Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Khai thác di sản then của người Tày trong phát triển Du Lịch cộng đồng tại Làng Du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.1 MB, 111 trang )

LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PSG.TS Phạm Thị Phương
Thái, người đã hướng dẫn tận tình cho tơi trong q trình làm đề tài này.
Tôi cũng xin cảm ơn chân thành đến:
Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giảng viên khoa Du lịch gia đình, bạn bè đã
giúp nhiệt tình cho chúng tơi trong quá trình nghiên cứu đề tài.

i


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................2
3. Lịch sử nghiên cứu............................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................8
6. Bố cục của đề tài...............................................................................................9
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................10
1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................10
1.1.1. Di sản.............................................................................................................10
1.1.2. Du lịch cộng đồng..........................................................................................11

1.3. Một số kinh nghiệm trong phát triển du lịch cộng đồng..............................27
1.3.1. Trên thế giới...................................................................................................27
1.3.2. Ở Việt Nam.....................................................................................................29

Chương 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC DI SẢN THEN CỦA
NGƯỜI TÀY TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG QUỲNH SƠN, XÃ BẮC QUỲNH, HUYỆN BẮC
SƠN, TỈNH LẠNG SƠN....................................................................................35


2.1. Khái quát làng DLCĐ Quỳnh Sơn, xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh
Lạng Sơn.............................................................................................................35
2.1.1. Vị trí địa lý và khả năng tiếp cận...................................................................35
2.1.2. Điều kiện dân cư, văn hóa, xã hội và kinh tế..................................................36

2.2. Di sản Then của người Tày ở làng DLCĐ Quỳnh Sơn................................39
2.2.1. Tình hình bảo tồn...........................................................................................39
2.2.2. Giá trị của Di sản Then đối với đời sống của cộng đồng...............................40

2.3. Thực trạng khai thác di sản then của người Tày trong phát triển du lịch cộng
đồng tại làng DLCĐ Quỳnh Sơn xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn...41
2.3.1. Quan điểm của địa phương...............................................................................41
2.3.2. Chủ thể tham gia............................................................................................42
2.3.3. Sản phẩm du lịch gắn với Di sản Then ở Bắc Quỳnh.....................................48
2.3.4. Tài nguyên du lịch phụ cận............................................................................51
ii


2.3.5. Đầu tư và xúc tiến, quảng bá..........................................................................56
2.3.6. Thành tựu và hạn chế.....................................................................................57

Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC DI SẢN THEN
CỦA NGƯỜI TÀY TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI
LÀNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG QUỲNH SƠN, XÃ BẮC QUỲNH, HUYỆN
BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN...........................................................................62
3.1. Nhóm giải pháp bảo tồn...............................................................................62
3.1.1. Chính sách, cơ chế.........................................................................................62
3.1.2. Bảo tồn nguyên trạng.....................................................................................67
3.1.3. Bảo tồn gắn với các hoạt động giáo dục........................................................67
3.1.4. Tăng cường sự đầu tư....................................................................................68


3.2. Nhóm giải pháp phát huy.............................................................................69
3.2.1. Giải pháp về công tác quản lý........................................................................69
3.2.2. Giải pháp về sản phẩm và dịch vụ du lịch......................................................70
3.2.3. Củng cố và nâng cao chất lượng nhân lực du lịch thực hiện khai thác di sản
nhằm phát triển du lịch............................................................................................72
3.2.4. Tăng cường xúc tiến, quảng bá......................................................................74
3.2.5. Gia tăng sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty du lịch
và điểm du lịch trong vùng.......................................................................................75

3.3. Kiến nghị......................................................................................................75
3.3.1. Kiến nghị đề xuất với các cơ quan, ban ngành...............................................75
3.3.2. Kiến nghị đề xuất với các công ty du lịch.......................................................77
3.3.3. Kiến nghị đề xuất với du khách......................................................................77
3.3.4. Kiến nghị đề xuất với cộng đồng địa phương.................................................77

KẾT LUẬN.........................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................82
PHỤ LỤC ...........................................................................................................84

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mong muốn làm DLCĐ của người dân Quỳnh Sơn................................45
Bảng 2.1: Danh sách Ban quản lý du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn................................42
Bảng 2.2: Quy định thực hiện du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn......................................43
Bảng 2.3: Số hộ đăng ký kinh doanh du lịch cộng đồng tại xã Bắc Quỳnh..................44
Bảng 2.4: Lượng du khách đến xã Bắc Quỳnh............................................................46
Bảng 2.5: Tổng doanh thu từ hoạt động DLCĐ Quỳnh Sơn (Từ 2017 – 2020)...........47


iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6

Từ viết tắt
DSVH
DLCĐ
BQL
VHTT&DL
QL
SPDL

Nghĩa
Di sản văn hóa
Du lịch cộng đồng
Ban quản lý
Văn hóa, thể thao và Du lịch
Quốc lộ
Sản phẩm du lịch


v


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Khai thác di sản then của người Tày trong phát triển du lịch cộng đồng
tại làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
1. SV thực hiện: Nguyễn Đức Hiếu
- Mã số SV: DTZ1857810103020
2. SV thực hiện: Lương Thị Bảo Ngọc
- Mã số SV: DTZ1857810103031
3. SV thực hiện: Phùng Thị Ghến
-Mã số SV:DTZ1857810103015
- Lớp: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành K16A - Khoa: Du Lịch
- Năm thứ: 3

- Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Thị Phương Thái
2. Mục tiêu đề tài:
Đề tài nghiên cứu hoạt động khai thác di sản then của người Tày trong phát
triển du lịch cộng đồng tại làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, xã Bắc Quỳnh, huyện
Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả di
sản Then để phát triển du lịch cộng đồng, giúp thu hút du khách trong và ngồi nước.
3. Tính mới và sáng tạo:
Đề tài đề xuất một số nhómgiải pháp khả thi nhất đối với hoạt động khai thác di
sản Then của người Tày trong phát triển du lịch cộng đồng tại làng du lịch cộng đồng
Quỳnh Sơn, xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

4. Kết quả nghiên cứu:
- Hệ thống hóa được lý thuyết và thực tiễn của đề tài
- Giới thiệu khái quát về di sản Then của người Tày ở làng DLCĐ Quỳnh Sơn,
xã Bắc Quỳnh.
- Đánh giá tiềm năng, thực trạng khai thác di sản Then trong phát triển du lịch
tại làng DLCĐ Quỳnh Sơn, xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất các giải pháp khai thác di sản then của người Tày trong phát triển du lịch
cộng đồng tại Làng DLCĐ Quỳnh Sơn, xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
vi


5. Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài:
Đề tài nghiên cứu với mong muốn du lịch cộng đồng tại Làng DLCĐ Quỳnh
Sơn nói riêng và Bắc Sơn – Lạng Sơn phát triển mạnh mẽ, tồn diện, góp phần thúc
đẩy kinh tế Lạng Sơn nói riêng và Trung du, miền núi Bắc Bộ nói chung.
6. Cơng bố khoa học của SV từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có):
..............................................................................................................................
Ngày 19 tháng 4 năm 2021
SV chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(kí, họ và tên)

Nguyễn Đức Hiếu

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của SV thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):


Ngày …. tháng

….

Xác nhận của Trường

Người hướng dẫn

(kí tên và đóng dấu)

(kí, họ và tên)

vii

năm 202


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch đã và đang được xem là một trong những ngành có vai trò quan trọng
để phát triển kinh tế đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trong những năm gần đây sự phát triển và những kết quả đánh giá thông qua
các chỉ tiêu về lượng khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò
của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Ngành du lịch đã đóng góp quan trọng
vào tăng trưởng kinh tế, xố đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát
huy giá trị văn hố, tài ngun mơi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành du lịch còn nhiều hạn chế và bất
cập.Ngành cơng nghiệp khơng khói này đang phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực
trong đó có sự suy thối về môi trường du lịch cũng như những ảnh hưởng tiêu cực tới
cộng đồng dân cư địa phương.

Cùng với sự phát triển của các loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, du
lịch văn hóa, du lịch tâm linh,.. thì du lịch cộng đồng đã và đang trở thành một loại
hình du lịch được quan tâm bởi khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Với chiều
dài hơn 1000 năm văn hiến, với 54 dân tộc anh em, Việt Nam là một quốc gia đa dạng
và phong phú về các loại hình văn hóa nghệ thuật có giá trị độc đáo trong đời sống tinh
thần của người dân, cũng như trong phát triển du lịch. Du lịch cộng đồng dựa vào các
sản phẩm là cộng đồng dân cư, nét văn hóa đặc trưng, phong tục tín ngưỡng, những lễ
hội truyền thống của địa phương... để tạo ra điểm độc đáo, khác biệt thu hút khách du
lịch. Du lịch cộng đồng hay còn được gọi là du lịch ba cùng “cùng ăn – cùng ở - cùng
làm”, đưa khách du lịch ra khỏi quỹ đạo của cuộc sống thường ngày để hịa nhập vào
cuộc sống bình dị của người dân địa phương. Du lịch cộng đồng dựa vào phong tục tập
quán, phương thức canh tác độc đáo của người dân địa phương, giúp khách du lịch
thấy được cái mới lạ và mong muốn được trải nghiệm, khám phá. Du lịch cộng đồng
không yêu cầu về vốn đầu tư cao để tạo ra các sản phầm đẳng cấp, những điểm du lịch
sang trọng mà du lịch cộng đồng dựa vào chính bản sắc văn hóa của dân tộc, góp phần
giữ gìn và phát triển bản sắc của cộng đồng dân cư địa phương.
So với các vùng du lịch khác trong cả nước, Trung du miền núi phía Bắc là một
vùng có nhiều dân tộc anh em sinh sống do vậy văn hóa ở đây rất phong phú và đa

1


dạng. Lạng Sơn là một tỉnh nằm trong vùng Trung du miền núi phía Bắc nên cũng
khơng ngoại lệ.
Bắc Sơn nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lạng Sơn với nguồn tài nguyên du lịch tự
nhiên khá đa dạng, cùng với những bản sắc riêng của dân tộc Tày là những thế mạnh
của du lịch. Những làn điệu then mượt mà, đằm thắm ; những lễ cấp sắc, lẩu then độc
đáo của dân tộc Tày ở đây vang lên giữa bạt ngàn núi đá đã níu giữ chân bao du khách,
đồng thời tạo nên âm hưởng không bao giờ quên trong lịng khách du lịch. Làng văn
hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, nay là Bắc Quỳnh là một điển hình như vậy. Nơi

đây còn lưu giữ những làn điệu then cổ, những nghi thức thực hành then của đồng bào
Tày. Với tiềm năng về văn hóa phong phú để phát triển du lịch, song vẫn chưa khai
thác hết nguồn tài nguyên để phục vụ khách du lịch dẫn tới việc lãng phí nguồn tài
nguyên, làm giảm nguồn thu cho cộng đồng địa phương nói riêng và ngành du lịch nói
chung. Chính vì những lý do trên, chúng tơi chọn đề tài “ Khai thác di sản then của
người Tày trong phát triển du lịch cộng đồng tại làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn,
xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn”.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hoạt động khai thác di sản then của người Tày trong phát
triển du lịch cộng đồng tại làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, xã Bắc Quỳnh, huyện
Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch
cộng đồng tại đây.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
- Thực trạng hoạt động khai thác di sản then của người Tày trong phát triển du
lịch cộng đồng tại làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn,
tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả di sản then của người
Tày trong phát triển du lịch cộng đồng tại làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, xã Bắc
Quỳnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
3. Lịch sử nghiên cứu
3.1. Trên Thế giới
Thuật ngữ “Du lịch cộng đồng” (Community-based tourism) bắt nguồn từ loại
hình du lịch làng bản. Xuất hiện vào những năm 1970. Khi một số khách du lịch muốn
tham quan các làng bản. Và tìm hiểu văn hóa kết hợp với khám phá tự nhiên. Thông
2


thường, các hoạt động du lịch này thường được tổ chức ở những khu vực rừng núi cịn
mang tính tự nhiên hoang dã. Song, trong chuyến đi du lịch của mình, du khách cần
có người giúp đỡ để tránh bị lạc đường, ăn uống hay nghỉ qua đêm và được người dân

địa phương giúp đỡ. Có thể thấy rằng, người dân địa phương đã được coi là tiền đề rất
lớn để DLCĐ hình thành và phát triển từ khi mới manh nha thành lập. DLCĐ được
nghiên cứu phát triển dựa trên cơ sở của nhiều loại hình du lịch khác nhau như DLST,
DL mạo hiểm, DLVH. Từ khi mới hình thành, DLCĐ đã được các nhà khoa học đưa
ra làm vấn đề nghiên cứu.
Tác giả Sue Beeton (2006) với Community Development through Tourism
(Landlinks) đã cung cấp hệ thống lý thuyết cơ bản về du lịch và các vấn đề liên quan
đến cộng đồng trong việc phát triển du lịch do vậy cuốn sách này được xem là tài liệu
vô cùng cần thiết cho các nghiên cứu về du lịch cộng đồng. Trong cuốn sách của mình,
tác giả đã đưa ra những lý thuyết về du lịch và hoạt động kinh doanh du lichjvowis
mong muốn tạo điều kiện cho người dân để họ tham gia vào hoạt động DLCĐ.
Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wolfgang Strasdas đưa ra khái niệm: “
DLCĐ là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát
triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”
( Nicole Hausle and Wolfgang Strasdas, Community Based Sustainable Tourism A
Reader, 2000). Quan niệm trên nhấn mạnh đến vai trị chính của người dân địa phương
trong phát triển DLCĐ tại nơi họ đang sinh sống.(1, tr42)
Nhóm tác giả Shalini Singh, Dallen J. Timothy & Ross K. Dowling (2003)
với Tourism in Destination Communities (CABI) thì đề cập đến những tác động của
hoạt động du lịch lên ba khía cạnh của điểm đến bao gồm mơi trường tự nhiên, văn
hóa – xã hội và kinh tế trong đó trình bày mối quan hệ giữa du lịch với cộng đồng
điểm đến – khái niệm cộng đồng điểm đến đã được làm rõ trong nghiên cứu này.
Ngoài ra, tác giả cũng nhấn mạnh những tác động của du lịch lên cộng đồng
điểm đến từ đó chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với cộng đồng điểm đến trong
phát triển du lịch. Dựa trên những tác động tích cực và tiêu cực của du lịch, đề tài xây
dựng bảng câu hỏi khảo sát người dân nhằm tìm hiểu nhận thức của người dân và mức
độ ủng hộ của họ đối với việc phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.(2, tr125)
DLCĐ là “ phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi trường, văn hóa xã hội.
DLCĐ do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng cho phép khách du lịch nâng cao
3



nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ” (Rest:
Respondsible Ecological Social Tours, Thailand, 1997)(3, tr21)
Từ góc độ lý thuyết để đi vào vận dụng thực tiễn tác giả Etsuko Okazaki
(2008), Đại học Kobe, Nhật Bản (Kobe university) đã xuất bản cơng trình nghiên cứu
A Community-based Tourism Model: Its conception and Use với đề xuất mơ hình du
lịch dựa vào cộng đồng trên cơ sở tổng hợp hệ thống lý luận cơ bản về cộng đồng, sự
tham gia của cộng đồng, du lịch dựa vào cộng đồng, và đặc biệt tác giả đề cập đến lý
thuyết Vốn xã hội trong nghiên cứu của mình từ đó áp dụng mơ hình lý thuyết vào tình
huống thực tế ở Palawan, Philippine.
Với Community-based Tourism Standard Handbook (Thailand: REST
project, 2013) của tác giả Potjana Suansri thì được xem là tài liệu hướng dẫn chuẩn để
quy hoạch, phát triển du lịch cộng đồng cho các quốc gia thuộc khu vực ASEAN trong
đó Thái Lan được chọn làm mơ hình mẫu. Tài liệu này hướng dẫn chi tiết từng bước
chuẩn bị và thực hiện để phát triển du lịch cộng đồng cho một địa phương nhằm cải
thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng những tiêu chuẩn bền vững và tăng khả năng tiếp
cận thị trường trong phát triển du lịch có trách nhiệm.
3.2. Ở Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập của thế giới hiện nay, sự giao lưu văn hóa giữa các
nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ đồng thời văn hóa dân gian cũng đứng trước nguy cơ
bị lãng qn, mai một dần. chính vì vậy việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy nét văn hóa
truyền thống là vô cùng quan trọng. Là một làn điệu trong kho tàng văn hóa dân tộc,
Then từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân
vùng Việt Bắc và được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Có thể nói, sau những năm 1945 là một mốc đánh giấu sự phát triển trong
nghiên cứu về then bao gồm cả số lượng và chất lượng, các tác giả đã trực tiếp đi sâu
vào nghiên cứu về Then. Trong đó khơng thể khơng nhắc đến các cơng trình nghiên
cứu tiêu biểu như: "Mấy vấn đề về Then Việt Bắc" của nhiều tác giả (1978) , Nxb Văn
hóa dân tộc, cuốn sách bao gồm nhiều bài viết tiêu biểu của các tác giả nghiên cứu về

Then trước năm 1978 và đã đề cập đến nhiều khía cạnh về Then như nguồn gốc của
Then, loại hình nghệ thuật, hiện thực của Then trong cuộc sống sinh hoạt, tín ngưỡng,


4


Trong giai đoạn này có thể kể đến các cơng trình như: “Hội Lồng tồng (dân tộc
Tày ở Bắc Thái)” của tác giả Dương Kim Bội; “Hội Lồng tồng (tiếng Tày: Hội Lồng
Tồng)” (1983) của tác giả Lục Văn Pảo; “Hội Lồng tồng” của tác giả Thu Linh; “Pụt
Tày” (1992) của tác giả Lục Văn Pảo; “Lễ hội cầu mùa của các dân tộc ở Việt Nam”
(1993) của nhóm tác giả Phan Hữu Dật, Lê Ngọc Thắng, Lê Sĩ Giáo, Lâm Bá Nam;
“Phong tục tập quán của dân tộc Tày Việt Bắc” (1994) của nhóm tác giả Hồng Quyết,
Tuấn Dũng; “Ai lên Xứ Lạng” của nhóm tác giả Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng
Nhân, Vương Toàn; “Ngày xuân đi hội Lồng tồng” (1995) của tác giả Trần Hoàng;
“Trẩy hội Lồng tồng” (1996) của tác giả Nguyễn Hải Hà; “Khảo sát tín ngưỡng Then,
Tào, Mo của người Tày ở Việt Nam” (1999) của tác giả Hà Đình Thành; “Kho tàng lễ
hội cổ truyền Việt Nam” (2000) của nhiều tác giả; “Lễ hội Lồng tồng của người Tày
bản Chu, xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn” (2002) của tác giả Hoàng
Văn Páo; Lễ Cấp sắc Nụt Nùng” (2004) của nhóm tác giả Nguyễn Thiên Tứ, Nguyễn
Thị Yên; “Đặc trưng lễ hội truyền thống của người Tày, Nùng Việt Bắc” (2005) của
tác giả Nguyễn Ngọc Thanh. Các tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu về
Then của Việt Bắc cũng nhu Then của Lạng Sơn, thông qua các lễ hội để phản ánh
một cách chân thực về cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất tín ngưỡng của người
Tày. Có thể thấy các cơng đã có đem đến nhiều giá trị cho văn hóa dân tộc nói chung
và Then Tày nói riêng, tuy nhiên vẫn chưa thể nêu rõ khái quát trong cuộc sống cũng
như tín ngưỡng của của người Tày và chưa nêu được một cách toàn diện về các nghi lễ
hát Then.
Trong cuốn "Người diễn xướng Then - Nghệ nhân hát dân ca và thầy Shaman"
(1998) của tác giả Nguyễn Thị Hiền đã chỉ rõ người làm then vừa là nghệ nhân hát

dân ca vừa là một thầy Shaman thực thụ. Đây là một đóng góp khá mới mẻ trong q
trình nghiên cứu về Then.
Ngày nay ngành Y học ngày càng tiến bộ, nhưng một phần nào đó con người
vẫn tin vào thế giới tâm linh và duy trì các nghi thức cầu tự, tin vào sự ban phước lành
của thần linh, nhận định trên được nêu rõ trong cuốn "Lễ cầu tự của người Tày ở Cao
Bằng" (2001), Nxb Văn hóa thơng tin, của tác giả Triệu Thị Mai.
Với cái nhìn cởi mở, coi tín ngưỡng là nhu cầu cuộc sống tinh thần của bộ phận
quần chúng nhân dân. Đó là những cơng trình:Then của người Tày, Nùng với tín
ngưỡng tơn giáo dân gian của Hà Đình Thành (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số
5


5/2000. tr.35-39); Tình hình sưu tầm, nghiên cứu tín ngưỡng Then, Mo, Tào, Pụt của
người Tày, người Nùng ở Việt Nam của Hà Đình Thành (Tạp chí Nghiên cứu Tơn
giáo, số 3/2004, tr 36-44); Khảo sát đối tượng thờ cúng trong Then của Nguyễn Thị
n (Thơng báo Văn hóa Dân gian, 2001, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 10131030); Lễ hội Nàng Hai của người Tày Cao Bằng, của Nguyễn Thị n (Nxb Văn hóa
Thơng tin, H.2003).
Một cơng trình nghiên cứu tiêu biểu mang tính tồn diện về "Then Tày" của tác
giả Nguyễn Thị Yên, Nxb Văn hóa dân tộc 2010 đã khái quát, đánh giá về Then và mô
tả về diễn biễn buổi lễ Then cấp sắc cho ông Nguyễn Văn Ngời tại bản Phú Nà, xã Tự
Do, huyện Quản Hòa nay là huyện Quản Yên tỉnh Cao Bằng với đầy đủ các bước, theo
đúng tuần tự trong Then cấp sắc.
Về hoạt động DLCĐ, tuy mới xuất hiện trong thời gian ngắn xong đã thu hút
được nhiều thành quả nhất định về lượng khách và doanh thu từ khách trong nước và
quốc tế. Với thế mạnh là có tiềm năng DLCĐ phong phú, được định hướng trong chiến
lược ưu tiên phát triển kinh tế. Điều này được thể hiện thông qua các hội nghị, hội thảo
tổ chức chuyên đề nghiên cứu về hoạt động DLST: “ Hội thảo chia sẻ bài học kinh
nghiệm phát triển DLCĐ Việt Nam – 2003 được tổ chức tại Hà Nội lần đầu tiên đã bàn
về vấn đề phát triển DLCĐ. Đây có thể coi là hình thức đầu tiên trên quy mơ quốc gia
về DLCĐ. Tại đó các vấn đề về hoạt động DLST được phân tích và đánh giá chi tiết

đưa ra những phương hướng hoạt động, phát triển trong tương lai.
Bùi Thị Hải Yến và nhóm tác giả (2012), cho rằng du lịch cộng đồng là
phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực
tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch cộng đồng nhận
được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, các nhân trong nước và quốc tế; của chính
quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ
hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch bền
vững, để mọi tầng lớp dân cư đều có thể sử dụng, tiêu dùng sản phẩm du lịch.( 6, tr45)
Từ việc nghiên cứu các khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng, TS Võ Quế
đã rút ra khái niệm Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trong cuốn sách của
mình: “ Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng
đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo

6


tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi
về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên.”(7, tr31)
Nguyễn Thanh Bình trong bài “Để du lịch cộng đồng trở thành hiện thực” tạp chí Du lịch số 3, năm 2006: “Du lịch cộng đồng là một mô hình du lịch nơi cộng
đồng dân cư có thể trực tiếp tham gia vào tổ chức phát triển từ giai đoạn khởi đầu đến
quản lý, giám sát cả quá trình phát triển sau này và quan trọng hơn là được hưởng lợi
từ sự phát triển đó. Hay nói ngắn gọn là hình thức du lịch do dân và vì dân”.
TS – Kiến trúc sư Dương Đình Hiển – Viện nghiên cứu phát triển du lịch
phân tích về du lịch cộng đồng: “ Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của DLCĐ ở cả hai khía
cạnh: Thứ nhất là khai thác được các giá trị văn hóa bản địa. Thứ hai là tạo được công
ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của cộng đồng và có ý nghĩa lớn
trong xóa đói giảm nghèo. Để thành cơng được điều này, chúng ta phải quan tâm đến
lợi ích của cộng đồng đầu tiên, từ đó phát huy giá trị văn hóa bản địa để phục vụ khách
du lịch”. (12, tr56)
Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam đưa ra khái

niệm: “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối
hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ mơi trường chung
quanh thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương: phong
cảnh, văn hóa…” (30, tr.3).
Tại vùng nghiên cứu của đề tài này, hiện nay đã có nhiều cơng trình khoa học,
luận văn nghiên cứu liên quan đến phát triển DLCĐ.
+ Phạm Thị Hồng Quyên với luận văn Nghiên cứu phát triển du lịch cộng
đồng ở khu du lịch sinh thái Vân Long đã đánh giá được tiềm năng và thực trạng việc
phát triển DLCĐ ở khu du lịch sinh thái Vân Long, từ đó đưa ra một số giải pháp thúc
đẩy hoạt động DLCĐ ở đây.
+ Đề tài của nhóm tác giả trường Đại học Ngoại Thương, Giải pháp phát
triển du lịch dựa vào cộng đồng tại làng cổ Đường Lâm, 2012. Đề tài này đã nêu ra
những định nghĩa, quan điểm của du lịch dựa vào cộng đồng, đưa ra thực trạng phát
triển của mơ hình du lịch dựa vào cộng đồng tại Đường Lâm, thơng qua phân tích và
đánh giá để đưa ra các giải pháp cụ thể cho hoạt động du lịch tại mơ hình này.
Như vậy có thể thấy các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập tới những vấn
đề rất chung trong phát triển DLCĐ. Tuy nhiên để áp dụng trong nội dung đề tài :
7


“Khai thác di sản then của người tày trong phát triển du lịch cộng đồng tại Làng du
lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn”. Trước hết,
nhóm tác giả nhận thấy cần có cái nhìn tổng quan về di sản văn hóa nhằm giúp cộng
đồng địa phương hiểu được giá trị của di sản từ đó giúp gìn giữ và quảng bá và phát
huy giá trị của di sản. Đồng thời, chỉ rõ cho cộng đồng địa phương thấy được rõ việc
khai thác giá trị di sản nhằm phục vụ cho du lịch cộng đồng đem lại những lợi ích về
kinh tế cho địa phương. Đặc biệt là quảng bá được giá trị của di sản ra xa hơn.
Việc tham quan, học tập kinh nghiệm khai thác di sản văn hóa nhằm phát triển
DLCĐ là vô cùng quan trọng tuy nhiên phải đảm bảo rằng đó là tham khảo chứ khơng
phải sao chép hồn tồn một mơ hình từ nơi khác để áp dụng với điểm du lịch của

mình. Cần dựa trên những đặc điểm và tài nguyên vốn có đồng thời sử dụng những
kinh nghiệm phát triển trong và ngoài nước để đưa ra phương hướng tối ưu nhất
Như vậy, hướng đi của đề tài: “Khai thác di sản then của người Tày trong phát
triển du lịch cộng đồng tại Làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, xã Bắc Quỳnh, huyện
Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn” là sự kế thừa hệ thống lý luận và kinh nghiệm khai thác di
sản để phát triển DLCĐ của một số cơng trình và kinh nghiệm tại điểm đến. Nghiên
cứu của đề tài hoàn toàn phù hợp với thực tiễn và không bị trùng lặp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc khai thác di sản then của người Tày trong phát triển du lịch
cộng đồng tại làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh
Lạng Sơn.
4.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian lấy số liệu: Từ năm 2017 đến năm 2020
Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 19/11/2020 đến ngày 05/04/2021
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: tìm hiểu tài liệu có liên quan, tập hợp
tài liệu và phân loại thông tin. Các thông tin chủ yếu thu thập từ sách, báo, internet, và
đặc biệt là các cơng trình nghiên cứu đã có từ trước (giáo trình, luận văn, nghiên cứu
khoa học, khóa luận) để làm nguồn tư liệu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: nhóm tác giả đã chọn phương pháp điều
tra xã hội học, sử dụng bảng hỏi được gửi tới khách du lịch tới tham quan và cộng
8


đồng địa phương tại xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Sau đó các số liệu
sẽ được phân tích thủ cơng với phần mềm exel.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: tiến hành trao đổi cũng như phỏng vấn các đối
tượng bao gồm: cộng đồng địa phương, khách du lịch, lãnh đạo địa phương cấp thôn,
xã, huyện.

6. Bố cục của đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng hoạt động khai thác di sản Then của người Tày trong
phát triển du lịch cộng đồng tại làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, xã Bắc Quỳnh,
huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp khai thác di sản Then của người Tày trong
phát triển du lịch cộng đồng tại làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, xã Bắc Quỳnh,
huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

9


Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Di sản
1.1.1.1. Khái niệm
Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hố, khoa
học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền
nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết,
tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian,
lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược
học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri
thức dân gian khác.
Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hố, khoa học,
bao gồm di tích lịch sử - văn hố, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia.
1.1.1.2. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng gắn với di sản văn hóa
Trên thế giới, du lịch văn hóa đã từ lâu và sẽ mãi mãi là trường phái hay dòng
sản phẩm du lịch cơ bản. Đặc biệt đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ có chiều sâu văn

hóa đo bằng hệ thống di sản đậm đặc như nước ta thì du lịch di sản trở thành một trong
những thế mạnh nổi trội. Ngày nay, du lịch di sản hướng thu hút khách tìm đến những
giá trị về nguồn, tìm hiểu, tương tác, trải nghiệm để thẩm thấu những giá trị di sản văn
hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc, các tộc người. Du lịch văn hóa vì vậy là một dòng
sản phẩm chủ đạo của du lịch Việt Nam, từ tham quan di tích lịch sử văn hóa, hệ thống
bảo tàng, các cơng trình văn hóa, hoạt động nghệ thuật, cho tới tìm hiểu, tương tác, trải
nghiệm văn hóa, lễ hội, lối sống địa phương, thưởng thức ẩm thực, sản vật vùng
miền… Song, để phát triển du lịch cộng đồng dựa vào khai thác di sản văn hóa cần có
một số nguyên tắc sau:
- Phát triển du lịch một cách bền vững, giữ gìn và bảo tồn các giá trị cốt lõi của
di sản văn hóa.
- Cân bằng trong việc khai thác, bảo vệ và phát triển các tài nguyên di sản văn hóa.
- Kết hợp hài hòa giữa tổ chức du lịch và tiêu dùng du lịch nhằm mục đích tái
tạo và phát huy được thế mạnh của tài nguyên di sản văn hóa.

10


1.1.1.3. Vai trị của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã
chỉ rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vơ giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc
dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa”. Vì vậy, việc khai thác
các di tích LSVH nói riêng, di sản văn hóa nói chung để phát triển du lịch là một trong
những giải pháp quan trọng nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của chúng.
Theo Nguyễn Thị Huệ (2008), mối quan hệ giữa bảo tồn di tích và phát triển du
lịch có tính tương tác hai chiều: về góc độ kinh tế thì du lịch là một ngành kinh tế đặc
thù bao gồm nhiều yếu tố văn hố; về góc độ văn hố thì du lịch là một hoạt động văn
hố có hiệu quả kinh tế cao và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển
kinh tế của đất nước. Với sự đa dạng về bản sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em cùng
chung sức xây dựng và bảo vệ đất nước trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm

văn hiến, Việt Nam có một hệ thống di tích LSVH rất phong phú, đa dạng và có giá trị
to lớn về nhiều mặt, là nguồn tài nguyên vô giá cho việc khai thác và phát triển du lịch
bền vững.
Trong những năm gần đây, việc khai thác các di sản văn hóa để phục vụ cho
hoạt động du lịch đã đem đến kết quả to lớn góp phần thay đổi cơ cấu nền kinh tế nước
nhà nói chung và địa phương nói riêng, cu thể: Năm 2017, Quần thể di tích cố đơ Huế
đón hơn 3 triệu lượt khách du lịch , thu về 320 tỷ đồng riêng từ vé tham quan. Phố cổ
Hội An thu về 219 tỷ đồng từ vé tham quan,…
Hiện nay, hoạt động du lịch tìm hiểu, tham quan di sản văn hóa ngày càng phát
triển mạnh mẽ, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, chính vì thế, di sản
văn hóa được coi như cơng cụ tích cực giúp Việt Nam xây dựng hình ảnh và thương
hiệu du lịch.
1.1.2. Du lịch cộng đồng
Hiện nay, du lịch cộng đồng đang là một trong những loại hình du lịch mang lại
nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho người dân bản địa , đồng thời du lịch
cộng đồng còn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc độc đáo của địa phương.
Thuật ngữ “Du lịch dựa vào cộng đồng” xuất hiện từ những năn 1970 ở các nước
thuộc khu vực Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc. Là hình thức khách du lịch đến làng bản
để tham quan. Tại đây, du khách sẽ tìm hiểu, trải nghiệm các phong tục tập quán, cuộc

11


sống sinh hoạt, lễ hội của người dân địa phương hoặc khám phá các hệ sinh thái đa
dạng tại nơi họ đến.
Có rất nhiều cách định nghĩa về du lịch cộng đồng có Định nghĩa tương đối
hồn chỉnh về Du lịch cộng đồng lần đầu tiên được đưa ra năm 1987: "Du lịch cộng
đồng là du lịch đến những khu vực tự nhiên cịn ít thay đổi, với những mục đích đặc
biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị
văn hoá được khám phá "Cùng với thời gian định nghĩa về Du lịch cộng đồng được

nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đưa ra điển hình là: "Du lịch cộng đồng là du lịch đến
các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử mơi trường tự
nhiên và văn hố mà khơng làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời
tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài
chính cho người dân địa phương"(Wood, 1991).
Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009): "Du lịch
sinh thái cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương
đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế
địa phương".
Theo tổ chức Respondsible Ecological Social Tours (1997) thì du lịch sinh thái
cộng đồng là "phương thức tổ chức du lịch đề cao về mơi trường, văn hóa xã hội. Du
lịch sinh thái cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và cho phép
khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường
của họ".
Ashley.C cho rằng du lịch cộng đồng chủ yếu là loại hình du lịch ở quy mơ nhỏ
và song hành hướng đến các mục đích phát triển kinh tế và phát triển xã hội.
Với cách nhìn tương đồng Goodwin and santilli quan niệm du lịch cộng đồng là
hoạt động su lịch được sở hữu hoặc quản lý bởi cộng đồng nhằm tạo ra lợi ích lớn lao
cho cộng đồng.
Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên cho rằng , du lịch cộng đồng là hoạt động “mà ở
đó cộng đồng địa phương trực tiếp tham gia và nắm vai trị quan trọng trong việc quản
lí và phát triển phần lớn lợ ích thu được thuộc về cộng đồng”.
Theo quan điểm đưa ra trong bộ “tiêu chuẩn về du lịch cộng đồng” được các
quốc gia Đông Nam Á đồng thuận năm 2016, du lịch cộng đồng là hình thức du lịch
được sở hữu, vận hành, điều phối và quản lý bới cộng đồng nhằm huớng tới việc cải
12


thiện điều kiện kinh tế cộng đồng thông qua các hoạt động hỗ trợ sinh kế bền vững,
duy trì và bảo vệ các truyền thống văn hóa xã hội có giá trị, cũng như các nguồn tài

nguyên thiên nhiên.
Theo tiến sĩ – kiến trúc sư Dương Đình Hiển – viện nghiên cứu phát triển du
lịch phân tích về du lịch cộng đồng : “Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của du lịch cộng
đồng ở cả hai khía cạch: Thứ nhất là khai thác được giá trị bản địa. Thứ hai là tạo được
công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao được đời sống của cộng đồng và có ý
nghĩa lớn trong xóa đới giảm nghèo. Để thành cơng được điều này, chúng ta phải quan
tâm đến lợi ích cộng đồng đầu tiên, từ đó phát huy giá trị của văn hóa bản địa để phục
vụ khách du lịch.
Du lịch cộng đồng được định nghĩa tại khoản 15 điều 3 luật Du lịch 2017 (có
hiệu lực từ ngày 01/01/2018 ). Theo đó: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được
phát triển trên có sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý,
tổ chức khai thác và hưởng lợi.
Ngồi ra cịn nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về du lịch cộng đồng. Tuy
nhiên những hướng tiếp cận trên đề chú ý đến tính bền vững của hoạt động du lịch này
nhìn chung lại thì du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại cho du khách những
trải nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa phương tham gia
trực tiếp vào hoạt đông du lịch và thu được các lợi ích kinh tế-xã hội, chịu trách nhiệm
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương.
1.1.2.1 Tài nguyên du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch rất mới mẻ khơng chỉ ở Lạng Sơn
nói riêng mà cịn ở Việt Nam nói chung, những nơi có tài nguyên du lịch là nơi có thể
làm được du lịch. Dựa vào nguồn tài nguyên du lịch có thể chia thành 2 nhóm chính
là : nguồn tài ngun liên quan đến yếu tố văn hóa và nguồn tài nguyên tự nhiên.
Trong đó hai nguồn tài ngun bao gồm:
*Tài ngun văn hố: gồm các nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số, các
màn biểu diễn địa phương (ví dụ như bài hát, điệu múa), lễ hội, điểm tham quan lịch
sử, nghệ thuật và hàng thủ công, cảnh quan văn hóa (ví dụ như ruộng bậc thang), cây
trồng đặc biệt và thực hành làm nông, đặn sản ẩm thực, hoạt động thường nhật của
cộng đồng (ví dụ như giã gạo, nghiền gạo),…kết hợp với sự chung tay của cộng đồng
địa phương trong việc tiếp đón, phục vụ du khách.

13



×