BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LÊ HỒNG HẠNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HỊA BÌNH
CHUN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HẢI NINH
Hà Nội, 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn của tơi là
hồn tồn trung thực, khơng vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và
pháp luật Việt Nam. Nếu sai, tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2023
Người cam đoan
Lê Hồng Hạnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu. Để hồn thành Luận văn này tơi xin
bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc tới:
Cơ giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hải Ninh
Các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Lâm Nghiệp đã chỉ bảo, hướng
dẫn và giúp đỡ tận tình trong q trình tơi thực hiện luận văn này.
Sự giúp đỡ của UBND huyện Kim Bôi, Phịng Tài ngun và Mơi
trường huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình, lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan và gia
đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tơi trong q
trình thực hiện.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2023
Học viên
Lê Hồng Hạnh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ ..................................................................................................................... 6
NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG.................................................. 6
1.1. Cơ sở lý luận về cơng tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường....... 6
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................. 6
1.1.2. Vai trò, nguyên tắc, công cụ và mục tiêu quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường .......................................................................................... 12
1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường........................ 21
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường ............................................................................................... 24
1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.. 27
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về công tác quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường............................................................................... 27
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Kim Bôi ...................................... 33
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đặc điểm cơ bản địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình ................... 34
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 34
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................ 37
iv
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng
đến công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện
Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình ........................................................................... 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 43
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................ 43
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu .......................................... 43
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin .................................... 45
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong đề tài .......................... 46
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 48
3.1. Thực trạng môi trường huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình ...................... 48
3.1.1. Thực trạng về mơi trường nước .................................................... 48
3.1.2. Thực trạng về mơi trường khơng khí ............................................ 50
3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa
bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình ............................................................ 52
3.2.1. Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện
Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình ........................................................................... 52
3.2.2. Ban hành các văn bản quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường .. 55
3.2.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về
môi trường cho các tầng lớp nhân dân ................................................... 56
3.2.4. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho quản lý môi
trường ...................................................................................................... 59
3.2.5. Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường ............................................................................................... 61
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình................................... 64
3.3.1. Trình độ của cán bộ quản lý ......................................................... 64
3.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 65
3.3.3. Ý thức bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân ........................... 66
v
3.3.4. Nguồn lực tài chính phục vụ cơng tác quản lý ............................. 67
3.4. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên
địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình....................................................... 68
3.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 68
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế .................................................................. 69
3.4.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế ....................................................... 71
3.5. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình.................................... 73
3.5.1. Phương hướng, mục tiêu về cơng tác quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình ........................ 73
3.5.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình ............................... 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ
Viết tắt
BTNMT
Bộ Tài nguyên môi trường
BVMT
Bảo vệ môi trường
CTR
Chất thải rắn
KT-XH
Kinh tế - xã hội
MT
Mơi trường
ONMT
Ơ nhiễm mơi trường
QLNN
Quản lý nhà nước
TNTN
Tài ngun thiên nhiên
UBND
Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Kim Bôi .......................................... 36
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Kim Bôi ............................. 38
qua 3 năm (2020-2022) ................................................................................... 38
Bảng 2.3. Cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm của huyện Kim Bôi ................ 39
qua 3 năm (2020-2022) ................................................................................... 39
Bảng 2.4. Dân số của huyện Kim Bôi qua 3 năm (2020-2022) ...................... 40
Bảng 2.5 Thu thập thông tin thứ cấp ............................................................... 43
Bảng 2.6. Dự kiến đối tượng và số lượng mẫu điều tra .................................. 44
Bảng 3.1. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu mơi trường nước mặt tại ........... 48
một số điểm quan trắc trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình............... 48
Bảng 3.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu mơi trường nước ngầm ............. 49
tại huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình .................................................................. 49
Bảng 3.3. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng loại cống thải ........................................ 50
Bảng 3.4. Biện pháp xử lý chất thải ................................................................ 51
Bảng 3.5. Đánh giá của cán bộ quản lý về hệ thống chính sách pháp luật bảo
vệ mơi trường trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hòa Bình............................ 56
Bảng 3.6. Thống kê công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức ..................... 57
về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hòa Bình ................ 57
Bảng 3.7. Đánh giá của người dân về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục, nâng cao nhận thức về môi trường cho các tầng lớp nhân dân (N=90) .. 58
Bảng 3.8. Kết quả đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho quản lý mơi trường
của huyện Kim Bơi, tỉnh Hòa Bình ................................................................. 60
Bảng 3.9. Tình hình vi phạm pháp luật mơi trường trên địa bàn huyện Kim
Bơi, tỉnh Hòa Bình .......................................................................................... 61
Bảng 3.10. Đánh giá về công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
và giải quyết khiếu nại tố cáo .......................................................................... 62
viii
Bảng 3.11. Trình độ của cán bộ quản lý về môi trường huyện Kim Bôi ........ 64
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá năng lực của cán bộ quản lý nhà nước về môi
trường qua điều tra (N=90) ............................................................................. 64
Bảng 3.13. Đánh giá của cán bộ quản lý về ảnh hưởng của các điều kiện kinh
tế - xã hội đến công tác QLNN về bảo vệ môi trường (N=25) ....................... 65
Bảng 3.14. Đánh giá của cán bộ quản lý về ý thức của người dân tham gia
công tác bảo vệ môi trường (N=25) ................................................................ 66
Bảng 3.15. Kết quả đầu tư nguồn lực tài chính phục vụ cơng tác QLNN về
bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình ..................... 67
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Kim
Bơi, tỉnh Hịa Bình .......................................................................................... 53
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, mơi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu cần sự phối hợp,
chung tay của tất cả các quốc gia trên thế giới và cả lồi người. Vấn đề ơ
nhiễm mơi trường, lỗ thủng tầng ozơn, biến đổi khí hậu tồn cầu, hiệu ứng
nhà kính, nước biển dâng... đang từng ngày, từng giờ tác động xấu đến cuộc
sống, sinh hoạt của con người. Để phòng ngừa, ứng phó với những vấn đề
trên, các quốc gia đã cùng nhau thảo luận, thống nhất đưa ra những quy định
chung làm căn cứ để mỗi nước có nghĩa vụ chấp hành, tuân thủ. Căn cứ vào
luật pháp quốc tế và điều kiện thực tế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội,
phong tục tập quán riêng của mỗi nước... đã xây dựng, ban hành Luật và các
văn bản hướng dẫn thi hành để điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân, tổ chức.
Nhưng để các văn bản pháp luật mới ban hành đi vào cuộc sống thì cần phải
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để mọi người dân biết và thực hiện.
Từ trước đến nay, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng hoạt động quản
lý nhà nước (QLNN) về môi trường, đây là nội dung cơ bản không thể tách
rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất
cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững,
thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)
đất nước.
Vài năm trở lại đây, nước ta liên tiếp phải hứng chịu những hậu quả
nặng nề do thiên tai gây ra và do hoạt động QLNN về môi trường còn nhiều
bất cập, nhiều sự cố môi trường lớn, tác động trên diện rộng, đặc biệt là sự cố
môi trường biển miền Trung đã xảy ra. Nguyên nhân của thực trạng môi
trường là do Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh, mạnh, tốc độ
công nghiệp hóa, đơ thị hóa, đầu tư phát triển rất cao, kéo theo nhiều áp lực
đến môi trường trong khi nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ và giữ gìn
mơi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế,
2
cộng đồng dân cư còn hạn chế, tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt,
coi nhẹ hoạt động QLNN về môi trường còn khá phổ biến. Môi trường tự
nhiên vẫn hàng ngày, hàng giờ bị chính các hoạt động sản xuất, sinh hoạt và
phát triển kinh tế - xã hội của con người tàn phá, làm cho ô nhiễm nghiêm
trọng, đó cũng chính là hậu quả tất yếu của sự thiếu ý thức tôn trọng tự nhiên
và sự lúng túng trong tìm ra một lời giải cho bài tốn phát triển bền vững.
Hiện nay, biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, tác động
mạnh đến môi trường, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh nguồn nước, an ninh
sinh thái, an ninh lương thực, là nguy cơ hiện hữu đối với việc thực hiện các
mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam. Tác động của biến đổi khí hậu
làm cho vấn đề ơ nhiễm, suy thối mơi trường, suy giảm đa dạng sinh học ở
nước ta ngày càng phức tạp, khó lường hơn, tình hình môi trường ở nước ta
vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Cùng với đà tăng trưởng kinh tế, môi
trường đô thị, khu công nghiệp tập trung vào một số vùng nơng thơn đang bị
suy thối ngày càng nặng. Nếu khơng được phòng ngừa và ngăn chặn kịp
thời, có thể gây tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe nhân dân, ảnh hưởng xấu
đến sản xuất và sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
của huyện Kim Bơi đã đạt được những kết quả, đó là: Hệ thống cơ quan QLNN
về BVMT ở huyện Kim Bôi đã từng bước được kiện toàn và đi vào hoạt động
ổn định; Bộ máy quản lý đã đảm bảo được tính hiệu quả, gọn nhẹ, linh hoạt
trong việc giải quyết công việc một cách nhanh chóng; Nhiều phong trào quần
chúng về BVMT đã được hình thành và phát triển như phong trào “xanh-sạchđẹp”, “Chiến dịch làm sạch môi trường thế giới”… được đơng đảo nhân dân
tham gia hưởng ứng tích cực, nhiều phong trào BVMT đã thu hút, lôi kéo sự
tham gia của cả cộng đồng; Môi trường ở nhiều nơi cũng được cải thiện, nhiều
tập quán lối sống tiến bộ về mơi trường được hình thành ở huyện.
3
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của huyện
cũng còn những hạn chế như: Cịn có sự chồng chéo trong thực hiện chức
năng, nhiệm vụ; Việc ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi
mới công nghệ, sử dụng năng lượng sạch, thân thiện mơi trường còn chưa có;
Chưa có những văn bản pháp luật đặc thù, chuyên biệt cho vấn đề kiểm sốt ơ
nhiễm mơi trường khơng khí, ơ nhiễm mơi trường nước trên địa bàn; Số
lượng các buối tuyên truyền chưa nhiều, hình thức tuyên truyền còn chưa đa
dạng; Nguồn nhân lực làm công tác QLNN về môi trường hiện nay của huyện
còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; Công tác thanh tra, kiểm tra
môi trường trên địa bàn huyện chưa quyết liệt, việc áp dụng xử phạt hành
chính về kinh tế cịn ít,... làm giảm hiệu lực, hiệu quả của cơng tác quản lý
nhà nước.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ quản
lý kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng công tác QLNN về bảo vệ mơi trường trên địa
bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hòa Bình, đề xuất một số giải pháp góp phần hồn
thiện cơng tác QLNN về bảo vệ môi trường trên địa bàn nghiên cứu.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về bảo vệ môi trường.
- Đánh giá thực trạng công tác QLNN về bảo vệ môi trường trên địa bàn
huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về bảo vệ môi
trường trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hòa Bình.
- Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác QLNN về bảo vệ mơi
trường trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hòa Bình.
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác
QLNN về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hòa Bình.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Theo quy định tại điều 164 của Luật bảo vệ môi trường
năm 2020 nội dung QLNN về môi trường gồm 12 nội dung. Trong phạm vi
nghiên cứu của luận văn QLNN về bảo vệ môi trường cấp huyện, tác giả tập
trung vào nghiên cứu 4 nội dung sau:
- Ban hành các văn bản quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi
trường cho các tầng lớp nhân dân
- Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường
- Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại
tố cáo
Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh
Hịa Bình.
Về thời gian: Luận văn thu thập số liệu thứ cấp qua 3 năm (2020-2022);
thu thập số liệu sơ cấp trong năm 2023.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường;
- Thực trạng công tác QLNN về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện
Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về bảo vệ môi trường trên
địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình;
- Một số giải pháp chủ yếu góp phần hồn thiện cơng tác quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình;
5
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Môi trường
Tại Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định: Môi
trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết
với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội,
sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (Quốc Hội, 2020).
Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố (hay cịn gọi là thành phần
mơi trường) sau đây: khơng khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất,
núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản
xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh,
di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. Trong đó, khơng khí, đất,
nước, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên... là các yếu tố tự nhiên (các yếu
tố này xuất hiện và tồn tại khơng phụ thuộc vào ý chí của con người); khu
dân cư, khu sản xuất, di tích lịch sử... là yếu tố vật chất nhân tạo (các yếu
tố do con người tạo ra, tổn tại và phát triển phụ thuộc vào ý chí của con
người). Khơng khí, đất, nước, khu dân cư... là các yếu tố cơ bản duy trì sự
sống của con người, còn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh... có
tác dụng làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú và sinh động.
Theo cách phân chia tương đối theo nguồn gốc thì mơi trường được
quan niệm thành 3 bộ phận: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
- Môi trường tự nhiên:
Bao gồm tất cả các sinh vật sống và khơng sống có trong tự nhiên.
Thuật ngữ này thường được áp dụng cho trái đất hoặc một số phần của trái đất.
Môi trường này bao gồm sự tương tác của tất cả các lồi sống, khí hậu, thời
7
tiết và tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người và
hoạt động kinh tế. Khái niệm mơi trường tự nhiên có thể được phân biệt thành
các thành phần:
+ Các đơn vị sinh thái hoàn chỉnh hoạt động, như: Các hệ thống tự
nhiên mà không có sự can thiệp lớn của con người văn minh, bao gồm tất cả
thảm thực vật, vi sinh vật, đất, đá, khí quyển và các hiện tượng tự nhiên xảy
ra trong ranh giới và bản chất của chúng.
+ Các nguồn tài nguyên thiên nhiên phổ biến và các hiện tượng vật
lý thiếu ranh giới rõ ràng, như: Khơng khí, nước và khí hậu, cũng như năng
lượng, bức xạ, điện tích và từ tính, khơng bắt nguồn từ hành động văn minh
của con người.
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá
học, sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng
ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sơng,
biển cả, khơng khí, động, thực vật, đất, nước...
+ Môi trường vật lý (Physical environment): Để chỉ các yếu tố nhiệt độ,
bức xạ, áp suất khí quyển, màu, mùi, vị,...
+ Mơi trường hố học (Chemical environment) : Chỉ những nguyên tố
và các hợp chất hoá học. Đây là dạng môi trường “vô sinh” (abiotic).
+ Môi trường sinh học (Biological environment): gồm động vật, thực
vật, vi sinh vật. Đây là dạng “biotic”.
Khái niệm “môi trường sinh thái” được sử dụng nhiều vì suy cho cùng
mọi vấn đề môi trường đều do nguyên nhân suy giảm sinh thái.
- Môi trường xã hội: phản ánh mối quan hệ giữa con người và con
người tạo nên sự thuận lợi hay cản trở cho sự phát triển xã hội.
Ngoài cách phân loại dựa trên nguồn gốc ở trên, môi trường cịn có thể
được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
8
Môi trường theo nghĩa rộng: Môi trường là tổng quan các nhân tố như
khơng khí, nước, đất, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hội vv... Có ảnh
hưởng tới chất lượng cuộc sống con người và các tài nguyên thiên nhiên cần
thiết cho sinh sống và sản xuất của con người. Môi trường theo nghĩa hẹp là
các nhân tố như: Khơng khí, đất, nước, ánh sáng vv... liên quan đến chất
lượng cuộc sống con người, không xét tới tài nguyên.
Theo nghĩa hẹp: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và xã hội,
ảnh hưởng tới chất lượng sống của con người mà không xem xét đến vấn
đề tài nguyên. Theo nghĩa này thì mơi trường chỉ “chất liệu mơi trường”.
Tuy nhiên, sự phân chia các khái niệm này chỉ là tương đối, phục vụ cho
các mục tiêu nghiên cứu chuyên ngành. Các hợp phần và yếu tố của môi
trường ln có mối liên hệ và quy ước với nhau.
Mơi trường có các đặc điểm sau:
- Mơi trường là khơng gian sống của con người và toàn thể sinh vật trên
trái đất
Tất cả những nơi như nhà ở, nơi sinh hoạt, sản xuất kinh doanh hay nơi
vui chơi giải trí đều cần đến những không gian nhất định. Những nơi này sẽ có
yêu cầu nhất định về các yếu tố như vật lý, sinh học, hóa học, cảnh quan… Nếu
khơng có mơi trường, chúng ta chẳng thể nào hoạt động và phát triển được.
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian
nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi để sản
xuất… Như vậy chức năng này đòi hỏi mơi trường phải có một phạm vi khơng
gian thích hợp cho mỗi con người. Không gian này lại đòi hỏi phải đạt đủ
những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, cảnh quan
và xã hội.
Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi tùy theo trình độ
khoa học và cơng nghệ. Trong việc sử dụng không gian sống và quan hệ với
thế giới tự nhiên có hai tính chất mà con người cần chú ý là tính chất tự cân
9
bằng, nghĩa là khả năng của các hệ sinh thái có thể gánh chịu trong điều kiện
khó khăn nhất và tính bền vững của hệ sinh thái. Tuy nhiên, chính sự tiến bộ
của khoa học công nghệ và nhu cầu đời sống nâng cao của con người đã vơ
tình tạo ra hàng loạt những tác động xấu, làm môi trường ngày càng tồi tệ đi.
Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết, là nơi chứa
đựng và đồng hóa các chất thải do sinh vật tạo ra trong quá trình sinh sống.
Thế giới sinh vật đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, bắt đầu từ khi
con người biết canh tác đến khi công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát
triển trong mọi lĩnh vực thì nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên lại
không ngừng tăng lên về cả chất lượng, số lượng và mức phát triển của xã hội.
Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên về số
lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức
năng này của mơi trường cịn gọi là chức năng sản xuất tự nhiên gồm:
Động, thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý
hiếm. Các thủy lực cung cấp dinh dưỡng, nước, nguồn thủy hải sản và nơi vui
chơi giải trí. Khơng khí, nhiệt độ, nước, gió, năng lượng mặt trời có chức năng
duy trì các hoạt động trao đổi chất. Dầu mỏ, quặng, kim loại cung cấp nguyên
liệu cho hoạt động sản xuất. Rừng có chức năng cung cấp nước, bảo tồn độ phì
nhiêu và đa dạng sinh học của đất, cung cấp nguồn củi gỗ, dược liệu và cải
thiện điều kiện sinh thái.
Trong hoạt động sống của mình, sinh vật cần phải đồng hóa các yếu tố
của môi trường để tạo dựng cơ thể và đào thải vào mơi trường những chất trao
đổi như hít thở khí trời, uống nước, khai thác nguồn thức ăn sẵn có từ các muối
khoáng, cơ thể động thực vật trên cạn và dưới nước. Con người lấy từ tự nhiên
những nguyên vật liệu để xây dựng nơi ở, may mặc, chế tạo công cụ lao
động,sử dụng năng lượng nhằm thay thế sức lực cơ bắp, tăng hiệu suất hữu ích,
khai thác thiên nhiên, mở rộng tầm nhìn và vươn tới vũ trụ bao la ... để không
10
ngừng nâng cao mức sống ngày càng đòi hỏi cao hơn của mình. Bằng trí tuệ
của mình, trong hoạt động sống, con người không chỉ đòi hỏi ở thiên nhiên mà
còn cải tạo thiên nhiên, biến các cảnh quan tự nhiên hoang sơ thành các cảnh
quan văn hóa và tạo dựng được những điều kiện mới khác nhằm thỏa mãn nhu
cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao, đa dạng và phong phú. Song con
người lại không thể thốt khỏi ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường tự nhiên
và môi trường xã hội, đồng thời con người cũng gây ra những sự biến đổi và
suy thối mơi trường và các hệ sinh thái tự nhiên.
Trong quá trình sinh sống các sinh vật luôn đào thải ra các chất thải vào
môi trường. Tại đây các chất thải dưới tác động của các vi sinh vật và các yếu
tố môi trường khác sẽ bị phân hủy, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham
gia vào hàng loạt các q trình sinh địa hóa phức tạp. Ở thời kỳ nguyên thủy,
chủ yếu do các quá trình phân hủy tự nhiên làm cho chất thải sau thời gian biến
đổi nhất định trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Sự gia tăng của sinh
vật nhanh chóng, q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa làm số lượng chất thải
tăng lên dẫn đến chức năng này nhiều nơi, nhiều chỗ quá tải, gây ô nhiễm môi
trường. Khả năng tiếp nhận và phân hủy chất thải trong một khu vực nhất định
gọi là khả năng đệm của khu vực đó. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng
đệm, hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó
khăn trong q trình phân hủy thì chất lượng mơi trường sẽ giảm và mơi trường
có thể bị ô nhiễm. Chức năng này có thể phân loại chi tiết như sau:
Chức năng biến đổi lý - hóa học: Phân hủy hóa học nhờ ánh sáng, hấp
thụ, tách các vật thải và độc tố.
Chức năng biến đổi sinh hóa: Sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình nitơ
và cacbon, khử các chất độc bằng con đường sinh hóa.
- Chức năng biến đổi sinh học: Khống hóa các chất hữu cơ, mùn hóa,
amơn hóa, nitrat hóa và phản nitrat hóa.
11
- Môi trường là nơi lữu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Mọi hoạt đồng kể từ khi con người xuất hiện, trải qua các thời kỳ tiến
hóa từ ngàn đời xưa, các nền văn minh đều được ghi lại rõ ràng bằng chứng,
vật chứng cụ thể, có được điều này nhờ cuốn sách khổng lồ môi trường:
Môi trường cung cấp sự ghi chép và là nơi lữu trữ lịch sử trái đất, lịch
sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa
của lồi người.
Mơi trường cung cấp các chỉ thị khơng gian và tạm thời mang tính chất
tín hiệu và báo động sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật sống trên
trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xẩy ra các tai biến tự
nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa…
- Môi trường cung cấp và lữu giữ cho con người các nguồn gen, các loài
động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có
giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tơn giáo và văn hóa khác.
b. Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do Nhà nước làm chủ thể, định
hướng điều hành, chi phối... để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội trong những
giai đoạn lịch sử nhất định.
Quản lý nhà nước là sự quản lý xã hội bằng quyền lực của Nhà nước, ý
chí Nhà nước, thông qua bộ máy Nhà nước làm thành hệ thống tổ chức điều
khiển quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để đạt được mục tiêu
kinh tế - xã hội nhất định, theo thời gian nhất định với hiệu quả cao (Bùi Thanh,
2020).
c. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
QLNN về MT là nhiệm vụ của mỗi quốc gia và toàn nhân loại, là chức
năng của các cơ quan nhà nước, các cơ quan sự nghiệp liên quan, là trách
nhiệm của các tổ chức KT-XH cũng như mỗi cộng đồng, mỗi cá nhân. Hiện