Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Trồng, chăm sóc cây chùm ngây ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.17 KB, 3 trang )

Trồng, chăm sóc cây chùm ngây
* Giáo sư tư vấn giúp cách trồng và chăm sóc cây chùm ngây. Nó được sử
dụng như thế nào và ở Việt Nam có thích hợp để phát triển loại cây này không.
Tôi có nghe nói đây là một cây cứu đói trên thế giới.

Bạn đọc ()
Chùm ngây (danh pháp khoa học: Moringa oleifera) là một loài thực vật được
trồng và thu hoạch như một loại rau. Cây chùm ngây được trồng ở những vùng đất
khô, nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới. Cây này chuộng đất ráo nước, nhiều cát, dù là
đất xấu cũng dễ mọc, chịu được hạn hán.
Bản địa chùm ngây là ở vùng sơn cước Hi Mã Lạp Sơn, tây bắc Ấn Độ nhưng ngày
nay được trồng rộng rãi ở châu Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ và Đông Nam Á. Có thể
nói chùm ngây là một cây đa dụng; mọi bộ phận đều có thể dùng được. Bằng cách
canh tác chùm ngây, nhà nông có thể cải thiện đất xấu.
Ở vùng nhiệt đới, lá chùm ngây được dùng làm thực phẩm cho gia súc. Lá non có
thể hái làm rau cho con người, tăng thành phần dinh dưỡng và giúp nông dân tự túc
thêm, nhất là ở những quốc gia đang phát triển.
Ở Việt Nam chùm ngây được trồng nhiều ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận
nhưng cũng có mặt ở những tỉnh khác như Thanh Hóa. Lá chùm ngây dùng trong
ẩm thực như để nấu canh. Hoa chùm ngây phơi khô có thể dùng nấu lấy nước uống
như một loại trà. Trái non được dùng như đậu ve. Khi già, hạt chùm ngây thì có thể
đem rang lên và ăn như lạc (đậu phộng).
Theo lương y Nguyễn Công Đức - giảng viên Khoa Y học cổ truyền (ĐH Y Dược,
TP.HCM), chùm ngây đã được biết đến và dùng nhiều hơn nghìn năm nay ở các
nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ. Do có nhiều hữu ích, nên hiện
nay đang có chương trình khuyến khích trồng cây chùm ngây ở 80 quốc gia trên
thế giới.
Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất cần thiết, giàu chất protein, vitamin,
acid amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm
nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid
và kaempferol. Nhiều nước đã sử dụng chùm ngây làm thực phẩm và làm thuốc.


Lương y Nguyễn Công Đức cho biết: Chùm ngây được dùng chữa các bệnh như trị
u xơ tiền liệt tuyến bằng cách, dùng 100g rễ chùm ngây tươi và 80g lá trinh nữ
hoàng cung tươi (hoặc dùng rễ chùm ngây khô 30g và lá trinh nữ hoàng cung khô
20g). Đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày.
Trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường
huyết, bảo vệ gan bằng cách, mỗi ngày dùng 150gr lá chùm ngây non rửa sạch, giã
nát, thêm 300ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2
muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày
Ngoài ra, chùm ngây còn có công dụng ngừa thai, đây là loại cây được đồng bào
người Raglay dùng làm thuốc ngừa thai, cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm
ngây còn tươi (150g) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc,
chia uống 2 lần trong ngày. Phụ nữ Raglay trong tuổi sinh đẻ nếu uống nước sắc rễ
chùm ngây thì sẽ không có thai. Tuy nhiên, cần lưu ý, phụ nữ đang có thai thì
không được dùng cây chùm ngây.
Chùm ngây còn được dùng để lọc nước bằng cách lấy 2 trái chùm ngây tươi đã có
hột già, lấy hột giã nát, trộn đều 5 phút với 3 lít nước đục, để lắng 2 giờ thì có nước
trong dùng được.

×