BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU BẢO HIỂM
XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HỊA BÌNH
CHUN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ TÂN
Hà Nội, 2023
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, tất cả nguồn số liệu được sử dụng trong phạm
vi nội dung nghiên cứu của luận văn này là trung thực và chưa hề được dùng
để bảo vệ một học vị khoa học nào.
Tôi xin cam đoan rằng, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho luận văn đã được gửi lời cảm ơn.
Mai Châu, ngày tháng 8 năm 2023
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Phương
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tơi xin chân thành bày
tỏ lịng biết ơn của mình tới TS. Phạm Thị Tân đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập
và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa
Kinh tế và Quản trị kinh doanh, phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học
Lâm nghiệp đã chỉ bảo, giảng dạy trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Xin cám ơn Ban Lãnh đạo, viên chức BHXH huyện Mai Châu, Ủy ban
nhân dân huyện Mai Châu, cũng như các Phòng, ban trong và ngồi huyện
Mai Châu đã cung cấp thơng tin, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện
luận văn.
Mặc dù luận văn đã hoàn thiện với tất cả sự cố gắng cũng như năng lực
của mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cơ, đó chính là sự giúp đỡ
q báu mà tơi mong muốn nhất để cố gắng hồn thiện hơn trong q trình
nghiên cứu và cơng tác.
Xin chân thành cảm ơn./.
Mai Châu, ngày
tháng 8 năm 2023
TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Phương
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƯC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận QLNN về thu BHXH bắt buộc ........................................ 5
1.1.1. Cơ sở lý luận về BHXH bắt buộc .................................................... 5
1.1.2. Quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc .................................... 12
1.1.3. Nội dung QLNN về thu BHXH bắt buộc ....................................... 19
1.1.4. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc . 27
1.2. Cơ sở thực tiễn QLNN về thu BHXH bắt buộc ................................... 29
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ............................................ 29
2.1.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Mai Châu về QLNN đối với thu
bảo hiểm xã hội bắt buộc ........................................................................ 34
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 36
2.1. Tổng quan về huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình ................................... 36
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 36
2.1.2. Tổng quan về BHXH huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình................. 40
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn đối với QLNN về thu bảo hiểm xã hội bắt
buộc trên địa bàn huyện Mai Châu......................................................... 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 43
2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp................................................................ 43
iv
2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp ................................................................. 44
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thơng tin ....................... 46
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................... 46
2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc ........ 46
2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả công tác
QLNN thu BHXH bắt buộc ..................................................................... 47
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 48
3.1. Thực trạng quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện
Mai Châu, tỉnh Hịa Bình ............................................................................ 48
3.1.1. Ban hành văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội ....................................................... 48
3.1.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý
thu Bảo hiểm xã hội ............................................................................... 55
3.1.3. Thực hiện công tác thống kê thông tin về bảo hiểm xã hội .......... 58
3.1.4. Quản lý về thu BHXH ................................................................... 64
3.1.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội... 74
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc
trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình ............................................. 77
3.2.1. Cơ chế, chính sách ........................................................................ 80
3.2.2. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội ................................................ 81
3.2.3. Công tác kiểm tra, thanh tra và chế tài xử phạt vi phạm ............. 81
3.2.4. Công tác thông tin tuyên truyền .................................................... 82
3.2.5. Ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ của nhân viên ngành BHXH .. 83
3.3. Đánh giá công tác QLNN về BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Mai
Châu, tỉnh Hịa Bình.................................................................................... 84
3.3.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 84
3.3.2. Tồn tại, hạn chế ............................................................................. 85
3.3.3. Nguyên nhân hạn chế .................................................................... 86
v
3.4. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc
trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình ............................................. 88
3.4.1. Định hướng và mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước về thu
BHXH bắt buộc ....................................................................................... 88
3.4.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về BHXH bắt
buộc trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình ................................ 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nghĩa tiếng Việt
ASXH
An sinh xã hội
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BVĐK
Bệnh viện đa khoa
CB
Cán bộ
BHXH BB Bảo hiểm xã hội bắt buộc
BHXHTN Bảo hiểm xã hội tự nguyện
CSKCB
Cơ sở khám chữa bệnh
CSYT
Chăm sóc y tế
GĐP
Chỉ số tăng trưởng quốc gia
GTSX BQ
Giá trị sản xuất bình quân
HGĐ
Hộ gia đình
KCB
Khám chữa bệnh
KT - XH
Kinh tế xã hội
NĐ- CP
Nghị định chính phủ
NQ/TW
Nghị quyết Trung ương
QĐ-TTg
Quyết định Thủ tướng
TTYT
Trung tâm y tế
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của huyện Mai Châu đến thời
điểm 31/12/2022.............................................................................................. 37
Bảng 2.2. Dân số và lao động huyện Mai Châu giai đoạn 2020-2022 ........... 38
Bảng 3.1. Số lượng viên chức cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Mai Châu
năm 2022 ............................................................................................... 54
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp các hoạt động tuyên truyền về BHXH giai đoạn
2020-2022 trên địa bàn huyện Mai Châu ........................................................ 56
Bảng 3.3. Thống kê đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo
hiểm xã hội huyện Mai Châu .......................................................................... 59
Bảng 3.4. Thống kê số lao động tham gia BHXH bắt buộc (2020-2022) .............. 61
Bảng 3.5. Thống kê số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc (2020-2022) .......... 63
Bảng 3.6. Kế hoạch thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Mai Châu giai
đoạn 2020-2022 ............................................................................................... 65
Bảng 3.7. Kết quả thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội huyện
Mai Châu (2020-2022) .................................................................................... 66
Bảng 3.8. Quỹ lương trích nộp BHXH tại BHXH Mai Châu ......................... 68
Bảng 3.9. Tổng hợp mức lương thực tế và mức lương làm căn cứ đóng BHXH
-ĐVT: Đồng .................................................................................................... 70
Bảng 3.10. Quản lý nợ thu BHXH bắt buộc năm 2020-2022 ......................... 72
Bảng 3.11. Tình hình thực hiện kiểm tra thu BHXH bắt buộc đối tại BHXH
huyện Mai Châu giai đoạn 2020-2022 ............................................................ 75
Bảng 3.12. Đánh giá của các đơn vị về BHXH năm 2022 ............................. 77
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Biểu đồ giá trị sản xuất của huyện Mai Châu giai đoạn 2020 - 2022 39
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH huyện Mai Châu .................. 41
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống cơ quan QLNN về thu BHXH ............................... 51
Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức BHXH Việt Nam theo hệ thống dọc từ Trung ương
đến địa phương ................................................................................................ 53
Hình 3.3. Tổng hợp chi phí cơng tác tun truyền qua các năm 2020-2022 57
Hình 3.4. Cơ cấu các khối ngành tham gia BHXH-% .................................... 62
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
BHXH là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, vì vậy việc hồn thiện
chính sách BHXH đóng vai trị to lớn trong việc góp phần đảm bảo an sinh xã
hội. Đối với nước ta, bảo đảm ngày càng tốt hơn hệ thống an sinh xã hội luôn
là chủ trương, nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp
của chế độ nước ta và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị –
xã hội và phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, theo dự báo của Tổ
chức Lao động Thế giới (International Labour Organization - ILO) với các
chính sách hiện hành, thì đến năm 2025 Quỹ BHXH của Việt Nam sẽ bị mất
cân đối thu - chi, buộc phải lấy nguồn kết dư để chi trả. Và đến năm 2035,
quỹ lương hưu sẽ hồn tồn cạn kiệt, khi đó NLĐ sẽ không được nhận lương
hưu, không được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp. Những nguyên nhân làm mất cân đối thu - chi có thể kể
đến như: tỷ lệ thu cịn thấp so với mức chi, quan hệ giữa mức đóng và mức
hưởng BHXH cịn mất cân đối, mức đóng chưa tương xứng với mức hưởng.
Tính đến hết ngày 30/11/2022, nợ BHXH trên cả nước là 10.135 tỷ đồng,
chiếm 77,16% tổng số nợ.
Tại huyện Mai Châu, cũng như các huyện khác, mặc dù có nhiều cố
gắng trong cơng tác QLNN về thu BHXH bắt buộc, hoạt động này vẫn cịn có
một số hạn chế cần phải khắc phục. Điển hình như: Tình trạng chậm đóng và
nợ BHXH, BHYT, BHTN kéo dài của một số doanh nghiệp; số tiền nợ
BHXH đã làm ảnh hưởng đến quyền thụ hưởng các chế độ BHXH của người
lao động khi có phát sinh. Hàng năm, số lượng đơn vị và người lao động tham
gia BHXH trên địa bàn huyện Mai Châu tăng lên đáng kể, đồng thời số đơn vị
chậm nộp BHXH và số tiền nợ đọng của các đơn vị cũng tăng lên. Việc lập hồ
sơ đóng BHXH với mức lương thấp hơn so với thực tế (để giảm tiền đóng
BHXH) làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động khi hưởng chế độ,
2
việc báo tăng mức đóng khi người lao động sắp sinh con để được hưởng chế
độ thai sản với mức cao hơn hay việc lập hồ sơ giả để hưởng chế độ BHXH
cũng thường xuyên xảy ra.
Qua thực trạng trên cho thấy thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện
Mai Châu chưa đem lại hiệu quả, các hành vi vi phạm về lĩnh vực BHXH hiện
nay đang có chiều hướng ngày càng gia tăng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền lợi của NLĐ trong việc giải quyết các chế độ BHXH, ảnh hưởng trật tự
an toàn xã hội, đặc biệt làm giảm niềm tin của NLĐ vào các chính sách của
Đảng và Nhà nước. Một số đơn vị SDLĐ cố ý lợi dụng các kẽ hở của pháp luật
và sự quản lý chưa tốt của các cơ quan quản lý để trục lợi từ quỹ BHXH bắt
buộc, làm ảnh hưởng đến an toàn của quỹ BHXH bắt buộc và sự cơng bằng
trong thụ hưởng chính sách BHXH của NLĐ; cơng tác giải quyết chế độ và chi
trả còn bộc lộ một số yếu kém; Cơng tác tun truyền về chính sách BHXH
cịn nặng mang tính hình thức chưa thực sự đi vào chiều rộng và chiều sâu.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, địi hỏi cơng tác QLNN về lĩnh
vực chính sách BHXH cần phải hiệu quả hơn, cơng tác nghiên cứu phải đi sâu
một cách cơ bản, cụ thể cả về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó, đề xuất
những giải pháp nhằm tăng cường cơng tác QLNN về BHXH bắt buộc mang
lại tính hiệu quả cao. Căn cứ từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài:
“Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Mai
Châu, tỉnh Hịa Bình” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành
quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng QLNN về thu BHXH bắt buộc trên địa
bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác QLNN về thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện, góp phần
đảm bảo an sinh xã hội trong những năm tới.
3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn công tác QLNN về thu
BHXH bắt buộc;
- Đánh giá thực trạng công tác QLNN về thu BHXH bắt buộc trên địa
bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về thu BHXH
bắt buộc trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình;
- Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác QLNN về thu BHXH bắt buộc
trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình những năm tới.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác QLNN về thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Mai Châu,
tỉnh Hịa Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình
- Phạm vi thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm (2020-2022).
+ Dữ liệu sơ cấp khảo sát chuyên sâu năm 2022.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác
QLNN về thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình,
đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác QLNN về thu BHXH bắt buộc trên
địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình.
4. Nội dung nghiên cứu
- Lý luận và thực tiễn công tác QLNN về thu BHXH BB.
- Thực trạng công tác QLNN về thu BHXH bắt buộc trên địa bàn
huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình.
- Yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác QLNN về thu BHXH bắt buộc trên
địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hịa Bình.
4
- Giải pháp hồn thiện cơng tác QLNN về thu BHXH bắt buộc trên địa
bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trong những năm tới.
5. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về thu bảo hiểm
xã hội bắt buộc
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
5
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƯC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
1.1. Cơ sở lý luận QLNN về thu BHXH bắt buộc
1.1.1. Cơ sở lý luận về BHXH bắt buộc
1.1.1.1. Khái niệm BHXH bắt buộc
Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển phải thông qua lao
động. Lao động tạo ra của cải vật chất phục vụ cho bản thân, gia đình và xã
hội. Tuy nhiên, khơng phải bất cứ lúc nào con người cũng có thể chuyên tâm
vào lao động để đạt được những thành công nhất định mà trong q trình lao
động con người có thể gặp những rủi ro ngồi ý muốn do điều kiện tự nhiên,
do mơi trường sống hoặc do môi trường xã hội làm cho con người gặp khó
khăn trong cuộc sống. Khi chẳng may gặp phải những rủi ro này, các nhu cầu
cần thiết trong cuộc sống khơng giảm đi mà cịn tăng thêm, xuất hiện những
nhu cầu mới như: Cần được khám chữa bệnh và điều trị ốm đau, tai nạn
thương tật cần phải người chăm sóc, ni dưỡng, sinh con thì phát sinh thêm
nhiều chi phí khác phục vụ cho đời sống… Trước tình hình này địi hỏi cần
phải có biện pháp hỗ trợ cho NLĐ khi họ gặp phải những rủ ro để họ yên tâm
nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe và sớm trở lại lao động, ổn định đời sống, ổn
đinh xã hội. Vì vậy, chính sách BHXH ra đời, đây được coi là một chính sách
có hiệu quả, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, là một chính sách đáp ứng
nhu cầu phần lớn của NLĐ và được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng.
Theo Điều 3.1 Luật BHXH do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm
2014: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo
hiểm xã hội” (Luật BHXH, 2014).
6
Từ những định nghĩa khác nhau về khái niệm “BHXH” nêu trên, có thể
khái quát về BHXH như sau (Nguyễn Văn Định, 2008).
BHXH là hệ thống bảo đảm khoản thu nhập thay thế cho người lao
động khi người lao động bị mất hoặc giảm thu nhập, thơng qua việc hình
thành và sử dụng quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia và có sự
ủng hộ của Nhà nước.
- BHXH được chi trả trong các trường hợp người lao động bị giảm
hoặc mất thu nhập, chỉ trong các trường hợp: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao
động; bệnh nghề nghiệp; thất nghiệp; hết tuổi lao động; hoặc chết.
- Đối tượng của BHXH chính là thu nhập (có thể coi là số tiền) bị biến
động giảm hoặc mất do các trường hợp được quy định trong Luật BHXH của
những người lao động tham gia BHXH.
BHXH đã lấy số đơng bù số ít và thực hiện chức năng phân phối lại thu
nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang giữa những NLĐ có thu nhập thấp
hơn, giữa những người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu
phải nghỉ việc. Nói cách khác, BHXH góp phần đảm bảo sự “thăng bằng” về
thu nhập cho NLĐ và gia đình họ. Điều này đã góp một phần vào việc thực
hiện công bằng xã hội (Đỗ Nhật Tân, 2009).
Căn cứ vào loại hình của người tham gia BHXH chia BHXH thành hai
loại: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Điều 3,4 Luật Bảo hiểm xã hội
quy định rõ (Luật BHXH, 2014).
BHXH bắt buộc: là loại hình BHXH mà NLĐ và NSDLĐ phải tham
gia. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là NLĐ và NSDLĐ. NLĐ và
NSDLĐ phải đóng phí BHXH hàng tháng theo một tỷ lệ phần trăm nhất định
theo luật BHXH.
Ở nước ta, chế độ hưởng của loại hình BHXH bắt buộc bao gồm: Trợ
cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ
cấp hưu trí; trợ cấp tử tuất; trợ cấp thất nghiệp. Bên cạnh đó, chế độ hưởng
7
của BHXH tự nguyện chỉ bao gồm hưu trí và tử tuất bởi vì khả năng đóng phí
BHXH của những đối tượng này thường hạn chế. Hiện nay mức lương tối
thiểu mà NLĐ có thể đóng BHXH tự nguyện bằng mức chuẩn hộ nghèo đối
với khu vực nông thôn (1.500.000 đồng), tối đa bằng 20 lần lương cơ sở, tỷ lệ
đóng là 22% mức đóng. Cịn đối với BHXH bắt buộc thì mức đóng là 32%
mức lương cơ sở, như vậy mức chênh lệch là tương đối lớn, hơn nữa tỷ lệ
người tham gia BHXH tự nguyện hiện nay thấp, mức đóng đa phần thấp do
đó để đảm bảo nguồn tài chính thực hiện cần có sự bảo trợ của Nhà nước.
Và việc quản lý các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, quỹ BHXH
tự nguyện thường khó khăn, phức tạp do cơ quan BHXH thường có rất ít
thơng tin về những đối tượng đóng BHXH tự nguyện này và mức đóng,
phương thức đóng cũng rất đa dạng.
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai
sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các
điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật. Mức hưởng các chế độ tùy
theo vào mức tiền lương mà NLĐ đóng BHXH hàng tháng, được quy định cụ
thể tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 và các
quy định pháp luật hướng dẫn liên quan.
1.1.1.2. Đặc điểm và vai trò của BHXH bắt buộc
* Đặc điểm của BHXH bắt buộc
BHXH mang tính xã hội, tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc. Tính xã
hội, tính nhân đạo và nhân văn trong các chế độ BHXH quy định bản chất của
BHXH, đó là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thơng qua
một loạt các biện pháp cơng cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế
và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các
chăm sóc và trợ cấp cho các gia đình đơng con. Đối với các rủi ro như trên,
nhiều khi từng cá nhân khơng đủ khả năng tài chính để khắc phục, do vậy
8
Nhà nước ban hành các quy định để huy động mọi người trong xã hội đóng
góp một khoản nhất định cùng với Nhà nước hình thành quỹ BHXH để chi trả
cho một số người gặp rủi ro cần khắc phục hay do điều kiện sinh học như tuổi
tác, môi trường sống, điều kiện làm việc mà NLĐ phải nghỉ làm việc, khi đó
cần có một khoản kinh phí để đảm bảo cuộc sống cho chính bản thân và gia
đình họ. Mục tiêu của BHXH là tạo ra mạng lưới an toàn gồm nhiều tầng,
nhiều lớp bảo vệ cho tất cả các thành viên của cộng đồng trong những trường
hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất trong chi
tiêu của gia đình do những biến cố hoặc những "rủi ro xã hội" (Chính Phủ,
2016). Vì vậy, để tạo ra lưới an tồn gồm nhiều tầng, nhiều lớp, BHXH phải
dựa trên nguyên tắc san sẻ trách nhiệm và thực hiện công bằng xã hội, được
thực hiện bằng nhiều hình thức, phương thức và các biện pháp khác nhau. Có
thể thấy rõ bản chất của BHXH là nhằm che chắn, bảo vệ cho các thành viên
của xã hội trước mọi biến cố xã hội bất lợi. BHXH thể hiện chủ nghĩa nhân
văn cao đẹp: mọi người trong xã hội với tư cách là một công dân, họ phải
được đảm bảo mọi mặt để phát huy đầy đủ những khả năng của mình, khơng
phân biệt địa vị xã hội, chủng tộc, tơn giáo... đều bình đẳng về BHXH.
BHXH là một công cụ để quản lý xã hội, là sự bảo đảm của Nhà nước
để ổn định đời sống cho người tham gia BHXH và an toàn xã hội, thúc đẩy
sản xuất phát triển. Đồng thời đây là quá trình phân phối lại thu nhập xã hội.
BHXH được coi là một chính sách xã hội quan trọng, song hành cùng với
chính sách kinh tế, nhằm bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho mọi
NLĐ, chống các tệ nạn xã hội, góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Với tư cách là công cụ để quản lý xã hội, Nhà nước quy định quyền và
trách nhiệm giữa các bên tham gia BHXH, đặc biệt mối quan hệ giữa NLĐ và
NSDLĐ; yêu cầu NSDLĐ phải thực hiện những cam kết, đảm bảo điều kiện
làm việc, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ, trong đó có nhu
cầu cơ bản về tiền lương, tiền cơng, chăm sóc sức khoẻ khi bị ốm đau, tai
9
nạn... Đây là những ràng buộc mang tính nguyên tắc và thơng qua đó Nhà
nước thực hiện quản lý nhà nước về BHXH. BHXH dựa trên sự đóng góp của
các bên tham gia, gồm NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước trong một số trường hợp,
thực chất quỹ BHXH là quỹ của NLĐ tiết kiệm được, bất luận trong hoàn
cảnh nào Nhà nước phải đứng sau hỗ trợ, duy trì, bảo tồn để thực hiện các
chế độ trợ cấp cho NLĐ, nếu khơng thì xã hội sẽ mất ổn định, kinh tế sẽ trì
trệ. Ngược lại, nếu quỹ BHXH được hình thành và phát triển lớn mạnh sẽ có
khoản nhàn rỗi để đầu tư trở lại giúp cho sản xuất phát triển.
* Vai trò của BHXH bắt buộc
- Đối với xã hội: Thực hiện tốt chính sách BHXH góp phần ổn định và
nâng cao chất lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của
người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau, góp phần ổn định tình
hình an ninh và trật tự xã hội.
BHXH bắt buộc đã gián tiếp tác động đến chính sách tiêu dùng quốc gia,
kích thích tiêu dùng của xã hội, hỗ trợ và bổ sung các chính sách vĩ mơ khác
của Chính phủ. BHXH giải quyết được rủi ro đối với người lao động, góp phần
tích cực vào việc phục hồi năng lực làm việc, khả năng sáng tạo của họ và góp
tăng năng suất lao động của xã hội. Thơng qua sự trợ giúp của BHXH người
lao động nhận được các chế độ BHXH, họ sẽ có thu nhập thay thế.
BHXH bắt buộc có tác động mạnh mẽ tới chính sách tài chính quốc gia,
có ảnh hưởng khơng nhỏ tới thị trường tài chính thơng qua hoạt động đầu tư
tài chính từ quỹ BHXH. Hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH có tác động khơng
nhỏ tới q trình phát triển của đất nước, là nguồn vốn quan trọng để tạo ra
những cơ sở sản xuất kinh doanh mới, góp phần tạo ra công ăn việc làm cho
người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo thu nhập cho người lao động và
tăng tổng sản phẩm quốc dân.
Khi có sự cố bảo hiểm, những người tham gia bảo hiểm nhất định sẽ
nhận được một số tiền bảo hiểm để giảm bớt khó khăn về mặt tài chính, tạo
10
điều kiện duy trì mức sống đã đạt được. Như vậy, thực hiện tốt chính sách bảo
hiểm nghĩa là tạo sự an tâm cho người lao động trong quá trình lao động. Hỗ
trợ và thực hiện các biện pháp an toàn lao động, tạo điều kiện để cải thiện,
nâng cao sức khỏe cho người lao động. Đây là vai trò tích cực của BHXH bắt
buộc đối với người lao động vì nó vừa có thể nâng cao đời sống cho người lao
động lại vừa giảm bớt được các khoản chi trợ cấp về tai nạn, bệnh nghề
nghiệp… vừa đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình
thường. Sử dụng nguồn tài chính nhàn rỗi để tham gia vào thị trường tài chính
nhằm mục đích bảo tồn và phát triển quỹ BHXH.
Đối với người lao động: Mục đích lớn nhất của BHXH là bảo đảm đời
sống cho người lao động và gia đình họ, người tham gia BHXH sẽ được thay
thế hoặc bù đắp một phần thu nhập mất đi khi họ bị suy giảm, mất khả năng
lao động, mất việc làm; khi họ hết tuổi lao động theo quy định sẽ được hưởng
chế độ hưu trí (lương hưu); khi chết sẽ được hưởng trợ cấp tiền tuất, mai táng
phí; ngồi ra được hưởng trợ cấp khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp và dưỡng sức.
Tham gia BHXH, người lao động yên tâm cống hiến và không phải lo
lắng nhiều về những rủi ro mà mình có thể gặp phải trong hoạt động lao động
sản xuất, cơng tác, sinh hoạt. BHXH góp phần làm hạn chế và điều hoà các
mâu thuẫn giữa người tham gia BHXH và người sử dụng lao động, tạo môi
trường làm việc ổn định, đảm bảo cho hoạt động lao động sản xuất, cơng
tác với hiệu quả cao, từ đó góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.
1.1.1.3. Các chế độ của BHXH bắt buộc
* Chế độ Ốm đau:
Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và
có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định
của Bộ Y tế. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức
khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục
do Chính phủ quy định thì khơng được hưởng chế độ ốm đau.
11
+ Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác
nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
* Chế độ Thai sản:
+ Lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Người lao động nhận nuôi con ni dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vịng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp
triệt sản;
+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
* Chế độ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc
theo yêu cầu của người SDLĐ;
+ Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng
thời gian và tuyến đường hợp lý.
* Chế độ Hưu trí:
+ NLĐ bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của
pháp luật về BHXH được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi 9 tháng, nữ đủ
56 tuổi.
+ NLĐ bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm
việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do
Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định nêu trên.
* Chế độ Tử tuất: Chế độ tử tuất là Chế độ BHXH bù đắp phần thu
nhập của NLĐ dùng để đảm bảo cuộc sống cho thân nhân họ hoặc các chi phí
khác phát sinh do NLĐ đang tham gia quan hệ lao động hoặc đang hưởng
BHXH xã hội bị chết.
12
1.1.2. Quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc
1.1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc
Khái niệm về thu bảo hiểm xã hội là việc thực hiện phân phối lại một
phần thu nhập của các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội dưới dạng giá trị,
để giải quyết hài hòa các mối quan hệ về mặt lợi ích kinh tế, góp phần đảm
bảo an sinh xã hội cho người lao động nói chung và người dân nói riêng
người dân, từ đó để hướng tới an sinh xã hội bền vững cho tồn xã hội.
Có thể thấy rằng từ rất nhiều khái niệm về thu BHXH thì tại Nghị định
số 98/2004/NĐ-CP ngày 22/8/2008 chỉ ra rằng: Thu bảo hiểm xã hội là việc
nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng phải đóng BHXH
theo mức phí qui định hoặc cho phép một số đối tượng tự nguyện tham gia,
lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên
cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích đảm bảo cho các
hoạt động bảo hiểm xã hội.
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền
lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người
để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực
hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bản chất của quản lý
nhà nước là quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước được ghi nhận, củng cố
bằng pháp luật và được thực hiện bởi bộ máy nhà nước với cơ sở vật chất - tài
chính to lớn, bằng phương pháp thuyết phục và cưỡng chế (Đỗ Thị Hải Hà,
2010, Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế).
Quản lý nhà nước đối với hoạt động thu BHXH bắt buộc là quá trình
nhà nước sử dụng trong phạm vi quyền lực của mình tác động có tổ chức và
điều chỉnh vào các quan hệ nảy sinh trong hoạt động thu BHXH nhằm đảm
bảo cho hoạt động thu BHXH diễn ra theo đúng quy định của pháp luật và
thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của BHXH. Quản lý nhà nước đối với
13
hoạt động thu BHXH bắt buộc là một quá trình từ việc xây dựng, ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH; Tuyên truyền, phổ biến, chế
độ, chính sách pháp luật về BHXH; tổ chức thực hiện chiến lược, chế độ,
chính sách về BHXH đến việc tổ chức bộ máy thực hiện cũng như thanh tra,
kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH.
Quy trình quản lý thu BHXH bao gồm quy trình thu của cơ quan
BHXH, xác nhận chính xác số lao động, số tiền phải thu, số tiền phải nộp, số
tiền lãi, số tiền nợ, số tiền nộp thừa của người sử dụng lao động, thời gian
nộp, mức tiền lương, tiền công nộp bảo hiểm xã hội của người lao động.
Đồng thời xác nhận việc thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội của cơ
quan BHXH đối với đơn vị sử dụng lao động và người tham gia bảo hiểm xã
hội từng thời điểm và theo yêu cầu quản lý. Tình hình chấp hành các nguyên
tắc, quy định của Nhà nước về thu bảo hiểm xã hội và một số nội dung khác.
Tóm lại quản lý thu BHXH là Nhà nước dùng quyền lực của mình
thơng qua các quy định mang tính pháp lý, bắt buộc các bên tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc phải thực hiện theo đúng quy định. Và cơ quan bảo hiểm
xã hội là chủ thể đại diện Nhà nước sử dụng các biện pháp nghiệp vụ và các
phương pháp đặc thù tác động trực tiếp vào các đối tượng tham gia đóng bảo
hiểm hiểm xã hội để hồn thành nhiệm vụ.
1.1.2.2. Đặc điểm, nguyên tắc quản lý nhà nước về thu BHXH
Đặc điểm:
Nhà nước là chủ thể tổ chức và quản lý các hoạt động BHXH trong nền
kinh tế thị trường: Xuất phát từ tính phức tạp, năng động và nhạy cảm của nền
kinh tế thị trường đòi hỏi mang tính quyền lực nhà nước để tổ chức và điều
hành các hoạt động BHXH. Chủ thể ấy chính là nhà nước mà cụ thể hơn là
các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền. Để
hồn thành sứ mệnh của mình nhà nước phải xây dựng, tổ chức và quản lý các
hoạt động BHXH.
14
Pháp luật là cơ sở và là công cụ của quản lý nhà nước về BHXH: Pháp
luật là công cụ không thể thay thế do xuất phát từ nhu cầu khách quan trong
nền kinh tế thị trường để nhà nước tổ chức và quản lý các hoạt động BHXH nói
riêng và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung. Trong nền kinh tế thị trường các
quan hệ kinh tế nói chung, các quan hệ BHXH nói riêng diễn ra phức tạp và đa
dạng đòi hỏi sự quản lý của nhà nước. Để quản lý được nhà nước phải sử dụng
đến hệ thống các công cụ như: Luật, các văn bản luật, các công cụ cưỡng chế...
Luật và các văn bản luật nhà nước ban hành mang tính chuẩn mực. Những quy
tắc xử sự có tính bắt buộc chung được nhà nước sử dụng như một công cụ hữu
hiệu nhất và không thể thiếu trong việc quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội
cũng như các hoạt động BHXH. Sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động
BHXH địi hỏi có một bộ máy thực hiện các hoạt động BHXH mạnh, có hiệu
lực, hiệu quả và một hệ thống pháp luật về BHXH đồng bộ hoàn chỉnh
Thứ nhất: Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời
Thu đúng là đúng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, đúng mức đóng
và thời gian đóng. Việc thu đúng phụ thuộc vào loại đối tượng, mức tiền
lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH, tính chất hoạt động và loại hình
doanh nghiệp. Thu đủ là thu đủ số người thuộc diện tham gia đóng BHXH bắt
buộc và đủ số tiền phải đóng theo quy định. Thu kịp thời là kịp thời về thời
gian khi có phát sinh lao động và quan hệ tiền lương giữa các bên.
Thứ hai: Thu tập trung, thu thống nhất và thu công khai. Cơ chế thu
BHXH được quy định thống nhất, nguồn thu BHXH tập trung quản lý và
được điều tiết ở Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Các doanh nghiệp khi tham gia
BHXH phải công khai minh bạch số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt
buộc, mức tiền lương tiền công làm căn cứ đóng BHXH. Các doanh nghiệp này
phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan BHXH và các cơ quan, ban ngành
liên quan.
15
Thứ ba: Thu an tồn và hiệu quả
Ln ln thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản
lý tài chính của Nhà nước và sử dụng nguồn thu đúng mục đích quy định.
Thơng qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu để tránh lạm dụng, thất thoát và
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu. Phải quản lý quỹ BHXH nghiêm ngặt
và phải đầu tư để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tăng trưởng quỹ BHXH
1.1.2.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về thu BHXH bắt buộc
Trong hệ thống BHXH, hoạt động thu BHXH được xem là trụ cột vì
thu đóng góp từ NLĐ và người SDLĐ là nguồn thu chủ yếu và quan trọng
nhất cho quỹ BHXH - quỹ này độc lập với Ngân sách Nhà nước và để việc
thực hiện được các chính sách BHXH được thuận lợi hay khơng đều phụ
thuộc vào nguồn quỹ này nhiều hay ít. Khi NLĐ khi tham gia BHXH thì phải
đóng góp một khoản vào quỹ BHXH, điều này là một tất yếu vì dựa trên
nguyên tắc có đóng có hưởng, cơ quan BHXH sẽ căn cứ vào mức đóng làm
cơ sở để tính ra mức hưởng khi giải quyết các chế độ có liên quan đến NLĐ.
Đối tượng của thu BHXH còn là tiền nên khả năng xảy ra những sai
phạm trong công tác thu gây thất thu cho quỹ BHXH là rất lớn. Bên cạnh đó,
thu BHXH phải đảm bảo nguyên tắc thu đúng đối tượng, thu đủ theo quy định
của pháp luật hiện hành: rõ ràng, minh bạch nhằm đảm bảo tính cơng bằng và
quyền lợi giữa những người cùng tham gia BHXH.
Với vị trí trụ cột có thể thấy được tầm quan trọng của công tác thu
trong hệ thống BHXH và để đạt hiệu quả thì việc quản lý thu như thế nào là
một nhiệm vụ khó khăn đối với tồn ngành BHXH. u cầu đặt ra là phải có
quy định quản lý thu chặt chẽ, hợp lý, khoa học và thống nhất trong cả hệ
thống BHXH.
Bảo hiểm xã hội thực hiện trên nguyên tắc tương trợ, cộng đồng sâu
sắc, lấy số đơng bù số ít nên khi tham gia, NLĐ được san sẻ rủi ro khi ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc chết.
16
Quỹ BHXH được thực hiện nhằm đạt mục tiêu là một công quỹ độc lập
với ngân sách nhà nước, nhằm đảm bảo về tài chính để chi trả các chế độ cho
NLĐ. Vì thế cơng tác quản lý thu ngày càng trở thành khâu quan trọng, quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của việc thực hiện chính sách.
Quản lý thu là hoạt động thường xuyên và đa dạng của ngành BHXH
nhằm đảm bảo nguồn quỹ tài chính BHXH đạt được tập trung thống nhất:
Thu BHXH là hoạt động của các cơ quan BHXH từ Trung ương đến địa
phương cùng với sự phối hợp của các ban ngành chức năng trên cơ sở quy
định của pháp luật về thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN nhằm tạo
ra nguồn tài chính tập trung từ việc đóng góp của các bên tham gia. Đồng thời
tránh được tình trạng nợ BHXH từ các cơ quan đơn vị, từ người tham gia
BHXH. Qua đó, đảm bảo sự cơng bằng trong việc thực hiện và triển khai
chính sách BHXH, BHYT, BHTN nói chung và giữa những người tham gia
BHXH nói riêng.
Để chính sách BHXH được diễn ra thuận lợi thì cơng tác quản lý thu có
vai trị như một điều kiện cần và đủ trong q trình tạo lập cùng thực hiện
chính sách BHXH: Bởi đây là đầu vào, là nguồn hình thành cơ bản nhất trong
quá trình tạo lập quỹ BHXH. Đồng thời đây cũng là một khâu bắt buộc đối
với người tham gia BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình. Do vậy cơng tác
quản lý thu là một cơng việc địi hỏi độ chính xác cao, thực hiện thường
xuyên, liên tục, kéo dài trong nhiều năm và có sự biến động về mức đóng
cũng như số người tham gia.
Cơng tác quản lý thu vừa đảm bảo cho quỹ BHXH được tập trung về một
mối, vừa đóng vai trị như một cơng cụ thanh kiểm tra số lượng người tham gia
BHXH biến đổi ở từng khối lao động, cơ quan, đơn vị ở từng địa phương hoặc
trên phạm vi tồn quốc. Bởi cơng tác quản lý thu cũng đòi hỏi phải được tổ chức
tập trung thống nhất có sự ràng buộc chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo an
toàn tuyệt đối về tài chính, đảm bảo độ chính xác trong ghi chép kết quả đóng