Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

37 phùng ngọc anh thư ktct

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.77 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

----

\\

TIỂU LUẬN
BỘ MƠN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Anh Tuấn
Mã học phần: Kinh tế chính trị Mác Lênin
Mã lớp học: 23C1POL51002430
1


Họ và tên sinh viên: Phùng Ngọc Anh Thư
Mã số sinh viên: 31221021948

TP. HCM, ngày 07 tháng 01 năm 2023

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2
BÀI LÀM.............................................................................................................................. 3
1.PHÂN TÍCH TÍNH TẤT YẾU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM ?..............................................3
1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế:...........................................................................3
1.2 Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển Việt Nam:............3
1.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam:.........4
1.3.1 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT):...........................4
1.3.2 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT):...........................4


2. BẰNG DẪN CHỨNG CỤ THỂ, HÃY CHỈ RA NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
TỪ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT
NAM THỜI GIAN QUA TRÊN CÁC MẶT: KINH TẾ; CHÍNH TRỊ; VĂN HÓA.......5
2.1 Tác động tiêu cực về mặt kinh tế:.............................................................................5
2.2 Tác động tiêu cực về mặt chính trị:..........................................................................5
2.3 Tác động tiêu cực về mặt văn hóa:...........................................................................6
3. ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG PHÁT
TRIỂN CỦA VIỆT NAM, BẠN HÃY ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC NÊU TRÊN.................................................................................6
3.1 Giải pháp về mặt kinh tế:...........................................................................................6
2


3.2 Giải pháp về chính trị:................................................................................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................8

LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế chính trị là một mơn học vơ cùng cần thiết, nó khơng cịn q xa lạ với các bạn
sinh viên khi bước vào giảng đường Đại học. Kinh tế chính trị là một mơn khoa học xã hội
nghiên cứu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa đặt trong mối quan hệ với chính trị dưới nhãn
quan của chính trị. Khi học mơn này sinh viên sẽ được tìm hiểu về nhiều chủ đề khác nhau
liên quan đến hoạt động, khía cạnh cách thức hoạt động của nền kinh tế: hàng hóa, thị
trường, tiền tệ, vấn đề thất nghiêp,…Mỗi chủ đề đều mang đến những kiến thức bổ ích và
giá trị khác nhau, ở bài tiểu luận hôm nay nói về chủ đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam hiện nay.
Việt Nam với hành trình 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế từ năm 1986, đây là một
q trình dài và vơ cũng gian nan, chứa đựng đầy thủ thách, đòi hỏi rất nhiều yếu tố để có
thể phát triển được như ngày hơm nay. Hội nhập quốc tế là quá trình phát triển tất yếu, mà
nó cịn liên quan đến bản chất xã hội của lao động và các mối quan hệ giữa con người với
nhau. Ngày nay, quá trình hội nhập quốc tế diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, mạnh mẽ

hơn, nó khơng chỉ là xu hướng quan trọng của thế giới hiện đại mà còn tác động sâu sắc đến
quan hệ quốc tế và hịa bình của mỗi quốc gia. Việc hội nhập mang đến cho các quốc gia
nhiều tác động vơ cùng tích cực, phát triển nhanh chóng hơn qua việc hợp tác quốc tế, mở
rộng được thị trường kinh doanh, tiếp thu và áp dụng khoa học cơng nghệ. Nhưng nó cũng
đặt ra nhiều thách thức và những ảnh hưởng tiêu cực đối với các quốc gia. Chúng ta sẽ tìm
hiểu thật kỹ hai mặt tác động để nhận biết được những mặt tốt và nhận ra được những vấn
đề mang tính tiêu cực. Từ đó có thể phát huy hay loại trừ, giải quyết các vấn đề gây ảnh
hưởng chung đến nền kinh tế, chính trị và văn hóa của quốc gia.
Từ những tác động tiêu cực ấy, chúng ta cần đưa ra những giải pháp phù hợp để có thể
biến điểm yếu thành điểm mạnh. Bởi vì điều này góp phần vào cơng cuộc xây dựng nên một
đất nước Việt Nam hùng mạnh, vững vàng trên thị trường quốc tế, sánh vai với các cường
quốc năm châu như Hồ Chủ tịch đã phát biểu. Để làm đươc như thế, khơng chỉ cần những
chính sách, hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước mà còn cần đến sự chung tay,ủng hộ,
một lịng một dạ vì đất nước của nhân dân. Bản thân là một sinh viên kinh tế em cần phải nỗ
lực hết sức mình để có thể góp phần vào cơng cuộc xây dựng đất nước, đồng thời là luôn
nắm rõ các đường lối và chính sách của Đảng và cuối cùng là ln giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc.
3


BÀI LÀM
1.PHÂN TÍCH TÍNH TẤT YẾU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM ?
1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế:
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác giữa nền kinh tế quốc gia
vào nền kinh tế quốc gia khác hay tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế
quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia
cũng như tồn thế giới.
1.2 Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển Việt Nam:
Thứ nhất: Sự phát triển của phân công lao động quốc tế

Phân công lao động quốc tế là tiền đề cho sự hình thành các quan hệ kinh tế quốc tế.
Phân công lao động quốc tế là sự phân công lao động giữa các quốc gia trên phạm vi thế
giới, được hình thành khi sự phân cơng lao động xã hội vượt ra ngoài biên giới một quốc gia
do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Phân công lao động quốc tế ngày càng phát triển và
bao trùm toàn bộ nền kinh tế thế giới. Điều kiện để phát triển phân công lao động quốc tế là:
sự khác biệt giữa các quốc gia về điều kiện tự nhiên; sự khác biệt giữa các quốc gia về trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học - kỹ thuật và công nghệ, về truyền thống
sản xuất; và mặt khác, mỗi nước đều chịu ảnh hưởng và sự tác động nhất định của chế độ
kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ hai: Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan trong bối cảnh tồn cầu
hóa kinh tế
Tồn cầu hố diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội ...trong
đó, tồn cầu hố kinh tế là xu thế nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là
động lực thúc đẩy tồn cầu hố các lĩnh vực khác. Tồn cầu hóa đi liền với khu vực hóa.
Khu vực hố kinh tế chỉ diễn ra trong một không gian địa lý nhất định dưới nhiều hình
thức như: khu vực mậu dịch tự do, đồng minh thuế quan, đồng minh tiền tệ, thị trường
chung, đồng minh kinh tế… nhằm mục đích hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, từng
bước xoá bỏ những cản trở trong việc di chuyển vốn, lực lượng lao động, hàng hố dịch
vụ… tiến tới tự do hố hồn tồn những di chuyển nói trên giữa các nước thành viên trong
khu vực. Trong điều kiện tồn cầu hóa kinh tế, khu vực hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc
tế trở thành tất yếu khách quan: Tồn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ
4


thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày
càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không
thể tách rời nền kinh tế tồn cầu. Trong tồn cầu hóa kinh tế, nếu không hội nhập kinh tế
quốc tế, các nước không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong
nước, sẽ khơng có cơ hội tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện
ngày càng nhiều

Thứ ba: Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước,
nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.
Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngồi như
tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước phát triển cho các nước đang
phát triển. Từ đó giúp cái nước kém phát triển có thể tận dụng được cơ hội để phát triển,
thu hẹp khoảng cách, khắc phục nguy cơ tụt hậu. Hơn thế nữa việc hội nhập cịn tác động
tích cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô. tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức
thu nhập cho các tầng lớp dân cư. Việc mở cửa thị trường, thu hút vốn không chỉ thúc đẩy
công nghiệp hố mà cịn tăng tích luỹ, cải thiện thâm hụt ngân sách, tạo niềm tin cho các
chương trình hỗ trợ quốc tế trong cải cách kinh tế và mở cửa. Ngồi ra, hội nhập kinh tế
quốc tế cịn tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập tương đối của tầng
lớp dân cư.
1.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam:
Qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế đem đến khơng ít những tác động tích cực đến nhiều
khía cạnh của nước ta, nhưng song song đó là là một số tác động tiêu cực cần được quan
tâm và giải quyết kịp thời.
1.3.1 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT):
- HNKTQT tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nước.
- HNKTQT tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt
trong việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy việc
tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và phát triển các quan hệ song phương, khu vực, và
đa phương.
- HNKTQT hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô, nguồn
lực phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xã hội.
- HNKTQT tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự thế
giới mới, giúp tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hồ bình, ổn định và phát
triển ở phạm vi khu vực và thế giới.
- HNKTQT giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợp
với luật pháp, thơng lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế

quốc tế.
1.3.2 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT):
- HNKTQT khiến nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, thậm chí là phá sản do
áp lực của cạnh tranh trong hội nhập.

5


- HNKTQT các nước đang phát triển gặp bất lợi trong chuỗi giá trị toàn cầu, dễ trở
thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và
hủy hoại môi trường.
- HNKTQT phân phối khơng cơng bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác
nhau trong xã hội, có nguy cơ làm tăng bất bình đẳng xã hội.
- HNKTQT thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia và nhiều vấn đề
phức tạp xảy ra đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an tồn xã hội.
- HNKTQT có thể làm gia tăng nguy xói mịn bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống.
Gia tăng tình trạng bn lậu, khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập
cư bất hợp pháp…
2. BẰNG DẪN CHỨNG CỤ THỂ, HÃY CHỈ RA NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
TỪ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT
NAM THỜI GIAN QUA TRÊN CÁC MẶT: KINH TẾ; CHÍNH TRỊ; VĂN HÓA.
2.1 Tác động tiêu cực về mặt kinh tế:
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đem đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và nền
kinh tế vủa Việt Nam. Tuy nhiên số doanh nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ và siêu nhỏ
chiếm tý lệ rất cao lên đến 96%, điều này gây ra áp lực vô cùng lớn đến nền kinh tế Việt
Nam.
Đầu tiên là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa: dù hàng rào thuế quan được dỡ bỏ,
song việc có tận dụng được các ưu đãi về thuế quan để mở rộng thị trường hay không lại
phụ thuộc vào việc đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ cũng như các yêu cầu khác (an
toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ...). Với năng lực tự sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu

cịn hạn chế như hiện tại, kèm theo đó là kỹ thuật sản xuất chưa thật sự hiệu quả.Chính vì
thế một số hàng hóa Việt Nam chưa đủ điều kiện để xuất khẩu. Điều này được minh chứng
qua báo cáo Phân tích Tuân thủ Tiêu chuẩn dành cho Việt Nam tại buổi tọa đàm “Phân tích
sự tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của các sản phẩm nông sản Việt Nam tại 5 thị trường Úc,
Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Mỹ” ngày 29/9/2022 tại Hà Nội. Đây được xem là một thách
thức vô cùng lớn buộc các doanh nghiệp phải đối mặt và đưa ra phương hướng giải quyết.
Thứ hai là sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước khác (các nước
TPP, EU) vào thị trường Việt Nam bắt nguồn từ việc tự do hóa thuế nhập khẩu. Ưu thế của
các nguồn hàng nhập khẩu này là có giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã vô cùng phong
phú, bắt mắt người tiêu dùng. Điều này gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến việc sản xuất hàng
hóa nội địa, khơng những thế nó cịn làm giảm thu nhập và giảm công ăn việc làm của
người lao động Việt Nam.
Thứ ba là cơ hội phát triển ngành công nghiệp ngày càng mất ưu thế: Các doanh nghiệp
ngày càng trở nên khó khăn trong việc tìm chỗ đứng cho sản phẩm của mình từ đó dẫn đến
sự trì trệ, mất dần cơ hội phát triển và có thể phá sản do áp lực cạnh tranh hội nhập. Dẫn
chứng cụ thể qua doanh nghiệp ngành dệt may đang phải đối diện với nhiều khó khăn do
nhu cầu về ngành may mặc tại hai thị trường lớn nhất là Mỹ (lạm phát) và EU(khủng hoảng)
sụt giảm trông khi hàng tồn kho lại rất cao, nhiều đơn hàng bị hủy. Sức mua khó hồi phục
trong vịng 1 năm tới.
Cuối cùng là diễn biến giá cả khó điều chỉnh: Thị trường quốc tế có thể gây ra biến động
giá cả, đặc biệt là đối với các mặt hàng nguyên liệu như dầu, vàng, thực phẩm, vật dụng y
tế, phân bón,… Những biến động này có thể tác động lớn lạm phát và độ ổn định của nền
6


kinh tế nội địa. Dẫn chứng cụ thể qua sự kiện xung đột Nga - Ukraine sẽ làm giá xăng dầu
tăng bình quân 30-40% so với hồi đầu năm, khiến thâm hụt thương mại xăng dầu tăng lên
mức 9 tỷ USD, thay vì 6,3 tỷ USD của năm ngối;
2.2 Tác động tiêu cực về mặt chính trị:
Các thế lực thù địch, cơ hội chính trị khơng ngừng lợi dụng q trình hội nhập quốc tế,

coi đó là tâm điểm để ráo riết thực hiện chiến lược “diễn biến hịa bình” chống phá cách
mạng Việt Nam.
Trước hết, thơng qua tiến trình hội nhập quốc tế, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt
động chống phá. Các thế lực thù địch thúc đẩy hình thành những yếu tố phi xã hội chủ
nghĩa, gia tăng mặt trái của nền kinh tế thị trường, nhằm làm cho Nhà nước mất khả năng
kiểm soát, điều hành nền kinh tế, từ khống chế về kinh tế để chuyển hóa và gây sức ép về
chính trị. Chúng ngầm thâm nhập, móc nối với các đối tượng phản động, gây dựng lực
lượng đối lập, mua chuộc, lôi kéo những cán bộ, đảng viên, quần chúng thối hóa, biến chất,
cơ hội chính trị, triệt để lợi dụng sơ hở của chính sách, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, thúc đẩy
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngay từ bên trong. Thời gian gần đây, trên một số trang
mạng xã hội, facebook, website cá nhân xuất hiện ngày càng nhiều những luận điệu suy
diễn của một số đối tượng tự xưng ... nhằm bác bỏ, phủ nhận đường lối, quan điểm hội nhập
quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. Minh chứng cho những điều trên là thông qua vụ khủng
bố ở Đắc Lắc vừa qua, nguyên nhân cơ bản là do âm mưu của các thế lực thù địch, các đối
tượng FULRO lưu vong kích động một số người dân tộc thiểu số chia rẽ với người Kinh,
gây mất trật tự tại địa bàn và gây tiếng vang ở nước ngồi. Phương thức hoạt động của bọn
chúng có quy trình cụ thề: tun truyền, lơi kéo, mua chuộc, dụ dỗ, đe dọa, kích động người
dân đi theo bọn chúng; lợi dụng tôn giáo, lập ra tổ chức tôn giáo phi pháp và thông qua
truyền đạo để vận động ly khai; lợi dụng những mâu thuẫn trong nhân dân, những thiếu sót
trong thực hiện chính sách dân tộc của Nhà nước ta, tổ chức bạo loạn, biểu tình, khiếu kiện.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc trên tổ chức khủng bố Việt Tân cắt ghép, dàn dựng hàng trăm
video clip xun tạc, bóp méo các sự việc trên. Mục đích của chúng là làm nhiễu loạn thông
tin, làm mất ổn định tình hình và tạo mâu thuẫn, căng thẳng giữa các dân tộc, chia rẽ khối
đại đoàn kết toàn dân
2.3 Tác động tiêu cực về mặt văn hóa:
Dù ở bất cứ giai đoạn nào, hoàn cảnh nào, chiến tranh hay hịa bình, dân tộc ta ln gắn
liền với những truyền thống dân tộc quý báu, những giá trị văn hóa tốt đẹp được ông cha ta
truyền từ đời này sang đời kia. Thế nhưng hòa nhập chứ đừng hòa tan, hội nhập kinh tế
quốc tế và tồn cầu hóa đã, đang và tiếp tục tác động đến sự giao thoa của các nền văn hóa
khác nhau. Thực tế đã xảy ra khi nhiều người Việt Nam hiện nay đang có xu hướng chạy

theo lối sống phương Tây, điển hình là các bạn trẻ. Để đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng
tăng này, các chuỗi cửa hàng về thức ăn, quần áo, mỹ phẩm theo phong cách phương Tây
mọc lên dày đặc ở các thành phố lớn. Những người này có xu hướng thích ăn những thức ăn
nhanh như hamburger, hot dog,… cho buổi sáng thay vì là các món ăn truyền thống phở, hủ
tiếu, bún bị,…chính vì thế mà ẩm thực Việt Nam ngày càng khơng có vị thế trong lòng giới
trẻ. Hơn thế nữa là phong cách ăn mặc của một số người hiện tại không phù hợp với giá trị
truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, họ thích mặc thoải mái và chê bai những trang
phục mang đậm chất dân tộc. Thêm vào đó, hiện nay mạng xã hội Internet vô cùng phổ biến
trong xã hội đặc biệt là những người trẻ - mầm non tương lai của đất nước, khả năng tiếp
cận với nhưng thông tin tiêu cực, sai lệch ngày càng nhanh. Điều đó đã gây ra những suy
nghĩ lệch lạc trong suy nghĩ, họ dễ dàng trở con người suy tính, lựa chọn, so sánh để tìm
7


kiếm lối sống ích kỷ, thiếu suy nghĩ. Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng nếu có sự lợi dụng từ
các thế lực thù địch.
3. ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG PHÁT
TRIỂN CỦA VIỆT NAM, BẠN HÃY ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC NÊU TRÊN
3.1 Giải pháp về mặt kinh tế:
- Nâng cao năng lực thực thi hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó là tăng cường xây dựng
nguồn nhân lực chất lượng chất lượng cao, có tri thức, nắm vững kiến thức, có đủ kỹ năng
hội nhập và kỹ năng nghề. Để làm được điều này đòi hỏi sự siết chặt đối với chất lượng giáo
dục đào tạo, đào tạo nghề nghiệp. Đây được xem là vai trò then chốt, đóng góp vai trị vơ
cùng to lớn đến hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Tăng cường nâng cao và áp dụng hệ thống sản xuất tiên tiến, ứng dụng cao, đổi mới
công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế về kỹ
thuật của trong sản xuất trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp … nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm, đưa hàng hóa Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế, tăng cạnh tranh với các
hàng nhập khẩu quốc tế.

- Nhà nước cần đưa ra các đề án, dự án hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp, duy trì và phát
triển “vườn ươm doanh nghiệp”, quỹ khởi nghiệp. Duy trì tổ chức định kì các hoạt động tiếp
xúc, đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ vừa tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi để
đẩy mạnh các hoạt động sản xuất theo hướng cơng nghệ hóa. Đặc biệt là đại dịch Covid 19
vừa qua đã gây ra cho doanh nghiệp nhiều khó khăn, nhà nước cần đặt ra các chính sách phù
hợp để hỗ trợ họ vượt qua và hoạt động hiệu quả hơn: chính sách hỗ trợ về thuế, chính sách
hỗ trợ tín dụng, giải ngân đầu tư cơng, gói an sinh xã hội, phát triển thị trường vốn tạo kênh
huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp.
- Việt Nam có thể tìm kiếm nguồn cung cấp dầu khi từ nguồn các khác nhau để giả thiệu
sư phụ thuộc vào một nguồn duy nhât, làm giảm nguy cơ gián đoạn cung cấp từ một quốc
gia đang tham chiến. Đồng thời tăng cường đầu tư và phát triển nguồn năng lượng tái tạo
như điện mặt trời, gió, năng lượng thủy điện nhằm giảm phát khí thải nhà kính và giảm
thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
3.2 Giải pháp về chính trị:
- Thứ nhất là Đảng đã đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí
Minh qua các chương trình học tập tại trường, các cơ quan hình chính hay các cuộc thi
mang nội dung chính trị. Đồng thời đẩy mạng cơng tác tuyên truyền cho người dân có thể
nhận thức đúng đắn hơn về mối quan hệ giữa hội nhâp quốc tế và sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc. Hơn thế nữa việc tăng cường về tiềm lực quốc phòng an ninh là vơ cùng cần thiết,
điều này giúp ta có thể đối phó lại với thế lực thù địch trong và ngoài nước kịp thời, tránh
những tổn thương đáng tiếc xảy ra. Điều tất yếu nhất cần có chiến lược ngoại giao mềm
dẻo, khôn khéo, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở
tôn trọng quyền độc lập của dân tộc.
- Thứ hai là nhà nước cần có các chính sách rõ ràng về an ninh mạng để kiểm soát và phát
hiện kịp thời những hành vi xuyên tạc, nói sai sự thật đất nước qua không gian mạng. Khi
phát hiện cần có những hình phạt thích đáng để cảnh cáo và trừng phát. Mục đích nhằm

8



mang đến khơng gian mạng văn minh, tích cực và là nơi mọi người có thể cùng nhau chia sẻ
những cảm xúc.
3.3 Giải pháp về văn hóa:
Để nâng cao giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, chính phủ và các tổ chức xã hội cần đầu tư vào
việc bảo tồn, ghi nhận và thúc đẩy văn hóa truyền thống để người dân có thể nhận thức và
tơn trọng văn hóa quốc gia.
- Giáo dục và tuyên truyền: Đề ra các chương trình học để học sinh hiểu rõ và tơn trọng
các giá trị văn hóa dân tộc, bác bỏ những văn hóa độc hại, lệch lại. Một số hình thức khác
như tổ chức các cuộc thi, workshop, chiến dịch,… Ví dụ như vừa qua tại CLB chuyện nhỏ
chuyện to thuộc UEH đã tổ chức chiến dịch nâng cao nhận thức bản sắc văn hóa dân tộc Cultural Tapestry, giúp cho sinh viên có thể tìm hiểu và hiểu rõ hơn về trang phục, ẩm thực,
loại hình nghệ thuật,.. của dân tộc ta.
- Tăng cường giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống,loại hình nghệ thuật, gắn
chúng với du lịch. Nó khơng chỉ giữ gìn và phát triển được bản sắc văn hóa dân tộc mà cịn
là một cách quảng bá đến với khách du lịch trên toàn thế giới, đồng thời cịn tạo ra được
cơng ăn việc làm cho người dân nơi đây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình KTCT Mác – Lênin (Bộ GD-ĐT 2021)
2. Hội nhập quốc te Co làm mat độc lap, tu Chu VA ban sac Dan tộc? (n.d.). Tạp chí Cộng
sản. />hoi-nhap-quoc-te-co-lam-mat-doc-lap%2C-tu-chu-va-ban-sac-dan-toc%3F.aspx?
fbclid=IwAR1int3Ti6O-Y9LZSY9JHcdRn_pWZEFu2b-U297iSIlMo9c4kZLL-6HWbw8
4. Luật sư Lê Minh Trường. (2022, November 28). Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Tác
động hội nhập kinh tế quốc tế. />5. Trần Lâm. (June 30). Nhận diện âm mưu diễn biến hịa bình qua vụ việc ở Đắk Lắk. Cổng
thơng tin điện tử tỉnh Nghệ An. />6. TRẦN ĐỨC TIẾN Thượng tá, ThS, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phịng. (2019,
November 20). Hội nhập quốc tế có làm mat độc lap, tự chủ và bản sắc dân tộc? Tạp chí
Cộng

sản.


/>
2018/815421/hoi-nhap-quoc-te-co-lam-mat-doc-lap%2C-tu-chu-va-ban-sac-dan-toc

9


%3F.aspx?fbclid=IwAR1int3Ti6O-Y9LZSY9JHcdRn_pWZEFu2b-U297iSIlMo9c4kZLL6HWbw8
7.Trần Đức Tiến Thượng tá, ThS, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phịng. (2019, July 12). Hội
nhập quốc te có làm mất độc lập, tự chủ và bản sắc văn hóa dân tộc ? Cổng thơng tin điện
tử Đảng bộ tỉnh An Giang. />PageIndex=21&ID=45
8.Văn Giáp. (2022, December 19). Doanh nghiệp ngành dệt may đang phải đối diện nhiều
khó khăn. VietnamPlus. />
10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×