BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN THỊ SƠN TRANG
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU,
TỈNH TÂY NINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ MINH HIỀN
Gia Lai, 2023
i
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tơi được bày tỏ lịng biết
ơn tới tất cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tơi trong
q trình học tập và nghiên cứu hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể Q thầy, cơ giáo và các cán bộ
cơng chức Phịng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp
đỡ tôi về mọi mặt trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo
sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Hiền người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận
tình tơi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo NHCSXH huyện Dương Minh Châu
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thu thập dữ liệu cho luận
văn này.
Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn cùng lớp đã góp ý giúp tơi trong q
trình thực hiện luận văn này.
Tây Ninh, ngày
tháng
năm 2023
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Sơn Trang
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền. Các nội dung
nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa cơng bố bất kỳ dưới
hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá
được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu.
Tây Ninh, ngày
tháng
năm 2023
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Sơn Trang
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .......................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ............ 6
1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH. ................. 6
1.1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội. ............. 6
1.1.2. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội................ 9
1.1.3.
Nội dung nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH. ......... 16
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng tín dụng của
NHCSXH. ................................................................................................ 19
1.2. Cơ sở thực tiễn nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH............. 23
1.2.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng của NHCSXH ở Việt Nam. ...... 23
1.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn nâng cao chất lượng tín dụng của
NHCSXH. ................................................................................................ 27
1.2.3. Bài học nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH huyện DMC.
................................................................................................................. 32
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Dương Minh Châu. ................................. 34
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Dương Minh Châu. ....................... 34
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Dương Minh Châu. ............ 35
2.2. Giới thiệu về NHCSXH huyện Dương Minh Châu. ............................ 38
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển. .............................................. 38
iv
2.2.2. Cơ cấu tổ chức. ............................................................................. 39
2.2.3. Tình hình lao động của NHCSXH huyện Dương Minh Châu. ..... 41
2.2.4. Kết quả hoạt động của NHCSXH huyện Dương Minh Châu. ..... 42
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 46
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu. ....................................................... 46
2.3.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu......................................... 49
2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. ....................................................... 50
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 53
3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện
Dương Minh Châu. ..................................................................................... 53
3.1.1. Các chương trình tín dụng tại NHCSXH huyện Dương Minh Châu.
................................................................................................................. 53
3.1.2. Chất lượng tín dụng tại NHCXH huyện Dương Minh Châu. ....... 54
3.2. Thực trạng nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã
hội huyện Dương Minh Châu. .................................................................... 57
3.2.1. Vịng quay vốn tín dụng. ............................................................... 57
3.2.2. Tình hình nợ q hạn. ................................................................... 59
3.2.3. Tín dụng ủy thác qua các Tổ chức Chính trị - xã hội. .................. 61
3.2.4. Yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trong thời gian
tới. ........................................................................................................... 64
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính
sách xã hội huyện Dương Minh Châu......................................................... 65
3.3.1. Cơng tác chỉ đạo của các cấp Ủy đảng, Chính quyền. ................. 65
3.3.2. Hoạt động của NHCSXH. ............................................................. 65
3.3.3. Hoạt động ủy thác của các Tổ chức Hội – đoàn thể..................... 66
3.3.4. Đối với Ban quản lý Tổ TK&VV. .................................................. 67
3.3.5. Về đối tượng cho vay..................................................................... 67
3.4. Đánh giá chung về chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã
v
hội huyện Dương Minh Châu. .................................................................... 70
3.4.1. Những kết quả đạt được. ............................................................... 70
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân. ................................................... 72
3.5. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã
hội huyện Dương Minh Châu. .................................................................... 74
3.5.1. Nhóm giải pháp từ NHCSXH huyện DMC. .................................. 74
3.5.2. Nhóm giải pháp đối với tổ TK&VV............................................... 85
3.5.3. Nhóm giải pháp đối với các tổ chức CT-XH nhận ủy thác. .......... 86
3.5.4. Nhóm giải pháp đối với Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện
DMC. ....................................................................................................... 88
3.5.5. Nhóm giải pháp đối với Chủ tịch UBND cấp xã - thành viên Ban
đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện. ..................................................... 88
3.5.6. Nhóm giải pháp đối với Trưởng thơn. .......................................... 90
3.5.7. Nhóm giải pháp đối với khách hàng. ............................................ 90
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 94
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Ý nghĩa
1
BHXH
Bảo hiểm xã hội
2
BQL
Ban quản lý
3
CBTD
Cán bộ tín dụng
4
DMC
Dương Minh Châu
5
ĐTCS
Đối tượng chính sách
6
HĐND
Hội đồng nhân dân
7
HĐQT
Hội đồng quản trị
8
HSSV
Học sinh sinh viên
9
NHCSXH
Ngân hàng Chính sách xã hội
10
NHTM
Ngân hàng thương mại
11
NQH
Nợ quá hạn
12
NSNN
Ngân sách Nhà nước
13
RRTD
Rủi ro tín dụng
14
SXKD
Sản xuất kinh doanh
15
TCTCVM
Tổ chức Tài chính vi mơ
16
TK&VV
Tiết kiệm và vay vốn
17
UBND
Ủy ban nhân dân
18
UD
Uni Desa
19
CT - XH
Chính trị - xã hội
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình lao động tại NHCSXH huyện DMC qua 3 năm 2020 2022 ......................................................................................................... 41
Bảng 2.2: Kết cấu nguồn vốn tại NHCSXH huyện DMC qua 3 năm 20202022 ......................................................................................................... 43
Bảng 2.3: Tổng hợp phiếu điều tra thực tế ............................................................ 48
Bảng 3.1: Các chương trình cho vay tại NHCSXH huyện DMC qua 3 năm
2020-2022................................................................................................................ 53
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng vốn cho vay hộ nghèo và các ĐTCS tại NHCSXH
huyện Dương Minh Châu qua 3 năm 2020-2022 ................................................. 55
Bảng 3.3: Vịng quay vốn tín dụng tại NHCSXH huyện DMC qua 3 năm 20202022 ......................................................................................................................... 58
Bảng 3.4: Tình hình nợ quá hạn tại NHCSXH huyện DMC qua 3 năm 20202022 ......................................................................................................................... 60
viii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Quy trình cho vay................................................................................... 22
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Dương Minh Châu...................................... 34
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHCSXH huyện Dương Minh Châu ................. 40
Đồ thị 3.1: Danh sách tổ viên của các tổ chức CT -XH ....................................... 62
Đồ thị 3.2: Tác động của vốn vay tín dụng chính sách xã hội tới hộ vay vốn .... 68
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu.
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu sản xuất không đủ tiêu dùng, sau hơn
30 năm đổi mới Việt Nam đã từng bước vươn lên bước đầu khẳng định uy tín,
chinh phục được khách hàng chiếm lĩnh thị trường lớn ổn định góp phần nâng
cao vị thế của mình trên chính trường quốc tế. Hiện nay cơ chế mở cửa, các
thành phần kinh tế hoạt động một cách bình đẳng theo hiến pháp và pháp luật.
Nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời và phát triển mạnh mẽ. Cùng với nó là sự
cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngồi
địi hỏi các doanh nghiệp ln ln đổi mới công nghệ, trang thiết bị và mở
rộng sản xuất do đó cần thiết phải có một lượng vốn lớn mà các Ngân hàng là
nơi cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế một cách có
hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường với hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân
hàng Nhà nước thực hiện quản lý Nhà nước và cấp kinh doanh là các Ngân
hàng thương mại. Cùng với việc triển khai pháp lệnh ngân hàng ở nước ta
trong thời gian qua đã tạo ra những chuyển biến rõ nét cả về tổ chức, hoạt
động và trình độ nghiệp vụ của hệ thống Ngân hàng góp phần tăng trưởng
kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền... Các tổ chức tín dụng hình thành mạng lưới
trên hầu khắp các địa bàn cả nước. Nghiệp vụ Ngân hàng cũng được đổi mới
và từng bước hiện đại hoá, tiếp cận với công nghệ và thông lệ quốc tế. Với
hoạt động tín dụng và các dịch vụ đa dạng Ngân hàng đã đáp ứng được phần
lớn nhu cầu của khách hàng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh
tế đất nước. Ngày nay, Ngân hàng đã trở thành một mắt xích quan trọng cấu
thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh
tế khác Ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế
và đẩy lùi lạm phát, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tạo công ăn việc làm cho
người lao động, phát triển thị trường ngoại hối.
2
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đang trong thời kỳ mới chuyển
đổi sang cơ chế thị trường, môi trường kinh tế chưa ổn định, môi trường pháp
lý đang dần được hoàn thiện nên hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đang
gặp khó khăn nhất là về chất lượng tín dụng chưa cao mà biểu hiện là nợ quá
hạn, nợ khó địi lớn. Việc phân tích một cách chính xác, khoa học các nguyên
nhân phát sinh rủi ro tín dụng, từ đó đề ra các nguyên nhân phát sinh rủi ro
tín dụng là một nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên của ngành Ngân hàng. Vấn đề
càng trở nên bức xúc và cần thiết đối với hệ thống Ngân hàng Chính sách xã
hội có thị trường tín dụng chủ yếu là ở khu vực nơng thơn.
Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập và đi vào hoạt động nhằm
khắc phục những khiếm khuyết, những mặt hạn chế do kinh tế thị trường gây
ra, giúp những đối tượng ít có cơ hội vay vốn theo cơ chế thị trường được vay
vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để sản xuất và giải quyết việc làm giúp cho
đời sống ổn định, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, tạo cho xã
hội phát triển ổn định, bền vững. Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Dương
Minh Châu là đơn vị trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
Tây Ninh được thành lập theo Quyết định số 586/QĐ-HĐQT ngày
10/03/2003 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Dương Minh Châu ra đời là sự kế thừa
và phát triển của Ngân hàng Phục vụ người nghèo, với nhiệm vụ sử dụng các
nguồn lực tài chính của Nhà nước cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối
tượng chính sách, thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm
nghèo và giải quyết việc làm.
Kết quả sau hơn 20 năm triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu
đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Dương Minh Châu đã góp phần
quan trọng vào thắng lợi các mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tạo
việc làm, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Huyện Dương Minh Châu trở thành một điểm sáng cho các địa phương khác
3
để nhân rộng mơ hình triển khai thực hiện cơng tác cung cấp dịch vụ tín dụng
cho người nghèo bởi chất lượng tín dụng được đánh giá rất tốt. Qua quá trình
các năm hoạt động, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện đã giảm từ 0,21% năm 2020 xuống còn 0,12% năm 2022, tỷ lệ này là
một kết quả đáng tự hào của Ngân hàng huyện nói riêng và của cả Chi nhánh
tỉnh Tây Ninh nói chung. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của Ngân hàng
Chính sách xã hội huyện vẫn chưa thực sự ổn định và tiềm ẩn những nguy cơ
rủi ro ở một số chương trình cho vay tại một số xã, chất lượng tín dụng vẫn
cịn rất yếu. Bên cạnh đó, dựa vào sứ mệnh và tầm nhìn trong tương lai, đối
tượng giảm nghèo trong giai đoạn tiếp theo là những hộ nghèo với xuất phát
điểm rất thấp do không tiếp cận được những thành tựu của công cuộc tăng
trưởng kinh tế. Vì vậy, hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng
được đặt ra nhiệm vụ mới và cần thiết trở thành một vấn đề nghiên cứu nổi
bật cho địa phương cũng như các cơ quan chức năng có liên quan.
Trên cơ sở tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi lựa chọn
đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp khả thi để hướng tới
mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội
huyện Dương Minh Châu.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu tổng quát.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh nhằm đề xuất giải
pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng và nâng cao
chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội.
4
- Đánh giá thực trạng chất lượng và nâng cao chất lượng tín dụng tại
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
- Xác định được yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng tín dụng tại
NHCSXH huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân
hàng Chính sách xã hội huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện
Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu việc nâng cao chất lượng tín
dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây
Ninh.
- Về không gian: Đề tài được triển khai tại Ngân hàng Chính sách xã
hội huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
- Về thời gian: Nghiên cứu số liệu thứ cấp từ 2020-2022, số liệu sơ cấp
được thu thập trong năm 2023.
4. Nội dung nghiên cứu.
Luận văn tập trung vào giải quyết các nội dung sau đây:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân
hàng Chính sách xã hội
- Thực trạng nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã
hội huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh
- Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân
hàng Chính sách xã hội huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh
- Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Chính
sách xã hội huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
5
5. Kết cấu chi tiết các chương, mục của luận văn.
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng tín
dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng tín dụng của NHCSXH.
1.1.1. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội.
* Khái niệm tín dụng và tín dụng chính sách xã hội
Về bản chất, tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau và hoàn trả cả gốc
lẫn lãi trong một khoảng thời gian nhất định đã được thỏa thuận giữa người đi
vay và người cho vay. Hay nói cách khác, tín dụng là một phạm trù kinh tế,
trong đó mỗi cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng một khối lượng lớn giá
trị hay hiện vật cho cá nhân hay tổ chức khác với thời hạn hoàn trả với cùng mức
lãi suất, cách thức vay mượn.
Như đã nêu trên, tín dụng chính sách xã hội là cơng cụ tài chính quan
trọng, là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc thực hiện các chương trình
tín dụng ưu đãi của Chính phủ để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế
và xóa đói giảm nghèo.
* Tín dụng đối với người nghèo
Tín dụng đối với hộ nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành riêng cho
những người nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất
trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi, tùy theo từng
nguồn có thể hưởng theo lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp người nghèo
nhanh chóng vượt qua nghèo đói vươn lên hịa nhập cùng cộng đồng.
Tín dụng đối với người nghèo hoạt động theo các mục tiêu nguyên tắc,
điều kiện riêng, khác với các loại hình tín dụng của các Ngân hàng thương
mại ở những yếu tố cơ bản sau:
- Mục tiêu tín dụng: Tín dụng đối với hộ nghèo nhằm vào việc giúp
những người nghèo đói có vốn sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống, hoạt
7
động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, khơng vì mục đích lợi nhuận.
- Nguyên tắc cho vay: Cho vay hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu
vốn sản xuất kinh doanh. Hộ nghèo vay vốn phải là những hộ được xác định
theo chuẩn mực nghèo đói được cơng bố trong từng thời kỳ. Thực hiện cho
vay có hồn trả (cả gốc và lãi) theo kỳ hạn đã thỏa thuận.
- Phương thức cho vay: Tùy theo nguồn vốn, thời kỳ khác nhau, địa
phương khác nhau có thể qui định các điều kiện cho phù hợp với thực tế.
Nhưng một trong những điều kiện cơ bản nhất của tín dụng đối với hộ nghèo
đó là: Phương thức cho vay được ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội,
khi vay vốn không phải thế chấp tài sản; vốn vay phải được đưa đến tận tay
hộ nghèo; thủ tục cho vay phải đơn giản, thuận tiện; cho vay thông qua các
Tổ TK&VV; ưu tiên cho vay để phát triển sản xuất kinh doanh; kết hợp cho
vay vốn với hướng dẫn hộ nghèo cách làm ăn, chuyển giao công nghệ và có
sự giám sát chặt chẽ; có cơ chế khuyến khích các hộ vay trả nợ đúng hạn bằng
cách cho vay tiếp với khoản vay lớn hơn.
- Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay hộ nghèo do Chính phủ quy định
theo từng thời kỳ, lãi suất ưu đãi hơn so với lãi suất cho vay của Ngân hàng
thương mại, song điều quan trọng nhất là cho vay đúng đối tượng, đúng mục
đích, mức cho vay đúng yêu cầu của hộ nghèo.
- Kì hạn cho vay: Tín dụng đối với hộ nghèo cần phải áp dụng kì
hạn cho vay dài do hộ nghèo khơng có vốn tự có nên khi trả xong nợ, họ cũng
sẽ hết vốn, khơng có vốn quay vòng. Cơ cấu vốn đầu tư chủ yếu tập trung
trong lĩnh vực nơng nghiệp - nơng thơn, có độ rủi ro lớn so với các ngành
khác. Công tác thu hồi vốn khó khăn, nên áp dụng hình thức thu nợ nhiều kì
* Vai trị của tín dụng chính sách xã hội đối với hộ nghèo:
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, có nguyên nhân cơ bản và
chủ yếu là do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Vốn, kĩ thuật, kiến thức làm ăn
là chìa khóa để thốt nghèo. Do không đáp ứng đủ vốn nhiều người rơi vào vòng
8
luẩn quẩn, làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, vay nặng lãi, cầm cố ruộng đất
mong được đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày, nhưng nguy cơ nghèo đói
vẫn thường xuyên đe dọa. Mặt khác do thiếu kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi
mới tư duy làm ăn, bảo thủ với phương thức làm ăn truyền thống, sản phẩm sản
xuất ra kém hiệu quả. Thiếu kiến thức và kỹ thuật là lực cản làm hạn chế tăng
thu nhập và cải thiện đời sống. Khi giải quyết được vốn cho người nghèo có tác
động hiệu quả thiết thực.
Một là, động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói:
Người nghèo đói do nhiều nguyên nhân: Già, yếu, ốm, đau, khơng có
sức lao động, lười lao động, thiếu kiến thức trong sản xuất, do điều kiện tự
nhiên bất lợi, thiếu vốn,… Trong thực tế bản chất những người nông dân đều
cần cù, tiết kiệm, nhưng họ vẫn bị nghèo đói do thiếu vốn để sản xuất, thâm
canh tăng vụ, phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy vốn đối với họ là điều
kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn thốt nghèo.
Khi có vốn trong tay, với bản chất cần cù họ sẽ đầu tư vào sản xuất, tăng thu
nhập, cải thiện đời sống.
Hai là, giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có
điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường:
Việc cung ứng vốn cho người nghèo với mục tiêu đầu tư cho sản xuất
kinh doanh để xóa đói giảm nghèo thơng qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi
đã buộc người đi vay phải tính tốn để đạt hiệu quả kinh tế cao. Để làm được
điều đó họ phải học hỏi, tìm tịi, sáng tạo trong lao động sản xuất, tích lũy
kinh nghiệm. Sản phẩm làm ra được trao đổi trên thị trường giúp họ tiếp cận
được với nền kinh tế thị trường một cách trực tiếp.
Mặt khác, phương thức cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác được thực hiện ủy thác quản lý thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội:
Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên. Từ
phương thức này đã giúp cho các hộ nghèo dễ dàng tiếp cận với các thông tin
9
về khoa học kỹ thuật trong sản xuất và kinh doanh, đồng thời giúp cho các tổ
chức chính trị - xã hội có điều kiện thuận lợi hướng dẫn cách thức làm ăn cho
hội viên của mình để nâng cao thu nhập.
Ba là, tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, nên hiệu
quả hoạt động kinh tế được nâng cao hơn:
Do hoàn cảnh bắt buộc để duy trì cuộc sống, những người nghèo
thường chấp nhận đi vay nặng lãi với mức lãi suất cao. Chính vì thế, khi
nguồn vốn tín dụng đến tận tay người nghèo với số lượng lớn thì khơng cịn
thị trường cho các chủ cho vay nặng lãi.
Bốn là, cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nơng thơn mới:
- Tăng cường hiệu lực của các cấp Ủy, Chính quyền trong lãnh đạo, chỉ
đạo kinh tế ở địa phương.
- Thông qua các tổ chức tương trợ tạo điều kiện để những người vay vốn
có hồn cảnh gần gũi, nêu cao tính tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau tăng
cường tình làng, nghĩa xóm, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
- Kết quả phát triển kinh tế đã làm thay đổi đời sống kinh tế ở nông
thôn, an ninh trật tự, an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế những mặt tiêu cực
tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn.
Năm là, góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn, thực hiện việc phân cơng lại lao động xã hội:
Cơng tác tín dụng đầu tư cho người nghèo đã trực tiếp góp phần vào
việc chuyển dịch cơ cấu nông thôn, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất,
tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nơng nghiệp, góp phần trực tiếp vào
việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện lại phân
công lao động xã hội.
1.1.2. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội.
* Khái niệm về chất lượng tín dụng của NHCSXH.
Chất lượng là một định nghĩa trừu tượng mà không thể đo lường và
10
đánh giá chính xác như các chỉ tiêu định lượng. Vì vậy, cho đến nay, có rất
nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra nhằm phục vụ cho các nhà quản lý,
nhà nghiên cứu và người tiêu dùng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.
Tổ chức kiểm tra chất lượng châu Âu (European Organization of
Quality Control) cho rằng: “Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với
yêu cầu của người tiêu dùng”. Theo William Edwards Deming (2012), cha đẻ
của mơ hình quản lý chất lượng tồn diện (Total Quality Management) cho
rằng “Chất lượng là mức độ dự đoán trước về tính đồng đều và có thể tin cậy
được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận”. Hoặc là, trong các
định nghĩa của hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm ISO có đề cập đến
“Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một sản
phẩm, hệ thống hoặc q trình thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và các
bên có liên quan”. Ở đây, các bên có liên quan bao gồm khách hàng nội bộ cán bộ nhân viên của tổ chức, những người cung ứng nguyên vật liệu, luật
pháp…
Dựa trên nền tảng định nghĩa về chất lượng, có thể suy rộng ra về chất
lượng tín dụng. Đó là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đảm bảo sự tồn tại
và phát triển của ngân hàng và phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Chất
lượng tín dụng chính là chất lượng các món vay và được đánh giá là có chất
lượng tốt khi vốn vay được khách hàng sử dụng có mục đích, phục vụ cho sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng hạn, bù đắp
được chi phí và có lợi nhuận, có nghĩa là ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh
tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội.
- Đối với khách hàng: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở chỗ số
tiền mà Ngân hàng cho vay phải có lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn
giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên
tắc tín dụng.
- Đối với Chính phủ, với sự phát triển kinh tế xã hội: Chất lượng tín
dụng được thể hiện ở việc tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thơng hàng hố,
11
góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền
kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối
quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế.
- Đối với NHCSXH: Chất lượng tín dụng được dùng để phản ánh mức
độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của NHCSXH.
Như vậy, tín dụng chính sách xã hội là hoạt động cấp tín dụng ưu đãi
của Nhà nước cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác để phục vụ
sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện
thành cơng các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây
dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số, miền núi và đảm bảo an sinh xã hội.
* Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách
xã hội.
- Cho vay đúng đối tượng: Đối tượng được thụ hưởng tín dụng chính
sách xã hội là những khách hàng do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ
đầu tư chỉ định theo từng chương trình tín dụng, được quy định trong Nghị
quyết, Nghị định, Quyết định hoặc trong thỏa thuận với các chủ đầu tư. Khi
cho vay, NHCSXH căn cứ vào danh sách đối tượng thụ hưởng cụ thể của
từng chương trình tín dụng hoặc dự án do các cơ quan chức năng có thẩm
quyền xác nhận theo quy định. Bởi vậy, việc cho vay đúng đối tượng thụ
hưởng được xem là một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín
dụng của NHCSXH
- Hệ số sử dụng vốn: Đây là hệ số phản ánh kết quả sử dụng vốn của
NHCSXH, chỉ số này được tính như sau:
Hệ số sử dụng vốn
=
Tổng dư nợ bình quân trong kỳ
Tổng nguồn vốn bình quân trong kỳ
Hệ số sử dụng vốn càng lớn (nhỏ hơn 1) thì hiệu quả sử dụng vốn của
NHCSXH càng cao.