Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Nhóm 3- Marketing (1) (1).Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.49 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI BÁO CÁO
HỌC PHẦN: Marketing Quốc Tế
Mã số HP: MAR5206010

Số tín chỉ: 2

Giáo Viên Hướng Dẫn: Lê Thị Nam Phương
Nhóm: 3
Lớp: Kinh Tế Ngoại Thương 7.K22

Hải Phịng, năm 2023


BÁO CÁO NHIỆM VỤ THÀNH VIÊN

STT

Tên thành viên

Nội dung

1

Phạm Mai Phương

Tổng quan về KFC

2



Đoàn Vân Anh

3

Đinh Phương Thảo

4

Nguyễn Diễm Quỳnh

Phân tích mơi trường KD (MT vi
mơ)
Phân tích mơi trường KD (MT vĩ
mô)
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức theo SWOT

5

Phạm Thị Huyền

Phân tích 4P ( Place, Promotion)

6

Vũ Thị Mai Linh

7


Ngơ Thị Hường

Phân tích 4P ( Product, Price) +
sửa PP
Làm PPT + kết luận

1


LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày
càng nâng cao, từ đó ngồi nhu cầu ăn no mặc ấm, con người
phát sinh thêm những nhu cầu mới. Là một trong những số đó,
nhu cầu về thời gian rất được chú trọng. Với quỹ thời gian chỉ có
24h/ngày, người dân phải sử dụng sao cho hợp lý nhất với mức
công việc và hoạt động trong ngày. Trong đó hoạt động ăn
uống là hoạt động quan trọng và rất cần thiết. Ngồi việc được
ăn ngon, có đủ chất để đảm bảo sức khỏe thì cịn địi hỏi phải
tiết kiệm được thời gian. Sự phát triển về kinh tế đã làm nhu
cầu, thói quen ăn uống của người Việt thay đổi theo xu hướng
kinh tế hội nhập, góp phần thúc đẩy ngành cơng nghiệp thức ăn
nhanh trên tồn quốc. Nhận thấy nhu cầu đó, các nhãn hàng
thức ăn nhanh lớn như: McDonald’s, KFC, Lotteria, Popeyes… đã
sớm xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Trong đó cái tên quen
thuộc nhất thì phải nói đến hệ thống cửa hàng gà rán Kentucky
Fried Chicken (KFC). Mặc dù vào thị trường Việt Nam từ cuối
năm 1997, đã gặt hái được nhiều thành tựu nhưng KFC vẫn
đang ở trong giai đoạn tăng trưởng, với thực trạng mức sống
phát triển cao, con người bận rộn hơn thì KFC càng có cơ hội
bùng nổ. Mặc dù vậy, không thể không nhắc đến sự cạnh tranh

đến từ những nhãn hàng kinh doanh thức ăn nhanh cũng đang
làm mưa làm gió trên thị trường như: McDonald’s, Lotteria,
Jollibee…Vì vậy KFC cần có chiến lược Marketing hiệu quả góp
phần giữ vững vị thế của mình trên thị trường Việt Nam.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhóm chúng em đã
chọn đề tài “Chiến lược Marketing của KFC tại Việt Nam” làm
báo cáo cho học phần môn Marketing quốc tế của nhóm. Nếu

2


có thiếu sót gì mong cơ góp ý với nhóm để bọn em hoàn thiện
bài tốt hơn. Em xin trân thành cảm ơn!

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU KFC
I. Tổng quan về KFC
KFC là tên viết tắt của Kentucky Fried Chicken, một
thương hiệu

và mảng hoạt động của Yum! International

Restaurant Group (Hoa Kỳ). KFC bán gà rán, một loại thức ăn
nhanh ngày càng trở nên phổ biến ở các quốc gia đơng dân
trên tồn thế giới. Ngày nay, chuỗi KFC đã có mặt tại 145 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với hơn 27.000 nhà hàng
phục vụ 12 triệu khách mỗi ngày.
KFC nổi tiếng với các sản phẩm gà tươi sống. Tất cả các đầu
bếp của KFC đều phải trải qua một khóa đào tạo khắc nghiệt
để đảm bảo hương vị độc đáo và chất lượng dinh dưỡng cho các

món ăn của họ, theo tiêu chuẩn của tập đồn. Cơng thức của
11 loại thảo mộc và gia vị được KFC sử dụng để chế biến gà của
họ vẫn là một bí mật kinh doanh bí mật, giúp tạo ra hương vị
đặc biệt cho sản phẩm của họ.
KFC ban đầu được thành lập bởi doanh nhân Colonel
Harland Sanders. Ơng bắt đầu cơng việc bán gà rán từ một nhà
hàng nhỏ tại Corbin, Kentucky trong thời kỳ Đại khủng hoảng.
3


Sanders đã sớm nhận thấy tiềm năng từ tổ chức nhượng quyền
nhà hàng này, và thương vụ nhượng quyền "Kentucky Fried
Chicken" đầu tiên được xuất hiện ở Utah vào năm 1952. KFC
sau đó đã nhanh chóng phổ biến hóa các thực phẩm chế biến
từ gà trong ngành công nghiệp thực phẩm thành đồ ăn nhanh
và cạnh tranh với sự thống trị của hamburger trong thị trường
lúc bấy giờ. Bằng việc tự xây dựng thương hiệu cho bản thân
dưới cái tên "Colonel Sanders", Harland đã trở thành một hình
tượng nổi bật trong lịch sử văn hóa Mỹ, và hình ảnh của ông
vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong các quảng cáo của KFC
cho tới ngày nay. Tuy nhiên, việc mở rộng nhanh chóng của hệ
thống cộng với những căn bệnh tuổi già đã khiến ơng khơng thể
kiểm sốt nổi chuỗi nhà hàng và phải bán cơng ty lại cho một
nhóm nhà đầu tư được dẫn đầu bởi John Y. Brown Jr. và Jack C.
Massey vào năm 1964.
KFC là một trong những chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh đầu
tiên mở rộng thị phần quốc tế, với nhiều cửa hàng ở Canada,
Vương quốc Anh, Mexico và Jamaica vào giữa những năm 60.
Trong suốt thập niên 70 và 80, KFC phải trải qua nhiều sự thay
đổi về chủ quyền sở hữu công ty hoặc gặp nhiều khó khăn

trong việc kinh doanh nhà hàng. Đầu những năm 70, KFC được
bán cho Heublein, trước khi sang nhượng lại cho PepsiCo. Năm
1987, KFC trở thành chuỗi nhà hàng phương Tây đầu tiên được
mở ở Trung Quốc, và ngay lập tức mở rộng thị phần tại đây. Đó
chính là thị trường lớn nhất của cơng ty. Sau đó, PepsiCo đã
chuyển hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh, bao gồm cả nhãn
hiệu KFC, sang một công ty về nhà hàng độc lập Tricon Global
Restaurants, sau này đổi tên thành Yum! Brands .

4


CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA
KFC
I. Phân tích mơi trường vi mơ của KFC
1.Doanh nghiệp
KFC là một công ty lớn trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn
nhanh trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. KFC có cơ
cấu tổ chức vơ cùng hợp lý, chiến lược kinh doanh hiệu quả và
tình hình tải chính lành mạnh, sự thật đầ chứng minh qua năng
lực kinh doanh của KFC trong suốt các năm qua. Cụ thể với các
điểm sau:
a. Cơ sở vật chất
Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997, hiện KFC đã có rất
nhiều chi nhánh trong cả nước, trong đó nhiều nhất vẫn là ở
Tp.Hồ Chí Minh với 45 cửa hàng, cịn lại là ở Hà Nội, Cần Thơ,
Bà Rịa-Vũng Tàu, Biên Hịa, Bn Ma Thuột, Huế, Hải Phòng…
Hiện nay, hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh này đã có mặt
tại hầu hết các đường phố của Việt Nam. Các cột mốc phát
triển:

• Tháng 12/1997: khai trương nhà hàng đầu tiên tại
TP.HCM
• Tháng 06/2006: khai trương nhà hàng đầu tiên tại Hà Nội
• Tháng 11/2009: khai trương nhà hàng đầu tiên tại Đà
Nẵng
Các cửa hàng của KFC được bài trí theo phong cách truyền
thống với màu đỏ là màu chủ đạo, không gian trong cửa hàng
được thiết kế với mục đích tạo cho khách hàng sự thoải mái để
có thể vừa thưởng thức bữa ăn vừa chuyện trị, bàn bạc cơng
việc.

5


Các chuỗi cửa hàng của KFC luôn được đặt tại những vị trí
thuận lợi, trung tâm, ngay góc các giao lộ, trung tâm mua sắm,
siêu thị, những nơi có vị thế đẹp và có nhiều người ...vừa giúp
người tiêu dùng tiện lợi lui tới, vừa giúp việc kinh doanh ngày
càng phát triển, thu hút nhiều khách hàng hơn.
b. Công nghệ chế biến
Sản phẩm của KFC tại Việt Nam được chế biến theo tiêu
chuẩn chung trên toàn thế giới. Thịt gà được chế biến từ cùng
một công thức mà Colonel Harland Sander – nhà sáng lập của
KFC – đã sáng tạo ra hơn nửa thế kỉ trước. Ơng đã thảnh cơng
với cơng thức pha chế bí mật của 11 loại hương vị và thảo mộc
cùng với kỹ thuật nấu cơ bản mà vẫn được áp dụng đến ngày
hôm nay. Trong nhiều năm, Colonel Sander đã cất giữ công
thức pha chế trong đầu của mình và ngày nay cơng thức này
được cất giữ an tồn ở Louisville. Tại Kentucky, chỉ có một số ít
người biết cơng thức đáng giá hàng triệu đơ la (đó là họ đã kí

những giao kèo đảm bảo sự bí mật của cơng thức này).
Tuy nhiên, KFC Vietnam cũng đang nghiên cứu để thay đổi
kích thước, mẫu mã, khẩu vị cho phù hợp hơn với ẩm thực của
người tiêu dùng Việt Nam. KFC Việt Nam đã sản xuất ra những
sản phẩm ngày càng gần gũi với khẩu vị của người Việt Nam
hơn như: gà rán giịn khơng xương, salad gà giịn, bắp cải trộn,
bánh mì mềm,…

6


Chất lượng sản phẩm:
+ KFC Vietnam chỉ chọn những nhà cung cấp nguyên liệu
uy tín và bảo đảm chất lượng, khẳng định chất lượng sản phấm
của mình bằng các chứng nhận kiểm dịch.
+ KFC Vietnam có chiến lược kinh doanh lâu dài tại Việt
Nam, vì vậy KFC đã dành nhiều thời gian để xây dựng thị trường
và tạo dựng lòng tin nơi khách hàng về chất lượng và an toàn
vệ sinh thực phẩm nhằm bảo đảm cho hoạt động lâu dài của
mình.
c. Nguồn nhân lực
Với nét văn hóa đặc thù của KFC – luôn ghi nhận công lao
và mọi nỗ lực của từng cá nhân, tập thể, hơn 2000 nhân viên
của KFC Việt Nam đang sống và làm việc với phương châm
“Work hard – Play hard”. Công thức thành công của KFC là tập
trung vào việc nâng cao năng lực của nhân viên nằm thoả mãn
nhu cầu của khách hàng và tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, KFC
ln cam kết về tính đa dạng và tạo một mơi trường làm việc
tốt nhất cho người lao động. KFC đã thể hiện một phong cách
chuyên nghiệp không chỉ trong đội ngũ nhân viên mà còn trong

việc điều hành một chuỗi hệ thống các cửa hàng luôn mang lại
sự tiện lợi nhất cho khách hàng.
KFC là công ty kinh doanh lĩnh vực nhà hàng thức ăn
nhanh hoạt động theo hình thức nhượng quyền thương mại.
KFC hiện nay là một phần của Tricon Global Restaurants Inc.
Ngày nay KFC có hơn 10,000 đơn vị hoạt động trên hơn 79 quốc
gia, doanh thu của hệ thống KFC tại Mỹ là khoảng 4 triệu.

7


d. Hệ thống phân phối
KFC có một chuổi cửa hàng rộng khắp các quận ở thành
phố Hồ Chí Minh và đội ngũ nhân viên giao hàng hùng hậu, giao
hàng đến tận nhà trong thời gian nhanh nhất. Một kiểu phân
phối hoàn hảo và tiện lợi cho người tiêu dùng. Ngoài ra KFC cịn
có những cửa hàng ở Hà Nội, và các tỉnh thành khác. Đây là 1
điểm mạnh của KFC.
Vị trí kinh doanh: các chuỗi cửa hàng của KFC ln được
đặt tại những vị trí thuận lợi, trung tâm, ngay góc các giao lộ,
trung tâm mua sắm, siêu thị, những nơi có vị trí đẹp và có
nhiều người ...vừa giúp người tiêu dùng tiện lợi lui tới, vừa giúp
việc kinh doanh ngày càng phát triến, thu hút nhiều khách
hàng hơn.
e. Nguồn lực tài chính
Tồn bộ KFC thuộc sở hữu của tập đoàn Yum đang hoạt
động với hơn 33.000 nhà hàng trên hơn 100 quốc gia trên thế
giới. Bốn công ty KFC, Pizza Hut, Taco Bell và Long Jonh Siver là
những thương hiệu hàng đầu của tập đoàn Yum! Toàn cầu. Với
nguồn lực tài chính hùng hậu, có thể triển khai các hoạt động

kinh doanh có quy mơ tài chính lớn, cũng như dễ dàng cạnh
tranh với các đối thủ khác. Đây là một điểm mạnh của KFC Việt
Nam với sự hậu thuẫn của Yum!.
f. Năng lực kinh doanh
8


Ngày nay, KFC có hơn 3800 cơng ty franchise đa nhãn
hiệu trên tồn cầu. Mỗi ngày, KFC đón tiếp gần 8 triệu khách
hàng trên toàn thế giới.
Hơn 10 năm tạo dựng và phát triển chuỗi nhà hàng phục
vụ Gà rán Kentucky tại Việt Nam theo tiêu chuẩn của tập đoàn
Yum International, KFC Việt Nam đang phát triển không ngừng,
tiếp tục chinh phục các thị trường tiềm năng trên khắp các tỉnh,
thành của cả nước.

KFC có mặt tại Việt Nam mà cụ thể là tại thành phố Hồ Chí
Minh tương đối sớm. Trong suốt quãng thời gian đầu tiên KFC
để lại trong lòng người tiêu dùng một dấu chấm hỏi lớn về sự
phát triển. Trong suốt bảy năm đầu, KFC đã chấp nhận đầu tư
để phát triển thương hiệu, xây dựng hệ thống nhà hàng, thực
hiện các chương trình tiếp thị để gây dựng khách hảng cho
minh trong tuơng lai. Sau bảy năm, mọi người nhận ra KFC đã
làm được điều mà nhiều đối thủ cạnh tranh mong ước. Phát
triển một cách mạnh mẽ và đầy chiến lược, KFC đã chiếm được
thị trường và ngày càng khẳng định tầm vóc của thương hiệu.
Hiện nay, KFC đã trở thành thương hiệu thức ăn nhanh
được biết đến nhiều ở Tp.Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam
nói chung. Số lượng khách hàng làm quen và chấp nhận loại
thực phẩm này càng nhiều. Một số cuộc điều tra gần đây tại

Việt Nam cho thấy 70% người dân Việt Nam đã thích đi ăn tại
các tiệm thức ăn nhanh.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, năm 2009, tổng thu
nhập của ngành thức ăn nhanh cả nước ước đạt khoảng 500 tỉ
9


đồng, tăng 35-40% so với năm 2008, trong đó phần lớn vẫn đến
từ các thương hiệu nước ngoài như Jollibee, Lotteria, tất nhiên
không thể không kể đến KFC.

2. Đối thủ cạnh tranh
Sau khoảng thời gian đầu khó khăn khi khách hàng Việt
Nam còn chưa chịu chấp nhận sản phẩm thức ăn nhanh do
những khác biệt về văn hóa, các hãng thức ăn nhanh đang
ngày càng lấy được lòng tin khách hàng với quyết tâm thay đổi
khẩu vị của họ. Một sự thực là nhu cầu cho sản phẩm thức ăn
nhanh của người tiêu dùng đang ngày càng tăng nhanh đặc
biệt là tầng lớp trẻ, tương lai của đất nước, với những chiến lược
marketing không biết mệt mỏi các hãng thức ăn nhanh đã phần
nào đạt được thành quả khi tạo nên được một nhu cầu tiêu
dùng mới cho người dân.
Hiện nay các hãng thức ăn nhanh (fast food) nước ngoài
hoạt động ở Việt Nam ngày cảng nhiều và đang tiếp tục thâm
nhập sâu vào thị trường tiềm năng này với việc mở thêm nhiều
10


cửa hàng, khơng chỉ ở Tp.HCM mà cịn ở các tỉnh. Điều này
đồng nghĩa với việc KFC ngày càng có nhiều đối thủ hơn. Rất

nhiều đối thủ có thể xuất hiện trong thời gian tới và KFC sẽ luôn
phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc này. Điểm qua có thể kể đến:
a. Mc Donald’s
Trước tiên phải kể đến Me Donald’s – hãng thức ăn nhanh
lớn nhất trên thế giới. Kể từ khi được sáng lập bởi anh em nhà
Mc Donald là Maurice và Richard năm 1937, Mc Donald’s không
ngừng phát triển và lớn mạnh. Chỉ sau 30 năm đầu thành lập
Mc Donald’s đã có hơn 10000 cửa hàng trên khắp nước Mỹ,
chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường nội địa. Hiện nay Mc Donald’s
đã có 30000 cửa hàng ở trên 119 quốc gia trên thể giới. Với
doanh số không ngừng tăng trưởng Mc Donald’s luôn xứng
đáng là anh cả trong ngành hàng thức ăn nhanh. Hiện nay,
trung bình mỗi ngày, cứ bốn người Mỹ thì có một người ghé vào
qn fastfood của McDonald, tập đoàn thức ăn nhanh lớn nhất
thể giới. Đây là một con số mà bắt cứ hãng thức ăn nào cũng
mơ ước cùng với những chiến lược vô cùng nhạy bén Mc
Donald’s sẽ luôn là nỗi sợ hãi của các đối thủ bất cứ nơi nào họ
đặt chân đến.

b. Jollibee của Phillipines
Theo kế hoąch, trong năm nay hãng thức ăn nhanh
Jollibee của Phillipines sẽ mở thêm bốn cửa hàng nữa, nâng
tổng số cửa hàng của mình ở Việt Nam lên con số 14. Ông
Subido cũng cho biết Jollibee đang lựa chọn thêm công ty trong
nước làm đổi tác nhượng quyền thương mại. Từ năm 1996 đển

11


nay, hãng này chỉ mới nhượng quyền thương mại được hai cửa

hàng cho một cơng ty Việt Nam.
c. Lotteria
Ơng Trương Hàm Liêm, Trưởng phòng kinh doanh của
Lotteria Việt Nam cho biết Việt Nam là thị trường quan trọng và
tiềm năng đối với Lotte, nên mặc dù khủng hoảng kinh tế vẫn
còn nhưng Lotteria vẫn được hỗ trợ tối đa để phát triển tại Việt
Nam. Ông cũng cho biết thêm trong những năm tới, kế hoạch
mở rộng thi trường của Lotteria vẫn được đặt lên hảng đầu. Cụ
thế, trong năm nay Lotteria Việt Nam sẽ mở thêm 80 cửa hàng
ở TPHCM, Huể, Quảng Nam, Hà Đông...
d. Kinh Đô– Việt Nam
Kinh Đô là một trong số ít doanh nghiệp trong nước phát
triển chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh kiểu Việt Nam. Mới đây,
Cơng ty Bánh Kinh Đơ Sài Gịn, thành viên của tập đồn Kinh
Đơ, đã khai trương cửa hàng K-Do phục vụ cà phê, bánh theo
kiểu mơ hình thức ăn nhanh. Khách hàng mục tiêu của cửa
hàng này chủ yếu là giới trẻ. Ông Nguyễn Duy Đăng, Giám đốc
tiếp thị và nhượng quyền của công ty, cho biết cửa hàng K-Do
bán bánh, sandwich, pizza, hamburger và các loại thức uống.
“Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ mở thêm ba cửa hàng nữa ở
TPHCM”, ơng nói. Trên đây là ba đối thủ đã thực sự cạnh tranh
trên thị trường Việt Nam với KFC, trong khi Jollibee mặc dù
thâm nhập vào Việt Nam từ rất sớm xong lại tỏ ra hụt hơi trước
các đàn em KFC và Lotteria. Và thêm một ông lớn của Việt Nam
đã khẳng định được vị thế trên thị trường – Kinh Đơ có thể thấy
thị trường thức ăn nhanh Việt Nam đang thực sự sôi động và
khốc liệt cho những ai tham gia.

12



Với lợi thế là một hãng truyền thống thức ăn nhanh từ lâu
đời, đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xâm nhập thị
trường, đồng thời với khả năng thích ứng nhanh nhạy, tìm hiểu
khá kỹ càng nhu cầu của thị trường, KFC đã dành được vị trí
dẫn đầu trong ngành thực phẩm thức ăn nhanh tại Việt Nam.
Tuy nhiên KFC cũng cần phải cẩn trọng bởi các đối thủ đều
đang thực hiện chiến lược tái xâm nhập và mở rộng nhằm giành
lại miếng bánh của mình. Thị trường thức ăn nhanh vẫn sẽ sôi
động trong năm nay và những năm tiếp theo.
3. Khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng
trực tiếp tới tồn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Nói như vậy để thấy khách hàng quan trọng như thế nào đối với
bất kỳ ngành nào. Ngành hàng thức ăn nhanh cũng không phải
là một ngoại lệ, khách hàng chủ yếu của thức ăn nhanh chủ yếu
là khách hàng lẻ và đây cũng là đối tượng chủ yếu gây nên áp
lực cho các hãng trong ngành. Có thể kể đển một vài lý do để
thấy tại sao áp lực từ khách hàng lại không hề nhỏ ở Việt Nam
cho các ngành hàng thức ăn nhanh.
Với lượng dân số đông và tỷ lệ tăng dân số ở thảnh thị
ngày càng nhanh đã tạo nên một bộ phận lớp trẻ có thu nhập
khá cao và kèm theo đó là khả năng sẵn sàng chi trả là khá lớn.
Có một thực tế rằng mỗi gia đình người Việt Nam sẵn sàng chi
trả cao hơn cho những bữa ăn ngon miệng và chất lượng. Xa rồi
thời kì “rẻ mà ngon” là khẩu hiệu, người dân chúng ta ngày
càng ý thức rõ về mặt giá cả so với giá trị họ đã có sự chuyến
biến nhất định về mặt này. Và đi kèm với khả năng chi trả cao
hơn thì yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm cũng tăng theo


13


thời gian, đa số người tiêu dùng đã và đang quan tâm đến vấn
đề chất lượng và sức khỏe.

Hơn thế nữa với người dân nhu cầu ăn uống luôn là một nhu
cầu cấp thiết hàng ngày, với một nước đông dân như nước ta
thực sự nhu cầu cho các ngành hàng là rất lớn đặc biệt là các
ngành về lương thực thực phẩm. Đồng thời với một tỷ lệ dân số
trẻ có thu nhập cao ngày càng tăng thì nhu cầu thể hiện mình
của giới trẻ càng lớn và tạo ra một nhu cầu lớn cho các ngành
hàng cao cấp.
Kể tiếp phải kể đến là khẩu vị của người Việt, khẩu vị của
người Việt Nam rất phong phú và đa dạng, có sự thay đổi, đặc
trưng ở cả 3 miền nhưng nhìn chung có thể thấy người Việt
khơng hề thích vị béo ngậy mà đó lại là điểm đặc trưng của các
sản phẩm thức ăn nhanh của KFC. Đây trở thành một rào cản
rất khó vượt qua với các hăng thức ăn nhanh mà tiêu biểu là
Jollibee khi tiến hành thâm nhập thất bại – phải tiến hành cầm
cự, thu nhỏ quy mơ.
Cuối cùng là vấn đề hình thức và mối quan tâm về sức
khỏe. Trong khi người Mỹ dễ dàng chấp nhận một cơ thể mập
mạp để thỏa mãn sở thích ăn uống thì người Việt Nam lại khơng
phải vậy. Đối với người Việt Nam hình dáng bên ngồi là rất
quan trọng, vì thế họ sẽ có tâm lý e ngại khi sử dụng các sản
phẩm nhiều dầu mỡ. Hơn thế nữa sức khỏe đang được người
tiêu dùng quan tâm hàng đầu do hiện nay số lượng người mắc
14



bệnh béo phì, tim mạch, tiểu đường đang tăng nhanh chóng. Và
thức ăn nhanh được coi như là trong những nguyên nhân, nó
khiến cho người tiêu dùng cảm thấy dè dặt và cẩn thận hơn khi
muốn dùng loại thức ăn này. Đây là 1 thách thức lớn khơng
riêng gì KFC mà cả ngành công nghiệp thức ăn nhanh đang
phải đối mặt. Đồng thời, với nhiều vụ bê bối về an toàn thực
phẩm như hiện nay càng khiến người tiêu dùng mất lòng tin
vào thực phẩm ở các hàng quán. Đây là vấn đề mà KFC cần
phải coi trọng nhằm xây dựng uy tín thêm vững mạnh.

4 .Nhà cung cấp
Ngồi các yếu tố trên áp lực từ nhà cung cấp cũng khá là
quan trọng đối với các hãng thức ăn nhanh mà cụ thể là
Lotteria bởi lẽ nếu áp lực từ các nhà cung cấp quá lớn thì KFC
Việt Nam sẽ không thể chủ động thực hiện chiến lược giá theo ý
mình và sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp. Còn
ngược lại khi giảm được áp lực từ nhóm này xuống thấp KFC sẽ
hồn tồn chủ động trong việc thực hiện các chiến lược của
mình. Việt Nam là một nước nông nghiệp, cho nên trồng trọt và
chăn ni là hai ngành chính rất phát triển ở Việt Nam, điều đó
đã tạo nên một lợi thế rất lớn cho KFC khi có thể sử dụng nguồn
nguyên liệu bản địa đồng thời giảm được chi phí. Tuy nhiên vấn
đề đặt ra ở đây là KFC sẽ lựa chọn nguồn nguyên liệu như thế

15


nào thu mua nguyên liêu tự do với giá rẻ hay chọn nguồn
nguyên liệu được đảm bảo vệ sinh và sạch sẽ…

5. Các trung gian marketing của KFC
a. Các tổ chức tài chính tín dụng
Các tổ chức tài chính tín dụng bao gồm các ngân hàng,
các cơng ty tín dụng, các công ty bảo hiểm và các tổ chức khác
hỗ trợ công ty đầu tư hay bảo hiểm chống rủi ro…
Phần lớn các công ty của các tổ chức tài chính tín dụng khi
đầu tư cho các thương vụ của mình. Việc tăng giá tín dụng hay
thu hẹp khả năng tín dụng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến hiệu quả của hoạt động marketing của KFC. Vì thế KFC cần
thiết lập mối liên hệ bền vững với những tổ chức tài chính tín
dụng quan trọng nhất đối với mình.

b.Các tổ chức dịch vụ marketing
Các tổ chức dịch vụ marketing là những công ty nghiên
cứu marketing, những công ty quảng cáo, những tổ chức của
các phương tiện quảng cáo và các công ty tư vấn marketing
giúp cho KFC định hướng chính xác hơn và đưa hàng của mình
đến những thị trường thích hợp đối với họ. KFC phải quyết định
xem mình có cần sử dụng dịch vụ của các tổ chức đó khơng hay
tự đảm nhiệm tất cả các cơng việc cần thiết. Sau khi quyết định
16


sử dụng các dịch vụ mất tiền, công ty phải lựa chọn kỹ lưỡng
những người cung ứng dịch vụ, bởi vì các cơng ty kinh doanh
khác nhau về khả năng sáng tạo của mình, chất lượng hồn
thành cơng việc, khối lượng dịch vụ cung ứng và giá cả .
c. Những người môi giới thương mại
Những người môi giới thương mại là những cơng ty kinh
doanh hỗ trợ cơng ty tìm kiếm khách hàng và hay trực tiếp bán

sản phẩm cho KFC. Tại sao KFC lại cần đến những người môi
giới thương mại? Đó là vì nguồn mơi giới thương mại có thể
đảm bảo cho người đặt hàng những điều kiện thuận tiện về địa
điểm, thời gian và thủ tục mua hàng với chi phí ít hơn so với
trường hợp nếu công ty tự làm. Những người môi giới thương
mại tạo được những điều kiện thuận tiện về đặc điểm bằng
cách tích trữ sản phẩm ở ngay những nơi có khách hàng. Điều
kiện thuận lợi về thời gian được tạo ra nhờ trưng bày và đảm
bảo có sản phẩm vào những thời kỳ mà người tiêu dùng muốn
mua chúng. Điều kiện thuận lợi trong thủ tục mua hàng đồng
thời chuyển giao quyền sở hữu cho họ. Nếu như KFC muốn tự
đảm bảo những điều kiện thuận tiện, trên thì nó phải đầu tư, tổ
chức và đảm bảo việc làm cho một hệ thống điểm buôn bán đồ
sộ trên quy mô cả nước. Cho nên các công ty thấy hợp lý nhất
là duy trì sự hợp tác với một hệ thống những người môi giới
thương mại độc lập.
6. Quan hệ công chúng (PR)
KFC thường xuyên thực hiện nhiều hoạt động tài trợ, từ
thiện vừa góp phần giúp ích cho xã hội vừa nâng cao hiệu quả
về mặt truyền thông.

17


KFC cũng thành lập các đội tình nguyện thực hiện các hoạt
động từ thiện giúp đỡ các trẻ em mồ côi, tàn tật… gây được
nhiều thiện cảm với khách hàng.
7. Sản phẩm thay thế
Hiện có nhiều nhà hàng thức ăn nhanh khác đang cung
cấp các sản phẩm tương tự như KFC và điều này đã mang lại lợi

nhuận cho chuỗi thức ăn nhanh của họ. Một trong số đó phải kể
đến Popeye Louisiana Kitchen – một trong những đối thủ cạnh
tranh lớn nhất trên thị trường của KFC. Nhà hàng thức ăn nhanh
này cung cấp các món ăn kèm như nước sốt Cajun, khoai tây
nghiền và cơm cho người tiêu dùng bên cạnh các lựa chọn quen
thuộc như gà, khoai tây chiên. Điều này đã làm cho nhà hàng
thức ăn nhanh Popeye trở nên rất phổ biến.
II. Môi trường vĩ mô của KFC
1. Yếu tố quốc tế
Năm 2011, khả năng kinh tế thế giới vẫn tiếp tục duy trì
tăng trưởng chậm, khơng cân bằng, khơng ổn định là rất lớn.
Chính sách kích thích tài chính và chính sách nới lỏng tiền
tệ của các chính phủ nền kinh tế phát triển, đặc biệt là Mỹ đã
không thu về được hiệu quả cao trong vấn để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thực thể. Khơng gian chính sách ngày càng bị
thu hẹp khiến cho KFC gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng
phạm vi hoạt động,..
Triển vọng năm 2011 không rõ rệt. Sự khác biệt lớn so với
khủng hoảng tài chính châu Á tràn khắp các nền kinh tế mới nổi
vào năm 1998 chính là xu hướng kế tiếp của khůng hoảng tài
chính quốc tế khơng phải là phía Tây mà sẽ hướng sang phía
Đơng, khiến cho các nền kinh tế phát triển đang rơi vào giới

18


hạn tăng trưởng, còn các nền kinh tế mới nổi thì cho thấy được
sự lạc quan.
Kể từ khi bước vào thế kỷ 21, thức ăn nhanh đã bị chỉ trích
vì những vấn đề xung quanh việc phúc lợi động vật. Hiệp hội

bảo vệ động vật (PETA) đã nhiều lần phản đối việc lựa chọn các
nhà cung cấp gia cầm trên toàn thế giới của KFC. Những yếu tố
này chưa mang lại nhiều thuận lợi tốt cho KFC phát triển

2.Yếu tố kinh tế
- Tốc độ tăng GDP:
+ Việt Nam là một nước đang phát triển với tốc độ tăng
trưởng mạnh và cao. Từ năm 2000 đến 2006 tốc độ tăng trưởng
nền kinh tế tăng đều qua các năm và luôn ở mức cao từ 7%8%/1 năm. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra
những năm 2007 - 2008 nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh
hưởng trầm trọng. Năm 2009 cuộc khủng hoảng kinh tế đã
chạm đáy. Nền kinh tế nước ta dần dần hồi phục tăng trưởng
GDP trong năm 2009 thấp hơn, khoảng 6%. Số liệu tăng trưởng
GDP mới nhất trong quý 3 năm 2009 cho thấy nền kinh tế đang
trên đà phục hồi khá vững chắc, mặc dù xuất khẩu vẫn còn
chậm. Tuy nhiên, việc tăng trưởng chậm lại này là hoàn toàn
cần thiết cho việc tạo đà tăng tốc cho các năm tiếp theo 20102011. Thống kê cho thấy, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ và
lndonesia, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có tốc độ
tăng trưởng GDP so với cùng kỳ năm trước vì vậy Việt Nam

19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×