Hạnh

7

CN. Ngơ Hồng Hải Vi

8

CN. Đỗ Quang Trực


9

CN. Nguyễn Huỳnh Ngọc Linh

10

CN. Nguyễn Văn Lương

11

CN. Võ Thanh Thùy


LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác giáo dục quốc
phịng và an ninh trong tình hình mới; Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày
10/7/2007 về giáo dục quốc phòng và an ninh; Chỉ thị số 57/2007/CTBGDĐT ngày 04/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng
cường công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong ngành giáo dục,
Trung tâm Giáo dục thể chất và quốc phòng, Trường Đại học Sư phạm kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn cuốn “Giáo trình Giáo
dục quốc phịng và an ninh. Học phần 3. Quân sự chung” lưu hành nội
bộ, dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng. Nội dung, chương trình đã được
cập nhật theo Thơng tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18/03/2020 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Quá trình biên soạn khơng tránh khỏi những thiếu sót, tập thể tác
giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, những nhà
nghiên cứu và bạn đọc để tiếp tục giúp các tác giả từng bước hoàn thiện
các nghiên cứu của mình.

Xin chân thành cảm ơn!
TẬP THỂ NHĨM BIÊN SOẠN

3


4


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU

5

Bài 1. Chế độ sinh hoạt học tập công tác trong ngày, trong tuần

7

Bài 2. Các chế độ nền nếp chính quy bố trí trật tự nội vụ trong
doanh trại.

19

Bài 3. Hiểu biết chung về các quân binh chủng trong
quân đội

27

Bài 4. Điều lệnh đội ngũ từng người có súng


42

Bài 5. Điều lệnh đội ngũ đơn vị

52

Bài 6. Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự

64

Bài 7. Phịng tránh địch tiến cơng hỏa lực bằng vũ khí cơng
nghệ cao

83

Bài 8. Ba mơn qn sự phối hợp

98

TỔNG HỢP TÀI LIỆU THAM KHẢO

110

5


6



BÀI 1
CHẾ ĐỘ SINH HOẠT, HỌC TẬP, CÔNG TÁC
TRONG NGÀY, TRONG TUẦN
MỤC TIÊU
Kiến thức: Nhằm giới thiệu cho sinh viên có hiểu biết về ý nghĩa,
nội dung của cơng tác quản lý bộ đội thực hiện chế độ sinh hoạt, học tập,
công tác trong ngày, trong tuần. Nắm được những nội dung cơ bản của
công tác quản lý bộ đội thực hiện chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong
ngày, trong tuần và xác định trách nhiệm bản thân góp phần cùng cả nước
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kỹ năng: Sinh viên có trách nhiệm và thái độ học tập đúng đắn, kết
hợp học tập với rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật, tác phong chính quy và
đạo đức văn minh trường học. Trên cơ sở đó nâng cao nhận thức và vận
dụng tốt vào trong quá trình học tập mơn Giáo dục quốc phịng, an ninh tại
trường và công tác sau này.
NỘI DUNG
1. Các chế độ trong ngày, trong tuần
1.1. Phân phối thời gian trích điều lệnh quản lý bộ đội (ĐLQLBĐ)
Chế độ thời gian làm việc trong tuần, trong ngày của quân nhân
(Điều 45-ĐLQLBĐ).
Trong điều kiện bình thường, khi đóng qn trong doanh trại, thời
gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi trong tuần, trong ngày được phân
chia như sau:
- Mỗi tuần làm việc 5 ngày và nghỉ 02 ngày vào thứ 7 và Chủ
nhật; nếu nghỉ vào ngày khác trong tuần phải do tư lệnh quân khu, quân
chủng, quân đoàn và tương đương trở lên quy định thống nhất cho đơn
vị thuộc quyền.
+ Ngày lễ, tết được nghỉ theo quy định của Nhà nước.
+ Quân nhân làm việc vào ngày nghỉ thì được nghỉ bù. Thời gian
và quyền hạn nghỉ bù do người chỉ huy đại đội và tương đương trở lên

quyết định;
7


+ Ngày nghỉ được tổ chức vui chơi, giải trí, hoạt động thể thao, văn
hóa văn nghệ, vệ sinh mơi trường, nhưng phải dành một thời gian nhất
định cho quân nhân giải quyết việc riêng.
+ Mỗi ngày làm việc 08 giờ, còn lại là thời gian ngủ, nghỉ, sinh hoạt
và phải được phân chia cụ thể theo thời gian biểu trong ngày.
- Trong điều kiện đặc biệt, thời gian làm việc và nghỉ sẽ có quy
định riêng.
Chế độ sử dụng thời gian các buổi tối trong tuần của quân nhân
(Điều 46-ĐLQLBĐ)
- Tất các các buổi tối trong tuần (trừ buổi tối trước và trong ngày
nghỉ) phải tổ chức học tập hoặc sinh hoạt. Thời gian học tập, sinh hoạt mỗi
buổi tối không quá 02 giờ.
- Những đêm trước ngày nghỉ có thể ngủ muộn hơn, nhưng khơng
q 23 giờ và sáng hôm sau thức dậy không quá 07 giờ.
Chế độ thời gian làm việc của từng mùa (Điều 47-ĐLQLBĐ)
- Thời gian làm việc theo 02 mùa quy định như sau:
+ Mùa nóng từ ngày 01 tháng 4 đến đến 31 tháng 10.
+ Mùa lạnh từ ngày 01 tháng 11 đến 31 tháng 09 năm sau.
- Thời gian biểu làm việc hàng ngày theo từng mùa do tư lệnh quân
khu, quân đoàn, quân chủng và tương đương trở lên quy định.
2. Làm việc và sinh hoạt trong ngày (ĐLQLBĐ)
Thời gian treo quốc kỳ trong ngày (Điều 48-ĐLQLBĐ)
Các đơn vị cấp trung đồn và tương tương trở lên, khi đóng qn
cùng trong một doanh trại phải tổ chức treo Quốc kỳ hàng ngày ở một vị
trí trang trọng nhất. Các đại đội, tiểu đồn và tương đương khi đóng qn
độc lập thì tổ chức treo Quốc kỳ trên sân chào cờ, duyệt đội ngũ của đơn

vị. Thời gian treo Quốc kỳ lúc 06 giờ, thời gian hạ Quốc kỳ lúc 18 giờ
hàng ngày.
Thời gian thức dậy của quân nhân (Điều 49-ĐLQLBĐ)
- Trực chỉ huy và trực ban phải thức dậy trước 10 phút để trực tiếp
ra hiệu lệnh báo thức và đi kiểm tra đôn đốc mọi quân nhân trong đơn vị
dậy đúng giờ.
- Khi có hiệu lệnh báo thức mọi quân nhân phải dậy ngay, rời khỏi
8


phòng ngủ để ra sân tập thể dục hoặc chuẩn bị để sẵn sàng công tác.
Thời gian tập thể dục sáng của chiến sĩ (Điều 50-ĐLQLBĐ)
- Đúng giờ, mọi quân nhân trong đơn vị phải tập thể dục sáng, trừ
người làm nhiệm vụ, đau ốm được chỉ huy trực tiếp cho phép.
+ Thời gian tập thể dục là 20 phút.
+ Trang phục tập thể dục do người chỉ huy đơn vị quy định thống
nhất, theo thời tiết và điều kiện cụ thể.
- Nội dung thể dục theo hướng dẫn của ngành thể dục, thể thao
quân đội. Trung đội hoặc đại đội và tương đương là cấp đơn vị tổ chức
tập thể dục.
- Tập thể dục có súng phải khám súng trước và sau khi tập.
Thời gian kiểm tra sáng (Điều 51-ĐLQLBĐ)
- Kiểm tra sáng được tiến hành hàng ngày (trừ ngày nghỉ và ngày
chào cờ). Tổ chức kiểm tra ở tiểu đội, trung đội và tương đương. Nội dung
kiểm tra theo lịch thống nhất trong tuần của đại đội và tương đương. Kiểm
tra ở cấp nào do cán bộ chỉ huy cấp đó điều hành. Khi kiểm tra, phát hiện
sai sót phải sửa ngay.
- Thời gian kiểm tra 10 phút
Thời gian học tập của quân nhân (Điều 52-ĐLQLBĐ)
- Học tập trong hội trường:

+ Người phụ trách hoặc trực ban lớp học phải kiểm tra quân số, trang
phục, chỉ huy bộ đội vào vị trí, hơ “Nghiêm” và báo cáo giáo viên.
Nếu đơn vị có mang theo vũ khí phải tổ chức khám súng trước và
quy định nơi giá (đặt) súng.
+ Quân nhân ngồi trong hội trường phải đúng vị trí quy định, tập
trung tư tưởng theo dõi nội dung học tập.
Khi ra hoặc vào lớp phải đứng nghiêm báo cáo xin phép giáo viên.
Được phép mới ra hoặc vào lớp.
+ Sau mỗi tiết học hoặc giờ học tập được nghỉ từ 5 đến 10 phút. Hết
giờ nghỉ nhanh chóng vào lớp, tiếp tục nghe giảng. Giáo viên phải chấp
hành đúng thời gian. Nếu giảng quá giờ quy định, phải báo cho người phụ
trách lớp và người học biết.
+ Hết giờ học, người phụ trách hoặc trực ban lớp học hô “Đứng
9


dậy” và hô “Nghiêm”, báo cáo giáo viên cho xuống lớp, sau đó chỉ huy
bộ đội ra về.
- Học tập ngoài thao trường:
+ Đi và về phải thành đội ngũ. Thời gian đi và về khơng tính vào thời
gian học tập. Nếu một lần đi (về) trên một giờ được tính một nửa vào thời
gian học tập;

Hình 1. Đội ngũ cán bộ tiểu đội ở Trung đoàn 98 (Sư đoàn 316) được đào tạo kỹ
lưỡng trước khi đón nhận chiến sĩ mới
(Nguồn: />
+ Trước khi học tập, người phụ trách hoặc trực ban lớp học phải tập
hợp bộ đội, kiểm tra quân số, trang phục, vũ khí, học cụ, khám súng, sau
đó báo cáo với giáo viên.
+ Phải chấp hành nghiêm kỷ luật thao trường, tập luyện nơi gần địch

phải có kế hoạch sẵn sàng chiến đấu. Súng đạn, trang bị chưa dùng trong
luyện tập phải có người canh gác. Hết giờ luyện tập, người phụ trách hoặc
trực ban lớp phải tập hợp bộ đội, khám súng, kiểm tra quân số, vũ khí, học
cụ và các trang bị khác, chỉnh đốn hàng ngũ, báo cáo giáo viên cho bộ đội
nghỉ, sau đó chỉ huy bộ đội về doanh trại hoặc nghỉ tại thao trường.
- Trường hợp có cấp trên của giáo viên ở đó thì giáo viên phải báo
cáo cấp trên trước khi lên, xuống lớp.
10


Thời gian và chế độ ăn uống của quân nhân (Điều 53-ĐLQLBĐ)
- Người chỉ huy đơn vị tổ chức bếp ăn phải quản lý nhà ăn, nhà bếp;
bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng; ăn sạch, ăn nóng và ăn đúng giờ quy định:
+ Hàng ngày chỉ đạo trực ban, tổ kinh tế, quân y kiểm tra quân số
người ăn; số lượng, chất lượng lương thực, thực phẩm sử dụng theo tiêu
chuẩn định lượng được hưởng; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp sạch sẽ;
+ Thực hiện kinh tế công khai hàng ngày, hàng tháng; giải quyết mọi
thắc mắc, đề nghị về ăn uống của quân nhân.
- Cán bộ, chiến sỹ phục vụ nhà ăn phải nêu cao ý thức trách nhiệm
phục vụ, có kế hoạch tổ chức tiếp phẩm, cải tiến kỹ thuật nấu ăn; giữ gìn
vệ sinh, chăm lo bữa ăn, bảo đảm sức khỏe bộ đội:
+ Bảo quản lương thực, thực phẩm, chất đốt; cân đong, đo, đếm
chính xác; có sổ ghi chép xuất, nhập đầy đủ, tránh để hao hụt, lãng phí,
tham ơ. Hàng ngày, tuần, tháng cùng với hội đồng kinh tế của đơn vị tiến
hành kiểm kho, báo cáo kinh tế công khai trước quân nhân;
+ Khi làm việc phải mặc quân phục công tác. Người đang mắc
bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh ngồi da khơng trực tiếp nấu ăn, chia
cơm, thức ăn.
+ Đối với người ốm trại, nếu không đến nhà ăn, trực nhật và quân
y phải mang cơm về cho người ốm. Những suất cơm ăn nhân viên nhà ăn

phải đậy lại cẩn thận.
- Cấm sử dụng thức ăn nấu chưa chín, ơi thiu, thịt súc vật bị bệnh, đồ
hộp hỏng, các loại lương thực, thực phẩm của địch bỏ lại chưa được quân
y kiểm tra.
Cấm để chất độc, vật bẩn, hôi hám vào khu thực phẩm nhà bếp,
nhà ăn. Nếu dùng thuốc diệt muỗi, chuột, muỗi phải có biện pháp quản
lý chặt chẽ;
Nước ăn, uống phải trong, sạch. Nước uống, nước nhúng bát, đũa
phải được đun sôi;
Mỗi bữa ăn phải để lại một phần suất ăn làm lưu nghiệm do quân y
quản lý. Sau 24 giờ khơng có gì xảy ra mới bỏ đi.
- Khi đến nhà ăn:
+ Phải đúng giờ. Đi ăn trước và sau giờ quy định phải được chỉ huy,
trực ban đơn vị đồng ý và báo trước cho nhà bếp.
11


+ Hạ sỹ quan, binh sĩ, học viên chưa phải là sĩ quan đến nhà ăn phải
tập hợp đi thành đội ngũ.
+ Trước khi ăn phải nhúng bát đũa qua nước sôi. Ăn xong xếp gọn
gàng bát, đũa trên mặt bàn, xếp ghế vào gầm bàn trước khi rời nhà ăn.
Thời gian bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị của quân nhân hàng
ngày, hàng tuần (Điều 54-ĐLQLBĐ)
- Khi quân nhân được giao vũ khí, trang bị kỹ thuật phải chấp hành
nghiêm chế độ bảo quản hàng ngày, hàng tuần.
+ Hàng ngày: vũ khí bộ binh bảo quản 15 phút; vũ khí, trang bị
kỹ thuật khác, khí tài phức tạp, bảo quản 30 phút; thời gian bảo quản
vào giờ thứ 8;
+ Hàng tuần: vũ khí bộ binh bảo quản 40 phút; vũ khí, trang bị kỹ
thuật khác, khí tài phức tạp, bảo quản từ 3 đến 5 giờ; thời gian bảo quản

vào ngày làm việc cuối tuần.
+ Sau khi bắn đạn thật phải bảo quản vũ khí theo đúng quy trình
kỹ thuật.
- Lau chùi, bảo quản vũ khí, trang thiết bị hàng ngày, hàng tuần do
người chỉ huy trực tiếp tổ chức tiến hành có sự hướng dẫn của nhân viên
chun mơn kỹ thuật. Vị trí lau chùi vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật phải
sạch sẽ. Có đủ bàn, bạt, dụng cụ và các điều kiện để tháo, lắp, bảo quản.
Trước khi lau chùi phải khám súng.
- Tuân thủ đúng quy tắc, quy trình tháo lắp, mức độ tháo lắp, lau chùi
hàng ngày, hàng tuần theo quy định, đối với từng loại vũ khí, khí tài. Khi
lau xong phải khám súng, kiểm tra.
Người chỉ huy phải phân công quân nhân lau chùi, bảo quản vũ khí,
trang thiết bị kỹ thuật của người vắng mặt.
Thời gian hoạt động thể thao, tăng gia sản xuất của quân nhân
hàng ngày (Điều 55-ĐLQLBĐ)
- Hàng ngày sau giờ lau vũ khí, trang bị, các đơn vị phải tổ chức
tập thể thao và tăng gia sản xuất cải thiện đời sống. Thời gian từ 40 đến
45 phút. Người chỉ huy cấp đại đội, trung đội và tương đương căn cứ
vào tình hình cụ thể để phân chia lực lượng cho hợp lý và bố trí luân
phiên trong tuần để bảo đảm mọi quân nhân đều được tập thể thao và
tăng gia sản xuất.
12


- Tổ chức tập thể thao buổi chiều phải căn cứ vào tình hình sân bãi và
dụng cụ hiện có để sắp xếp, bảo đảm mọi quân nhân đều được tập luyện.
Nội dung luyện tập theo hướng của ngành thể thao quân đội.
Người chỉ huy phải trực tiếp tổ chức hướng dẫn tập luyện. Các môn
tập luyện xảy ra tai nạn phải tổ chức bảo đảm an toàn.
- Tổ chức tăng gia sản xuất cải thiện đời sống phải chặt chẽ, có kế

hoạch thống nhất trong tồn đơn vị. Người chỉ huy phải căn cứ vào tình
hình cụ thể của nơi đóng quân để xác định kế hoạch, chỉ tiêu tăng gia sản
xuất cho đơn vị phù hợp. Quân nhân được phân cơng tăng gia sản xuất phải
tích cực, tự giác thực hiện, không được làm việc khác trong giờ tăng gia
sản xuất.

Hình 2. Giờ tăng gia ở Lữ đồn pháo binh 382 (Quân khu 1)
(Nguồn: />
Thời gian đọc báo, nghe tin hàng ngày của quân nhân (Điều
57-ĐLQLBĐ)
- Hàng ngày trước giờ học tập, sinh hoạt tối 15 phút quân nhân đều
được đọc báo, nghe tin. Việc đọc báo, nghe tin tập trung chỉ tổ chức trong
các ngày sinh hoạt tối, còn các ngày khác cá nhân tự nghiên cứu.
- Đọc báo, nghe tin tập trung tổ chức ở cấp trung đội, đại đội và
tương đương. Đến giờ quy định mọi qn nhân phải có mặt ở vị trí quy
định và giữ trật tự để nghe.
13


+ Người được phân công phụ trách đọc báo phải chuẩn bị trước để
đọc lưu loát dễ nghe;
+ Người phụ trách hệ thống truyền tin trước giờ truyền tin phải kiểm
tra máy móc, bảo đảm nghe tốt.
Thời gian điểm danh, điểm quân số của quân nhân (điều
57-ĐLQLBĐ)
- Hàng ngày trước giờ ngủ, phải tiến hành điểm danh, điểm quân số,
nhằm quản lý chặt chẽ quân số, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu.
+ Trung đội và tương đương một tuần điểm danh 02 lần. Các tối khác
điểm quân số;
+ Đại đội và tương đương một tuần điểm danh 01 lần;

+ Chỉ huy tiểu đoàn và tương đương mỗi tuần dự điểm danh của một
đại đội. Thời gian điểm danh điểm quân số không quá 30 phút. Điểm danh,
điểm quân số cấp nào do chỉ huy cấp đó trực tiếp tiến hành.
- Đến giờ điểm danh, điểm quân số mọi quân nhân phải có mặt tại
đơn vị, phải tập hợp thành đội ngũ, trang phục đúng quy định:
+ Chỉ huy đơn vị đọc danh sách quân nhân ở từng phân đội theo quân
số đơn vị quản lý (đọc cấp bậc, họ tên từng quân nhân). Quân nhân nghe
đọc tên mình phải trả lời “Có”. Quân nhân vắng mặt, người chỉ huy trực
tiếp của quân nhân đó trả lời “Vắng mặt” kèm theo lý do;
+ Điểm danh xong, người chỉ huy nhận xét và phổ biến công tác
ngày hôm sau;
+ Khi điểm quân số cũng tiến hành như điểm danh, nhưng không
phải gọi tên. Người chỉ huy trực tiếp kiểm tra quân số thuộc quyền. Sau đó
báo cáo theo hệ thống tổ chức lên người chỉ huy điểm quân số.
Nhận báo cáo xong, chỉ huy điểm quân số có thể kiểm tra lại toàn bộ
hoặc một số phân đội.
Thời gian ngủ, nghỉ của quân nhân (theo điều 58 - ĐLQLBĐ)
- Trước giờ ngủ, trực ban, cán bộ chỉ huy trực tiếp các phân đội phải
đôn đốc mọi người chuẩn bị chăn, chiếu, mắc màn để ngủ được đúng giờ.
Đến giờ ngủ, kiểm tra việc sử dụng ánh sáng và quần áo, giày dép, trang
bị để đúng nơi quy định.
- Quân nhân khi lên giường ngủ phải để quần áo, giày dép đúng vị
trí, thứ tự gọn gàng, phải trật tự yên tĩnh.
14


Những người có việc làm quá giờ đi ngủ phải báo cáo người chỉ
huy hoặc trực ban và phải làm việc ở nơi quy định. Những người đi làm
về muộn phải nhẹ nhàng vào giường ngủ, không ảnh hưởng đến giấc ngủ
người khác.

3. Làm việc và sinh hoạt trong tuần (ĐLQLBĐ)
Thời gian chào cờ, duyệt đội ngũ của quân nhân (điều 59
-ĐLQLBĐ)
- Cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương ở các học viện nhà trường
đào tạo sĩ quan, hạ sỹ quan, nhân viên chuyên môn phải tổ chức chào cờ,
duyệt đội ngũ vào sáng thứ Hai hàng tuần.
Cơ quan trung, lữ đoàn và các đơn vị trực thuộc trung, lữ đồn trong
điều kiện đóng qn tập trung phải tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ chung
vào thứ Hai hàng tuần, do phó trung, lữ đồn trưởng qn sự chỉ huy. Nếu
các đơn vị trực thuộc đóng quân xa cơ quan trung, lữ đồn thì phải tổ chức
chào cờ theo quy định.

Hình 3: Cán bộ, chiến sỹ thực hiện chế độ chào cờ, duyệt đội ngũ
(Nguồn: />
- Cấp trung đoàn và tương đương, học viện, trường, cơ quan cấp sư
đoàn, các cục của cơ quan quân nhu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn
và tương đương: Cơ quan quân sự biên phịng tỉnh (thành) khi đóng qn
trong doanh trại tập trung tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ một lần vào sáng
thứ Hai tuần đầu tháng.
15


+ Cơ quan quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đồn, bộ đội
Biên phịng và tương đương khi đóng qn trong doanh trại tập trung tổ
chức chào cờ, duyệt đội ngũ toàn cơ quan một lần vào sáng thứ Hai tuần
đầu, tháng đầu quý, do một thủ trưởng bộ tư lệnh chỉ huy, các tháng khác
do từng cục tự tổ chức một lần vào sáng thứ hai tuần đầu tháng;
+ Học viện, trường có quân số nhiều hơn đơn vị cấp Trung đoàn
trước khi tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ, người chỉ huy phải nắm quân số,
quy định vị trí tập hợp của từng cơ quan, đơn vị, quy định thứ tự duyệt đội

ngũ trong diễu hành; khi chỉnh đốn hàng ngũ người chỉ huy đứng tại vị trí
chỉ huy (chính giữa phía trước đội hình) chỉ huy đơn vị, khơng phải về bên
phải đội hình chỉnh đốn hàng ngũ.
- Cơ quan quân sự huyện (quận) đồn Biên phòng tổ chức chào cờ
một lần vào sáng thứ Hai tuần đầu tháng.
- Trong tuần nếu cấp trên tổ chức chào cờ tồn cơ quan, đơn vị thì
cấp dưới khơng tổ chức chào cờ.
- Các đơn vị đóng quân gần địch do tư lệnh quân khu, quân đoàn và
tương đương được quyền cho phép các đơn vị thuộc quyền không tổ chức
chào cờ, duyệt đội ngũ, nếu xét thấy không bảo đảm an toàn, sẵn sàng
chiến đấu của đơn vị.
- Tất cả quân nhân có mặt trong đơn vị phải tham gia chào cờ, trừ
người làm nhiệm vụ hoặc đau ốm được người chỉ huy trực tiếp cho phép
vắng mặt; quân nhân phải tham gia duyệt đội ngũ.
+ Chào cờ, duyệt đội ngũ ở cấp nào, do người chỉ huy cấp đó chủ
trì và điều hành;
+ Chào cờ cơ quan từ cấp trung đồn và tương đương trở lên, do phó
chỉ huy kiêm tham mưu trưởng hoặc phó chỉ huy quân sự chỉ huy;
+ Đội hình chào cờ, duyệt đội ngũ thực hiện theo quy định của Điều
lệnh Đội ngũ.
- Thời gian chào cờ, duyệt đội ngũ được lấy vào giờ hành chính; cấp
đại đội, tiểu đồn và cơ quan có qn số tương đương khơng q 30 phút,
cấp trung đồn, nhà trường và cơ quan có quân số tương đương không quá
40 phút.
Đến 18 giờ trong ngày, trực ban nội vụ hạ cờ xuống.
16


Thời gian thơng báo chính trị (điều 60 - ĐLQLBĐ)
- Đối với cấp tiểu đoàn, đại đội độc lập và tương đương, mỗi tuần

quân nhân, công nhân viên chức quốc phịng có 30 phút chính thức để nghe
thơng báo chính trị vào sáng thứ Hai ngay sau khi kết thúc chào cờ và nhận
xét tuần, trước khi duyệt đội ngũ.
- Sĩ quan, qn nhân chun nghiệp, cơng chức quốc phịng, cơng
nhân viên quốc phịng một tháng được nghe thơng báo chính trị một lần
hai giờ (khơng tính vào thời gian làm việc chính thức); do cấp trung đồn
và tương đương trở lên tổ chức.
- Nội dung thơng báo chính trị do cán bộ chính trị phụ trách.
Thời gian tổng vệ sinh doanh trại của quân nhân (theo điều 61
-QLLBĐ)
Mỗi tuần các đơn vị phải tổ chức và bố trí thời gian thống nhất để
làm tổng vệ sinh doanh trại, bảo đảm môi trường sạch đẹp.
Kết luận:
Huấn luyện điều lệnh quản lý bộ đội trong quân đội nói chung là
một nội dung nhằm giúp cho mọi quân nhân có ý thức tổ chức kỷ luật,
tác phong nghiêm túc, thể hiện sự thống nhất của quân đội. Thông qua
bài học sinh viên có kiến thức cơ bản về chế độ ngày, tuần trong quân
đội vận dụng thực tế trong thời gian học mơn GDQP&AN và q trình
học tập cơng tác sau này. Thông qua luyện tập, rèn luyện thường xuyên
sinh viên sẽ có tác phong nghiêm túc, có ý thức trách nhiệm trong thực
hiện các quy tắc, quy định nơi học tập, công tác và trong thực hiện pháp
luật nhà nước.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
Câu 1. Anh (chị) nêu các chế độ trong ngày. Phân tích chế độ kiểm tra sáng.
Câu 2. Anh (chị) nêu các chế độ trong tuần. Làm rõ chế độ tổng vệ sinh
doanh trại.
Câu 3. Ý nghĩa việc nghiên cứu, học tập quản lý bộ đội thực hiện chế độ, sinh
hoạt, học tập, công tác đối với sinh viên ?
Câu 4. Anh (chị) hãy cho biết biện pháp quản lý của người chỉ huy, ý nghĩa
đối với sinh viên ?

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thơng tư số 05/2020/TT-BGDĐT
ngày 18/3/2020 ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và
an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và các
cơ sở giáo dục đại học.

[2]

Nhiều tác giả (2015), Điều lệnh quản lý bộ đội, NXB Quân đội
nhân dân Việt Nam.

18


BÀI 2
CÁC CHẾ ĐỘ NỀN NẾP CHÍNH QUY, BỐ TRÍ TRẬT TỰ
NỘI VỤ TRONG DOANH TRẠI
MỤC TIÊU
Kiến thức: Nội dung bài trang bị cho người học những vấn đề cơ
bản về chế độ nền nếp chính quy và bố trí trận tự nội vụ vệ sinh trong
doanh trại.
Kỹ năng: Giúp người học rèn luyện tinh thần trách nhiệm với bản
thân, quản lý thời gian, xây dựng kế hoạch học tập rèn luyện và quyết tâm
thực hiện có hiệu quả.
NỘI DUNG

1. Các chế độ nề nếp chính quy, quản lý kỷ luật
1.1. Vững mạnh về chính trị

Hình 4. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quân Đội
“Tuyệt đối – Trực tiếp – Về mọi mặt”
(Nguồn: />19


Cán bộ chính trị có bản lĩnh chính trị vững vàng, quyết tâm chiến đấu
cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, khơng có Đảng viên vi phạm
kỷ luật, nếu có phải đưa ra khỏi Đảng, các tổ chức quần chúng thường
xuyên đạt tiêu chuẩn vững mạnh.
Cán bộ các cấp đều hồn thành nhiệm vụ (có 70% cán bộ chủ trì
hồn thành khá trở lên).
Nội bộ đồn kết thống nhất, dân chủ tốt, kỷ luật nghiêm, đời sống
văn hóa tinh thần lành mạnh, đơn vị an tồn.
Làm tốt cơng tác dân vận, góp phần xây dựng cơ sở chính trị địa
phương nơi đóng qn vững mạnh, địa bàn an tồn.
Cơ quan quân sự các cấp và lực lượng vũ trang địa phương thực sự
là nòng cốt xây dựng nền quốc phịng tồn dân vững mạnh.
1.2. Tổ chức biên chế đúng quy định, duy trì nghiêm chế độ sẵn
sàng chiến đấu, huấn luyện giỏi
Tổ chức biên chế đúng, đủ theo quy định của Bộ, duy trì quản lý chặt
chẽ quân số để bảo đảm huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.
Có kế hoạch, phương án tác chiến theo đúng kế hoạch của Bộ và phù
hợp với nhiệm vụ của đơn vị, cán bộ, chiến sĩ luôn nắm chắc nhiệm vụ của
đơn vị, thực hiện nghiêm về các qui định sẵn sàng chiến đấu và chỉ thị,
mệnh lệnh của cấp trên.
Chấp hành nghiêm điều lệ công tác Tham mưu huấn luyện chiến

đấu, tổ chức huấn luyện cho chỉ huy điều hành huấn luyện và quản lý bộ
đội tốt.
Bảo đảm 100% cán bộ huấn luyện theo phân cấp, có 70% trở lên số
cán bộ khá, giỏi, trong đó có 30% trở lên giỏi, chỉ huy các cấp làm tốt công
tác tổ chức chỉ huy chiến đấu, chiến sĩ và phân đội phải thành thạo động tác
cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật, điều lệnh, thể dục, có khả năng hiệp đồng
chặt chẽ trong đội hình cấp trên khi huấn luyện và diễn tập.
1.3. Xây dựng nền nếp chính quy và quản lý kỷ luật tốt
Thực hiện nghiêm điều lệnh quản lí bộ đội và các chế độ quy định
của quân đội, pháp luật của Nhà nước. Duy trì nền nếp và chế độ quy định
tốt, tạo sự ổn định vững chắc trong toàn đơn vị, quản lý người, quản lý vũ
khí trang bị chặt chẽ, khơng có vụ việc kỷ luật nghiêm trọng, các vụ việc
20


vi phạm kỷ luật dưới 1%, tỷ lệ đào bỏ ngũ cắt quân số không quá 1,5%,
không sử dụng bộ đội đi làm kinh tế sai quy định.
Ý nghĩa, việc xây dựng nền nếp chính quy, quản lý kỷ luật tốt sẽ giúp
cho đơn vị vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ trên giao.
Nội dung, chấp hành nghiêm pháp luật nhà nước, Điều lệ và các chế
độ quy định quân đội: Cán bộ, chiến sĩ gương mẫu chấp hành đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước và quy tắc sinh hoạt
xã hội; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân chấp
hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Quan
hệ chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương, góp phần
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Mọi quân nhân phải
được học tập, huấn luyện đầy đủ các nội dung của Điều lệnh quản lý bộ
đội, Điều lệnh đội ngũ, theo đúng chương trình quy định cho từng đối
tượng. Thực hiện nghiêm nội dung, thời gian và tổ chức phương pháp
huấn luyện điều lệnh. Gắn việc huấn luyện với duy trì chấp hành điều lệnh,

điều lệ và các chế độ quy định của quân đội, vận dụng vào trong học tập
sinh hoạt hàng ngày.
Duy trì nghiêm kỷ luật, nền nếp chế độ chính quy, tạo sự thống nhất
cao trong đơn vị: Mọi quân nhân phải thực hiện đúng chức trách quân nhân
và chức trách trên cương vị mà mình đảm nhiệm, nghiêm chỉnh chấp hành
các chế độ chính quy; Nội bộ đơn vị đồn kết, thống nhất cả về ý chí và
hành động, chấp hành nghiêm điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân
đội, có nếp sống văn hóa, kỷ luật tự giác nghiêm minh; Các chế độ làm
việc, sinh hoạt, học tập và công tác trong ngày, trong tuần của đơn vị phải
được duy trì chặt chẽ, nền nếp, thống nhất; Khi tổ thực hiện 11 chế chế độ
trong ngày: Các cơ quan, đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, các
học viện, nhà trường phải duy trì theo Điều lệnh quản lý bộ đội; các kho,
trạm, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ quy định thống nhất trong đơn vị thuộc
quyền; Khi tổ chức thực hiện chế độ chào cờ duyệt đội ngũ hàng tuần, hàng
tháng: Các cơ quan đơn vị thực hiện theo quy định tại Điều 65 của Điều
lệnh Quản lý bộ đội và Điều 164 của Điều lệnh Đội ngũ Quân đội nhân
dân Việt Nam. Riêng cơ quan Bộ Quốc phòng, đơn vị kinh tế, bệnh viện
quân đội, căn cứ vào doanh trại đóng quân, đặc điểm nhiệm vụ của từng cơ
quan, đơn vị để thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ quy
định thống nhất trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền; Bố trí hệ thống biển,
bảng trong cơ quan, đơn vị nhà trường theo đúng Quyết định 1206/ QĐTM ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Tổng Tham mưu trưởng.
21


Quản lý chặt chẽ con người, vũ khí trang bị; hạn chế thấp nhất các
vụ việc vi phạm kỷ luật thơng thường, đào ngũ cắt qn số; đơn vị khơng
có vụ việc kỷ luật nghiêm trọng; không sử dụng bộ đội làm kinh tế trái quy
định: Có biện pháp quản lý chặt chẽ số lượng và chất lượng bộ đội, thực
hiện nghiêm chế độ báo cáo theo đúng quy định; Quản lý vũ khí, trang bị,
vật tư kỹ thuật theo đúng quy định, phải có biện pháp quản lý đồng bộ,

chấp hành đúng chế độ bảo quản. Không để đơn vị xảy ra vụ việc cháy,
nổ, mất vũ khí trang bị; Giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ nêu cao tinh thần
tự giác về lịng tự trọng, đề cao tính tổ chức, tính kỷ luật. Chủ động phịng
ngừa, giải quyết và xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm kỷ luật theo Quyết
định số 04/ QĐ-BQP quyết định hợp nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phịng.
Khơng để đơn vị xảy ra vụ việc vi phạm nghiêm trọng; mất an tồn trong
huấn luyện, an tồn giao thơng do lỗi chủ quan gây ra; các vụ việc vi phạm
kỷ luật phải xử lý khơng q 0,3%, trong đó đào ngũ cắt quân số không
quá 0,1%, so với quân số biên chế của đơn vị; không tổ chức bộ đội đi làm
kinh tế trái quy định.
1.4. Bảo đảm hậu cần, tài chính và đời sống bộ đội
Cơ quan phân đội hậu cần có trình độ chun mơn nghiệp vụ, quan
điểm phục vụ tốt và hoàn thành mọi nhiệm vụ.
Tổ chức tốt các mặt bảo đảm hậu cần, tài chính cho nhiệm vụ sẵn
sàng chiến đấu và chiến đấu theo quy định, xây dựng và củng cố doanh trại
chính quy, bảo đảm đời sống vật chất, ăn, ở, mặc, sinh hoạt cho bộ đội kịp
thời đúng chế độ quy định, xây dựng bếp nuôi quân giỏi, quản lý tốt, đạt
tỷ lệ 75% trở lên, quản lý tài chính tốt, tăng gia sản xuất giỏi, tích cực cải
thiện đời sống bộ đội. Cơ sở qn y chính thức có đủ điều kiện khám chữa
bệnh theo phân cấp, bảo đảm quân số khỏe trên 98,5%, cơ quan và phân
đội đạt quân ý thức 5 tốt.
Tổ chức thực hiện tốt chế độ, quy định về quản lý, cấp phát sử dụng,
bảo quản cơ sở vật chất, trang bị hậu cần có hiệu quả, tiết kiệm. Thực hiện
tốt nội dung thi đua “Ngành Hậu cần quân đội làm theo lời Bác dạy”.
1.5. Bảo đảm công tác kỹ thuật
Quán triệt và thực hiện tốt điều lệ công tác kỹ thuật Quân đội nhân
dân Việt Nam, các chỉ thị, hướng dẫn, quy định của ngành kỹ thuật. Xây
dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch công tác kỹ thuật định kỳ,
đột xuất, ln duy trì hệ số trang bị, hệ số kỹ thuật đúng quy định, tổ chức
tốt công tác huấn luyện kỹ thuật cho mọi đối tượng.

22


Tổ chức thực hiện có hiệu quả 4 mục tiêu của cuộc vận động “Quản
lý, khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an tồn
giao thơng” trong tồn đơn vị.
Quản lý cơ sở vật chất đúng yêu cầu xây dựng chính quy của ngành
kỹ thuật.
2. Bố trí trật tự nội vụ vệ sinh trong doanh trại
2.1. Tại doanh trại
- Từng nhà ở trong doanh trại quân đội không được lập bàn thờ, tổ
chức thờ cúng.
- Phòng làm việc, nhà ngủ đơn vị, cơ quan có biển tên treo ở trước
cửa ra vào.
- Bàn làm việc có biển ghi tên: cấp bậc, họ tên, chức vụ.
- Nhà ngủ của hạ sỹ quan, binh sỹ bố trí theo Tiểu đội (a), Trung đội
(b), Đại đội (c); Trung đội trưởng có chỗ ngủ và làm việc riêng. Chỉ huy từ
cấp (c) và cơ quan cấp trung đồn trở lên có nơi ngủ riêng. Bàn làm việc
khơng để nước uống mà phải quy định nơi để nước uống riêng. Nơi làm
việc có đồ dùng, tiện nghi sinh hoạt phải sắp xếp gọn gàng, trật tự. Nếu có
quân nhân nữ phải có phịng ngủ và nơi vệ sinh, tắm giặt riêng.
- Từng nơi làm việc của chỉ huy các cấp treo các biển bảng theo
quy định.
- Phòng trực ban nội vụ treo các biển bảng theo quy định.
- Trong nhà nghỉ (phòng ngủ) phải sắp xếp đồ dùng gọn gàng, thống
nhất. Giường tủ kê ngay ngắn, thẳng hàng và có tem tên của từng qn
nhân. Vị trí giường từng người có giá để giày (dép), ba lơ, để mũ; phịng
ngủ căng dây mắc màn. Từng (b) có tủ súng để ở góc tường gần cửa ra vào
theo vị trí của (b). Vị trí để súng của từng quân nhân có tem tên. Cuốc xẻng
dây lưng đeo trang bị từng người để đúng vị trí. Vũ khí trang bị tập thể giá

hoặc sắp xếp gọn gàng đúng quy định. Trên tường treo 7 loại bảng treo do
người chỉ huy từng đơn vị thống nhất.
- Ngồi hiên phía trước căng dây phơi khăn mặt.
- Ngồi sân phía sau có dây phơi quần áo, giá phơi giày, bàn lau
súng, hiên phía sau căng dây phơi quần áo khi trời mưa hoặc buổi tối.
- Từng (b), (c) phải có nơi để dụng cụ sinh hoạt và đồ dùng
huấn luyện.
23


2.1.1. Trong phịng ở
Giá ba lơ: Phía trong để ba lơ, phía ngồi để vở, sách (thứ tự vở to
đến nhỏ); mũ mềm đến mũ cứng rồi đến mũ kêpi (sao quay xuống đuôi
giường). Ba lô, chăn màn của bộ đội khơng được để tấm lót, các túi cóc
phải được cột dây. Thống nhất đối với Hạ sĩ quan – Chiến sĩ chỉ được sử
dụng loại gối do quân đội cấp.
Trên giường: Chiếu gấp 1/3, phía trên đầu giường, chăn gấp rộng
25cm x 35cm, cao 7cm, màn gấp bên trong chăn để cách đầu giường 20cm,
phía ngồi là gối để thẳng với hàng chăn. Giường có biển tên.
Sắp xếp giá giày dép: Đối với giá dùng cho giường 2 tầng: 2 đôi dép
xếp ở giữa giá, đến giày thể thao, giày cao cổ, toàn bộ mũi giày quay vào
trong. Đối với giường một tầng: giầy, dép để phía sau cuối giường, giày
bên phải, dép bên trái (thứ tự: giày bộ đội, giày thể thao, dép). Khi đi ngủ:
Đồng chí ngủ dưới để dép 1/3 về cuối giường, mũi dép quay ra ngồi. Gót
dép thẳng với mép thành giường. Đồng chí ngủ giường trên để dép chính
giữa phía sau giường, mũi dép quay vào trong sát thẳng với mép sau của
giường ngủ.
2.1.2. Bên ngoài
Khăn mặt phơi trên dây ở sau hiên nhà ở.
Dây phơi ngoài trời: Chia làm 2 loại giá dây phơi và phải có biển tên

quy định quần áo phơi. Dây phía ngồi phơi áo lót, áo dài; dây phía trong
phơi quần lót, quần dài.
2.1.3. Hướng dẫn gấp nội vụ
Giảng viên vừa nói vừa thực hiện động tác hướng dẫn gấp nội vụ.
Nội dung này có thể cho sinh viên ghi hình lại để tham khảo.
Sắp xếp một phịng mẫu để các Tiểu đội trưởng (phó) tham quan
(biết để hướng dẫn tiểu đội mình thực hiện hàng ngày).
2.2. Đóng quân dã ngoại
Căn cứ vào điều kiện cụ thể ở từng nơi trú quân và ý định của cấp
trên, chỉ huy các cấp tổ chức quy định thống nhất cách sắp xếp trật tự nội
vụ theo quy định, phù hợp với điều kiện thực tế sẵn sàng chiến đấu.
2.2.1. Trường hợp ở lán (hầm)
- Nơi ở của bộ đội phải có ván, sạp để nằm, khơng để bộ đội nằm
trực tiếp xuống đất.
24


×