Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh (nghề kế toán doanh nghiệp trình độ cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.12 KB, 66 trang )

UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ QUY NHƠN

 
 

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGHỀ: KẾ TỐN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
 
Ban hành kèm theo Quyết định số: 99/QĐ-CĐKTCNQN ngày tháng năm của Hiệu
trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cơng nghệ Quy Nhơn
 

Bình Định


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng ngun bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt



Diễn giải

1

DN

Doanh nghiệp

2

SX

Sản xuất

3

KH

Kế hoạch

4

TH

Thực hiện

5

TSCĐ


Tài sản cố định

6

NVL

Nguyên vật liệu

7

ĐVT

Đơn vị tính

2


MỤC LỤC
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN...........................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................2
MỤC LỤC..................................................................................................................... 3
LỜI GIỚI THIỆU..........................................................................................................5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG........................8
KINH DOANH.............................................................................................................. 8
1.1. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh.....................8
1.1.1. Khái niệm............................................................................................................8
1.1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh....................................................8
1.1.3. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh.......................................................9
1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh....................................................9

1.1.5. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh.....................................................9
1.2. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh...............................................10
1.2.1. Phương pháp so sánh.........................................................................................10
1.2.1.1. Khái quát chung về phương pháp so sánh.......................................................10
1.2.1.2. Trình tự thực hiện...........................................................................................10
1.2.1.3. Ví dụ minh họa...............................................................................................11
1.2.2. Phương pháp liên hệ cân đối..............................................................................12
1.2.2.1. Khái quát chung về phương pháp liên hệ cân đối............................................12
1.2.2.2. Trình tự thực hiện...........................................................................................12
1.2.2.3. Ví dụ minh họa...............................................................................................12
1.2.3. Phương pháp phân tích chi tiết...........................................................................13
1.2.4. Phương pháp loại trừ..........................................................................................13
1.2.4.1. Phương pháp thay thế liên hoàn......................................................................13
1.2.4.2. Phương pháp số chênh lệch.............................................................................15
CÂU HỎI ƠN TẬP.....................................................................................................17
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT CỦA
DOANH NGHIỆP.......................................................................................................20
2.1. Phân tích tính cân đối của các yếu tố sản xuất......................................................20
2.1.1. Mục đích của việc phân tích các yếu tố sản xuất................................................20
2.1.2. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp..................................................................20
2.1.3. Tính cân đối và đồng bộ trong sản xuất.............................................................21
2.2. Phân tích tình hình sử dụng lao động....................................................................21
2.2.1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động..................................................22
2.2.2. Phân tích tình hình tăng (giảm) năng suất lao động...........................................24
2.2.3. Phương hướng nâng cao năng suất lao động......................................................26
2.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ).............................................27
2.3.1. Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định........................................................27
2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định........................................................29
2.4. Phân tích tình hình sử dụng ngun vật liệu.........................................................32
2.4.1. Phân tích hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu......................................................32

2.4.2. Phân tích thường xun tình hình cung cấp ngun vật liệu..............................32
2.4.3. Phân tích định kỳ tình hình cung cấp ngun vật liệu........................................34
CÂU HỎI ƠN TẬP.....................................................................................................37
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT
SẢN PHẨM................................................................................................................. 41
3.1. Ý nghĩa, nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm....................41
3


3.1.1. Ý nghĩa..............................................................................................................41
3.1.2. Nội dung............................................................................................................42
3.2. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng
hóa............................................................................................................................... 42
3.2.1. Đánh giá tình hình biến động giá thành đơn vị..................................................42
3.2.2. Đánh giá tình hình biến động tổng giá thành.....................................................43
3.3. Phân tích chi phí cho 1.000 đồng sản phẩm hàng hóa...........................................43
3.3.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí 1.000 đồng giá trị
sản phẩm hàng hóa.......................................................................................................43
3.3.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí......................................................44
3.3.3. Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét và kiến nghị...................45
3.4. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh
được............................................................................................................................. 47
3.4.1. Xác định nhiệm vụ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được.............................47
3.4.2. Xác định tình hình thực tế hạ giá thành của sản phẩm so sánh được..................48
3.4.3. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm so sánh được
..................................................................................................................................... 48
3.4.4. Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến
mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được............................................48
CÂU HỎI ƠN TẬP.....................................................................................................51
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH.53

4.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh..................................................53
4.1.1. Phân tích kết quả khối lượng sản xuất................................................................53
4.1.2. Phân tích tình hình đảm bảo chất lượng sản phẩm.............................................56
4.2. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.......................................................59
4.2.1. Nhiệm vụ và ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.......................................59
4.2.2. Các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa
của doanh nghiệp.........................................................................................................60
4.2.3. Phân tích tình hình hồn thành kế hoạch tiêu thụ về mặt khối lượng.................60
CÂU HỎI ÔN TẬP.....................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................65

4


LỜI GIỚI THIỆU
Phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm
cung cấp cho nhà quản lý các thông tin cần thiết trong việc ra các quyết định tổ chức
và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu nội
dung kết cấu và mối quan hệ giữa các số liệu biểu hiện hoạt động sản xuất kinh doanh
là một nội dung rất quan trọng.
Trước những địi hỏi đó, mơn học Phân tích hoạt động kinh doanh đã được đưa
vào chương trình giảng dạy ở các trường, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức
cơ bản nhất về phương pháp xác định và phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến sự biến động của các chỉ tiêu quan trọng trong kỳ như: các chỉ tiêu về tài sản, về
vốn, về doanh thu, lợi nhuận hay chi phí của doanh nghiệp.
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh được biên soạn theo đề cương môn
học Phân tích hoạt động kinh doanh ở bậc cao đẳng, ngành Kế toán doanh nghiệp. Đây
là tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập tại trường Cao đẳng Kỹ thuật
cơng nghệ Quy Nhơn.
Cấu trúc giáo trình gồm 4 chương:

Chương 1: Khái quát chung về phân tích hoạt động kinh doanh
Chương 2: Phân tích tình hình sử dụng các yếu tốt sản xuất của doanh nghiệp
Chương 3: Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sản xuất
Chương 4: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng khơng thể tránh khỏi những thiếu sót
trong q trình biên soạn, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để giáo trình được
hồn thiện hơn.
Biên soạn
Hà Diệu Huyền

5


MƠN HỌC: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Mã mơn học: MH 22
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VÀ VAI TRỊ CỦA MƠN HỌC:
- Vị trí: thuộc nhóm các mơn chun mơn của nghề kế tốn doanh nghiệp, được bố trí
giảng dạy sau khi đã học xong các mơn cơ sở của nghề.
- Tính chất: là mơn học chun mơn bắt buộc có tính chất tổng hợp, vận dụng các cơng
cụ phân tích kinh tế để phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nhằm cung cấp cho nhà quản lý các thông tin cần thiết trong việc ra các quyết
định tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Ý nghĩa: những kiến thức trong mơn học này rất có ý nghĩa trong việc phân tích các
chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp đưa ra các quyết định
kinh doanh phù hợp.
- Vai trị:phân tích hoạt động kinh doanh sẽ hệ thống hố và xử lý những thơng tin, số
liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý đánh
giá được kết quả kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nhận thức được
cơ hội và thách thức, tiềm năng và triển vọng phát triển để đưa ra các quyết định cho
phù hợp.

II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:
- Về kiến thức:
+ Nhận biết được các đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh
trong doanh nghiệp;
+ Xác định được những nội dung cần phân tích, các phương pháp phân tích và
tiến trình tổ chức phân tích;
+ Vận dụng được các kiến thức cơ sở và chuyên môn của kinh tế, kế tốn, tài
chính thống kê để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng cần
phân tích.
- Về kỹ năng:
+ Xây dựng được các phương trình kinh tế khoa học phù hợp với từng đối
tượng cần phân tích;
+ Lựa chọn đúng các phương pháp để phân tích, đánh giá và xác định chính xác
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích;
+ Tổ chức được việc phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ở từng
khâu, từng giai đoạn. Từ đó, tìm các nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có khả năng phân tích được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ
tiêu về chi phí, doanh thu và lợi nhuận và một số chỉ tiêu khác của doanh nghiệp;
+ Có khả năng phối hợp, đề xuất các giải pháp phù hợp với nhà quản lý để ra
quyết định về tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh;
+ Tuân thủ luật doanh nghiệp và các chế độ kế tốn, tài chính.
III. NỘI DUNG MƠN HỌC:
Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT

Tên chương, mục

1


Chương 1: Khái quát chung về phân
tích hoạt động kinh doanh

Tổng
số
6

Thời gian (giờ)

Thực
thuyết hành

Kiểm
tra

6
6


Số
TT
2
3
4

Tên chương, mục
Chương 2: Phân tích tình hình sử
dụng các yếu tố sản xuất của doanh
nghiệp

Chương 3: Phân tích chi phí sản xuất
và giá thành sản xuất sản phẩm
Chương 4: Phân tích kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh
Cộng

Tổng
số

Thời gian (giờ)

Thực
thuyết hành

Kiểm
tra

27

11

15

1

30

15

15


27

12

14

1

90

44

44

2

7


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
Mã chương: MH22-01
Thời gian: 6 giờ (LT: 2; TH: 0; KT: 0; Tự học: 4)
Giới thiệu:
Chương đầu tiên sẽ giới thiệu đến người đọc những nội dung cơ bản về phân
tích hoạt động kinh doanh như khái niệm, đối tượng, ý nghĩa, nhiệm vụ, nội dungphân
tích hoạt động kinh doanh và các phương pháp chủ yếu thường được sử dụng trong
phân tích.
Mục tiêu:

- Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh trong
hệ thống quản lý doanh nghiệp;
- Nhận biết được đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh doanh;
- Phân loại được các hình thức phân tích hoạt động kinh doanh để vận dụng
vào tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp;
- Vận dụng được 4 phương pháp phân tích chủ yếu nhất của phân tích hoạt động
kinh doanh vào phân tích hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp;
- Có khả năng sử dụng các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh để
đánh giá các chỉ tiêu trong doanh nghiệp.
Nội dung chính:
1.1.Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
1.1.1. Khái niệm
Phân tích hiểu theo nghĩa chung nhất đó là sự phân chia các sự vật, hiện tượng
thành các bộ phận nhỏ nhằm nghiên cứu những đặc trưng riêng của từng bộ phận,sau
đó tổng hợp các đặc trưng để tìm ra bản chất hay tính quy luật của sự vật hiện tượng
cần nghiên cứu.
Phân tích hoạt động kinh doanh: là việc phân chia các hiện tượng và các
quátrình và các kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, từ đó sử dụng
cácphương pháp đặc thù như liên hệ, so sánh, đối chiếu…đề làm sáng tỏ bản chất
củaquá trình kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả của từng hoạt động.
Tiền thân phân tích hoạt động kinh doanh là cơng việc có tính xem xétđơn giản
một số chỉ tiêu tổng quát dựa trên dữ liệu của bảng tổng kết tài sản –cịngọi là phân
tích kế tốn hay kế tốn nội bộ. Do sự đòi hỏi ngày càng cao của nhucầu quản lý, sự
mở rộng về quy mô cũng như xu hướng đi vào chiều sâu và chấtlượng của các hoạt
động doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh với nộidung, đối tượng phạm vi
và phương pháp nghiêu cứu riêng biệt, tất yếu trở thànhmột khoa học độc lập và ngày
càng hồn chỉnh.
1.1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là: Các kết qủa của quá trìnhsản
xuất kinh doanh cụ thể được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế, với sự tác độngcủa

các nhân tố kinh tế.
Kết quả của quá trình kinh doanh được hiểu theo nghĩa rộng: Nó khơng chỉbao
gồm kết quả tài chính cuối cùng tại đơn vị mà cịn bao gồm kết quả từng qtrình,
từng bộ phận, từng khâu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh thể hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế.
* Chỉ tiêu kinh tế: là một phạm trù kinh tế có nội dung tương đối ổn định
thểhiện kết quả kinh doanh của từng hoạt động.Chỉ tiêu kinh tế có nhiều loại như:
8


- Chỉ tiêu số lượng: phản ánh quy mô của kết quả hay điều kiện sản xuất kinh
doanh.
- Chỉ tiêu chất lượng: phản ánh hiệu suất, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử
dụng các yếu tố.
Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được là do sự tác động của
nhiều nhân tố khác nhau. Nhân tố có thể là nguyên nhân hay điều kiện ảnh hưởng tới
kết quả sản xuất kinh doanh.
* Nhân tố cũng bao gồm nhiều loại: nhân tố số lượng, nhân tố chất lượng, nhân
tố tích cực, nhân tố tiêu cực, nhân tố có thể định lượng được, nhân tố không thể định
lượng được, nhân tố thuận, nhân tố nghịch, nhân tố chủ quan (bên trong) phản ánh nỗ
lực của bản thân doanh nghiệp, nhân tố khách quan (bên ngồi).
Doanh nghiệp chỉ có thể nhận thức tác động của các nhân tố khách quan để khai
thác, vận dụng chúng sao cho có lợi đối với doanh nghiệp.
Sự phân biệt giữa chỉ tiêu kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng trong phân tích kinh
tế chỉ có ý nghĩa tương đối và chúng có thể chuyển hóa cho nhau. Ví dụ như sản lượng
sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ là chỉ tiêu đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa,
nhưng lại là nhân tố khi phân tích lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
Như vậy, có thể nói đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế là kết quả sản
xuất kinh doanh, cụ thể biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế gắn liền với các nhân tố ảnh
hưởng.

1.1.3. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
- Cơng tác phân tích hoạt động kinh doanh sẽ cung cấp những thơng tin đầyđủ,
chính xác, kịp thời tình hình của doanh nghiệp (tình hình quản lý và sử dụng cácyếu tố
lao động, tài sản, nguồn vốn, vật tư, tình hình sản xuất tiêu thụ và tình hìnhtài chính
của doanh nghiệp) trong q khứ, hiện tại và tương lai.
- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp thấy đượccác
mặt mạnh, mặt yếu cũng như những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp từ đóđề xuất
các biện pháp đưa doanh nghiệp tới các mục tiêu đã định trước.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh,
là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các
chứcnăng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục
tiêukinh doanh.
- Tài liệu của phân tích hoạt động kinh doanh khơng chỉ cần thiết cho nhữngnhà
quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn rất cần cho những đối tượng bênngoài
doanh nghiệp khi mà họ có mối quan hệ về mặt lợi ích với doanh nghiệp, vìthơng qua
phân tích họ mới có thề quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư,cho vay…với
doanh nghiệp nữa hay khơng.
1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
- Kiểm tra và đánh giá thường xuyên, toàn diện tình hình và kết quả hoạt động
của doanh nghiệp trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng.
- Đánh giá tình hình siwr dụng lao động, vật tư, tiền vốn, tài sản cố định. Xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu và tìm nguyên nhân.
- Đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà
nước.
- Phát hiện và đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém của doanh
nghiệp cũng như khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp để phát triển.
- Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào các mục tiêu đã định.
1.1.5. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh
9



- Phù hợp với đối tượng nghiên cứu, nội dung chủ yếu của phân tích hoạtđộng
kinh doanh là:
- Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như: Sản lượng, sản phẩm,doanh
thu bán hàng, giá thành, lợi nhuận.
- Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh được phân tích trong quá trình sản xuấtkinh
doanh như: lao động, tiền vốn, vật tư, đất đai…
- Để thực hiện nội dung trên, phân tích kinh doanh cần xác định các đặctrưng về
mặt lượng của các quá trình hoạt động (Số lượng, kết cấu, quan hệ, tỷlệ…) nhằm xác
định xu hướng và nhịp độ phát triển, xác định những nguyên nhânảnh hưởng đến sự
biến động của các quá trình kinh doanh, tổ chức và trình độ chặtchẽ của mối liên hệ
giữa kết quả kinh doanh với các điều kiện (yếu tố) sản xuấtkinh doanh.
1.2. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh
1.2.1. Phương pháp so sánh
1.2.1.1. Khái quát chung về phương pháp so sánh
- Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức biến độngtuyệt
đối và mức biến động của chỉ tiêu phân tích (ngân sách tăng lên, giá thànhgiảm).
+ Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chitiêu
giữa 2 kỳ: Kỳ phân tích và kỳ gốc hay đúng hơn so sánh giữa số phân tích vàsố gốc.
+ Mức biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc
đãđược điều chỉnh theo một hệ số của chỉ số có liên quan theo hướng quyết
địnhquymơ của chỉ tiêu phân tích.
- Cách phân tích trên được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực phân tíchnhư:
Phân tích lao động, vật tư, tiền vốn, lợi nhuận…
1.2.1.2. Trình tự thực hiện
Để phương pháp này được phát huy hết tính chính xác và khoa học, trong q
trình phân tích cần thực hiện đầy đủ ba bước sau:
* Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh
- Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích theo phương pháp so sánh.
- Trước hết chọn chỉ tiêu của một kỳ làm căn cứ để so sánh, được gọi là kỳ gốc

(Q0). Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp:
+ Kỳ gốc là năm trước: người phân tích muốn thấy đuợc xu hướng phát triển
của đối tượng phân tích.
+ Kỳ gốc là năm kế hoạch (hay là định mức): người phân tích muốn thấy được
việc chấp hành các định mức đã đề ra có đúng theo dự kiến hay không.
+ Kỳ gốc là chỉ tiêu trung bình của ngành (hay khu vực hoặc quốc tế): người
phân tích muốn thấy được vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng thị trường của
đơn vị.
- Kỳphân tích là năm thực hiện (Q1): Là chỉ tiêu thực hiện trong kỳ hạch toán
hay kỳ báo cáo.
* Lưu ý về điều kiện so sánh được
Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được đem so
sánh phải đảm bảo tính chất so sánh được không gian và thời gian.
- Về thời gian: Các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gian
hoạch toán như nhau (cụ thể như cùng tháng, quý, năm….) và phải đồng nhất trêncả ba
mặt.
+ Cùng phản ánh nội dung kinh tế
+ Cùng một phương pháp tính toán
+ Cùng một đơn vị đo lường
10


- Về không gian: Các chỉ tiêu kinh tế cần phải được quy đổi về cùng quy
môtương tự như nhau (cụ thể là cùng một bộ phận phân xưởng, một ngành).
* Bước 2: Tính số liệu so sánh
Để đáp ứng cho các mục tiêu so sánh người ta thường sử dụng các kỹ thuật
sosánh sau:
- So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân
tíchso với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiệntượng
kinh tế.

∆Q = Q1 – Q0
- So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ
phântích so với kỳ gốc số tuyệt đối/ Số kỳ kế hoạch. Kết quả so sánh này biểu hiện
tốcđộ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế.
Q1
∆Q =
x 100%
Q0
* Bước 3: Rút ra nhận xét và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình
1.2.1.3. Ví dụ minh họa
Có số liệu tại một doanh nghiệp sau:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chênh lệch
STT
Khoản mục
Kế hoạch
Thực hiện
Số
Số
tuyệt đối
tương đối (%)
1
Doanh thu
100.000
130.000
30.000
30
2
Giá vốn hàng bán
80.000

106.000
26.000
32,5
3
Chi phí hoạt động
12.000
15.720
3.720
31
4
Lợi nhuận
8.000
8.280
280
3,5
Yêu cầu: Hãy cho biết tình hình thực hiện của chỉ tiêu lợi nhuậnso với kế hoạch
đặt ra của doanh nghiệp.
* Hướng dẫn giải
- Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh
+ Chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu lợi nhuận (LN).
+ Chọn kỳ kế hoạch làm kỳ gốc để so sánh.
+ Chọn kỳ thực hiện là kỳ phân tích.
Các chỉ tiêu đảm bảo điều kiện so sánh về thời gian và không gian:
+ Thời gian: số liệu của một năm.
+ Không gian: của cùng một doanh nghiệp.
- Bước 2: So sánh tình hình thực hiện (TH) so với kế hoạch (KH):
+ So sánh bằng số tuyệt đối:
∆LN = 8.280 – 8.000 = 280
+ So sánh bằng số tương đối:
8.280

∆LN =
x 100% = 3,5%
8.000
- Bước 3: Nhận xét:
Trong kỳ thực hiện doanh thu vượt kế hoạch 30% tuy nhiên cácchỉ tiêu về giá
vốn và chi phí kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so vớitốc độ tăng trưởng
doanh thu (32,5% và 31%) vì vậy làm cho lợi nhuận tăngkhơng đáng kể.
Do đó:
+ Phải tìm cách kiểm sốt chi phí bán hàng và tiết kiệm chi phí kinh doanh.
11


+ Giữ tốc độ tăng chi phí bán hàng và chi phí kinh doanh thấp hơn tốc độdoanh
số, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
1.2.2. Phương pháp liên hệ cân đối
1.2.2.1. Khái quát chung về phương pháp liên hệ cân đối
Là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố màgiữa
chúng có sẵn mối liên hệ cân đối và chúng là nhân tố độc lập. Một lượng thayđổitrong
mỗi nhân tố sẽ làm thay đổi trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượngtươngứng.
Những liên hệ cân đối thường gặp trong phân tích như: tài sản và nguồn
vốn,cân đối hàng tồn kho, đẳng thức quá trình kinh doanh, nhu cầu vốn và sử
dụngvốn…
Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch sảnxuất
kinh doanh và ngay cả cơng tác hoạch tốn.
1.2.2.2. Trình tự thực hiện
* Bước 1: Xác định chỉ tiêu phân tích
- Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích theo phương pháp liên hệ cân đối.
- Q phải có mối liên hệ cân đối với các chỉ tiêu khác theo phương trình kinh tế.
* Bước 2: Viết phương trình biểu diễn mối liên hệ cân đối
- Mối liên hệ cân đối của các chỉ tiêu được biểu diễn qua các phương trình kinh

tế cân bằng (tài sản và nguồn vốn, cân đối hàng tồn kho,…).
* Bước 3: Xác định chỉ tiêu phân tích
∆Q = Q1 – Q0
* Bước 4: Xác định sự thay đổi của từng nhân tố trong mối liên hệ
Giả sử Q có mối liên hệ với 2 nhân tố a và b, vậy:
∆a= a1 – a0
∆b= b1 – b0
* Bước 5: Rút ra nhận xét, đưa ra biện pháp cải thiện
1.2.2.3. Ví dụ minh họa
Dùng phương pháp liên hệ cân đối, phân tích các nhân tố nội tại ảnh
hưởng đến giá trị hàng tồn kho cuối kỳ qua số liệu sau:
Bảng tình hình nhập – xuất – tồn
Đơn vị tính: 1.000đồng
Chỉ tiêu
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Thực hiện
90.000
1.100.000
1.110.000
80.000
Kế hoạch
100.000
1.000.000
1.050.000
50.000
* Hướng dẫn giải
- Bước 1: Chỉ tiêu phân tích là giá trị hàng tồn kho cuối kỳ (Qc)

- Bước 2: Ta có liên hệ cân đối
Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ = Xuất trong kỳ + Tồn cuối kỳ
=> Tồn cuối kỳ = Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ - Xuất trong kỳ
(Qc) (a) (b) (c)
- Bước 3: Đối tượng phân tích
∆Q = Q1 – Q0 = 80.000 – 50.000 = 30.000
∆Q = ∆a + ∆b - ∆c
* Bước 4: Xác định sự thay đổi của từng nhân tố trong mối liên hệ
a,b,c là các nhân tố có liên hệ độc lập ảnh hưởng đến chỉ tiêu cần phân tích Như
vậy:
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a (tồn đầu kỳ)
∆a= a1 – a0 = 90.000 – 100.000 = -10.000
12


+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b (nhập trong kỳ)
∆b= b1 – b0 = 1.100.000 – 1.000.000 = 100.000
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c (xuất trong kỳ)
∆c= c1 – c0 = 1.110.000 – 1.050.000 = 60.000
+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
∆Q = ∆a + ∆b - ∆c = -10.000 + 100.000 - 60.000 = 30.000 (nghìn đồng)
1.2.3. Phương pháp phân tích chi tiết
Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo những hướngkhác
nhau. Thơng thường trong phân tích, phương pháp chi tiết được thực hiệntheo những
hướng sau:
- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Mọi kết quả hoạt động biểuhiện
trên các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận. Chi tiết các chỉ tiêu theocác bộ phận
cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp íchrất nhiều trong việc
đánh giá chính xác kết quả đạt được. Với ý nghĩa đó,phương pháp chi tiết theo bộ phận
cấu thành được sử dụng rộng rãi trongphân tích mọi mặt kết quả hoạt động.

- Chi tiết theo địa điểm: Phân xưởng, đội, tổ… thực hiện các kết quả hoạtđộng
được ứng dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động trong các trường hợp sau:
+ Một là: Đánh giá kết quả thực hiện hoạch toán hoạt động nội bộ.
+ Hai là: Phát hiện các đơn vị tiên tiến hoặc lạc hậu trong việc thực hiện cácmôi
trường hoạt động.
+ Ba là: Khai thác các khả năng tiềm tàng về sử dụng vật tư, lao động, tiềnvốn,
đất đai… trong kinh doanh.
1.2.4. Phương pháp loại trừ
Trong phân tích kinh doanh, nhiều trường hợp cần nghiên cứu ảnh hưởngcủa
các nhân tố đến kết quả kinh doanh nhờ phương pháp loại trừ. Loại trừ làphương pháp
xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác.
1.2.4.1. Phương pháp thay thế liên hồn
a. Khái qt chung
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình
tựnhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cầnphân
tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lầnthay thế.
b. Trình tự thực hiện
*Bước 1: Xác định các chỉ tiêu phân tích(Q)
*Bước 2: Xác định cơng thức
- Là thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích qua
một cơng thức nhất định. Cơng thức gồm tích số các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu
phân tích.
Giả sử gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích
Ta có phương trình thể hiện mối quan hệ giữa Q và các nhân tố a, b, c là:
Q = a.b.c
- Khi xác định công thức cần thực hiện theo một trình tự nhất định từ nhân tố
sản lượng đến nhân tố chất lượng nếu có nhiều nhân tố lượng hoặc nhiều nhân tố chất
thì sắp xếp nhân tố chủ yếu trước và nhân tố thứ yếu sau.
* Bước 3: Xác định các đối tượng phân tích
- So sánh số thực hiện (Q1) với số liệu gốc (Q0) chênh lệch có được đó chính là

đối tượng phân tích.
∆Q = Q1 - Q0
* Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
13


Thực hiện theo trình tự các bước thay thế (lưu ý: nhân tố đã thay ở bước
trướcphải được giữ nguyên cho các bước thay thế)
+ Thay thế bước 1 (cho nhân tố a)
∆a= a1.b0.c0 - a0.b0.c0
+ Thay thế bước 2 (cho nhân tố b)
a1.b0.c0được thay thế bằng a1.b1.c0
=> Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là:
∆b = a1.b1.c0-a1.b0.c0
Thay thế bước 3 (cho nhân tốc)
a1.b1.c0được thay thế bằng a1.b1.c1
=> Mức độ ảnh hưởng của nhân tốc là:
∆c = a1.b1.c1– a1.b1.c0
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:
∆a + ∆b + ∆c = ∆Q
* Bước 5: Tìm nguyên nhân thay đổi các nhân tố, rút ra biện pháp cải thiện
Nếu do nguyên nhân chủ quan từ doanh nghiệp thì phải có biện pháp đểkhắc
phục những nhược điểm, thiếu xót để kỳ sau thực hiện tốt hơn.
c.Ví dụ minh họa
Tại một doanh nghiệp có tài liệu sau:
Bảng tình hình sản xuất sản phẩm
Chỉ tiêu
Kỳkế hoạch (KH)
Kỳthực hiện (TH)
Số sản phẩm sản xuất

1000 sản phẩm
1200 sản phẩm
Số giờ lao động cho một sản phẩm
8 giờ
7 giờ
Đơn giá ngày giờ cơng
2000 đồng
2500 đồng
u cầu: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân cơng trựctiếp.
* Hướng dẫn giải:
- Gọi:
+ Q0, Q1 là sản lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch và kỳ TH
+ H0, H1 là số giờ lao động cho 1 sản phẩm kỳ KH và kỳ TH
+ P0, P1 là đơn giá một giờ công của kỳ KH và kỳ TH
+ C0, C1 là chi phí nhân cơng trực tiếp kỳ KH và kỳ TH
- Bước 1: Xác định chỉ tiêu cần phân tích
+ Chỉ tiêu phân tích là chi phí nhân cơng trực tiếp (C)
- Bước 2: Xác định công thức
C0 =Q0.H0.P0 = 1000 x 8 x 2000 = 16.000.000 (đồng)
C1= Q1 .H1.P1 = 1.200 x 7 x 2.500 = 21.000.000 (đồng)
- Bước 3: Đối tượng phân tích là∆C:
∆C = C0- C1 = 21.000.000 – 16.000.000 = 5.000.000 (đồng)
- Bước 4: Tính các mức ảnh hưởng của các nhân tố
- Thay thế bước 1 (cho nhân tố Q)
Q1.H0.P0 = 1.200 x 8 x 2.000 = 19.200.000 (đồng)
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố Q
∆Q = Q1.H0.P0 - Q0.H0.P0 = 19.200.000 – 16.000.000 = 3.200.000 (triệu đồng)
- Thay thế bước 2 (cho nhân tố H)
Q1.H1.P0 = 1.200 x 7 x 2.000 = 16.800.000 (đồng)
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố H

∆H = Q1 .H1.P0 - Q1.H0.P0 = 16.800.000 – 19.200.000 = -2.400.000 (đồng)
- Thay thế bước 3 (cho nhân tố P)
14


Q1.H1.P1 = C1 = 21.000.000 (đồng)
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố P
∆P = Q1.H1.P1 - Q1.H1.P0 = 21.000.000 – 16.800.000 = 4.200.000 (đồng)
- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
3.200.000 + (-2.400.000) + 4.200.000 = 5.000.000 (đồng)
- Bước 5: Sau khi phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, các nhà quản lý sẽ tìm
ra ngun nhân làm thay đổi chi phí nhân cơng trực tiếp, từ đó tìm ra biện pháp cải
thiện phù hợp trong kỳ kinh doanh tiếp theo.
d. Ưu , nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn
- Ưu điểm:
+ Là phương pháp đơn giản, dễ tính tốn so với các phương pháp xácđịnh nhân
tố ảnh hưởng khác
+ Phương pháp thay thế liên hồn có thể xác định được các nhân tố cóquan hệ
với chỉ tiêu phân tích bằng thương, tổng, hiệu, tích số và cả số %.
- Nhược điểm:
+ Khi xác định nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác khôngđổi, trong
thực tế các nhân tố có thể thay đổi.
+ Việc sắp xếp trình tự các nhân tố phải từ nhân tố sản lượng đến nhântố chất
lượng trong thực tế việc phân biệt rõ ràng giữa nhân tố sản lượng vànhân tố chất lượng
là không dễ dàng.
1.2.4.2.Phương pháp số chênh lệch
a. Khái quát chung
Thực chất của phương pháp này là trường hợp đặc biệt của phươngpháp thay
thế liên hoàn. Phương pháp này cũng thực hiện đầy đủ các bướcnhư vậy (đủ 5 bước
theo trình tự thực hiện), tuy chỉ khác ở bước 4:

Khi xác định nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích thay vì ta tiếnhành thay
thế số liệu mà sẽ dùng số chênh lệch của từng nhân tố để tính ảnhhưởng của từng nhân
tố.
b. Trình tự thực hiện
*Bước 1: Xác định các chỉ tiêu phân tích(Q)
*Bước 2: Xác định cơng thức
*Bước 3: Xác định các đối tượng phân tích: ∆Q = Q1 - Q0
*Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Thực hiện theo trình tự các bước thay thế (lưu ý: nhân tố đã thay ở bước trước
phải được giữ nguyên cho các bước thay thế)
+ Thay thế bước 1 (cho nhân tố a)
∆a= a1.b0.c0 - a0.b0.c0
+ Thay thế bước 2 (cho nhân tố b)
a1.b0.c0 được thay thế bằng a1.b1.c0
=> Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là:
∆b = a1.b1.c0- a1.b0.c0
+ Thay thế bước 3 (cho nhân tố c)
a1.b1.c0được thay thế bằng a1.b1.c1
=> Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c là:
∆c = a1.b1.c1– a1.b1.c0
+ Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:
∆a + ∆b + ∆c = ∆Q
* Bước 5: Tìm nguyên nhân thay đổi các nhân tố, rút ra biện pháp cải thiện
15


c. Ví dụ minh họa
Lấy số liệu Ví dụ phương pháp thay thế liên hồn.
u cầu: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí nhân cơng trực tiếp.
* Hướng dẫn giải

- Bước 1: Xác định chỉ tiêu cần phân tích
+ Chỉ tiêu phân tích là chi phí nhân công trực tiếp (C)
- Bước 2: Xác định công thức
C0 =Q0.H0.P0 = 1000 x 8 x 2000 = 16.000.000 (đồng)
C1= Q1 .H1.P1 = 1.200 x 7 x 2.500 = 21.000.000 (đồng)
- Bước 3: Đối tượng phân tích là∆C:
∆C = C0- C1 = 21.000.000 – 16.000.000 = 5.000.000 (đồng)
- Bước 4: Tính các mức ảnh hưởng của các nhân tố
- Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng:
∆Q = (1.200 – 1000) x 8 x 2000 = 3.200.000 (đồng)
- Ảnh hưởng của giờ công tiêu hao:
∆H = 1.200 x (7 – 8) x 2000 = 2.400.000 (đồng)
- Ảnh hưởng của giờ công tiêu hao:
∆P = 1.200 x 7 x (2.500 – 2000) = 4.200.000 (đồng)
- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
3.200.000 + (- 2.400.000) + 4.200.000 = 5.000.000 (đồng)
- Bước 5: Nhận xét
Như vậy: Phương pháp số chênh lệch chỉ có thể thực hiện được khi các nhântố
có quan hệ bằng tích số và thương số đến chỉ tiêu phân tích mà thơi.

16


CÂU HỎI ƠN TẬP
I. Lý thuyết
Câu 1: Trình bày khái niệm và đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh.
Câu 2: Phân tích ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh.
Câu 3: Liệt kê các phương pháp được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh doanh.
II. Bài tập thực hành
Bài 1: Tài liệu của DN X trong năm như sau:

Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
1. Khối lượng sản phẩm sản xuất (tấn)
1.000
1.400
2. Tổng quỹ lương công nhân SX (triệu đồng)
500
550
3. Số cơng nhân SX (người)
50
60
u cầu: Hãy phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng số lượng công
nhân SX của DN.
Hướng dẫn giải
- Xác định số liệu trong bảng
Chỉ tiêu
Kế hoạch Thực hiện
+/%
1. Khối lượng sản phẩm sản xuất (tấn)
1.000
1.400
400
40
2. Tổng quỹ lương công nhân sản xuất
500
550
50
10
(triệu đồng)

3. Số công nhân SX (người)
50
60
10
20
- Nhận xét:
+ Số công nhân sản xuất của doanh nghiệp (DN) trong kỳ tăng 10 người (tương
ứng 20%), điều này cho thấy DN đã gia tăng số lượng lao động so với kế hoạch, giải
quyết được công ăn việc làm cho người lao động, tuy nhiên có thể làm tăng chi phí của
doanh nghiệp so với kế hoạch đặt ra.
+ Tuy nhiên, nếu xem xét trong mối quan hệ với chỉ tiêu khối lượng sản phẩm
sản xuất ta thấy: tốc độ tăng của số lượng công nhân (20%) thấp hơn tốc độ tăng của
khối lượng sản phẩm sản xuất (40%). Thật vậy, theo kế hoạch đặt ra thì để đạt được
1.400 tấn, DN có thể sử dụng 70 công nhân, nhưng trên thực tế DN chỉ sử dụng 60
người, như vậy DN đã sử dụng tiết kiệm được 10 người so với kế hoạch. (∆ = 60 – 50
x (1400/1000) = - 10 (người))
+ Đồng thời, xem xét trong mối quan hệ với tổng quỹ lương ta thấy: mặc dù
DN sử dụng tăng 20% lao động nhưng chỉ chi lương tăng 10%, vậy thực ra DN đã tiết
kiệm được chi phí tiền lương cho cơng nhân sản xuất 10%.
Tóm lại, với việc sử dụng lao động như trên ta thấy DN gia tăng số lượng lao
động là hợp lý, vì có thể tạo ra giá trị tăng thêm cho DN nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm
được chi phí.
Bài 2: Tài liệu về doanh thu tiêu thụ sản phẩm A của DN D như sau:
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
1. Khối lượng sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ (tấn)
500
480
2. Đơn giá bán (1.000 đồng/tấn)

40
45
3. Tổng doanh thu (1.000 đồng)
20.000
21.600
Yêu cầu: Hãy sử dụng phương pháp thích hợp phân tích các nhân tố ảnh hưởng
tới doanh thu tiêu thụ của sản phẩm A trong kỳ của DN.
Hướng dẫn giải
- Xác định số liệu trong bảng
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện +/%
1. Khối lượng sản phẩm, hàng hóa tiêu
500
480
- 20
-4
17


thụ (tấn)
2. Đơn giá bán (1.000 đồng/tấn)
40
45
5
12,5
3. Tổng doanh thu (1.000 đồng)
20.000
21.600
1.600

8
Để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ,
ta sử dụng phương pháp phân tích loại trừ
- Gọi DT1, DT0 lần lượt là doanh thu tiêu thụ kỳ thực hiện, kỳ kế hoạch.
- Gọi Q1, Q0 lần lượt là khối lượng sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ kỳ thực hiện,
kỳ kế hoạch.
- Gọi P1, P0 lần lượt là đơn giá bán kỳ thực hiện, kỳ kế hoạch.
* Bước 1: Chỉ tiêu phân tích: Doanh thu tiêu thụ: DT
* Bước 2: Phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu tiêu thụ và 2 nhân tố:
đơn giá bán (P) và khối lượng sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ (Q):
DT = Q.P
* Bước 3: Đối tượng phân tích: ∆DT
∆DT = DT1 - DT0 = 21.600 - 20.000 = 1.600 (nghìn đồng)
* Bước 4: Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
- Nhân tố khối lượng sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ (∆Q)
∆Q = (Q1 – Q0)P0 = (480 - 500)40 = - 800 (nghìn đồng)
- Nhân tố đơn giá bán (∆P)
∆P = Q1 (P1 – P0) = 480(45 - 40) = 2.400 (nghìn đồng)
- Tổng hợp ảnh hưởng của 2 nhân tố:
∆Q + ∆P = - 800 + 2.400 = 1.600 (nghìn đồng)
* Bước 5: Nhận xét, kiến nghị
Qua số liệu vừa tính ở trên ta thấy: trong kỳ thực hiện, doanh thu tiêu thụ của
doanh nghiệp tăng 1.600 nghìn đồng, tương ứng 8%, đây là kết quả tích cực. Doanh
thu tăng do 2 nhân tố ảnh hưởng:
+ Do khối lượng sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ giảm 20 sản phẩm, tương ứng 4%
so với kế hoạch, đây là yếu tố tác động tiêu cực đến doanh thu, làm doanh thu tiêu thụ
của doanh nghiệp giảm 800 nghìn đồng.
+ Do giá bán tăng 5 nghìn đồng, tương ứng 12,5% so với kế hoạch, đây là yếu
tố tác động tích cực đến doanh thu, làm doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp tăng
2.400 nghìn đồng.

Như vây, có thể thấy trong kỳ thực hiện, doanh nghiệp đã chủ động tăng giá
bán sản phẩm, chính điều này có thể làm cho khối lượng hàng hóa tiêu thụ giảm theo
quy luật cầu. tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần xem xét lại về chất lượng hàng hóa và
nhu cầu của thị trường để có thể cải tiến và xây dựng mức giá phù hợp với người tiêu
dùng, góp phần tăng doanh thu trong kỳ hoạt động tiếp theo.
Bài 3: Tài liệu của DN X trong năm như sau:
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
1. Doanh thu tiêu thụ (triệu đồng)
1.000
1.200
2. Tổng quỹ lương (triệu đồng)
100
110
Yêu cầu: Vận dụng phương pháp thích hợp để phân tích tình hình thực hiện kế
hoạch tổng quỹ tiền lương của DN.
Bài 4: Tài liệu của DN X trong kỳ như sau:
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
1. Số công nhân sản xuất (người)
50
60
2. Tổng quỹ lương công nhân SX (triệu đồng)
100
130
18



Yêu cầu: Vận dụng phương pháp thích hợp để phân tích tình hình thực hiện kế
hoạch tổng quỹ tiền lương của DN.
Bài 5: Có tài liệu về chi phí vật liệu của DN A như sau:
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
1. Số lượng sản phẩm sản xuất (sp)
2.000
2.500
2. Mức tiêu hao vật liệu cho SX 1 SP (kg/sp)
10
11
3. Đơn giá mua vật liệu (1.000đ)
20
19
4. Tổng chi phí VL sử dụng trong kỳ (1.000đ)
400.000
522.500
Yêu cầu: Hãy sử dụng phương pháp loại trừ để phân tích tình hình thực hiện kế
hoạch chi phí vật liệu trong kỳ của DN.
Bài 6: Tài liệu của DN X trong kỳ kinh doanh như sau:
Chỉ tiêu
Kế hoạch
Thực hiện
1. Khối lượng NVL dự trữ đầu kỳ (kg)
120
110
2. Khối lượng NVL nhập trong kỳ (kg)
6.200
9.030

3. Khối lượng NVL dự trữ cuối kỳ (kg)
180
220
4. Mức tiêu hao NVL cho SX 1 SP (kg/sp)
2
1,8
Yêu cầu: căn cứ vào công thức sau:
KL NVL tồn đầu kỳ + KL NVL nhập trong kỳ - KL NVL tồn cuối kỳ
Q =
Mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm
Hãy sử dụng phương pháp loại trừ để phân tích mức độ ảnh hưởng của cá nhân
tố đến khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ của DN.

19


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT
CỦA DOANH NGHIỆP
Mã chương: MH22-02
Thời gian: 27 giờ (LT: 3; TH: 10; KT: 1; Tự học: 13)
Giới thiệu:
Trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, để tạo ra kết quả là những sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ thì nhất thiết phải sử dụng các yếu tố sản xuất bao gồm: Yếu
tố nhân công lao động, nguyên nhiên vật liệu và trang thiết bị máy móc,…Đây là các
nhân tố quan trọng trong q trình sản xuất và hạch tốn kế tốn, giúp doanh nghiệp
phân tích được yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hoạt động sản xuất.
Chương 2 trình bày các chỉ tiêu về các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp và
các phương pháp để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đếnkết quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu:

- Nêu được các yếu tố sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp, những mặt cân đối
và mất cân đối giữa các yếu tố sản xuất này;
- Phân biệt và tính được các loại năng suất lao động;
- Vận dụng các phương pháp phân tích của phân tích hoạt động kinh doanh để
đánh giá và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố về lao động, tài sản cố định
và nguyên vật liệu đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp;
- Có đủ năng lực thực hiện tính tốn và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
kết quả sản xuất của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu.
Nội dung chính:
2.1. Phân tích tính cân đối của các yếu tố sản xuất
2.1.1. Mục đích của việc phân tích các yếu tố sản xuất
Phân tích các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp là việc thu thập các số liệu có
liên quan đến việc sử dụng các yếu tố sản xuất vào quá trình sản xuất của doanh
nghiệp và vận dụng các phương pháp phân tích kinh tế đánh giá hiệu quả việc sử
dụng các yếu tố sản xuất tại doanh nghiệp nhằm:
- Đánh giá khả năng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thấy được mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất với kết quả hoạt động kinh
doanh.
- Xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các yếu tố.
- Tìm ra các giải pháp thích hợp nhằm khai thác khảnăng tiềm tàng trong năng
lực sản xuất của doanhnghiệp, trên cơ sởđó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.1.2. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp
- Năng lực sản xuất của doanh nghiệp được biểu hiện bằng khối lượng sản
phẩm mà doanh nghiệp có thể sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Năng lực sản
xuất là một chỉ tiêu tương đối khó xác định vì nó gắn liền với tình hình cơ bản, thực
trạng về cơ sở vật chất - kỹ thuật, quản lý và khả năng đầu tư của doanh nghiệp.
- Ðể xác định năng lực sản xuất trong các doanh nghiệp, cần xác định và đánh
giá được các yếu tố cấu thành năng lực sản xuất, đó là yếu tố thuộc về tổ chức, quản lý
và yếu tố thuộc về vật chất - kỹ thuật.
+ Trình độ tổ chức và quản lý trong các doanh nghiệp thể hiện được các mối

liên hệ cân đối, đồng bộ và hiệu quả trong việc sử dụng các yếu tố cơ sở vật chất - kỹ
thuật trong doanh nghiệp. Vì thế, trong cơng tác tổ chức, quản lý cần phải thường
xuyên đổi mới, cải tiến một cách phù hợp với tình hình và địi hỏi của thực tế.
20


+ Các yếu tố về vật chất - kỹ thuật bao gồm yếu tố về lao động, về tài sản cố
định (TSCĐ), về vốn, về đất đai và về một số các yếu tố khác...
2.1.3. Tính cân đối và đồng bộ trong sản xuất
- Trong quá trình sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp cần phải kết hợp linh hoạt
giữa yếu tố tổ chức quản lý với yếu tố vật chất kỹ thuật để sử dụng các yếu tố vật chất
một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Muốn vậy, phải kết hợp giữa từng cặp yếu tố một
cách cân đối và đồng bộ: giữa lao động với đất đai; đất đai với TSCÐ; TSCÐ với lao
động; lao động với lượng vốn đầu tư...
- Ngoài đồng bộ giữa các cặp yếu tố, trong các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt
động sản xuất cũng cần phải đồng bộ giữa các khâu, các đoạn sản xuất. Khi các đoạn
sản xuất có sự chênh lệch nhau về năng lực sản xuất thì đoạn sản xuất có năng lực sản
xuất nhỏ (thiếu) được gọi là điểm hẹp sản xuất. Ngược lại, đoạn sản xuất có năng lực
dôi thừa, không sử dụng hết được gọi là điểm rộng sản xuất.
- Trong phân tích kinh doanh cần phải chỉ ra được các điểm hẹp và điểm rộng
của sản xuất. Ðồng thời, cần tìm và đề xuất các giải pháp hữu hiệu để có thể triệt tiêu
các điểm hẹp, tận dụng năng lực dôi thừa ở các điểm rộng.
- Ví dụ:
Tại một doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm duy nhất, nhiệm vụ sản xuất
mỗi năm là 20.000 sản phẩm, doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn tuyến gồm 3
phân xưởng, phân xưởng I (bắt đầu) đảm bảo số lượng sản phẩm sản xuất như nhiệm
vụ đặt ra là 20.000 sản phẩm. phân xưởng II (tiếp tục) chỉ có khả năng sản xuất
15.000 sản phẩm. Phân xưởng III (hồn tất) có khả năng rắp ráp 25.000 sản phẩm mỗi
năm.
Như vậy, điểm hẹp của doanh nghiệp trong sản xuất là phân xưởng tiếp tục, tại

đây doanh nghiệp phải th gia cơng 5.000 sản phẩm thì mới đảm bảo số lượng sản
phẩm sản xuất như nhiệm vụ đặt ra.
Điểm rộng trong sản xuất của doanh nghiệp là phân xưởng hồn tất có năng lực
sản xuất vượt trội so với nhiệm vụ đặt ra là 5.000 sản phẩm/năm. Tại đây, doanh
nghiệp phải hợp đồng gia công với đơn vị bạn để tận dụng hết năng lực sản xuất.
- Năng lực sản xuất có quan hệ mật thiết với khả năng tiềm tàng. Khả năng tiềm
tàng là phần chênh lệch giữa năng lực sản xuất với mức sản xuất thực tế. Việc phân
biệt điểm rộng, điểm hẹp có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch,
nhằm phát huy tốt nhất các tiềm năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nếu qua phân tích phát hiện có sự thiếu hụt hay dơi thừa về năng lực sản xuất
ở một khâu hay đoạn sản xuất nào đó thì ta có thể xem xét được phần nào việc sử dụng
các yếu tố sản xuất đã hợp lý hay chưa. Những đoạn sản xuất có năng lực dơi thừa đã
trở thành một bộ phận của nguồn khả năng tiềm tàng mà doanh nghiệp cần có biện
pháp để khai thác và sử dụng.
2.2. Phân tích tình hình sử dụng lao động
- Phân tích tình hình sử dụng lao động nhằm:
+ Đánh giá tình hình biến động về số lượng lao động, tình hình bố trí lao động,
từ đó có biện pháp sử dụng hợp lý, tiết kiệm sức lao động.
+ Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng thời gian lao động, trình độ thành thạo
của cơng nhân, tình hình năng suất lao động, trên cơ sở đó có biện pháp khai thác có
hiệu quả, nâng cao năng suất lao động.
Yếu tố lao động tác động đến sản xuất ở cả 2 mặt là số lượng lao động và trình
độ sử dụng lao động (năng suất lao động):
Giá trị sản xuất = Số lao động bình quân x Năng suất bình quân một lao động
21


2.2.1. Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động
a. Phân loại lao động trong doanh nghiệp
Việc phân tích theo yếu tố số lượng lao động sẽ phản ánh quy mô cũng như cơ

cấu lao động trong doanh nghiệp.
Khi tiến hành phân tích, cần phân loại lực lượng lao động trong các doanh
nghiệp theo từng nhóm riêng và xem xét sự biến động của chúng qua các năm để thấy
được sự biến động về quy mô và cơ cấu. Trên cơ sở đó để có những đánh giá thích hợp
nhằm quản lý và sử dụng lao động một cách có hiệu quả.
- Lao động trong doanh nghiệp có thể được chia ra thành lao động trực tiếp và
lao động gián tiếp:
+ Lao động trực tiếp: Ðây là lực lượng trực tiếp sản xuất, trực tiếp quản lý trên
những công đoạn sản xuất cụ thể và tạo ra sản phẩm.
+ Lao động gián tiếp: Là những người làm nhiệm vụ tổ chức, quản lý và phục
vụ trong quá trình sản xuất...
- Cũng có thể phân lao động trong DN sản xuất ra làm 2 loại: lao động sản xuất
và lao động ngoài sản xuất.
+ Lao động sản xuất là lao động làm việc mà hoạt động của họ có liên quan đến
quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho bên ngoài. Loại lao động
này cũng bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Chi phí của lao động trực
tiếp (trong kế tốn được hạch toán trực tiếp vào tài khoản 622 “chi phí nhân cơng trực
tiếp”) được tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm. Chi phí của lao động gián tiếp lại là
một bộ phận của chi phí sản xuất chung (tài khoản 627) và thông qua con đường phân
bổ vào giá thành sản phẩm.
+ Lao động ngoài sản xuất là những lao động không tham gia trực tiếp vào sản
xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Họ là những lao động tham gia vào hoạt động
ngoài lĩnh vực sản xuất. Lao động này có thể chia làm 2 loại: Lao động bán hàng và
quản lý.
Cả hai cách phân loại lao động này đều cần thiết, song lao động trực tiếp cần
phải được chú trọng một cách đúng mức. Việc xác định cấu thành và tỷ lệ hợp lý giữa
hai loại lao động trực tiếp và gián tiếp hoặc giữa lao động sản xuất và ngoài sản xuất là
hết sức cần thiết đảm bảo tính cân đối và nhịp nhàng trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong các doanh nghiệp.
b. Phương pháp phân tích

- Lao động trong các doanh nghiệp thường có sự biến đổi do nhiều nguyên
nhân: tuyển dụng mới, thơi việc, nghỉ hưu, mất sức.... Khi phân tích cần tiến hành so
sánh tỷ trọng và sự biến động của từng loại lao động giữa thực tế với kế hoạch hay
giữa năm nay với năm trước, đối chiếu với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để
rút ra những nhận xét và kết luận.
- Phương pháp sử dụng để phân tích chủ yếu là dựa vào phương pháp so sánh.
So sánh để xác định mức biến động về số tuyệt đối (số chênh lệch giữa 2 kỳ phân
tích), số biến động tương đối (tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch) và mức biến động tương
đối có điều chỉnh thông qua chỉ tiêu kết quả sản xuất để xem xét.
+ Mức chênh lệch tuyệt đối:
ΔLĐ = LĐ1 – LĐ0
+ Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động:
LĐ1
∆LĐ =
x 100%
LĐ0
Trong đó: LĐ1, LĐ0 : Số lượng lao động kỳ thực tế và kỳ kế hoạch (người).
22


+ Mức biến động tương đối:là kết quả so sánh kỳ phân tích với kỳ gốc được
điều chỉnh theo hệ số của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho phép ta kết luận
tình hình quản lý và sử dụng công nhân, chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng lao
động.
GO1
∆LĐ = LĐ1 x LĐ0
GO0
Trong đó: GO1, GO0 : Giá trị sản xuất kỳ thực tế và kỳ kế hoạch.
Nếu ∆LĐ ≤ 0: Việc tăng số lao động là hợp lý (tốc độ tăng lao động sản xuất
thấp hơn tốc độ tăng giá trị sản xuất)

Nếu ∆LĐ > 0: Việc tăng số lao động là không hợp lý (tốc độ tăng lao động cao
hơn tốc độ tăng giá trị sản xuất)
c. Ví dụ minh họa
* Ví dụ 1:Số liệu thu thập qua 2 năm trong doanh nghiệp X được phản ánh qua bảng
sau:
Chỉ tiêu
Năm trước
Năm nay
So sánh
Số
Tỷ
Số
Tỷ
+/%
lượng trọng lượng trọng
Tổng số lao động
1.000 100%
950
100%
-50
-5,00
1. Lao động trong sản xuất
850
85%
825
86,84%
-25
-2,94
- Lao động trực tiếp
800

80%
780
82,11%
-20
-2,50
- Lao động gián tiếp
50
5%
45
4,74%
-5
-10,00
2. Lao động ngoài sản xuất
150
15%
125
13,16%
-25
-16,67
- Nhân viên bán hàng
50
5%
52
5,47%
+2
+4,00
- Nhân viên quản lý
100
10%
73

7,68%
-27
-27,00
Qua tài liệu phân tích cho thấy tổng lao động của DN năm nay đã giảm so với
năm trứơc là 50 lao động (giảm 5%). Xét về tỷ trọng giữa lao động trong và ngồi sản
xuất thì lao động trong và ngoài đều giảm 25 người tương ứng với tỷ trọng giảm là
2,94 % và 16,67%. Nhưng, tốc độ giảm giữa lao động trực tiếp nhỏ hơn lao động gián
tiếp (xét ở cột so sánh); song nếu xem xét tỷ trọng qua 2 năm thì lao động trực tiếp lại
tăng từ 80% lên 82,11% và lao động bán hàng tăng từ 5% lên 5,47%. Việc tăng này có
tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất cũng như kết quả tiêu thụ. Vì vậy, để đánh giá
đúng tình hình tăng giảm quy mô và cơ cấu lao động này chúng ta cần phải liên hệ với
tình hình sản xuất và tiêu thụ mới có kết luận chính xác.
* Ví dụ 2: Số liệu thu thập về kết quả sản xuất qua 2 năm phân tích trong mối quan hệ
với số lượng lao động trực tiếp như sau:
Chỉ tiêu
Kế hoạch Thực hiện
Chênh lệch
1. Giá trị sản lượng (trđ)
50.000
49.000
-1.000
-2
2. Số công nhân sản xuất bình quân
800
780
-20
-2,5
3. Năng suất lao động
62,5
62,82

+0,32
+0,5
Qua bản phân tích trên ta thấy mức biến động tuyệt đối về công nhân trực tiếp
thực hiện so với kế hoạch giảm 2,5% tương ứng 20 công nhân sản xuất. Như vậy, quy
mô số lượng công nhân trực tiếp sản xuất giảm so với mục tiêu kế hoạch. Thông qua
chỉ tiêu mức biến động tương đối biểu hiện được hiệu suất của tình hình sử dụng lao
động.
49.000
∆LĐ = 780 x 800 = 4 cơng nhân
50.000
Mức biến động tương đối vì cơng nhân trực tiếp sản xuất giảm 4, biểu hiện
trong điều kiện mục tiêu kế hoạch đặt ra là doanh nghiệp cần 800 công nhân để đạt
23


được 50.000 triệu đồng giá trị sản lượng, tương tự với mục tiêu kế hoạch thì số lượng
cơng nhân trực tiếp sản xuất tương ứng phải là 784, nhưng thực tế doanh nghiệp chỉ sử
dụng 780 công nhân, như vậy so với mục tiêu kế hoạch đặt ra thì doanh nghiệp tiết
kiệm được 4 công nhân sản xuất, điều này chứng tỏ việc sử dụng công nhân sản xuất
trực tiếp trong kỳ hiệu quả hơn kế hoạch.
- Phân tích tình hình biến động của nhân viên bán hàng cũng có thể được thực
hiện tương tự như công nhân sản xuất trực tiếp ở trên nhưng điều chỉnh theo quy mô
của doanh thu tiêu thụ.
2.2.2. Phân tích tình hình tăng (giảm) năng suất lao động
2.2.2.1. Khái niệm năng suất lao động
Năng suất lao động là số lượng sản phẩm được làm ra trong 1 đơn vị thời gian
hoặc là thời gian cần thiết để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm.
Số sản phẩm sản xuất
Năng suất lao động =
Thời gian lao động

Thời gian lao động
Năng suất lao động =
Số sản phẩm sản xuất
Công thức trên phản ánh năng suất lao động bằng thước đo hiện vật, và chỉ
phản ánh cho một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm. Để tính năng suất lao động
cho toàn doanh nghiệp, bằng thước đo giá trị, ta sử dụng công thức:
Giá trị sản xuất
Năng suất lao động =
Thời gian lao động
2.2.2.2. Các chỉ tiêu về năng suất lao động
- Năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả trong sản xuất. Việc sử dụng tốt lao
động là điều kiện để tăng năng suất lao động. Có nhiều cách tính khác nhau về năng
suất lao động:
- Năng suất lao động bình quân giờ (N g): phản ánh trong 1 giờ làm việc bình
quân 1 người lao động tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
GO
Ng =
Tg
Trong đó:
GO: Tổng giá trị sản xuất
Tg : Tổng số giờ làm việc của tồn bộ cơng nhân trong năm
Tg = LĐ x n x g
LĐ: Tổng số cơng nhân
n: Số ngày làm việc bình qn
g: Số giờ làm việc bình quân ngày
-Năng suất lao động bình quân ngày (N n): phản ánh bình quân trong 1 ngày làm
việc 1 người lao động tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
GO
Ng =
Tn

Trong đó: Tn: Tổng số ngày làm việc của tồn bộ cơng nhân trong năm.
Tn = LĐ x n
Năng suất lao động bình quân ngày cịn có thể được tính:
Nn = N g x g
-Năng suất lao động bình quân cả năm (Ncn): phản ánh bình qn trong 1 năm 1
cơng nhân tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
GO
Ncn =

24


×