TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU
ĐỀ TÀI: Nhận dạng và thiết lập mơ hình chuỗi giá trị tồn cầu của
cơng ty Ford Motor Corporation. Các hoạt động mang lại giá trị gia
tăng lớn nhất cho công ty. Lợi thế cạnh tranh tồn cầu của cơng ty
Ford Motor Corporation. Phân tích các yếu tố cấu thành lợi thế
cạnh tranh tồn cầu của cơng ty.
Nhóm
:2
Lớp học phần
: 231BRMG211101
Giảng viên
: Nguyễn Hoàng Nam
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2023
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 2
ST
T
Họ và tên
Lớp hành chính
Mã sinh viên
1
Đỗ Thị Ngân Giang
K56C2
20D120087
2
Nguyễn Thị Ánh Hằng
K56C1
20D120021
3
Trần Thu Hằng
K56C3
20D120161
4
Trần Thị Hậu
K56EK1
20D260018
5
Nguyễn Thị Hồng
K56EK2
20D260082
6
Đinh Vũ Ngọc Huyền
K56C3
20D120165
7
Hà Thị Huyền
K56C1
20D120026
8
Phan Thị Ngọc Huyền
K56C4
20D120236
9
Phạm Thị Huyền
K56EK2
20D260084
Đánh giá
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................3
I. LÝ THUYẾT..........................................................................................................................................4
1. Chuỗi giá trị toàn cầu........................................................................................................................4
1.1. Khái niệm....................................................................................................................................4
1.2. Mơ hình chuỗi giá trị tồn cầu...................................................................................................4
a. Các hoạt động chính..................................................................................................................4
b. Các hoạt động bổ trợ.................................................................................................................5
1.3. Các dạng chuỗi giá trị toàn cầu.................................................................................................6
2. Lợi thế cạnh tranh toàn cầu..............................................................................................................6
2.1. Khái niệm....................................................................................................................................6
2.2. Các dạng thức của lợi thế cạnh tranh toàn cầu........................................................................6
2.3. Xây dựng lợi thế cạnh tranh toàn cầu.......................................................................................6
a. Hiệu suất vượt trội.....................................................................................................................7
b. Chất lượng vượt trội..................................................................................................................7
c. Sự đổi mới vượt trội...................................................................................................................7
d. Đáp ứng khách hàng vượt trội..................................................................................................8
II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ÔNG TY FORD MOTOR CORPORATION......................................8
1. Tổng quát...........................................................................................................................................8
2. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................................................8
3. Tầm nhìn và sứ mệnh......................................................................................................................18
3.1. Tầm nhìn...................................................................................................................................18
III. CHUỖI GIÁ TRỊ TỒN CẦU CỦA CƠNG TY FORD MOTOR CORPORATION................18
1. Mơ hình chuỗi giá trị toàn cầu........................................................................................................18
2. Các hoạt động cơ bản......................................................................................................................19
2.1. Hậu cần đầu vào.......................................................................................................................19
2.2. Vận hành...................................................................................................................................20
2.3. Hậu cần đầu ra..........................................................................................................................22
2.4. Marketing và bán hàng............................................................................................................22
2.5. Dịch vụ sau bán hàng................................................................................................................24
3. Các hoạt động bổ trợ.......................................................................................................................27
1
3.1. Cấu trúc hạ tầng.......................................................................................................................27
3.2. Quản trị nguồn nhân lực..........................................................................................................28
3.3. Phát triển công nghệ.................................................................................................................29
3.4. Thu mua....................................................................................................................................30
4. Các hoạt động mang lại giá trị gia tăng lớn nhất..........................................................................31
IV. THỰC TRẠNG LỢI THẾ CẠNH TRANH TỒN CẦU CỦA CƠNG TY FORD MOTOR
CORPORATION.....................................................................................................................................32
1. Lợi thế cạnh tranh – lợi thế cạnh tranh khác biệt hóa..................................................................32
2. Các yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh........................................................................................34
2.1. Hiệu suất vượt trội....................................................................................................................34
2.2. Chất lượng vượt trội.................................................................................................................36
2.3. Sự đổi mới vượt trội..................................................................................................................37
2.4. Đáp ứng khách hàng vượt trội.................................................................................................38
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................42
1
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty Ford Motor Corporation, một biểu tượng trong ngành công nghiệp
sản xuất ô tô, đã tồn tại hơn một thế kỷ và trải qua nhiều thách thức và cơ hội.
Trong bối cảnh của môi trường kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, khả
năng nhận dạng và thiết lập một mơ hình chuỗi giá trị tồn cầu đạt hiệu suất tối ưu
là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của Ford. Điều này đặt ra
câu hỏi: Làm thế nào Ford Motor Corporation có thể tận dụng những lợi thế cạnh
tranh toàn cầu của mình để xác định và tối ưu hóa các hoạt động mang lại giá trị
gia tăng lớn nhất?
Lợi thế cạnh tranh tồn cầu của Ford Motor Corporation đã giúp cơng ty này
vượt qua nhiều khó khăn và duy trì sự tồn tại trong thị trường ô tô đầy cạnh tranh.
Trong phần tiếp theo, nhóm chúng em sẽ đi sâu vào việc phân tích những yếu tố
cấu thành và tạo lập lợi thế cạnh tranh toàn cầu của Ford Motor Corporation, từ
quy trình sản xuất đến chiến lược tiếp thị và quản lý chuỗi cung ứng. Tìm hiểu
cách Ford sử dụng mơ hình chuỗi giá trị tồn cầu để tối ưu hóa hiệu suất và tạo ra
giá trị gia tăng lớn nhất.
1
I. LÝ THUYẾT
1. Chuỗi giá trị toàn cầu
1.1. Khái niệm
Chuỗi giá trị là tổng thể các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ
một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, trong đó diễn ra q trình tương tác giữa các
yếu tố cần và đủ để tạo ra một hoặc một nhóm sản phẩm và các hoạt động phân
phối, tiêu thụ sản phẩm, nhóm sản phẩm đó theo một phương thức nhất định. Giá
trị tạo ra của chuỗi bao gồm tổng các giá trị tạo ra tại mỗi cơng đoạn của chuỗi.
Chuỗi giá trị tồn cầu là chuỗi giá trị hoạt động trên phạm vi toàn cầu với bản
chất là sự phát triển của những hoạt động sản xuất trực tiếp và những hoạt động
liên quan đến sản xuất, phân phối một sản phẩm xuyên quốc gia, theo nhiều kênh
và phương thức khác nhau, với sự tham gia ngày càng nhiều các chủ thể ở các
nước, từ đó tạo ra sự đa dạng của các chuỗi giá trị và sự đa dạng về quy mô, về giá
trị và số lượng chủ thể tham gia vào chuỗi.
1.2. Mơ hình chuỗi giá trị tồn cầu
a. Các hoạt động chính
Hậu cần (Logistics): Các hoạt động này chuyên trách việc chuyển đổi nguyên
liệu hữu hình qua chuỗi giá trị, từ việc thu mua sang sản xuất cho tới phân phối.
Công việc này khi được thực hiện hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí
1
đáng kể và do đó tạo ra nhiều giá trị hơn. Ngoài ra nếu logistics được kết hợp hiệu
quả với các hoạt động khác như hệ thống thông tin trong cơ sở hạ tầng thì sẽ càng
giúp giảm chi phí nhiều hơn.
Sản xuất: liên quan tới việc tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ. Đối với các
sản phẩm hữu hình, sản xuất rất dễ được phân tích, thơng qua q trình gia cơng,
kết hợp các ngun liệu tạo ra thành phẩm. Đối với các sản phẩm vơ hình - dịch
vụ, thì sản xuất thường xảy ra khi dịch vụ được cung ứng đến người tiêu dùng.
Hoạt động sản xuất của 1 doanh nghiệp tạo ra giá trị bằng cách thực hiện các hoạt
động một cách hiệu quả dẫn đến chi phí thấp hơn và/ hoặc bằng cách tạo ra sản
phẩm với chất lượng tốt hơn
Marketing và bán hàng: Thông qua việc định vị thương hiệu và quảng bá,
chức năng tiếp thị có thể làm tăng giá trị mà người tiêu dùng nhận thức được trong
sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu những điều này tạo ra 1 ấn tượng tốt về sản phẩm
của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng thì sẽ làm tăng mức giá cho sản
phẩm. Hoạt động này cũng tạo ra giá trị bằng cách khai phá nhu cầu người tiêu
dùng và truyền đạt lại thông tin cho bộ phận R&D của doanh nghiệp, để từ đó có
thể thiết kế sản phẩm phù hợp hơn với những nhu cầu đó.
Dịch vụ sau bán: Vai trị là hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ hậu mãi. Chức
năng này có thể giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị cao hơn trong tâm trí khách hàng
bằng cách giải quyết các vấn đề của khách hàng và hỗ trợ họ sau khi mua sản
phẩm.
b. Các hoạt động bổ trợ
Cấu trúc hạ tầng của doanh nghiệp: Bao gồm cơ cấu tổ chức, hệ thống
kiểm sốt, văn hóa doanh nghiệp, bộ máy lãnh đạo, hệ thống tài chính, hệ thống
thơng tin… Đây được coi là nhân tố nền tảng giúp cho tất cả các hoạt động trong
doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị.
Chức năng quản trị nguồn nhân lực: Đảm bảo toàn bộ nhân sự trong
doanh nghiệp được đào tạo đầy đủ, được thúc đẩy và được đền bù cho việc thực
hiện những nhiệm vụ tạo ra giá trị của họ.
Phát triển công nghệ: Thông qua thiết kế sản phẩm tốt hơn, chức năng này có
thể làm tăng giá trị của sản phẩm, khiến chúng trở nên hấp dẫn người tiêu dùng
1
hơn. Bên cạnh đó, phát triển kỹ năng và cơng nghệ cịn có thể tạo ra quy trình sản
xuất hiệu quả hơn, qua đó cắt giảm chi phí sản xuất.
1.3. Các dạng chuỗi giá trị toàn cầu
Chuỗi giá trị do người bán chi phối: Là chuỗi trong đó các cơng ty tồn cầu
đóng vai trị trung tâm trong kết hợp hệ thống sản xuất. Thường thấy trong các
ngành yêu cầu vốn và hàm lượng công nghệ cao như điện thoại, máy bay, sản
phẩm bán dẫn…
Chuỗi giá trị do người mua chi phối: Là chuỗi trong đó nhà bán lẻ lớn và các
nhà máy sản xuất uy tín đóng vai trị trung tâm trong thiết lập hệ thống sản xuất phi
tập trung. Thường thấy trong ngành sử dụng nhiều lao động địa phương và khơng
địi hỏi cao về hàm lượng cơng nghệ như dệt may, giày dép, đồ chơi, đồ gia
dụng…
Chuỗi giá trị kết hợp sự chi phối của cả người bán và người mua: là chuỗi giá
trị chịu chi phối của cả hai phía. Tùy thuộc vào tư duy chiến lược, mục tiêu, quan
điểm của từng doanh nghiệp mà loại chuỗi này sẽ tập trung nghiêng về sự chi phối
của người mua hay bán
2. Lợi thế cạnh tranh toàn cầu
2.1. Khái niệm
Lợi thế cạnh tranh là những năng lực đặc biệt giúp doanh nghiệp đạt được
những lợi ích tương tự như các đối thủ cạnh tranh nhưng ở mức chi phí thấp hơn
(lợi thế chi phí), hoặc đạt được những lợi ích vượt xa các sản phẩm cạnh tranh (lợi
thế khác biệt). Lợi thế cạnh tranh cho phép doanh nghiệp cung ứng giá trị cao hơn
cho khách hàng, đồng thời tạo ra lợi nhuận lớn hơn cho chính cơng ty (Porter,
20216)
2.2. Các dạng thức của lợi thế cạnh tranh toàn cầu
Lợi thế cạnh tranh chi phí thấp: thường được thể hiện ra bằng phương thức
định giá thấp. Ở đây, giá trị được tạo ra trong quá trình hoạt động của doanh
nghiệp sẽ được chuyển đến cho khách hàng thông qua giá.
Lợi thế cạnh tranh khác biệt hóa: thường được thể hiện ra bằng phương thức
độc nhất được khách hàng nhận thức. Ở đây, giá trị được tạo ra trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp sẽ được chuyển đến cho khách hàng thơng qua sự độc nhất
của tính năng sản phẩm/dịch vụ.
1
2.3. Xây dựng lợi thế cạnh tranh toàn cầu
Lợi thế cạnh tranh toàn cầu được xây dựng dựa trên 4 yếu tố: Chất lượng vượt
trội, Hiệu suất vượt trội, Sự đổi mới vượt trội và Đáp ứng khách hàng vượt trội.
a. Hiệu suất vượt trội
Hiệu suất được tính bằng số lượng đầu vào cần thiết để sản xuất một đơn vị
đầu ra. Hiệu suất sẽ giúp tạo nên năng suất cao hơn và chi phí thấp hơn. Do đó,
hiệu suất vượt trội giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh thơng qua việc
giảm cấu trúc chi phí.
Cách thức đạt tới hiệu suất vượt trội: Doanh nghiệp cần tận dụng tính kinh tế
theo quy mơ; đường ảnh hưởng học tập và đường cong kinh nghiệm để có thể nâng
cao hiệu suất. Đồng thời ứng dụng hệ thống sản xuất một cách linh hoạt và kế
hoạch hóa bên cạnh việc tập trung quản trị nguyên liệu đầu vào, JIT, các chiến
lược R&D, nhân sự, hệ thống thông tin và cơ sở hạ tầng.
b. Chất lượng vượt trội
Chất lượng của sản phẩm vượt trội được đánh giá dựa trên 2 thuộc tính cơ bản
là độ tin cậy cao (thực hiện tốt mọi chức năng được thiết kế và bền) và tuyệt hảo
(được nhận thức bởi khách hàng là tuyệt vời).
Các sản phẩm có chất lượng vượt trội sẽ có khả năng khác biệt hóa và gia
tăng giá trị của sản phẩm theo đánh giá của khách hàng. Bên cạnh đó, việc loại bỏ
lỗi của sản phẩm giúp tránh lãng phí, tăng hiệu suất, từ đó giảm cấu trúc chi phí
dẫn đến lợi nhuận tăng.
Cách thức đạt chất lượng vượt trội: Doanh nghiệp có thể tăng chất lượng của
sản phẩm vượt trội dựa trên độ tin cậy thông qua ứng dụng các tiêu chuẩn, quy
trình tăng cường chất lượng hoặc dựa trên tính tuyệt hảo bằng cách nghiên cứu
thuộc tính sản phẩm mà khách hàng quan tâm nhất từ đó thiết kế, thúc đẩy, định vị
và thường xuyên cải tiến, phát triển thuộc tính sản phẩm mới.
c. Sự đổi mới vượt trội
Là hoạt động tạo nên sản phẩm hoặc quy trình mới. Từ đó tạo nên lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp từ sản phẩm, quy trình độc đáo mà đối thủ cạnh tranh
khơng có. Tuy nhiên cần phải đổi mới liên tục vì sự đổi mới có thể bị sao chép.
1
Cách thức đổi mới: Tạo ra sản phẩm mà khách hàng nhận thấy có giá trị hơn
và gia tăng lợi nhuận cận biên cho doanh nghiệp hoặc tạo nên giá trị bằng cách
giảm thiểu chi phí sản xuất. Quy trình thực hiện gồm những bước sau: xây dựng
những kĩ năng trong nghiên cứu căn bản và ứng dụng, lựa chọn dự án và tiến hành
quản lý; hợp nhất các lĩnh vực chức năng; sử dụng các đội phát triển sản phẩm;
phát triển các quy trình bổ sung song song.
d. Đáp ứng khách hàng vượt trội
Là việc nhận dạng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn hẳn so với đối
thủ cạnh tranh từ đó tạo nên sự khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Do đó tạo nên sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu và doanh nghiệp có
thể đạt được mức giá tối ưu.
Cách thức đáp ứng khách hàng: doanh nghiệp lấy sự đổi mới và chất lượng
vượt trội làm yếu tố then chốt. Từ đó, khách hàng hóa sản phẩm, dịch vụ theo nhu
cầu đặc biệt của khách hàng. Đồng thời tối ưu hóa thời gian đáp ứng khách hàng,
cách thức thiết kế, dịch vụ khách hàng sau bán, hỗ trợ khách hàng…
II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ÔNG TY FORD MOTOR
CORPORATION
1. Tổng quát
Công ty Ford Motor là một công ty đa quốc gia gốc Mỹ, đứng thứ 3 thế giới
về số lượng xe bán ra trên toàn cầu. Ford Motor được Henry Ford sáng lập ở
Dearbon, Michigan, vùng ngoại ô của Detroit và được hợp nhất vào 16/06/1903
với 28000 $ từ 12 nhà đầu tư,... Ford hiện nay gồm nhiều thương hiệu toàn cầu
như: Lincoln và Mercury của Mỹ, Jaguar và Land Rover của Anh, Volvo của Thụy
Điển Ford sở hữu 1/3 quyền quản lý cổ tức của Mazda
Ford đã cho ra dây chuyền lắp ráp chuyển động đầu tiên của thế giới giảm
thời gian lắp ráp khung gầm từ 12.5 giờ xuống 2 giờ 40 phút, làm gia tăng sản
lượng. Đồng thời Ford giảm giá liên tục và cho ra mơ hình nhượng quyền với
nhiều khách hàng trung thành với thương hiệu công ty.
Ford Motor sáng lập được 40 năm Ford đã trở thành một trong những cơng ty
có lợi nhuận lớn nhất trên thế giới và cũng là một trong số ít cơng ty cịn lại sau
cuộc khủng hoảng trầm trọng. Tập đoàn Ford Motor đã tồn tại hơn 100 năm.
1
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Nói đến hãng Ford người ta không thể không nhắc đến Henry Ford người
sáng lập ra một trong thương hiệu xe hơi hàng đầu thế giới, công ty Ford Motor
Company được thành lập vào ngày 16/6/1903 trong một nhà máy cũ với số vốn ít
ỏi 28.000 đơ la tiền mặt từ 12 nhà đầu tư.
Trong những năm đầu tiên hoạt động, công ty chỉ sản xuất một vài chiếc xe ô
tô mỗi ngày tại nhà máy của mình trên đại lộ Mack và sau đó là nhà máy mới trên
đại lộ Piquette ở ngoại ô Detroit, Michigan. Chỉ đến khi Ford T được ra mắt và lần
đầu tiên xuất xưởng vào ngày 1/10/1908 thì nó mới hiện thực hóa được ước mơ
của Henry Ford: "Những chiếc xe với thiết kế đơn giản, giá hợp lý nhất cho mọi
người và có thể sản xuất, bảo dưỡng dễ dàng". Đây cũng được xem là mẫu xe
thành cơng nhất thời bấy giờ và có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20.
Mẫu Ford T được sản xuất từ năm 1908 đến năm 1927 đánh dấu bước thành công
lớn của hãng xe Mỹ.
Ra đời từ năm 1903 đến nay, hãng xe Mỹ đã có chặng đường phát triển gần
120 năm lâu đời hơn cả người anh em đồng hương Chevrolet. Ford cũng là hãng xe
đầu tiên đưa ra khái niệm và áp dụng thành công "dây chuyền sản xuất ô tô" với
phương pháp sản xuất hiệu quả hơn để tạo ra những chiếc xe giá cả phải chăng tiếp
cận được nhiều người. Công ty Ford Motor thành lập khi Henry Ford đã 39 tuổi, nó
1
đã được gia đình ơng kiểm sốt liên tục trong hơn 100 năm qua và hiện tại William
Clay Ford Jr. (chắt của Henry Ford) đang giữ chức chủ tịch điều hành tại hội đồng
quản trị của Ford Motor Company để tiếp tục thực hiện theo như ước mơ của Cụ
cố là mang những chiếc xe có giá hợp lý nhất đến cho mọi người.
Tóm tắt lịch sử phát triển hãng Ford qua các thời kỳ:
1903: Henry Ford hợp tác với 11 nhà đầu tư khác thành lập Ford Motor
Company. Chiếc Ford Model A đầu tiên được giới thiệu.
1903 - 1908: Ford đã sản xuất các Model A, B, C, F, K, N, R và S. Mỗi mẫu
xe đều có hàng trăm đến vài nghìn chiếc được bán ra mỗi năm.
1908: Ford Model T được giới thiệu và trở thành mẫu xe thành công nhất thời
điểm bấy giờ. 15 triệu chiếc được bán ra từ năm 1908 cho đến năm 1927.
1911: Ford mở nhà máy đầu tiên ở ngoài khu vực Bắc Mỹ với điểm đặt chân
tại Manchester, Anh.
1912: Ford Motor Company định hình được logo chính thức cho hãng là một
vịng trịn hình elip bao quanh chữ Ford.
Lịch sử phát triển logo hãng xe Ford qua các thời kỳ.
1
1913: "Dây chuyền sản xuất ô tô" đầu tiên được thiết kế và giới thiệu bởi kỹ
sư William C.Klann, giúp tăng tốc độ lắp ráp chiếc Ford T nhanh hơn 8 lần.
Ford giới thiệu "dây chuyền sản xuất ô tô"đầu tiên trên thế giới.
1918: Một nửa số xe chạy trên nước Mỹ là mẫu Model T của Ford. Khách
hàng có thể lựa chọn màu sơn tùy ý không nhất thiết phải là màu đen.
1919: Edsel Ford nắm quyền lãnh đạo cơng ty thay cha mình, lúc đó Henry
Ford vẫn nằm trong ban lãnh đạo.
1921: Sản lượng của Ford vượt mức 1 triệu xe/năm, gấp 10 lần so với hãng
sản xuất bán chạy thứ 2 là xe Chevrolet.
1922: Henry Ford đã mua lại công ty ô tô Lincoln nhằm cạnh tranh với các
thương hiệu xe sang khác như Cadillac và Packard cho phân khúc cao cấp của thị
trường ô tô.
1925: Ford giới thiệu chiếc Ford Tri-Motor, chiếc máy bay dân dụng đầu tiên.
1
Ford Tri-Motor là chiếc máy bay dân dụng đầu tiên do Ford chế tạo.
1927: Ford Model T chính thức ngừng sản xuất, Ford giới thiệu thế hệ xe mới
mẫu A cải tiến mới có kính an tồn trong kính chắn gió. Tuy nhiên, gần 170.000
động cơ Ford T vẫn tiếp tục được bán dưới dạng lắp cho các mẫu xe mới và nó chỉ
thực sự chấm dứt vào năm 1941.
1929: Ford khẳng định vị trí số 1 của mình bằng việc đặt sản lượng trên 1.5
triệu chiếc ô tô trong năm này.
1931: Chevrolet nhanh chóng phát triển và trở thành đối thủ cạnh tranh trực
tiếp Ford tại Mỹ.
1932: Ford ra mắt chiếc xe giá rẻ đầu tiên với động cơ V8.
1936: Chiếc Lincoln Zephyr được giới thiệu để cạnh tranh với Cadillac.
1
Mẫu xe cao cấp thời điểm bấy giờ của Ford được giới thiệu: Lincoln Zephyr.
1938: Lãnh sự quán của Đức ở Cleverland đã trao tặng Henry Ford giải
thưởng Grand Cross of the German Eagle, danh hiệu cao quý nhất mà Đức quốc xã
trao tặng cho người nước ngoài.
1939: Chi nhánh Mercury được thành lập để đáp ứng phân khúc cho giới
trung và thượng lưu.
1941: Mẫu xe cao cấp Lincoln Continental được ra mắt. Ford cũng bắt đầu
sản xuất những chiếc "jeep" phục vụ cho quân đội.
1943: Edsel Ford mất ở tuổi 49 do căn bệnh ung thư, Henry Ford lại giữ lại
chức chủ tịch Ford Motor Company.
1945: Cháu trai Henry Ford II lên chức chủ tịch công ty từ năm 1945 tới năm
1960, chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc từ năm 1960 tới năm 1980.
Thương hiệu Lincoln và Mercury được kết hợp thành một chi nhánh.
1947: Henry Ford mất do xuất huyết não ở tuổi 83.
1949: Ford giới thiệu chiếc wagon đa dụng vừa chở khách vừa chở hàng.
1
1954: Ford giới thiệu mẫu xe Thunderbird với động cơ V8 thuộc dòng hạng
sang.
Chiếc Ford Thunderbird với trang bị động cơ V8.
1956: Mẫu xe Lincoln Continental Mark II được giới thiệu với giá $10,000.
Sau đó, Ford đã tiến hành niêm yết cổ phiếu.
1957: Ford ra mắt mẫu xe Edsel vào mùa thu năm 1957 dành cho model
1958. Ford là nhãn mác bán chạy nhất với 1,68 triệu xe được sản xuất.
1959: Quỹ tín dụng Ford được thành lập. Ford ngừng sản xuất mẫu Edsel chỉ
2 năm kể từ khi ra mắt.
1960: Mẫu xe Ford Galaxie và Ford Falco ra mắt. Robert Mcnamara được
Henry Ford II bổ nhiệm làm Chủ tịch của Ford.
1964: Huyền thoại Ford Mustang và Ford GT 40 lần đầu được giới thiệu
trước công chúng là những mẫu xe thể thao hiệu suất cao.
1
Mẫu Ford GT 40 từng làm mưa làm gió tại khắp các giải đua xe trên thế giới
những năm 1960s.
1967: Cơng ty Ford Motor tại Châu Âu chính thức được thành lập.
1968: Dòng xe Lincoln Mark Series được giới thiệu như một sản phẩm xe cá
nhân hạng sang cạnh tranh với Cadillac Eldorado.
1970: Ford mở rộng hoạt động và tầm ảnh hưởng sang khu vực Châu Á Thái
Bình Dương với thị trường đầy tiềm năng.
1979: Ford nắm giữ 25% cổ phần tại Mazda - một hãng xe của Nhật Bản.
1981: Chiếc Lincoln Town Car ra mắt, được coi là mẫu xe đỉnh nhất tại thời
điểm bấy giờ.
1985: Ford Taurus được giới thiệu với thiết kế phi thuyền mang tính cách
mạng cho các dòng xe hiện đại ngày nay.
1989: Ford mua thương hiệu Jaguar với giá 2,5 tỷ USD.
1990: Ford Explorer lần đầu tiên được giới thiệu, đưa chiếc SUV trở thành
một mẫu xe gia đình phổ biến.
1
Ford Explorer thế hệ đầu tiên được giới thiệu vào năm 1990.
1993: Ford giới thiệu túi khí kép như một thiết bị an toàn tiêu chuẩn trên các
mẫu xe của mình.
1995: Doanh thu hàng năm của Ford đạt 137 tỷ đơ la Mỹ.
1996: Ford thể hiện ý đồ thâu tóm Mazda bằng việc tăng lượng cổ phiếu biểu
quyết ở công ty này lên 33,4%.
1997: Ford tiến hành thiết kế lại hầu hết các mẫu xe của mình. Cũng trong
năm này Ford cho ra mắt chiếc SUV hạng sang đầu tiên.
1999: Ford mua lại nhãn mác Volvo. William Clay Ford Jr. trở thành Chủ tịch
hội đồng quản trị.
2000: Ford mua lại nhãn hiệu Land Rover từ BMW. Doanh thu hàng năm đã
đạt mức 141 tỷ đô la Mỹ.
2002: Lincoln Continental bị ngừng sản xuất sau gần 50 năm có mặt trên thị
trường, Jaguar X-Type được giới thiệu.
1
2003: Ford tròn 100 tuổi. Ford GT được ra mắt nhằm kỷ niệm sự kiện này.
Lincoln Navigator được thiết kế lại cùng với những mẫu Lincoln khác.
2004: Chiếc Ford Escape Hybrid và chiếc SUV xăng- điện đầu tiên được giới
thiệu.
2005: Chiếc Ford Mustang được tái thiết kế lại hoàn toàn với kiểu dáng cơ
bắp và hiện đại hơn, vẫn giữ lại phong cách model của những năm 1960s.
Ford Mustang 2005 một trong những mẫu xe thể thao được ưa chuộng nhất tại
Mỹ.
2006: Ford thông báo về những những cải tổ chính sách nhằm đưa năng suất
sản xuất và chi phí cố định phù hợp với thị phần dự tính. William Clay Ford Jr. từ
chức giám đốc điều hành và Alan Mulally sau đó được bổ nhiệm thay thế ơng.
2008: Ford Motor Company bán lại thương hiệu Land Rover và Jaguar cho
tập đoàn Tata của Ấn Độ lấy 2,3 tỷ USD. Với gần 120 năm phát triển và cải tiến
không ngừng cả về thiết kế, công nghệ và khả năng vận hành, kể từ khi mẫu xe đầu
tiên được ra đời Model A đưa vào sản xuất, Ford đã giữ vững sứ mệnh tiếp tục tạo
nên những chiếc xe mới và đa dạng hóa sản phẩm của mình trên các phương diện:
1
giá cả, nhu cầu và mục đích sử dụng có thể vượt qua những thử thách khắc nghiệt
nhất, đáp ứng và thậm chí vượt lên trên sự mong đợi của khách hàng.
3. Tầm nhìn và sứ mệnh
3.1. Tầm nhìn
Chiến lược kinh doanh của Ford được thể hiện tiêu biểu nhất trong kế hoạch
Một Ford (One Ford). Một Ford trải rộng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của
công ty bao gồm Một Đội ngũ thống nhất, Một Kế hoạch, Một Mục tiêu, nhằm xây
dựng một đội ngũ nhân viên toàn cầu chất lượng cao, cộng tác hiệu quả, và mang
lại những sản phẩm toàn cầu chất lượng đồng đều và ổn định tại các thị trường của
Ford trên toàn thế giới.
FORD đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể trong tương lai:
Trở thành một trong những đại lý hàng đầu của Ford Việt Nam.
Trở thành một trong những đại lý có chỉ số hài lịng khách hàng cao nhất.
Trở thành một trong những đại lý có chỉ số hài lòng nhân viên cao nhất.
Đối với nhân viên: Trở thành một Công ty mang lại cho mọi thành viên các
cơ hội bình đẳng để làm việc và phát huy mọi năng lực, xứng đáng là nơi để mọi
thành viên gắn bó, phát triển sự nghiệp.
Đối với đối tác: Ln xây dựng và phát triển các mối quan hệ với đối tác trên
cơ sở bình đẳng, tơn trọng và hợp tác đơi bên cùng có lợi.
Đối với xã hội: Hài hịa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội, đóng góp tích
cực vào hoạt động hướng về cộng đồng.
III. CHUỖI GIÁ TRỊ TỒN CẦU CỦA CƠNG TY FORD MOTOR
CORPORATION
1. Mơ hình chuỗi giá trị tồn cầu
Ford là thương hiệu xe toàn cầu được biết đến với khả năng sản xuất và chuỗi
cung ứng xuất sắc cũng như xây dựng được mức độ tin cậy tuyệt vời đối với khách
hàng. Ford đã quản lý rất tốt chuỗi giá trị của mình. Chuỗi giá trị bao gồm tồn bộ
giai đoạn từ hình thành sản phẩm đến dịch vụ sau bán hàng. Ford có khả năng quản
lý sản xuất xuất sắc chuỗi giá trị.
1