BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
ĐẶNG TRẦN KIM THÀNH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHO VAY
HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI THỊ XÃ TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN
Tây Ninh, 2023
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc
lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết
luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Tây Ninh, ngày ... tháng ... năm 2023
Người cam đoan
Đặng Trần Kim Thành
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, các anh chị và các bạn.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau
đại học, khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh cùng các thầy, cô giáo Trường
Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập và
làm luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo hướng dẫn
PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng
dẫn nghiên cứu và giúp tơi hồn thành luận văn.
Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng hồn thiện luận văn, tuy nhiên khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong nhận được những đóng
góp q báu của quý thầy cô và các bạn để bản luận văn này được hoàn thiện
hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tây Ninh, ngày ... tháng ... năm 2023
Học viên
Đặng Trần Kim Thành
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ ................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG TRONG CHO VAY HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.................................................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên
của Ngân hàng Chính sách xã hội .................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tín dụng cho vay học sinh, sinh viên .............. 4
1.1.2. Các hình thức cho vay học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính
sách xã hội .................................................................................................. 6
1.1.3. Chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên của Ngân
hàng Chính sách xã hội .............................................................................. 7
1.1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh,
sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội ............................................ 11
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay học
sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội ....................................... 14
1.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh,
sinh viên của một số Ngân hàng Chính sách xã hội các địa phương....... 14
1.2.2. Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay
học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội ............................. 18
iv
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đặc điểm cơ bản của thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ...................... 21
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................... 21
2.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội .............................................................. 22
2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến cho vay học sinh, sinh
viên của NHCSXH thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh .............................. 24
2.2. Đặc điểm cơ bản Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Trảng Bàng, tỉnh
Tây Ninh ...................................................................................................... 24
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã
hội thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ....................................................... 24
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách
xã hội thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh .................................................. 25
2.2.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Trảng
Bàng, tỉnh Tây Ninh .................................................................................. 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 32
2.3.1. Phương pháp chọn điểm khảo sát .................................................. 32
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 33
2.3.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ............................................. 34
2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................... 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 36
3.1. Thực trạng cho vay học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã
hội thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh .......................................................... 36
3.1.1. Thực trạng triển khai hoạt động cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân
hàng Chính sách xã hội .............................................................................. 36
3.1.2. Kết quả cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã
hội thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ....................................................... 39
3.2. Thực trạng chất lượng tín dụng cho vay học sinh, sinh viên của Ngân
hàng Chính sách xã hội thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ......................... 50
v
3.2.1. Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng qua các chỉ tiêu định
lượng ......................................................................................................... 50
3.2.2. Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng qua các chỉ tiêu định tính. 57
3.3. Thực trạng nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại NHCSXH thị xã
Trảng Bàng, Tây Ninh .................................................................................. 61
3.3.1. Hệ số sử dụng vốn........................................................................... 61
3.3.2. Vịng quay vốn tín dụng .................................................................. 62
3.3.3. Tỷ lệ thu lãi ..................................................................................... 63
3.3.4. Yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trong thời gian tới 64
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng tín dụng cho vay học sinh,
sinh viên tại NHCSXH thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ............................. 64
3.4.1. Nhân tố chủ quan ............................................................................ 64
3.4.2. Nhân tố khách quan ........................................................................ 65
3.5. Đánh giá chung về nâng cao chất lượng tín dụng cho vay học sinh, sinh
viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh... 67
3.5.1. Kết quả đạt được............................................................................. 67
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 69
3.6. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh
viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh... 70
3.6.1. Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ngành, các tổ
chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương các cấp ........................ 70
3.6.2. Củng cố và hoàn thiện Tổ Tiết kiệm và vay vốn ............................. 71
3.6.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hồi vốn ................................ 73
3.6.4. Công tác nguồn vốn ........................................................................ 78
3.6.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng ............................... 78
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 82
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Ý nghĩa
HSSV
Học sinh, sinh viên
HCKK
Hồn cảnh khó khăn
HĐQT
Hội đồng quản trị
NHCSXH
Ngân hàng Chính sách xã hội
NHTM
Ngân hàng thương mại
TK&VV
Tiết kiệm và vay vốn
TW
Trung ương
UBND
Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả thực hiện các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính
sách xã hội thị xã Trảng Bàng ......................................................................... 28
Bảng 2.2. Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội thị
xã Trảng Bàng ................................................................................................. 29
Bảng 2.3. Kết quả huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã
Trảng Bàng ...................................................................................................... 30
Bảng 2.4. Tổng hợp phiếu điều tra thực tế ...................................................... 33
Bảng 3.1. Doanh số, dư nợ cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính
sách xã hội thị xã Trảng Bàng ......................................................................... 40
Bảng 3.2. Tình hình cho vay học sinh, sinh viên từ năm 2019 - 2022 ........... 43
Bảng 3.3. Số học sinh, sinh viên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội thị
xã Trảng Bàng ................................................................................................. 45
Bảng 3.4. Phân tích số lượng và dư nợ học sinh, sinh viên theo đối tượng thụ
hưởng............................................................................................................... 46
Bảng 3.5. Phân tích số lượng và dư nợ học sinh, sinh viên theo đối tượng đào
tạo .................................................................................................................... 49
Bảng 3.6. Tình hình nợ xấu chương trình cho vay học sinh, sinh viên tại
Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Trảng Bàng ........................................... 51
Bảng 3.7. So sánh nợ xấu chương trình cho vay học sinh, sinh viên với một số
chương trình tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Trảng Bàng . 52
Bảng 3.8. Tình hình Nợ quá hạn chương trình cho vay học sinh, sinh viên tại
Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Trảng Bàng ........................................... 55
Bảng 3.9. So sánh Nợ quá hạn chương trình cho vay học sinh, sinh viên với
một số chương trình tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Trảng
Bàng................................................................................................................. 56
Bảng 3.10. Đánh giá chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên
thông qua khảo sát khách hàng ....................................................................... 58
viii
Bảng 3.11. Hệ số sử dụng vốn chương trình cho vay học sinh, sinh viên tại
Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Trảng Bàng ........................................... 62
Bảng 3.12. Vòng quay vốn tín dụng cho vay HSSV tại NHCSXH thị xã Trảng
Bàng qua 3 năm 2020 - 2022 .......................................................................... 62
Bảng 3.13. Tỷ lệ thu lãi cho vay HSSV tại NHCSXH thị xã Trảng Bàng qua
3 năm 2020 - 2022........................................................................................... 63
ix
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Bản đồ thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ....................................... 22
Sơ đồ 2.1. Mơ hình cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã
Trảng Bàng ...................................................................................................... 27
Biểu đồ 3.1. Quy mơ tín dụng học sinh, sinh viên .......................................... 41
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nợ xấu cho vay học sinh, sinh viên so với một số chương
trình khác ......................................................................................................... 53
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ Nợ quá hạn cho vay học sinh, sinh viên so với một số
chương trình khác ............................................................................................ 57
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Để tài chính tồn diện thúc đẩy cơng cuộc giảm nghèo và phát triển
kinh tế bền vững, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng nhiều công cụ để thực
hiện, trong đó Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là một công cụ hữu
hiệu nhất trong việc tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho
người nghèo và các đối tượng chính sách khác, giúp họ cải thiện đời sống,
vươn lên thoát nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, bộ phận HSSV
nguồn nhân tài tương lai rất được quan tâm, do đó chương trình cho vay đối
với học sinh, sinh viên nhằm hỗ trợ và tạo cơ hội cho các em HSSV có hồn
cảnh khó khăn tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, góp phần trang
trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt theo học tại trường. Từ đó có thể tiếp
cận với nền giáo dục ở cấp độ cao, góp phần thực hiện thành công các mục
tiêu của sự nghiệp giáo dục quốc gia.
Trong thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội đã nỗ lực nâng cao
chất lượng tín dụng trong các hoạt động cho vay, trong đó có cho vay học
sinh, sinh viên nhưng chất lượng tín dụng của hoạt động cho vay này vẫn
chưa cao. Mức cho vay được quy định như hiện nay của chương trình cho vay
học sinh, sinh viên đã được nâng lên 4.000.000 đồng/tháng/sinh viên nhưng
vẫn chưa đủ để học sinh, sinh viên trang trải học phí, sinh hoạt thiết yếu cho
cuộc sống hàng ngày. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi
HSSV của Nhà nước chưa cao. Tỷ lệ nợ quá hạn chương trình cho vay HSSV
của NHCSXH đạt tỷ lệ thấp so với tổng dư nợ nhưng chưa thực sự phản ánh
đúng các khoản nợ quá hạn của ngân hàng, khả năng tiềm ẩn tỷ lệ nợ xấu
cao… Chính vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh,
sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay.
Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV
cịn góp phần chống tệ nạn cho vay nặng lãi trong xã hội, cải thiện thị trường
2
tài chính khu vực nơng thơn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giúp các tổ chức chính trị - xã hội (CTXH) có điều kiện để tiếp tục thu hút hội viên, đoàn viên, nâng cao chất lượng
phong trào hoạt động, củng cố hệ thống chính trị cơ sở.
Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng sẽ giúp NHCSXH quản lý, bảo
tồn và phát triển nguồn vốn do Nhà nước và các chủ đầu tư giao cho
NHCSXH quản lý. Từ đó, giúp cho hoạt động của NHCSXH được ổn định và
phát triển bền vững.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao
chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính
sách xã hội thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trong cho vay học
sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây
Ninh nhằm đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay học sinh,
sinh viên của Ngân hàng trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng, nâng cao chất
lượng tín dụng cho vay HSSV.
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cho vay HSSV tại
Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
- Xác định được yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng tín dụng cho
vay HSSV tại Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
- Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay
học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Trảng Bàng, tỉnh
Tây Ninh.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV tại Ngân hàng Chính sách xã
hội thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng
trong cho vay HSSV tại Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Trảng Bàng,
tỉnh Tây Ninh.
- Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện tại NHCSXH thị xã
Trảng Bàng.
- Phạm vi về thời gian:
+ Thời gian thu thập số liệu thứ cấp: Năm 2019 đến 2021;
+ Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: Trong năm 2023.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về NHCSXH và chất lượng tín dụng
trong cho vay HSSV tại NHCSXH.
- Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV tại
NHCSXH thị xã Trảng Bàng.
- Đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng
trong cho vay HSSV tại NHCSXH thị xã Trảng Bàng.
5. Kết cấu chi tiết các chương, mục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng trong cho
vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Trảng Bàng;
- Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỌC SINH, SINH VIÊN
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh
viên của Ngân hàng Chính sách xã hội
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tín dụng cho vay học sinh, sinh viên
1.1.1.1. Khái niệm
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao
cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (Nguyễn
Minh Kiều, 2013).
Cho vay HSSV là loại hình cho vay đối với đối tượng đặc biệt là HSSV
có hồn cảnh khó khăn. Cho vay HSSV là việc NHCSXH sử dụng các
nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho vay HSSV đang học Đại
học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và học nghề vay nhằm mua sắm
phương tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập tại trường
(Phan Thị Thu Hà, 2004).
1.1.1.2. Đặc điểm tín dụng cho vay học sinh, sinh viên
Hoạt động cho vay đối với HSSV không thể giống như hoạt động cho
vay thông thường mà nó phải chứa đựng những yếu tố cơ bản sau:
- Một là, đây là cho vay khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Xuất phát từ mục
tiêu của cho vay chính sách là khơng vì mục tiêu lợi nhuận mà là góp phần
thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế - chính
trị - xã hội, thể hiện như sau:
+ Về nguồn vốn: Được Nhà nước hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ nguồn
vốn hoạt động cho vay đối với HSSV;
5
+ Về tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với HSSV: Được Nhà
nước chỉ định hoặc do Nhà nước thành lập;
+ Về mục tiêu của cho vay đối với HSSV: Giúp HSSV đóng học phí
và các chi phí liên quan đến học tập từ đó HSSV có điều kiện vươn lên trong
học tập.
- Hai là, đối tượng được vay vốn là HSSV có hồn cảnh khó khăn theo
học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
- Ba là, người vay vốn không phải là người trực tiếp sử dụng vốn vay
(Phan Thị Thu Hà, 2004).
Khác với các chương trình cho vay thông thường, NHCSXH cho HSSV
vay vốn thông qua hộ gia đình, người đứng ra vay vốn và trực tiếp nhận nợ là
hộ gia đình cha mẹ HSSV, nhưng hộ gia đình khơng phải là người trực tiếp sử
dụng đồng vốn đã vay, mà hộ gia đình lại chuyển số tiền vốn vay này cho
con, em mình sử dụng phục vụ cho việc học tập như nộp học phí, ăn ở, đi lại
và chi phí học tập cho HSSV trong thời gian học tập tại trường.
Nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng của chương trình này rất khác với
các chương trình cho vay khác của NHCSXH, nguồn thu nhập để trả nợ bao
gồm nguồn thu nhập của HSSV sau khi tốt nghiệp có việc làm mang lại và
nguồn thu nhập từ sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, dùng nguồn thu nhập
tổng hợp của hộ gia đình để trả nợ NHCSXH theo cam kết đã thỏa thuận.
Ngoài ra, người vay vốn là người trực tiếp sử dụng vốn vay đối với
trường hợp HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ cơi cha hoặc mẹ mà
người cịn lại khơng có khả năng lao động thì HSSV được vay vốn trực tiếp
tại NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở.
- Bốn là, thủ tục và quy trình cho vay phải đơn giản, thuận tiện để
HSSV có thể tiếp cận được với cho vay Ngân hàng một cách dễ dàng. Việc
6
phê duyệt cho vay cần đảm bảo mục tiêu: xác định đúng đối tượng, xác định
đúng nhu cầu vay vốn nhưng phải tránh phiền hà và thủ tục rườm rà.
+ Các hình thức đảm bảo tiền vay: Cho vay chính sách trong trường
hợp này dựa trên uy tín của chính khách hàng vay, cho vay không cần tài sản
đảm bảo. Ngân hàng có thể sử dụng một số hình thức thay cho tài sản thế
chấp như: Nhóm liên đới, cho vay dựa trên uy tín và tính cách khách hàng,
bảo lãnh của bên thứ ba…
+ Về lãi suất cho vay: Do đặc thù riêng có của chương trình cho vay
HSSV, nên việc cho vay của chương trình này được xã hội hóa rộng hơn các
chương trình cho vay khác, đặc biệt là khâu thu hồi nợ của chương trình này
cần có sự phối hợp của các đơn vị nơi cha mẹ HSSV cư trú, của đơn vị nơi
HSSV làm việc, của các đơn vị đã được hưởng lợi từ chương trình cho vay
HSSV và của nhiều cấp, nhiều ngành.
- Năm là, mức vay không biến động theo thị trường tài chính. Khi
chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động,
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay trên
cơ sở đề xuất của Ngân hàng và Bộ Tài chính.
- Sáu là, phải có phương thức cho vay và huy động vốn phù hợp với
yêu cầu quản lý một khối lượng khách hàng lớn với nhiều lần giao dịch. Để
phù hợp với khả năng trả nợ của HSSV, Ngân hàng nên áp dụng đa dạng các
phương thức cho vay: Cho vay trực tiếp hoặc cho vay gián tiếp.
- Bảy là, xã hội hóa việc cho vay đối với HSSV. Để cho vay đối với
HSSV thực hiện có hiệu quả thì Ngân hàng cần có sự phối hợp của nhiều bộ,
ban ngành có liên quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội...
1.1.2. Các hình thức cho vay học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính
sách xã hội
a. Ủy thác cho vay - cho vay thơng qua hộ gia đình
7
Đối với phương thức cho vay này, có mặt lợi là chi phí để thực hiện
cho vay tiết kiệm, cộng đồng trách nhiệm trong cơng tác xóa đói giảm nghèo,
nhưng phương thức này quản lý khó khăn hơn, dễ bị phân tán, hạn chế trong
việc huy động vốn.
b. Cho vay trực tiếp
Áp dụng đối với HSSV mồ côi cả cha và mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc
mẹ nhưng người cịn lại khơng cịn khả năng lao động; học sinh, sinh viên
thuộc diện hộ nghèo, cha (mẹ) bị bệnh tâm thần khơng cùng hộ khẩu, mẹ
(cha) khơng cịn khả năng lao động, các thành viên khác trong gia đình đi làm
ăn xa khơng có ở nhà, được vay vốn trực tiếp tại NHCSXH nơi địa bàn nhà
trường đóng trụ sở.
Đối với phương thức cho vay này khi cho vay phải quản lý vốn chặt
chẽ hơn, nghiệp vụ chuyên sâu hơn sẽ phát huy hiệu quả đồng vốn tốt hơn và
tiếp cận xã hội trên diện rộng nên thuận lợi cho việc huy động nguồn vốn.
Nhưng chi phí để thực hiện việc cho vay tốn kém hơn (Nguyễn Trọng Hoài,
2007).
1.1.3. Chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên của Ngân
hàng Chính sách xã hội
1.1.3.1. Quan niệm chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên tại
Ngân hàng Chính sách xã hội
Chất lượng cho vay đối với học sinh, sinh viên được hiểu là khả năng
Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của HSSV và được HSSV sử dụng vào
mục đích đóng học phí, mua sắm phương tiện học tập và các chi phí khác
phục vụ cho việc học tập tại trường, giúp HSSV giải quyết những khó khăn
trong học tập để tiếp tục theo học, giải quyết những khó khăn cho cha mẹ
HSSV, đồng thời sau này ra trường có việc làm thu nhập trả nợ ngân hàng cả
gốc và lãi vay đầy đủ và đúng hạn.
8
Chất lượng cho vay HSSV trước hết thể hiện ở việc vốn cho vay ưu đãi
của NHCSXH được chuyển tải đến đúng đối tượng cần vốn và được sử dụng
đúng mục đích vay vốn, mang lại giá trị thiết thực để đối tượng vay vốn có
thu nhập cải thiện mức sống, thốt được những khó khăn về tài chính mà họ
đang phải đối mặt giúp các em học tập tốt hơn. Trên cơ sở đó nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Giải quyết tốt mối
quan hệ tăng trưởng cho vay và tăng trưởng kinh tế. Giúp người vay vốn nhận
thức rõ quyền hạn và trách nhiệm trong quan hệ vay mượn này (Nguyễn
Trọng Hồi, 2007).
Mặc dù, NHCSXH cấp tín dụng khơng có mục đích thu lời như các
Ngân hàng thương mại khác. Tuy nhiên, mục tiêu an toàn và chất lượng cho
vay cũng luôn được đặt ra là một trong những mục tiêu chính trong quản lý
tín dụng. Ở đây khơng có mối quan hệ mật thiết giữa rủi ro và sinh lợi như
các Ngân hàng thương mại nhưng việc bảo toàn và phát triển vốn địi hỏi phải
khơng ngừng nâng cao chất lượng tín dụng. Theo đó, phải đảm bảo thu hồi
được vốn (gốc - lãi) đúng thời hạn, giảm tối đa nợ q hạn, nợ xấu khó địi.
Cho vay HSSV là một trong những giải pháp để thực hiện triệt để
chương trình mục tiêu quốc gia đề ra. Do đó chất lượng tín dụng trong cho
vay HSSV được phản ánh trước hết ở khả năng HSSV có hồn cảnh khó khăn
tiếp cận với vốn tín dụng chính sách và những phản hồi qua ý kiến của chính
những người tiếp nhận nguồn vốn này. Đồng thời, chất lượng tín dụng trong
cho vay HSSV cũng được thể hiện thông qua việc giảm tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ
quá hạn trong cho vay HSSV (Phan Thị Thu Hà, 2004).
1.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh,
sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội
* Chỉ tiêu định lượng
- Hệ số sử dụng vốn: Đây là hệ số phản ánh kết quả sử dụng vốn của
NHCSXH, chỉ số này được tính như sau:
9
Tổng dư nợ bình quân trong kỳ
Hệ số sử dụng vốn =
Tổng nguồn vốn bình quân trong kỳ
Hệ số sử dụng vốn càng lớn (nhỏ hơn 1) thì hiệu quả sử dụng vốn của
NHCSXH càng cao.
- Vịng quay vốn tín dụng: Chỉ tiêu này được xác định bằng doanh số
thu nợ trên dư nợ bình quân của NHCSXH trong thời gian nhất định, thường
là một năm.
Doanh số thu nợ trong kỳ
Vịng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình qn trong kỳ
Đây là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu
cầu vốn của khách hàng. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ nguồn vốn của ngân
hàng đã luân chuyển nhanh, thu hồi vốn tốt. Với một số vốn nhất định, vịng
quay vốn tín dụng càng nhanh thì càng nhiều khách hàng được vay vốn, thụ
hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
- Tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn:
Tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn
trong kỳ (%)
Tổng doanh số thu nợ gốc
=
x 100%
Tổng doanh số giải ngân các món vay
Tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn đánh giá ý thức của khách hàng trong việc
chấp hành kế hoạch trả nợ với Ngân hàng. Đồng thời, đánh giá được chất
lượng tín dụng tại mỗi đơn vị. Tỷ lệ này càng cao phản ánh chất lượng tín
dụng, hiệu quả sử dụng vốn và ý thức chấp hành trả nợ của khách hàng tại
đơn vị càng tốt.
- Tỷ lệ thu lãi: Tỷ lệ thu lãi cao cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng
tốt, người vay sử dụng vốn vay hiệu quả, chấp hành đúng nội dung đã cam kết
với ngân hàng và ngược lại.
Số lãi thực thu trong kỳ
Tỷ lệ thu lãi (%) =
x 100%
Số lãi phải thu trong kỳ
10
- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay HSSV: Nợ
quá hạn là các khoản nợ bên vay đã không thực hiện đúng các thỏa thuận theo
Hợp đồng tín dụng hoặc Sổ vay vốn đã ký kết về thời hạn sử dụng vốn, mục
đích sử dụng vốn. Chỉ tiêu này đo lường và đánh giá về chất lượng hoạt động
tín dụng của Ngân hàng, tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao
và ngược lại. Tùy theo tiêu thức phân loại mà nợ quá hạn được gọi với
những tên khác nhau. Để có thể đánh giá tổng thể, người ta thường sử dụng
chỉ tiêu sau:
Dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) =
x 100%
Tổng dư nợ cho vay
* Chỉ tiêu định tính
- Nợ bị chiếm dụng là loại nợ bị chiếm và sử dụng một cách trái phép
do nhóm người hoặc cá nhân lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao để
chiếm đoạt sử dụng vốn vay của khách hàng (Ban quản lý Tổ TK&VV thu lãi,
thu tiền gửi của tổ viên không nộp cho NHCSXH theo Hợp đồng ủy nhiệm đã
ký kết, cán bộ NHCSXH vay ké, chiếm đoạt tiền gốc của người vay). Nợ bị
chiếm dụng, tham ô là một chỉ số để đo lường chất lượng tín dụng của
NHCSXH và đánh giá chất lượng công tác cho vay, kiểm tra, giám sát của
mỗi đơn vị.
- Do phần lớn giao dịch NHCSXH tại xã nên việc đánh giá chất lượng,
hiệu quả hoạt động giao dịch xã ảnh hưởng lớn tới hiệu quả và chất lượng
hoạt động tín dụng của NHCSXH.
- Tổ TK&VV được ví như cánh tay nối dài của NHCSXH. Nhiều nội
dung cơng việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được ủy thác cho các
tổ chức CT - XH và ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV thực hiện. Vì vậy, chất
lượng hoạt động ủy thác và hoạt động của Tổ TK&VV ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng tín dụng của NHCSXH.