Tải bản đầy đủ (.pdf) (221 trang)

Các quy định về chấm dứt hợp đồng trong pháp luật việt nam và một số nước dưới góc độ so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 221 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ HỒNG TUYẾN

CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC
DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ HỒNG TUYẾN

CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC
DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH

Chuyên ngành đào tạo:


Luật Dân sự và tố tụng dân sự

Mã số chuyên ngành:

9 38 01 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Minh Tuấn
2. PGS.TS. Vũ Thị Hải Yến

HÀ NỘI 2023


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Kết quả
nghiên cứu được nêu trong luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đặng Thị Hồng Tuyến


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Nguyễn Minh
Tuấn và PGS.TS. Vũ Thị Hải Yến – hai thầy cô hướng dẫn đã tận
tình chỉ bảo trong quá trình tác giả thực hiện luận án. Tác giả
cũng chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo, nhà khoa học, đồng
nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và có những góp ý vơ cùng

bổ ích để tác giả có thể hồn thành luận án.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đặng Thị Hồng Tuyến


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Từ xa xưa đến nay, luật hợp đồng có vai trị quan trọng trong thực tiễn và luôn
là mảng pháp luật nhận được sự quan tâm của nhiều người, nhiều quốc gia trên thế
giới. Ngay từ thời La Mã cổ đại, các nguyên tắc điều chỉnh khế ước mua bán, trao đổi
hàng hố đã được quy định 1. Có thể nói, từ khi con người biết đến hoạt động mua
bán, trao đổi hàng hố thì cùng với hợp đồng, những quy định pháp luật của từng
quốc gia điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng là yếu tố không thể tách rời trong cuộc sống
hàng ngày của mỗi nhóm dân cư. Đặc biệt, trong giai đoạn kinh tế thị trường phát
triển mạnh mẽ như hiện nay, luật hợp đồng lại càng khẳng định được vị trí quan trọng
của mình trong đời sống dân sinh. Luật hợp đồng không chỉ là công cụ giúp đảm bảo
các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hoá diễn ra sn sẻ, từ đó giúp tạo ra và duy trì
nền kinh tế cơng bằng, luật hợp đồng cịn là công cụ hữu hiệu để giải quyết các tranh
chấp phát sinh trong quan hệ hợp đồng, góp phần bảo vệ lợi ích chung, bảo vệ quyền
lợi của các bên yếu thế cũng như quyền lợi của bên bị vi phạm hợp đồng 2. Vì lẽ đó,
việc nghiên cứu, xây dựng, hồn thiện pháp luật hợp đồng ln là mối quan tâm đặc
biệt của nhiều luật gia, nhiều nhà lập pháp của bất cứ quốc gia nào.
Cùng với luật hợp đồng nói chung, những quy định pháp luật về chấm dứt hợp
đồng có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ quan hệ hợp đồng. Thật vậy, những quy
định pháp luật về chấm dứt hợp đồng không cho phép các chủ thể tuỳ tiện chối bỏ
hay phá vỡ quan hệ hợp đồng tạo cơ sở pháp lý cho việc cưỡng chế thực hiện những
cam kết giữa các bên chủ thể giao kết hợp đồng. Đồng thời, ngoài ý nghĩa nhằm bảo

vệ quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng, pháp luật điều chỉnh việc chấm dứt hợp
đồng phần nào đó cịn có tác dụng răn đe, hạn chế tình trạng hợp đồng bị phá vỡ một

Pháp luật La Mã cổ đại được hệ thống tại Quyển 3 tác phẩm Các thiết chế pháp luật (Institutes) của Gaius
(thế kỷ III trước Công nguyên) đã ghi nhận các quy định về Luật hợp đồng cho thấy Nhà nước La Mã cổ đại
đã quan tâm đến việc ban hành luật hợp đồng từ rất sớm, nguồn: Harvard Law School, Casebook on the Roman
Law
of
Contracts,
/>%20on%20the%20Roman%20Law%20of%20Contracts.pdf, truy cập ngày 25/06/2022.
2
Nguyễn Thị Ánh Vân, “Luật hợp đồng trong thực tiễn và trong tư duy của con người: Nguồn cảm hứng cho
khoa học luật hợp đồng so sánh”, trong đề tài NCKH cấp trường “Nghiên cứu so sánh các quy định chung
trong luật hợp đồng của một số nước trên thế giới” do PGS.TS. Nguyễn Thị Ánh Vân chủ nhiệm, 2014, tr. 118127.
1


2

cách tuỳ tiện. Trong bối cảnh thương trường cạnh tranh khốc liệt, nền kinh tế các
quốc gia ln có sự biến động như hiện nay, bên cạnh những quan hệ hợp đồng diễn
ra trọn vẹn do các bên thực hiện đầy đủ các cam kết theo hợp đồng, tình trạng một
bên hoặc tất cả các bên trong quan hệ hợp đồng muốn chấm dứt ngang việc thực hiện
hợp đồng xảy ra một cách phổ biến. Do đó, có thể thấy các quy định pháp luật về
chấm dứt hợp đồng có một vai trò quan trọng đối với thực tiễn.
Nhận thức được tính tất yếu và tầm quan trọng của pháp luật về chấm dứt hợp
đồng, Việt Nam đã xây dựng và ban hành một hệ thống các quy định điều chỉnh các
vấn đề liên quan đến chấm dứt hợp đồng, tuy nhiên những quy định này cho đến nay
vẫn thể hiện những hạn chế nhất định. Các quy định chung về chấm dứt hợp đồng
chủ yếu được thể hiện trong Bộ luật dân sự (phần thứ ba: Nghĩa vụ và hợp đồng),

gồm các quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng và hệ quả pháp lý của chấm
dứt hợp đồng. Các quy định này của Bộ luật Dân sự 2015 của Việt Nam hiện bộc lộ
ra một số bất cập hạn chế như: Một là, cấu trúc các điều khoản và việc phân chia các
trường hợp chấm dứt hợp đồng thiếu hợp lý, gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu
cũng như các chủ thể áp dụng pháp luật; Hai là, một số quy định cụ thể liên quan đến
các trường hợp chấm dứt hợp đồng còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, có thể kể đến như:
(i) chưa có quy định về hồn thành phần lớn hợp đồng được chấp nhận là căn cứ chấm
dứt hợp đồng do hợp đồng đã hồn thành, (ii) chưa có quy định về vi phạm hợp đồng
trước hạn để làm căn cứ chấm dứt hợp đồng do vi phạm hợp đồng; (iii) quy định về
vi phạm hợp đồng nghiêm trọng trong quy định về căn cứ để huỷ bỏ hợp đồng chưa
rõ ràng; (iv) quy định về cách hiểu về hoàn cảnh khách quan dẫn đến chấm dứt hợp
đồng đang được thể hiện rời rạc tại nhiều điều khoản khác nhau và chưa rõ ràng…;
Ba là, các quy định liên quan đến trách nhiệm dân sự kèm theo khi chấm dứt hợp
đồng chưa đầy đủ khi các vấn đề về bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần chưa
được đề cập đến trong Bộ luật Dân sự 2015… Rõ ràng, việc nghiên cứu các khía cạnh
liên quan đến pháp luật về chấm dứt hợp đồng để đưa ra được kiến nghị hợp lý giải
quyết những tồn tại trên là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu so sánh quy định về chấm dứt hợp đồng
theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngồi có tầm quan trọng nhất định. Trong


3

bối cảnh giao lưu quốc tế hiện nay khi mà mối quan hệ giữa các chủ thể đến từ nhiều
quốc gia khác nhau xuất hiện hàng ngày, quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể đó cũng
thường xuyên được thiết lập. Cùng với đó, vấn đề chấm dứt thực hiện những cam kết,
thoả thuận trong các quan hệ đó cũng diễn ra hàng ngày. Vì vậy, việc nghiên cứu so
sánh pháp luật về chấm dứt hợp đồng của Việt Nam và nước ngồi là u cầu đặt ra
đối với khơng chỉ các luật sư quốc tế mà đối với tất cả những chủ thể tham gia vào
quan hệ giao lưu quốc tế. Hơn nữa, việc nghiên cứu so sánh pháp luật nói chung và

pháp luật về chấm dứt hợp đồng nói riêng của Việt Nam và của một số quốc gia khác
là một yêu cầu cần thiết và đúng đắn, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
Hoạt động đó sẽ giúp cho Việt Nam tìm hiểu, chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài
trong xây dựng và áp dụng các quy định về chấm dứt hợp đồng. Trên cơ sở đó, Việt
Nam có thể hồn thiện những quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng, đồng
thời có những giải pháp hợp lý, kịp thời nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc áp
dụng những quy định pháp luật này trong thực tiễn. Rõ ràng rằng, kinh nghiệm của
những quốc gia có truyền thống xây dựng, phát triển và áp dụng luật hợp đồng như
Anh, Đức hay những quốc gia có điều kiện, hồn cảnh tương đồng với Việt Nam như
Trung Quốc là những lựa chọn hợp lý để thực hiện nhiệm vụ trên.
Như vậy, có thể thấy, việc nghiên cứu đề tài “Các quy định về chấm dứt hợp
đồng trong pháp luật Việt Nam và một số nước dưới góc độ so sánh” là thực sự cần
thiết trong giai đoạn hiện nay, qua đó góp phần hồn thiện pháp luật trong nước về
chấm dứt hợp đồng nói riêng và hợp đồng nói chung, trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm
từ pháp luật của một số nước trên thế giới.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Với đề tài “Các quy định về chấm dứt hợp đồng trong pháp luật Việt Nam và
một số nước dưới góc độ so sánh”, phạm vi nghiên cứu được xác định cụ thể như sau:
- Phạm vi về mặt nội dung: luận án phân tích, bình luận, đánh giá những vấn
đề liên quan đến chấm dứt hợp đồng và pháp luật về chấm dứt hợp đồng. Các nội
dung và luận án đi ssau vào nghiên cứu bao gồm: (i) các khía cạnh lý luận về chấm
dứt hợp đồng; (ii) phân tích, đánh giá, so sánh các quy định về chấm dứt hợp đồng
giữa các quốc gia nghiên cứu, tập trung ở hai khía cạnh chính: các trường hợp chấm


4

dứt hợp đồng và hệ quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng; (iii) phân tích một số bất cập
của quy định pháp luật Việt Nam về chấm dứt hợp đồng thơng qua phân tích thực
tiễn áp dụng; (iv) chú trọng việc đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam

về chấm dứt hợp đồng hợp lý, có giá trị thực tiễn. Bên cạnh đó, trong pháp luật Việt
Nam, các quy định về pháp luật hợp đồng nói chung và chấm dứt hợp đồng nói riêng
khơng chỉ nằm trong quy định của pháp luật dân sự mà còn được thể hiện trong quy
định về một số dạng hợp đồng đặc thù, tuy nhiên, luận án sẽ không đi nghiên cứu sâu
các quy định liên quan đến chấm dứt từng loại hợp đồng đặc thù nằm trong các luật
chuyên ngành, như: chấm dứt hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng bảo hiểm…
Do đó, các quy định pháp luật Việt Nam về chấm dứt hợp đồng nằm trong phạm vi
nghiên cứu của luận án chủ yếu là các quy định chung về chấm dứt hợp đồng được
thể hiện trong Bộ luật Dân sự hiện hành và một số quy định giải thích liên quan trong
các văn bản khác.
- Phạm vi về mặt không gian: với mong muốn nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm
lập pháp của nước ngoài để từ đó có những đề xuất hồn thiện pháp luật trong nước,
luận án nghiên cứu so sánh các quy định về chấm dứt hợp đồng của Việt Nam và của
một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, với khuôn khổ một đề tài luận án cùng với điều
kiện chủ quan của nghiên cứu sinh, luận án khơng có tham vọng so sánh pháp luật
của Việt Nam với pháp luật của tất cả các quốc gia trên thế giới mà chỉ lựa chọn
nghiên cứu so sánh với pháp luật của: Anh, Đức và Trung Quốc; đồng thời luận án
cũng không đi so sánh chi tiết các quy định về chấm dứt hợp đồng của Anh, Đức và
Trung Quốc với nhau. Sở dĩ lựa chọn hệ thống pháp luật của Anh, Đức, Trung Quốc
để nghiên cứu vì đây là đại điện cho các dòng họ pháp luật lớn nhất trên thế giới
(dòng họ Common Law, dòng họ Civil Law, dòng họ pháp luật Xã hội chủ nghĩa).
Hơn nữa, Anh và Đức là những quốc gia có nền khoa học pháp lý phát triển, Trung
Quốc là quốc gia có nhiều điều kiện gần gũi với Việt Nam, vì vậy, là lựa chọn phù
hợp và cần thiết để nghiên cứu so sánh, học hỏi kinh nghiệm lập pháp trong giai đoạn
hiện nay. Ngoài ra, các quy định liên quan đến chấm dứt hợp đồng nằm trong các
điều ước quốc tế mà các quốc gia nghiên cứu là thành viên mà chưa được nội luật
hoá cũng không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.


5


- Phạm vi về mặt thời gian: trong bối cảnh văn bản luật dân sự hiện hành của
là Bộ luật Dân sự 2015, luận án tập trung vào phân tích, đánh giá, so sánh các quy
định về chấm dứt chủ yếu nằm trong văn bản luật này mà không hướng đến nghiên
cứu các quy định tương ứng trong các văn bản pháp luật đã hết hiệu lực của nước ta.
Tương tự như vậy, khi nghiên cứu pháp luật của các quốc gia nước ngoài là Anh, Đức
và Trung Quốc, luận án cũng tập trung vào nghiên cứu các quy định hiện hành của
các quốc gia này. Cụ thể là các quy định nằm trong hệ thống án lệ và một số văn bản
pháp luật thành văn có liên quan đối với pháp luật của Anh và các quy định còn hiệu
lực trong Bộ luật Dân sự Đức năm 1896 đối với pháp luật của Đức. Đối với pháp luật
của Trung Quốc, do quốc gia này vừa mới ban hành Bộ luật Dân sự năm 2021 nên
luận án tập trung nghiên cứu quy định về chấm dứt hợp đồng ở Bộ luật năm 2021,
tuy nhiên, một vài nội dung có thể dẫn chiếu ngược lại quy định tương ứng trước đây
trong Luật hợp đồng năm 1999.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực
trạng quy định pháp luật Việt Nam về chấm dứt hợp đồng trong sự so sánh với pháp
luật của Anh, Đức và Trung Quốc, cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về chấm dứt
hợp đồng của Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án cũng nhằm đưa ra các kiến nghị hoàn
thiện quy định pháp luật Việt Nam về chấm dứt hợp đồng.
Với mục đích nghiên cứu như trên, luận án có những nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể như sau:
Thứ nhất, xây dựng được khái niệm chấm dứt hợp đồng, chỉ ra những đặc
điểm của chấm dứt hợp đồng. Đồng thời, phân tích được hậu quả của việc chấm dứt
hợp đồng cũng như phân nhóm các trường hợp chấm dứt hợp đồng.
Thứ hai, chỉ ra và phân tích được những điểm tương đồng và khác biệt giữa
pháp luật Việt Nam với pháp luật Anh, Đức và Trung Quốc trong các quy định về
chấm dứt hợp đồng và các trường hợp chấm dứt hợp đồng. Bên cạnh đó, đưa ra một
số lý giải nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng và khác biệt cũng như có những bình
luận về các quy định này của các nước nghiên cứu.



6

Thứ ba, phân tích thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật, đồng thời
đưa ra những đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật về chấm dứt hợp đồng của Việt Nam. Cụ thể là: 1) Phân tích, làm rõ quy
định chung của pháp luật Việt Nam về chấm dứt hợp đồng và các trường hợp chấm
dứt hợp đồng. Đồng thời chỉ ra được một số ưu điểm và hạn chế của các quy định đó;
2) Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng của pháp luật Việt Nam về chấm dứt hợp
đồng; chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thực tiễn đó; 3) Trên cơ sở những phân tích đánh
giá về thực trạng, thực tiễn áp dụng của pháp luật Việt Nam về chấm dứt hợp đồng,
cùng với những kinh nghiệm của Anh và Đức, đưa ra những đề xuất, kiến nghị hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về chấm dứt hợp đồng.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Việc nghiên cứu luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây được coi là kim chỉ nam cho việc
định hướng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của tác giả trong quá trình thực hiện
luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong quá trình
nghiên cứu luận án, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích và bình luận để làm rõ những vấn đề liên quan đến
chấm dứt hợp đồng và pháp luật về chấm dứt hợp đồng. Đây là phương pháp được
sử dụng nhiều, xuyên suốt trong việc giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản được đặt ra
của việc nghiên cứu đề tài luận án. Phương pháp nghiên cứu này được vận dụng hiệu
quả khi luận án làm rõ các vấn đề lý luận về chấm dứt hợp đồng, làm rõ giá trị các
quy định pháp luật của các quốc gia nghiên cứu và làm rõ các hạn chế, bất cập của
pháp luật Việt Nam nhìn từ thực tiễn áp dụng;

- Phương pháp so sánh để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa quy
định của pháp luật Việt Nam với pháp luật của Anh, Đức và Trung Quốc. Phương
pháp này chủ yếu được sử dụng trong chương 2 của luận án, để giải quyết mục đích
làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và các quốc gia lựa chọn


7

nghiên cứu ở hai khía cạnh chính của pháp luật về chấm dứt hợp đồng là các trường
hợp chấm dứt hợp đồng và hệ quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng;
- Phương pháp logic và phương pháp lịch sử được sử dụng để phần nào đó lý
giải được nguyên nhân dẫn đến những tương đồng và khác biệt giữa quy định pháp
luật của Việt Nam và của các nước được lựa chọn nghiên cứu. Đồng thời, phương
pháp logic còn là công cụ hữu hiệu được sử dụng để luận án có thể đưa ra được các
kiến nghị hồn thiện pháp luật Việt Nam một cách hợp lý trên cơ sở học hỏi kinh
nghiệm của Anh, Đức và Trung Quốc;
- Phương pháp tổng hợp nhằm khái quát hoá thực trạng pháp luật và thực tiễn
áp dụng pháp luật về chấm dứt hợp đồng, để từ đó thấy được hạn chế của pháp luật
Việt Nam hiện hành về chấm dứt hợp đồng.
5. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của đề tài “Các quy định về chấm dứt hợp đồng trong pháp
luật Việt Nam và một số nước dưới góc độ so sánh” mang lại một số điểm mới sau:
Thứ nhất, khái quát hoá các quan điểm, quan niệm của quốc tế và Việt Nam
về chấm dứt hợp đồng. Từ đó, xây dựng được bản chất, khái niệm chấm dứt hợp
đồng. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra được lý thuyết về sự cần thiết của chấm dứt
hợp đồng.
Thứ hai, luận án hệ thống hố, phân nhóm các trường hợp chấm dứt hợp đồng
và phân tích những khía cạnh lý thuyết liên quan cho từng trường hợp chấm dứt hợp
đồng có thể xảy ra trên thực tiễn.
Thứ ba, hệ thống được các quy định về chấm dứt hợp đồng của pháp luật Việt

Nam và pháp luật Anh, Đức, Trung Quốc dưới góc độ so sánh. Trong đó phân tích,
chỉ ra được sự tương đồng và khác biệt trong quy định về các trường hợp chấm dứt
hợp đồng và hệ quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng của pháp luật Việt nam và pháp
luật Anh, Đức, Trung Quốc, đồng thời có những đánh giá sự hợp lý cũng như nhược
điểm của những quy định này.
Thứ tư, chỉ ra được ảnh hưởng của những hạn chế trong quy định của pháp
luật Việt Nam đến thực tiễn, đồng thời, phân tích một số vướng mắc nổi cộm trong


8

thực tiễn áp dụng pháp luật về chấm dứt hợp đồng ở Việt Nam thơng qua phân tích
một số bản án, tình huống thực tiễn có liên quan.
Thứ năm, luận án đã phân tích đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định
của pháp luật dân sự Việt Nam về chấm dứt hợp đồng ở cả hai khía cạnh về các trường
hợp chấm dứt hợp đồng và về hệ quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng, trên cơ sở tiếp
thu có chọn lọc kinh nghiệm của Anh, Đức và Trung Quốc.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chấm dứt hợp đồng
Chương 2: So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Anh, Đức và Trung Quốc
về chấm dứt hợp đồng
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt
Nam về chấm dứt hợp đồng trên cơ sở bài học kinh nghiệm của Anh, Đức và Trung
Quốc


9


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI3
1. Khái quát chung về tình hình nghiên cứu
1.1. Khái quát chung về tình hình nghiên cứu ngồi nước
Liên quan đến pháp luật điều chỉnh chấm dứt hợp đồng, đã có khá nhiều các
cơng trình nghiên cứu của các học giả ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, các cơng
trình hầu hết là nghiên cứu chung về các khía cạnh pháp lý của luật hợp đồng, trong
đó chấm dứt hợp đồng là một khía cạnh. Các cơng trình so sánh luật cũng được tiến
hành, tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu so sánh pháp luật về chấm dứt
hợp đồng của Việt Nam với đồng thời pháp luật của ba quốc gia Anh, Đức và Trung
Quốc. Có thể kể tới một số công trinh nghiên cứu sau đây:
* Sách chuyên khảo: Cuốn “Textbook on Contract Law” của tác giả Jill Poole,
Oxford University Press, 8th edition, 2006; cuốn “Contract Law” của tác giả
Catherine Elliott & Frances Quinn, 2009, Pearson Longman; “Contract Law”, 2013,
Routledge của tác giả Mary Charman giới thiệu, phân tích về luật hợp đồng của Anh.
Tác giả Basil S Markesinis, Hannes Unberath and Angus Johnston viết “The German
Law of Contract - A Comparative Treatise”, The second edition, 2006, Hart
Publishing Company phân tích luật hợp đồng của Đức dưới góc nhìn so sánh với pháp
luật một số quốc gia mà chủ yếu của Anh. Nghiên cứu về pháp luật Trung Quốc có
cuốn “Chinese Contract Law: Theory and Practice” của tác giả Mo Zhang, 2006,
Martinus Nijhoff Publishers. Dưới góc độ so sánh có cơng trình của Raymond
Youngs, “English, French & German Comparative Law”, 2009, Routledge –
Cavendish.
* Bài viết: Một số cơng trình như Mathias Siems, “Disgorgement of Profits
for Breach of Contract-A Comparative Analysis”, 2003, Published in
7 Edinburgh
Law Review 27-594; Wang Jingen and Larry A. DiMatteo, “Chinese Reception and
Transplantation of Western Contract Law”, 20165; Feng Chen, “The new era of
Chinese Contract Law: History, Development and A Comparative Analysis”, 20026;

Chi tiết Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài được thể hiện tại phần Phụ lục luận án này.
Nguồn:

5
Nguồn: />6
Nguồn: />3
4


10

Mo Zang, “Freedom of Contract with Chinese Legal Characteristic: A Closer Look
at China’s New Contract Law”, Temple Int’s & Comp.L.J7; Marta Cenini – Barbara
Luppi – Francesco Parisi, “The Comparative Law and Economics of Frustration in
Contracts”, 2009, Minnesota Legal Studies Research Paper Series8.
1.2. Khái quát chung về tình hình nghiên cứu trong nước
* Sách chuyên khảo: Tác giả Nguyễn Ngọc Khánh trong cuốn “Chế định hợp
đồng trong bộ luật dân sự Việt Nam”, 2007, NXB Tư pháp đi sâu phân tích, lý giải
các khía cạnh lý thuyết của chế định hợp đồng, đặc biệt có sự đối chiếu, so sánh các
cách tiếp cận khác nhau, các cách hiểu khác nhau, các cách xử lý khác nhau về cùng
một vấn đề được thể hiện trong các hệ thống pháp luật dân sự chủ yếu của thế giới
đương đại. “Giáo trình Luật hợp đồng – Phần chung (dùng cho đào tạo sau đại học)”
của tác giả Ngô Huy Cương, 2013, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội là cuốn sách cung
cấp cho người đọc những vấn đề lý luận về luật hợp đồng. Tác giả Đỗ Văn Đại trong
“Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam”,
2013, NXB Chính trị quốc gia đã trình bày những vấn đề pháp lý cơ bản về xử lý việc
không thực hiện đúng hợp đồng. Đối với từng biện pháp cụ thể, tác giả phân tích rõ
các quy định pháp luật, trích dẫn, bình luận các bản án liên quan của Toà án các cấp,
đối chiếu, so sánh với các quy định tương ứng trong pháp luật quốc tế và pháp luật
của nhiều quốc gia khác.
* Bài viết tạp chí: có thể kể tới một số cơng trình điển hình: Nguyễn Thị Minh,
“Một số điểm khác nhau trong chế độ trách nhiệm đối với vi phạm hợp đồng theo
pháp luật Việt Nam và pháp luật Australia”, Tạp chí Luật học, Số 2/1999, tr.49-52;

Đỗ Văn Đại, “Vấn đề huỷ bỏ hợp đồng do có vi phạm ở Việt Nam”, Tạp chí Tồ án
nhân dân, 1/2009, tr. 29-34; Vũ Thị Lan Anh, “Pháp luật HĐ Hoa Kỳ và những điểm
khác biệt cơ bản so với pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội, Số 12/2010, tr.11 – 17; Vũ Thị Lan Anh, “Chế định hợp đồng theo pháp luật
Cơng hồ Liên bang Đức”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số đặc
san 9/2011, tr. 89 – 94; Nguyễn Minh Hằng, Nguyễn Thuỳ Trang, “Một số vướng

7
8

Nguồn:
Nguồn:


11

mắc từ việc áp dụng chế định đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng”, Tạp chí
Kiểm sát, 6/2011, tr. 18-22,26; Phạm Hồ Hồng Long, Ngơ Quốc Chiến, Hợp đồng
“khơng hoàn hảo” và sự can thiệp của toà án, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
24(400) tháng 12/2019; Trương Nhật Quang, Ngô Thái Ninh, “Vấn đề miễn trách
nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp bất khả kháng –
Covid-19”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 04, tháng 02/2020.
2. Đánh giá tình hình nghiên cứu những nội dung liên quan đến đề tài luận án
2.1. Đánh giá chung
Qua tìm hiểu, nghiên cứu về các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
của luận án, bao gồm các cơng trình trong nước và cơng trình ngồi nước, có thể thấy
luật hợp đồng đã được nhiều học giả trong và ngồi nước nghiên cứu, tìm hiểu. Trong
đó luật hợp đồng của các nước phát triển như Anh, Đức đã được nhiều học giả trên
thế giới thực hiện nghiên cứu trong các cơng trình đồ sộ và những năm gần đây pháp
luật hợp đồng của Trung Quốc cũng nhận được sự quan tâm nghiên cứu không chỉ

của các học giả Trung Quốc. Trong nước, ngoài các cơng trình nghiên cứu về luật
hợp đồng của Việt Nam, cịn xuất hiện một số các cơng trình nghiên cứu về luật hợp
đồng của nước ngồi. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu so sánh luật hợp đồng của các
nước cũng được một số tác giả thực hiện. Vấn đề chấm dứt hợp đồng, ở những mức
độ khác nhau, đã được các học giả đề cập, nghiên cứu trong các công trình này. Trong
đó, quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng và hậu quả pháp lý của chấm dứt
hợp đồng trong pháp luật Anh, Đức, Trung Quốc và Việt Nam đã được phân tích khá
cụ thể. Luận án sẽ kế thừa những kết quả nghiên cứu đó, sử dụng chúng để nhanh
chóng có những hiểu biết về pháp luật chấm dứt hợp đồng của Anh, Đức, Trung Quốc
và Việt Nam để từ đó tiến hành so sánh quy định của các nước với quy định của Việt
Nam.
Bên cạnh đó, qua tìm hiểu về một số cơng trình nghiên cứu trong nước và
ngồi nước có liên quan, có thể thể nhận thấy một số vấn đề tồn tại của tình hình
nghiên cứu đề tài luận án, cụ thể như sau:
Một là, nhiều thơng tin được phân tích trong nhiều tài liệu khơng cịn tính thời
sự


12

Do một số cơng trình nghiên cứu về luật hợp đồng của Anh, Đức và Trung
Quốc, đặc biệt các công trình nghiên cứu dưới góc độ so sánh luật, được tiến hành ở
thời điểm cách đây hàng chục năm. Có thể kể đến những phân tích so sánh về luật
hợp đồng của Anh và La Mã trong cuốn “Comparative Law in a Changing World”
Piter De Cruz, được thực hiện cách đây gần hai mươi năm (năm 1999); tương tự như
vậy, những so sánh về luật hợp đồng giữa pháp luật của một số quốc gia đại diện cho
hai dòng họ Civil Law và Common Law cũng được tiến hành từ hai mươi năm trước
(năm 1998) trong cuốn “Handbook of Comparative Law”.
Nhiều cơng trình nghiên cứu về luật hợp đồng nói chung, chấm dứt hợp đồng
nói riêng của Việt Nam cũng khơng cịn tính thời sự. Một số cơng trình được đề cập

đến trong Phần 1, đã được thực hiện cách đây hơn mười năm, khi Bộ luật Dân sự năm
2005 vẫn chưa ra đời. Vì vậy, những đánh giá về thực trạng pháp luật hay những đề
xuất hoàn thiện pháp luật về luật hợp đồng nói chung và chấm dứt hợp đồng nói riêng,
cho đến nay khơng cịn nhiều ý nghĩa. Ví dụ cơng trình “Một số điểm khác nhau
trong chế độ trách nhiệm đối với vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và
pháp luật Australia” của tác giả Nguyễn Thị Minh. Hầu hết các cơng trình nghiên
cứu có liên quan cịn lại về pháp luật Việt Nam cũng được thực hiện ở thời điểm Bộ
luật Dân sự 2005 vẫn cịn hiệu lực, vì vậy cũng chưa thể có những bình luận các quy
định về chấm dứt hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam.
Hai là, số lượng các cơng trình trong nước được thực hiện trong những năm
gần đây nghiên cứu về luật hợp đồng của nước ngoài chưa nhiều. Đặc biệt các cơng
trình nghiên cứu sâu về chấm dứt hợp đồng trong pháp luật nước ngồi cịn ở con số
khá khiêm tốn
Ở nước ta, pháp luật hợp đồng gần đây (từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại
đây) mới được quan tâm phát triển. Nhiều học giả đã quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu
kinh nghiệm của các nước đã có lịch sử phát triển luật hợp đồng lâu đời trên thế giới
để có những đề xuất, giải pháp hồn thiện pháp luật hợp đồng trong nước. Trong
những năm gần đây có một số cơng trình nghiên cứu về pháp luật hợp đồng của một
số nước như Mỹ, Đức, Australia, tuy nhiên còn ở mức độ rất hạn chế cả về số lượng
cơng trình và phạm vi nghiên cứu. Cụ thể, chủ yếu chỉ có một số bài viết tạp chí mang


13

tính chất giới thiệu khái quát về luật hợp đồng của nước ngồi, chưa có những phân
tích, nghiên cứu sâu về từng khía cạnh của luật hợp đồng bao gồm chấm dứt hợp
đồng. Một số cuốn sách nghiên cứu về những khía cạnh cụ thể về luật hợp đồng, ví
dụ như về hiệu lực của hợp đồng (trong cuốn sách của tác giả Lê Minh Hùng), về hậu
quả do vi phạm hợp đồng (trong cuốn sách của tác giả Đỗ Văn Đại) cũng có một số
phân tích vài khía cạnh của luật hợp đồng nước ngoài. Tuy nhiên những phân tích đó

chủ yếu chỉ mang tính chất minh hoạ giải pháp pháp lý khác so với Việt Nam mà
chưa có những phân tích, nghiên cứu một cách có hệ thống và chi tiết về pháp luật
nước ngoài. Hơn nữa, chủ yếu những cơng trình đó tác giả nghiên cứu chung về luật
hợp đồng hoặc về một vấn đề khác của luật hợp đồng vì vậy những nghiên cứu về
chấm dứt hợp đồng của nước ngồi cịn khá mờ nhạt.
Ba là, thiếu các cơng trình nghiên cứu so sánh một cách kỹ lưỡng về chấm dứt
hợp đồng giữa quy định pháp luật của các nước trên thế giới nói chung và giữa quy
định pháp luật của Việt Nam với pháp luật nước ngồi nói riêng
Những nghiên cứu so sánh pháp luật hợp đồng của các nước thường được tìm
thấy trong những cơng trình so sánh luật tổng hợp nhiều chun ngành luật. Vì vậy,
các tác giả khơng đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể mà chỉ lướt qua một số điểm như
đề nghị và chấp thuận trong giao kết hợp đồng, cưỡng chế thi hành hợp đồng, vi phạm
hợp đồng và các giải pháp pháp lý hay chấm dứt hợp đồng một cách hết sức khái
quát. Phần nghiên cứu về chấm dứt hợp đồng trong các cơng trình đó chỉ là một phần
rất nhỏ, các tác giả chỉ tập trung vào một số trường hợp chấm dứt hợp đồng phổ biến,
điển hình, mà chưa có những nghiên cứu chi tiết cụ thể về tất cả các trường hợp chấm
dứt hợp đồng và các hệ quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng. Thậm chí một số cơng
trình khơng dành mục riêng để nghiên cứu về chấm dứt hợp đồng. Một số khía cạnh
nhỏ có liên quan đến chấm dứt hợp đồng được đề cập rải rác trong các nội dung
nghiên cứu về các phần khác của luật hợp đồng trong các cơng trình đó, ví dụ cơng
trình “Hợp đồng dân sự trong pháp luật của cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và pháp luật của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa” của tác giả Mễ Lương.
Hay trong Đề tài nghiên cứu về luật hợp đồng so sánh của tác giả Nguyễn Thị
Ánh Vân, nhiều khía cạnh khác nhau của luật hợp đồng trong pháp luật bốn nước:


14

Anh, Mỹ, Pháp, Đức đã được tiến hành nghiên cứu so sánh. Tuy nhiên, có thể thấy,
vì cơng trình tập trung giải quyết nhiều khía cạnh khác nhau của luật hợp đồng, những

nghiên cứu so sánh về chấm dứt hợp đồng chỉ được thực hiện trong khuôn khổ một
chuyên đề, dẫn đến những nghiên cứu so sánh về chấm dứt hợp đồng được thực hiện
trong cơng trình chưa được sâu. Hơn nữa, mục đích nghiên cứu của đề tài là cung cấp
học liệu cho người học về pháp luật hợp đồng của một số nước trên thế giới dưới góc
độ so sánh mà khơng nhằm kiến nghị hồn thiện pháp luật trong nước, vì vậy, cơng
trình khơng tiến hành so sánh pháp luật hợp đồng nói chung và chấm dứt hợp đồng
nói riêng của Việt Nam với nước ngồi.
2.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu cụ thể từng nội dung của luận án
2.2.1. Về mặt lý luận
* Về khái niệm “chấm dứt hợp đồng”
Có rất ít các cơng trình nghiên cứu đề cập đến định nghĩa “Chấm dứt hợp
đồng”. Hầu hết các cơng trình khi nghiên cứu về chấm dứt hợp đồng đều bắt đầu ngay
bằng việc giới thiệu các trường hợp chấm dứt hợp đồng mà không đưa ra cách hiểu
thế nào là chấm dứt hợp đồng.
Trong luận văn thạc sĩ mang tên “Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự - Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn”, tác giả Hoàng Quốc Hưng đưa ra định nghĩa “Căn cứ
chấm dứt nghĩa vụ dân sự là những sự kiện pháp lý do pháp luật quy định mà khi
xuất hiện các sự kiện đó thì quan hệ nghĩa vụ được xác lập giữa các bên chấm dứt”.
Có thể thấy thuật ngữ “căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự” chỉ gần gũi với thuật ngữ
“căn cứ chấm dứt hợp đồng”, trong khi đó “căn cứ chấm dứt hợp đồng” được bao
hàm trong “chấm dứt hợp đồng”. Định nghĩa “chấm dứt hợp đồng” không được tác
giả đề cập tới trong cơng trình này.
Trong cơng trình “Giáo trình Luật hợp đồng – Phần chung (dùng cho đào
tạo sau đại học)” của tác giả Ngô Huy Cương, tại trang 372, liên quan đến khái niệm
chấm dứt hợp đồng, tác giả đưa ra các thuật ngữ “giải hiệu hợp đồng”, “giải trừ hợp
đồng” và “vô hiệu hợp đồng”. Tác giả nhận định “giải hiệu hợp đồng là một khái
niệm hẹp hơn và được bao hàm trong khái niệm chấm dứt hợp đồng”. Và “giải hiệu
chấm dứt hiệu lực của hợp đồng từ ngày giải hiệu”. Như vậy, ở đây, tác giả mới chỉ



15

đưa ra những nhận xét để phân biệt các thuật ngữ khác nhau có liên quan đến việc
“triệt tiêu hiệu lực của hợp đồng” mà chưa đưa ra được định nghĩa rõ ràng cho “chấm
dứt hợp đồng”.
Tác giả Jill Poole trong tác phẩm “Textbook on Contract Law”, tại trang 314,
đưa ra cách hiểu về chấm dứt hợp đồng “Việc chấm dứt hợp đồng là q trình theo
đó các nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng (nghĩa là các nghĩa vụ phải thực hiện), được
hình thành hợp lệ, chấm dứt (come to an end)”. Tuy nhiên, có thể thấy, định nghĩa
này của tác giả Jill Poole chưa thực sự rõ ràng. Thứ nhất, tác giả dường như đã chỉ ra
bản chất của chấm dứt hợp đồng là “một quá trình” (process), nhưng cụ thể là “quá
trình” gì thì trong định nghĩa này chưa chỉ rõ. Thứ hai, hậu quả của chấm dứt hợp
đồng mà tác giả chỉ ra chỉ là “chấm dứt các nghĩa vụ có bản của hợp đồng”, cịn đối
với các “nghĩa vụ khơng cơ bản” thì xử lý như thế nào?
Như vậy, có thể thấy, vẫn cần có những nghiên cứu tiếp theo để đưa ra được
định nghĩa, bản chất, đặc điểm của chấm dứt hợp đồng. Bên cạnh đó, cũng chưa có
cơng trình nào phân tích một cách cụ thể sự cần thiết của chấm dứt hợp đồng. Tức là
đi tìm đầy đủ các câu trả lời cho câu hỏi tại sao các bên phải lựa chọn giải pháp chấm
dứt hợp đồng.
* Về các trường hợp chấm dứt hợp đồng và hậu quả của chấm dứt hợp đồng
Đã có một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến chấm dứt hợp đồng, trong
nội dung nghiên cứu đã phân tích về các trường hợp chấm dứt hợp đồng. Trong đó,
ở một số trường hợp chấm dứt hợp đồng, trong một số tài liệu cũng đã chỉ ra định
nghĩa, cách hiểu cho các thuật ngữ.
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Oanh, trong luận văn tốt nghiệp với đề tài “Đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự theo pháp luật dân sự Việt Nam”, đã
đưa ra định nghĩa “Đơn phương chấm dứt hợp đồng là sự thể hiện ý chí của bên chủ
thể có quyền và lợi ích hợp pháp không được thực hiện hoặc không được đảm bảo
thực hiện về việc chấm dứt hợp đồng”.
Trong luận án tiến sĩ của tác giả Mễ Lương, bất khả kháng (force majeure)

được hiểu “là chỉ sức mạnh mà con người không thể chống lại được, nó bao gồm các
điều kiện tự nhiên và xã hội như: động đất, bão lụt, sóng thần và chiến tranh. Bất khả


16

kháng là ngoài hành vi của con người, hơn nữa nó khơng bị chi phối bởi ý chí của
đương sự”.
Tác giả Đỗ Văn Đại, trong bài viết “Vấn đề huỷ bỏ hợp đồng do có vi phạm
ở Việt Nam”, đã đưa ra cách hiểu về huỷ bỏ hợp đồng: “huỷ bỏ hợp đồng là triệt tiêu
quá khứ cũng như tương lai của hợp đồng đã được giao kết hợp pháp và lý do triệt
tiêu hợp đồng ở đây không tồn tại vào thời điểm giao kết mà vào thời điểm thực hiện
hợp đồng”.
Tuy nhiên, có thể thấy, cách hiểu hay định nghĩa về từng trường hợp chấm dứt
hợp đồng cụ thể chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng; bản chất, đặc điểm của những khái
niệm này cần được làm rõ thêm để có thể phân biệt được những trường hợp chấm dứt
hợp đồng khác nhau về mặt lý luận. Vì vậy, đây là một nội dung cần thiết được làm
rõ trong luận án.
2.2.2. Về nội dung so sánh, đối chiếu quy định về chấm dứt hợp đồng trong pháp luật
Việt Nam và pháp luật một số nước
Những so sánh quy định về luật hợp đồng nói chung của pháp luật Việt Nam
và pháp luật một số nước trên thế giới đã được một số tác giả thực hiện. Trong đó,
các tác giả cũng đã đưa ra một số nhận xét để thấy được điểm giống và khác nhau
giữa pháp luật hợp đồng của Việt Nam và của các nước khác.
Các cơng trình nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật nước
ngoài về luật hợp đồng chủ yếu giữa pháp luật của Việt Nam với pháp luật một số
nước như: Hoa Kỳ, Đức (trong bài viết của TS. Vũ Thị Lan Anh), Australia (trong
bài viết của Nguyễn Thị Minh). Trong đó, các tác giả cũng chỉ được ra một vài điểm
tương đồng hoặc khác biệt giữa quy định pháp luật về hợp đồng của Việt Nam và các
nước. Vấn đề chấm dứt hợp đồng không phải là nội dung được các tác giả quan tâm

nghiên cứu so sánh trong các cơng trình này.
Trong luận án tiến sĩ của mình, tác giả Mễ Lương đã chỉ ra khá nhiều những
điểm tương đồng, khác biệt trong quy định về hợp đồng của pháp luật Trung Quốc
và pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên có thể thấy, vấn đề so sánh quy định pháp luật về
chấm dứt hợp đồng giữa hai nước tác giả vẫn bỏ ngỏ. Trong cơng trình đó, tác giả



×